You are on page 1of 31

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội


KHOA CÔNG NGHỆ MAY

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN : QLSX MAY CÔNG NGHIỆP 1
CHỦ ĐỀ : Một số vấn đề về quản lý sản suất tại doanh nghệp dệt may.

Họ và tên sinh viên : Phạm Thị Mai


Ngày sinh :14 /03/2001 Mã SV : 1950010796
Lớp học phần :QLSX1-K4.7.LT Lớp ổn định : DHM14 - K4
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Tâm

Hà Nội, Năm 2021


LỜI MỞ ĐẦU

Có thể thấy ngành dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn
của nước ta. Đây là một ngành đòi hỏi vốn ít và sử dụng nhiều lao động hơn so với
các ngành khác, ngoài ra khả năng gặp rủi ro thấp, giải quyết một lượng lớn lao
động cho quốc gia. Với nước ta là một nước đông dân và dân số trẻ, lực lượng lao
động dồi dào và giá nhân công rẻ. Do đó, phát triển công nghiệp dệt may là hết sức
phù hợp với xu thế công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
Sản xuất là chức năng chính của các doanh nghiệp sản xuất và thu hút một
lượng lớn lực lượng lao động của doanh nghiệp. Cùng với chức năng thương mại
và chức năng tài chính, sản xuất đóng vai trò cốt lõi của doanh nghiệp. Quản lý sản
xuất được coi là một trong những nội dung chính trong ngành quản trị doanh
nghiệp và nó là yếu tố quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị cũng như các bộ
phận chức năng. Quản lý sản xuất là nhân tố quyết định trực tiếp đến kết quả hoạt
động sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm,
giá thành và thời gian cung cấp sản phẩm. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa như
hiện nay, quản lý sản xuất đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc điều hành
doanh nghiệp.
Là một sinh viên đang theo học chuyên ngành Công nghệ may, em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến Trường ĐHCN Dệt May Hà Nội đã đưa môn Quản lý
sản xuất vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt e xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn
Minh Tâm đã hướng dẫn, giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho chúng
em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia học tập môn
Quản lý sản xuất của cô, em đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích, những kiến thức
này giúp cho công việc của em sau này thuận lợi hơn. Đây chắc chắn sẽ là kiến
thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu
sót mong cô xem xét và góp ý để bài tập lớn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
I. Giới thiệu về doanh nghiệp và phân tích cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp

1. Thông tin về doanh nghiệp

2. Sản phẩm và thị trường chính của doanh nghiệp

3. Phân tích cơ cấu SX của doanh nghiệp

II. Phân tích quy trình quản lý tại các bộ phận sản xuất chính tại doanh
nghiệp

1. Phân tích quy trình quản lý bộ phận cắt

2. Phân tích quy trình quản lý bộ phận may

3. Phân tích quy trình quản lý bộ phận hoàn thành

III. Lập kế hoạch sản xuất

1. Lập kế hoạch năng suất

2. Lập kế hoạch triển khai sản xuất cho 1 mã hàng trên chuyền may

IV. Xử lý phát sinh

1. Tình huống 1

2. Tình huống 2

V. Thiết kế chuyền

1. Thiết lập trình tự thực hiện các công đoạn

2. Thiết kế chuyền

3. Đánh giá hiệu quả của dây chuyền thiết kế


I. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp và phân tích cơ cấu
sản xuất của doanh nghiệp.
1. Thông tin chung về doanh nghiệp.
- Tên công ty :Trung tâm sản xuất dịch vụ Hải Nam
- Trung tâm sản xuất dịch vụ là một phần của Trường Đại học Công nghiệp
Dệt may Hà Nội.
- Trung tâm sản xuất dịch vụ là khu A của Trường tọa lạc tại: thôn Kim Hồ -
Lệ Chi - Gia Lâm - Hà Nội.
- Số điện thoại liên hệ: 8436920935.
- Fax: 84438766585.
- Mã Số Thuế: 0100799629.

Hình ảnh: Trung tâm sản xuất dịch vụ.

- Giám đốc: ThsNguyễn Quang Vinh.


- Phó giám đốc kinh doanh: ThsNguyễn Đắc Hậu.
- Phó giám đốc sản xuất: CN Nguyễn Viết Hiếu.
- Phó giám đốc kỹ thuật: CN Nguyễn Thị Lệ Quyên
- Ngành kinh doanh: May Mặc
1.1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
-Năm 1992, có hai tổ sản xuất được thành lập dựa trên ý tưởng của cán bộ,
giáo viên, công nhân viên của nhà trường.

-Tháng 8-1993, xưởng sản xuất trên được mở rộng thành 4 tổ sản xuất may -
1 tổ cắt - 1 tổ hoàn thiện - 1 tổ KCS - 1 phòng kỹ thuật - 1 phòng tổ chức ( bao gồm
quản đốc, phó giám đốc, kế toán, kho nguyên phụ liệu nhận hàng gia công của các
vệ tinh công ty may Chiến Thắng, công ty may Thăng Long).

-Năm 1996, xưởng sản xuất mở rộng thêm 2 tổ sản xuất. Tháng 7 năm 1996,
xưởng chính thức tìm được một khách hàng nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam
đó là hãng PACIPIC mặt hàng chủ yếu là hàng áo Jacket lông vũ.

