You are on page 1of 32

NHỮNG THỦ THUẬT CẦN BIẾT KHI THỰC TẬP DƯỢC LÝ

 MỤC TIÊU
Sau khi kết thúc bài thực tập, sinh viên có thể:
- Thực hiện đúng các thao tác trên thú và thực hành các đường cho thuốc vào
cơ thể thú vật.
- Biết cách tính toán pha chế một dung dịch thuốc đúng với từng yêu cầu cụ
thể.
1. BẮT THÚ VẬT RA KHỎI CHUỒNG
- Chuột nhắt: nắm đuôi chuột, nhẹ nhàng để chuột lên vĩ lưới, kéo nhẹ chuột
về phía sau để chuột bám vào vĩ lưới. Tránh làm mạnh tay, gây kích thích
chuột, làm chuột hung dữ lên.
2. ĐÁNH DẤU THÚ VẬT
- Trong các thủ nghiệm sinh học, nhất là thử nghiệm về độc tính cần phải dùng
nhiều thú vật, do đó phải đánh dấu chúng để tránh nhầm lẫn khi quan sát.
- Nếu số lượng chuột ít, có thể dùng bút lông đánh vòng tròn trên đuôi chuột.
- Nếu số lượng chuột nhiều, có thể dùng acid picric để dánh dấu lên thân chuột
ở các vị trí đầu, lưng, đuôi, chân phải trước, chân phải sau, chân trái trươc,
chân trái sau. Ví dụ
1. Đầu
2. Lưng
3. Đuổi
4. Chấn trái trước
5. Chân trái sau
6. Chân phải trước
7. Chân phải sau
8. Đầu + lưng
9. Đầu + đuổi
10.Đầu + chân trái trước
11.Đầu + chân trái sau
12.Đầu + chân phải trước
13.Đầu + chân phải sau
14.Lưng + đuổi
15.Lưng + chân trái trước
16.Lưng + chân trái sau
17.…………………………………
3. CÂN THÚ VẬT
- Chuột cống, chuột nhắt, chuột lang: Cho vào bocal rồi dùng cân điện tử để
cân
4. CÁC DỤNG CỤ THƯỜNG DÙNG
- Bocal : chuột thử nghiệm, rác, xác thú vật chết được cho vào các bocal riêng
biệt. Không được để chung thú vật thử nghiệm với thú vật chết và rác.
- Vĩ lưới : dùng để giữ chuột khi chuẩn bị cho dùng thuốc và hạn chế việc bị
chuột cắn.
- Dao mổ, kéo, kẹp (pince), kim gút, mâm nhựa, … dùng cho việc phẫu thuật.
- Kim tiêm, ống tiêm dùng cho việc đưa thuốc vào cơ thể thú vật.
- Chuột nhắt dùng :
o Kim số 25-27, có chiều dài từ ½-1 inch (1inch=25,4mm)
o Ống tiêm: dung tích không quá 1mL, có khắc độ 0,1-0,01 mL. Có thể
dùng ống tiêm loại thường dung tích 1mL hay 2mL.
- Cách cầm kim : mặt cắt chéo của đầu kim luôn luôn nằm phía trên khi đưa
vào cơ thể thú.
5. PHƯƠNG CÁCH ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ
- Chuột nhắt: đặt chuột lên một vĩ sắt, tay phải nắm đuôi. Tùy theo đường cho
thuốc vào chuột mà có cách bắt giữ thích hợp.
5.1.Bơm vào dạ dày vào chuột nhắt: cho uống ( PO = per os)
- Một tay nắm đuôi chuột, ngón cái và ngón trỏ của tay còn lại nắm chặt phần
da gáy và 2 lỗ tai chuột, đặt chuột nằm ngữa trong lòng bàn tay, 3 ngón còn
lại nắm da lưng chuột và giữ thân chuột thẳng
- Dùng ống tiêm và kim đặc biệt (ống dò), cho kim đặc biệt vào mõm chuột,
đẩy nhẹ từ từ vào thực quản. Khi thấy ống đã nằm đúng vị trí (chuột có cử
động nuốt) thì bơm thuốc vào (0,2-0,5mL).
- Khi cho chuột uống, chưa rút kim ra mà chuột đã chết là do kim đã vào nhầm
khí quản làm chuột ngạt thở, gây chết chứ không phải do tác động của thuốc.
5.2.Tiêm dưới da chuột nhắt (SC: sous cutané)
- Cho chuột nằm trên vĩ sắt. Kẹp đuôi giữa ngón áp út và ngón út. Dùng ngón
cái và ngón trỏ kéo một nếp da ở lưng (phía gần đuôi), bôi cồn để lộ phần da
muốn tiêm (phần da này nằm trên đầu ngón tay trỏ). Mặt vát của kim hướng
lên trên, đâm kim vào song song mặt lưng, bơm thuốc. Nghiêng kim một góc
450, rút kim ra để dung dịch tiêm không bị trào ngược trỏ lại. Không được
dùng gòn chấm vết tiêm vì sẽ làm cho dung dịch tiêm trào ngược trở lại.
- Có thể tiêm đến 1 mL. Nếu tiêm đúng sẽ có một u phẳng nổi lên.
5.3.Tiêm trong da chuột nhắt ( ID : intradermique)
- Tương tự như tiêm dưới da, không đâm sâu, chỉ đâm vào phần trên của da.
- thường tiêm ở lòng bàn chân, có thể tiêm đến 0,05mL. Nếu tiêm đúng sẽ
thấy một u lồi.
5.4.Tiêm bắp thịt chuột (IM : Intramuscular)
- Kim số 26 loại ngắn ½ inch
- Cần một người giúp kéo chân sau, giữ yên chuột. Đâm kim vào đùi (mặt
ngoài, tránh đâm quá sâu, có thể chạm vào xương, rút kim ra từ từ), có thể
