You are on page 1of 4

THỰC HÀNH: KHẢO SÁT HIỆU ỨNG DOPPLER VỚI SÓNG

SIÊU ÂM

Câu 1: Hiệu ứng Doppler là gì? Khi nguồn âm/máy thu chuyển động lại gần hoặc
ra xa nhau thì tần số của sóng âm thay đổi như thế nào so với trường hợp nguồn
âm và máy thu đứng yên? Giải thích?

❖ Hiệu ứng Doppler là sự thay đổi tần số của sóng âm khi nguồn âm và máy thu
chuyển động tương đối với nhau theo thời gian.
❖ Khi nguồn phát và máy thu đều chuyển động lại gần hay ra xa nhau:

+Nếu nguồn phát chuyển động, bước sóng thu nhận được là:
𝑣−𝑣𝑛𝑔
λ= 𝑓0
(m)

+Nếu máy thu chuyển động thì thu nhận được tần số:
𝑣 + 𝑣𝑡ℎ
𝑓= λ
(Hz)

🡺 Khi nguồn và máy thu chuyển động. Máy thu nhận được tần số là:
𝑣+𝑣𝑡ℎ𝑢
f = 𝑓0. 𝑣−𝑣𝑛𝑔
(Hz)

(TH 1 trong 2 vthu hay vng đứng yên thì nó = 0)

+ Lấy vận tốc chuyển động của nguồn và máy thu là dương nếu chúng chuyển
động lại gần nhau, và ngược lại là âm khi ra xa. Vậy:

● Khi nguồn phát và máy thu chuyển động lại gần nhau, ta sẽ có vth > 0 và
(hoặc) vng > 0 thì f > f0 , tần số âm tăng.
● Khi nguồn phát và máy thu chuyển động ra xa nhau sẽ có vth < 0 và
(hoặc) vng < 0 thì f < f0 , tần số âmgiảm.
❖ Khi nguồn âm và máy thu đứng yên: thì vng = 0 và vth = 0 do đó đó f = f0 , tần
số không đổi.

Câu 2: Nêu tên gọi và công dụng của các thiết bị sử dụng trong bài TT HƯ
Doppler

Thiết bị Công dụng


Xe điện (gắn nguồn phát) Đóng vai trò là nguồn phát chuyển động, có thể tiến
lại gần hoặc ra xa nguồn thu với vận tốc ổn định.
Máy thu Thu lại sóng âm được phát ra từ nguồn phát
Máy phát tín hiệu điện từ Điều chỉnh biên độ của tín hiệu ra bằng cách chỉnh
40kHz tần số của máy phát tín hiệu điện từ
Máy khuyếch đại tín hiệu AC Khuếch đại tín hiệu, nối đầu thu với máy hiện sóng
Máy hiện sóng (dao động ký) Cho biết tần số thu được khi xe tiến lại hay ra xa
Thanh ray kim loại Nối vào nhau, cố định đường đi của xe
Thước đo Đo quãng đường xe chạy
Đồng hồ bấm giờ Xác định thời gian xe chạy hết thước
Vòng Giữ dây cáp để dây không cản trở chuyển động của
xe
Giá đỡ Cố định đầu thu, đầu phát sóng siêu âm
Dây nối Nối từ đầu thu đến đầu vào của máy khuếch đại tín
hiệu AC
Giấy bìa Bao các đầu thu phát tránh nhiễu sóng siêu âm từ
đường ray
Câu 3: Thiết lập công thức xác định tốc độ truyền sóng siêu âm trong không khí
dựa vào hiệu ứng Doppler?

- Khi vận tốc mà nguồn hay máy thu chuyển động là nhỏ, độ lệch tần số không đáng
kể. Giá trị độ lệch tần số tỉ lệ thuận với vận tốc chuyển động tương đối giữa nguồn
và máy thu, tính theo công thức:
𝑣
∆𝑓 = 𝑓 − 𝑓0 = 𝑓0. 𝑣0

+ Chú thích:
𝑣0: vận tốc truyền âm trong không khí – (m/s).

v : vận tốc của nguồn/máy thu – (m/s).


∆f: độ lệch tần số - (Hz).
f; f0 : tần số âm thu được khi chuyển động và tần số âm phát từ nguồn khi đứng yên – (Hz).

𝑣
- Do đó tốc độ truyền âm trong không khí v0 = f0 . ∆𝑓
(m/s)

Câu 4: Đánh giá các yếu tố gây ra sai số trong bài TT HƯ Doppler về đề xuất
cách khắc phục?

*Các yếu tố gây sai số:

● Sai số hệ thống:
-Dụng cụ đo thường chỉ chính xác đến một độ nào đó (có sai số dụng cụ) và
chỉnh máy chưa đạt được độ chính xác tối ưu.
-Một số dụng cụ đo có giai chia (thước chia khoảng…..) mắt khó phân biệt.
-Sai số do phương pháp đo: cùng đo một đại lượng vật lý, nhưng với các
phương pháp khác nhau, sẽ có những sai số khác nhau.
🡺Khắc phục bằng sử dụng thiết bị đo tốt, độ chính xác cao, điều chỉnh thiết bị
chính xác.
● Sai số ngẫu nhiên: là sai số mà trong các phép đo riêng lẻ, nó có thể lấy các giá
trị ngẫu nhiên, chưa biết trước một cách cụ thể, kết quả đó lệch cả về 2 phía

🡺Không thể loại bỏ hoàn toàn, có thể giảm bớt bằng đo nhiều lần và sử dụng
các phép toán thống kê để xử lí kết quả đo.

● Sai số thô: do thao tác vụng về, sai sót của người thực hiện.

🡺 Loại bỏ được bằng sự cẩn thận, kinh nghiệm, chuẩn bị kỹ càng về kiến thức
và kỹ năng.

You might also like