- Từ những năm 1997 trở đi, xưởng luôn luôn hoạt động rất hiệu quả, doanh
thu không ngừng tăng lên, lập được nhiều mối quan hệ với khách hàng nước ngoài
khác nhưng vẫn chủ yếu đi làm gia công cho hãng nước ngoài.
-Năm 2001, xưởng sản xuất tiếp tục mở rộng thêm hai tổ sản xuất tiếp theo,
số lượng người lao động tăng lên đến 450 công nhân trong toàn xưởng. Do nhu cầu
sản xuất tăng mà xưởng thực tập sản xuất chưa có tư cách pháp nhân để xuất nhập
khẩu trực tiếp với khách hàng nước ngoài vì xưởng thuộc của nhà trường, đứng
trước sự gia tăng của năng lực sản xuất, số lượng công nhân tăng. Cán bộ công
nhân viên trường ĐH Công Nghiệp Dệt May quyết định đưa xưởng thực tập sản
xuất trở thành một công ty. Vì vậy, ngày 01/04/2008 Công ty Cổ phần May Hải
Nam được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0103022176 do sở KHĐT thành
phố Hà Nội cấp ngày 29/01/2008.
-Từ ngày được thành lập đến nay công ty đã có thể ký được đơn hàng trực
tiếp với khách nước ngoài mà không phải qua khâu trung gian nào. Các mặt hàng
rất đa dạng và phong phú. Các loại trang thiết bị được nâng cấp rất nhiều.

-Các loại áoVeston của khách hàng TEXTYLE: áo Jacket 3, 5 lớp. Có rất
nhiều các loại thiết bị tiên tiến và hiện đại của các hãng nổi tiếng như JUKI,
BROTHER: máy tra tay, máy thêu điện tử, máy may nhảy bước, máy thùa đầu tròn
điện tử, là Form, hệ thống nồi hơi nước, máy giác mẫu…

-Đến ngày 31/10/2012 Công ty CP May Hải Nam chấm dứt hoạt động và
giải thể. Toàn bộ cơ sở hạ tầng và CBCNV của CTCP may Hải Nam chuyển sang
hình thành lại TTSXDV của trường.

-Tháng 9 năm 2013, Trung Tâm cử một nhóm cán bộ của công ty đi học mô
hình sản xuất LEAN. Đến tháng 10 năm 2013, Trung Tâm có sự thay đổi lớn khi áp
dụng mô hình LEAN vào sản xuất (ban đầu áp dụng với 4 tổ là tổ may1, tổ may2,
tổ may3 và tổ may4. Đến giờ, toàn bộ 12 tổ may của Trung Tâm đã sản xuất theo
mô hình Lean). Từ khi áp dụng sản xuất theo mô hình LEAN (trung tâm đang áp
dụng LEAN 3 – mỗi người 3 sản phẩm ), năng xuất và chất lượng hàng được tăng
lên cao hơn rất nhiều so với trước – hứa hẹn giúp trung tâm sản xuất phát triển đi
lên !
Hình ảnh:Sơ đồ trung tâm sản xuất dịch vụ.

2: Sản phẩm và thị trường chính của doanh nghiệp

-Sản phẩm:

+ Chủ yếu sản suất hàng may mặc

+ Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc các loai
nguyên vật liệu, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành
dệt may như quần, áo sơ mi nam nữ ,comple, áo jacket, áo vest các loại quần
áo thời trang….
+ Nhận gia công các sản phẩm may mặc của công ty trong và ngoài nước, sản
phẩm chủ yếu là áo Jacket 3 – 5 lớp ( áo lông vũ, áo trần bông hàng
TEXTYLE, LEVY ).
-Thị trường chính của doanh nghiệp

+ Trung tâm sản xuất dịch vụ thành lập trên trung tâm thực nghiệm sản xuất
của trường ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI.

+ Các công ty trong và ngoài nước. Các khách hàng Mỹ, châu Âu, Đài Loan
(Trung Quốc), Hàn Quốc, Nga,.. Với các thị trường khách hàng khác nhau
trung tâm sản suất dịch vụ sẽ sản suất nhiều mặt hàng đa dạn để phục vụ yêu
cầu khách hàng. Da dạng hóa nguông thị trường.
3: Phân tích cơ cấu sản suất của doanh nghiệp

Quản đốc phân xưởng

Bộ phận chính Bộ phận phục vụ Bộ sx phụ trợ Bộ phận sx phụ


sản xuất

Tổ cắt Tổ may Hoàn Kho Kho Tổ cơ Phòng Kho Vận


(từ tổ 1 thành NPL hoàn điện kĩ bãi chuyển
tới tổ thành thuật
42)

1. Bộ phận chính:
- Trực tiếp pha chế, chế biến sản phẩm chính của hệ thống. Vận hành các thiết bị
sản xuất
- Bộ phận sản xuất chính là chế biến biến nguyên vật liệu trở thành thành phẩm của
hệ thống.
Gồm :
- Bộ phận cắt :
+ Có nhiệm vụ, chức năng: Nhận vải sau khi đã xử lí độ co, trải vải theo đúng tài
liệu kĩ thuật yêu cầu kĩ thuật của khách hàng . Phối kiện, kiểm tra lỗi vải 100%, sửa
lỗi vải, cắt đổi bán thành phẩm .
-Bộ phận may:
+ Nhiệm vụ, chức năng: Nhận bán thành phẩm, May hoàn thiện sản phẩm đảm bảo
theo đúng quy trình về chất lượng
- Bộ phận hoàn thiện gồm:
+Nhiệm vụ , chức năng : Chịu trách nhiệm kiểm tra tất cả các sản phẩm loại bỏ kim
gãy trong sản phẩm, gấp sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng . Đóng thùng
sản phẩm theo đúng quy định
+ Bộ phận là, gấp: Chức năng, nhiệm vụ: Là, ép, gấp các loại sản phẩm theo đúng
tiêu chuẩn của sản phẩm.

