You are on page 1of 117

TRƯỜNG 

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 

ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT 

VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT 
LƯỢNG

 SẢN PHẨM CÁ LÓC FILLET XÔNG KHÓI

LÊ TH Ị H ỒNG ÁNH

GVHD: Th.S Cao Xuân Thủy

SVTH: Nguyễn Vũ Hoài Thương

MSSV: 2022110118
2

TP. HÔ CHÍ MINH
̀ , NĂM 2016
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BẢN NHẬN XÉT
 Khóa luận tốt nghiệp                 Đồ án tốt nghiệp

1. Những thông tin chung:
Họ và tên sinh viên được giao đề tài  (Số lượng sinh viên:     ) 
(1)   .........................................................MSSV:...................................Lớp:
………….
Tên đề tài: ......................................................................................................................
........................................................................................................................................
..........
2. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn:
­ Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên: .............................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
­ Về nội dung và kết quả nghiên cứu:............................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
­ Ý kiến khác:..................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn về việc SV bảo vệ trước Hội đồng:
 Đồng ý  Không đồng ý 

 TP. Hồ Chí Minh, ngày …..tháng …..năm 20

2
GVHD
(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đây là công trình tìm hiểu của riêng tôi. Cac kêt qua 
́ ́ ̉ tìm hiểu 
̀ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ̀
va kêt luân trong luân an nay la trung th ực.Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án 
này đã được cảm ơn. Viêc tham khao cac nguôn tai liêu đa đ
̣ ̉ ́ ̀ ̀ ̣ ̃ ược thực hiên trich dân
̣ ́ ̃ 
̀ ̀ ̀ ̣ ̉
va ghi nguôn tai liêu tham khao đung theo yêu câu.
́ ̀
Tác giả đồ án
Nguyễn Vũ Hoài Thương

TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Bài đồ án tốt nghiệp là kết quả của quá trình học tập 4 năm trong nhà trường dưới 
sự  giảng dạy của các thầy các cô. Đây là sự  tổng kết kiến thức của bản thân em  
trong thời gian học tập, tìm hiểu và nghiên cứu ở trường. Đồ án này gồm 4 chương.
Chương 1: “Tổng quan” trong chương này em giới thiệu về tình hình thủy sản của 
nước ta; tìm hiểu vế xông khói và tổng quan về cá lóc.
Chương   2:  “Phương   pháp   nghiên   cứu”   trong   chương   này   em   giới   thiệu   về   các 
phương pháp để thực hiện đồ án này.
Chương 3: “Kết quả tìm hiểu” trong chương này em đã đề  xuất quy trình dự  kiến  
sản xuất và giải thích các bước trong quy trình. Tìm ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn  
chất lượng của sản phẩm cần tìm hiểu.
Chương 4: “Tổng kết và đề xuất ý kiến” sau khi tìm hiểu, em đã tổng kết ra những  
vấn đề cần thiết để sản xuất sản phẩm cá lóc fillet xông khói và đề xuất một số ý 
kiến trong tương lai gần.
Cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục.
4

4
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn Thầy Cao Xuân Thủy đã tận tình hướng dẫn 
và giúp đỡ trong quá trình học tập, tìm hiểu và hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Công nghệ thực phẩm đã tạo điều 
kiện cho em hoàn thành đề tài này.
Em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Thảo Minh nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình tìm 
hiểu.

Sinh viên 
Nguyễn Vũ Hoài Thương
6

MỤC LỤC

6
DANH MỤC BẢNG
8

DANH MỤC HÌNH

8
DANH MỤC SƠ DỒ
10

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, đòi  
hỏi phải được cung cấp thực phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ  sinh  
thực phẩm và tiện lợi. Xuất phát từ  nhu cầu thực tế  của người tiêu dùng, đòi hỏi  
các nhà chế biến thực phẩm phải nỗ lực nghiên cứu để  chế  biến được nhiều sản  
phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm xong phải tiện  
lợi. Sản phẩm xông khói là một trong các mặt hàng đáp  ứng được yêu cầu này. 
Xông khói là một mặt hàng thực phẩm rất phổ  biến  ở các nước công nghiệp phát  
triển cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới, vì nó cung cấp đầy đủ chất 
dinh dưỡng cho con người, đặc biệt là mặt hàng ăn liền rất tiện dụng giúp cho mọi 
người tiết kiệm thời gian trong sử dụng.
Tuy nhiên từ trước tới nay sản phẩm xông khói thường được chế biến từ  các loại 
thịt khác nhau như  thịt lợn, thịt bò, thịt gà... mỗi loại có một tính chất đặc trưng 
riêng biệt. Nhưng trong thời gian gần đây phần lớn người tiêu dùng  ở  Việt Nam, 
đặc biệt ở các nước châu Âu có xu hướng giảm việc ăn thịt và chuyển dần sang sử 
dụng cá, do trong cá có chứa ít cholesterol mà lại chứa nhiều chất khoáng, do vậy 
hạn chế  được các bệnh về  tim mạch, béo phì,...Đồng thời cá còn chứa các chất 
như: Albumin, globulin, nucleopotin,... nên ăn nhiều cá thì có khả  năng chống lão 
hoá cao hơn ăn nhiều thịt. 
 Đối với Việt Nam cá là đối tượng được nhiều nhà máy chế  biến quan tâm, vì  ở 
Việt Nam có khoảng trên 2000 loài cá, trong đó cá lóc  ở  Việt Nam là loài cá nước 
ngọt có giá trị dinh dưỡng khá cao[11].
Vì vậy sử  dụng cá lóc là nguyên liệu trong chế  biến sản phẩm xông khói sẽ  làm  
phong phú thêm các sản phẩm của xông khói và đáp nhu cầu thị hiếu của người tiêu  
dùng ngày càng cao. Bởi lợi ích của việc xông khói là để  tạo màu sắc mùi vị  đặc 
biệt cho sản phẩm và ngăn ngừa sự nhiễm trùng để bảo quản thực phẩm được lâu  
hơn, nghiên cứu này giúp cho các nhà chế  biến thuỷ  sản có một qui trình để  chế 
biến cá lóc fillet xông khói phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Ngoài ra việc nghiên 

10
cứu cũng góp phần tạo ra một món ăn có hương vị  hấp dẫn, đảm bảo vệ  sinh an  
toàn thực phẩm và giá cả hợp lý trong các bữa ăn của người Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu tổng quan về thủy sản và cá lóc ở nước ta.
Tìm hiểu về công nghệ xông khói.
Tìm hiểu về sản phẩm cá lóc fillet xông khói.
Tìm hiểu về các chỉ tiêu như cảm quan, hóa lý, vi sinh… và một số biện pháp  
kiểm soát chất lượng sản phẩm cá lóc fillet xông khói.
3. Ý nghĩa của đề tài
­ Tìm hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cá lóc fillet xông  
khói.
­ Nỗ  lực làm tăng thêm nhiều sản phẩm có giá trị  để  phục vụ  nhu cầu cho người  
tiêu dùng trong và ngoài nước.
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm chung về ngành thủy sản nước ta [22]
1.1.1 Sản xuất thủy sản của Việt Nam
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, 
có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh 
hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế  rộng hơn 1 triệu km 2 với hơn 
4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km 2 được che chắn 
tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là  
nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới Ấn Độ ­ Thái  
Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện. 
Nước ta với hệ  thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát  
triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã 
duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. 
Với chủ  trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản 
đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua,  
bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy  
sản của cả nước.
Trong khi đó, trước sự  cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ  của  
hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ  hoạt 
động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm.

Hình 1.1: Sản lượng thủy sản của Việt Nam từ 1995­2015 (Nguồn: Tổng cục Thủy  
sản)

Page 12
1.1.1.1 Sản xuất thủy sản năm 2015 
a. Khai thác 
Nhìn chung năm 2015 là một năm thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản, giá 
xăng dầu giảm làm giảm đáng kể chi phí sản xuất, thời tiết thuận lợi cùng với giá 
bán hải sản tăng cũng là một động lực khác để  ngư  dân tích cực bám biển. Các 
chính sách hỗ trợ khai thác nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các  
vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ­TTg và chính sách hỗ trợ đóng tàu theo 
Nghị  định  67/2014/NĐ­CP đã giúp ngư  dân đầu tư  tăng cường lực cho hoạt động 
khai thác xa bờ.
b.  Nuôi trồng 
Sản lượng nuôi trồng thủy sản cả  năm 2015 đạt 3.533 ngàn tấn, tăng 1,6% so với  
cùng kỳ. Mặc dù sản lượng thủy sản tăng nhưng nhìn chung, nuôi trồng thủy sản 
năm qua gặp rất nhiều khó khăn chủ yếu đến từ thị trường xuất khẩu. 
Bảng 1.1: Kế hoạch sản xuất thủy sản 2015
Kết quả sản xuất thủy sản năm 2015
(ĐVT: Sản lượng: nghìn tấn; DT: nghìn ha)
TT Chỉ tiêu Chỉ   tiêuTh   ực hiệnTh
  ực hiệnSo sánh (%)
 
2015 2014 2015
Kế hoạch Cùng kỳ

I TỔNG  1.300 1.257 1.278 98,5 105,1


DIỆN 
TÍCH
1 Nuôi nước450
  419 450 100 107,4
ngọt
  Nuôi cá tra 5,2 5,0 5 96,2 98

  Rô phi   23 25,4   110,4

  Đối   tượng  391 400   113,7


khác
2 Nuôi   mặn8  50 799 830  97,6 103,9

Page 13
– lợ

  DT   nuôi 750 708 691,8 92,2 97,7


tôm   nước 
lợ
  Trong   đó: 650 602,5 603 92,8 100,1
Tôm sú
  Tôm   chân 100 106 89,6 87,0 82,3
trắng
  Nuôi    33 42,3   128,2
nhuyễn 
thể
  Nuôi   cá   13,1 15,0   114,5
biển
  Nuôi   rong,   20 25   125,0
tảo biển
  Đối   tượng  44,7 56   125,3
khác
   Nuôi   lồng  19      
(nghìn m3)
II TỔNG  6.400 6.330 6.559 102,5 103,6
SẢN 
LƯỢNG
1. Sản  2.600 2.910 3.026 116,4 104,0
lượng 
khai thác
  Khai   thác 2.400 2.722 2.840 118,3 104,3
biển
  Khai   thác 200 183 186 93,0 106,1
nội địa
2. Sản  3.800 3.425 3.533 93,0 101,6
lượng 
nuôi trồng

Page 14
  Sản   2.450 2.339 2.413 98,5 103,2
lượng  
nuôi ngọt
  Sản   lượng1.050
  1.144 1.221 116,3 106,7
cá tra
  Sản   lượng  186 182   97,8
cá rôphi
  Các   đối  836 1.071   128,1
tượng khác
  Nuôi lồng          

  Sản   1.350 1.087 1.120 83,0 103,0


lượng  
nuôi   mặn  
lợ
  Sản   lượng710
  658,4 595,9 91,7 90,5
tôm   nước 
lợ
  Trong   đó: 260 264 268,3 95,8 101,6
tôm sú
  Tôm   chân 450 395 327,6 88,5 82,9
trắng
  Sản   lượng  87 90   103,4
cá biển
  Sản   lượng  240 254,5   106,0
nhuyễn 
thể
  Sản   lượng    30    
rong,tảo
  Thủy   sản  86 150   174,4
khác
  Nuôi lồng   16      

Page 15
Nguồn: Tổng cục Thủy sản

1.1.1.2 Chuỗi giá trị và sự liên kết giữa các chủ thể trong ngành thủy sản
Khả  năng khép kín quy trình sản xuất có vai trò quan trọng  đối với các doanh 
nghiệp thủy sản.Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất càng khép kín thì khả năng tự 
chủ  nguồn nguyên liệu và hiệu quả  kinh doanh càng cao.Ngược lại, doanh nghiệp 
càng ít khép kín thì phải phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn, sẽ dễ dẫn đến bị động  
trong sản xuất, giảm hiệu quả kinh doanh. 
Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động của ngành  
thủy sản cần có sự tham gia của một số tổ chức tài chính và các cơ quan kiểm định  
chất lượng thủy sản, điều này đã làm mối quan hệ  giữa các chủ  thể  trong ngành  
ngày càng chặt chẽ hơn.

Page 16
Hình 1.2: Chuỗi giá trị và sự liên kết giữa các chủ thể trong ngành thủy sản  
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản)
1.1.1.3 Nguồn nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản
Trong ngành thủy sản, nguồn nguyên liệu bao gồm con giống, thức ăn, thuốc thủy  
sản và hoạt động nuôi trồng. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hầu như chưa  
thật sự khép kín toàn bộ qui trình nguồn nguyên liệu của mình, nên tình trạng thiếu  
hụt và chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản luôn là bài toán nan giải cho các  
doanh nghiệp. 
a. Nguồn con giống trong nuôi trồng thủy sản
Nguồn con giống trong hoạt động của ngành thủy sản đóng vai trò rất quan trọng,  
nó là khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị  của ngành thủy sản, nên có khả  năng sẽ ảnh 
hưởng đến tất cả  các khâu còn lại của chuỗi sản xuất. Nhưng hiện chất lượng  
nguồn con giống thủy sản ở Việt Nam khá thấp.
b. Thức ăn cho vùng nuôi thủy sản
Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nước ta có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn  
thủy sản với sản lượng 3,77 triệu tấn, đáp  ứng 85,6% nhu cầu trong nước. Trong 
đó, có 96 cơ sở sản xuất thức ăn cá tra, 68 cơ sở thức ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn  
tôm chân trắng. Tỉ lệ thức ăn thủy sản phải nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm  
dần, nhưng nguồn nguyên liệu để  sản xuất thức ăn (như  ngô, khô dầu đậu nành, 
đậu tương, bột cá, dầu cá hồi, nhóm các acid amin…) vẫn phụ thuộc lớn vào nhập 
khẩu với hơn 50%.
Hiện thị  phần thức ăn thủy sản gần như  nằm trong tay các doanh nghiệp nước 
ngoài. Đặc biệt, thị  trường thức ăn cho tôm gần như  là “độc bá” 100% của các  
doanh   nghiệp   Uni­President   (Đài   Loan,   30%   ­   35%   thị   phần),   CP   (Thái   Lan),  
Tomboy   (Pháp)…,   các   doanh   nghiệp   trong   nước   hầu   như   không   chen   chân   vào 
được.
c. Hoạt động nuôi trồng thủy sản
Nước ta với hệ  thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260 km, nên  
rất thuận lợi phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Page 17
1.1.2 Khai thác thủy sản
Năm   2012,   số   lượng   tàu   thuyền   cả   nước   là 123.125   chiếc,   tổng   công   suất   đạt 
khoảng 10 triệu CV, trong đó, tàu lắp máy có công suất dưới 20 CV là 60.252 chiếc,  
chiếm 49%; tàu cá lắp máy có công suất từ  20 CV đến < 50 CV là 28.223 chiếc,  
chiếm 22,9%; tàu cá lắp máy có công suất từ 50 CV đến dưới 90 CV là 9.162 chiếc,  
tương  ứng 7,4 %; tàu cá lắp máy có công suất từ  90 CV trở  lên là 25.488 chiếc, 
chiếm 20,7 %. Tổng sản lượng khai thác các mặt hàng hải sản hiện nay mỗi năm từ 
2,5­2,7 triệu tấn.

Hình 1.3: Xuất khẩu thủy sản ở các vùng(Nguồn: Tổng cục Thủy sản)
Các nghề khai thác chủ yếu gồm: nghề lưới kéo, vây, rê, câu, nghề cố định và nghề 
khác; nghề  lưới kéo chiếm tỷ  trọng khá lớn trong cơ  cấu nghề  khai thác của cả 
nước trên 18%; nghề lưới rê trên 37,9%; nghề câu 17,5%, trong đó nghề câu vàng cá  
ngừ  đại dương chiếm khoảng 4% trong họ  nghề câu; nghề  lưới vây chỉ  trên 4,9%; 
nghề cố định trên 0,3%; các nghề khác chiếm trên 13,1% (trong đó có tàu làm nghề 
thu mua hải sản).
1.1.3 Các vùng hoạt động thủy sản mạnh trong nước
Hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nằm rải rác dọc đất nước  
với sự  đa dạng về  chủng loại thủy sản, nhưng có thể  phân ra thành 5 vùng xuất 
khẩu lớn:

Page 18
Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, đặc 
biệt phát huy thế  mạnh nuôi biển, tập trung vào một số  đối tượng chủ  yếu như:  
tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng...
Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước mặn lợ,  
với một số đối tượng chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại... 
Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa –  Vũng 
Tàu và TP.HCM, chủ  yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ  chứa và thủy sản  
nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại....
Vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long: gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng  
Bằng Sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà  
Mau, Kiên Giang…Đây là khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động nuôi 
trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra ­ ba sa, sò 
huyết, nghêu và một số loài cá biển.
Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ  thống 
sông rạch khá dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp,  
An Giang, thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như: cá tra ­ basa, cá  
rô phi, cá lóc…
Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với điều kiện lý tưởng có hệ  thống kênh 
rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở  thành khu vực nuôi trồng và xuất 
khẩu thủy sản chính của Việt Nam. Theo thống kê, năm 2011 cả nước có 37 tỉnh có  
doanh nghiệpxuất khẩu thủy sản, trong đó các tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy 
sản lớn nhất  lần lượt là Cà Mau (chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu lớn của Minh  
Phú, Quốc Việt), TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Sóc Trăng…
1.1.4 Ngành chế biến thủy sản Việt Nam
1.1.4.1 Vai trò của ngành chế biến thủy sản trong kinh tế quốc dân
Ngành chế  biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế  mũi nhọn, 
ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế  quốc tế. Với sự tăng  
trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu  
kinh tế  nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả  cho công cuộc xóa đói, giảm 

Page 19
nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng  
đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi…,  
đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo 
của Tổ quốc.
Bảng 1.2: Tổng sản phẩm nông lâm thủy sản trong nước theo giá hiện hành
    Tổng sản phẩm nông lâm thủy sản trong nước theo giá hiện hành

  Thực   hiện   (Tỷ Cơ cấu (%)


đồng)
  Năm 2012 Ướctính2013 Năm 2012 Năm 2013

GDP toàn quốc 3.245.419 3.584.261 100,00 100,00

Nông,   lâm 638.368 658.981 19,67 18,39


nghiệp và thủy 
s ản
Nông nghiệp 495.592 503.556 15,27 14,05

Lâm nghiệp 20.840 23.996 0,64 0,67

Thủy sản 121.936 131.429 3,76 3,67

Nguồn: Tổng cục Thủy sản

1.1.4.2 Chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa
Mặc dù thói quen của người Việt Nam chủ yếu sử dụng sản phẩm thủy sản tươi  
sống trong các bữa ăn hàng ngày, nhưng từ  năm 2001 đến nay, sản phẩm thủy sản  
qua chế biến tiêu thụ nội địa không ngừng tăng lên, từ  277 ngàn tấn năm 2001 đến  
680 ngàn tấn năm 2010, đạt tốc độ  tăng trưởng bình quân 10.5%/năm, giá trị  tăng 
20,1%/năm.
Sản phẩm thủy sản chế  biến ngày càng đa dạng về  chủng loại, chất lượng ngày 
một nâng cao, giá bán ngày càng cao hơn.
Số  lượng các Doanh nghiệpchế  biến thủy sản nội địa tăng nhanh và cơ  cấu giữa  
chế biến truyền thống và chế biến thủy sản đông lạnh cũng thay đổi để thích nghi  
với sự thay đội nhu cầu thị trường nội địa.

Page 20
Hầu hết các Doanh nghiệpchế biến thủy sảnxuất khẩu đều vừa tập trung chế biến  
xuất khẩu vừa kết hợp dây chuyên sản xuất chế biến các mặt hàng tiêu thụ nội địa.
Cơ cấu sản phẩm chế biến thay đổi mạnh. Năm 2001, nước mắm chiếm 50% sản  
lượng và 31% giá trị, thủy sản đông lạnh chiếm tương ứng 12,9% và 17,6%, còn lại 
là cá khô, bột cá, mực khô, tôm khô… Đến năm 2010 thủy sản đông lạnh đã tăng 
trưởng mạnh và chiếm 28,4% về sản lượng và 35% về giá trị. Sản lượng và giá trị 
nước mắm vẫn tăng, nhưng chỉ  còn chiếm 34,7% sản lượng và 21,3% về  giá trị.  
Bên cạnh đó, nhờ  có phụ  phẩm từ  chế  biến cá tra nên sản lượng và giá trị  bột cá  
tăng mạnh, chiếm 24,6% về sản lượng và 12,9% về giá trị.
1.1.4.3 Chế biến thủy sản xuất khẩu
Trong giai đoạn 2001 – 2013, xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng nhanh vè cả giá trị 
và sản lượng. Đến năm 2013, giá trị xuất khẩu đạt trên 6,7 tỷ USD, sản phẩm thủy 
sản được xuất khẩu sang 165 nước và vùng lãnh thổ. 3 thị  trường chính là EU, Mỹ 
và Nhật Bản chiếm trên 60% tỷ trọng.
Số nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh trong giai  
đoạn 2001­ 2013.
Trong giai đoạn này,  có  sự  phân khúc  rõ  rệt về  phân bố  và quy mô  các doanh  
nghiệpchế  biến thủy sảnxuất khẩutheo vùng.Có trên 80% sản lượng [chế  biến 
thủy sản xuất khẩu từ các tỉnh thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng 
Sông Cửu Long. Sản lượng chế biến thủy sảnxuất khẩu của vùng đồng bằng sông  
Hồng chiếm tỷ trọng chưa đến 1,5%.
Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đã hình thành một số công ty quy mố lớn như 
Tập đoàn Thủy Sản Minh Phú, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty Cổ phần Hùng  
Vương…
Quy mô công suất các nhà máy lớn tăng nhanh, vượt xa tốc độ  tăng giá trị  kim  
ngạch xuất khẩu; tỷ  lệ  sử  dụng máy móc thiết bị  của các dây chuyền chế  biến  
thủy sản đông lạnh chỉ  đạt 50 – 70%: đây là hạn chế  trong sử  dụng vốn đầu tư,  
trình độ quy hoạch còn xa thực tế.

Page 21
Về  sản phẩm chế  biến xuất khẩu: trước đây chỉ  xuất khẩu các sản phẩm dạng 
đông block, nhưng hiện nay tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng tăng, đến nay 
ước đạt khoảng 35%. Các sản phẩm sushi, sashimi, surimi đã có mặt ở hầu hết các  
nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.
Các nhà máy sáng tạo nhiều mặt hàng, sản phẩm mới hấp dẫn, có giá trị, đồng thời  
khai thác các đối tượng thủy sản mới để chế biến.
Một xu hướng mới là chế biến phụ phẩm đạt hiểu quả cao, mang lại lợi ích kinh tế 
lớn và giảm thiểu tác động đến môi trường: nhiều nhà máy nghiên cứu nhập day 
chuyện công nghệ  đồng bộ  chế  biến phụ  phẩm cá để  sản xuất dầu cá và bột cá 
chất lượng cao.
Bảng 1.3: Cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu theo loài hình doanh nghiệp và loại  
sản phẩm chế biến năm 2012
Cơ  sở  chế  biến thủy sản Xuất khẩu theo loài hình doanh nghiệp và loại sản  
phẩm chế biến năm 2012
Loại hình Bắc Trung Đông   Nam Tây Nam Bộ Tổng
Bộ
Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp6  33 30 22 91
nhà nước
Doanh nghiệp9  30 47 73 159
cổ phần
Doanh nghiệp3  75 114 104 296
tư nhân
Doanh nghiệp4  0 4 1 9
liên doanh
Doanh nghiệp0  3 4 6 13
100%   nước 
ngoài
Loại sản phẩm chế biến

Đông lạnh 20 93 131 188 429

Page 22
Hàng khô 1 45 54 5 108

Đồ hộp 1 3 5 8 17

Nước mắm 0 0 9 3 12

Bánh   phồng0  0 0 2 2
tôm
Tổng   cơ   sở 22 141 199 206 568
chế   biến 
xuất khẩu
Tỷ lệ% 4 25 35 36 100

Nguồn: Cục Chế biến Nông Lâm Thủy Sản và Nghề muối

1.1.4.4 Lợi thế của ngành chế biến thủy sản Việt Nam
Có nguồn nguyên liệu lớn và  ổn định; có tiềm năng lớn phát triển diện tích nuôi 
biển, nuôi sinh thái các giống loài thủy hải sản tạo nguồn cung lớn.
Sản phẩm thủy sản đa dạng, phong phú: tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng còn lớn 
và khả năng đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu thủy sản.
Có ưu thế về sản lượng tôm sú và có thị phần tuyệt đối về cá tra
Có lực lượng lao động lớn
Có tới 165 thị  trường  ở 5 châu lục, doanh số  Xuất khẩu tập trung chủ yếu  ở 3 thị 
trường lớn EU, Mỹ, Nhật Bản. Tiềm năng phát triển thị trường còn lớn.
Công nghệ  chế  biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ  tiên tiến, đáp  ứng yêu cầu  
quốc tế.
Có khả  năng áp dụng khoa học công nghệ  để giảm giá thành, tăng giá bán các sản 
phẩm thủy sản xuất khẩu
An toàn vệ sinh thực phẩm được quản lý tốt, đúng quy chuẩn quốc tế.
1.1.4.5 Tiêu thụ
Thủy sản Việt Nam hiện nay được tiêu thụ   ở  hơn 160 thị  trường.Thị  trường tiêu  
thụ  ngày càng được mở  rộng và ngày càng có chỗ  đứng quan trọng  ở  những thị 

Page 23
trường lớn. Mỹ, Nhật Bản, EU là 3 thị trường lớn nhất, chiếm 50­60% giá trị  Xuất 
khẩu của Việt Nam.
Trung Quốc trong mấy năm gần đây trở  thành thị  trường lớn và quan trọng thứ  4 
của Việt Nam, có mức tăng trưởng nhập khẩu cao, tuy nhiên, thị  trường này hay 
biến động, doanh nghiệp thiếu thông tin về  cung cầu thị  trường và dễ  gặp rủi ro.  
Bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang thị trường này phần lớn là dạng 
nguyên liệu giá trị thu về thấp.
Việc đàm phán và giải quyết thành công các rào cản trong thương mại như: chống  
bán phá giá, chống trợ cấp chính phủ, TBT (Technical Barriers to Trade – Hàng rào 
kỹ thuật trong thương mại),… cũng đã tạo thêm niềm tin cho các doanh nghiệpxuất 
khẩu tôm trong nước cũng như các nhà nhập khẩu tôm của Việt Nam.
Sản phẩm thủy sản Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị  trường thế  giới, đặc  
biệt  ở  phân khúc bán lẻ  cho người tiêu dùng. Thông thường, thủy sản Việt Nam  
mới chỉ  được xuất khẩu trực tiếp cho nhà nhập khẩu, sau đó được dán nhãn mác, 
thương hiệu của nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối rồi mới đến tay người tiêu  
dùng. Do vậy giá trị sản phẩm doanh nghiệpthu về không cao.
Thị trường tiêu thụ trong nước mới chỉ được quan tâm trong vài năm gần đây, trong 
khi   tiêu   thụ   thuỷ   sản   bình   quân   theo   đầu   người   của   Việt   Nam   tăng   bình   quân  
5%/năm trong giai đoạn 1990­2010, nếu xu hướng này vẫn được thiết lập trong thời  
gian tới thì dự báo mức tiêu thụ thuy s
̉ ản vào các năm 2015 và 2020 lần lượt là 33­
37 kg/người.
Về mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ: Các mô hình nuôi nhỏ lẻ còn nhiều. Chưa  
́ ự phôi h
co s ́ ợp chăt che gi
̣ ̃ ưa ng
̃ ươi s
̀ ản xuất, doanh nghiêp dân đên viêc tiêu thu s
̣ ̃ ́ ̣ ̣ ả n 
phẩm cua ng
̉ ươi nuôi 
̀ ở  nhiêu th
̀ ơi điêm găp nhiêu kho khăn, thi
̀ ̉ ̣ ̀ ́ ếu bền vững.Việc  
phân chia lợi ích trong chuỗi sản xuất chưa hợp lý, lợi ích giữa người nuôi và doanh 
nghiệp chế biến chưa đạt mức hài hòa, nên thua lỗ luôn thường trực đối với người 
nuôi.

