You are on page 1of 6

VIETNAM AUSTRALIA INTERNATIONA SCHOOL

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 8


NĂM HỌC: 2021 - 2022
---***---
I. TỔNG QUAN
1. Nội dung – hình thức
- Hướng dẫn ôn tập sẽ được gửi đến học sinh trước 1 tuần diễn ra kiểm tra.
- Nội dung ôn tập: bài 1,2,3,5,6 và Chủ đề Phong trào Công nhân.
- Hình thức đề kiểm tra: 100% trắc nghiệm – với 30 câu trắc nghiệm.
- Kiểm tra thông qua ứng dụng Microsoft Teams.
2. Quy định khi kiểm tra
- Khi kiểm tra học sinh phải mở camera xuyên suốt. Học sinh nào không mở camera dù bất kì nguyên
nhân nào cũng sẽ không được tham gia kiểm tra và sẽ làm lại bài vào kì kiểm tra phụ. Học sinh không
được chèn background nền khi tham gia kiểm tra.
- Học sinh không được sử dụng tài liệu, nếu vi phạm sẽ bị -50% điểm số đạt được.
- Học sinh vắng có phép sẽ được kiểm tra lại.
- Học sinh vắng không phép sẽ không được kiểm tra lại và sẽ bị 0 điểm cho kiểm tra giữa kì.
- Vào trễ 5 phút sẽ không được tham gia kiểm tra.
II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Hướng dẫn ôn tập gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm thuộc nội dung từ Bài 1 đến Bài 6. Học sinh tự giải
dựa trên kiến thức đã học và có thể nhờ GVBM hỗ trợ những câu hỏi mà học sinh gặp khó khăn.

Câu 1: Câu nào sau đây là ĐÚNG về khái niệm “Cách mạng tư sản”?
A. là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản (hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến,
thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
B. là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống
trị của giai cấp vô sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa Cộng sản.
C. là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản và giai cấp vô sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến,
thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
D. là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản (hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ Cộng sản, thiết
lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Câu 2: “Cách mạng tư sản” là gì?
A. là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nền thống
trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
B. là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nền thống
trị của giai cấp vô sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa Cộng sản.
C. là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản và giai cấp vô sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến,
thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
D. là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản (hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ Cộng sản, thiết
lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

1
VIETNAM AUSTRALIA INTERNATIONA SCHOOL

Câu 3: Điểm GIỐNG NHAU về lực lượng lãnh đạo của Cách mạng Hà Lan TK XVI, Cách mạng tư
sản Anh TK XVII và Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ là
A. giai cấp tư sản và quý tộc mới.
B. giai cấp vô sản.
C. giai cấp tư sản.
D. quần chúng nhân dân.
Câu 4: Điểm KHÁC NHAU về hình thức của Cách mạng tư sản Anh TK XVII so với Cách mạng Hà
Lan TK XVI và Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ là
A. chiến tranh giành độc lập.
B. nội chiến.
C. biểu tình, bãi công.
D. khởi nghĩa vũ trang.
Câu 5: Tại sao nói “Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ là một cuộc cách mạng tư sản”?
A. vì do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ ách thống trị của chế độ phong kiến Anh, thiết lập nền
thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Mĩ.
B. vì do quần chúng nhân dân lãnh đạo nhằm lật đổ ách thống trị của chế độ phong kiến Anh, thiết lập
nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Mĩ.
C. vì do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ ách thống trị của chế độ phong kiến Mĩ, thiết lập nền
thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Mĩ.
D. vì đó là 1 một chiến tranh giành độc lập.
Câu 6: Điểm nào KHÔNG ĐÚNG về tình hình kinh tế (nông nghiệp, công thương nghiệp) của Pháp
trước Cách mạng năm 1789?
A. Nông nghiệp lạc hậu với công cụ sản xuất thô sơ.
B. Công thương nghiệp phát triển, máy móc được sử dụng trong sản xuất.
C. Nông nghiệp phát triển, máy móc được sử dụng trong sản xuất.
D. Nhiều trung tâm dệt, luyện kim ra đời.
Câu 7: Trước Cách mạng năm 1789, Pháp có chế độ chính trị gì?
A. Chế độ Cộng hòa.
B. Chế độ quân chủ lập hiến.
C. Chế độ quân chủ chuyên chế.
D. Chế độ Cộng hòa Tổng thống.
Câu 8: Trước Cách mạng năm 1789, xã hội Pháp có những đẳng cấp nào?
A. Quý tộc và tăng lữ, tư sản.
B. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ 1.
C. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ 2.
D. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ 3.
Câu 9: Điền vào ô trống: “ Đẳng cấp(1)……. nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính,
quân đội. (2)….. và (3)……là những đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế, nhưng không phải
đóng thuế cho nhà vua.(4)……gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị.
Họ không có quyền lợi chính trị.” (Sách Giáo khoa Lịch sử 8, trang 10-11)