+ Đóng gói:Chức năng, nhiệm vụ: sản phẩm vào thùng theo tỷ lệ và số lượng quy
định.
+ Tẩy bẩn: Chức năng nhiệm vụ: Kiểm tra và xử lý các vết bẩn trước khi đóng gói
2. Bộ phận phục vụ sản xuất
- Đây là bộ phận tận dụng các phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra
những sản phẩm phụ khác. Bộ phận này có tác dụng làm tăng hiệu quả của sản xuất
chính nhờ việc sử dụng triệt để hơn các đối tượng.
Gồm:
- Kho : kho nguyên phụ liệu, kho vải và kho thành phẩm
+Nhiệm vụ, chức năng : Nhập nguyên phụ liệu, kiểm tra sơ bộ , cung cấp vải ,
nguyên phụ liệu cho bộ phận cắt, may , hoàn thiện. Nhập hàng chờ xuất.
3. Bộ phận phụ trợ
- Đây là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất
chính, đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục đều đặn
Gồm:
- Cơ điện
- Bộ phận kĩ thuật
+ Nhiệm vụ, chức năng :
- Cung cấp thiết bị cho sản xuất, quản lí quy trình kỹ thuật an toàn thiết bị điện ,
quản lí hướng dẫn vận hành máy móc,thiết bị và hệ thống sửa chữa định kì, điều
động thiết bị và máy móc để đáp ứng sản xuất.
- Cung cấp template, cữ giá theo đơn hàng cụ thể
4. Bộ phận sản xuất phụ
- Đây là bộ phận tận dụng các phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra
những sản phẩm phụ khác.
- Bộ phận này có tác dụng làm tăng hiệu quả của sản xuất chính nhờ việc sử dụng
triệt để hơn các đối tượng.
Gồm:
- Kho bãi
+Nhiệm vụ: là nơi lưu trữ, bảo quản hàng hóa, sản phẩm, các bán thành phẩm và
thành phẩm
+Chức năng: Tập kết hàng hóa ( gom hàng), phối hợp các loại mặt hàng khác nhau,
đảm bảo lưu trữ hàng hóa an toàn, quản lý giám sát hàng hóa dễ dàng
- Vận chuyển
Chức năng nhiệm vụ: Tiếp nhận hàng và danh sách giao hàng, nhận lệnh vận
chuyển, kiểm tra các nội dung trên lệnh vận chuyển, thực hiện các thục tục xuất
hàng vận chuyển, kiểm tra tình trạng hàng hóa, báo cáo kết quả công việc sau khi
hoàn thành công việc trong ngày, phối hợp với nhân viên điều hành để sắp xếp lịch
trình giao hàng hợp lý.
II. Phân tích quy trình quản lý tại các bộ phận sản xuất chính tại doanh
nghiệp

1. Phân tích quy trình quản lý bộ phận cắt

Hình ảnh: Nhà cắt tại trung tâm sản suất


*Sơ đồ quy trình quản lý bộ phận cắt:

Tiếp nhận thông Nhận NL, sơ Xả vải Trải vải


tin đồ cắt, mẫu
giấy

Phối kiện Ép mếch,in Đánh số


Cắt BTP
thêu

Căt BTP đạt Thay Thân Nhập dữ liệu


CL chp BTP BTP quản lý trên
may phần mềm,
excell

1. Tiếp nhận thông tin


- Nhận lệnh sản xuất, lệnh cấp nguyên liệu từ phòng KHVT
- Nhận tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng (các yêu cầu về cắt, ép
mex, đánh số), bảng màu, các văn bản hƣớng dẫn của khách hàng từ phòng Kỹ
thuật
→ Tổ trưởng phải kiểm tra thông tin đúng với mã hàng thì mới nhận, nếu không
đúng thì phải trả lại nơi giao tài liệu
2. Nhận nguyên liệu, sơ đồ cắt, mẫu giấy
- Căn cứ vào lệnh cấp nguyên liệu (vải) nhận nguyên liệu (vải) tại kho, ký nhận vào
sổ cấp phát nguyên liệu (vải) với kho nguyên liệu (vải)
- Nhận sơ đồ cắt, mẫu giấy từ phòng Kỹ thuật
- Tổ cắt nhận kế hoạch cắt từ phòng kế hoạch.
- Nhận vải, nhận sơ đồ cắt - Tổ cắt nhận vải từ kho NPL, nhận sơ đồ cắt từ phòng
kĩ thuật. Kiểm tra vải và số hiệu, mã vải có khớp tài liệu hay không
- Ghi thông tin vào sổ xuất chi tiết nguyên liệu
3. Xả vải

- Tùy từng mã hàng sẽ tiến hành xả vải theo yêu cầu của khách hàng (nếu có)
- Trước khi trải vải phải xả vải tối thiểu 12 tiếng ( tùy theo nguyên liệu có chất co
dãn nhiều hay ít mà thời gian xả vải dài hay ngắn)
- Điền thông tin vào bảng báo cáo xả vải
4. Trải vải