tiêm đến 0,5mL.
5.5.Tiêm tĩnh mạch chuột nhắt (IV)
- Đặt chuột vào một hộp đặc biệt để ló đuôi ra ngoài hay dưới vĩ sắt, kéo đuôi
lên trên. Ta có thể chà mạnh đuôi với cồn 900, hỗn hợp cồn đốt+xylol hoặc
ngâm đuôi 1 phút trong nước ấm 450 để làm trương tĩnh mạch do đó đễ tiêm
hơn.
- Đặt đuôi định tiêm lên ngón trỏ trái, giữ đuôi với ngón cái và ngón giữa. Nếu
tiêm đúng tĩnh mạch ta sẽ thấy rõ ràng dung dịch đẩy máu đi trong tĩnh
mạch, tiêm chậm.
- Chuột nhắt : kim số 27. Có thể tiêm đến 0,5mL.
5.6.Tiêm phúc mô chuột nhắt (IP)
- Giữ chuột như khi cho uống nhưng kẹp đuôi dưới ngón út. Tiêm ở ½ phần
sau của bụng (tránh đường giữa của bụng). Tiêm làm 2 thời kỳ :
- Để chuột nằm ngang, cầm nghiên kim đâm vào da, trút đầu chuột xuống đất
để các cơ quan dịch về phía trên do đó tránh được các tổn thương.
- Ấn thẳng kim thêm vào lối 2-3mm để xuyên qua cơ vào phúc mô. Nếu không
gặp trở ngại có thể tiêm 1mL. Trường hợp ngược lại (đụng vào cơ quan) phải
rút kim ra một chút.
5.7.Cách pha dung dịch để tiêm :
5.7.1. Từ một hóa chất
Ví dụ: Hãy pha dung dịch đủ để tiêm cho 10 chuột nhắt có trọng lượng trung
bình là 20g (20±2g) từ cloralhydrat ở dạng tinh thể. Biết điều kiện tiêm là
0,2mL/10g chuột và liều tiêm là 300mg/kg chuột. Để từ hao hụt, hãy pha thêm 2
ml.
Gợi ý:
- Liều tiêm 300mg/1000 g chuột
Điều kiện tiêm: 0,2 mL/10g chuột ↔ 20 mL/1000 g chuột
Như vậy cứ 1000g chuột cần 300mg hoạt chất pha vào 20ml dung môi 
nồng độ dung dịch cần pha là 300mg/20ml = 15mg/ml
- Tổng khối lượng chuột là 10 *20 = 200 g
- Thể tích lý thuyết cần pha: 200g * 0,2ml/ 10g = 4 ml
Hao hụt 2ml  thể tích cần pha là 4 + 2 = 6ml
- Khối lượng Cloralhydrat cần cân: 6 *15 = 90 mg
Kết luận: Cân 90mg cloralhydrat hòa tan trong 6mL dung môi.
5.7.2. Từ một dung dịch
Ví dụ : Pha dung dịch đủ để tiêm cho 10 con chuột nhắt trắng nặng trung bình
18-22g (20±2g) từ ống tiêm Newbutal chứa 250mg pentobarbital natrium/5mL
nước vô trùng. Biết điều kiện tiêm là 0,1mL/10g chuột nhắt và liều tiêm là
50mg/1kg chuột. Để dự phòng hao hụt, hãy pha dư thêm 50%.
Gợi ý:
- Nồng độ dung dịch ban đầu: 250mg/5ml = 50mg/ml
- Liều tiêm 50mg/ 1000g chuột.
Điều kiện tiêm là 0,1 ml/10g ↔ 10 ml/1000 g chuột
Như vậy cứ 1000g chuột cần 50mg hoạt chất pha vào 10ml dung môi 
nồng độ dung dịch cần pha 50mg/10ml = 5mg/ml
- Tổng khối lượng chuột: 10 * 20 = 200g
- Thể tích lý thuyết cần pha: 200g * 0,1ml/10g = 2ml
 Thể tích thực tế cần pha: 2 + 2 * 50% = 3ml
- Ta có công thức: V1*C1 = V2 * C2
 Thể tích dung dịch ban đầu cần hút: 5 * 3/ 50 = 0,3ml
Kết luận: Hút 0,3ml dung dịch ban đầu, thêm (3 – 0,3 = 2,7) ml dung môi.
5.7.3. Trường hợp pha nhiều liều khác nhau
Trong các thử nghiệm về độc tính ta có nhiều liều khác nhau cần phải tiêm vào
thú vật xem phản ứng hoàn toàn hay bất ứng.
Nếu cân thuốc riêng lẽ cho từng liều như ở phần trên thì sẽ mất nhiều thời gian
và không chính xác vì đôi khi dùng liều rất nhỏ, dư vài microgram(µg) do đó
cần phải pha chế dung dịch mẹ trước rồi từ đó pha các dung dịch chứa liều thuốc
mong muốn.
Ví dụ : Pha thuốc A cho 4 lô chuột, mỗi chuột nặng khoảng 20 g. Liều tiêm 4 lô
lần lượt là 250, 350,450, 550 mg/kg. Điều kiện tiêm là 0,2 ml/10g. Để dự phòng
hao hụt, mỗi lô pha dư thêm 150% thể tích cần dùng.
Gợi ý:
- Nồng độ cần pha ở các lô :
C1 = 250/20 = 12,5 mg/ml
C2 = 350/20 = 17,5 mg/ml
C3 = 450/20 = 22,5 mg/ml
C4 = 550/20 =27,5 mg/ml
- Vì pha nhiều nồng độ khác nhau nên để tránh sai sót và tiết kiệm thời gian,
ta sẽ pha dung dịch mẹ rồi sau đó tiếp tục pha thành 4 dung dịch dành cho 4
lô chuột. Chọn dung dịch mẹ có nồng độ 100mg/kg
- Khối lượng chuột mỗi lô : 4 * 20 = 80g
 Thể tích lý thuyết cần : 80*0,2/10 = 1,6ml
 Thể tích cần pha cho mỗi lô : 1,6 + 1,6*150% = 4ml
- Thể tích dung dịch mẹ và dung môi cần hút cho mỗi lô chuột :

