You are on page 1of 6

Câu 1: Hiệu ứng Doppler âm là gì?

Khi nguồn âm / máy thu chuyển động lại gần


hoặc ra xa nhau thì tần số của sóng âm thay đổi như thế nào so với trường hợp
nguồn âm và máy thu đứng yên? Giải thích?
Trả lời:
Hiệu ứng Doppler âm là sự thay đổi tần số của một sóng âm khi nguồn và máy thu
chuyển động tương đối nhau.
● TH1: Nguồn phát và máy thu đều chuyển động
𝑣+ 𝑣1
- Máy thu nhận được tần số là : 𝑓 = 𝑣 −𝑣0
. 𝑓0
- Khi nguồn phát và máy thu chuyển động lại gần nhau, ta sẽ có vth >0 và
vng>0 thì f > f0
- Khi nguồn phát và máy thu chuyển động ra xa nhau sẽ có vth < 0 và vng<0
thì f < f0
● TH2: Khi nguồn phát và máy thu đứng yên, ta có vth =0 và vng =0 thì f=f0
Câu 2: Nêu nguyên tắc xác định tần số sóng âm thu được khi nguồn phát sóng âm
chuyển động còn máy thu đứng yên? Và ngược lại máy thu chuyển động , còn
nguồn phát sóng âm đứng yên?
Trả lời:
Trong hiệu ứng Doppler thật ra tần số của nguồn sóng không bị thay đổi. Để Người
A ném bóng đến người B tại một khoảng cách nhất định. Giả sử vận tốc sóng âm
không đổi và cứ mỗi phút máy thu nhận được một lượng sóng âm. Nếu nguồn
phát từ từ tiến lại gần máy thu , máy thu sẽ nhận được nhiều lượng sóng âm hơn
mỗi phút vì khoảng cách giữa chúng đã bị rút ngắn. Vậy chính số bước sóng bị
thay đổi nên gây ra sự thay đổi tần số.
● TH1: Nguồn phát chuyển động với vận tốc vng = v0 còn máy thu đứng yên.
Nguồn phát càng chuyển động gần tới máy thu thì tần số Ta có biểu thức .
𝑣−𝑣0 𝑣
λ= 𝑓0
𝑓= λ

- Biểu thức này chứng tỏ:


+ Khi nguồn phát tiến lại gần máy thu ( vng >0 ) thì f > f0
+ Khi nguồn phát tiến ra xa máy thu ( vng < 0 ) thì f < f0
+ Khi nguồn phát đứng yên (vng = 0) thì f =f0
● TH2: Nguồn phát đứng yên, máy thu chuyển động với vận tốc vth =v1
𝑣+𝑣1
- Tần số của máy thu : f = 𝑣
𝑓0
- Biểu thức này cho thấy :
+ Khi máy thu chuyển động lại gần nguồn phát ( vth >0) thì f >f0
+ Khi máy thu chuyển động ra xa nguồn phát (vth <0) thì f < f0
+ khi máy thu đứng yên ( vth = 0) thì f=f0
Câu 3: Nêu nguyên lý và các bước cơ bản trong việc xác định tốc độ truyền của
sóng siêu âm trong không khí bằng hiệu ứng Doppler với siêu âm. Nêu những yếu
tố gây ra sai số của phép đo?
Nguyên lý: Trong thí nghiệm này, nguồn phát âm chuyển động với vận tốc v và
máy thu đứng yên, còn vận tốc lan truyền sóng âm ở môi trường là v0 khi đó giá trị
độ lệch tần số được tính qua công thức:
𝑣 𝑓0.𝑣
∆𝑓 = 𝑓 − 𝑓0 = 𝑓0. 𝑣0
→ 𝑣0 = ∆𝑓

Trong đó: ∆𝑓: độ lệch tần số sóng siêu âm


v: vận tốc xe
v0: vận tốc truyền sóng siêu âm trong không khí
f: tần số sóng siêu âm trong quá trình xe chạy
f0: tần số sóng siêu âm ngay trước khi cho xe chạy
Các bước đo:
- Thay đổi vận tốc xe điện, điều chỉnh (tùy chọn) và giữ cố định trong suốt
quá trình đo
- Lần 1: Bật mô-tơ xe để xe chạy lại gần máy thu
● Xác định vận tốc của xe: đo thời gian ∆t mà xe đi được quãng đường ∆s
= 1m
● Xác định độ lệch tần số ∆f = f – f0
● Tắt mô-tơ xe
- Lần 2: Đo tần số f khi xe chạy ra xa máy thu
- Các lần tiếp theo đo tương tự