- Tổ trưởng phân công người làm vệ sinh sạch sẽ

- Căn cứ vào bảng màu của phòng kĩ thuật cũng như các tỷ lệ của sơ đồ, số lượng
của mã hàng, tổ trưởng tính toán lại bàn cắt. Để lên kế hoạch và chi tiết cắt cho một
mã hàng
- Trải vải theo yêu cầu kĩ thuật
-Trong quá trình trải vải thì công nhân trải vải phải kiểm tra từng lá
vải xem vải có bị lỗi sợi hoặc lỗi khác không. Nếu có thì phải
dừng lại báo cho KCS hoặc phụ trách, xử lý.
- Sau khi trải vải xong, đặt sơ đồ lên chuyển sang khâu cắt
- Ghi thông tin vào bảng báo cáo kiểm tra trải vải
5. Cắt bán thành phẩm
- Tổ cắt nhận sơ đồ, bảng màu, kế hoạch và lệnh cấp nguyên liệu sau đó tiếp nhận
rồi quyết toán số lượng để thống kê số bàn cắt.
-Khi trải xong một bàn QC của tổ cắt hoặc tổ trưởng sẽ kiểm tra lại số lớp vải, chất
liệu, màu sắc theo bảng phối màu cũng như tỷ lệ size trên sơ đồ có chính xác hay
không trước khi tiến hành cắt.
-Đối với vải trơn (không có kẻ) cắt chuẩn trên máy cắt tay và máy cắt vòng.
-Đối với vải kẻ, cắt phá trên máy cắt tay, sau đó phải dọc thẳng kẻ và đối kẻ, xếp
lại và áp mẫu dưỡng để cắt. Đối với các chi tiết sau khi ép mex xong xếp lại và áp
mẫu dưỡng lại để cắt cho chính xác
-Thợ cắt trải sơ đồ lên giữa theo biên chính cân chỉnh lại mặt bằng phẳng của sơ đồ,
phần biên độ hụt của đầu bàn. Sau đó kẹp sơ đồ vào bàn vải (Bằng nhiều phương
pháp như dùng đinh gim, kẹp đứng, khoan nhiệt cố định sơ đồ vào bàn vải….
-Sau đó thợ cắt sẽ cắt dạt sơ phần biên để cân chỉnh lại một lần nữa trước khi cắt.
Tuyệt đối không để lỗ kim của biên vải phạm vào chi tiết.Cắt bán
- Cần mang bao tay thép vào trước khi cắt. Thông thường là loại bao tay chỉ có 3
ngón là tiện dụng nhất. Còn loại cả bao tay 5 ngón thì rất vướng khi cắt. Chú ý về
an toàn lao động.
- Kiểm tra lại các vị trí khoan, lấy dấu hoặc đánh đấu các chi tiết cắt dập. Sau đó
tiến hành khoan dấu định vị trƣớc khi cắt ,theo yêu cầu của phòng kỹ thuật.
- Lúc cắt, hướng cắt từ phía ngoài vào chi tiết nhỏ sẽ cắt trước, chi tiết lớn sẽ cắt
sau. Các chi tiết nhỏ sẽ nằm giữa vào chi tiết lớn. Do vậy khi cắt lực đẩy sẽ có một
điểm tựa để tách chi tiết nhỏ ra mà không làm chúng biến dạng. Cắt tới đâu gim
hoặc nẹp bằng kẹp chặt tới đó.
- Tất cả các chi tiết sau khi cắt xong công nhân cắt phải tự kiểm tra. Nếu đạt yêu
cầu thì chuyển sang đánh số phối kiện, nếu không đạt yêu cầu thì phải sửa lại ngay,
đảm bảo BTP cắt 100% đạt yêu cầu
- Cắt xong tới đâu bó buộc gọn tới đó. Mỗi bó chi tiết sẽ buộc cùng với sticker ghi
rõ size, số lớp, số bàn cắt. Tránh làm rách và mất thông tin của bàn cắt
- Ghi thông tin vào bảng báo cáo kiểm tra chất lượng BTP cắt
6. Đánh số
- BTP sau khi kiểm tra sẽ được chuyển qua khu vực đánh số
- Công nhân tiến hành đánh số tất cả các chi tiết từ tổ trưởng. Đánh số đúng vị trí
trên BTP
- Đối với những mã hàng phải thêu, các chi tiết thêu phải bỏ riêng ra ngoài
7. Ép mex in thêu
- Phân công nhân chuẩn bị máy ép và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp tiến hành ép các
chi tiết theo yêu cầu.
- Chuẩn bị máy ép theo đúng yêu cầu kỹ thuật về nhiệt độ và độ nén.
- Nhân viên mang BTP đi in, thêu phải ghi rõ số lượng cỡ, màu vải, mã hàng, ngày
giao vào sổ theo dõi
- Trước khi nhận BTP in, thêu phải kiểm tra xem có đủ số lượng hay không, sau đó
mới ký nhận.
- Tổ trưởng kiểm tra độ co, độ bám dính của mex, chất lượng in, thêu và ghi lại các
lỗi đã phát hiện ghi vào báo cáo vào bảng thông tin
- Ghi thông tin vào sổ theo dõi in/thêu, báo cáo kiểm tra ép mex, báo cáo kiểm tra
in thêu
8. Phối kiện
- Tổ trưởng kiểm tra công đoạn phối kiện. Kiểm tra phối các chi tiết với nhau theo
đúng bàn, đúng cỡ, đủ số lượng chi tiết sản phẩm theo thống kê chi tiết
9. Cấp BTP cắt đạt chất lượng cho chuyền may