Page 24
1.1.4.6 Xuất khẩu thủy sản
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong gần 20  
năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ  mức thấp 550 triệu năm 1995 đã có  
những bước tăng trưởng mạnh mẽ  qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 
15,6%/năm. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước 
xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản 
toàn cầu.
Bắt đầu từ năm 2000, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có sự tăng trưởng đột phá 
nhờ phát triển mạnh ngành nuôi trồng, đặc biệt là nuôi cá tra và tôm nước lợ (tôm 
sú và tôm chân trắng). Sau 12 năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng gấp hơn 4 
lần từ  mức gần 1,5 tỷ  USD năm 2000 lên 7,8 tỷ  USD năm 2014. Năm 2015, xuất 
khẩu thủy sản gặp khó khăn do giá tôm giảm, đồng USD tăng mạnh so với các tiền 
tệ khác làm giảm nhu cầu và tăng áp lực cạnh tranh. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản  
năm 2015 đạt 6,52 tỷ USD, giảm 16% so với năm 2014.
Trong 3 năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam luôn đứng thứ  4  
trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, sau dệt may, gia dầy và dầu thô.
Thành tựu của ngành thủy sản thể hiện bằng kết quả xuất khẩu tăng nhanh về cả 
giá trị  và sản lượng trong giai đoạn 2001 – 2015. Đến năm 2015, giá trị  xuất khẩu 
đạt trên 6,52 tỷ USD, sản phẩm thủy sản được Xuất khẩu sang 164 nước và vùng 
lãnh thổ. 3 thị  trường chính là EU chiếm 18%, Mỹ  20% và Nhật Bản 16% và đang  
có những thị  trường tiềm năng như  Trung Quốc (9,4%) và ASEAN (7,6%). Số  nhà 
máy và công suất cấp đông của các cơ  sở  chế biến tăng rất nhanh trong giai đoạn  
2001­ 2015. Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đã hình thành một số công ty quy 
mô lớn như Tập đoàn Thủy Sản Minh Phú, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty Cổ 
phần Hùng Vương…

Page 25
Hình 1.4: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2000­2015(Nguồn: Tổng cục Thủy sản)
1.1.4.7 Nhập khẩu nguyên liệu
Trong 12 năm qua, các doanh nghiệpxuất khẩu thủy sản đã tận dụng tối đa nguồn  
nguyên liệu thủy sản trong nước để chế biến xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho  
người lao động. Tuy nhiên, sự  bất  ổn định nguồn nguyên liệu, nhất là nguồn lợi  
khai thác ngày càng cạn kiệt, khiến các doanh nghiệp phải tìm giải pháp nhập khẩu 
thêm nguyên liệu từ các nước khác để chế biến xuất khẩu, giữ vững thị trường và  
duy trì sản xuất và lợi nhuận, tăng doanh số xuất khẩu.
Ước tính, giá trị  xuất khẩu từ  nguồn nguyên liệu nhập khẩu chiếm trung bình 11­
14% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản hàng năm.
Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, nhập khẩu nguyên liệu tăng mạnh, với giá trị nhập 
khẩu trung bình 50­60 triệu USD/tháng. Trong 2 năm gần đây, các mặt hàng nhập 
khẩu không chỉ dừng lại ở các loại hải sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc, các loại cá  
biển…mà các doanh nghiệp còn đẩy mạnh nhập khẩu tôm từ  các nước khác như 
Ấn Độ, Thái Lan…
Tổng nhập khẩu thủy sản cả  năm 2015 đạt trên 1 tỷ  USD, tăng 0,5% so với năm 
2014. Trong đó nhập khẩu tôm chiếm tỷ  trọng cao nhất, 40% với trên 426 triệu 
USD, giảm 11%; nhập khẩu cá ngừ 215 triệu USD, tăng 15%, chiếm 20%, các loại 
cá biển khác đạt  351 triệu USD, tăng 11% và chiếm 33%. 
Ấn Độ là nguồn cung cấp lớn nhất, chủ yếu là các sản phẩm tôm, cá ngừ  với tổng  
giá trị 322 triệu USD chiếm 30%. Tuy nhiên, 2015 nhập khẩu giảm 9%, tiếp đến là  
ASEAN với 114 triệu USD, giảm 7% và chiếm gần 11% nhập khẩu. Đứng thứ  3 là  

Page 26
Đài Loan – nguồn cung cấp cá ngừ  vằn quan trọng với 89 triệu USD, tăng 20% và  
chiếm 8,3%. 
1.2 Tìm hiểu về xông khói và các nghiên cứu ở Việt Nam – Thế giới
1.2.1 Tìm hiểu về xông khói
1.2.1.1 Khái niệm
Xông khói là một phương pháp chế biến đã có từ lâu đời và phát triển rộng rãi trong 
nhiều nước, nhất là các nước ở châu Âu.
Xông khói là quá trình thẩm thấu của khói vào sản phẩm để tạo ra các sản phẩm có  
màu sắc và mùi vị  đặc trưng, thông thường sản phẩm xông khói có màu vàng đến 
vàng sẫm và có mùi vị thơm của khói. [3]
1.2.1.2 Giới thiệu về các sản phẩm xông khói
Sản phẩm xông khói đã có từ lâu đặc biệt là ở các nước châu Âu. Ban đầu nguyên 
liệu để xông khói là từ thịt của gia súc, đến nay thì sản phẩm xông khói đã được đa  
dạng với các nguyên liệu thuỷ  sản.Sản phẩm xông khói có thể  dùng ăn liền, ngày  
càng trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi khi dùng và có giá trị  dinh dưỡng cao. Xông  
khói có thể  sản xuất một cách thủ  công (theo qui mô gia đình) hoặc qui mô công 
nghiệp.
Ở  Việt Nam đặc biệt là  ở  các tỉnh Tây Bắc như  Hà Giang, Sơn La thì  Thịt xông 
khói là một món ăn truyền thống của người dân vùng cao. Nguyên liệu chế biến rất  
đa dạng từ  thịt trâu, bò, dê, lợn...Thực chất đây là nguồn thực phẩm dự  trữ  của  
người dân dùng cho bữa ăn hàng ngày, hoặc khi có khách đến nhà, người ta lại bỏ ra  
xào nấu để đãi khách. Thịt xông khói được treo trên bếp lửa hồng để cho khô quánh 
lại, không bị ôi, thiu. Và thịt có thể được dùng sau vài ngày hoặc sau 1 tháng thì sẽ 
ngon hơn.[24] Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm xông khói khác nhau như 
thịt gà xông khói, thịt bò xông khói, cá rô phi xông khói,…Trên thị trường Việt Nam 
sự có mặt của các sản phẩm xông khói thuỷ sản không nhiều nhưng để tăng thành  
phần thực phẩm trong khẩu phần ăn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch thì sự có  
mặt của các sản phẩm thuỷ sản là cần thiết.

Page 27
Đặc điểm của sản phẩm xông khói là bảo quản tốt vì khói xông có tác dụng chống 
thối rữa và chống oxy hoá tốt, sản phẩm xông khói có màu sắc và mùi vị  rất đặc 
biệt, mùi thơm và màu vàng thẫm. [3]
1.2.1.3 Các phương pháp xông khói
a. Dựa vào nhiệt độ xông có thể chia làm 2 phương pháp: [3]
­ Xông nóng: Nhiệt độ xông> 40 0C.
­ Xông lạnh: Nhiệt độ xông< 400C.
Trong xông nóng lại chia ra:
­ Xông ấm: Nhiệt độ xông từ 400C ÷ 700C.
­ Xông nóng: Nhiệt độ xông 800C ÷ 1700C.
Đối  với  sản  phẩm xông  khói nóng  do nhiệt   độ  xông  cao,  thời  gian xông  ngắn  
khoảng vài giờ, lượng nước trong nguyên liệu còn 60 ÷ 70% và kết cấu tổ  chức  
mềm mại.
Đối với sản phẩm xông lạnh được ướp muối trước, thời gian xông dài hơn nhiều  
so với xông khói nóng, khoảng vài ngày, lượng nước trong nguyên liệu còn  40 ÷ 
50%, sản phẩm chặt chẽ, khô cứng.
b. Dựa vào phương pháp xông có thể chia ra:[3]
­ Xông khói phổ  thông: Là phương pháp xông khói được sử  dụng phổ  biến nhất. 
Dùng củi hoặc trấu, mùn cưa của gỗ thích hợp đốt trong lò xông với điều kiện cháy 
không hoàn toàn.Khói tạo ra lắng đọng trên bề  mặt nguyên liệu và thẩm thấu vào  
nguyên liệu. Tuỳ theo quy mô sản xuất người ta có thể dùng lò thủ công hoặc lò cơ 
giới để xông khói.
­ Xông tĩnh điện: Dựa vào nguyên tắc khói xông là hệ thống keo tan không khí gồm  
các thể  rắn và lỏng mang điện phân tán vào trong không khí. Cùng với dòng nhiệt  
lưu trong lò xông các hạt khói  ở  trong một điện trường sẽ  chuyển động theo một 
hướng và lắng đọng lại trên bề mặt nguyên liệu.
­ Xông  ướt: Nguyên liệu sau khi phơi hoặc sấy khô đến độ   ẩm nhất định, đem  
ngâm vào dung dịch khói để các chất trong khói được thẩm thấu vào sản phẩm

Page 28
1.2.1.4 Nhiên liệu dùng cho xông khói
Nhiên liệu dùng để  xông khói là các loại gỗ, khi đốt sinh ra khói để  hun và toả 
nhiệt. Loại gỗ dùng để xông khói tốt nhất là những loại gỗ cứng, gỗ cây ăn trái, gỗ 
cây có lá rộng như: dẻ, sến, hồ đào, du, phong, trần, sồi…. [3].
Gần đây một số  Công ty chế  biến thuỷ  sản  ở  phía Nam dùng cây gỗ  Đước làm 
nhiên liệu xông khói cho kết quả rất khả quan.
Nhiên liệu dùng để xông khói ảnh hưởng nhiều đến thành phần khói xông, do đó nó 
ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Do vậy việc chọn nhiên liệu xông khói  
rất quan trọng. 
Để có khói phải đốt nhiên liệu trong điều kiện cháy không hoàn toàn, thông thường  
dùng mùn cưa, vỏ trấu để khống chế.
Các tác giả  đều thống nhất rằng không nên dùng gỗ  cây có lá hình kim, có nhiều 
nhựa như gỗ thông vì khói của chúng sẽ làm cho sản phẩm có vị  đắng, để  lại mùi 
axit trên sản phẩm, màu sắc sẫm tối, làm giảm giá trị  sản phẩm và nhiễm nhiều  
chất gây ung thư như 3 ­ 4 benzpyren [3].
Loại gỗ  dùng xông khói  ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cảm quan của sản 
phẩm. Để  tạo thêm những mùi vị  tinh tế  cho sản phẩm người ta còn dùng một số 
cây nhỏ  và cây hương thảo khô để  xông khói với số  lượng ít như: thạch thảo, 
hương thảo, nguyệt quế, kinh giới, húng tây,... Theo nghiên cứu của tác giả, màu 
sắc và mùi vị của cá xông khói thay đổi tuỳ thuộc theo loại gỗ được chọn dùng để 
xông khói.

Page 29
Bảng 1.4: Loại gỗ và thực vật dùng xông khói
Loại Màu sắc Hương vị Ghi chú
Vàng   đậm  Khói   đậm   và 
Gỗ sồi Tuyệt vời
đến nâu tốt
Thường   trộn 
Gỗ dẻ Vàng nhạt Rất tốt
với gỗ sồi
Vàng   đậm  Tạo   màu 
Gỗ cứng Gỗ hồ đào Rất tốt
đến nâu nhanh
Dùng   với   gỗ 
Gỗ cây ăn trái Vàng Tốt
khác
Dùng   với   gỗ 
Gỗ trần bì Vàng Tốt
khác
Gỗ nho Nâu óng Khá đặc biệt Khói ít đậm
Gỗ   bulo,   Dùng   lẫn   gỗ 
Không rõ Bình thường
Gỗ mềm dương, liễu dẻ
Gỗ  tổng quán   Vàng óng đến  Dùng   lẫn   gỗ 
Rất tốt
sủi nâu dẻ
Có   nhiều   bồ  Không   được 
Thông Chát có nhựa
hóng dùng
Gỗ họ thông
Dùng   số 
Bách Nâu tối Có mùi lạ
lượng ít
Thạch   thảo  
Rất đẹp Rất đặc biệt Ít dùng
khô
Cây   nhỏ   và  Hương   thảo   Rất đẹp Dùng   với 
Rất tinh tế
khô lượng nhỏ
cây   hương 
Nguyệt   quế  Dùng   với 
thảo Rất đẹp Đặc biệt
khô lượng nhỏ
Kinh   giới,   Dùng   với 
Rất đẹp Hương thơm
húng tây khô lượng nhỏ
Nguồn: Burt, JR, 1988. Fish xông khói và sấy , Elsevier Khoa học ứng dụng, ISBN  
9781851662470.

Ở Việt Nam hiện nay thường dùng các loại gỗ: sồi, hồ đào, phong, ổi, ….Khi hun  
để có được lượng khói cần thiết thì phải khống chế nhiên liệu trong điều kiện cháy  
không hoàn toàn (thiếu oxy).

Page 30
Một tính chất quan trọng nữa của nhiên liệu dùng để hun là nhiệt lượng sản sinh ra 
của 1 kg nhiên liệu sau khi cháy hết. Than là thành phần chủ  yếu có thể  cháy của 
nhiên liệu, hàm lượng than trong gỗ khoảng 50% chất khô, khi đốt cháy 1kg cacbon  
có thể sản sinh được 6140 calo. Ở trong trường hợp thiếu oxy, khi đốt gỗ chưa cháy 
hết vì vậy sản sinh nhiều CO2 khi đó lượng nhiệt toả ra chỉ khoảng 2240 calo [3].
Trong các loại nhiên liệu thì nhiệt lượng toả ra thấp nhất là trấu. Gỗ mới chặt hàm 
lượng nước khoảng 45 – 55%, sau nửa năm giảm xuống còn 20 – 30%, sau 1 năm  
còn khoảng 20%.
Hàm lượng nước trong gỗ và mùn cưa dưới 25% là nhiêu liệu khô, từ  25 – 35% là  
nhiên liệu bán khô, trên 35% là nhiên liệu ẩm.
Gỗ và mùn cưa dùng để xông khói có lượng nước khoảng 25 – 30% là tốt, khô quá  
thì cháy hoàn toàn thành lửa không có khói hoặc ít khói nhưng  ẩm quá thì nhiệt độ 
xông thấp, lượng khói đặc, không tốt.
1.2.1.5 Thành phần khói và các yếu tố ảnh hưởng

a. Thành phần của khói: [3]
Thành phần của khói hun là một nhân tố quan trọng trong khi hun vì nó quan hệ mật  
thiết   với   chất   lượng   và   tính   bảo   quản   của   sản   phẩm   trong   quá   trình   xông  
khói.Thành phần của khói hun phụ thuộc vào điều kiện nhiên liệu và điều kiện đốt.
Khi đốt gỗ trong điều kiện thiếu oxy, sản vật của nó có thể chia làm bốn loại chính 
là than tro, dầu nhựa gỗ, nước dấm gỗ và khí gỗ.
­ Trong than tro chủ yếu là cacbon và một số chất bay hơi do nó hấp phụ cùng tồn  
tại.
­ Dầu nhựa gỗ là do những giọt nhỏ không có tính bay hơi ở trạng thái sương mù và  
có những tính bay hơi không hoà tan trong nước dấm gỗ  tạo thành như  axit, este,  
aldehyt, phenol,....Khi chưng cất dầu nhựa gỗ ở 200 ­ 210ºC thì được creosote, thành  
phần của nó khác nhau theo phương pháp chưng khô.
­ Khí gỗ: Thể khí còn tồn tại không ngưng tụ khi qua bình ngưng trong lúc đốt gỗ.  
Trong khí gỗ còn có một ít hơi bão hòa của chất dễ bay hơi trong nước dấm gỗ. Khí  

Page 31
gỗ gồm: C02, C0, CH4, C2C2, C2H4. Thành phần của khí gỗ trong khi đốt phụ thuộc  
vào nhiệt độ đốt:
+ Khi nhiệt độ 160 ­ 190ºC thì bắt đầu sinh ra CO2 và một ít CO.
+ Khi ở 220ºC thì lượng CO tăng lên bằng với lượng CO2 và một ít CH4.
+ Khi ở 360 ­ 432ºC lượng CO và CO2 giảm dần và sinh ra hydro, axetylen, ethylen, 
pentanon và butan.
Nước dấm gỗ: Trong nước dấm gỗ có những chất bay hơi tan trong nước và những 
chất có tính tan trong axit axetic, methanol. Thành phần của nước dấm gỗ như sau :
+   Loại   axit   :  axit   formic,   axetic,   propionic,   butyric,   valeric,   pen­largomic,   capric,  
crontonic, …
+ Loại rượu : methanol, allyalcol, methylallycol.
+ Loại ester : methylat methyl, methylat formyl.
+   Loại   aldehyt   và   các   dẫn   xuất   của   nó   :   formaldehyt,   furfuran   formaldehyt, 
axetaldehyt, dimethyl axetaldehyt, dimethyl furfuran formaldehyt.
+ Loại xeton : axeton, pentanon, dexeton butan, methyl axeton,…
+ Loại gốc muối : Amoniac, piridin và dẫn xuất của nó.
+ Hydrocacbua : toluene, xylen, cumol và các hợp chất của loại benzen.
Nước dấm gỗ và dầu nhựa gỗ khi cùng tồn tại thì phân làm 2 lớp, thành phần của 2  
bên có hoà lẫn vào nhau chút ít.
Số lượng của những chất trên nhiều hay ít phụ  thuộc vào loại gỗ  và phương pháp 
đốt gỗ. Trong điều kiện bình thường đốt các loại gỗ lá rộng ở  300 ­ 400ºC thì tỉ  lệ 
của chúng như sau :
+ Than tro : 38%;
+ Dầu nhựa gỗ toàn phần : 9 %;
+ Nước dấm gỗ : 33%;
+ Khí gỗ : 20%.
Khi xông khói thực phẩm chỉ có than tro là không có tác dụng còn 3 loại kia thì quan 
hệ rất mật thiết với sản phẩm mà đặc biệt là nước dấm gỗ.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần của khói 

Page 32
Nhân tố ảnh hưởng đến thành phần của khói xônglà : loại gỗ, nhiệt độ đốt, mức độ 
thông gió, độ   ẩm của nhiên liệu… Trong đó quan trọng hơn cả là nhiệt độ  đốt và  
độ ẩm của nhiên liệu.
 Ảnh hưởng của nhiệt độ đốt
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến thành phần của khói hun. Khi hun, nhiệt độ đốt 
ở 300ºC, lượng axit, formaldehyt, phenol toàn phần trong khói đều cao hơn khi đốt ở 
nhiệt độ  400ºC. Khi nhiệt độ  trên 400ºC không những chỉ  các thành phần đó giảm  
xuống mà còn sinh ra các hợp chất cao phân tử  có nhiều mạch vòng làm cho sản 
phẩm có vị đắng và một số chất độc như pyridine, terpen, benzpyren,… Những chất  
hữu cơ  bay hơi có ích sản sinh nhiều nhất khi nhiệt độ  đốt  ở  trong khoảng 250 – 
300ºC. Khi đốt, nếu oxy càng nhiều thì thành phần dầu nhựa gỗ  trong khói nhiều 
còn thành phần aldehyt và phenol thì giảm xuống.
 Ảnh hưởng của độ ẩm nhiên liệu 
Độ  ẩm của nhiên liệ  cao, khi đốt cháy trong khói sẽ  có nhiều bụi khói, hạt tro tàn  
và axit làm cho mùi và vị  của sản phẩm kém đi.Nếu lượng bụi và tro tàn nhiều sẽ 
làm sản phẩm đen và bẩn, lượng axit nhiều (nhất là axit formic) làm cho sản phẩm  
có mùi vị khó chịu.
Độ  ẩm của nhiên liệu lớn, lượng nhiệt toả ra bé sẽ  kéo dài thời gian xông, nhưng  
nếu độ   ẩm quá thấp, khi đốt sẽ  cháy mạnh, toả  ít khói, nhiệt độ  cao, sẽ  sinh ra  
những thành phần không có lợi. Thường dung loại mùn cưa hoặc gỗ  có độ   ẩm 
khoảng 25 – 30% là tốt.
1.2.1.6 Tác dụng của khói đối với sản phẩm
a. Sự lắng đọng của khói lên bề mặt sản phẩm:
Lắng đọng đó là bước đầu tiên của tác dụng xông khói. Khi đốt nhiên liệu, khói bay  
lên và bám vào sản phẩm. Lượng khói bám vào nhiều hay ít có liên quan đến quá 
trình xông khói.
Nhân tố ảnh hưởng đến sự lắng đọng của khói trên sản phẩm có 3 mặt:
­ Hệ thống khói xông càng không ổn định thì tác dụng lắng đọng của nó càng lớn.

Page 33
­ Quan trọng hơn cả là ảnh hưởng của các lọai lực của hạt khói như  chuyển động  
Brown, tác dụng của nhiệt điện di, tác dụng của trọng lực, trạng thái lưu thông của  
không khí.
­  Ảnh hưởng tính chất mặt ngòai của sản phẩm nghĩa là cấu tạo của bề  mặt sản  
phẩm   như   thế   nào   (nhẵn,   nhám)đều   có   ảnh   hưởng   đến   sự   lắng   đọng   của  
khói.Lượng nước trong sản phẩm có  ảnh hưởng rõ rệt, nghĩa là cá càng khô tác  
dụng lắng đọng càng kém, độ  ẩm của khói xông càng cao và tốc độ  chuyển động 
lớn thì tác dụng lắng đọng càng lớn.
b. Sự thẩm thấu của khói xông vào sản phẩm:
­ Sự thẩm thấu của khói: Sau khi khói xông lắng đọng trên bề mặt sản phẩm thì nó  
bắt đầu ngấm dần vào sản phẩm.Khi hạt khói bám lên sản phẩm, những thành  
phần trong khói sẽ  thẩm thấu vào nhất là những chất có tính tan trong nước, hệ 
thống khói xông ở trạng thái thể lỏng dễ thẩm tích hơn ở trạng thái thể đặc. Đây là 
quá trình ngấm dần từ ngoài vào trong, lực thúc đậy chủ yếu của nó là sự cân bằng, 
nồng độ của các thành phần trong khói xông, ngòai ra nó cũng chịu ảnh hưởng của  
tác dụng nhiệt di.
­ Nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thẩm thấu của khói:
Thành phần, nhiệt độ, độ ẩm và nồng độ của khói;
Bản thân nguyên liệu: Cá có nhiều hay ít vảy, lượng mỡ, lượng nước…
Phương pháp và thời gian xông khói;
­ Tác dụng phòng thối và sát trùng của khói: Qua nghiên cứu của các nhà khoa học 
trên thế giới cho thấy rằng khói có tác dụng phòng thối và sát trùng, nhưng tác dụng 
phòng thối của khói mạnh hơn, hai điểm này có liên quan mật thiết với nhau.
c. Tác dụng sát trùng mặt ngoài của sản phẩm
Theo nghiên cứu của Shewan theo dõi tác dụng sát trùng của khói xông ở mặt ngoài 
sản phẩm cá trích cho thấy cá không qua xử  lý, được xông khói  ở  nhiệt độ  20 – 
30oC trong 3 ­5 giờ thì lượng vi khuẩn ở mặt ngoài sản phẩm giảm 35%, nếu đem  
ướp muối trước thì lượng vi khuẩn giảm xuống 59%.

Page 34
Tác dụng của thành phần khói trong sản phẩm trong và sau quá trình xông khói: 
thành phần của khói ngấm vào sản phẩm và lượng vi khuẩn giảm dần xuống.
d. Khả năng sát trùng của thành phần khói xông:
Các thành phần trong khói xông như các hợp chất acid, phenol, aldehyde, … đều có 
tác dụng sát trùng. Ngày nay người ta dùng hệ  số  phenol để  biểu thị  khả  năng sát 
trùng của chúng. Phenol là chất có khả  năng sát trùng mạnh, đặc biệt là phenol có 
phân tử lượng lớn, tồn tại trong dầu nhựa gỗ. Lọai phenol có nhiều gốc methyl và 
mạch carbua càng dài thì khả năng sát trùng càng mạnh.
e. Tác dụng chống oxy hóa của khói:
Sản phẩm xông khói có tác dụng chống oxy hóa rõ rệt, đó là tính chất quan trọng  
của khói xông.Đối với chất béo của động vật thủy sản, xông khói cũng có tác dụng  
chống oxy hóa rất tốt.Người ta đã thí nghiệm xông khói chất béo của cá trích, để ra 
ngoài  trời   nhiệt   độ   40oC,   thì  thấy   có   không   bị   oxy   hóa.Các   thành  phần  phenol,  
hydroquinol, guaialcol có khả năng chống oxy hóa tương đối cao.
1.2.1.7 Ảnh hưởng của khói đối với sản phẩm [3]
a. Ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị sản phẩm:
Sự  hình thành màu sắc và mùi vị  của sản phẩm là do tác dụng tổng hợp phức tạp  
của nhiều chất để lại cho giác quan. Cho đến nay người ta đã tìm thấy trong khói có 
hơn 300 hợp chất khác nhau. Do đó việc nghiên cứu màu sắc, mùi vị của từng chất  
chưa được xác định, người ta chỉ  cất riêng từng nhóm như  phenol, aldehyde, … và 
xác định màu sắc, mùi vị của chúng.
b. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Từ xưa đến nay chưa có phát hiện nào về sự ngộ độc cá xông khói.Tuy nhiên chúng  
ta cũng nhận thấy rằng có một số  chất thuộc nhóm phenol và aldehyde gây độc. 
Nguyên nhân không gây độc là do:
­ Lượng của nó rất ít trong sản phẩm. Ví dụ  qui định của vệ  sinh thực phẩm là  
lượng formaldehyde không vượt quá 20mg%,thực tế  thì lượng formaldehyde trong  
sản phẩm chỉ khỏang 5 – 13mg%.Như vậy không thể gây độc.