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4
C cần (mg/ml) 12,5 17,5 22,5 27,5
V cần (ml) 4 4 4 4
C mẹ (mg/m) 100 100 100 100
V mẹ cần hút (ml) 0,5 0,7 0,9 1.1
V dung môi (ml) 3.5 3.3 3,1 2,9
- Tổng thể tích dung dịch mẹ cần : 0,5 +0,7 + 0,9 + 1,1 = 3,2ml, để dự phòng
hao hụt ta pha 4ml. Nồng độ dung dịch mẹ là 100mg/ml.
 khối lượng A cần cân để pha dung dịch mẹ là : 4 * 100 = 400mg
- Kết luận:
Cân 400mg A, thêm 4 ml để có dung dịch mẹ có nồng độ 100mg/ml
Hút 0,5 ml dung dịch mẹ, thêm 3,5 ml dung môi để có 4ml dung dịch cho lô 1
Hút 0,7 ml dung dịch mẹ, thêm 3,3 ml dung môi để có 4ml dung dịch cho lô 2
Hút 0,9 ml dung dịch mẹ, thêm 3,1 ml dung môi để có 4ml dung dịch cho lô 3
Hút 1,1 ml dung dịch mẹ, thêm 2,9 ml dung môi để có 4ml dung dịch cho lô 4
VÀI HƯỚNG DẪN VỀ THỬ NGHIỆM TRÊN ĐỘNG VẬT
1. CÁC LƯU Ý KHI THỬ MGHIỆM TRÊN ĐỘNG VẬT
- Chủng thú vật
- Giới tính
- Trọng lượng
- Đường hấp thu (uống PO, tiêm dưới da SC, tiêm bắp IM, tiêm phúc mô IP,
tiêm tĩnh mạch IV)
- Liều lượng thuốc sử dụng
- Ngày giờ dùng thuốc
2. CÁC PHẢN ỨNG PHẢI GHI CHÚ KHI THỬ NGHIỆM TRÊN THÚ
- Tiềm thời là thời gian tính từ lúc bắt đầu cho thuốc vào cơ thể đến khi thuốc
bắt đầu có hiệu lực.
- Vận tốc tác động là tốc độ để đạt được một phản ứng cụ thể sau khi dùng
thuốc.
- Thời gian tác động là thời gian tính từ lúc thuốc bắt đầu có hiệu lực đến khi
thuốc không còn hiệu lực nữa.
- Thời gian tác động trung bình là trị số trung bình của thời gian tác động tìm
được ở các nhóm.
- Cường độ tác động là mức độ các phản ứng xảy ra trên thú sau khi dùng
thuốc.
- Cường độ tác động tối đa là phản ứng tối đa xảy ra trên thú sau khi dùng
thuốc.
3. MỘT VÀI PHẢN ỨNG CÓ THỂ XẢY RA
3.1. Khi dùng thuốc ngủ, các phản ứng xảy ra theo trình tự sau:
Thay đổi về cử động tổng quát