- Dựa vào kế hoạch sản xuất công nhân giao BTP cho tổ sản xuất và điền đầy đủ
thông tin vào biên bản giao nhận BTP.
- Tổ trưởng kiểm soát cắt BTP cắt đạt chất lượng cho chuyền may của công nhân
cáp phát
10. Thay thân BTP
-Tổ trưởng theo dõi thay thân BTP của công nhân
11. Nhập bảng EXCEL
- Điền thông tin vào bảng EXCEL
12. Kiểm soát tiến độ cắt
- Cắt không kịp tiến độ đồng nghĩa với việc đứt chuyền bên xƣởng may - Bán
thành phẩm cắt trƣớc khi chuyển sang xƣởng may phải đƣợc kiểm tra chất lƣợng -
Trong trƣờng hợp không đảm bảo tiến độ cắt để kịp thời giao hàng cho khâu may,
cần phải có biện pháp kịp thời ngay, bằng mọi giá, nhƣ tăng ca hay tăng nhân lực.
=> Theo dõi và kiểm soát tiến độ trên từng công đoạn của quá trình cắt
* Tất cả các khâu trong quy trình sản xuất giúp cho quá trình sản xuất được thuận
tiện hơn, nên nó cần sự kỹ lưỡng tỉ mỉ và cẩn thận để tạo hiệu quả cao nhất.
2. Phân tích quy trình quản lý bộ phận may.

Hình ảnh:Bộ phận may tại trung tâm sản suất

*Sơ đồ quy trình quản lý bộ phận may:

Nhận kế hoạch Phân công lao Họp triển khai Tiếp nhận vật Bố trí đường
sản xuất tài liệu động sản xuất tư truyền

Kiểm soát KT&ĐG CL Phối hợp rải Cấp phát vật


Cân bằng
CLSP trên đầu chuyền chuyền tư, BTP
truyền
chuyền

1. Nhận kế hoạch sản suất tài liệu


KT CL SP Nhập kho Thống kê sản
chuyền thành phẩm lượng ĐH
- Nhận lệnh sản suất tài liệu, lệnh sản xuất mã hàng để chuẩn bị công tác bố
trí phân công lao động.

Bảng lệnh sản suất


2. Phân công lao động trên chuyền
- Chuyền trưởng chuyền may căn cứ vào kết cấu sản phẩm, số lượng công
nhân, tay nghề từng người trong chuyền mình rồi tiến hành phân chuyền
theo “Bảng thiết kế dây chuyền sản xuất công đoạn may” và giao công việc
cụ thể cho cụm trưởng/cá nhân.
- Thiết lập bảng kỹ năng tay nghề cho công nhân, đánh giá kĩ năng nghề,
3. Họp triển khai sản suất:
-Tổ trưởng sẽ lên kế hoạch họp thời gian: Trước khi rải chuyền khoảng 2
ngày, cán bộ quản lý chuyển may căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã lập tiến
hành họp triển khai sản xuất
- Nội dung: Thông báo về đơn hàng sản xuất, số lượng đơn hàng, năng suất
dự kiến, ngày vào chuyền, ngày xuất hàng, sản phẩm mẫu, yêu cầu về chất
lượng, Phân công lao động trên chuyền cho mã hàng mới, tình trạng đồng bộ
NPL, các công đọn cần chú ý trong quá trình sản xuất và cách khắc phục,
tình trạng thiết bị máy móc.

4. Tiếp nhận vật tư


- Tổ phó tiến hành thực hiện
- Thời gian: Trước khi rải chuyền 1 đến 2 ngày cán bộ quản lý tổ phụ trách
nhận vật tư, bán thành phẩm, máy móc thiết bị (nếu có bổ sung)
- Yêu cầu: . BTP được nhận về trước khi đưa vào sản suất phải được kiểm tra
đầy đủ nếu phát hiện sai sót hoặc thiếu chi tiết phải báo lại cho quản lý và
các bộ phận liên quan xử lý. Kiểm tra số lượng, chi tiết chủng loại và chất
lượng, ký nhận đầy đủ theo lệnh cấp phát vật tư.
5. Bố trí đường truyền
- Cán bộ quản lý tổ căn cứ vào thiết kế chuyền, sơ đồ bố trí máy móc, thiết bị
do phòng kỹ thuật cung cấp để bố trí đƣờng chuyền, máy móc thiết bị chuẩn
bị triển khai sản xuất.
6. Cấp phát vật tư
- Cán bộ phụ trách cấp phát vật tư, phải có sổ theo dõi cấp phát nguyên vật
tư, bán thành phẩm cần phải ghi chép ký nhận đầy đủ nhằm hạn chế tình
trạng thất thoát vật tư, bán thành phẩm.
- Số lượng cấp dư số lượng bán thành phẩm cho chuyền từ 5-10% dựa vào
năng suất của chuyền.
- Nhập thông tin vào sổ cấp phát vật tư.
7. Phối hợp rải chuyền

