You are on page 1of 4

KỸ NĂNG SỐNG

1/ Khái niệm kỹ năng sống


Có nhiều quan điểm về kỹ năng sống do các tổ chức quốc tế, các
chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra, trong đó có những quan điểm đáng
lưu ý.
Theo Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá liên hiệp quốc (UNESCO):
“Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI: Học để biết –
Học để làm – Học để chung sống – Học để làm người. Theo đó kỹ năng
sống được định nghĩa là những năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các
chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Kỹ năng sống là những kỹ năng mang
tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình
huống hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác, giúp
các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của
cuộc sống hàng ngày”.
Theo Quĩ cứu trợ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF): “Kỹ năng sống là
cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Tiếp cận này lưu
ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng”.
=> Bản chất : Như vậy chúng ta có thể hiểu kỹ năng sống là những kỹ
năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong
cuộc sống. Những kỹ năng này còn được xem như một biểu hiện quan
trọng của khả năng tâm lý - xã hội giúp cho cá nhân thể hiện được chính
mình cũng như tạo ra những nội lực cần thiết để giải quyết những vấn đề
trong cuộc sống và phát triển.
2. Phân loại:
Tùy quan niệm khác nhau mà cách phân loại kỹ năng sống sẽ khác nhau.
Có thể đề cập đến những cách phân loại sau:
- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thể nhận thấy có ba nhóm kỹ năng
sống:
+ Nhóm 1: Nhóm kỹ năng nhận thức: Nhóm này bao gồm những kỹ
năng cơ bản: tự nhận thức bản thân, tự đặt mục tiêu và xác định giá trị, kỹ
năng tư duy, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
+ Nhóm 2: Nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc: Ở nhóm này bao
gồm một số kỹ năng sau: nhận biết và chịu trách nhiệm về cảm xúc của
mình, kềm chế và kiểm soát được cảm xúc, tự giám sát - tự điều chỉnh cảm
xúc của cá nhân.
+ Nhóm 3: Nhóm kỹ năng xã hội: Ở nhóm kỹ năng này bao gồm một
số kỹ năng cụ thể như: giao tiếp - truyền thông, cảm thông, chia sẻ, hợp tác,
gây thiện cảm, thích ứng với cảm xúc của người khác...
- Theo tổ chức UNESCO
+ Nhóm 1: Nhóm kỹ năng chung: Ở nhóm kỹ năng chung này bao
gồm những kỹ năng cơ bản mà mỗi cá nhân đều có thể có để thích ứng với
cuộc sống chung bao gồm các kỹ năng nhận thức, kỹ năng liên quan đến
cảm xúc và các kỹ năng cơ bản về xã hội.
+ Nhóm 2: Nhóm kỹ năng chuyên biệt: Nhóm kỹ năng này bao gồm
một số kỹ năng sống được thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội như: các kỹ năng về sức khỏe và dinh dưỡng, các kỹ năng liên
quan đến giới và giới tính, các kỹ năng về vấn đề xã hội như rượu, ma túy,
thuốc lá, HIV - AIDS, các kỹ năng liên quan đến môi trường thiên nhiên,
các kỹ năng liên quan đế vấn đề bạo lực - rủi ro, các kỹ năng liên quan đến
cuộc sống gia đình, các kỹ năng liên quan đến môi trường cộng đồng...
- Theo UNICEF (Tổ chức Quỹ nhi đồng của Liên hiệp quốc)
+ Nhóm 1: Nhóm những kỹ năng tự nhận thức và sống với chính
mình. Nhóm này bao gồm một số kỹ năng như: tự nhận thức và đánh giá
bản thân, kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống, kỹ năng bảo vệ bản thân...
+ Nhóm 2: Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với người khác.
Nhóm này bao gồm một số kỹ năng như: thiết lập quan hệ, hợp tác, làm
việc nhóm,...
+ Nhóm 3: Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả. Nhóm
kỹ năng này bao gồm một số kỹ năng như: phân tích vấn đề, nhận thức
thực tế, ra quyết định, ứng xử, giải quyết vấn đề...
=> Từ đó nhìn chung một cách đơn giản thì kỹ năng sống bao gồm: kỹ
năng mềm và kỹ năng “cứng”
- Kỹ năng mềm(chiếm 75%) hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội là
thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng
trong cuộc sống con người
Một số kỹ năng mềm phổ biến bao gồm
• Kỹ năng giao tiếp:vd giao tiếp với xã hội với thế giới bên ngoài, với
bạn bè
• Kỹ năng giải quyết tình huống: khi gặp tình huống khó như phải ứng
xử với khách hang khó tính thì phải biết xử lý.
• Kỹ năng lãnh đạo:vd làm nhóm trưởng, lớp trưởng, giám đốc