Thất điều

Ngủ

Mất phản xạ co rút chân

Mất phản xạ thăng bằng

Mất cảm giác đau

Mất phản xạ đau

Các giai đoạn phục hồi

- Thay đổi về cử động tổng quát: liếm lông, đứng trên hai chân, nhịp thở thay
đổi, di chuyển nhanh chậm,…
- Chứng thất điều: thú di chuyển lảo đảo như người say do mất điều hòa vận
động cơ thể.
- Trạng thái ngủ: Khi thú nằm yên không cử động, ta đặt nhẹ ngay trước mũi
thú một đầu que hay bút chì, đưa lên xuống mà nó không có phản ứng hít,
ngửi, quay đi,… thì được gọi là ngủ. Lưu ý: không được chạm vào râu
chuột. Chuột vẫn có thể mở mắt khi ngủ.
- Phản xạ co rút chân: Khi thú đã ngủ, tiến hành thử phản xạ co rút chân. Bình
thường ở vị trí nghỉ, khi kéo một trong hai chân thú về phía sau, nó sẽ phản
xạ nhanh chóng, co rút chân về vị trí cũ. Nếu sau 5 giây mà nó không rút
chân về thì được xem như mất phản xạ co rút chân.
- Phản xạ thăng bằng:
Phản xạ thăng bằng dùng để đánh giá tính gây mê hay gây ngủ rất sâu của
những liều mạnh thuốc ngủ hay thuốc mê.
Khi thú đã mất phản xạ co rút chân, tiến hành thử phản xạ thăng bằng. Bình
thường, khi lật con vật nằm nghiêng hay ngửa, nó sẽ nhanh chóng lật úp lại,
nếu sau 5 giây nó không lật úp lại thì được xem như là mất phản xạ thăng
bằng.
- Phản xạ đau:
Sau khi mất phản xạ thăng bằng một vài phút, ta thử phản xạ đau.
Khi dùng kim đâm nhẹ vào đuôi chuột, bình thường nó sẽ phản ứng tỉnh lại:
bỏ chạy hoặc quay lại cắn vào đầu kim hoặc không tỉnh mà chỉ rung giật
mạnh đuôi.
Chuột được xem là mất cảm giác đau khi nó vẫn nằm yên, không tỉnh lại mà
chỉ rung giật mạnh đuôi.
Chuột được xem là mất phản xạ đau khi nó vẫn nằm yên và đuôi không rung
giật.
3.2. Khi dùng các thuốc khác, có thể các phản ứng xảy ra:
- Chứng run
- Co giật từng hồi
- Co giật kiểu phong đòn gánh
- Thay đổi nhịp tim
- Thay đổi nhịp hô hấp
- Mất phản xạ mí mắt
- Dãn hay thu hẹp con ngươi
- Phản ứng chảy nước mắt
- Phản ứng chảy nước bọt
- Phản ứng dựng lông
- Phản ứng Straub (dựng đuôi)
- Tiêu chảy
- Tiểu tiện
- Chứng thanh bì (tím tái tai, chân, niêm mạc)
- Chết cấp thời: là thời gian từ lúc tiêm dược phẩm đến lúc chết mà con vật
vẫn chưa tìm lại phản xạ thăng bằng đã mất. Sự chết cấp thời có thể xảy ra
trong lúc thực tập nếu tiêm quá nhanh.
TÁC ĐỘNG ĐỐI KHÁNG
 Mục tiêu :
Sau khi kết thúc bài thực tập, sinh viên có thể :
- Nhận ra và mô tả phản ứng co giật và hiện tượng phong đòn gánh xảy ra ở
chuột khi bị kích thích sau khi tiêm schychnine sulfat.
- Quan sát, theo dõi được các mức độ phản ứng khác nhau xảy ra cho chuột
cho chuột dùng thuốc ngủ.
- Có khả năng đo đường kính con ngươi của thỏ và nhận ra tác dụng của
atropine và pilocarpin trên mắt thỏ cũng như các phản ứng phụ khác.
- Biện luận được kết quả và kết luận được tác động đối kháng giữa strychnine
sulfate và barbituric trên chuột nhắt và giữa atropine và pilocarpin trên mắt
thỏ.
1. NGUYÊN TẮC
- Hai dược phẩm đối kháng nhau khi hoạt tính của một trong hai dược phẩm đó
làm giảm hoặc tiêu hủy tác động của dược phẩm kia. Trong bài thực tập này
chúng ta sẽ quan sát :
- Tác động đối kháng giữa strychnine sulfat và barbituric trên chuột nhắt.
- Tác động đối kháng giữa atropine và pilocarpin trên mắt thỏ.
2. VẬT DỤNG
2.1 Thử nghiệm trên chuột nhắt
- 2 bộ ống tiêm 1mL+kim số 26
- Bocal thủy tinh đựng chuột
- 4 chuột nhắt có trọng lượng xấp xỉ nhau, cùng phái, cùng lứa càng tốt
- Dung dịch strychnine sulfat 0.019% (0,019g/100mL)
- Dung dịch barbital sodium 1,5% (1,5g/100mL)
- Gòn, cồn.
2.2 Thử nghiệm trên Thỏ
- 2 ống nhỏ mắt
- Dung dịch atropine sulfat 1%
- Dung dịch pilocarpin 1%
- Thước kẽ trong miếng kính (lame) có kẽ số dùng đo con ngươi Thỏ.
- Hộp đựng thỏ.
- Kéo nhỏ.
3. KỸ THUẬT
3.1 Thử nghiệm chuột nhắt
- Cân chuột, đánh dấu. Đặt mỗi chuột vào một bocal riêng để theo dõi.
- Chuột A : Tiêm dưới da dung dịch Strychnin sulfat liều 1,9mg/kg. Kích thích
nhẹ chuột bằng tiếng động gõ nhẹ vào bocal. Quan sát ghi nhận thời điểm xảy
ra các phản ứng co giật nhẹ, mạnh và mô tả hiện tượng phong đòn gánh.
- Chuột B: Tiêm qua phúc mô dung dịch barbital sodium 150mg/kg (hoặc
Pentobarbital sodium 50mg/kg). Quan sát ghi nhận các thời điểm xảy ra các
phản ứng thất điều, ngủ, mất phản xạ co rút chân, phản xạ thăng bằng, cảm giác
đau và phản xạ đau. Xác định tốc độ tác động, thời gian tác động và cường độ
tác động tối đa.
- Chuột C: Chuẩn bị sẵn một ống tiêm chứa dung dịch thuốc strychnine sulfat
1,9mg/kg và một ống tiêm chứa dung dịch thuốc barbital sodium 150mg/kg. Để
phòng ngừa tác động của sulfat strychnine, tiêm qua đường phúc mô 150mg/kg
barbital sodium. Liền sau đó tiêm thêm sulfat strychnine 1,9mg/kg dưới da.
Ghi nhận các phản ứng xảy ra trên chuột C gây ra do strychnin sulfat và barbital
sodium. So sánh các phản ứng xảy ra trên chuột C với chuột A và B.
- Chuột D: Tiêm dưới da sulfat strychnine 1,9mg/kg. Khi thấy xuất hiện những
triệu chứng co giật đầu tiên (dùng kẹp gõ nhẹ vào thành bocal, khi nghe tiếng
động chuột sẽ bị co giật) lập tức điều trị bằng cách tiêm qua phúc mô 150mg/kg
barbital sodium hoặc 50mg/kg pentobarbital sodium.
- So sánh các phản ứng xảy ra ở chuột D với các phản ứng của chuột C.
3.2. Thử nghiệm trên thỏ
- Cố định thỏ đựng trong hộp thỏ, đặt thỏ dưới nguồn ánh sáng đều.
- Cắt lông mi thỏ, đo đường kính con ngươi của mắt thỏ.
- Mắt trái nhỏ 4 giọt NaCl 0,9%, mắt phải nhỏ 4 giọt Atropin 1%. Đo đường kính
con ngươi cách khoảng 5 phút 1 lần trong 25 phút.
- Mắt phải và mắt trái: nhỏ vào cả 2 mắt thỏ, mỗi mắt 4 giọt pilocarpin 1%. Đo
đường kính con ngươi cứ 5 phút 1 lần trong 30 phút.
- So sánh tác động của atropine và pilocarpin trên từng mắt thỏ và tác động của
cả 2 thuốc trên cùng một mắt phải.
TÁC ĐỘNG HIỆP LỰC