- Cán bộ quản lý tổ trưởng hoặc kỹ thuật rải chuyền kết hợp với bộ phân kỹ
thuật rải chuyền tiến hành rải chuyền, khi đơn hàng trước về chuyền đến đâu
thì vật tư và bán thành phẩm của đơn hàng mới đƣợc chuyển lần lƣợt vào rải
chuyển
- Cán bộ quản lý tổ hoặc kỹ thuật chuyền và phòng kỹ thuật hướng dẫn thao
tác cho công nhân thực hiện các bước công đoạn cho đến khi ra được bán
thành phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật mới chuyển sang các công đoạn khác.
- Khi rải chuyền đến công đoạn cuối cũng là lúc sản phẩm đầu chuyền đƣợc
hoàn thiện.
- Yêu cầu công việc: Kiểm tra sản phẩm đầu tiên so với sản phẩm mẫu và
tiêu chuẩn kĩ thuật. Phổ biến nhiệm vụ của từng người và yêu cầu kỹ thuật
của từng công đoạn mà công nhân chịu trách nhiệm. Thường xuyên kiểm tra
nhất là công đoạn mới, khó.
8. Kiểm tra đánh giá sản phẩm đầu chuyền

- Cán bộ quản lý tổ kết hợp với kỹ thuật rải chuyền và KCS kiểm tra và đánh
giá sản phẩm đầu chuyền, nếu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mới cho triển khai
sản xuất tiếp.
- Yêu cầu công việc: Đôn đốc nhân viên bộ phận KCS kiểm ta 100% về kỹ
thuật, phụ kiện, vẹ sinh công nghiệp.
- Ghi thông tin vào bảng đo thông số thành phẩm
9. Kiểm soát chất lượng sản phẩm trên chuyền
- Tổ trưởng, KCS thường xuyên theo dõi năng suất theo giờ, theo ngày, kiểm
soát chất lượng sản phẩm trên chuyền
- Thường xuyên giám sát chất lượng hàng trên chuyền theo từng công đoạn
hoặc theo cụm công việc
- Yêu cầu: Phải đầy đủ, chính xác, thời gian đúng quy định.
- Ghi thông tin đầy đue vào bảng kiểm tra chất lượng trên chuyền, báo cáo
kết quả kiểm tra may
10.Cân bằng chuyền
*Tổ trưởng phối hợp cùng tổ phó và KTC
- Sắp xếp lại số lượng công nhân và máy móc trên mỗi công đoạn nhằm
đảm bảo tận dụng hết năng lực và thời gian của công nhân.
- Khi vào chuyền năng suất đạt khoảng 70-80% hoặc chuyền chạy ổn định
2-3 ngày sau khi rải chuyền sẽ tiến hành cân bằng chuyền.
- Việc cân bằng chuyền có thể thực hiện 1 lần hoặc nhiều lần tùy thuộc
vào quy mô của đơn hàng hoặc mục tiêu về năng suất còn có thể đạt được
*Ưu điểm:
+ Tránh được công nhân ở các công đoạn phải lãng phí thời gian ngồi chờ
công đoạn trước cấp hàng cho mình
+ Kiểm soát được hàng gối ở trên chuyền luôn ở mức cân bằng
+ Đầu ra của mỗi công nhân trong suốt quá trình luôn cân bằng
11. Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối chuyền
- Cán bộ quản lý tổ kết hợp với thu hóa và KCS kiểm tra chất lượng sản
phẩm cuối chuyền, nếu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mới cho xuất kho thành
phẩm.
- Yêu cầu: sản phẩm đạt yêu cầu được đưa ra.
- Tổng hợp chất lượng cuối chuyền ghi thông tin
12. Nhập kho thành phẩm.
- Sản phẩm đã hoàn thành xong các công đoạn trên chuyền tiến hành nhập
kho hoàn thành.
- Thời gian nhập kho đƣợc quy định theo thực tế tại doanh nghiệp.
- Khi nhập kho yêu cầu phải ghi rõ thông tin về đơn hàng, màu, cỡ, số
lƣợng, lũy kế…
13. Thống kê sản lượng đơn hàng
- Thu hóa nhập kho thành phẩm hàng hóa, thống kê số lượng chi tiết đơn
hàng như số lượng màu, cỡ, đơn hàng…sau đó báo lại cho cho cán bộ quản
lý tổ để có kế hoạch triển khai sản xuất.
- Thống kê số lượng vào sổ theo dõi số lượng ra chuyền
3. Phân tích quy trình quản lý bộ phận hoàn thành

Là hoàn thiện Gấp Bao gói sản Kiểm tra trước


phẩm khi đóng thùng

Đóng thùng

1. Là hoàn thiện

- Tổ trưởng sẽ tiến hàng giao việc cho công nhân ở tổ là - Là, ép, các loại sản
phẩm theo đúng tiêu chuẩn của sản phẩm.
2. Gấp

- Tổ trưởng sẽ hướng dẫn công nhân gấp đúng theo yêu cầu kĩ thuật

- Lập bảng yêu cầu kĩ thuật gấp để hướng dẫn cho công nhân

Yêu cầu gấp:


- Gấp đúng hướng dẫn và đúng yêu cầu KT
- Đúng phụ liệu
- Bề mặt SP, phẳng, không bùng, úng rách vàng, bóng
biến dạng
- Áo gấp cân đối
- Các chi tiết đối xứng, thẳng kẻ, đối kẻ
- Không bẩn, ố
3. Bao gói sản phẩm

- Kiểm hàng trước khi vào kho đóng gói Sản phẩm KCS kiểm tra đạt yêu cầu,
chuyển cho QA ( kiểm tra lại theo AQL 1.5) + Nếu đạt tiêu chuẩn=> chuyển vào
kho đóng gói + Nếu không đạt trả lại KCS trên chuyền Sản phẩm đạt yêu cầu phải
được dò kim 100% (đối với các mã hàng do khách hàng yêu cầu)