Page 35
­ Khi ăn các chất đó vào ruột qua tác dụng hóa học và sinh hóa đã làm giảm nhẹ 
hoặc tiêu mất độc tính của nó.
VD: Formaldehyde khi kết hợp với protein thì sinh ra hợp chất có gốc methylen 
không độc. Còn phenol khi vào cơ thể thì bị oxy hóa, bị cơ thể giải độc.
Thành phần khói ngấm vào cá sau khi xông khói gồm:
Các hợp chất phenol: 1 – 34 mg%
Các loại acid có tính bay hơi: 5 ­13 mg%
Formaldehyde: 5 – 13 mg%
Hợp chất ceton: 0,2 – 2 mg%
1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam – Thế giới
1.2.2.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Công nghệ  chế  biến cá lóc  mới   ở  những bước ban  đầu,  chưa có sản phẩm chế 
biến nào được nghiên cứu và sản xuất thành hàng hóa phân phối trên thị  trường  
Việt Nam từ  loại cá nuôi này. Đặc biệt là các yếu tố  kỹ  thuật xử  lý nguyên liệu, 
xông khói để  nâng cao hiệu quả  kinh tế và chất lượng sản phẩm.Hiện nay, cá lóc 
tiêu thụ  và sử  dụng trên thị  trường chủ  yếu ở  dạng tươi sống và qua sơ  chế  như 
ướp đá, đông lạnh.
Các sản phẩm thuỷ  sản xông khói trong nước thì rất ít, chỉ  có vài cơ  sở  lớn như 
Agrifish, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Kiên Giang chế biến cá tra, cá ba sa, cá  
ngừ  xông khói.  Bên cạnh đó   cũng có  một  số  thương  hiệu  khác   như  Đức   Việt, 
Vissan, ông già IKA,…Tuy nhiên các doanh nghiệp này có quy mô lớn, thiết bị nhập  
ngoại, đòi hỏi đầu tư  ban đầu cao hoặc chỉ tập chung vào một số sản phẩm chính 
như chân giò, xúc xích, ba chỉ và dăm bông xông khói. Điều này có thể lý giải có thể 
lý giải tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ  trong nước hiện nay, đặc biệt là các 
làng nghề nông thôn không đủ điều kiện đầu tư nhưvậy.
Ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Mê Kông bà con nông dân có chế biến  
cá kết xông khóitheo hình thức thủ công. Cá kết được xông khói rất thủ công bằng 
cách xếp cá lên trên các gốc cây mục và xôngâm ỉ sau đó phơi khô để ăn dần. Việc 
lựa chọn và quy chuẩn nguồn gỗ  lấy khói cũng như  công nghệ  chế  biến chỉ  theo 

Page 36
kinh nghiệm dân gian và thiếu sự kiểm soát về an toàn thực phẩm. Do đó khả năng 
chế biến và tiêu thụ các sản phẩm cá xông khói còn rất hạn chế.
Ở  các cơ  sở  nghiên cứu, một số  đề  tài  nghiên cứu về  sản  phẩm cá hun  khói đã 
được nghiên cứu chủ yếu trên các giống cá nuôi phổ biến như cá rô phi, cá tra, basa,
… hoặc các loại cá biển như cá mối, cá ngừ,…
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về  sản phẩm xích xông khói và đã được một 
số Công ty đưa vào sản xuất đại trà như: Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ  Long, Hải  
Phòng; Nhà máy thực phẩm Ngôi Sao, Hưng Yên;  Công ty Visan.  Do sản phẩm 
xông khói có nhiều tính ưu việt như: tiện lợi khi sử dụng (chỉ cần một ít thời gian 
chuẩn bị  hoặc có thể  dùng ngay), có giá trị  dinh dưỡng cao, hương vị  thơm ngon,  
nên ngoài các quy trình sản xuất sản phẩm xông khói đã được ứng dụng trong thực 
tế, việc nghiên cứu quy trình công nghệ  sản xuất xông khói vẫn được quan tâm 
như: Quy trình sản xuất thịt xông khói, Quy trình sản xuất cá xông khói ngâm dầu  
đóng hộp, Quy trình sản xuất lươn xông khói ngâm dầu đóng hộp của GS.TSKH 
Nguyễn Trọng Cẩn (chủ biên) [44]. 
Nguyễn Văn Lệ  (2005) đã nghiên cứu chế  biến xông khóinhanh cá rô phi bằng  
phương pháp chưng cất dịch khói, ngâm tẩm hỗn hợp dịch khói, hóa chất, phụ  gia  
và gia vị  tạo điều kiện cho việc xông khóinhanh hoặc chỉ  cần sấy nguội hay lạnh 
sau khi nhâmtẩm.[55]
Lê Thị Hiền (2000), Nghiên cứu chế biến cá Mối xông khói đựng trong bao bì chất 
trùng hợp. Luận văn tốt nghiệp đại học Thuỷ sản.[66]
Phạm Thu Sương (1997), Nghiên cứu chế biến cá Ngừ xông khói. [77]
Tuy nhiên, đây chỉ là những nghiên cứu ban đầu trên các đối tượng có kết cấu thịt cá 
và thành phần hóa học cơ bản khác so với cá lóc.
Chính vì vậy, nghiên cứu xác định ảnh hưởng của việc xử lý nguyên liệu  tới chất 
lượng sản phẩm cá lóc xông khói  là cần thiết để tạo ra sản phẩm an  toàn vệ sinh  
thực phẩm và có chất lượng cảm quan đặc trưng của sản phẩm xông khói.
1.1.1.1 Các nghiên cứu ở Thế giới

Kỹ  thuật xông khói đã được sử  dụng cho mục đích bảo quản thực phẩm từ  hàng 


ngàn năm nay, chủ yếu đối với sản phẩm nguồn gốc động vật như thịt và cá;tạo ra 

Page 37
sản phẩm đặc trưng trong công nghệ  chế  biến thuỷ  sản và cũng được dùng làm 
phương pháp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm
Hiện nay công nghệ xông khói cá, thịt phát triển rất mạnh. Các loại cá biển thường 
được sử dụng để xông khói là: cá ngừ, cá thu, cá trích, cá sác­đin, cá hồi, ....
Kết quả  nghiên cứu của   Pelroy cho thấy   trong kỹ  thuật xông khói lạnh cá hồi  
được xử lý NaN02  ở nồng độ 190 ÷ 200 ppm kết hợp với 3 ÷ 5% NaCl sẽ kìm hãm 
sự phát triển của vi khuẩn Listeria monocytogenes.[88]
Belemlih và các cộng sự    chỉ  ra rằng hàm lượng đạm bay hơi trong sản phẩm cá  
xông khói không vượt quá  40 mgN/100g. 
Nghiên cứu của Himelbloom và các cộng sự  cho thấy cá  hồi xông khói ở nhiệt độ 
300C trong 4 ngày sẽ làm tăng lượng Staphylococcus aureus.[99]
Kết quả nghiên cứu của Simko và các cộng sự cho thấy rằng khi xông khói lạnh thì 
chất gây ung thư  (benzpyren) có trong sản phẩm cá ít hơn khi xông khói nóng (xác  
định bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp HPLC).[1010]
Kết quả nghiên cứu của Beltran còn cho thấy lượng chất tạo mùi vị đặc trưng cho  
sản phẩm xông khói có quan hệ với nhiệt độ bảo quản và hàm lượng lipid trong   cá  
sardin xông khói. Các phân tích cảm quan cho thấy bảo quản đông là một phương  
pháp thích hợp để bảo quản cá sardine xông khói với thời gian trên 4 tháng .[1111]
Nghiên cứu của Bhuiyan và các cộng sự cho thấy hàm lượng vitamin A và vitamin D 
của cá xông khói có giảm xuống nhẹ nhưng không đáng kể, trong khi vitamin E gần 
như không thay đổi .[1212]
Nhìn chung có thể  chia các phương pháp xông khói thành 2 nhóm chính: xông khói 
nóng (hot smoking) và xông khói lạnh hay còn gọi là xông khói nguội (coldsmoking).
Xông khói lạnh là công nghệ xông khói mà nhiệt độ của quá trình xông khói 

0
được kiểm soát không vượt quá 30 C. Bề  mặt cá được làm khô tới một  mức độ 
nhất định đồng thời các hợp chất khói phải được hấp thụ và tích trữ vào cá đủ mức  
cần thiết, do vậy thời gian xông khói thường kéo dài. Sản phẩm cá xông khói lạnh  
thường có thời gian bảo quản khoảng 2 đến 3 tuần ở điều kiện lạnh (<4°C) (Bligh  
et al., 1988).

Page 38
Xông khói nóng là công nghệ xông khói mà cá được xông khói và nấu  chín ở 
nhiệt độ  từ  70 đến 80°C hoặc thậm chí cao  hơn.  Quá trình xông khói nhìn chung 
hoàn thành sau khoảng 2 đến 4 giờ, thậm chí 6 đến 8 giờ  tùy thuộc vào loại cá và 
kích cỡ cá. Quá trình xông khói nóng đình chỉ sự hư hỏng cá một cách vĩnh viễn vì vi 
sinh vật và các enzyme gây ra sự  tự  phân của thịt cá bị  tiêu diệt bởi nhiệt của quá  
trình nấu chín. Các sản phẩm xông khói nóng có thể được bảo quản lâu hơn các sản 
phẩm xông khói lạnh và thường  được  sử  dụng ngay mà không  yêu  cầu gia nhiệt 
trước khi dùng (Devlieghere, 2006). Quá trình xông khói nóng có thể làm giảm giá trị 
dinh dưỡng có trong thực phẩm nhưng bù lại sẽ  làm tăng thời gian bảo quản của 
sản phẩm. Thời gian bảo quản sản phẩm cá xông khói lạnh thường bị  hạn chế do 
hoạt động của vi sinh vật trong khi vấn đề đối với sản phẩm xông khói nóng lại là 
sự oxi hoá chất béo cá (Bligh et al., 1988).
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ, người ta có thể tách chiết và cô 
đặc dịch khói để ngâm tẩm cá, giúp rút ngắn thời gian xông khói cá, đồng thời giúp  
giảm chi phí sản xuất và chủ động về nguyên liệukhói.
1.2.3 Một số quy trình xông khói
Cá hồi xông khói lạnh [8]
Cá hồi được file →  Rửa →  Ngâm nước muối/3h → Rửa →  Sấy (220C/150 phút, độ 
ẩm 55÷ 60%) →   Xông khói (220C/180 phút, độ ẩm 55 ÷ 60%)  →  Bảo quản ở 2÷ 30 
C/1 ngày →  Đông lạnh ở  ­ 400C/20  ÷  25 phút  →  Bao gói .
Cá trích xông khói lạnh [1313]
Cá trích  →  Xử  lý  →  Ngâm trong nước muối bão hoà/1h  →  Sấy (25 0C/2h, độ   ẩm 
tương đối của không khí 65%) →  Xông khói (300C/3h, độ ẩm tương đối của không 
khí 65%).
Cá chình xông khói lạnh [14] 
Cá chình →   Fillet   →  Ngâm trong nước muối 25%/1h   →  Sấy  khô (25 0C/ 2 h, độ 
ẩm  tương đối của không khí 65%) →  Xông khói (250C/3h, độ ẩm  tương đối của 
không khí 70%). 

Page 39
1.3 Tổng quan về cá lóc ở Việt Nam [1414]
1.3.1 Phân bố và thích nghi:

Hình 1.6: Cá lóc (Nguồn: Wikipedia Việt Nam)
Bảng 1.5: Phân loại khoa học cá lóc
Giới (Kingdom): Animalia
Ngành (Phylum): Chordata
Lớp (Class): Actinopterygii
Bộ (Ordo): Perciformes
Họ (Familia): Channidae
(Nguồn: Wikipedia Việt Nam)

Cá   lóc   thuộc   bộ   cá   vược   Percifiormes,   họ   cá   lóc   Channidae   (có   tài   liệu   gọi   là 
Ophiocephalus), gồm có 2 chi là Channa hiện biết 29 loài và Parachanna hiện biết có  
3 loài.
Cá lóc trong tiếng Anh được gọi là cá đầu rắn “Snakehead fish”, ám chỉ đến cái đầu  
thuôn và dài giống đầu rắn. Ở Việt Nam, cá lóc còn có các tên gọi khác là cá chuối, 
cá quả, cá xộp, cá tràu, cá đô tùy theo từng vùng.
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng tổ  tiên của cá lóc xuất hiện  ở  một trong hai lục  
địa Á hoặc Phi rồi mới thâm nhập vào lục địa kia khi chúng thông với nhau vào thời 
điểm nào đó trong lịch sử.Cấu trúc mang đơn giản hơn  ở  chi Prachanna cho thấy 
loài tổ tiên của cá lóc xuất hiện đầu tiên ở Châu Phi trong khi số lượng loài ít ỏi ở 
đấy lại cho thấy điều ngược lại. Trên thực tế, hóa thạch cá lóc cổ  xưa nhất lại 
được phát hiện ở Châu Âu. Theo các nghiên cứu khảo cổ học, người ta tin rằng tổ 
tiên của cá lóc xuất hiện vào kỷ Jurra, cách nay trên 100 triệu năm.
Cá lóc phân bố chủ yếu trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở  Châu Phi và Châu  
Á, tuy nhiên cá biệt có vài loài phân bố   ở  những vùng có khí hậu lạnh hơn như   ở 

Page 40
Trung Quốc, Hàn Quốc và vùng Siberia. Mặc dù không phải là loài cá nước ngọt sơ 
khai, cá lóc lại hoàn toàn thích nghi với nước ngọt và chịu đựng độ  mặn rất kém.  
Chúng sống chủ  yếu  ở sông và kênh rạch: ngoài ra chúng còn xuất hiện  ở  ao, hồ, 
đầm lầy, ruộng lúa… Chúng có thể  tồn tại trong môi trường nghèo oxy nhờ  khả 
năng hít thở  trong không khí. Một số  loài có khả  năng chịu đựng đặc biệt: loài 
channa banagnensis sống  ở vùng nước đen có độ  acid cao ( 3­4 pH ). Loài Channa 
gachua, Channa striata và Channa punctata có thể chịu đựng được pH biến thiên rất 
rộng từ 4­9 pH trong 72 giờ, còn loài Channa argus ở Siberia  lại có thể sống sót qua 
mùa đông khắc nghiệt. Chúng có thể  sống trong môi trường nước thiếu oxy. Tóm 
lại đặc điểm sinh thái của cá lóc như sau:
Môi trường: Nước ngọt; độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong các sông, suối, ao, hồ 
và trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống  ở tầng nước giữa và thấp, hay tìm 
thấy trong các ao hồ  có nhiều rong cỏ  và nước đục.Chúng có khả  năng thích nghi 
tốt với môi trường, nhờ có cơ  quan hô hấp phụ  nên chúng có thể hít thở  được oxy  
trong không khí. Do đó, ở vùng nước có hàm lượng oxy thấp cũng vẫn có thể sống 
được.
Nhiệt độ: 7 ­ 35°C 
pH = 6,5 – 8
Vĩ độ: 40°bắc ­ 10°bắc
1.3.2 Đặc điểm sinh học các loài cá lóc:

Các loài cá lóc ở Việt Nam bao gồm:
Cá   lóc   đen   (Channa   striata)   hay   còn   gọi   là   cá   xộp,   cá   chành   dục 
(Channagachua) hay còn gọi là cá chuối suối: có phân bố rộng, trong khắp các vực 
nước ở mọi miền.

Page 41
Hình 1.7: Cá lóc đen, cá chành đục
Cá   chuối   (Channa   maculate  )   hay   còn   gọi   là   cá   quả,   cá   chèo   đồi 
(Channaasiatica) : phân bố ở miền Bắc.

Hình 1.8: Cá chuối, cá chèo đồi
Cá lóc bông (Channa micropeltes  ), cá dầy (Channa lucius), cá lóc môi trề 
(Channa sp.) : phân bố ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hình 1.9: Cá lóc bông, cá dầy
1.3.3 Đặc điểm sinh sản:

Phân biệt cá đực, cá cái:
Cá đực: thân dài, thon, đầu to, bụng nhỏ rắn chắc, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn  
riêng biệt.

Page 42
Cá cái: thân ngắn, đầu nhỏ, bụng to, mềm sệ xuống, lỗ sinh dục to, lồi gần 
sát lỗ hậu môn.
Cá  lớn tương đối nhanh. Con lớn nhất dài đến 1 mét, nặng đến 20kg, cá 1 tuổi thân 
dài khoảng 19 ­ 39cm, nặng 95 ­ 760g; cá 2 tuổi thân dài 38,5­40cm, nặng 625 ­  
1.395g; cá 3 tuổi thân dài 45­59cm, nặng 1,5 ­ 2,0 kg (con đực và cái chênh lệch lớn); 
khi nhiệt độ trên 20 °C sinh trưởng nhanh, dưới 15 °C sinh trưởng chậm.
Mùa sinh sản là từ  tháng 4­7 hàng năm, rộ  nhất trung tuần tháng 4 ÷   5.Cá tròn 1 
tuổi, thân dài 20cm nặng 130g đa thành thục đẻ  trứng. Số  lượng trứng tùy theo cơ 
thể  to nhỏ  mà thay đổi. Cá nặng 0,5 Kg đẻ  với số  lượng trứng khoảng 8.000 ÷ 
  10.000 cái và cá nặng 0,25 Kg đẻ với số lượng trứng khoảng 4.000 ÷  6.000 cái.
1.3.4 Đặc điểm cấu tạo và thành phần dinh dưỡng của cá lóc:
1.3.4.1 Đặc điểm cấu tạo

Cá lóc là loài cá dữ  có hình dạng và kích thước tròn dài.Lược mang dạng hình 
núm.Thực quản ngắn, vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn.
Dạ dày to hình chữ Y. Cá Lóc là loài cá dữ, ăn động vật rất điển hình. Quan sát ống  
tiêu hóa của cá cho thấy, thức ăn là cá chiếm 63.01 %, tép 35.94 %, ếch nhái 1.03 % 
và 0.02 % là bọ gạo, côn trùng và mùn bã hữu cơ.
Mang cá lóc có cấu tạo đặc biệt: phía trên nắp mang có một cấu trúc màng gọi là  
mang phụ. Qua mang phụ, oxy từ không khí có thể  thẩm thấu trực tiếp vào mạch  
máu, nhờ vậy mà cá lóc có thể tồn tại trong môi trường nghèo oxy hoặc bò trên cạn, 
vượt qua rào cản để thâm nhập vào vùng nước mới.
Bảng 1.6: Thành phần khối lượng của cá lóc đen ( g/con )
Kích   cỡ   cá 
(g/con) Thịt fillet Đầu cá Xương cá Vây, vẩy cá Nội tạng

200
114 40 15 18 13

500
290 100 40 45 25

1000
580 190 100 65 65

(Nguồn: Wikipedia Việt Nam)

Page 43
15
1.3.4.2 Thành phần dinh dưỡng của cá lóc [15 ]

Cá lóc là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Thành phần hóa học của cá thay  
đổi tuỳ thuộc vào loài cá, tuổi, mùa đánh bắt, thức ăn, vị trí … 
Bảng 1.7: Thành phần dinh dưỡng của cá lóc
Thành phần % Tỉ lệ
Protid 17,6 ÷ 18,5
Lipid 1,89 ÷ 2,02
Nước 76 ÷ 78
Các thành phần khác 1,48 ÷ 4,51
(Nguồn: Đoàn Thị Kiều Tiên, 2002)

Theo một số nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng của cá lóc đen như  sau ( tính trên  
100g ăn được) : Protein thô ( N tổng* 6,25) : 18,2, nước: 78, lipid: 2,7, tro: 1,1
 Giá trị dinh dưỡng trong y học của cá lóc:

Cá lóc chữa được nhiều bệnh vì thịt ít mỡ, giàu khoáng và vitamin. Cá lóc đen là 
món ăn dưỡng sinh được ưa chuộng hiện nay trên thế giới vì rất bổ dưỡng và có tác  
dụng chống oxy hóa... 
Theo y học cổ truyền, cá lóc vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết,  
gân xương, trừ đàm ( dùng tốt cho những trường hợp bị các bệnh phổi ), chữa phụ 
nữ  ít sữa, bồi bổ  cho người mới khỏi bệnh vì dễ  hấp thu. Theo  ẩm thực dưỡng  
sinh, cá lóc cho tác dụng cao nhất vào mùa hạ để trừ thấp nhiệt do mùa này sinh ra. 
Chữa thận hư nhiễm mỡ, làm mát máu, tiêu thũng, thanh nhiệt, điều hòa dạ dày, an 
thần, ích trí, tiểu rắt, nóng đầu ngọc hành, nước tiểu ít và vàng.Bổ  nguyên khí, 
thông tiểu, sinh tân nhuận phế, kiện tỳ, dưỡng trí, dưỡng huyết, chữa tiểu ra máu  
do tỳ hư. Chữa viêm mũi dị ứng, bổ não an thần, ích khí bổ huyết
1.3.5 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cá
1.3.5.1 Protein [16]

Protein   trong   thịt   cá   thường   liên   kết   với   các   hợp   chất   hữu   cơ   khác   như   lipid, 
glycogen… sẽ  tạo ra các hợp chất phức tạp và có những tính chất sinh học đặc 
trưng khác nhau.Protein trong thịt cá trung bình là 17­21%, trong trứng cá cao hơn 27­
28%. Về giá trị dinh dưỡng và giá trị sinh vật học của thịt cá có thể ngang bằng với 
thịt động vật khác như: lợn, gà , bò…

Page 44
Page 45
Bảng 1.8: Thành phần dinh dưỡng của một số loài cá (%) giá trị trung bình
Loài cá Nước Protein Lipid Khoáng
Cá hồi 67 20.6 11 1.4
Cá mòi 67.8 19 12 1.2
Cá chép 78 18.9 2 1.1
Cá nheo 74.8 20 4.5 1.2
Cá thu 81.1 17 0.3 1.3
 Cá lóc 78 18.2 2.02 1.1
Trứng cá chiên 53.3 27 16.5 1.2
Nguồn: Giáo trình công nghệ lạnh thủy sản(GS TSKH Trần Đức Ba chủ biên)

Bảng 1.9: Hàm lượng aminoacid của sữa bò, cá và thịt bò(%)
Amino acid Sữa bò Cá Thịt bò
Lysine 7.5 9 8.1
Leucine 11.3 7.1 7.7
Valine 6.6 5.8 5.8
Phenylalanin 5.3 4.5 4.9
Íso leucine  6.2 6 6.3
Threonine 4.6 4.5 4.6
Methionine 3.3 3.5 3.3
Histidine 2.6 2.4 2.9
Trytophan 1.6 1.3 1.3
Ar ginine 4.3 7.4 7.7
Tyrosin 5.5 4.4 3.4
Cystine  1 1.2 1.3
Nguồn: Giáo trình công nghệ lạnh thủy sản (GS TSKH Trần Đức Ba chủ biên)

Qua số liệu trong bảng ta thấy thành phần acid amin của protein cá so với sữa bò và 
thịt bò gần như  nhau.Thịt cá chứa nhiều Lysine hơn, còn các acid amin không thay  
thế  khác thì có tỷ  lệ tương tự  nhau.Thịt cá còn chứa các hợp chất Nitơ phi Protein  
làm cho cá có hương vị  đặc biệt.Thịt cá màu đỏ  sẫm chứa nhiều Nitơ  phi Protein  
hơn thịt cá màu trắng.Trong thành phần nước chiết của cá có Trimetylamin, một 
trong những thành phần chủ yếu tạo nên mùi tanh của cá, là loại amin phổ biến sinh  
ra khí oxihóa phosphatide.Ngoài ra, trong nước chiết của cá còn có xucinic acid,  
inozinic cũng tạo mùi đặc trưng của cá.

1.3.5.2 Chất béo

Chất béo của cá không màu hoặc có màu vàng nhạt, một số ít có màu đỏ  vì chứa  
nhiều caroten.Chất béo của cá chiếm tỷ lệ khá cao (0.7_ 20 %). Những giống cá có  
gan nhỏ thì chất béo lại tích lũy ở thịt ( cá mòi 8­ 21%, cá ngừ 23%, cá trích 7­ 30%).  

Page 46
Mỡ cá và các động vật sống dưới nước có thành phần tương tự  như mỡ của động  
vật sống trên cạn.
Chúng chứa chủ  yếu là các glyceride. Thành phần acid béo của dầu cá khác xa so  
với dầu động vật trên cạn.Tỉ lệ acid béo không no cao ( khoảng 84%) vì vậy dầu cá 
dễ bị oxi hóa dẫn đến bị chua thối, sản sinh ra nhiều aldehyde va ceton. Hàm lượng  
acid béo có mạch Cacbon từ 14 đến 16 thấp, các acid béo có mạch Cacbon từ 18 đến  
28 là nhiều nhất. Trong dầu mỡ cá có chứa sterol, các vitamin đặc biệt nhóm A và D 
vì vậy dầu cá rất có giá trị trong dược phẩm và là nguồn thực phẩm có giá trị  năng 
lượng và giá trị  sinh học cao. Trong quá trình bảo quản, chế  biến, dầu cá cũng bị 
biến màu từ màu đỏ sang màu thẫm. Nhiệt độ thường chúng tồn tại ở dạng lỏng, ở 
nhiệt độ thấp thì đông đặc lại.Chỉ số xà phòng hóa của dầu cá là 180­ 200; tỉ trọng 
0.92 – 0.93.Chỉ số Iot khoảng 200.
1.3.5.3 Chất khoáng:

Thịt cá chứa hầu hết các chất khoáng đa lượng và vi lượng như: K, Na, Ca, Mg, Cu,  
Fe, I, S…Hàm lượng khoáng trong các loại cá khác nhau thì khác nhau. Nói chung, 
thịt cá màu đỏ  sẫm giàu nguyên tố  vi lượng và kim loại hơn thịt cá màu trắng. Ví 
dụ: Fe trong thịt cá biển nhiều hơn cá nước ngọt, I  ở  cá ít hơn  ở  động vật không  
xương sống. Thịt cá nhiều mỡ thì hàm lượng I có xu thế cao hơn.
Tỉ  lệ thành phần các nguyên tố  chính như  sau (mg%): S 100­300g; I2 0.5; K60­125; 
Fe 0.4­5; Na 30­150; Mg 20­40; P 100­400.
1.3.5.4 Vitamin [1616]

Thịt cá chứa hầu hết vitamin như trong thịt động vật máu nóng. Đáng chú ý nhất là 
dầu cá chứa nhiều các vitamin A, D. Vitamin A được tích lũy chủ yếu từ nội tạng, 
gan, não , tim, trứng,… hàm lượng từ  150 đến 4500 UI/100g thịt cá( 1UI xấp xỉ 
0.344g aceroftol),  ở cá thu nhiều hơn cá ngừ, cá ngừ  nhiều hơn cá chày. Vitamin D 
có nhiều trong dầu cá ( hàm lượng từ 200 đến 4700 UI/100g thịt cá), ở cá ngừ nhiều  
hơn cá chày,  ở  cá chày nhiều hơn cá thu. Các Vitamin khác phân bố  trong thịt cá  
dưới   dạng   hợp   chất   đơn   giản   với   protid   hoặc   với   hợp   chất   protid   và   acid  
phosphoric.

Page 47
Bảng 1.10: Hàm lượng Vitamin trong phần thịt ăn được của cá (mg%)
Vitamin Hàm lượng trung bình Phạm vi biến động
Vitamin tan trong dầu:
A 25 10 – 1000
D 15 6 – 30
E 12 4 – 35
Vitamin tan trong nước:
B1 50 10 – 100
B2 120 40 _ 700
B12 1 0.1 – 15
B6 50 50 – 100
Biotin 5 0.001 – 8
Acid Folic 80 71 – 87
C 3 1 ­ 20
Nguồn: Giáo trình công nghệ lạnh thủy sản (GS TSKH Trần Đức Ba chủ biên)

1.1.1.2 Thành phần hóa học và giá trị sử dụng của một số sản phẩm cá [1717]
Bảng 1.11: Giá trị sử dụng tổng hợp của cá
Bộ phận của cơ thể cá Thành phần hóa học chủ  Giá trị sủ dụng Phạm vi ứng dụng
yếu
Tổ chức cơ thịt Protein, lipid, chất rút Các   sản   phẩm   thực  Trong nghành thực phẩm
phẩm
Đầu Protein, Ca, P, Lipid Bột   cá   gia   súc,   rút   dầu  Chăn   nuôi   và   công 
mỡ nghiệp nhẹ
Xương và vây P, Ca, đạm, Lipid Bột   cá   gia   súc,   rút   dầu  Thức ăn gia súc và công 
mỡ, vây sụn làm cước cá nghiệp
Vẩy Collagen,   guanine,  Keo, giả ngọc trai Công nghiệp nhẹ
ichthyle pidin
Trứng, tinh Protein, Lipid Thực phẩm, dược phẩm Công nghiệp thực phẩm 
và dược phẩm
Da  colagen Keo  Công nghiệp nhẹ
Gan  Đạm,   lipid,   Vitamin   A,  Sản   xuất   Vitamin,   thực  Dược phẩm, thực phẩm 
D, B12 phẩm và gia súc và chăn nuôi
Nội tạng Đạm, lipid, enzym Sản   xuất   enzyme,   thức  Công   nghiệp   nhẹ   và 
ăn gia súc chăn nuôi
Bóng Colagen Thực phẩm, keo Thực   phẩmvà   công 
nghiệp
Nguồn: Bảng thành phần dinh dưỡng, Bộ Y tế Viện dinh dưỡng, NXB Y Học 2007

Page 48
1.3.6 Gia vị tẩm ướp

1.3.6.1 Muối ăn (NaCl):

Hình 1.10: Muối ăn
Muối để sử dụng là muối biển loại tốt hạt nhỏ, màu trắng, không lẫn tạp chất và  
cát sạn. Hàm lượng NaCl > 95%; độ   ẩm không quá 0,5% và đã được loại đi các  
muối tạp như CaCl2, MgCl2,… gây vị đắng chát. 
1.3.6.2 Đường:

Hình 1.11: Đường
Đường có vị  ngọt nên có tác dụng điều vị  tạo cho sản phẩm có vị  hài hoà.  Trong 
nghiên cứu này chúng tôi sử dụng đường tinh luyện RE do nhà máy đường Biên Hoà  
sản xuất.