2
VIETNAM AUSTRALIA INTERNATIONA SCHOOL

A. (1) quý tộc (2) Tăng lữ (3) quý tộc (4) Đẳng cấp thứ 3.
B. (1) Tăng lữ (2) quý tộc (3) quý tộc (4) Đẳng cấp thứ 3.
C. (1) Đẳng cấp thứ 3 (2) Tăng lữ (3) quý tộc (4) Đẳng cấp thứ 3.
D. (1) quý tộc (2) Tăng lữ (3) tư sản (4) Đẳng cấp thứ 3.
Câu 10: Cách mạng Pháp năm 1789 là một cuộc cách mạng tư sản?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 11: Cách mạng Pháp năm 1789 đáp ứng đầy đủ quyền lợi của nhân dân?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 12: Cách mạng Pháp năm 1789 mở đường cho CNTB phát triển?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 13: Lãnh đạo cách mạng Pháp năm 1789 là
A. giai cấp tư sản và quý tộc mới.
B. giai cấp vô sản.
C. giai cấp tư sản.
D. quần chúng nhân dân.
Câu 14: Nguyên nhân dẫn tới phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kì XX là gì?
A. Do giai cấp tư sản bị quý tộc, tăng lữ bóc lột nặng nề.
B. Do giai cấp vô sản bị quý tộc, tăng lữ bóc lột nặng nề.
C. Do giai cấp vô sản bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề.
D. Do giới chủ sử dụng lao động trẻ em.
Câu 15: Khởi nghĩa vũ trang ở Pháp từ năm 1831-1834 có mục tiêu là gì?
A. Chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ.
B. Tăng lương, giảm giờ làm. Đòi thiết lập chế độ cộng hoà.
C. Đòi thiết lập chế độ cộng hoà.
D. Tăng lương, giảm giờ làm.
Câu 16: Ngày 1/5 hàng năm là ngày lễ kỷ niệm gì?
A. Quốc khánh nước Mỹ.
B. Quốc khánh nước Việt Nam.
C. Quốc tế lao động.
D. Quốc tế Cộng sản ra đời.
Câu 17: Có mấy tổ chức Quốc tế ra đời sau các phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kì
XX?
A. 1
B. 2
C. 3.
D. 4.
Câu 18: Ai là người sáng lập Quốc tế thứ nhất?
A. Các Mác.
3
VIETNAM AUSTRALIA INTERNATIONA SCHOOL

B. Ph. Ăng-ghen.
C. V.I.Lênin.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 19: “Phong trào hiến chương” từ năm 1836-1847 diễn ra ở đâu?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.
Câu 20: Kết quả của Cách mạng Nga năm 1905-1907 là
A. Thành công.
B. Thất bại.
Câu 21: Lãnh đạo là Cách mạng Nga năm 1905-1907 là
A. giai cấp tư sản và quý tộc mới.
B. giai cấp công nhân Nga.
C. giai cấp tư sản.
D. quần chúng nhân dân.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?
A. Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản) định hướng về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc; giúp đỡ,
tạo điều kiện và môi trường thuận lợi truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam.
B. Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản) do Hồ Chí Minh thành lập.
C. Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản) không liên quan tới Việt Nam.
D. Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản) không phải do V.I.Lênin thành lập.
Câu 23: Nước Pháp giành chiến thắng trong chiến tranh Pháp-Phổ là đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 24: Hoàng đế của nước Pháp trong thời gian từ 1852-1873 là
A. Napoléon I.
B. Napoléon III.
Câu 25: Chiến tranh Pháp-Phổ là cuộc chiến tranh lớn nhất và quan trọng nhất ở châu Âu ở thế kỉ
XIX là đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 26: Sau khi lật đổ chính quyền Napoléon III, chính phủ mới thành lập có tên là
A. chính phủ vệ quốc
B. chính phủ tư sản.
C. chính phủ vô sản.
D. chính phủ lâm thời.
Câu 27: Thái độ của chính phủ Pháp khi quân Phổ tiến vào Pa-ri là
A. chiến đấu quyết liệt.
B. xin đình chiến.
4
VIETNAM AUSTRALIA INTERNATIONA SCHOOL

C. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.


D. đầu hàng và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Câu 28: Thái độ của nhân dân (phần lớn là công nhân và tiểu tư sản) khi quân Phổ tiến vào Pa-ri là
A. chiến đấu quyết liệt.
B. xin đình chiến.
C. đầu hàng.
D. bỏ trốn.
Câu 29: Ý nghĩa quan trọng nhất của Công xã Pa-ri là
A. Nhà nước kiểu mới – mẫu hình của chính quyền vô sản
B. chế độ mới.
C. cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. tác động mạnh mẽ đến các nước châu Âu.
Câu 30: Hiện nay, nhân loại đã và đang trải qua mấy cuộc cách mạng công nghiệp?
A. 1
B. 2
C. 3.
D. 4.
Câu 31: Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra vào thời gian nào?
A. Thế kỉ XVII.
B. Thế kỉ XVIII.
C. Thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX.
D. Thế kỉ XX.
Câu 32: Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra ở đâu?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.
Câu 33: Việc phát minh máy móc đầu tiên xuất phát từ ngành gì?
A. dệt.
B. giao thông vận tải.
C. nông nghiệp.
D. khai thác mỏ.
Câu 34: “Cách mạng công nghiệp” là gì?
A. là quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.
B. là quá trình sản xuất ra máy hơi nước.
C. là quá trình chuyển biến từ sản xuất bằng máy móc sang sản xuất thủ công.
D. là quá trình sản xuất ra điện.
Câu 35: Kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh là gì?
A. Anh nước công nghiệp.
B. Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển thứ hai thế giới.

5
VIETNAM AUSTRALIA INTERNATIONA SCHOOL

C. Anh trở thành nước công nghiệp bị ô nhiễm không khí.


D. Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là “Công xưởng
của thế giới.”
Câu 36: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mỹ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là:
A. chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
C. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.
D. xứ sở của các ông vua công nghiệp.
Câu 37: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là:
A. chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
C. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.
D. xứ sở của các ông vua công nghiệp.
Câu 38: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là:
A. chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
C. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.
D. xứ sở của các ông vua công nghiệp.
Câu 39: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là:
A. chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
C. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.
D. xứ sở của các ông vua công nghiệp.
Câu 40: Nguyên nhân tại sao các nước phương Tây xâm lược các nước châu Á, châu Phi?
A. nguồn tài nguyên thiên nhiên
B. nguồn nhân công và thị trường tiêu thụ.
C. vị trí địa lý chiến lược.
D. cả A, B, C đều đúng.

---HẾT---

You might also like