- Tổ trưởng/tổ phó tổ hoàn thiện lĩnh phụ liệu bao gói (thẻ bài, chíp chống trộm, túi
PE, giấy chống ẩm, hạt chống ẩm, băng dính, đạn nhựa....)
4. Kiểm tra trước khi đóng thùng
=> Kiểm tra quá trình sản xuât
- Quản lý thành phẩm nhập kho: Là, kiểm TP, hút ẩm, sấy. Gấp gói
- Quyết toán NPL,
- Dò kim
5. Đóng thùng
- Tổ trưởng phân công công nhân tiến hành đóng thùng theo đúng quy định, xem
xét chất lượng hàng hóa, chất lượng thùng đóng, ghi chép kiểm tra thông tin trên
bao bì và trên thùng hàng.
- Quyết toán đơn hàng, thanh lý hợp đồng
- Theo dõi thanh toán và xử lý phát sinh sau khi xuất hàng

IV. Xử lý phát sinh

1. Tình huống 1

Trong quá trình may trên chuyền - bước công việc sau chậm ùn tắc BTP ở
công việc trước gây ra hiện tượng đuổi hàng, ùn hàng cho người kế tiếp, làm
gián đoạn chuyền may. Với vai trò là người cán bộ quản lý chuyền may
anh/chị cần xử lý tình huống như thế nào?

a, Xác định thực trạng vấn đề cần giải quyết:

Cán bộ quản lý cần giải quyết vấn đề ùn tắc BTP trên chuyền

b, Nguyên nhân và giải pháp

*Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

- Nếu ùn tắc ở công nhân làm chậm gây nên có thể là do công nhân mới tay
nghề kém hoặc công đoạn phức tạp

- Do chính bản thân người công nhân: Năng lực kĩ năng không bắt kịp với
công việc

- Trong quá trình làm việc không tập trung vào việc làm của mình còn mải
chơi, lơ là, không có ý trách nhiệm với nhiệm vụ của mình làm hàng chậm,
lười

gây nên ùn tắc.

- Thiếu sự gắn kết tập thể giúp đỡ nhau trong công việc.

- Ùn tắc do công nhân làm nhanh quá gây ra thì người chuyền chưởng không
cần can hiệp nhiều

Nguyên nhân khách quan:

- Do cán bộ chưa sắp xếp người trên chuyền hợp lý


- Cán bộ không thường xuyên để ý, đi kiểm tra quá trình làm việc của công
nhân

- Do máy không may bị hỏng đột xuất gây ùn hàng

*Giải pháp:

- Người chuyền chưởng cần phải thêm nhân lực điều động vào công việc để
tránh ùn tắc

- Cần giám sát công nhân trong quá trình làm việc, thường xuyên kiểm tra
các công đoạn trên chuyền

- Cán bộ cần mở lớp đào tạo công nhân trước khi đưa vào làm việc để công
việc thuận lợi hơn

- Sắp xếp chuyền may thành mô hình chuyền cụm để tránh ùn tắc trong quá
trình làm việc. Thông thường mô hình chuyền cụm rất ít ùn tắc vì theo từng
nhóm từng cụm độc lập với nhau, mỗi người trong cụm giúp đỡ lẫn nhau
hoàn thành công việc của cả cụm nhằm đảm bảo đưa năng suất lên cao.

- Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở công nhân làm việc, động viên, tạo động
lực cho họ có động lực làm việc tốt.

- TH máy may học đột xuất thì quản lý cần phải điều động bộ phận sửa chữa
đến sửa nhanh. Phân công bộ phận thường trực thường xuyên để xử lý Th
cấp bách.

- Do công nhân may nhanh quá hoàn thành xong công việc của mình ta nên
giao thêm việc cho họ hoặc điều họ làm phụ cho người công nhân bị ùn tắc.
Môth mặt ổn định được nhịp độ sản xuất một mặt tạo điều kiện cho họ nâng
cao tay nghề, tăng thu nhập.

c. Xác định bộ phận thực hiện

- Tổ trưởng

- Cán bộ giải chuyền

- Bộ phận kĩ thuật

- Bộ phận cơ điện

d. Bài học kinh nghiệm và giải pháp lâu dài


- Nâng cao tránh nhiệm, hướng dẫn nhân viên xử lý các phát sinh gây ra

- Người quản lý cần sát sao hơn trong việc giám sát người công nhân trong
quá trình giải truyền

- Đôn đốc kiểm tra thường xuyên trong công việc

- Khi bị ùn tắc cần có biện pháp xử lý nhanh gọn tránh để mất thời gian của
tiến độ

- Đào tạo công nhân kỹ, xắp xếp bố trí người làm việc trên chyền hợp lý
đúng người đúng năng lực để không gây nên những tình huống phát sinh

- Là người quản lý cần phải làm việc thật tốt, cẩn thận

- Thường xuyên nâng cao, tuyên truyền tính đoàn kết trong công ty.