Page 49
1.3.6.3 Bột ngọt :

\
Hình 1.12: Bột ngọt
Bột ngọt là muối của axit glutamic, nó đóng vai trò đặc biệt trong thực phẩm vì bột  
ngọt có vị đặc trưng sẽ tạo cho sản phẩm có vị rõ rệt làm cho sản phẩm ngon hơn. 
Natri glutamat là tinh thể trắng, có vị  mặn, hơi ngọt, hoà tan nhiều trong nước. Vị 
của natri glutamat có thể cảm thấy khi pha loãng trong nước là 1/3000, ở  pH = 5 ÷  
6% thể  hiện độ  vị  rõ nhất, khi pH ≤ 4 thì vị  của nó mất đi. Hàm lượng bột ngọt  
được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm quy định là 0,3 ­ 0,5%.
1.3.6.4 Gỗ xông :

Hình 1.13: Gỗ xông
Gỗ  chọn trong xông khói là gỗ  bồ  đề. Khói gỗ  bồ  đề  có khả  năng sát trùng, sát 
khuẩn, và chống oxi hoá cao. Ngoài ra còn tạo cho sản phẩm có màu sắc, mùi thơm  
đặc trưng.

Page 50
1.3.6.5 Natribenzoat:

Hình 1.14: Natribenzoat
Natribenzoat là dạng bột trắng, hòa tan được trong nước, rất dễ  tan trong nước  
nóng. Natribenzoat có khả  năng chống vi sinh vật như  vi khuẩn, nấm men, nấm 
mốc, vì vậy nó có tác dụng trong bảo quản.
2

Page 51
CHƯƠNG 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Các bước thực hiện
Bước 1: Tìm hiểu và xác định mục tiêu đề  tài. Định hướng chính xác những điều 
cần thực hiện.
Đầu tiên khi thực hiện đề tài, ta phải xác định rõ ràng mục tiêu cần tìm; thông qua  
đó, xây dựng hướng phát triển chính xác để tránh lạc đề.
Bước 2: Tìm hiểu về  tổng quan thủy sản  ở nước ta và thế  giới. Tổng quan về  cá  
lóc.
Thông qua các văn bản và báo cáo của Tổng cục Thủy sản, có thể tìm hiểu và nhận 
xét về tình hình thủy sản của nước ta và thế  giới. Vì sản phẩm cần tìm hiểu là cá  
lóc nên cần tìm hiểu về cá lóc như các đặc điểm, đặc tính, các thành phần hóa học  
cũng như công dụng qua Wikipedia– trang web chính thống để có kết quả chính xác 
nhất.
Bước 3: Tìm hiểu về xông khói và các nguyên liệu phụ
Xông khói là một trong những phương pháp chế biến sản thủy sản ở nước ta và thế 
giới. Ngoài ra khi tiến hành xông khói, không chỉ nguyên liệu chính mà còn cần thêm  
những nguyên liệu phụ  gia khác để  có được sản phẩm hoàn chỉnh và thơm ngon  
nhất.
Dựa trên các sản phẩm xông khói – Giá trình thịt cá xông khói (FOSI) và Giáo trình  
công nghệ lạnh thủy sản (GS TSKH Trần Đức Ba chủ  biên)  để  có kết quả  chính  
xác nhất.
Bước 4: Tìm hiểu về các chỉ tiêu sản phẩm như cảm quan, hóa lý….; các tiêu chuẩn 
Việt Nam; các phương pháp phân tích chất lượng…
Dựa trên những luận văn – đồ án, báo cáo, tạp chí chuyên ngành của những người đi 
trước. Đối với các chỉ tiêu chất lượng, các tiêu chuẩn Việt Nam…. thì vào các trang 
web   chính   thức   của   Nhà   nước   để   xem   xét   như:   http://thuvienphapluat.vn, 
http://www.fsi.org.vn.... và một số trang web internet khác.
Bước 5: Tìm hiểu về quy trình sản xuất cá lóc fillet xông khói

Page 52
Vì sản phẩm cá lóc fillet xông khói chưa từng xuất hiện trên thị  trường trong và 
ngoài nước, vậy nên để  tìm hiểu được quy trình sản xuất là rất khó. Hơn nữa, ta 
biết cá lóc fillet có thịt cá màu trắng, thuộc loại cá có vảy; vậy nên ta có thể  dựa 
vào sản phẩm cá chép fillet xông khói để tìm hiểu kỹ hơn.
Bước 6: Tổng kết và nhận xét
Sauk hi tìm hiểu kỹ càng và thực hiện 5 bước trên, ta có thể  tổng kết và nhận xét 
đề tài.
2.1.2 Quy trình dự kiến
Trong điều kiện và phạm vi giới hạn của đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu xông khói 
lạnh. Đối với xông khói lạnh có hoặc không trải qua các công đoạn ướp muối, nhả 
mặn, gia nhiệt (sấy) trước khi xông khói.
Mục đích của công đoạn ướp muối là làm tách một phần nước trong thịt cá để việc  
xông khói tiếp theo được thuận lợi hơn, thịt cá được săn chắc,  tạo vị mặn vừa cho 
sản phẩm và tăng thời gian bảo quản sản phẩm. Tuy nhiên, thời gian  ướp muối, 
nhiệt độ và nồng độ dung dịch muối khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau vì vậy 
cần phải thí nghiệm để  lựa chọn các thông số  thích hợp cho việc công đoạn  ướp 
muối.
Mục đích của công đoạn sấy  ráo là tách một phần nước trong thịt cá để việc xông 
khói tiếp theo được thuận lợi hơn. Ngoài ra còn giúp cho thịt cá săn chắc và thời  
gian bảo quản sản phẩm được lâu hơn.
Sơ đồ quy trình đề xuất: [18]

Page 53
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ quy trình dự kiến sản phẩm cá lóc fillet xông khói

Page 54
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Kết quả tìm hiểu các quy trình sản xuất
Đối với sản phẩm cá lóc fillet xông khói, hiện nay chưa xuất hiện trên thị  trường 
tiêu thụ  rộng lớn, chỉ  hiện diện tại các hộ  gia đình với sở  thích cá nhân.Vì vậy, 
chưa có quy trình sản xuất đại trà và đạt tiêu chuẩn cho sản phẩm này.
3.2 Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm cá lóc fillet xông khói dự kiến
3.2.1 Quy trình chế biến

Sơ đồ 3.1: Quy trình chế biến cá lóc fillet xông khói

Page 55
3.2.2 Thuyết minh quy trình
3.2.2.1 Công đoạn tiếp nhận nguyên liệu
̣ ược thu mua va vân chuyên vê nha may băng ghe đuc.Sau đo tiên hanh
Nguyên liêu đ ̀ ̣ ̉ ̀ ̀ ́ ̀ ̣ ́ ́ ̀  
̉ ̀ ơ nguyên liêu, cam quan. Nêu đat m
kiêm tra hô s ̣ ̉ ́ ̣ ơi tiên hanh cân nguyên liêu va vân
́ ́ ̀ ̣ ̀ ̣  
̉
chuyên vao bên trong phân x
̀ ưởng.
̣ ̉ ́ ́ ượng phu h
Nguyên liêu phai co chât l ̀ ợp vơi yêu câu san xuât cua Xi nghiêp, nhăm
́ ̀ ̉ ́ ̉ ́ ̣ ̀  
̣ ́ ́ ưc thâp nhât cac môi nguy đang kê cho san phâm đê đat tiêu chuân vê
han chê đên m ́ ́ ́ ́ ́ ́ ̉ ̉ ̉ ̉ ̣ ̉ ̀ 
́ ượng va vê sinh an toan th
chât l ̀ ̣ ̀ ực phâm.
̉
Cac thu tuc tiêp nhân:
́ ̉ ̣ ́ ̣
́ ờ khai xuât x
Đôi chiêu t
́ ́ ứ với thông bao kiêm soat d
́ ̉ ́ ư lượng cac chât đôc hai thuy san
́ ́ ̣ ̣ ̉ ̉  
̉ ơ quan chưc năng: chi nhân nh
nuôi cua c ́ ̉ ̣ ưng khu v
̃ ực cho phep khai thac.
́ ́
Chỉ   nhân
̣   kêt́   quả   kiêm
̉   khang
́   sinh:   không   có  khang ́   sử   dung
́   sinh   câm ̣   như:  
Chloramphenicol (CAP), Nitrofuran (AOZ), Malachite Green/ Leuco Malachite Green 
(MG/   LMG).   Đôí   vơí   thị   trương
̀   Mỹ  phaỉ   kiêm
̉   đaṭ   chỉ   tiêu   thuôc̣   nhom
́  
Fluoroquinolones (ENRO/ CIPRO, FLUMEQUINE).
Tờ khai xuât x
́ ứ thuy san nuôi – t
̉ ̉ ờ cam kêt cua ng
́ ̉ ười thu hoach gôm cac nôi dung:
̣ ̀ ́ ̣
Không sử dung khang sinh câm trong qua trinh nuôi.
̣ ́ ́ ́ ̀
̣ ́ ử dung phai ng
Khang sinh han chê s
́ ̣ ̉ ưng trươc 30 ngay.
́ ̀
Không cho ca ăn nh
́ ưng th
̃ ưc ăn bi môc, hêt han s
́ ̣ ́ ́ ̣ ử dung.
̣
̣ ược tinh theo sô gram/con (th
Nguyên liêu đ ́ ́ ương t
̀ ừ 500g đên 2,5 kg, nêu ca v
́ ́ ́ ượt  
̀ ̣
ngoai trong lượng nay se hoan lai tra lai cho nha cung câp).
̀ ̃ ̀ ̣ ̉ ̣ ̀ ́
̣ ̉ ́ ́ ượng nguyên liêu băng ph
QC tiêp nhân kiêm tra đanh gia chât l
́ ́ ̣ ̀ ương phap cam quan
́ ̉  
trươc khi đ
́ ưa vao phân x
̀ ưởng san xuât.
̉ ́
̉ ̣ ̣ ̣ ̀ ̉ ̃ ̣ ́ ̣
Chi nhân nguyên liêu đat yêu câu theo tiêu chuân ky thuât – ca nguyên liêu.
Chu y:
́ ́
̉ ử dung n
Chi s ̣ ươc sach đê r
́ ̣ ̉ ửa nguyên liêu.
̣
Dung nh
̀ ưng dung cu đa lam vê sinh sach se đê tiêp nhân nguyên liêu (dung cu chuyên
̃ ̣ ̣ ̃ ̀ ̣ ̣ ̃ ̉ ́ ̣ ̣ ̣ ̣  
dung).
̀

Page 56
Công nhân ở công đoan nay phai vê sinh sach se va đây đu bao hô lao đông tr
̣ ̀ ̉ ̣ ̣ ̃ ̀ ̀ ̉ ̉ ̣ ̣ ước khi  
́ ́ ơi nguyên liêu.
tiêp xuc v ́ ̣
̣
Nguyên liêu không được đê tr
̉ ực tiêp lên nên.
́ ̀
́ ́ ̀ ́ ̣
Bên lên ca va khu tiêp nhân luôn được giữ sach se.
̣ ̃
̣ ̣ ̣ ̉ ưa trong cac thung ch
Nguyên liêu bi loai phai ch ́ ́ ̀ ưa riêng va nhanh chong vân chuyên
́ ̀ ́ ̣ ̉  
̉ ́ ̣ ̃ ́ ́ ́ ̣ ượng nhiêm cheo vi trung va lam
ra khoi khu tiêp nhân sau môi chuyên ca, tranh hiên t ̃ ́ ̀ ̀ ̀  
̉ ở sự lưu thông trong khu tiêp nhân.
can tr ́ ̣
3.2.2.2 Cân ­ cắt tiết – rửa 1
a. Cân
̉ ́ ̣ ̣
Cân đê xac đinh nguyên liêu lam căn c
̀ ứ cho viêc tinh toan cho công đoan chê biên
̣ ́ ́ ̣ ́ ́ 
bên trong.
́ ̃ ược chuyên vao phân x
Sau khi cân xong, ca se đ ̉ ̀ ưởng qua mang nap liêu vao bôn
́ ̣ ̣ ̀ ̀ 
chưa chuân bi cho công đoan căt tiêt.
́ ̉ ̣ ̣ ́ ́
b. Cắt tiết – rửa 1
Muc đich:
̣ ́
Lam ca chêt.
̀ ́ ́
̣ ̉ ́ ́
Loai bo hêt mau trong c ơ thê ca.
̉ ́
Ca sau khi căt tiêt xong, đ
́ ́ ́ ược đưa vao bôn ngâm r
̀ ̀ ửa đê lam sach nh
̉ ̀ ̣ ơt, mau, đông
́ ́ ̀  
thơi loai bo môt sô vi sinh vât trên bê măt da ca.
̀ ̣ ̉ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ́
Thao tac:
́
́ ́ ừ bôn ch
Lây ca t ̀ ưa, tay không câm dao năm đuôi ca hay thân ca, tay con lai câm dao
́ ̀ ́ ́ ́ ̀ ̣ ̀  
́ ̣
ân manh vao yêt hâu ca (phân năm gi
̀ ́ ̀ ́ ̀ ̀ ữa hai năp mang ca) đê căt đ
́ ́ ̉ ́ ứt yêt hâu, sau khi
́ ̀  
́ ứt ca se đ
căt đ ́ ̃ ược chuyên vao bôn r
̉ ̀ ̀ ửa 1.
́ ́ ược đưa vao bôn r
Ca sau khi căt tiêt đ
́ ̀ ̀ ửa (bôn phai co săn n
̀ ̉ ́ ̃ ước), tới khi mât đô ca va
̣ ̣ ́ ̀ 
nươc trong bôn v
́ ̀ ưa đu thi công nhân m
̀ ̉ ̀ ở  van chay tran (phia d
̉ ̀ ́ ươi cua may) đê thai
́ ̉ ́ ̉ ̉ 
̀ ươc co ch
phân n ́ ́ ưa mau ra ngoai (xa bo), đông th
́ ́ ̀ ̉ ̉ ̀ ời mở van cung câp thêm n
́ ước vao
̀ 
́ ược ngâm trong bôn khoang 10­15 phut, nhiêt đô 20­25
bôn. Ca đ
̀ ̀ ̉ ́ ̣ ̣ 0
C, cho băng chuyêǹ  
̣ ̣ ̉ ưa ca lên va đ
hoat đông đê đ ́ ̀ ược phân phôi cho băng tai fillet.
́ ̉
Yêu câu:
̀

Page 57
Ca chêt, ra hêt mau.
́ ́ ́ ́
Ca sau khi r
́ ửa phai sach nh
̉ ̣ ơt trên da, sach mau, không con tap chât.
́ ̣ ́ ̀ ̣ ́
Chu y:
́ ́
̉ ử dung n
Chi s ̣ ươc sach đê r
́ ̣ ̉ ửa ca sau khi căt tiêt.
́ ́ ́
̀ ửa được thiêt kê chay tran, n
Bôn r ́ ́ ̣ ̀ ươc r
́ ửa ở nhiêt đô th
̣ ̣ ường.
̉ ̀ ̣ ̣ ̃ ̀ ̀ ̉ ̉ ̣ ̣
Công nhân phai lam vê sinh sach se va đây đu bao hô lao đông trước khi tiêp xuc v
́ ́ ới  
̣
nguyên liêu.
3.2.2.3 Công đoạn fillet – rửa 2
Muc đich:
̣ ́
́ ̉ ́ ̀ ̣ ́ ̉ ̀ ̀ ương, va nôi tang cua ca.
Tach tât ca cac phân thit ca ra khoi phân đâu, x
́ ̀ ̣ ̣ ̉ ́
̣ ́ ̀ ̉ ̀ ̣ ̉
Phân lâp ban thanh phâm va phu phâm.
̉ ̉ ̉ ̉ ̀ ̀ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ơt.
Giam thiêu kha năng nhiêm bân va lam sach miêng fillet, sach mau va nh
̃ ́
̉
Giam b ơt l
́ ượng VSV bam trên bê măt miêng fillet.
́ ̀ ̣ ́
a. Fillet
Thao tác:
̣
Măt 1: Tr ươc tiên, công nhân đăt ca lên th
́ ̣ ́ ơt sao cho phân l
́ ̀ ưng ca h
́ ương vao ng
́ ̀ ười,  
̀ ̣
phân bung hương ra ngoai. Sau đo, dung mui dao căt đ
́ ̀ ́ ̀ ̃ ́ ứt phân thit tiêp giap v
̀ ̣ ́ ́ ới đâu
̀ 
́ ̃ ́ ́ ơi phân l
ca, khi mui dao tiêp xuc v ́ ̀ ưng, ta băt đâu xoay nhe mui dao xuôi theo phân
́ ̀ ̣ ̃ ̀ 
lưng ca va đi doc đên vây l
́ ̀ ̣ ́ ưng, khi đên vây l
́ ưng ta cô đinh mui dao rôi l
́ ̣ ̃ ̀ ưỡi dao lach
́  
̣ ̉
nhe qua khoi vây lưng. Tiêp theo ta nghiêng dao môt goc khoang 45
́ ̣ ́ ̉ 0
 sao cho thân dao 
́ ới xương ca, rôi đây dao doc theo phân sông l
sat v ́ ̀ ̉ ̣ ̀ ́ ưng cho đên phân đuôi nh
́ ̀ ưng phaỉ  
́ ́ ̃ ́ ̀ ̃ ̉ ́ ́ ới xương sông cua ca. Kê tiêp ta chom mui
chu y mui dao luc nao cung phai tiêp xuc v ́ ̉ ́ ́ ́ ̀ ̃ 
̀ ̃ ́ ̣
dao qua phân thân bên kia va cung keo doc cho đên phân đuôi. Sau đo, ta se đi ng
̀ ́ ̀ ́ ̃ ược  
́ ́ ơi phân x
mui dao lên phân đâu ca, luc đo dao ep sat v
̃ ̀ ̀ ́ ́ ́ ́ ̀ ương de, căt đ
̀ ́ ứt sợi gân nôí 
giưa phân đâu v
̃ ̀ ̀ ơi phân thân ca rôi dung tay ep miêng ca đe sat lên dao va x
́ ̀ ́ ̀ ̀ ́ ́ ́ ̀ ́ ̀ ương de,̀ 
́ ̣ ường thât manh lam cho miêng fillet tach ra khoi thân ca.
keo môt đ ̣ ̣ ̀ ́ ́ ̉ ́
̣
Măt 2: T ương tự như măt 1, nh
̣ ưng sau khi keo dao xuông phân đuôi ca, ta se không
́ ́ ̀ ́ ̃  
̀ ̃ ̀ ̀ ̣
chom mui dao qua phân con lai ma ta se đi ng
̀ ̃ ược lên đê căt đ
̉ ́ ứt sợi gân trước, rôi sau
̀  
́ ơi thao tac phân con lai cua phia sông l
đo m ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̉ ́ ́ ưng. Cac thao tac con lai cung nh
́ ́ ̀ ̣ ̃ ư măṭ  

Page 58
1.Nhưng điêm đăc biêt cua măt nay la ta phai lây đ
̉ ̣ ̣ ̉ ̣ ̀ ̀ ̉ ́ ược phân thit 
̀ ̣ ở  sat đâu (goi la
́ ̀ ̣ ̀ 
hoc).
́
̉ ươi voi n
Thao tac fillet phai d
́ ́ ̀ ươc.́
Ca sau khi fillet xong đ
́ ược đưa vao thau co n
̀ ́ ươc va chuyên sang rô đê đ
́ ̀ ̉ ̉ ̉ ưa qua công 
̣ ̀ ̀ ương được đưa ra ngoai băng băng tai.
đoan tiêp theo. Đâu va x
́ ̀ ̀ ̉
̀ ̉ ̉ ́ ́ ̣ ̣ ̉ ̀ ̉ ́
Dao dung đê fillet phai săc ben, vât liêu phai băng inox không gi, can dao băng nh
̀ ựa,  
thơt băng nh
́ ̀ ựa.
Yêu cầu:
̉ ́ ́ ́ ̀ ̃ ̣
Thao tac phai chinh xac, đung yêu câu ky thuât.
́
̉ ̉ ̣
Miêng ca sau fillet phai phăng, đep.
́ ́
Không vỡ nôi tang.
̣ ̣
̣ ́ ̀ ̣
Không bi rach phân thit.
̣ ̉ ̀ ̣
Lây triêt đê phân thit.
́
Không được sot x
́ ương.
b. Rửa 2
Thao tac:
́
̣ ̣
Công nhân lam viêc tai khâu r
̀ ửa 2 chuân bi m
̉ ̣ ở  van cho nươc vao bôn, cho ca vao
́ ̀ ̀ ́ ̀ 
̀ ửa đê lam sach mau trên miêng fillet.Tân suât thay n
bôn r ̉ ̀ ̣ ́ ́ ̀ ́ ươc toan bô hê thông may
́ ̀ ̣ ̣ ́ ́ 
rửa 2h/lân, nhiêt đô n
̀ ̣ ̣ ươc phai ≤ 10
́ ̉ 0
C.
Yêu câu:
̀
̣ ̉ ̣
Miêng thit phai sach mau.
́ ́
Chu y:
́ ́
̉ ử dung n
Chi s ̣ ươc sach đê r
́ ̣ ̉ ửa.
Sử dung n
̣ ươc đa đ
́ ́ ược san xuât t
̉ ́ ừ nguôn n
̀ ước sach tai nha may.
̣ ̣ ̀ ́
Sử dung nh
̣ ưng dung cu đa lam vê sinh sach se (dung cu chuyên dung).
̃ ̣ ̣ ̃ ̀ ̣ ̣ ̃ ̣ ̣ ̀
̉ ̀ ̣ ̣ ̃ ̀ ̀ ̉ ̉ ̣ ̣
Công nhân phai lam vê sinh sach se va đây đu bao hô lao đông trước khi tiêp xuc v
́ ́ ới  
̣
nguyên liêu.
3.2.2.4 Công đoạn lạng da
Muc đich:
̣ ́

Page 59
̣ ̉ ́
Loai bo hêt phân da trên miêng fillet, đông th
̀ ́ ̀ ời loai bo môi nguy sinh hoc trên bam
̣ ̉ ́ ̣ ́  
̉
thanh phâm.
̀
̉
Giam b ơt l
́ ượng vi sinh vât bam trên bê măt miêng fillet.
̣ ́ ̀ ̣ ́
Thao tac:
́
̣
Tai đây người công nhân se đăt ng
̃ ̣ ửa tưng miêng fillet lên may lang da sao cho phân
̀ ́ ́ ̣ ̀ 
́ ́ ơi l
da tiêp xuc v ́ ươi dao va phân truc nham cua may, khi đo miêng ca se đ
̃ ̀ ̀ ̣ ́ ̉ ́ ́ ́ ́ ̃ ược lang
̣  
̣ ̣ ̉ ́ ́ ̀ ưa phân đuôi tiêp xuc v
sach da. Khi lang da công nhân phai chu y la đ ̀ ́ ́ ới lưỡi dao 
trươc vi nh
́ ̀ ư thê ban thanh phâm sau khi lang da không bi rach đuôi, pham thit hay sot
́ ́ ̀ ̉ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ́ 
da.
̣ ̉ ́ứ trên may lang da.
Công nhân lang da cân chu y tranh đê ca 
̀ ́ ́ ́ ́ ̣
Lươi dao dung cho may lang da phai ben, vât liêu lam băng inox không gi.
̃ ̀ ́ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ̀ ̀ ̉
Yêu câu:
̀
̀ ́ ́ ̣
Không con sot da trên miêng thit.
̣ ̉ ̀ ̣
Miêng thit phai con nguyên ven.
́
3.2.2.5 Công đoạn định hình
Muc đich:
̣ ́
̀ ̣ ́ ̀ ́ ́ ̣ ̉ ́ ứng yêu câu cua khach
Lam sach miêng fillet, lam cho miêng fillet trăng đep đê đap  ̀ ̉ ́  
hang.
̀
́ ̣ ̉
Lam tăng gia tri cam quan.
̀
̉
Giam b ơt vi sinh vât trên miêng ca.
́ ̣ ́ ́
Thao tac:
́
̉ ̉ ưng công nhân, co thê lây phân m
Tuy theo cach chinh hinh cua t
̀ ́ ̀ ̀ ́ ̉ ́ ̀ ỡ bung hay phân thit
̣ ̀ ̣ 
̉
đo trên lưng trươc.
́
̣
Đăt miêng ca fillet lên th
́ ́ ơt sao cho miêng ca co dang hinh vong cung, đê măt lang da
́ ́ ́ ́ ̣ ̀ ̀ ̉ ̣ ̣  
́ ́ ơi th
tiêp xuc v ́ ơt, măt fillet quay lên l
́ ̣ ưng ca đôi diên v
́ ́ ̣ ới ngươi chinh s
̀ ̉ ửa, bung đ
̣ ư a 
̣
ra, sau đo tay nghich gi
́ ữ miêng ca, tay thuân câm dao đăt vao khoang gi
́ ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ̉ ưa cua ca got
̃ ̉ ́ ̣ 
̣ ́ ́ ̉ ́ ỡ đuôi. Sau đo đ
nhe keo đên đuôi đê lây m ́ ưa dao ngược trở lai bung đê tach lây m
̣ ̣ ̉ ́ ́ ơ ̃
̣
bung, xương va l
̀ ơp mang trăng cho sach.
́ ̀ ́ ̣

Page 60
̣ ́ ược miêng ca tr
Lât up ng ́ ́ ở  lai, măt fillet tiêp xuc v
̣ ̣ ́ ́ ới thơt, bung đôi diên v
́ ̣ ́ ̣ ới người 
sửa ca, sao cho miêng ca fillet co dang vong cung, dung dao got nhe đ
́ ́ ́ ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ̣ ường tiêp giap
́ ́ 
vơi phân thit đo đâm trên x
́ ̀ ̣ ̉ ̣ ương sông đên đuôi, tiêp tuc got nhe phân thit đo t
́ ́ ́ ̣ ̣ ̣ ̀ ̣ ̉ ừ từ ra  
̀ ́ ưng cho hêt thit đo, da va lây môt phân m
ngoai song l ́ ̣ ̉ ̀ ́ ̣ ̀ ỡ lưng.
̣ ́ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ơi th
Lât up miêng ca lai, măt lang da tiêp xuc v
́ ́ ớt, bung đôi diên v
̣ ́ ̣ ới người chinh s
̉ ửa, 
́ ́ ̣ ̣ ̣ ường tiêp giap v
miêng ca co dang hinh vong cung, dung dao got nhe đ
́ ̀ ̀ ̀ ́ ́ ới phân đo đâm
̀ ̉ ̣  
trên xương sông, t
́ ừ giưa miêng ca đên đuôi sau đo đ
̃ ́ ́ ́ ́ ưa dao ngược trở lai ngay gi
̣ ưã  
́ ̣ ̣ ở lên đê lây hêt phân thit đo trên măt bung, đ
miêng ca got nhe tr
́ ̉ ́ ́ ̀ ̣ ̉ ̣ ̣ ưa dao trở lai vanh de
̣ ̀ 
́ ̣
cho săc canh.
Miêng ca bây gi
́ ́ ờ chi con lai phân thit đo đâm trên phân x
̉ ̀ ̣ ̀ ̣ ̉ ̣ ̀ ương sông, tay nghich bop
́ ̣ ́ 
́ ̣ ̣ ̉ ̣ ̣ ̀ ưng ca khoang 1/3
miêng ca lai cho phân thit đo nhô lên,tay thuân câm dao đăt vao l
́ ̀ ̀ ́ ̉  
́ ́ ư đuôi đên đâu, got nhe phân thit cho sach, rôi quay ng
miêng ca tinh t
́ ̀ ́ ̀ ̣ ̣ ̀ ̣ ̣ ̀ ược miêng ca lai
́ ́ ̣ 
̣ ́ ̣ ̉ ́ ̉ ̀ ươi dao gân can cao cho đên khi sach phân thit đo
got cho hêt thit đo hay co thê dung l ̃ ̀ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̉ 
́ ̣
đên tân đuôi.
Yêu câu:
̀
Thao tac nhanh, d
́ ưt khoat tranh pham thit.
́ ́ ́ ̣ ̣
́ ́ ̀ ̣ ̉ ỡ, mang trăng, x
Miêng ca không con thit đo, m ̀ ́ ương, da.
Đường chinh săc canh, không sân sui, nham nh
́ ́ ̣ ̀ ̀ ơ, de đê theo yêu câu th
̃ ̀ ̉ ̀ ường la 0,5 – 1
̀  
cm.
̉ ̃ ̉ ́ ̉ ược lâp n
Trong qua trinh chinh hinh môi rô ca phai đ
́ ̀ ̀ ́ ước đa vay phu lên bê măt đê
́ ̉ ̉ ̀ ̣ ̉ 
̉ ̉ ̣ ̣
đam bao nhiêt đô miêng fillet ≤ 15
́ 0
̉ ́ ̉ ̉ ược rửa 
C. Rô ca sau khi chinh hinh xong phai đ
̀
̀ ươc lanh rôi m
băng n ́ ̣ ̀ ới chuyên qua công đoan tiêp theo. 
̉ ̣ ́
Chu y:
́ ́
̉ ử dung n
Chi s ̣ ươc sach đê r
́ ̣ ̉ ửa.
Sử dung n
̣ ươc đa vay đ
́ ́ ̉ ược san xuât t
̉ ́ ừ nguôn n
̀ ước sach tai nha may đê lam lanh san
̣ ̣ ̀ ́ ̉ ̀ ̣ ̉  
̉
phâm.
Sử dung nh
̣ ưng dung cu đa lam vê sinh sach se (dung cu chuyên dung).
̃ ̣ ̣ ̃ ̀ ̣ ̣ ̃ ̣ ̣ ̀
̉ ̀ ̣ ̣ ̃ ̀ ̀ ̉ ̉ ̣ ̣
Công nhân phai lam vê sinh sach se va đây đu bao hô lao đông trước khi tiêp xuc v
́ ́ ới  
̣
nguyên liêu.