• Thái độ tích cực: vd gặp chuyện buồn hải biết động viên bản thân
• Kỹ năng làm việc nhóm
• Đạo đức nghề nghiệp
- Kỹ năng cứng:(chiếm 25%) được hiểu là những kiến thức và kỹ năng
chuyên môn trong công việc. Tính chất của kỹ năng cứng thiên về kỹ thuật.
Những kỹ năng đó thường được đúc kết qua thực hành và học thuật. người
ta thường rèn luyện kỹ năng cứng tại trường học chính quy, học viện dạy
nghề hoặc các khóa học ngắn hạn. Kỹ năng cứng là những gì mang tính
định lượng được, cụ thể như: kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng
tính toán.
3. Tầm quan trọng của kỹ năng sống
Xã hội tri thức luôn đòi hỏi con người năng lực chuyên môn và kỹ năng
sống để thích ứng với môi trường luôn luôn biến đổi của thị trường lao
động. Chính vì vậy kỹ năng sống giữ vai trò quan trọng trong việc phát
triển con người một cách toàn diện và đầy đủ.
- Giúp cho con người có khả năng giải quyết linh hoạt, sáng tạo các vấn đề
của cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra, sử dụng hiệu quả kiến thức.
- Giúp cho mỗi cá nhân có thể hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp
trong hoạt động để giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống và thực
tiễn lao động nghề nghiệp đặt ra.
- Kỹ năng thích ứng, nhạy cảm, tự kiềm chế, thay đổi bản thân, thích ứng
nhanh,…giúp con người đáp ứng với yêu cầu không ngừng thay đổi của
nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ phát triển.
=> Như vậy, hình thành và phát triển kỹ năng sống cho sinh viên là đáp
ứng yêu cầu khách quan của xã hội và nghề nghiệp của người tốt nghiệp
trình độ đại học.
4. Hình thành và rèn luyện kĩ năng sống cho sinh viên hiện nay
Là sinh viên chúng ta phải hình thành được kỹ năng sống cho bản thân,
những kỹ năng cần thiết đó bao gồm:
 Kỹ năng mềm:
1. Kỹ năng xác định mục tiêu: Con người ai cũng cần phải biết đặt ra những
mục tiêu cho tương lai. Các mục tiêu này cần dựa vào mơ ước, năng lực và
điều kiện riêng của từng người để xác định.
- Cách rèn luyện: Sinh viên phải tự đặt ra những mục tiêu tương lai cho
bản thân mình từ việc học tập lẫn cuộc sống. Các bạn sinh viên nên lập ra
một bản kế hoạch chi tiết để phát triển bản thân tương lai,
Vd: Đặt mục tiêu cho bản thân là phải hoàn thành tốt những bài tập được
giao, hay ra trường có tấm bằng loại khá trở lên.
2. Kỹ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là tự biết mình bản thân là ai, có
điểm mạnh, điểm yếu gì,… Chỉ khi tự nhận thức rõ về bản thân thì bạn mới
có thể trở nên tốt đẹp hơn.
- Cách rèn luyện: sinh viên phải hiểu rõ được bản thân mình, chủ động
khám phá bản thân, từ đó cải thiện bản thân hơn.
Vd: biết bản thân hay bị mất tập trung trong học tập thì cần phải thay đổi
điều đó.
3. Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là nhân tố đóng góp phần lớn cho sự thành
công. Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng sống sinh viên cần phải
chú trọng nhiều nhất.
- Cách rèn luyện: tham gia các cuộc trò chuyện với mọi người, thăm gia
hội thảo …
4. Kỹ năng tự học: là khả năng cá nhân tự bổ sung, chủ động tích cực tìm
hiểu, nghiên cứu, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm và bài học từ sách vở,
cuộc sống, nhằm lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình.
- Cách rèn luyện: Lập kế hoạch học tập hiệu quả để xác định được khối
kiến thức cần trau dồi, phân bổ thời gian học tập hợp lý; thường xuyên ôn
lại những gì bản thân đã học để ghi nhớ kiến thức lâu dài hơn; tìm kiếm
nguồn tư liệu tự học ở thư viện, các trang thông tin uy tín.
5. Kỹ năng thuyết trình: có thể hiểu là khả năng diễn đạt một thông điệp
với những lý lẽ và lập luận chặt chẽ để thuyết phục và tương tác với người
nghe bằng cách thu thập và giải đáp các câu hỏi phản biện
- Cách rèn luyện: Tìm hiểu thông tin về người nghe, tổ chức bài thuyết
trình theo cơ cấu logic chặt chẽ, thực hành thuyết trình bằng cách đọc trước
cho bạn bè nghe từ đó lắng nghe ý kiến từ họ để tự đánh giá và rút kinh
nghiệm.
6. Kỹ năng làm việc đồng đội:
- Cách rèn luyện: lắng nghe ý kiến của mọi thành viên trong nhóm; tôn
trọng ý kiến mỗi cá nhân; phối hợp cùng các thành viên để hướng đến mục
tiêu chung; sẻ chia ý kiến cá nhân trong các cuộc thảo luận.
 Kỹ năng mềm: Học tập chăm chỉ, cẩn thận để đạt được văn bằng.

You might also like