2. Tình huống 2

Tình huống xử lý vật tư

BTP cắt bị hụt thông số so với mẫu nếu là tổ trưởng tổ cắt thì anh/chị sẽ xử
lý như thế nào?

a. Xác định vấn đề cần giải quyết

- Người giải quyết: Tổ trưởng tổ cắt

-Vấn đề: BTP cát bị hụt thông số so với mẫu

b. Xác định nguyên nhân và giải pháp

*Nguyên nhân

- Máy cắt vải bị hỏng khi cắt


- Do dao cùn nên các chi tiết cắt bị hư ,đứt sợi.
- Do xếp lớp vải quá dày, quá số lượng
- Người cắt, cắt nhầm
- Làm dấu sai vị trí
- Vị trí bấm xẻ sâu quá kích thước quy định
- Do con người kinh nghiệm kĩ năng tay nghề kém
- Không chú ý, lơ là khi đang làm việc
*Giải pháp

- Cần kiểm tra lại và báo cáo với cấp trên và nhận máy cắt khắc phục ngay tránh
để mất thời gian
- Báo cáo với người kiểm tra, cấp phát dao mới ,đánh dấu lại các BTP bị hư để
sửa.
- Yêu cầu công nhân ,xếp số vải đúng quy định

- Yêu cầu người cắt cần chú ý hơn trong quá trình cắt BTP

- Yêu cầu công nhân tìm hiểu đúng thông số kĩ thuật ,làm dấu đúng chuẩn vị trí
thông số.

- Đánh dấu lỗi và báo cáo lên trên tìm cách khắc phục bổ sung
- Cần đào tạo lại kĩ năng tay nghề
- Cấp trên thường xuyên nhắc nhở, giám sát công nhân phải ý trong công việc
c. Bộ phận phối hợp thực hiện
- Cấp trên
- Bộ phận kĩ thuật sửa chữa
- Công nhân tổ cắt
- Bộ phận nhà kho
d. Bài học kinh nghiệm và giải pháp lâu dài
- Kiểm tra toàn bộ máy móc thường xuyên và trức khi đưa vào hoạt động
- Giám sát, hướng dẫn công nhân thực hiện đúng
- Lựa chọn phương pháp cắt phù hợp với từng loại vải

- Cần đảm bảo đúng kỹ thuật của các bán thành phẩm gồm: thông số, kích cỡ, số
lượng,....

- Tạo ra được các sản phẩm chuẩn để không làm mất thời gian
cho giai đoạn sau.

- Khi cắt vải, người thực hiện cần tuân thủ theo đúng yêu cầu về thông số quy
định, cắt đúng số lượng, đúng kích thước theo bản thiết kế
- Cần phải thường xuyên đi kiểm tra nhắc nhở mọi người làm việc cẩn thận.

4. Lập kế hoạch sản xuất

a. Lập kế hoạch năng suất

b. Lập kế hoạch triển khai sản xuất cho 1 mã hàng trên chuyền may
5. Thiết kế chuyền
5.1 Thiết lập trình tự thực hiện các bước công việc

Công việc Công việc thực hiện Thời gian (Phút)


trước
A - 1,2
B A 2,6
C D 1,3
D A 1,5
E B 2,3
F E 2,5
G H 2,4
H F,C 3,0
I G 3,6
J I 2,8
K I,J 3,2
L K 2,6

5.2. Thiết kế chuyền


*Bố trí dây chuyền có khả năng sản xuất 80 sp/ca, biết ca làm việc 9h
- Bước 1,2,3 Xác định trình tự cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ

B E F

A H G I J

D C

K L

Bước 4. Xác định nhịp sản xuất (nhịp chuyền mục tiêu)
T= 9 x 60 phút = 540 phút
rmt = 1/W = T/Q = 540/80= 6,75phút
-Nhịp dây chuyền mục tiêu rmt =6,75 phút
-Mục tiêu bố trí: Bố trí các bước công việc vào các nơi làm việc sao cho tổng thời
gian sản xuất ≤ rmt

Bước 5. Lựa chọn các bước công việc thực hiện tại các nơi làm việc
-Thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên: ưu tiên bước công việc có thời gian chế biến
dài nhất kết hợp giải phóng nhiều công việc nhất

Nơi là BCV có thể chọn BCV chọn TG còn lại


việc
1 A A(1,2) 6,75 – 1,2 = 5,55
B,D B(2,6) 5,55 – 2,6 = 2,9
D D(1,5) 2,9 – 1,5 = 1,4

2 C,E E(2,3) 6,75 - 2,3 = 4,45


C,F F(2,5) 4,45 – 2,5 =1,95
C C(1,3) 1,95 – 1,3 = 0,65
3 H H(3,0) 6,75 – 3,0 = 3,75
G G(2,4) 3,75 – 2,4 = 1,35
4 I I(3,6) 6,75 - 3,6 = 3,15
J J(2,8) 3,15 – 2,8 = 0,35
5 K K(3,2) 6,75 – 3,2 = 3,55
L L(2,6) 3,55 – 2,6 = 0,95

Bố trí nơi làm việc với nhịp chuyền thực tế r = 6,4 phút
Nơi làm việc BCV chọn TG chế biến ( ri )
1 A,B,D 5,3
2 E,F,C 6,1
3 G,H 5,4
4 I,J 6,4
5 K,L 5,8

-Tính thời gian nhàn rỗi tại các nơi làm việc và tỷ lệ nhàn rỗi
+ Tổng thời gian nhàn rỗi của dây chuyền
IT = 5 x 6,4 – 29 = 3
+ Tỉ lệ % thời gian nhàn rỗi
d = IT/ (n x r ) x100% = 3/(6,75 x 5) x 100% = 8,89%
Dây chuyền cân đối khi tỷ lệ nhàn rỗi d ≤ 15%

5.3 Đánh giá hiệu quả của dây chuyền thiết kế


Nhận xét: Dây chuyền cân đối tỉ lện nhàn rỗi là 8,89%  Cân đối d ≤ 15%
-Chuyền bố trí có hiệu quả, mục tiêu đặt ra phù hợp với năng lực của công nhân có
thể đạt được.

You might also like