Page 61
̉ ửa ca phai săc ben, băng inox không gi, can dao băng nhôm, th
Dao dung đê s
̀ ́ ̉ ́ ́ ̀ ̉ ́ ̀ ớt băng
̀  
nhựa.
3.2.2.6 Công đoạn soi ký sinh trùng
Muc đich:
̣ ́
̣ ̉ ́ ̣
Loai bo ca bênh, ca mau.
́ ́
̉ ̀ ́ ơ, da, x
Kiêm tra ca xem con sot m
́ ̃ ương ... hay không.
̀ ́ ̣
Nhăm phat hiên nh ưng miêng ca bi bênh, mau bâm, mu, ky sinh trung tiêm ân trong
̃ ́ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ̃ ́ ̀ ̀ ̉  
̣
thit.
́ ̣ ́ ́ ̣ ̣ ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̣
Ky sinh trong thit ca co 2 dang: dang đôm trăng hinh bâu duc hoăc đôm đen không co
́ ́ 
̣ ́ ̣
hinh dang nhât đinh.
̀
Thao tac:
́
̉ ưng rô ca lên ban soi, công nhân dung tay trai t
Đô t ̀ ̉ ́ ̀ ̀ ̃ ừng miêng ca fillet lên ban soi xem
́ ́ ̀  
̃ ̉ ̣
ky ca 2 măt miêng ca.
́ ́
Nhưng miêng ca co đôm trăng hoăc châm đen loai ra đê riêng va sau đo đem đi x
̃ ́ ́ ́ ́ ́ ̣ ́ ̣ ̉ ̀ ́ ử ly.́ 
Con nh
̀ ưng miêng ca đat yêu câu thi cho vao rô chuyên sang công đoan tiêp theo.
̃ ́ ́ ̣ ̀ ̀ ̀ ̉ ̉ ̣ ́  
́ ̉ ̉ ́ ́ ̣
Thao tac phai nhanh, không đê miêng ca đong trên ban soi qua lâu.
̀ ́
́ ́ ơ/lân:
 QC giam sat 1gi ̀ ̀
Xem đen ban soi.
̀ ̀
Xem thao tac công nhân th
́ ực hiên.
̣
̉ ́ ượng la 2 – 5 kg, th
Lây mâu kiêm tra: khôi l
́ ̃ ̀ ực hiên nh
̣ ư công nhân.
Yêu câu:
̀
̣
Miêng thit hoan toan không co ky sinh trung.
́ ̀ ̀ ́ ́ ̀
̣ ̣ ̉ ̉
Nhiêt đô cua ban thanh phâm ≤ 15
́ ̀ 0
C.
Chu y:
́ ́
̉ ử dung n
Chi s ̣ ươc sach đê r
́ ̣ ̉ ửa.
Sử dung n
̣ ươc đa vay đ
́ ́ ̉ ược san xuât t
̉ ́ ừ nguôn n
̀ ước sach tai nha may đê lam lanh san
̣ ̣ ̀ ́ ̉ ̀ ̣ ̉  
̉
phâm.
Sử dung nh
̣ ưng dung cu đa lam vê sinh sach se (dung cu chuyên dung).
̃ ̣ ̣ ̃ ̀ ̣ ̣ ̃ ̣ ̣ ̀

Page 62
̉ ̀ ̣ ̣ ̃ ̀ ̀ ̉ ̉ ̣ ̣
Công nhân phai lam vê sinh sach se va đây đu bao hô lao đông trước khi tiêp xuc v
́ ́ ới  
̣
nguyên liêu.
̀ ̀ ̣ ́ ̉ ́ ̀ ́ ̀ ̉ ược lam vê sinh sach se.
Vao đâu ca hoăc cuôi ca san xuât, ban soi ky sinh trung phai đ ̀ ̣ ̣ ̃
̣
Hê thông chiêu sang trong 1 ban soi ky sinh trung co 2 bong đen dai 60cm đ
́ ́ ́ ̀ ́ ̀ ́ ́ ̀ ̀ ược măć  
song song.
́ ́ ̀ ̀ ́ ̀ ́ ́ ự  cô đen m
Tân suât thay bong đen la 3 thang/lân. Nêu co s
̀ ́ ̀ ờ hoăc đ
̣ ứt bong thi tiên
́ ̀ ́ 
hanh thay ngay.
̀
3.2.2.7 Công đoạn phân màu – phân cỡ sơ bộ
Muc đich:
̣ ́
̉ ́ ̃ ̣ ́ ỡ lưng, mỡ eo, da đâu trăng, da đâu đen,
Kiêm tra miêng fillet xem đa sach hêt m ̀ ́ ̀  
́ ́ ̣ ̀
miêng ca co bi sân hay không.
́
́ ̣ ̀ ̀ ược chuyên qua công đoan tiêp theo, con ch
Nêu đat yêu câu thi đ ̉ ̣ ́ ̀ ưa đat thi phai chinh
̣ ̀ ̉ ̉  
sửa lai.
̣
̣ ự đông nhât vê kich c
Tao s ̀ ́ ̀ ́ ơ.̃
̣ ̉ ́ ́
Nhăm loai bo ca rach.
̀
̣ ̣ ợi cho công đoan tiêp theo.
Tao thuân l ̣ ́
Thao tac:
́
̣
Công nhân đăt miêng ca lên th
́ ́ ớt va lân l
̀ ̀ ượt kiêm tra t
̉ ừng măt cua miêng ca.
̣ ̉ ́ ́
́ ̣
Công nhân câm miêng ca đăt lên cân va phân theo t
̀ ́ ̀ ừng khôi l
́ ượng như sau:
́ ỡ (g/miêng): 80 – 120, 120 – 170, 170 – 220, 220 – 300 (Up), ... hoăc 2 – 3, 3
 + Cac c ́ ̣  
– 5, 5 – 7, 6 – 8, 8 – 10 OZ/miêng (1OZ = 28,35g).
́
Yêu câu:
̀
Miêng ca sau khi s
́ ́ ửa xong phai hoan toan sach.
̉ ̀ ̀ ̣
̣ ̣ ̉ ̉
Nhiêt đô cua ban thanh phâm ≤ 15
́ ̀ 0
C.
Không con sot ca rach.
̀ ́ ́ ́
́ ̉ ́ ̀ ́ ượng.
Ca phai đông nhât vê khôi l
̀
3.2.2.8 Công đoạn rửa 3
Muc đich:
̣ ́
̀ ̣ ̉ ̣ ́ ̣ ́ ̣
Nhăm loai bo tap chât, môt sô vi sinh vât.

Page 63
̀ ỡ vang va phân m
Lam trôi phân m
̀ ́ ̀ ̀ ỡ con bam trên miêng ca.
̀ ́ ́ ́
̣ ̉ ̉
Nhăm lam sach san phâm tr
̀ ̀ ước khi xử ly.́
Thao tac:
́
Cho nươc vao may r
́ ̀ ́ ửa 3 theo hê thông đ
̣ ́ ường ông n
́ ước lanh co nhiêt đô ≤ 10
̣ ́ ̣ ̣ 0
C. Bań  
̉ ̣ ́ ửa sao cho ca phân bô đêu trên băng tai va hê
thanh phâm cho vao liên tuc trong may r
̀ ̀ ́ ́ ̀ ̉ ̀ ̣ 
́ ươc trong may luôn chay tran hia d
thông n ́ ́ ̉ ̀ ́ ươi băng tai co nhiêu voi r
́ ̉ ́ ̀ ̀ ửa được thiêt kê
́ ́ 
̣ ̉ ới ap suât cao phun manh lên trên lam sach miêng ca, khi băng tai
doc theo băng tai v ́ ́ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ̉ 
̉
chay xong tr ươc khi cho ca ra thi ca đ
́ ́ ̀ ́ ược rửa dưới 2 voi n
̀ ươc r
́ ửa tinh phun manh
̣  
́ ́ ́ ́ ́ ̀ ửa ca công nhân dung rô h
vao miêng ca. Kêt thuc qua trinh r
̀ ́ ̀ ̉ ứng ca đê rao n
́ ̉ ́ ước  
̉ ̣ ̣ ử ly.Th
chuân bi cho công đoan x ́ ơi gian r
̀ ửa ≤ 1 phut, nhiêt đô n
́ ̣ ̣ ước rửa ≤ 100C.
Yêu câu:
̀
̀ ơ bam trên miêng ca.
Không con m ̃ ́ ́ ́
̣ ̣
Sach tap chât.
́
Chu y:
́ ́
̉ ử dung n
Chi s ̣ ươc sach đê r
́ ̣ ̉ ửa ban thanh phâm.
́ ̀ ̉
Sử dung n
̣ ươc đa đ
́ ́ ược san xuât t
̉ ́ ừ nguôn n
̀ ước sach tai nha may.
̣ ̣ ̀ ́
Sử dung nh
̣ ưng dung cu đa lam vê sinh sach se (dung cu chuyên dung).
̃ ̣ ̣ ̃ ̀ ̣ ̣ ̃ ̣ ̣ ̀
̉ ̀ ̣ ̣ ̃ ̀ ̀ ̉ ̉ ̣ ước khi tiêp xuc v
Công nhân phai lam vê sinh sach se va đây đu bao hô tr ́ ́ ới ban thanh
́ ̀  
̉
phâm.
Nươc trong bôn r
́ ̀ ửa phai chay tran liên tuc.
̉ ̉ ̀ ̣
̣ ̣ ươc r
Nhiêt đô n ́ ửa ≤ 100C, thơi gian r
̀ ửa ≤ 1 phut.
́
Tân suât thay n
̀ ́ ươc ≤ 2 h/lân 
́ ̀
3.2.2.9 Công đoạn quay thuốc
Muc đich
̣ ́
̀ ̣ ̣ ự mât n
Nhăm duy tri đô săn chăc, ngăn chăn s
̀ ́ ́ ước.
Tăng thơi gian bao quan san phâm .
̀ ̉ ̉ ̉ ̉
́ ̣ ̉ ̉
Tăng gia tri cam quan cua miêng ca.
́ ́
Thao tać
Bảng 3.1: Hương dân pha phu gia
́ ̃ ̣

Page 64
Đối với thị trường Châu Âu Đối với thị trường khác
́ ̣
Pha: 200 lit dung dich ̣
Pha: 200 lit dung dich
́
SP – 80: 2,8 kg MTR – 80p: 2,0 kg
NF – 400: 4,0 kg MRT – 79: 4,0 kg
Nươc: 138 ÷ 144 kg
́ Nươc: 138 ÷ 144 kg
́
Nươc đa: 54 ÷ 60 kg
́ ́ Nươc đa: 54 ÷ 60 kg
́ ́
Muôi: 0,5 kg
́ Muôi: 0,5 kg
́
̣ ̣ ̣
Nhiêt đô dung dich: 3 ÷ 7 0
C ̣ ̣ ̣
Nhiêt đô dung dich: 3 ÷ 7 0
C

̉ ̣ ̣ ̣ ̉ ử ly ban thanh phâm: thanh phân trong dung dich phu
Chuân bi dung dich phu gia đê x ́ ́ ̀ ̉ ̀ ̀ ̣ ̣ 
̀ ́ ́ ̉
gia gôm co: Non photphat, photphat, đa vây, nươc va muôi (nông đô va chung loai
́ ̀ ́ ̀ ̣ ̀ ̉ ̣ 
̀ ̉ ̣ ương nh
theo yêu câu cua thi tr ̀ ưng phai đat theo qui đinh cua c
̉ ̣ ̣ ̉ ơ  quan chưc năng).
́  
̣
Dung dich được cân theo tưng loai sau đo cho vao bôn n
̀ ̣ ́ ̀ ̀ ước đa đ
̃ ược đinh l
̣ ượng  
trươc, khuây đêu dung dich đam bao nhiêt đô n
́ ́ ̀ ̣ ̉ ̉ ̣ ̣ ước 3 ÷ 70C.
Thực hiên
̣
́ ̀ ̉
 Ban thanh phâm sau khi rửa xong đê rao cho vao may quay, sô l
̉ ́ ̀ ́ ́ ượng ca 100 – 250
́  
̉ ̀
kg/me tuy theo may quay l
́ ơn hay nho. Rôi cho dung dich phu gia vao theo ti lê 1 : 1
́ ̉ ̀ ̣ ̣ ̀ ̉ ̣  
̣ ̣
(1 ca : 1 dung dich phu gia).
́
̀ ́ ỡ tưng loai ca ma co th
 Tuy theo kich c ̀ ̣ ́ ̀ ́ ơi gian quay thich h
̀ ́ ợp, nh ưng không qua 5 –
́  
́ ̉ ́ ́ ́ ̀ ̣ ̀ ược. Lây bôn inox h
10 phut/me, đên khi ca ngâm đêu phu gia la đ ́ ̀ ứng ca sau khi quay
́  
̉ ̣
xong va chuyên sang công đoan tiêp theo.
̀ ́
̣ ̣ ́ ̉
Nhiêt đô ban thanh phâm sau khi quay ≤ 15
̀ 0
C.
Yêu câu
̀
̉ ́ ượng không đôi va phai con nguyên ven.
Ban thanh phâm sau khi quay chât l
́ ̀ ̉ ̀ ̉ ̀ ̣
̣ ́ ̉ ̣
Không bi rach hay bê thit.
́ ́ ́ ̀ ́ ơn.
Miêng ca sau khi quay trăng va bong h
Chu y
́ ́
̉ ử dung n
Chi s ̣ ươc sach cho công đoan nay.
́ ̣ ̣ ̀
Sử dung n
̣ ươc đa đ
́ ́ ược san xuât t
̉ ́ ừ nguôn n
̀ ước sach tai nha may.
̣ ̣ ̀ ́
Sử dung nh
̣ ưng dung cu đa lam vê sinh sach se (dung cu chuyên dung).
̃ ̣ ̣ ̃ ̀ ̣ ̣ ̃ ̣ ̣ ̀
̉ ̀ ̣ ̣ ̃ ̀ ̀ ̉ ̉ ̣ ước khi tiêp xuc v
Công nhân phai lam vê sinh sach se va đây đu bao hô tr ́ ́ ới ban thanh
́ ̀  
̉
phâm.
̣ ̣ ̣ ử dung phai theo qui đinh cua Bô Nông nghiêp
Hoa chât phu gia nhâp vê va nông đô s
́ ́ ̀ ̀ ̀ ̣ ̉ ̣ ̉ ̣ ̣  
̉ ̣ ̣ ̉ ưng thi tr
va phat triên Nông Thôn, Bô Y tê va theo qui đinh cua t
̀ ́ ́ ̀ ̀ ̣ ương nhâp khâu.
̀ ̣ ̉

Page 65
́ ̣ ̉ ̀ ̣ ̣ ̃ ̉ ̀ ̉ ́ ứng 
Bao bi hoa chât phu gia phai con nguyên ven, không bi nhiêm bân va phai đap 
̀ ́
được yêu câu cua nha may.
̀ ̉ ̀ ́
3.2.2.10 Công đoạn phân màu – phân cỡ
Muc đich
̣ ́
̀ ̣ ̉ ̉ ́ ự đông nhât vê mau săc, kich c
Nhăm tao cho san phâm co s ̀ ́ ̀ ̀ ́ ́ ỡ. Thường co s
́ ự phân cỡ, 
̀ ư sau:
phân mau nh
Size: 60 – 120g, 120 – 170g, 170 – 220g, 220 – up, ...
Mau săc: trăng, hông, trăng hông,vang.
̀ ́ ́ ̀ ́ ̀ ̀
́ ưng theo yêu câu cua t
Nhăm đap 
̀ ́ ̀ ̉ ưng khach hang.
̀ ́ ̀
Thao tać
Ca sau khi x
́ ử ly xong đ
́ ược đưa qua công đoan phân mau, phân c
̣ ̀ ỡ.
Phân màu:
̀ ưng miêng fillet quan sat mau va phân loai mau t
Công nhân câm t ̀ ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̀ ưng miêng ca theo
̀ ́ ́  
̉
tiêu chuân sau:
̣ ́ ́ ̀ ́ ̣
Loai I: Ca co mau trăng hoăc mau trăng hông.
̀ ́ ̀
̣ ̣ ̣
Loai II: Ca co mau hông hoăc mau vang nhat.
́ ́ ̀ ̀ ̀ ̀
̣ ́ ̣ ̀ ́ ̀ ̉
Hoăc theo cac loai mau khac theo yêu câu cua khach hang.
́ ̀
Phân cơ:̃
́ ợp vơi thao tac phân mau đăt t
Kêt h ́ ́ ̀ ̣ ừng miêng fillet lên cân đê phân c
́ ̉ ỡ theo cac chi
́ ̉ 
tiêu cơ ban nh
̉ ư sau:
Size (gram/miêng): 60 – 120, 120 – 170, 170 – 220, 220 – up, ...
́
Size (OZ/miêng): 2 – 3, 3 – 5, 5 – 7, 6 – 8, 8 – 10 (OZ = 28,35g).
́
Lưu ý
Sau khi phân cỡ ca đ
́ ược tach riêng theo t
́ ưng size va co the size cho t
̀ ̀ ́ ̉ ưng rô riêng
̀ ̉  
̣
biêt.
̉ ̉ ̉ ̣
Đê đam bao đô chinh xac khi phân c
́ ́ ỡ cân bô tri nh
̀ ́ ́ ững công nhân co tay nghê cao đê
́ ̀ ̉ 
̣
phân loai.
Thao tac phân c
́ ơ, mau phai nhanh, chinh xac.
̃ ̀ ̉ ́ ́

Page 66
̉
Ban thanh phâm sau khi phân c
́ ̀ ơ, mau phai kiêm lai cho đung c
̃ ̀ ̉ ̉ ̣ ́ ỡ, mau tr
̀ ươc khi đ
́ ưa  
̣
qua công đoan tiêp theo.
́
Yêu câu
̀
́ ̀ ̀ ́ ́ ỡ.
Đông nhât vê mau săc, kich c
̀
̀ ̃ ưa cac mau va c
Không nhăm lân gi ̃ ́ ̀ ̀ ơ.̃
Chu y
́ ́
̉ ử dung n
Chi s ̣ ươc sach đê r
́ ̣ ̉ ửa ban thanh phâm.
́ ̀ ̉
Sử dung nh
̣ ưng dung cu đa lam vê sinh sach se (dung cu chuyên dung).
̃ ̣ ̣ ̃ ̀ ̣ ̣ ̃ ̣ ̣ ̀
̉ ̀ ̣ ̣ ̃ ̀ ̀ ̉ ̉ ̣ ước khi tiêp xuc v
Công nhân phai lam vê sinh sach se va đây đu bao hô tr ́ ́ ới ban thanh
́ ̀  
̉
phâm.
Cân công nhân co tay nghê.
̀ ́ ̀
3.2.2.11 Công đoạn cân
Muc đich
̣ ́
́ ̣ ́ ượng trước khi câp đông.
Nhăm xac đinh khôi l
̀ ́
Thao tać
Cân tưng rô ca cho vao t
̀ ̉ ́ ̀ ưng tui PE theo trong l
̀ ́ ̣ ượng quy đinh cua quan ly sau đo đê
̣ ̉ ̉ ́ ́ ̉ 
̉ ̣
the size đung theo trong l
́ ượng tưng rô.
̀ ̉
́ ̀ ́ ́ ̉ ́ ượng cho phep cân.
Trong qua trinh cân cho phep sai sô 0,2% trên tông khôi l ́
Yêu câu
̀
̀ ̃ ưa cac size.
Không nhăm lân gi ̃ ́
́ ̣
Ghi đung sô liêu.
́
Chu y
́ ́
̉ ử dung n
Chi s ̣ ươc sach đê r
́ ̣ ̉ ửa ban thanh phâm.
́ ̀ ̉
Sử dung n
̣ ươc đa đ
́ ́ ược san xuât t
̉ ́ ừ nguôn n
̀ ước sach tai nha may.
̣ ̣ ̀ ́
Sử dung nh
̣ ưng dung cu đa lam vê sinh sach se (dung cu chuyên dung).
̃ ̣ ̣ ̃ ̀ ̣ ̣ ̃ ̣ ̣ ̀
̉ ̀ ̣ ̣ ̃ ̀ ̀ ̉ ̉ ̣ ̣
Công nhân phai lam vê sinh sach se va đây đu bao hô lao đông trước khi tiêp xuc v
́ ́ ới  
́ ̀ ̉
ban thanh phâm.
3.2.2.12 Công đoạn ướp muối – gia vị
Mục đích

Page 67
Tăng quá trình chín cho thịt.
Kéo dài thời gian bảo quản.
Nhả  mặn với mục đích làm giảm bớt lượng muối trong cá và làm sạch miếng thịt 
cá.
Dịch khói và gia vị ngấm vào cá tạo màu sắc, mùi, vị đặc trưng của sản phẩm xông  
khói.
Kéo dài thời gian bảo quản.
Thao tác
Chuẩn bị : pha nước muối nồng độ 5% lắng rồi lọc bỏ cặn tạp. Ngâm cá vào dung  
dịch nước muối cho ngập cá, thời gian 20 giờ. 
Ướp muối xong rửa cá dưới vòi nước và tiếp tục ngâm cá trong nước đá lạnh, tỉ lệ 
cá/nước = 1/2.
Dịch khói 3% phối trộn với gia vị gồm đường 4%, natribenzoat 0,2%, bột ngọt 0,5%  
và nước.
Cá sau khi nhả mặn, dùng dịch khói ngâm tẩm đều miếng cá.
3.2.2.13 Công đoạn sấy
Mục đích
Loại bỏ bớt lượng nước và vi sinh vật trên miếng cá.
Thao tác
Cho cá đã tẩm dịch khói vào sấy ráo  ở  nhiệt độ120C trong 9 giờ.Đủ  thời gian sấy 
lấy cá ra để nguội chuẩn bị xông khói.
3.2.2.14 Công đoạn xông khói
Đốt lò xông bằng gỗ cây bồ đề.Các miếng cá fillet được xếp vào các khay, khoảng 
cách giữa các miếng cá là 10cm.
Nhiệt độ xông khói là 180C, thời gian xông khói trong 14 giờ.Trong khi xông khói cứ 
30 phút thì đảo vị  trí của các khay.Kết thúc quá trình xông khói lấy khay cá ra làm 
nguội hoặc bảo quản lạnh.
3.2.2.15 Công đoạn cắt miếng – xếp
Mục đích

Page 68
Tạo cho miếng thịt vuông vắn, cắt miếng theo kích thước tiện bao gói và sử dụng.
Thao tác
Dùng dao gọt bỏ lớp mỏng bên ngoài khối cá để  loại bỏ bụi khói và phần cứng ở 
đuôi cá.
Cắt miếng cá thành từng lát mỏng 1,5cm đến 2,5cm.Kích cỡ miếng cá tuỳ thuộc vào 
mục đích sử dụng sau này.
Cân cá theo trọng lượng 200g cho vào túi nhựa PE rồi hàn kín miệng túi trong máy  
bao gói chân không. Kiểm tra các mối hàn phải chắc, không có vết gấp làm không  
khí xâm nhập vào túi, túi không bị thủng.
3.2.2.16 Công đoạn cân ­ dò kim loại – bao gói
a. Cân
Mục đích
̉ ́ ̣ ̣
Đê xac đinh trong lượng san phâm.
̉ ̉
Thao tác
Trươc khi cân công nhân phai hiêu chinh cân, ca đ
́ ̉ ̣ ̉ ́ ược đăt vao rô đê lên ban cân
̣ ̀ ̉ ̉ ̀  
̣
(trong lượng theo yêu câu cua h
̀ ̉ ợp đông). Trong qua trinh cân công nhân phai chu y
̀ ́ ̀ ̉ ́ ́ 
̉ ́ ́ ́
không đê ca tiêp xuc lên ban cân.
̀
b. Dò kim loại
Mục đích
̣ ̀ ̣ ̉ ̉ ̣ ́ ̉ ́ ̉ ̉ ̃ ư ̀
Nhăm phat hiên va loai bo manh kim loai co thê co trong san phâm do nhiêm t
̀ ́
̣ ̣
nguyên liêu hoăc nhiêm vao trong qua trinh chê biên.
̃ ̀ ́ ̀ ́ ́
Thao tác
́ ̀ ̣ ̃ ược nhân viên QC dung mâu th
May do kim loai đa đ ̀ ̃ ử do kim loai la Fe (
̀ ̣ ̀ Φ ≤ 1,2 mm)  
va inox (
̀ ̉ ̀ ̀ ̉ ́ ̀ ̃ ờ. Nêu may không phat
Φ ≤ 2,0 mm) kiêm tra vao đâu ca san xuât va môi gi ́ ́ ́ 
̣ ược mâu th
hiên đ ̃ ử thi phai cô lâp lô hang t
̀ ̉ ̣ ̀ ư lân th
̀ ̀ ử trước đo.́
̉ ̉ ̀ ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ừng tui lên băng chuyên, nêu
Sau khi san phâm vao tui PE va han miêng xong, đăt t ́ ̀ ́ 
̣ ̉ ̉ ̣ ̀ ̃ ừng lai va phat ra tiêng
phat  hiên san phâm co nhiêm kim loai thi băng chuyên se d
́ ́ ̃ ̀ ̣ ̀ ́ ́  
̉ ́ ̉ ̉ ̣
kêu, luc nay phai lây san phâm co nhiêm kim loai ra va đem đi x
́ ̀ ́ ̃ ̀ ử  ly. Con nêu san
́ ̀ ́ ̉  
̉
phâm được do không phat hiên kim loai thi tiêp tuc bao goi thung carton.
̀ ́ ̣ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ̀