 MỤC TIÊU
Sau khi kết thúc bài thực tập, sinh viên có thể:
- Quan sát, theo dõi được các mức độ phản ứng khác nhau xảy ra khi cho chuột
dùng thuốc ngủ
- Biện luận được kết quả và kết luận được tác động hiệp lực của hai thuốc ức
chế thần kinh (barbital sodium và cloralhydrat) xảy ra trên chuột thực nghiệm.
1. NGUYÊN TẮC
Một chất A được gọi là hiệp lực với chất B khi chất A làm gia tăng tác động của
chất B về tốc độ, cường độ hay thời gian tác động.
Sự hiệp lực xảy ra dễ dàng khi dùng cùng một lúc hai hay nhiều dược phẩm.
Khảo sát tác động hiệp lực giữa barbital sodium và clorahydrat.
2. VẬT DỤNG
- 2 bộ ống tiêm 1ml + kim số 26
- Bocal thủy tinh đựng chuột
- 3 chuột nhắt có trọng lượng xấp xỉ nhau, cùng phái, cùng lứa càng tốt.
- Dung dịch Barbital sodium 1% (1g/100mL)
- Dung dịch cloralhydrat 2% (2g/100mL)
- Gòn, cồn.
3. KỸ THUẬT
- Cân chuột, đánh dấu, tiêm 0,1 mL/10g chuột, đặt mỗi chuột vào bocal riêng
- Chuột A : tiêm dưới da 100mg/kg barbital sodium
- Chuột B : tiêm dưới da 200mg/kg cloralhydrat
- Chuột C : chuẩn bị sẵn một ống tiêm chứa dung dịch thuốc barbital sodium
1% và một ống tiêm chứa dung dịch cloralhydrat 2%. Tiêm dưới da cả hai
thuốc cùng lúc.
- Quan sát và ghi nhận các thời điểm xảy ra các phản ứng thất điều, ngủ, mất
phản xạ co rút chân, mất phản xạ thăng bằng, mất cảm giác đau và mất phản
xạ đau. Xác định tốc độ tác động, thời gian tác động và cường độ tác động tối
đa. So sánh giữa chuột A, B và chuột C.
TÁC ĐỘNG KHÁNG VIÊM
 Mục tiêu :
Sau khi kết thúc bài thực tập, sinh viên có thể :
- Biết cách tiêm dưới da gan bàn chân chuột
- Nắm được các bước vận hành máy đo thể tích bàn chân chuột
- Thực hiện được thao tác đo độ phù bàn chân chuột trong thử nghiệm kháng
viêm
- Biện luận được kết quả và kết luận được tác động kháng viêm của chất thử
nghiệm
3. NGUYÊN TẮC
- Sưng, nóng, đỏ, đau là các biểu hiện của quá trình gây viêm. Các thuốc kháng
viêm sẽ làm giảm các triệu chứng này.
- Gây viêm chân chuột, sau đó sử dụng máy đo thể tích bàn chân chuột để xác
định độ sưng phù.
- Nếu chất thử nghiệm có tác động kháng viêm thì sẽ làm giảm độ sự chân
chuột so với nhóm không sử dụng thuốc.
4. VẬT DỤNG
- 2 bộ ống tiêm 1mL+kim số 27
- Đầu kim cho uống
- Bocal thủy tinh đựng chuột
- 3 chuột nhắt có trọng lượng xấp xỉ nhau, cùng phái, cùng lứa càng tốt
- Dung dịch carrageenan 1%
- Viên thuốc diclofenac
- Gòn, cồn.
- Máy đo thể tích chân chuột Plethymometer
3. KỸ THUẬT
- Cân chuột, đánh dấu chuột.
- Khởi động máy đo thể tích bàn chân chuột, chuẩn máy bằng que thể tích mẫu
theo quy trình.
- Đánh dấu khuỷu chân chuột, nhúng chân chuột vào một bên ống thủy tinh chứa
dung dịch chống thấm tới khuỷu chân chuột (vị trí đánh dấu). Đạp bàn đạp, đọc
giá trị số xuất hiện trên màn hình. Đo 2 lần, lấy kết quả trung bình.
- Quá trình thực hiện
- Tiến hành đo thể tích bàn chân chuột. Chuột được gây viêm bằng cách tiêm vào
dưới da gan bàn chân trái 0,025ml dung dịch carrageenan 1% pha trong dung
dịch sinh lý. Đo thể tích chân chuột sau khi gây viêm 3 giờ. Những con chuột
có thể tích chân sưng phù nằm trong khoảng 50 - 100% so với bình thường
được đưa vào thử nghiệm và chia ngẫu nhiên vào các lô:
o Lô chứng: uống nước cất (0,1ml/10g)
o Lô đối chứng: uống diclofenac 5 mg/kg (0,1 ml/10g)
- Các bocal đựng chuột đều có vỉ lưới đỡ cách ly nhằm hạn chế gây ra những tổn
thương, nhiễm trùng khi chân chuột tiếp xúc với trấu lót ở đáy bocal. Theo dõi
thể tích chân chuột mỗi ngày vào một giờ nhất định trong 6 ngày tiếp theo.
- Mức độ phù chân chuột được tính theo công thức:
X% = (Vt - V0)/V0 x 100
Trong đó:
X%: mức độ phù chân chuột
V0: thể tích bàn chân chuột trước khi gây viêm (ml)
Vt: thể tích bàn chân chuột sau khi gây viêm (ml)
Tính và so sánh giá trị trung bình của thể tích chân chuột ở các lô
MỘT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT
CÁC THÍ NGHIỆM TRÊN ĐỘNG VẬT

1. Cho biết ý nghĩa các từ viết tắt về đường dùng thuốc: PO, IM, IV, ID,
IP ?
- PO: đường uống
- IM: tiêm bắp thịt
- IV: tiêm tĩnh mạch
- ID: tiêm trong da
- IP: tiêm phúc mô

2. Nêu tên hoạt chất dùng trong thử nghiệm đối kháng trên chuột và trên
thỏ?
Trên chuột:

- Dung dịch strychnine sulfat 0.019% (0,019g/100mL)


- Dung dịch barbital sodium 1,5% (1,5g/100mL)
Trên thỏ:

- Dung dịch atropine sulfat 1%


- Dung dịch pilocarpin 1%

3. Thử nghiệm khảo sát tác động đối kháng giữa strychnine và barbital
thực hiện trên mấy chuột, mỗi chuột sử dụng thuốc gì ?
Thực hiện trên 4 chuột (A, B, C, D) :
- Chuột A : Tiêm dưới da dung dịch Strychnin sulfat liều 1,9mg/kg.
- Chuột B: Tiêm qua phúc mô dung dịch barbital sodium 150mg/kg (hoặc
Pentobarbital sodium 50mg/kg).
- Chuột C: Tiêm qua đường phúc mô 150mg/kg barbital sodium. Liền sau đó
tiêm thêm sulfat strychnine 1,9mg/kg dưới da..
- Chuột D: Tiêm dưới da sulfat strychnine 1,9mg/kg. Khi thấy xuất hiện những
triệu chứng co giật đầu tiên lập tức điều trị bằng cách tiêm qua phúc mô
150mg/kg barbital sodium hoặc 50mg/kg pentobarbital sodium.

4. Sau khi chuột tiêm strychin cần theo dõi các hiện tượng gì?
- Phản ứng co giật (nhẹ / mạnh )
- Hiện tượng phong đòn gánh

5. Thế nào là thất điều ?


- Thú di chuyển lảo đảo như người say , do mất điều hòa vận động cơ thể

6. Nêu cách phát hiện chuột ngủ hay thức ?


Khi thú nằm yên không cử động, ta đặt nhẹ ngay trước mũi thú một đầu que hay
bút chì, đưa lên xuống mà nó không có phản ứng hít, ngửi, quay đi,… thì được gọi
là ngủ.
Lưu ý: không được chạm vào râu chuột. Chuột vẫn có thể mở mắt khi ngủ.