Yếu tố gây sai số:


- Đo thời gian ∆t không chính xác (do phải bấm nút thủ công)
- Lấy số liệu f0 không chính xác (lấy trước hoặc sau lúc cho xe chạy chứ
không phải ngay khi)
Câu 4: Phân loại tia phóng xạ:
Trả lời:
Có 3 loại tia phóng xạ:
Tia α Tia β Tia γ
Bản chất Các hạt nhân heli bền β-: các hạt electron Các bức xạ điện tử có
β+: các hạt positron bước sóng rất ngắn

Vận tốc 107 m/s Xấp xỉ tốc độ ánh sáng 108 m/s


(Không khí) (108 m/s)

Khả năng Không khí: vài cm Không khí: vài mét Lớn hơn nhiều so với
đâm xuyên Vật rắn: vài μm Kim loại: vài mm tia α và β

Câu 5: Giải thích nguyên lý hoạt động của máy đếm Geiger – Muller
Trả lời:
- Mục đích: Nghiên cứu tia phóng xạ alpha, Beta hoặc gamma
- Cấu tạo:
Một tụ điện trụ đặt trong ống thuỷ tinh có chứa khí ở áp suất khoảng 100 mmHg:
điện cực thứ nhất của tụ điện là một sợi dây kim loại, điện cực thứ hai là một
lớp dẫn điện phủ lên mặt trong của thành ống thủy tinh.
- Nguyên lý hoạt động:
● Vì chất khí chứa trong ống là điện môi, nên nếu hiệu điện thế giữa hai cực của
tụ điện chưa đạt tới hiệu điện thế đánh thủng và không có tia phóng xạ bay vào
trong tụ điện, thì sẽ không có dòng điện chạy trong mạch của tụ điện.
● Khi các hạt phóng xạ bay vào không gian giữa hai điện cực của ống đếm,
chúng sẽ ion hoá chất khí làm xuất hiện các electron và các ion. Dưới tác dụng
của điện trường giữa 2 cực các electron và các ion chuyển động về phía các
điện cực, tạo ra dòng xung điện ngắn.
Câu 6: Định nghĩa tốc độ đếm và phông của máy đếm. Nêu rõ công thức tính và đơn vị
đo của tốc độ đếm
Trả lời:
- Định nghĩa:
● Tốc độ đếm (n) là số xung điện mà máy đếm ghi được trong mỗi phút
● Phông của máy đếm là tốc độ đếm trung bình của nó khi không có nguồn phát
xạ.
- Công thức:
𝑁
n= 𝑡
● n: tốc độ đếm (xung điện/phút)
● N: số xung điện đo được (xung điện)
● t: thời gian đo, thường là 1 (phút)
Câu 7: Nêu rõ quy luật thay đổi tốc độ đếm phụ thuộc vào khoảng cách từ nguồn phóng
xạ tới ống đếm Geiger – Muller:
Trả lời:
- Nếu nguồn có cường độ phóng xạ mạnh, thì số hạt phóng xạ truyền tới đập vuông
góc vào một đơn vị diện tích bao quanh điểm ta xét sẽ càng nhiều và do đó tốc độ
đếm tại đó càng lớn.
→ Tốc độ đếm n giảm lệ nghịch với bình phương của khoảng cách r tính từ nguồn
phóng xạ tới ống đếm:
𝑘
n= 2
𝑟

● k là một hệ số tỷ lệ phụ thuộc nguồn phóng xạ và môi trường bao quanh nguồn
đó.
Câu 8: Nêu rõ quy luật thay đổi tốc độ đếm phụ thuộc vào độ dày của tấm kim loại đặt
chắn giữa nguồn phóng xạ và ống đếm Geiger – Muller:
Trả lời
- Vật chất sẽ hấp thụ các tia phóng xạ truyền qua (mức độ phụ thuộc bản chất và độ
dày vật chất). Độ dày vật liệu càng lớn thì khả năng che chắn bức xạ beta của vật
liệu nhôm càng tốt.
→ Tốc độ đếm n giảm nhanh theo quy luật hàm mũ khi tăng độ dày x của tấm vật chất
ấy:
−μ𝑥
n = 𝑛0. 𝑒

● n0 là tốc độ đếm khi không có tấm kim loại chắn giữa nguồn phóng xạ và ống
đếm
● e là cơ số của loga tự nhiên
● μ là hệ số hấp thụ các tia phóng xạ của tấm kim loại.

You might also like