Page 69
c. Bao gói
Muc đich
̣ ́
̉ ̉ ̣ ̉ ̉ ́ ̀ ̉ ̉ ́ ̀ ̉ ̣
Đê bao vê san phâm trong qua trinh bao quan, tranh lam giam trong l ượng trong quá 
̉ ̉ ̣ ́ ̀ ́ ̉ ̉ ̀ ̀ ̃ ̃ ̉  
trinh bao quan, ngăn chăn qua trinh oxi hoa san phâm va lam tăng ve my quan cho san
̀
̉
phâm.
Thao tac:
́
́ ̣ ̣ ́ ường hợp cân bao goi theo đ
Co 2 dang, trong môt sô tr ̀ ́ ơn đăt hang: Bao goi bulk va
̣ ̀ ́ ̀ 
pack.
̉ ̉ ̣
 San phâm sau khi do kim loai xong đ
̀ ược đưa qua công đoan bao goi carton. Cuôi
̣ ́ ́ 
cung qua may niêng dây vao thung gi
̀ ́ ̀ ̀ ̀ ư cho thung ôn đinh.
̃ ̀ ̉ ̣
Chu y:
́ ́
̉ ử dung nh
Chi s ̣ ưng dung cu đa đ
̃ ̣ ̣ ̃ ược lam vê sinh sach se.
̀ ̣ ̣ ̃
̣ ́ ̀ ̣ ̀ ́ ̀ ̣ ̉ ̀ ̣ ̣
Công nhân công đoan bao goi va vân hanh may do kim loai phai lam vê sinh sach se ̃ 
̀ ̀ ̉ ̣ ̣
va đây đu bao hô lao đông trước khi tiêp xuc v
́ ́ ới san phâm.
̉ ̉
̉ ̉ ̉ ̃ ̀ ̀ ̀ ̉ ̀ ́
Phai đam bao thông tin ghi trên nhan, bao bi PE, bao bi carton đây đu va chinh xac.
́
́ ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̉ ̉ ̉ ̀ ̉ ̉ ̉
Thao tac bao goi, đong thung va vân chuyên san phâm vao kho bao quan phai nhanh,  
́ ̉
tranh anh hưởng đên nhiêt đô cua san phâm sau câp đông.
́ ̣ ̣ ̉ ̉ ̉ ́
Trương h
̀ ợp đong thung tam thi thung tam phai sach va nguyên ven.
́ ̀ ̣ ̀ ̀ ̣ ̉ ̣ ̀ ̣
̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̀ ̀ ̃ ̃ ́ ̣ ̉ ̉  
Thung tam phai ghi ky hiêu bên ngoai thung: Ghi ro ma sô nguyên liêu, tên san phâm,
̀ ̉ ́ ơ, mau, sô l
ngay san xuât, c ̃ ̀ ́ ượng đê tranh nhâm lân khi thay thung.
̉ ́ ̀ ̃ ̀
́ ̣ ̉ ̉
Trong qua trinh bao goi nêu phat hiên san phâm h
́ ̀ ́ ́ ư  hong, sai c
̉ ơ, mau, phat hiên tap
̃ ̀ ́ ̣ ̣  
̉ ̉ ̣ ̀ ợp bao ngay cho QC hoăc ng
chât trên san phâm hoăc bao bi không phu h
́ ̀ ́ ̣ ươi co trach
̀ ́ ́  
̣
nhiêm xử ly kip th
́ ̣ ơi. 
̀
3.2.2.17 Công đoạn bảo quản
̉ ̉ ́ ược chuyên vao kho bao quan.
San phâm sau khi bao goi đ ̉ ̀ ̉ ̉
Muc đich:
̣ ́
̉ ̉ ́ ượng san phâm.
Đam bao chât l ̉ ̉
Giư nguyên trang thai chât l
̃ ̣ ́ ́ ượng cho đên khi phân phôi đên ng
́ ́ ́ ười tiêu dung.
̀

Page 70
̉ ̉ ̣ ̣ ̣ ̉ ̉ ̉
Luôn đam bao viêc duy tri nhiêt đô cua kho bao quan ≤ ­20
̀ 0
̉ ̀ ̣
C đê lam châm sự  hư 
̉ ̉ ̉ ̉ ̣
hong cua san phâm lanh đông.
Yêu câu:
̀
̣ ̣
Nhiêt đô kho ≤ ­200
C.
̉ ̉
San phâm được xêp theo lô hang.
́ ̀
3.3 Tìm hiểu về xác định thành phần khối lượng và thành phần hoá học của 
cá lóc
3.3.1 Tìm hiểu về thành phần khối lượng cá lóc [1918]
Kiểm tra xác định thành phần khối lượng của cá chép nguyên liệu nhằm mục đích 
xác định được tỉ lệ phần thịt cá được dùng trong sản xuất cá xông khói để từ đó xây 
dựng mức tiêu hao nguyên liệu và tính toán hiệu quả  kinh tế. Kết quả  thí nghiệm 
được thể hiện trên bảng 3.2
Bảng 3.2: Thành phần khối lượng của cá lóc

STT Trọng lượng  Tỉ lệ thành phần khối lượng(%)


cá   nguyên 
con (g) Đầu, xương, 
Fillet bỏ da Nội tạng Vẩy Da
vây

1 300 – 400 28,23 40,78 16,70 4,75 6,60

2 400 – 500 28,96 38,58 18,06 5,22 6,57

3 500 – 600 33,64 38,18 16,06 4,24 6,18

4 600 – 700 33,08 39,23 17,31 3,37 5,19

5 700 – 800 30,86 44,67 13,75 3,26 5,15

6 800 – 1000 32,43 41,26 15,89 3,62 4,83

7 1000 – 1700 33,70 44,07 12,68 3,00 5,47

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu khoa học 2005 Trường Đại học Cần Thơ 

Qua kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ phần thịt phile  ở cá lóc là khá cao từ  28,23 –  


33,70%. Cá có trọng lượng nhỏ thì tỷ lệ thịt phile thu hồi được thấp, cá có kích cỡ 
trung bình 800 – 1000g cho tỷ lệ thịt phile cao tương đương với cá có trọng lượng 
lớn 1000 – 1700g.

Page 71
3.3.2 Tìm hiểu về thành phần hóa học thịt cá lóc [2019]
Cá sau khi thu hồi phile được đem đi xác định thành phần hóa học nhằm đánh giá  
được phẩm chất của nguyên liệu để từ đó lựa chọn các thông số kỹ thuật thích hợp  
trong các công đoạn chế biến xông khói. Kết quả xác định được thể hiện trên bảng 
3.3
Bảng 3.3: Thành phần hóa học thịt cá lóc

STT Trọng  Thành phần hoá học (%)


lượng   cá 
nguyên   con  Đạm   tổng 
(g) Hàm ẩm Đạm NH3 Lipid Tro
số

1 300 – 400 79,72 16,25 0 1,46 0,83

2 400 – 500 79,6 17,02 0 1,56 1,01

3 500 – 600 79,2 17,05 0 1,62 1,09

4 600 – 700 78,91 17,45 0 1,47 1,2

5 700 – 800 78,75 17,68 0 1,56 1,27

6 800 ­1000 78,55 17,91 0 1,79 1,17

7 1000 ­ 1700 78,24 18,05 0 1,87 1,32

Nguồn: Bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam (Bộ Y tế Viện dinh dưỡng)

Từ  kết quả  nghiên cứu trên cho thấy cá lóc là loại cá giá trị  dinh dưỡng cao với  


lượng protein từ  16,25 – 18,05% và hàm lượng lipid từ  1,46 – 1,87%. Cùng với sự 
tăng của trọng lượng cá thì hàm lượng protein và hàm lượng lipit cũng tăng dần. 
Tuy nhiên, với cá có trọng lượng 800 – 1000g cho hàm lượng protein và lipid cao  
gần bằng so với cá có trọng lượng lớn hơn.
Như vậy qua bảng 3.2 và 3.3 ta có thể thấy cá có trọng lượng 800 – 1000g cho tỉ lệ 
thu hồi fillet và giá trị dinh dưỡng cao.
3.3.3 Tìm hiểu chế độ ướp muối cá [1820]
3.3.3.1 Ảnh hưởng của nồng độ ướp muối tới chất lượng cá
Tìm hiểu chế độ ướp muối fillet cá với nồng độ  muối từ 3 – 7%, thời gian  ướp 20 
giờ  sau đó đánh giá chất lượng cảm quan.Tìm hiểu sự  biến đổi chất lượng cảm 
quan thịt cá thể  hiện trên hình 3.1 (Phụ  lục, bảng P.1) – Đây là đánh giá cảm quan 

Page 72
dựa trên sản phẩm cá chép fillet xông khói, có vảy, thịt trắng, hàm lượng chất dinh  
dưỡng như cá lóc.

Hình 3.1 Ảnh hưởng của nồng độ muối chất lượng cảm quan của cá xông khói.
Nhận xét: Cho thấy muối  ướp cá trong dung dịch có nồng độ  muối 3% có điểm  
cảm quan thấp nhất. Điều này có thể  giải thích do nồng độ  muối thấp nên lượng 
muối ngấm vào cá rất ít, cá bị  nhạt vì vậy không đạt yêu cầu về  chất lượng cảm 
quan. Nồng độ muối 4% và từ 6 – 7% cho số điểm cảm quan cao gần bằng nhau và  
điểm cảm quan đạt được ở  nồng độ  muối là 5% là cao nhất.Lúc này cá có vị mặn 
hài hòa, thịt cá săn chắc, màu thịt cá tươi.
Từ kết quả trên chọn nồng độ muối 5% để ướp thịt cá fillet.
3.3.3.2 Ảnh hưởng của thời gian ướp muối tới hàm lượng muối của thịt cá 
sau khi ướp.
Nồng độ  muối  ướp là 5%, thòi gian  ướp muối thay đổi từ  5­25 giờ. Kết quả   ảnh 
hưởng của thời gian ướp muối tới hàm lượng muối của thịt cá sau khi ướp thể hiện  
trên hinh 3.2 (Phụ lục, bảng P.2)

Hình 3.2 Ảnh hưởng của thời gian ướp muối tới hàm lượng muốitrong thịt cá.
Trong quá trình ướp muối nước trong thịt cá khuếch tán ra ngoài dung dịch và muối 
thẩm thấu từ  dung dịch vào trong thịt cá nên hàm lượng nước của cơ  thịt cá giảm 
xuống và hàm lượng muối trong thịt cá tăng lên. Quá trình thẩm thấu muối ban đầu  
diễn ra nhanh rồi chậm dần. Sự thẩm thấu muối vào cá giai đoạn đầu có tốc độ cao 
hơn so giai đoạn cuối vì ban đầu áp suất thẩm thấu của dung dịch lớn, muối thẩm 
thấu vào cá nhiều và nước trong cơ  thịt cá đi ra mạnh. Sau đó áp suất thẩm thấu  
của dung dịch giảm dần nên sự thẩm thấu của muối vào cơ thịt cá giảm. 
Trong thời gian 5 giờ   ướp muối đầu, lượng muối ngấm vào cá là rất ít chỉ  đạt  
1,045% do đó cá rất nhạt. Sau khoảng thời gian 20 giờ thì thấy lượng muối ngấm  
vào cá là 1,934% và đánh giá cảm quan cho thấy phile cá có vị  mặn thích hợp. Sau  

Page 73
25 giờ lượng muối ngấm vào cá cũng sấp xỉ như 20 giờ nhưng thời gian lại kéo dài  
hơn nên chọn thời gian ướp muối phile cá là 20 giờ.
Vậy qua tìm hiểu, có thể xác định được chế độ ướp muối fillet cá là nồng độ muối  
là 5% và thời gian ướp muối là 20 giờ.
3.3.3.3 Xác định tỉ lệ đường cho dịch ngâm tẩm
Thịt cá fillet sau khi  ướp muối đem tẩm với hỗn hợp gia vị, phụ gia theo tỷ lệ tạm  
thời đã chọn và tỉ lệ đường thay đổi từ 2 – 6% so với nguyên liệu chính. Sau đó đem  
sấy ráo, xông khói và kết quả đánh giá cảm quan thaykhi thay đổi tỷ lệ đường được  
thể hiện trên hình 3.3 

Hình 3.3Ảnh hưởng của tỷ lệ đường tới chất lượng cảm quan của cá xông khói
Từ hình 3.3 ta có nhận xét:
Trạng thái và mùi sản phẩm : hầu như  không bị   ảnh hưởng bởi sự  thay đổi tỷ  lệ 
đường. Sản phẩm cá xông khói vẫn giữ được trạng thái bề mặt nhẵn, không bị  nứt 
và mùi hài hoà đặc trưng .
Màu sắc : tỷ lệ đường thấp 2­ 3% thì màu của sản phẩm vàng nhạt, còn ở tỷ lệ cao  
hơn 5 – 6% thì làm cho màu của sản phẩm vàng quá đậm không đạt tiêu chuẩn về 
màu sắc cảm quan của sản phẩm xông khói. Với tỷ lệ đường 4 % thì cho sản phẩm 
có màu vàng nâu.
Vị : với tỷ lệ đường 2 ­ 3% cho sản phẩm có vị nhạt, ở tỷ lệ 5 – 6% thì độ ngọt của  
cá xông khói tăng cao và ở tỷ lệ 4% cho sản phẩm có độ ngọt vừa nhất.
Như vậy tỷ lệ đường đạt 4% cho chất lượng cảm quan của thịt cá là tốt nhất, nên  
chọn tỷ lệ đường là 4%.
3.4 Tìm hiểu các biện pháp kiểm soát chất lượng
3.4.1 Tiêu chuẩn Việt Nam
3.4.1.1 Đường (TCVN 6958:2001) [2121]
a. Chỉ tiêu cảm quan
Bảng 3.4: Chỉ tiêu cảm quan của đường

Chỉ tiêu Phương pháp thử Mức quy định

Page 74
Tinh thể tương đối đồng đều, 
Trạng thái bên ngoài
tơi khô, không vón cục
Tinh thể đường cũng như dung 
Mùi vị dịch đường trong nước cất có vị 
TCVN 6958:2001
ngọt, không có mùi lạ, vị lạ
Tinh thể đường có màu trắng 
Màu sắc óng ánh, Khi pha trong nước 
cất, dung dịch đường trong suốt
Nguồn: TCVN 6958:2001

b. Chỉ tiêu hóa lý
Bảng 3.5: Chỉ tiêu hóa lý của đường

Chỉ tiêu Mức quy định Phương pháp thử

Độ Pol, tính bằng OZ , không  ICUMSA GS 2/3­1 (94); hoặc 
99,80
nhỏ hơn Foodstuffs – EC (94)
Hàm lượng đường khử, tính 
bằng % khối lượng, không lớn  0,03 ICUMSA 2003; GS 2­6 (2001)
hơn
Tro độ dẫn, tính bằng % khối 
0,03 ICUMSA 2003; GS 2/3­17(2002)
lượng, không lớn hơn
Độ ẩm, tính bằng % khối  ICUMSA 2003; GS 2/1/3­15 
0,05
lượng, không lớn hơn (1994)
Độ màu, tính bằng độ ICUMSA, 
20 ICUMSA 2003;GS 2/3­9 (2002)
không lớn hơn

Nguồn: TCVN 6958:2001

22
3.4.1.2 Muối (TCVN 9639:2013) [22 ]

a. Chỉ tiêu cảm quan
Bảng 3.6: Chỉ tiêu cảm quan của muối
Chỉ tiêu Phương pháp thử Mức quy định

Màu sắc Màu trắng
Không mùi, dung dịch 5%  có vị 
Mùi vị TCVN 3973 mặn đặc trưng thuần khiết của 
muối, không có vị lạ
Trạng thái bên ngoài Khô rời

Nguồn: TCVN 9639:2013

b. Chỉ tiêu hóa lý

Bảng 3.7: Chỉ tiêu hóa lý của muối
Chỉ tiêu Mức quy định Phương pháp thử
Độ ẩm, % khối lượng, không lớn 
5,00 ISO 2483
hơn

Page 75
Hàm lượng natri clorua, % khối  TCVN 3973 hoặc TCVN 
99,00
lượng chất khô, không nhỏ hơn 3974:2007
Hàm lượng chất không tan trong 
nước, % khối lượng chất khô,  0,20 ISO 2479
không lớn hơn
Hàm lượng ion canxi (Ca2+), % 
khối lượng chất khô, không lớn  0,20 ISO 2482
hơn
Hàm lượng ion magie (Ma+2), % 
khối lượng chất khô, không lớn  0,25 ISO 2482
hơn
Hàm lượng ion sulfat (), % khối 
0,80 ISO 2480
lượng chất khô, không lớn hơn
Nguồn: TCVN 9639:2013

23
3.4.1.3 Natribenzoat (TCVN 10627:2015) [23 ]

a. Chỉ tiêu cảm quan.
Bảng 3.8: Chỉ tiêu cảm quan của Natribenzoat
Chỉ tiêu Phương pháp thử Mức quy định

Màu sắc Màu trắng
Hầu như không mùi, hay có mùi 
Mùi vị TCVN 3973 đặc trưng rất nhẹ
Thường có dạng vảy hoặc hình 
Trạng thái bên ngoài
kim
Nguồn: TCVN 10627:2015

b. Chỉ tiêu hóa lý
Bảng 3.9: Chỉ tiêu hóa lý của Natribenzoat

Chỉ tiêu Mức quy định Phương pháp thử

Phép thử benzoat Đạt phép thử tại 5.2 4.2.4 của TCVN 6534:2010

Phép thử natri Đạt phép thử tại 5.3 4.1.10 của TCVN 6534:2010

Hao hụt khối lượng sau khi sấy ở 
105 °C trong 4 h, % khối lượng,  1,5 5.1 của TCVN 8900­2:2012
không lớn hơn
Hàm lượng natri benzoat, % khối 
lượng tính theo chất khô, không  99,0 TCVN 10627:2015
nhỏ hơn

Phép thử tính axit hoặc tính kiềm Đạt phép thử tại 5.5 TCVN 10627:2015

Page 76
Hàm lượng chì, mg/kg, không lớn 
2,0 TCVN 10627:2015
hơn

Các chất dễ bị cacbon hóa Đạt phép thử tại 5.6 TCVN 10627:2015

Các chất dễ bị oxy hóa Đạt phép thử tại 5.8 TCVN 10627:2015

Hàm lượng các hợp chất hữu cơ 
clo hóa, tính theo Cl2, % khối  0,07 TCVN 10627:2015
lượng, không lớn hơn

Nguồn: TCVN 10627:2015

3.4.1.4 Phương pháp phân tích chỉ tiêu hóa lý, vi sinh của nguyên liệu cá và sản phẩm

3.4.1.5 Phân tích thành phần khối lượng cá
Cá lóc tươi sau khi mua về  được xử  lý như  sau: đánh vẩy, fillet lấy phần thịt, và  
tách các bộ phận khác, sau đó được cân  để xác định thành phần khối lượng (cân kỹ 
thuật, độ chính xác 0,01g)
3.4.1.6 Các chỉ tiêu hoá học
­ Xác định hàm lượng nước bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi 
(TCVN 3700 – 90).
­ Xác định hàm lượng nito tổng số bằng phương pháp Kjeldah (TCVN 3705– 90).
­ Xác định hàm lượng Lipid bằng phương pháp Soxlet (TCVN 3703 – 90)
­ Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp nung (TCVN 5105 – 90).
­ Xác định hàm lượng muối bằng phương pháp Morh (TCVN 3701 – 90).
Các chỉ  tiêu trên được phân tích tại phòng thí nghiệm phòng Công nghệ  sau thu 
hoạch của Viện Nghiên cứu Hải Sản.
3.4.1.7 Chỉ tiêu vi sinh
­ Phân tích chỉ số tổng vi khuẩn hiếu khí (NMKL 86 ­1999).
­ Phân tích chỉ số Coliform (NMKL 96 ­ 1994).
 ­ Phân tích chỉ số E.coli (NMKL 125 ­ 2005).
Các chỉ tiêu trên được gửi phân tích tại phòng vi sinh ­ Viện Nghiên cứu Hải Sản.

Page 77
3.4.2 Phương pháp đánh giá cảm quan cho điểm chất lượng sản phẩm cá fillet 
xông khói [24]
Phương pháp cảm quan là phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan sản phẩm và 
cho điểm theo một thang điểm quy định. Phương pháp này được quy định trong tiêu  
chuẩn Việt Nam (TCVN 3215­79). Sử dụng hệ điểm 20 điểm, thang điểm 5 bậc và  
điểm cao nhất cho mỗi chỉ tiêu là 5 điểm. Căn cứ  vào chỉ  tiêu chất lượng của sản  
phẩm fillet cá chép xông khói và phương pháp đánh giá cảm quan xây dựng thang  
điểm đánh giá chất lượng cảm quan của sản phẩm. Chất lượng cảm quan của s ản  
phẩm cá lóc fillet xông khói được xác định bởi các chỉ tiêu trạng thái, màu sắc, mùi, 
vị.

Page 78
Bảng 3.10: Thang điểm cho các chỉ tiêu của cá xông khói

Chỉ tiêu

Thang điểm

Trạng thái Màu sắc Mùi Vị

Mùi thơm đặc  Vị đặc trưng của 
Thịt cá dai, bề mặt  Thịt cá màu vàng 
5 trưng của khói,  khói xông, không 
lát cắt mịn. nâu đều.
không có mùi lạ. có vị lạ.

Thịt cá dai, bề mặt  Mùi đặc trưng của  Vị đặc trưng của 


Thịt cá màu vàng 
4 lát cắt mịn,có vết  khói thơm nhẹ,  khói xông ít, không 
nâu đều.
nứt nhỏ. không có mùi lạ có vị lạ.
Mùi đặc trưng của 
Không có vị đặc 
Thịt cá dai, bề mặt  Thịt cá màu vàng  khói xông kém 
3 trưng của khói 
lát cắt không mịn. nâu nhạt. thơm, không có mùi 
xông.
lạ.
Thịt cá kém dai, bề  Mùi đặc trưng của 
Thịt cá màu vàng 
2 mặt lát cắt không  khói xông kém  Có vị đắng và chua
nhạt, không đều.
mịn. thơm, lẫn mùi lạ.

Không có mùi đặc 
Thịt cá bở, bề mặt  Thịt cá vàng nhạt,  Xuất hiện nhiều vị 
1 trưng của khói 
lát cắt không mịn. không đều.. lạ.
xông, có mùi lạ.

Thịt cá bở, lát cắt 
Thịt cá có màu nâu  Không mùi thơm, 
0 bị rời ra khi cắt lát,  Vị lạ rất khó chịu
xám. mùi lạ khó chịu.
không bóng mịn.

Nguồn: TCVN 3215­79

Hệ số quan trọng của mỗi chỉ tiêu cảm quan căn cứ vào đặc điểm và tính chất quan  
trọng của chỉ tiêu đó đối với chất lượng sản phẩm

Page 79
Bảng 3.11: Hệ số quan trọng cho các chỉ tiêu

Chỉ tiêu Hệ số quan trọng
1. Trạng thái (độ chắc, độ mịn, vết 
1.2
nứt lát cắt …)
2. Màu sắc 0.8

3. Mùi 1.0

4. Vị 1.0
Điểm cảm quan chung = 1,2 x điểm trạng thái + 0,8 x điểm màu sắc + 1,0 x 
điểm mùi + 1,0 x điểm vị
Nguồn: TCVN 3215­79

Điểm có trọng lượng bằng tích số  của điểm chưa có trọng lượng với hệ  số  quan  


trọng tương ứng
Điểm cảm quan chung bằng tổng điểm cảm quan có trọng lượng của các chỉ  tiêu 
đánh giá. 
Căn cứ  vào điểm cảm quan chung để  đánh giá mức chất lượng như  sau (TCVN 
3215­ 79)
Bảng 3.12:  Đánh giá chất lượng sản phẩm theo điểm cảm quan chung
Yêu cầu điểm trung bình 
Cấp chất lượng Điểm chung chưa có trọng lượng đối với 
từng chỉ tiêu
Các chỉ tiêu quan trọng nhất: 
Loại tốt 18,6  ­ 20,0
≥   4,7
Các chỉ tiêu quan trọng nhất: 
Loại khá 15,2 ­ 18,5
≥   3,8
Loại trung bình 11,2 ­ 15,1 Mỗi chỉ tiêu:  ≥  2,8

Loại kém 7,2 ­ 11,1 Mỗi chỉ tiêu:  ≥  1,8

Loại rất kém 4,0 ­ 7,1 Mỗi chỉ tiêu:  ≥  1,0

Loại hư hỏng 0 ­ 3,9 ­

Nguồn: TCVN 3215­79

CHƯƠNG 4.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận
Sau thời gian tìm hiểu đề tài đã đạt được một số kết quả sau:

Page 80
Xác định được thành phần khối lượng của cá lóc với cá cỡ  cá khác nhau từ 
300 – 1700g, tuy nhiên cá từ 800­1000g cho tỷ lệ fillet thu hồi cao nhất là 32,34%
Xác định được thành phần hoá học của cá lóc:
Hàm ẩm : 78,24 – 79,72%.
Đạm tổng số : 16,25 – 17,95.
Đạm NH3 : 0
Lipid : 1,46 – 1,87.
Tro : 0,83 – 1,32
Đánh giá chất lượng vi sinh, hóa học, cảm quan của nguyên liệu và sản 
phẩm cá lóc fillet xông khói.
Tìm hiểu được quy trình chế biến cá lóc fillet xông khói.
4.2 Đề xuất – Kiến nghị
Nước mình hiện nay các sản phẩm xông khói có rất nhiều như  thịt xông khói, xúc  
xích xông khói, cá basa fillet xông khói…. nhưng các sản phẩm từ  cá lại rất ít. Đa  
phần các sản phẩm xông khói có nguyên liệu từ cá được làm theo phương pháp gia  
truyền, nhỏ  lẻ  tại gia, chưa có công ty nào chính thức sản xuất theo Tiêu chuẩn 
Việt Nam.
Cá lóc là loài cá có dinh dưỡng cao, ít chất béo, chứa nhiều vitamin và chất khoáng, 
do vậy hạn chế được các bệnh về  tim mạch, béo phì,...Đồng thời cá còn chứa các  
chất như: Albumin, globulin, nucleopotin,... nên ăn nhiều cá thì có khả  năng chống  
lão hoá cao hơn ăn nhiều thịt. Đặc biệt với sản phẩm xông khói có tác dụng tiện  
lợi, tiết kiệm thời gian trong sửa dụng.
Mong rằng sau đề tài này, các nhà sản xuất có thêm một sản phẩm mới có thể phát 
triển ra thị trường nhằm phục vụ cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Page 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].http://www.rial.org/project/Datagenbank/Htmls.
[2]. http://vasep.com.vn/1192/OneContent/tong­quan­nganh.htm
[3]. Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ  Minh Phụng, tập I (1990), tập II (1996) ,  Công nghệ 
chế biến thực phẩm thuỷ sản. NXB Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
[4]. Nguyễn Trọng Cẩn (Chủ biên), Đỗ  Minh Phụng, Nguyễn Lệ Hà (2008), Công 
nghệ đồ hộp thuỷ sản và gia súc, gia cầm.NXB Khoa học và Kỹ thuật.
[5]. Nguyễn Văn Lệ  (2005), Công trình nghiên cứu: Quy trình công nghệ  sản xuất  
xúc xích cá Rô phi.Viện nghiên cứu Hải Sản Bộ Thuỷ sản.
[6]. Lê Thị Hiền (2000), Nghiên cứu chế biến  cá Mối xông khói đựng trong bao bì  
chấttrùng hợp. Luận văn tốt nghiệp Đại học Thuỷ sản .
[7]. Phạm Thu Sương (1997), Nghiên cứu chế biến cá Ngừ xông khói. Luậnvăn cao 
học, Trường Đại học Thuỷ sản.
[8].   Pelroy,   ­G.;   Peterson,   ­M.;   Paranjpye,­R.;   Almond,   ­J.;   Eklund,   ­M   (1994), 
Inhibition   of   Listeria   monocytogenes   in   cold­process   (smoked)   salmon   by   sodium  
nitrite   and   packaging   method.  International   Association   of   Milk,   Food   and 
Environmental Sanitarians.p.114­119.
[9]   Himelbloom,   ­B.H.;Crapo,­C.A   (1996),  Microbial   quality   of   an   Alaska   native  
smoked salmon process.Journal of food protection.p.56­58.
[10]   Simko   (1991),  Changes   of   benzo(a)pyrene   contents   in   smoked   fish   during  
storage.Levier Applied Science Publishers.p.293­300.
[11] Beltran,­A.; Moral,­A. (1991),  Changes in fatty acid composition of fresh and  
frozen sardine (Sardina pilchardu W) during smoking. –Food­Chem. Essex: Elsevier 
Applied Scien Publishers. p. 99­109.
[12]   Bhuiyan,   Ackman   (1993),  Nutritional   composition   of   raw   and   smoked   on  
Atlantic mackerel. Journal of Food processing and preservation p. 172­184
[13].http://www.nutifood.com.vn
[14]. https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_C%C3%A1_qu%E1%BA%A3

Page 82
[15].  Đoàn Thị  Kiều Tiên. 2002. Luận văn tốt nghiệp “ Khảo sát các yếu tố   ảnh  
hưởng đến chất lượng cá lóc xong khói”. Đại học Cần Thơ.
[16]. Trần Đức Ba (Chủ  biên), Nguyễn Văn Tài, Trần Thu Hà (2009),  Giáo trình 
công nghệ lạnh thủy sản, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.
[17].https://voer.edu.vn/m/thanh­phan­hoa­hoc­va­tinh­chat­cua­dong­vat­thuy­
san/b9fbb727
[18]. Vũ Thị Thùy Ninh, Nghiên cứu quy trình sản xuất cá chép xông khói, luận văn 
tốt nghiệp trường đại học Thủy sản
[19]. http://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/
[20]. Bảng thành phần dinh dưỡng, Bộ Y tế Viện dinh dưỡng, NXB Y Học 2007
[21]. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6958:2001 – Đường tinh luyện
[22]. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9639:2013 – Muối (Natri Clorua) tinh
[23]. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10627:2015 – Phụ gia thực phẩm Natribenzoat
[2424]. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3215:79 – Sản phẩm thực phẩm phân tích cảm  
quan, phương pháp cho điểm. 