7. Nêu cách phát hiện chuột còn hay mất phản xạ co rút chân?
- Khi kéo một trong hai chân thú về phía sau, nó sẽ phản xạ nhanh chóng, co rút
chân về vị trí cũ. Nếu sau 5 giây mà nó không rút chân về thì được xem như mất
phản xạ co rút chân.
8. Nêu cách phát hiện chuột còn hay mất phản xạ thăng bằng?
- Phản xạ thăng bằng dùng để đánh giá tính gây mê hay gây ngủ rất sâu của những
liều mạnh thuốc ngủ hay thuốc mê.
- Khi thú đã mất phản xạ co rút chân, tiến hành thử phản xạ thăng bằng. Bình
thường, khi lật con vật nằm nghiêng hay ngửa, nó sẽ nhanh chóng lật úp lại, nếu
sau 5 giây nó không lật úp lại thì được xem như là mất phản xạ thăng bằng.

9. Nêu cách phát hiện chuột còn hay mất cảm giác đau và phản xạ đau?

- Sau khi mất phản xạ thăng bằng một vài phút, ta thử phản xạ đau.
- Khi dùng kim đâm nhẹ vào đuôi chuột, bình thường nó sẽ phản ứng tỉnh
lại: bỏ chạy hoặc quay lại cắn vào đầu kim hoặc không tỉnh mà chỉ rung giật
mạnh đuôi.
- Chuột được xem là mất cảm giác đau khi nó vẫn nằm yên, không tỉnh lại
mà chỉ rung giật mạnh đuôi.
- Chuột được xem là mất phản xạ đau khi nó vẫn nằm yên và đuôi không
rung giật.

10. Thế nào là 2 thuốc có tác động hiệp lực ?


- Một chất A được gọi là hiệp lực với chất B khi chất A làm gia tăng tác động của
chất B về tốc độ, cường độ hay thời gian tác động.
- Sự hiệp lực xảy ra dễ dàng khi dùng cùng một lúc hai hay nhiều dược phẩm.

11. Nêu cách tiến hành trên chuột để khảo sát tác động điều trị của barbital
khi ngộ độc strychnine? (tiêm thuốc nào trước? theo dõi thế nào? khi nào tiến
hành tiêm thuốc còn lại?)
Tiêm dưới da sulfat strychnine 1,9mg/kg. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng co
giật đầu tiên (dùng kẹp gõ nhẹ vào thành bocal, khi nghe tiếng động chuột sẽ bị co
giật) lập tức điều trị bằng cách tiêm qua phúc mô 150mg/kg barbital sodium hoặc
50mg/kg pentobarbital sodium.

12. Tiến hành thử nghiệm đối kháng trên thỏ, cần dùng những hoạt chất
nào ? Thông số cần theo dõi để so sánh là gì ?
- Atropine sulfat 1%
- Pilocarpin 1%
- Thông số cần theo dõi để so sánh là : đo đường kính con ngươi thỏ

13. Trường hợp nào cần pha dung dịch mẹ ? Giải thích lý do ?
- TH1: cân thuốc riêng lẽ cho từng liều, lượng cân quá ít => tránh sai số , tốn thời
gian
- TH2: nhiều lô chuột, nhiều nồng độ , sử dụng liều khác nhau => tránh sai
số và tiết kiệm thời gian

14. Tiềm thời là gì? Vận tốc tác động là gì?


- Tiềm thời là thời gian tính từ lúc bắt đầu cho thuốc vào cơ thể đến khi thuốc
bắt đầu có hiệu lực.
- Vận tốc tác động là tốc độ để đạt được một phản ứng cụ thể sau khi dùng
thuốc.

15. Thời gian tác động là gì? Thời gian tác động trung bình là gì?
- Thời gian tác động là thời gian tính từ lúc thuốc bắt đầu có hiệu lực đến khi
thuốc không còn hiệu lực nữa
- Thời gian tác động trung bình là trị số trung bình của thời gian tác động tìm
được ở các nhóm.

16. Cường độ tác động là gì? Cường độ tác động tối đa là gì?
- Cường độ tác động là mức độ các phản ứng xảy ra trên thú sau khi dùng
thuốc.
- Cường độ tác động tối đa là phản ứng tối đa xảy ra trên thú sau khi dùng
thuốc.

17. Chứng thanh bì là gì?


- Tím tái ( tai, chân, niêm mạc )

18. Sau khi chuột được tiêm phenobarbital, hãy kể ngắn gọn theo thứ tự
thời gian các hiện tượng xảy ra trên chuột?

Thay đổi về cử động tổng quát => Thất điều => Ngủ => Mất phản xạ co rút chân
=> Mất phản xạ thăng bằng => Mất cảm giác đau => Mất phản xạ đau => Các giai
đoạn phục hồi

19. Sau khi tiêm phenobarbital, thấy chuột đã ngủ, bạn cần kiểm tra phản
xạ gì? Cách tiến hành như thế nào?
- Khi chuột đã ngủ, tiến hành thử phản xạ co rút chân. Bình thường ở vị trí
nghỉ, khi kéo một trong hai chân thú về phía sau, nó sẽ phản xạ nhanh
chóng, co rút chân về vị trí cũ. Nếu sau 5 giây mà nó không rút chân về thì
được xem như mất phản xạ co rút chân.

20. Sau khi tiêm phenobarbital, thấy chuột đã mất phản xạ co rút chân, bạn
cần kiểm tra phản xạ gì? Cách tiến hành như thế nào?
- Khi thú đã mất phản xạ co rút chân, tiến hành thử phản xạ thăng bằng. Bình
thường, khi lật con vật nằm nghiêng hay ngửa, nó sẽ nhanh chóng lật úp lại, nếu
sau 5 giây nó không lật úp lại thì được xem như là mất phản xạ thăng bằng.

21. Nêu ngắn gọn nguyên tắc thử nghiệm kháng viêm?

- Sưng, nóng, đỏ, đau là các biểu hiện của quá trình gây viêm. Các thuốc kháng
viêm sẽ làm giảm các triệu chứng này.
- Gây viêm chân chuột, sau đó sử dụng máy đo thể tích bàn chân chuột để xác
định độ sưng phù.
- Nếu chất thử nghiệm có tác động kháng viêm thì sẽ làm giảm độ sự chân
chuột so với nhóm không sử dụng thuốc.

22. Để gây viêm cho chuột, cần sử dụng hóa chất nào? đường dùng nào?
- Tiêm vào dưới da gan bàn chân trái 0,025ml dung dịch carrageenan 1% pha
trong dung dịch sinh lý.