Page 83
PHỤ LỤC 1 Kết quả các số liệu thực nghiệm
P.1: Ảnh hưởng của nồng độ muối đến chất lượng cảm quan của thịt cá

Nồng độ muối (%) 3 4 5 6 7
Trạng thái 3,0 3,5 5,0 4,0 4,0
Màu sắc 3,5 4,0 5,0 4,0 4,5
Mùi 3,5 4,5 4,5 4,5 4,0
Vị 2,5 3,5 5,0 4,5 4,0
Điểm cảm quan chung 12,5 15,5 19 17 16,5

P.2 Ảnh hưởng của thời gian ướp muối tới hàm lượng muối trong thịt cá
Thời gian ướp muối 
5 10 15 20 25
(giờ)
Hàm lượng muối (%) 1,045 1,427 1,625 1,934 1,937

P.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ đường đến chất lượng cảm quan của sản phẩm

Tỷ lệ đường (%) 2 3 4 5 6
Trạng thái 4,8 4,8 4,8 4,8 4,8
Màu sắc 3,2 3,2 3.8 3,36 3,28
Mùi 3,6 3,6 4,0 3,8 3,6
Vị 3,8 3,8 4,2 4,0 3,8
Điểm cảm quan chung 15,4 15,4 16,8 15,96 15,48

Page 84
P.4 Ảnh hưởng của tỷ lệ dịch khói đến chất lượng cảm quan của sản phẩm

Tỷ lệ dịch khói (%) 2 3 4
Trạng thái 5,04 5,04 5,04
Màu sắc 3,36 3,84 3,52
Mùi 4,1 4,3 4,0
Vị 3,8 4,2 3,8
Điểm cảm quan chung 16,3 17,38 16,36

Page 85
PHỤ LỤC 2 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 3215­79
SẢN PHẨM THỰC PHẨM PHÂN TÍCH CẢM QUAN
PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM
Cơ quan biên soạn và đề nghị ban hành: 
Cục kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hóa
Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước
Cơ quan trình duyệt:
Cục Tiêu chuẩn
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Quyết định ban hành số: 722/QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1979
SẢN PHẨM THỰC PHẨM 
PHÂN TÍCH CẢM QUAN
PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM
Food products sensorial analysis Method by frointingmark
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm  
bằng cảm quan cho điểm, áp dụng để  kiểm tra tất cả  các chỉ  tiêu cảm quan hoặc  
từng chỉ tiêu riêng biệt (trạng thái, màu sắc, mùi, vị…) của từng loại sản phẩm và 
hàng hóa. Trong trường hợp các sản phẩm cùng loại, phương pháp này áp dụng để 
xác định  ảnh hưởng của các phương án thay đổi nguyên liệu, phương pháp sản  
xuất, chế biến, xử lý, đóng gói và bảo quản tới chất lượng sản phẩm.
Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở đánh giá cảm thụ xuất hiện theo loại và  
cường độ của cảm thụ đó.
1. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1. Hệ số quan trọng biểu thị mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu cảm quan riêng 
biệt và được quy định trong các tiêu chuẩn đánh giá cảm quan của từng loại sản  
phẩm hoặc các văn bản khác.

Page 86
1.2. Điểm chưa có trọng lượng của một chỉ tiêu cảm quan là kết quả  đánh giá chỉ 
tiêu đó do một người kiểm tra tiến hành.
1.3. Điểm trung bình chưa có trọng lượng của một chỉ tiêu cảm quan là trung bình  
cộng các kết quả đánh giá đối với chỉ tiêu đó của một hội đồng.
1.4. Điểm có trọng lượng của một chỉ  tiêu cảm quan là tích của điểm trung bình 
chưa có trọng lượng và hệ số quan trọng của chỉ tiêu đó.
1.5. Điểm chung là tổng số điểm có trọng lượng của tất cả các chỉ tiêu cảm quan.
1.6. Khi đánh giá tất cả  các chỉ  tiêu cảm quan hay từng chỉ tiêu riêng biệt của sản 
phẩm phải dùng hệ điểm 20 xây dựng trên một thang thống nhất 6 bậc 5 điểm (từ 0  
đến 5) trong đó:
­ 5 trong 6 bậc đánh giá (bằng chữ  số từ  5 đến 1)  ở  dạng m chưa có trọng lượng 
đối với mức độ khuyết tật của từng chỉ tiêu cảm quan.
­ 1 bậc đánh giá bằng chữ số 0 để biểu thị  khuyết tật  ứng sản phẩm «bị hỏng» và 
không sử dụng được nữa.
1.7. Sáu bậc đánh giá phải tương ứng với nội dung mô tả trong bảng 1.
Bảng 1
Điểm   chưa   có 
Bậc đánh giá Cơ sở đánh giá
trọng lượng
Trong chỉ  tiêu đang xét, sản phẩm có tính tốt đặc trưng và 
1 5 rõ rệt cho chỉ tiêu đó, sản phẩm không có sai lỗi và khuyết  
tật nào.
Sản phẩm có khuyết tật nhỏ hoặc sai lỗi nhỏ hoặc cả hai  
2 4
nhưng không làm giảm giá trị cảm quan của sản phẩm đó
Sản   phẩm   có   khuyết   tật   hoặc   sai   lỗi   hoặc   cả   hai.   Số 
lượng và mức độ của khuyết tật, sai lỗi đó làm giảm giá trị 
3 3
cảm quan của sản phẩm, nhưng sản phẩm vẫn  đạt theo  
tiêu chuẩn.
Sản   phẩm   có   khuyết   tật   hoặc   sai   lỗi   hoặc   cả   hai.   Số 
lượng và mức độ của khuyết tật, sai lỗi làm cho sản phẩm  
4 2
không   đạt   mức   chất   lượng   quy   định   trong   tiêu   chuẩn, 
nhưng còn khả năng bán được.
Sản phẩm có khuyết tật và sai lỗi  ở  mức độ  trầm trọng 
không đạt mục đích sử dụng chính của sản phẩm đó. Song 
5 1 sản phẩm vẫn chưa bị coi là «hỏng». Sản phẩm đó không  
thể  bán được, nhưng sau khi tái chế  thích hợp vẫn có thể 
sử dụng được.
Sản  phẩm   có   khuyết   tật   và   sai   lỗi   ở   mức   độ   rất   trầm 
6 0 trọng, sản phẩm bị  coi là «hỏng» và không sử  dụng được 
nữa.

2. ĐIỀU KIỆN KIỂM TRA CHUNG

Page 87
2.1. Yêu cầu đối với phòng kiểm tra cảm quan.
2.1.1. Phòng kiểm tra cảm quan phải rộng rãi, sáng sủa, mát mẻ, yên tĩnh, sạch sẽ,  
xa các phòng thí nghiệm và đủ  ánh sáng. Phòng cần tránh ánh nắng trực tiếp của 
mặt trời và trong phòng không được có mùi lạ.
Nhiệt độ phòng phải đạt 20 – 25 oC và độ ẩm tương đối của không khí trong phòng 
khoảng 75 – 90 %.
Chú thích. Đối với các cơ  sở  chưa có điều kiện khống chế  nhiệt độ  theo yêu cầu 
trên, cho phép đánh giá  ở  nhiệt độ  phòng, nhưng nhiệt độ  không cao quá 32  oC và 
phải ghi nhiệt độ phòng khi kiểm tra vào biên bản.
2.1.2. Trong phòng kiểm tra cảm quan chỉ được sắp xếp các loại dụng cụ, bàn ghế 
cần thiết đảm bảo cho người kiểm tra làm việc thuận tiện.
2.1.3. Bàn làm việc và ghế  ngồi trong phòng phải sạch sẽ. Khi sử  dụng ánh sáng  
nhân tạo phải đảm bảo như ánh sáng tự nhiên ban ngày. Tại mỗi bàn làm việc của  
người đánh giá phải đảm bảo cường độ chiếu sáng từ 400 – 900 lux.
2.1.4. Mặt bàn làm việc phải màu trắng. Tấm bọc mặt bàn có thể  làm bằng nhựa,  
bìa hoặc các vật liệu khác nhau không được có mùi.
2.1.5. Nón, mũ, khăn và các đồ  dùng khác của người kiểm tra không cần thiết cho 
việc kiểm tra phải để ngoài phòng.
2.1.6. Chỗ  ngồi của người kiểm tra phải bố trí sao cho không gây  ảnh hưởng lẫn  
nhau.
Vị  trí làm việc của chủ  tịch hội đồng được bố  trí sao cho có thể  quan sát rõ các 
thành viên của hội đồng.
2.2. Yêu cầu đối với phòng chuẩn bị mẫu.
2.2.1. Tùy theo yêu cầu, mục đích kiểm tra cảm quan và đối tượng kiểm tra, phòng 
chuẩn bị  mẫu cần có các loại thiết bị, dụng cụ  cần thiết cho việc chuẩn bị  mẫu  
đem kiểm tra.
2.3. Người kiểm tra và hội đồng đánh giá cảm quan.
2.3.1. Trước khi tham gia với tư  cách là thành viên hội đồng đánh giá cảm quan,  
người kiểm tra phải thực hiện những điều đã được cơ  quan chủ  trì kiểm tra quy  
định.

Page 88
2.3.2. Người kiểm tra phải có khả năng đánh giá khách quan có khả năng phân biệt  
cảm giác tốt, có kiến thức chuyên môn tốt và kiến thức phân tích cảm quan.
2.3.3 Trường hợp cần thiết, trước khi tham gia kiểm tra thành viên hội đồng phải 
được hội đồng kiểm tra sự nhận cảm.
2.3.4. Khi tiến hành kiểm tra cảm quan, người kiểm tra không ở  trạng thái quá no 
hoặc quá đói, không được dùng đồ ăn thức uống có chất gia vị kích thích mạnh hay  
một chất nào đó có lưu vị lâu.
Trước và trong khi tiến hành kiểm tra cảm quan, người kiểm tra không được hút 
thuốc lá, thuốc lào.
Trước lúc kiểm tra không được sử dụng các loại kem, phấn nước hoa và xà phòng  
thơm có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá cảm quan.
2.3.5. Hội đồng đánh giá cảm quan phải có ít nhất là 5 người và nhiều nhất là 12 
người.
2.3.6. Hội đồng đánh giá cảm quan phải có chủ tịch và thư ký để lãnh đạo hội đồng  
trong quá trình làm việc.
3. KIỂM TRA CẢM QUAN
3.1. Lấy mẫu
3.1.1. Tùy theo từng loại sản phẩm và yêu cầu của việc kiểm tra mà quy định lượng  
mẫu cần lấy cho thích hợp.
3.1.2. Số  lượng mẫu và số  lượng chỉ  tiêu cần kiểm tra sẽ  được giới hạn tùy theo 
từng loại sản phẩm đem kiểm tra và mục đích kiểm tra.
3.1.3. Trong quá trình vận chuyển và bảo quản mẫu phải thực hiện đúng các yêu 
cầu trong tiêu chuẩn hoặc quy định của từng loại sản phẩm.
3.2. Chuẩn bị mẫu để kiểm tra
3.2.1. Việc chuẩn bị  mẫu để  kiểm tra cảm quan phải tiến hành theo các yêu cầu 
trong tiêu chuẩn hoặc các quy định đối với từng loại sản phẩm.
3.2.2. Đối với một số loại sản phẩm khó nhận rõ mùi và vị  khi chuẩn bị  mẫu, cho 
phép sử dụng các loại dụng cụ và nguyên liệu phụ, nhưng không được ảnh hưởng 
đến kết quả kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan khác.

Page 89
3.2.3. Tùy theo từng loại sản phẩm, số chỉ tiêu cần kiểm tra và mục đích kiểm tra  
mà chuẩn bị  mẫu chung đủ  dùng cho việc kiểm tra. Trường hợp cần thiết phải  
chuẩn bị  một lượng mẫu đủ  để  phân chia thành những mẫu riêng cho từng thành  
viên hội đồng kiểm tra các chỉ tiêu khác nhau của sản phẩm.
3.2.4. Nhiệt độ của các mẫu phải đồng nhất và không thay đổi trong suốt quá trình  
kiểm tra và phải được quy định trong tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm.
3.3. Mẫu chuẩn để so sánh.
3.3.1. Việc kiểm tra bằng phương pháp cảm quan cho điểm có thể thực hiện bằng 
cách so sánh mẫu cần kiểm tra với mẫu được chọn làm chuẩn do chủ tịch hội đồng  
quyết định sau khi đã tham khảo ý kiến của các thành viên trong hội đồng.
3.3.2. Tiến hành kiểm tra các chỉ  tiêu của mẫu chuẩn và mẫu cần kiểm tra cùng  
một lúc.
3.4. Dụng cụ dùng để kiểm tra.
3.4.1. Dụng cụ dùng trong suốt quá trình kiểm tra phải đồng nhất về vật liệu, hình  
dáng, kích thước, màu sắc và không được ảnh hưởng đến sản phẩm cần kiểm tra 
hay người kiểm tra.
3.4.2. Tùy theo tính chất riêng của từng loại sản phẩm mà quy định kích thước, hình 
dạng, vật liệu sản xuất và màu sắc của dụng cụ chứa cho thích hợp.
3.4.3. Trước khi bắt đầu kiểm tra, các dụng cụ  đựng mẫu phải được đánh dấu  
bằng chữ  số, chữ  cái hay ghi số. Ghi số nên thực hiện một cách ngẫu nhiên bằng 
cách dùng một số có 3 chữ số.Mỗi lần thử nên thay đổi số mặc dù kiểm tra lại cùng  
một loại sản phẩm.
3.5. Chuẩn bị kiểm tra.
3.5.1. Chủ tịch hội đồng tiến hành kiểm tra và xem xét lại phòng kiểm tra cảm quan  
có đảm bảo các yêu cầu đã được quy định trong mục 2.1 hay không.
3.5.2. Bàn làm việc phải có đầy đủ  các phương tiện cho thành viên hội đồng tiến 
hành kiểm tra.
3.5.3. Các mẫu cùng loại sản phẩm phải gộp lại thành một nhóm. Thứ  tự kiểm tra  
trong cùng một nhóm sản phẩm tùy theo độ  đậm đặc hay cường độ  hương vị  và 

Page 90
màu sắc của sản phẩm và do chủ tịch hội đồng quyết định sau khi đã tham khảo ý  
kiến các thành viên.
3.5.4. Trước khi bắt đầu kiểm tra cảm quan, chủ tịch hội đồng và các thành viên hội 
đồng thảo luận sơ bộ về nội dung cần kiểm tra và loại mẫu được kiểm tra nhưng 
không được gây ảnh hưởng đến nhận xét sau này của các thành viên hội đồng.
3.5.5. Trước và trong khi kiểm tra không được thông báo tên cơ sở sản xuất ra sản  
phẩm cho các thành viên hội đồng.
3.6. Tiến hành kiểm tra.
3.6.1. Tiến hành kiểm tra chỉ  tiêu ngoại quan của sản phẩm từ  một mẫu đã được 
pha trộn đều và không chia lẻ. Trường hợp cần thiết phải lưu mẫu để kiểm tra khi 
có tranh chấp.
3.6.2. Từng thành viên hội đồng tiến hành kiểm tra từng chỉ  tiêu riêng theo bảng  
điểm tiêu chuẩn cùng với sản phẩm được kiểm tra và dùng số nguyên để cho điểm 
từ 0 đến 5.
3.6.3. Khi các mẫu không đồng nhất (Ví dụ: các mẫu của món đó nấu bao gồm  
nhiều thành phần) thì việc đánh giá các thành phần khác nhau đó sẽ được thực hiện 
theo những điều kiện thích hợp nhất.
3.6.4. Sau mỗi mẫu kiểm tra, thành viên hội đồng phải dùng nước không mùi, vị và  
thực phẩm không gây  ảnh hưởng đến độ  nhạy cảm để  lấy lại sự  nhận cảm ban  
đầu.
3.6.5. Trong khi tiến hành kiểm tra, các thành viên hội đồng không được trao đổi  
mạn đàm hay làm việc khác.
3.6.6. Sau khi tiến hành kiểm tra được một nhóm mẫu cần nghỉ giải lao khoảng 10  
– 15 phút hoặc sau nửa số mẫu cần nghỉ khoảng 20 – 30 phút.
4. BIỂU DIỄN KẾT QUẢ VÀ QUY ĐỊNH CHUNG
4.1. Các kết quả kiểm tra được biểu diễn vào phiếu ghi điểm và thông báo cho chủ 
tịch hội đồng bằng thẻ ghi chữ số.
4.2. Nhận xét của từng thành viên hội đồng được ghi rõ trong phiếu ghi kết quả 
kiểm tra.

Page 91
Mẫu của phiếu ghi kết quả kiểm tra được quy định trong phụ lục 1 của tiêu chuẩn  
này.
4.3. Để đạt được yêu cầu về chất lượng, số điểm trung bình chưa có trọng lượng  
của mỗi chỉ tiêu cảm quan phải đạt ít nhất là 2,8 (xem phụ lục 2) và số điểm chung 
ít nhất phải là 11,2 đối với một sản phẩm.
4.4. Nếu cho 1 chỉ tiêu cảm quan điểm O thì việc kiểm tra nên tiến hành lại một lần  
nữa đối với chỉ tiêu đó để có ý kiến nhận xét được chính xác hơn. Khi hội đồng đã 
quyết định cho một chỉ  tiêu nào đó điểm O thì sản phẩm đó bị  đánh giá số  điểm  
chung bằng O.
4.5. Đối với mẫu sản phẩm đồng nhất, nhận xét của một thành viên hội đồng bị 
bác bỏ  khi nhận xét đó chênh lệch quá 1,5 điểm so với điểm trung bình chưa có 
trọng lượng.
4.6. Đối với mẫu sản phẩm không đồng nhất, nhận xét của các thành viên hội đồng  
bị bác bỏ khi có ít nhất một thành viên hội đồng cho điểm kém hơn với bằng chứng 
cụ thể, lý lẽ vững vàng. Điểm của mẫu sản phẩm lấy theo điểm của thành viên đó.
4.7. Việc phân loại danh hiệu chất lượng dựa theo điểm chung tương ứng với từng 
sản phẩm và được quy định trong tiêu chuẩn phân tích cảm quan của sản phẩm đó.
4.8. Tùy theo từng sản phẩm cho phép dùng các danh hiệu chất lượng sau để  phân 
loại chất lượng.
Yêu cầu về điểm trung bình chưa trọng 
Danh hiệu chất lượng Điểm chung
lượng đối với các chỉ tiêu
Các chỉ  tiêu quan trọng nhất lớn hơn  
Loại tốt 18,6 – 20,0
hoặc bằng 4,8
Các chỉ  tiêu quan trọng nhất lớn hơn  
Loại khá 15,2 – 18,5
hoặc bằng 3,8
Loại trung bình 11,2 – 15,1 Mỗi chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 2,8
Loại kém – (không đạt mức chất 
lượng   quy   định   trong   tiêu   chuẩn  7,2 – 11,1 Mỗi chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 1,8
nhưng còn khả năng bán được)
Loại   rất   kém   –   (không   có   khả 
năng bán   được nhưng sau khi  tái  4,0 – 7,1 Mỗi chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 1,0
chế thích hợp còn sử dụng được)
Loại hỏng – (không còn sử  dụng  
0 – 3,9 ­
được)

5. CÁCH TÍNH

Page 92
5.1. Tính điểm trung bình của các thành viên hội đồng đối với từng chỉ  tiêu cảm  
quan, lấy chính xác đến 1 chữ số thập phân sau dấu phẩy. Sau đó đem nhân với hệ 
số quan trọng tương ứng của chỉ tiêu đó.
5.2. Tính tổng số  điểm có trọng lượng của tất cả  các chỉ  tiêu cảm quan được số 
điểm chung.

Page 93
PHỤ LỤC
1. Mẫu phiếu ghi kết quả kiểm tra phải theo đúng các mục quy định trong bảng sau.
Tên sản phẩm kiểm tra: Ngày        tháng        năm

Họ  và tên người kiểm  Chữ ký:
tra:
Ghi chú
Mẫu số Các chỉ tiêu Điểm từ 0 đến 5
(Nhận xét bằng từ)

Đối với mỗi một chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm cho một điểm bằng số nguyên từ 
0 đến 5, số điểm tăng lên theo chất lượng hay cường độ.
2. Số tối thiểu các thành viên hội đồng phải cho ít nhất 3 (4, 5) điểm đối với mỗi  
chỉ tiêu, mà sản phẩm kiểm tra được xem là đạt (Khá, Tốt) về chỉ tiêu đó, được quy  
định trong bảng sau:

Số người cho điểm Điểm trung bình của hội đồng về một chỉ tiêu
Hội đồng cảm quan (từ 
5 – 12 người)
Điểm 3 (4, 5) Điểm 2 (3, 4)

5 4 1 2,8 (3,8 ; 4,8)
6 5 1 2,8 (3,8 ; 4,8)
7 6 1 2,8 (3,8 ; 4,8)
8 6 2 2,8 (3,8 ; 4,8)
9 7 2 2,8 (3,8 ; 4,8)
10 8 2 2,8 (3,8 ; 4,8)
11 9 2 2,8 (3,8 ; 4,8)
12 10 2 2,8 (3,8 ; 4,8)

Ví dụ:
3. Có một hội đồng kiểm tra chất lượng sản phẩm Bia tiến kiểm tra 1 mẫu Bia của  
1 xí nghiệp nào đó và kết quả kiểm tra được ghi lại theo bảng sau.
Chỉ  Điểm  Tổng  Điểm  Hệ  Điểm có trọng lượng
tiêu  của  số  trung  số 
chất  các  điểm bình quan 
lượng thành  trọng
viên

Page 94
A B C D E F G

­   Màu   sắc,   độ 


3 4 3 3 4 3 4 24 3,43 0,4 1,37
trong

­ Độ tạo bọt 4 3 4 3 3 4 3 24 3,43 0,8 2,74

­ Mùi 3 3 3 2 3 3 3 20 2,86 0,8 2,28

­ Vị 4 4 3 3 4 3 4 25 3,57 2,0 7,14

Cộng 4,0 13,53

Căn cứ  vào điểm chung 13,53 = 13,5 và căn cứ  vào điểm trung bình chưa có trọng  


lượng của các chỉ tiêu (cột 10 – điểm trung bình) và tiến hành đối chiếu so sánh với  
mục 4.8 của TCVN 3215 – 79 ta có mẫu bia của xí nghiệp đó đạt loại trung bình về 
các chỉ tiêu cảm quan.
4. Tùy theo đặc điểm riêng của các loại sản phẩm nông nghiệp có thể áp dụng tiêu 
chuẩn này để xây dựng bảng điểm và kiểm tra đối với sản phẩm đó.
5. Những điểm chủ yếu của nội dung biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng  
cảm quan.
5.1. Ngày tháng kiểm tra và danh sách thành viên tham gia kiểm tra cảm quan.
5.2. Tên sản phẩm, khối lượng lô hàng, ký hiệu, ngày tháng sản xuất, khối lượng  
mẫu lấy để kiểm tra cảm quan.
5.3. Số lượng mẫu và chỉ tiêu kiểm tra đối với từng mẫu.
5.4. Mẫu được dùng để so sánh (nếu có)
5.5. Số lần kiểm tra để đạt được kết quả đối với từng mẫu.
5.6. Các điều kiện áp dụng trong quá trình kiểm tra.
5.7. Điều kiện môi trường trong phòng kiểm tra cảm quan.
5.8. Kết quả đạt được.
5.9. Chữ ký của Chủ tịch và Thư ký hội đồng cảm quan.

Page 95
PHỤ LỤC 3 TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9639 : 2013
MUỐI (NATRI CLORUA) TINH
Refined sodium chloride
Lời nói đầu
TCVN 9639:2013 do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản về nghề muối  
biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề  nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn 
Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MUỐI (NATRI CLORUA) TINH
Refined sodium chloride
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho muối (natri clorua) tinh sử dụng làm nguyên liệu trong  
chế biến thực phẩm, y tế và các ngành công nghiệp khác.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này.Đối với các 
tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài  
liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả 
các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 3973, Muối ăn (natri clorua)­ Phương pháp thử
TCVN 3974:2007 (CODEX STAN 150­1985, Rev.1­1997, Amend.1­1999, Amend.2­
2001), Muối thực phẩm
ISO 2479, Sodium chloride for industrial use ­ Determinatrion of matter insoluble in  
water   or   in   acid   and   preparation   of   principal   solutions   for   other   determinations  
[Muối (natri clorua) dùng trong công nghiệp. Xác định tạp chất không tan trong  
nước hoặc axit và chuẩn bị các dung dịch cho các phép xác định khác]
ISO 2480,  Sodium chloride for industrial use ­ Determination of sulphate content ­  
Barium sulphate gravimetric method [Muối (natri clorua) dùng trong công nghiệp ­  
Xác định hàm lượng sulfat ­ Phương pháp đo khối lượng bari sulfat]
ISO   2482,  Sodium   chloride   for   industrial   use   ­   Determination   of   calcium   and  
magnesium   contents   ­   EDTA   complexometric   methods   [Muối   (natri   clorua)   dùng  

Page 96
trong công nghiệp ­ Xác định hàm lượng canxi và magie ­ Phương pháp đo phức  
chất EDTA]
ISO 2483,  Sodium chloride for industrial use ­ Determination of the loss of mass at  
110 degrees C [Muối (natri clorua) dùng trong công nghiệp ­ Xác định hao hụt khối  
lượng khi sấy ở 110 oC]
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1.
Muối (natri clorua) tinh (refined sodium chloride)
Sản phẩm ở dạng tinh chế từ muối thô hoặc được sản xuất trực tiếp từ nước biển.
4. Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Yêu cầu cảm quan
Các chỉ tiêu cảm quan đối với muối tinh được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 ­ Yêu cầu cảm quan
Tên chỉ tiêu Yêu cầu

1. Màu sắc Màu trắng

2. Mùi Không mùi

3. Vị Dung dịch 5 % có vị mặn thuần khiết đặc trưng của muối, không có vị lạ

4. Trạng thái Khô rời

4.2. Yêu cầu lý hóa
Các chỉ tiêu lý hóa của muối tinh được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 ­ Yêu cầu lý hóa

Tên chỉ tiêu Mức

1. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn 5,00

2. Hàm lượng natri clorua, % khối lượng chất khô, không nhỏ hơn 99,00

3. Hàm lượng chất không tan trong nước, % khối lượng chất khô, không lớn hơn 0,20

Page 97
4. Hàm lượng ion canxi (Ca2+), % khối lượng chất khô, không lớn hơn 0,20

5. Hàm lượng ion magie (Ma+2), % khối lượng chất khô, không lớn hơn 0,25

6. Hàm lượng ion sulfat (), % khối lượng chất khô, không lớn hơn 0,80

5. Lấy mẫu
Lấy mẫu theo TCVN 3974:2007 (CODEX STAN 150­1985, Rev.1­1997, Amend.1­
1999, Amend:2­2001).
6. Phương pháp thử
6.1. Xác định các chỉ tiêu cảm quan, theo TCVN 3973.
6.2. Xác định hàm lượng natri clorua,  theo TCVN 3973 hoặc TCVN 3974:2007 
(CODEX STAN 150­1985, Rev.1­1997, Amend.1­1999, Amend:2­2001).
6.3. Xác định độ ẩm, theo ISO 2483.
6.4. Xác định hàm lượng chất không tan trong nước, theo ISO 2479.
6.5. Xác định hàm lượng ion canxi, theo ISO 2482.
6.6. Xác định hàm lượng ion magie, theo ISO 2482.
6.7. Xác định hàm lượng ion sulfat, theo ISO 2480.
7. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
7.1. Bao gói
Muối tinh phải được đóng gói định lượng trong bao bì sạch, khô, hợp vệ sinh.
7.2. Ghi nhãn
Sản phẩm được ghi nhãn theo quy định hiện hành.
7.3. Bảo quản
Bảo quản muối tinh trong kho, đảm bảo sạch, khô ráo, thoát nước tốt và không để 
lẫn hàng hóa hay sản phẩm khác làm ảnh hưởng đến chất lượng muối.
7.4. Vận chuyển
Phương  pháp  vận chuyển  muối  tinh,   sạch,  không  có   mùi  lạ  và  không  làm  ảnh  
hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 98
[125] 10TCN 402­99 Muối tinh ­ Yêu cầu kỹ thuật
[2] GB 5461­2000 Edibal Salt

Page 99
PHỤ LỤC 4 TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10627:2015
PHỤ GIA THỰC PHẨM ­ NATRI BENZOAT
Food additives ­ Sodium benzoate
Lời nói đầu
TCVN 10627:2015 được xây dựng dựa trên cơ sở JECFA (2004), Sodium benzoate;
TCVN 10627:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F4 Gia vị và phụ 
gia thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định,  
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHỤ GIA THỰC PHẨM ­ NATRI BENZOAT
Food additives ­ Sodium benzoate
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho hợp chất natri benzoat được sử dụng làm phụ gia thực  
phẩm.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này.Đối với các 
tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài  
liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả 
các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6469: 2010, Phụ  gia thực phẩm ­ Phương pháp đánh giá ngoại quan và xác  
định các chỉ tiêu vật lý
TCVN 6534:2010, Phụ gia thực phẩm ­ Phép thử nhận biết
TCVN 8900­2:2012, Phụ gia thực phẩm ­ Xác định các thành phần vô cơ ­ Phần 2:  
Hao hụt khối lượng khi sấy, hàm lượng tro, chất không tan trong nước và chất  
không tan trong axit
TCVN 8900­6:2012, Phụ gia thực phẩm ­ Xác định các thành phần vô cơ ­ Phần 6:  
Định lượng antimon, bari, cadimi, crom, đồng, chì và kẽm bằng đo phổ  hấp thụ  
nguyên tử ngọn lửa
TCVN 8900­8:2012, Phụ gia thực phẩm ­ Xác định các thành phần vô cơ ­ Phần 8:  
Định lượng chì và cadimi bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit

Page 100
TCVN 9052:2012, Phụ gia thực phẩm ­ Xác định các thành phần hữu cơ
3. Mô tả
3.1. Tên hóa học
Natri   benzoat,   muối   natri   của   axit   benzencacboxylic,   muối   natri   c ủa   axit  
phenylcacboxylic.
3.2. Kí hiệu
INS (mã số quốc tế về phụ gia thực phẩm): 211
C.A.S (mã số hóa chất): 532­32­1
3.3. Công thức hoá học: C7H5NaO2
3.4. Công thức cấu tạo (xem Hình 1)

Hình 1 ­ Công thức cấu tạo của natri benzoat
3.5. Khối lượng phân tử: 144,11
3.6. Chức năng sử dụng: chất bảo quản kháng vi sinh vật.
CHÚ THÍCH: Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được (ADI) của natri benzoat là 
từ 0 mg/kg thể trọng đến 5 mg/kg thể trọng.
4. Các yêu cầu
4.1. Nhận biết
4.1.1. Ngoại quan
Tinh thể dạng bột, dạng mảnh hoặc dạng hạt, màu trắng.
4.1.2. Mùi
Hầu như không mùi.
4.1.3. Độ hòa tan
Dễ tan trong nước, ít tan trong etanol.