23. Trong thử nghiệm kháng viêm trên chuột, thông số theo dõi là gì? Tại
sao cần có vỉ lưới đỡ cách ly?

- Thông số: theo dõi thể tích chân chuột ( mỗi ngày vào một giờ nhất định trong 6
ngày tiếp theo)
- Các bocal đựng chuột đều có vỉ lưới đỡ cách ly: nhằm hạn chế gây ra những
tổn thương, nhiễm trùng khi chân chuột tiếp xúc với trấu lót ở đáy bocal.

24. Nêu cách tiến hành thí nghiệm trên nhóm chứng và nhóm đối chứng ở thử
nghiệm kháng viêm? (mỗi nhóm được sử dụng những thuốc gì?)

- Đo thể tích bàn chân chuột.


- Chuột được gây viêm bằng cách tiêm vào dưới da gan bàn chân trái 0,025ml
dung dịch carrageenan 1% pha trong dung dịch sinh lý.
- Đo thể tích chân chuột sau khi gây viêm 3 giờ. Những con chuột có thể tích
chân sưng phù nằm trong khoảng 50 - 100% so với bình thường được đưa vào
thử nghiệm và chia ngẫu nhiên vào các lô:
o Lô chứng: uống nước cất (0,1ml/10g)
o Lô đối chứng: uống diclofenac 5 mg/kg (0,1 ml/10g)

25. Viết và giải thích các ký hiệu trong công thức tính độ phù chân chuột ở
thử nghiệm kháng viêm?
X% = (Vt - V0)/V0 x 100
Trong đó:
X%: mức độ phù chân chuột
V0: thể tích bàn chân chuột trước khi gây viêm (ml)
Vt: thể tích bàn chân chuột sau khi gây viêm (ml)

26. Tại sao phải tiêm dưới da Strychnine sulfat?


- Vì Strychnine là dung dịch độc nếu tiêm bắp thì chuột sẽ chết cấp thời, không
quan sát được các biểu hiện của chuột ( co giật , hiện tượng phong đòn gánh )

27. Tại sao phải tiêm phúc mô Barbital sodium?


Tiêm phúc mô để hoạt chất hấp thu nhanh , giải độc nhanh cho chuột khi chuột ngộ
độc Strychnine. Đồng thời để quan sát tất cả các hiện tượng xảy ra ở chuột sau khi
tiêm thuốc

28. So sánh tác động kháng viêm giữa chuột C và chuột D ?


- Chuột C: khảo sát khả năng dự phòng của pentobarbital trước khi chuột bị nhiễm
độc. Tiêm pentobarbital trước , Strychnine sau.
- Chuột D: khảo sát khả năng giải độc của pentobarbital đối với chuột ngộ độc
Strychnine. Tiêm Strychnine trước, pentobarbital sau.

29. Dung dịch đối chứng trong thử nghiệm tác động kháng viêm trên thỏ ?
=> NaCl 0,9 %

30. Mô tả cách pha thuốc A từ bột nguyên liệu cho 1 lô chuột gồm 15 con,
mỗi con nặng khoảng 40 gam. Liều uống 200 mg/kg. Thể tích uống là 0,1
ml/10g. Để dự phòng hao hụt, hãy pha dư thêm 40%.
- Liều uống 200mg/1000g. Thể tích uống là 0,1 ml/10g => 10ml /1000g.
Như vậy cứ 1000g chuột cần 200mg hoạt chất A pha vào 10ml dung môi
- Nồng độ dung dịch cần pha là 200mg/10ml => 20mg/ml
- Tổng khối lượng chuột là : 15 × 40 = 600g
- Thể tích lý thuyết cần pha là 600g × 0,1ml/10g = 6 ml
- Hao hụt 40% => thể tích thực tế cần pha là 6 + 6 × 40% = 8,4 ml
- Khối lượng bột nguyên liệu cần cân: 8,4 ml × 20mg/ml = 168 mg
=> Kết luận: cân 168mg bột nguyên liệu A có nồng độ 20mg/ml pha vào
8,4 ml dung môi

31. Mô tả cách pha thuốc A từ bột nguyên liệu cho 1 lô chuột gồm 15 con,
mỗi con nặng khoảng 40 gam. Liều uống 250 mg/kg. Thể tích uống là 0,2
ml/10g. Để dự phòng hao hụt, hãy pha dư thêm 3 ml.
- Liều uống 250mg/1000g. Thể tích uống là 0,2 ml/10g => 20ml /1000g.
Như vậy cứ 1000g chuột cần 250mg hoạt chất A pha vào 20ml dung môi
- Nồng độ dung dịch cần pha là 250mg/20ml => 12,5 mg/ml
- Tổng khối lượng chuột là : 15 × 40 = 600g
- Thể tích lý thuyết cần pha là 600g × 0,2ml/10g = 12 ml
- Hao hụt 3ml => thể tích thực tế cần pha là 12 + 3 = 15 ml
- Khối lượng bột nguyên liệu cần cân: 15 ml × 12,5 mg/ml = 187,5 mg
=> Kết luận: cân 187,5 mg bột nguyên liệu A có nồng độ 12,5mg/ml pha vào
15ml dung môi

32. Mô tả cách pha thuốc A từ bột nguyên liệu cho 2 lô chuột. Lô 1 gồm 10
con, mỗi con 25 g. Lô 2 gồm 15 con, mỗi con 35g. Liều uống ở mỗi lô đều là
700 mg/kg. Thể tích uống là 0,2 ml/10g. Để dự phòng hao hụt, hãy pha dư
thêm 20%.
- Liều uống 700mg/1000g. Thể tích uống là 0,2 ml/10g => 20ml /1000g.
Như vậy cứ 1000g chuột cần 700mg hoạt chất A pha vào 20ml dung môi
- Nồng độ dung dịch cần pha là 700mg/20ml => 35 mg/ml
- Tổng khối lượng chuột là : 10 × 25 + 15 × 35 = 775g
- Thể tích lý thuyết cần pha là 775g × 0,2ml/10g = 15,5 ml
- Hao hụt 20% => thể tích thực tế cần pha là 15,5 + 15,5 × 20 % = 18,6 ml
- Khối lượng bột nguyên liệu cần cân: 18,6 ml × 35 mg/ml = 651 mg
=> Kết luận: cân 651 mg bột nguyên liệu A có nồng độ 35mg/ml pha vào
18,6 ml dung môi

33. Mô tả cách pha thuốc A từ bột nguyên liệu cho 2 lô chuột. Lô 1 gồm 10
con, mỗi con 25 g. Lô 2 gồm 15 con, mỗi con 35g. Liều uống ở mỗi lô đều là 70
mg/kg. Thể tích uống là 0,2 ml/10g. Để dự phòng hao hụt, hãy pha dư thêm 5
ml.

- Liều uống 700mg/1000g. Thể tích uống là 0,2 ml/10g => 20ml /1000g.
Như vậy cứ 1000g chuột cần 70mg hoạt chất A pha vào 20ml dung môi
- Nồng độ dung dịch cần pha là 70mg/20ml => 3,5 mg/ml
- Tổng khối lượng chuột là : 10 × 25 + 15 × 35 = 775g
- Thể tích lý thuyết cần pha là 775g × 0,2ml/10g = 15,5 ml
- Hao hụt 5ml => thể tích thực tế cần pha là 15,5 + 5 =20,5 ml
- Khối lượng bột nguyên liệu cần cân: 20,5 ml × 3,5 mg/ml = 71,75 mg
=> Kết luận: cân 71,75 mg bột nguyên liệu A có nồng độ 3,5mg/ml pha
vào 20,5 ml dung môi
34. Mô tả cách pha thuốc A từ dạng dung dịch trên thị trường có nồng độ
105 mg/ml cho 1 lô chuột gồm 20 con, mỗi con nặng khoảng 25 gam. Liều
uống 350 mg/kg. Thể tích uống là 0,1 ml/10g. Để dự phòng hao hụt, hãy pha
dư thêm 40%
- Nồng độ ban đầu 105 mg/ml
- Liều uống 350mg/1000g. Thể tích uống là 0,1 ml/10g => 10ml /1000g. Như vậy
cứ 1000g chuột cần 350mg hoạt chất A pha vào 10ml dung môi
- Nồng độ dung dịch cần pha là 350mg/10ml => 35 mg/ml
- Tổng khối lượng chuột là : 25 × 20 = 500g
- Thể tích lý thuyết cần pha là 500g × 0,1ml/10g = 5 ml
- Hao hụt 40% => thể tích thực tế cần pha là 5 + 5 × 40% = 7 ml
- C1 × V1 = C2 × V2 => thể tích dung dịch ban đầu cần hút 7 × 35 /105 = 2,33 ml
Kết luận: Hút 2,33 ml dung dịch ban đầu, thêm ( 7 - 2,33 = 4,67 ) ml dung môi

35. Mô tả cách pha thuốc A từ dạng dung dịch trên thị trường có nồng độ
105 mg/ml cho 1 lô chuột gồm 15 con, mỗi con nặng khoảng 20 gam. Liều
uống 350 mg/kg. Thể tích uống là 0,1 ml/10g. Để dự phòng hao hụt, hãy pha
dư thêm 5ml.
- Nồng độ ban đầu 105 mg/ml
- Liều uống 350mg/1000g. Thể tích uống là 0,1 ml/10g => 10ml /1000g. Như vậy
cứ 1000g chuột cần 350mg hoạt chất A pha vào 10ml dung môi
- Nồng độ dung dịch cần pha là 350mg/10ml => 35 mg/ml
- Tổng khối lượng chuột là : 15 × 20 = 300g
- Thể tích lý thuyết cần pha là: 300g × 0,1ml/10g = 3 ml
- Hao hụt 5ml => thể tích thực tế cần pha là 5 + 3 = 8 ml
- C1 × V1 = C2 × V2 => thể tích dung dịch ban đầu cần hút 8 × 35 /105 = 2,67 ml
Kết luận: Hút 2,67 ml dung dịch ban đầu, thêm ( 8 - 2,67 = 5,33 ) ml dung môi

36. Mô tả cách pha thuốc A từ dạng dung dịch trên thị trường có nồng độ
100mg/ml cho 2 lô chuột, mỗi lô chuột gồm 20 con, mỗi con nặng khoảng 30
gam. Liều uống lô 1: 150 mg/kg, lô 2: 250mg/kg. Thể tích uống là 10 ml/ kg
chuột. Để dự phòng hao hụt, hãy pha dư thêm 30 %.

- Liều uống lô 1: 150mg/kg. Thể tích uống là 10ml/kg chuột => Nồng độ cần pha ở
lô 1 là 150mg/10ml => 15mg/ml
- Liều uống lô 2: 250mg/kg. Thể tích uống là 10ml/kg chuột => Nồng độ cần pha ở
lô 2 là 250mg/10ml => 25mg/ml
- Nồng độ dung dịch mẹ là 100mg/ml
- Khối lượng mỗi lô chuột: 20 × 30 = 600g
- Thể tích lý thuyết cần 600g × 10ml/1000g = 6ml
- Thể tích cần pha mỗi lô (pha dư thêm 30%) : 6 + 6 × 30% = 7,8 ml
- Thể tích dung dịch mẹ cần hút cho mỗi lô chuột :
 Lô 1: 7,8 × 15 / 100 = 1,17 ml
 Lô 2: 7,8 × 25 / 100 = 1,95 ml

Kết luận:
- Hút 1,17 ml dung dịch mẹ, thêm 7,8 - 1,17 = 6,63 ml dung môi để có 7,8 ml dung
dịch cho lô 1
- Hút 1,95 ml dung dịch mẹ, thêm 7,8 - 1,95 = 5,85 ml dung môi để có 7,8 ml dung
dịch cho lô 2
37. Mô tả cách pha thuốc A từ dạng dung dịch trên thị trường có chứa nồng độ
600mg/5ml cho 1 lô chuột gồm 20 con, mỗi con nặng khoảng 25 gam. Liều uống
400 mg/kg. Thể tích uống là 0,1 ml/10g. Để dự phòng hao hụt, hãy pha dư thêm
40%.

38. Mô tả cách pha thuốc A từ dạng dung dịch trên thị trường có nồng độ 175
mg/ml cho 1 lô chuột gồm 20 con, mỗi con nặng khoảng 30 gam. Liều uống 350
mg/kg. Thể tích uống là 10 ml/kg chuột. Để dự phòng hao hụt, hãy pha dư thêm 30
%.

You might also like