Page 101
CHÚ THÍCH: Theo TCVN 6469:2010, một chất được coi là “ít tan” nếu cần từ 30 
đến dưới 100 phần dung môi để hòa tan 1 phần chất tan, một chất “dễ tan” nếu chỉ 
cần từ 1 đến dưới 10 phần dung môi để hòa tan 1 phần chất tan.
4.2. Các chỉ tiêu lí ­ hóa
Các chỉ tiêu lí ­ hóa của natri benzoat được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 ­ Chỉ tiêu lí ­ hóa của natri benzoat
Tên chỉ tiêu Mức

1. Phép thử benzoat   Đạt phép thử tại 5.2

2. Phép thử natri   Đạt phép thử tại 5.3

3. Hao hụt khối lượng sau khi sấy ở 105 °C trong 4 h, % khối lượng, không lớn1,5
 
hơn 
4. Hàm lượng natri benzoat, % khối lượng tính theo chất khô, không nhỏ hơn  99,0

5. Phép thử tính axit hoặc tính kiềm  Đạt phép thử tại 5.5

6. Hàm lượng chì, mg/kg, không lớn hơn   2,0

7. Các chất dễ bị cacbon hóa  Đạt phép thử tại 5.6

8. Các chất dễ bị oxy hóa   Đạt phép thử tại 5.8

9. Hàm lượng các hợp chất hữu cơ clo hóa, tính theo Cl 2, % khối lượng, không0,07
 
lớn hơn  

5. Phương pháp thử
5.1. Xác định độ hòa tan, theo 3.7 của TCVN 6469:2010.
5.2. Phép thử benzoat, theo 4.2.4 của TCVN 6534:2010. 
Sử dụng dung dịch mẫu thử 10 %.
5.3. Phép thử natri,theo 4.1.10 của TCVN 6534:2010.
5.4. Xác định hao hụt khối lượng sau khi sấy, theo 5.1 của TCVN 8900­2:2012.
5.5. Phép thử tính axit hoặc tính kiềm 
Cân 2 g mẫu thử, chính xác đến 1 mg, hòa tan trong 20 ml nước mới đun sôi để 
nguội.   Trung   hòa   dung   dịch   này   bằng   dung   dịch   natri   hydroxit   0,1   N   hoặc   axit  
clohydric 0,1 N, sử dụng dung dịch phenolphtalein 2 mg/ml làm chất chỉ thị.

Page 102
Thể tích dung dịch natri hydroxit 0,1 N hoặc axit clohydric 0,1 N sử dụng không lớn 
hơn 0,5 ml.
5.6. Xác định các chất dễ bị cacbon hóa
5.6.1. Thuốc thử
5.6.1.1. Axit sulfuric đặc, nồng độ từ 94,5 % đến 95,5 % (khối lượng/thể tích).
5.6.1.2. Dung dịch so màu
5.6.1.2.1. Dung dịch axit clohydric loãng
Pha loãng 25 ml axit clohydric đặc (nồng độ  từ  36,5 % đến 38 % khối lượng/thể 
tích) trong 975 ml nước.
5.6.1.2.2. Dung dịch cobalt (II) clorua
Hòa tan khoảng 65 g cobalt (II) clorua ngậm sáu phân tử  nước (CoCl 2∙6H2O) trong 
một lượng dung dịch axit clohydric loãng (5.6.1.2.1), thêm dung dịch axit clohydric  
loãng đến 1 000 ml.
Chuẩn hóa nồng độ dung dịch cobalt (II) clorua đã chuẩn bị như sau:
Dùng pipet lấy 5 ml dung dịch cobalt (II) clorua đã chuẩn bị, cho vào bình nón 250  
ml có nút mài, thêm 5 ml dung dịch thử hydro peroxit (nồng độ từ  2,5 % đến 3,5 %  
khối lượng/thể tích) và 15 ml dung dịch natri hydroxit (nồng độ  khoảng 20 % khối 
lượng/thể tích), đun sôi trong 10 min, để nguội rồi thêm 2 g kali iodua và 20 ml dung  
dịch axit sulfuric loãng (được chuẩn bị từ 1 phần thể tích axit sulfuric đặc và 4 phần  
thể  tích nước). Sau khi kết tủa đã hòa tan hết, chuẩn độ  lượng iodua giải phóng 
được bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N, sử dụng 3 ml chất chỉ thị hồ tinh bột.
Tiến hành phép thử trắng với cùng lượng thuốc thử.
Mỗi mililit dung dịch natri thiosulfat 0,1 N đã sử  dụng tương đương với 23,79 mg  
CoCl2∙6H2O.
Chỉnh thể tích cuối cùng của dung dịch cobalt (II) clorua bằng cách thêm lượng vừa  
đủ dung dịch axit clohydric loãng (5.6.1.2.1) sao cho mỗi mililit dung dịch cobalt (II)  
clorua chứa 59,5 mg CoCl2∙6H2O.
5.6.1.2.3. Dung dịch sắt (III) clorua

Page 103
Hòa tan khoảng 55 g sắt (III) clorua ngậm sáu phân tử nước (FeCl 3∙6H2O) trong một 
lượng dung dịch axit clohydric loãng (5.6.1.2.1), thêm dung dịch axit clohydric loãng  
đến 1 000 ml.
Chuẩn hóa nồng độ dung dịch sắt (III) clorua đã chuẩn bị như sau:
Dùng pipet lấy 10 ml dung dịch sắt (III) clorua đã chuẩn bị, cho vào bình nón 250 ml 
có nút mài, thêm 15 ml nước, 3 g kali iodua và 5 ml axit clohydric đặc (nồng độ  từ 
36,5 % đến 38 % khối lượng/thể tích), để yên hỗn hợp trong 15 min. Pha loãng với 
100   ml   nước   và   chuẩn   độ   lượng   iodua   giải   phóng   được   bằng   dung   dịch   natri  
thiosulfat 0,1 N, sử dụng 3 ml chất chỉ thị hồ tinh bột.
Tiến hành phép thử trắng với cùng lượng thuốc thử.
Mỗi mililit dung dịch natri thiosulfat 0,1 N đã sử  dụng tương đương với 27,03 mg 
FeCl3∙6H2O.
Chỉnh thể  tích cuối cùng của dung dịch sắt (III) clorua bằng cách thêm lượng vừa 
đủ  dung dịch axit clohydric loãng (5.6.1.2.1) sao cho mỗi mililit dung dịch sắt (III)  
clorua chứa 45,0 mg FeCl3∙6H2O.
5.6.1.2.4. Dung dịch đồng (II) sulfat
Hòa tan khoảng 65 g đồng (II) sulfat ngậm năm phân tử  nước (CuSO 4∙5H2O) trong 
một lượng dung dịch axit clohydric loãng (5.6.1.2.1), thêm dung dịch axit clohydric  
loãng đến 1 000 ml.
Chuẩn hóa nồng độ dung dịch đồng (II) sulfat đã chuẩn bị như sau:
Dùng pipet lấy 10 ml dung dịch đồng (II) sulfat đã chuẩn bị, cho vào bình nón 250 ml  
có nút mài, thêm 40 ml nước, 4 ml axit axetic đặc (nồng độ  không nhỏ  hơn 99,7 % 
thể  tích), 3 g kali iodua và 5 ml axit clohydric đặc (nồng độ  từ  36,5 % đến 38 %  
khối lượng/thể tích). Chuẩn độ  lượng iodua giải phóng được bằng dung dịch natri 
thiosulfat 0,1 N, sử dụng 3 ml chất chỉ thị hồ tinh bột.
Tiến hành phép thử trắng với cùng lượng thuốc thử.
Mỗi mililit dung dịch natri thiosulfat 0,1 N đã sử  dụng tương đương với 24,97 mg  
CuSO4∙5H2O.

Page 104
Chỉnh thể tích cuối cùng của dung dịch đồng (II) sulfat bằng cách thêm lượng vừa  
đủ  dung dịch axit clohydric loãng (5.6.1.2.1) sao cho mỗi mililit dung dịch đồng (II) 
sulfat chứa 62,4 mg CuSO4∙5H2O.
5.6.1.2.5. Chuẩn bị dung dịch so màu
Chuẩn bị  dung dịch so màu từ  dung dịch cobalt (II) clorua (5.6.1.2.2), dung dịch sắt 
(III) clorua (5.6.1.2.3), dung dịch đồng (II) sulfat (5.6.1.2.4) và nước theo tỉ  lệ  0,2 :  
0,3 : 0,1 : 4,4 (phần thể tích).
5.6.2. Cách tiến hành
Cân 0,5 g mẫu thử, chính xác đến 1 mg, hòa tan trong 5 ml axit sulfuric đặc (5.6.1.1). 
Màu tạo thành trong dung dịch không được đậm hơn màu hồng nhạt của dung dịch 
so màu (5.6.1.2.5).
5.7.   Xác   định  hàm  lượng  các  hợp  chất  hữu  cơ  clo  hóa,  theo 2.2 của   TCVN 
9052:2012.
Sử  dụng 0,25 g mẫu thử  và sử  dụng 0,5 ml dung dịch axit clohydric 0,01 N khi  
chuẩn bị dung dịch so sánh.
5.8. Xác định các chất dễ bị oxy hóa
5.8.1. Thuốc thử
5.8.1.1. Dung dịch kali permanganat, 0,1 N.
5.8.1.2. Thuốc thử oxy hóa
Thêm 1,5 ml axit sulfuric đặc (nồng độ từ  94,5 % đến 95,5 % khối lượng/thể tích)  
vào 100 ml nước, đun sôi hỗn hợp, nhỏ từng giọt dung dịch kali permanganat 0,1 N  
đến khi dung dịch có màu hồng bền trong 30 s.
5.8.2. Thiết bị, dụng cụ
5.8.2.1. Bếp điện.
5.8.2.2. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 1 mg.
5.8.2.3. Pipet.
5.8.2.4. Buret.
5.8.3. Cách tiến hành

Page 105
Cân 1 g mẫu, chính xác đến 1 mg, cho vào dung dịch thuốc thử oxy hóa (5.8.1.2) còn  
nóng và chuẩn độ bằng dung dịch kali permanganat 0,1 N (5.8.1.1) cho đến khi dung 
dịch có màu hồng bền trong 15 s. Thể tích dung dịch kali permanganat sử dụng để 
chuẩn độ không lớn hơn 0,5 ml.
5.9. Xác định hàm lượng chì, theo TCVN 8900­6:2012 hoặc TCVN 8900­8:2012.
5.10. Xác định hàm lượng natri benzoat
5.10.1. Thuốc thử
5.10.1.1. Dung dịch axit clohydric, 0,5 N.
5.10.1.2. Dung dịch axit clohydric, 0,1 N.
5.10.1.3. Dung dịch phenolphthalein
Hòa tan 0,2 g phenolphthalein (C20H14O4) trong 60 ml etanol 90 % thể tích đựng trong 
bình định mức 100 ml (5.10.2.6), thêm nước đến vạch và trộn.
5.10.1.4. Ete.
5.10.1.5. Dung dịch bromophenol xanh.
Hòa tan 0,1 g bromophenol xanh trong 100 ml etanol loãng (1 phần thể  tích etanol  
trong 2 phần thể tích nước), lọc nếu cần.
5.10.1.6. Nước cất hoặc nước có chất lượng tương đương.
5.10.2. Thiết bị, dụng cụ
5.10.2.1. Tủ sấy.
5.10.2.2. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 1 mg.
5.10.2.3. Pipet.
5.10.2.4. Buret.
5.10.2.5. Bình nón, dung tích 250 ml.
5.10.2.6. Bình định mức, dung tích 100 ml.
5.10.3. Cách tiến hành
Cân 3 g mẫu thử đã được sấy sơ bộ ở 105 oC trong 4 h, chính xác đến 1 mg, cho vào 
bình nón 250 ml (5.10.2.5). Thêm 50 ml nước và trộn. Trung hòa dung dịch thử, nếu 
cần, sử  dụng axit clohydric 0,1 N (5.10.1.2) với dung dịch phenolphtalein (5.10.1.3)  

Page 106
làm chất chỉ thị. Thêm 50 ml ete (5.10.1.4) và vài giọt dung dịch bromophenol xanh  
(5.10.1.5), chuẩn độ bằng dung dịch axit clohydric 0,5 N (5.10.1.1), lắc bình đều cho 
đến khi chỉ thị bắt đầu đổi màu. Chuyển phần nước phía dưới sang bình khác. Rửa  
lớp ete còn lại với 10 ml nước, cho phần nước rửa và 20 ml ete vào phần nước đã 
tách ra. Chuẩn độ tiếp bằng dung dịch axit clohydric 0,5 N, lắc đều.
5.10.4. Tính kết quả
Hàm lượng natri benzoat (C 7H5NaO2) có trong mẫu thử, X, biểu thị bằng phần trăm 
khối lượng tính theo chất khô, tính theo công thức sau:

Trong đó:
V là thể tích dung dịch axit clohydric 0,5 N đã dùng để  chuẩn độ, tính bằng mililit  
(ml);
72,05 là số miligam natri benzoat tương đương với 1 ml dung dịch axit clohydric 0,5  
N;
w là khối lượng mẫu thử tính theo chất khô, tính bằng gam (g);
1000 là hệ số chuyển đổi từ miligam sang gam.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] U.S. Pharmacopeia (Dược điển Hoa Kì), Part 631 ­ Color and achromicity
PHỤ LỤC 5 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6958 : 2001
ĐƯỜNG TINH LUYỆN
Refined sugar
Lời nói đầu
TCVN 6958 : 2001 thay thế TCVN 1695 : 1987 liên quan đến đường tinh luyện;
TCVN 6958 : 2001 do Tiểu ban kỹ  thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/SC3 Đường biên 
soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề  nghị, Bộ  Khoa học, Công 
nghệ và Môi trường ban hành.
ĐƯỜNG TINH LUYỆN
Refined sugar
1. Phạm vi áp dụng

Page 107
Tiêu chuẩn này áp dụng cho đường tinh luyện sản xuất trực tiếp từ mía, từ  đường 
thô hoặc các nguyên liệu khác.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 6327 : 1997 (CAC/RM 8­1969) Đường – Xác định độ tro dẫn điện.
TCVN   6328   :   1997   (CAC/RM   5   ­   1969)   Đường   –   Xác   định   sunfua   dioxit   (theo  
phương pháp của Carruthers, Heaney và Oldfield).
TCVN 6329 : 2001 (CAC/RM 4 ­ 1969) Đường­ Xác định sunfua dioxit (theo phương 
pháp của Monier­Williams).
TCVN   6330   :   1997   (CAC/RM   7   ­   1969)   Đường   –   Xác   định   độ   phân   cực   (theo  
phương pháp của ICUMSA).
TCVN 6331 : 1997 (CAC/RM 2 ­ 1969) Đường – Xác định sự  mất khối lượng khi  
sấy ở 120oC trong 16 h (phương pháp dược điển của Mỹ).
TCVN 6332 : 1997 (CAC/RM 3 ­ 1969) Đường – Xác định sự  mất khối lượng khi  
sấy ở 105oC trong 3 h (phương pháp ICUMSA).
TCVN 6333 : 2001 (CAC/RM 6 ­ 1969) Đường – Xác định độ màu.
TCVN 6960 : 2001 (GS 2/3­ 5 : 1997) Đường trắng – Xác định đường khử  bằng 
phương pháp Knight và Allen EDTA – Phương pháp chính thức.
TCVN 5603 : 1998 [CAC/RCP 1 ­ 1969, REV 3 (1997)] Qui phạm thực hành về 
những nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm.
TCVN 1696 ­ 1987 Đường tinh luyện và đường cát trắng.Phương pháp thử.
3. Định nghĩa
Đường tinh luyện :là đường Sacaroza (Saccharose) được tinh chế và kết tinh.
4. Thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng
4.1. Các chỉ tiêu cảm quan của đường tinh luyện, phải phù hợp với yêu cầu quy 
định trong bảng 1.
Bảng 1­ Các chỉ tiêu cảm quan

Chỉ tiêu Yêu cầu
Ngoại hình Tinh thể  màu trắng, kích thước tương đối đồng đều, tơi khô 
không vón cục

Page 108
Mùi, vị Tinh thể  đường hoặc dung dịch đường trong nước có vị  ngọt, 
không có mùi vị lạ.
Màu sắc Tinh thể  trắng óng ánh. Khi pha vào nước cất cho dung dịch  
trong suốt.

4.2. Các chỉ  tiêu lý – hóa của đường tinh luyện, phải phù hợp với yêu cầu quy 
định trong bảng 2.
Bảng 2 ­ Các chỉ tiêu lý – hóa
ST Tên chỉ tiêu Mức
T
1 Độ Pol, (oZ), không nhỏ hơn 99,80

2 Hàm lượng đường khử, % khối lượng ( m/m), không  0,03


lớn hơn
3 Tro dẫn điện, % khối lượng (m/m), không lớn hơn 0,03

4 Sự giảm khối lượng khi sấy ở 105oC trong 3 h, % khối  0,05
lượng (m/m), không lớn hơn
5 Độ màu, đơn vị ICUMSA, không lớn hơn 30

5. Dư lượng SO2
Sunfua dioxit (SO2), ppm, không lớn hơn: 7
6. Các chất nhiễm bẩn, mức tối đa
6.1. Asen (As) 1 mg/kg
6.2. Đồng (Cu) 2 mg/kg
6.3. Chì (Pb) 0,5 mg/kg
7. Lấy mẫu
Lấy mẫu theo TCVN 1696 : 1987.
8. Các phương pháp phân tích
8.1. Xác định độ Pol: theo GS 2/3 ­ 1 (1994).
8.2. Xác định đường khử: theo TCVN 6960 : 2001.
8.3. Xác định tro dẫn điện: theo TCVN 6327 : 1997.

Page 109
8.4. Xác định độ  giảm khối lượng khi sấy:  theo TCVN 6332 : 1997 hoặc theo 
TCVN 6331:1997.
8.5. Xác định độ màu: theo TCVN 6333 : 2001.
8.6. Xác định sunfua dioxit: theo TCVN 6328 : 1997 hoặc theo TCVN 6329 : 2001.
9. Vệ sinh
Sản phẩm được coi là phù hợp với tiêu chuẩn này cần tuân thủ các phần tương ứng 
của TCVN 5603 : 1998 [CAC/RCP 1 ­ 1969, REV 3 (1997)].
10. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
10.1. Bao gói:  Đường được đóng trong các bao Propylen (bao PP) kín. Bao đựng 
đường phải sạch, không có mùi và không ảnh hưởng đến chất lượng của đường.
10.2. Ghi nhãn: Theo quy định 178/1999/QĐ­TTg.
10.3. Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển phải khô, sạch, tránh được mưa, nắng 
và không ảnh hưởng đến chất lượng của đường trong quá trình vận chuyển. Không  
được vận chuyển đường với các loại hóa chất có thể   ảnh hưởng đến chất lượng  
của đường và  ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.Khi bốc dỡ  phải nhẹ 
nhàng để tránh vỡ bao và ảnh hưởng đến chất lượng của đường.
11. Bảo quản:
Đường phải bảo quản  ở  nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh được mưa nắng, cách xa các 
nguồn ô nhiễm.

Page 110
PHỤ LỤC 6 BẢNG THÀNH PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM
BỘ Y TẾ
VIỆN DINH DƯỠNG
BẢNG THÀNH PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM
VIETNAMESE FOOD COMPOSITION TABLE

1. Chỉ đạobiênsoạn: PGS. TS. Nguyễn CôngKhẩn

PGS. TS. Hà Thị Anh Đào

2. Thư kýbiênsoạn: ThS. Lê HồngDũng

3. Banbiênsoạn: PGS. TS. Nguyễn CôngKhẩn

PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm 
PGS. TS. Hà Thị Anh Đào 
ThS. Lê Hồng Dũng
TS. Lê Bạch Mai 
KS. Nguyễn Văn Sĩ

5. Cố vấnchuyênmôn: GS. TSKH. Hà HuyKhôi

GS. TS. Bùi Minh Đức

6. Kỹ thuậtvitính: KS. Nguyễn TùngLâm

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC, 2007

Page 111
MỤC LỤC
Lời mở đầu iii

THÀNH PHẦN CÁC CHẤT DINH DƯỠNG iv vi

Nhóm 1: Ngũ cốc và sản phẩm chế biến 1

Nhóm 2: Khoai củ và sản phẩm chế biến 24

Nhóm 3: Hạt, quả giàu đạm, béo và sản phẩm chế biến 50

Nhóm 4: Rau, quả, củ dùng làm rau 83

Nhóm 5: Quả chín 209

Nhóm 6: Dầu, mỡ, bơ 265

Nhóm 7: Thịt và sản phẩm chế biến 279

Nhóm 8: Thủy sản và sản phẩm chế biến 361

Nhóm 9: Trứng và sản phẩm chế biến 420

Nhóm 10: Sữa và sản phẩm chế biến 431

Nhóm 11: Đồ hộp 440

Nhóm 12: Đồ ngọt (đường, bánh, mứt, kẹo) 461

Nhóm 13: Gia vị, nước chấm 488

Nhóm 14: Nước giải khát, bia, rượu 511
cxiii
cxiv
1[1] http://www.rial.org/project/Datagenbank/Htmls.

2
[2] http://vasep.com.vn/1192/OneContent/tong­quan­nganh.htm

3[3] Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng, tập I (1990), tập II (1996), Công nghệ chế biến  
thực phẩm thuỷ sản. NXB Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

4[4] Nguyễn Trọng Cẩn (Chủ biên), Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Lệ Hà (2008), Công nghệ 
đồ hộp thuỷ sản và gia súc, gia cầm.NXB Khoa học và Kỹ thuật.

5[5] Nguyễn Văn Lệ  (2005), Công trình nghiên cứu:  Quy trình công nghệ  sản xuất xúc  

xích cá Rô phi.Viện nghiên cứu Hải Sản Bộ Thuỷ sản.

6[6]. Lê Thị Hiền (2000), Nghiên cứu chế biến  cá Mối xông khói đựng trong bao bì 
chấttrùng hợp. Luận văn tốt nghiệp Đại học Thuỷ sản

7[7] Phạm Thu Sương (1997), Nghiên cứu chế biến cá Ngừ xông khói. Luậnvăn cao học, 
Trường Đại học Thuỷ sản

8[8] Pelroy, ­G.; Peterson, ­M.; Paranjpye,­R.; Almond, ­J.; Eklund, ­M (1994), Inhibition of 

Listeria monocytogenes in cold­process (smoked) salmon by sodium nitrite and packaging  
method. International Association of Milk, Food and Environmental Sanitarians.p.114­119.

9[9] Himelbloom, ­B.H.;Crapo,­C.A (1996),  Microbial quality of an Alaska native smoked  

salmon process.Journal of food protection.p.56­58.
10[10] Simko   (1991),  Changes   of   benzo(a)pyrene   contents   in   smoked   fish   during  

storage.Levier Applied Science Publishers.p.293­300.

11[11] Beltran,­A.; Moral,­A. (1991), Changes in fatty acid composition of fresh and frozen  

sardine   (Sardina   pilchardu   W)   during   smoking.   –Food­Chem.   Essex:   Elsevier   Applied 


Scien Publishers. p. 99­109.

12[12] Bhuiyan, Ackman (1993),  Nutritional composition of raw and smoked on   Atlantic  

mackerel. Journal of Food processing and preservation p. 172­184

13[13] http://www.nutifood.com.vn

14[14] https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_C%C3%A1_qu%E1%BA%A3

15[15] Đoàn Thị  Kiều Tiên. 2002. Luận văn tốt nghiệp “ Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng 

đến chất lượng cá lóc xong khói”. Đại học Cần Thơ.

16[16] Trần Đức Ba (Chủ  biên), Nguyễn Văn Tài, Trần Thu Hà (2009),  Giáo trình công  

nghệ lạnh thủy sản, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.

17[17] https://voer.edu.vn/m/thanh­phan­hoa­hoc­va­tinh­chat­cua­dong­vat­thuy­
san/b9fbb727
[18] Vũ Thị  Thùy Ninh, Nghiên cứu quy trình sản xuất cá chép xông khói, luận văn tốt 

nghiệp trường đại học Thủy sản

18[19] http://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/

19[20] Bảng thành phần dinh dưỡng, Bộ Y tế Viện dinh dưỡng, NXB Y Học 2007

20

21[21] Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6958:2001 – Đường tinh luyện

22[22] Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9639:2013 – Muối (Natri Clorua) tinh

23[23] Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10627:2015 – Phụ gia thực phẩm Natribenzoat.

24[24] Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3215:79 – Sản phẩm thực phẩm phân tích cảm quan, 
phương pháp cho điểm.

25

You might also like