You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC


************************

TIỂU LUẬN
MÔN: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Sinh viên: Vũ Thu Uyên


Mã số sinh viên: 210172202010157
Ngành: Ngôn ngữ Anh
Lớp tín chỉ: K15.2.EN13222.2_LT

Hà Nội – 2022
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3

NỘI DUNG........................................................................................................... 1

Chương 1: Tổng quan về mạng xã hội.....................................................................1

1.1 Khái niệm mạng xã hội......................................................................................1


1.2 Các trang mạng xã hội ảnh hưởng tới giới trẻ ...................................................1
Chương 2: Thực trạng sử dụng mạng xã hội giới trẻ hiện nay .............................2

2.1 Thực trạng sử dụng mạng xã hội nói chung ......................................................2


2.2 Mức độ và thời lượng truy cập của giới trẻ .......................................................2
Chương 3: Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ hiện nay ........................3

3.1 Ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội tới giới trẻ ..............................................3
3.2 Ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ ........................................................................4
Chương 4: Giải pháp phát huy vai trò của mạng xã hội .......................................6

4.1 Giải pháp từ cá nhân ..........................................................................................7


4.2 Giải pháp từ cộng đồng .....................................................................................8

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 10

CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ 10


LỜI MỞ ĐẦU
Mạng xã hội là một vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của thời đại ngày nay, không chỉ
thu hút sự quan tâm của giới trẻ mà còn thu hút nhiều người ở nhiều lứa tuổi khác
nhau. Các trang mạng xã hội như: Facebook, TikTok, Instagram,...đã nhanh chóng trở
thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống đối với giới trẻ . Mạng xã hội xuất
hiện với nhiều tính năng khác nhau đem lại cho người dùng nhiều lợi ích như : cập
nhật thông tin, giao lưu kết nối bạn bè,... song cũng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới
thanh thiếu niên hiện nay. Bàn về vấn đề này các bài viết "Hành vi sử dụng mạng xã
hội của sinh viên đại học Hải Dương", "Nghiện mạng xã hội và sự tác động của nghiện
mạng xã hội đến học sinh trường THCS Minh Trí năm 2019", "Thực trang sử dụng
mạng xã hội trực tuyến" và "Nâng cao tính tích cực của mạng xã hội cho giới trẻ" đều
đưa ra những con số cụ thể về ảnh hưởng của mạng xã hội tới giới trẻ cùng với sự
phân tích tác động tích cực và tiêu cực của nó tới thanh, thiếu niên. Từ đó các tác giả
đưa ra biện pháp hữu hiệu nhất nhằm phát huy tối đa mặt lợi và hạn chế tối thiểu mặt
hại của mạng xã hội tới giới trẻ.
NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về mạng xã hội
1.1 Khái niệm mạng xã hội
Mạng xã hội là một khái niệm rộng được nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực
định nghĩa với nhiều góc nhìn khác nhau.Cùng nhìn vào vấn đề này nhưng dưới góc
nhìn xã hội học, Nguyễn Hải Nguyên đưa ra khái niệm về MXH: "Mạng xã hội là dịch
vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích
khác nhau không phân biệt không gian và thời gian". Đồng tình với quan điểm trên tác
giả Nguyễn Thị Lê Uyên đã định nghĩa mạng xã hội một cách cụ thể và chi tiết hơn
rằng: "Mạng xã hội là một trang web mà nơi đó một người có thể kết nối với nhiều
người thông qua chia sẻ những sở thích của cá nhân với mọi người như nơi ở, đặc
điểm, học vấn". Hơn nữa mạng xã hội là một thuật ngữ phổ biến trong cuộc sống hàng
ngày của mỗi cá nhân với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, cho
phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Như
vậy từ các quan niệm của các tác giả có thể khẳng định rằng mạng xã hội là một nền
tảng trực tuyến với nhiều tính năng đa dạng, nơi mà mọi người có thể xây dựng các
mối quan hệ ảo với những người có chung tính cách, sở thích, nghề nghiệp.
1.2 Các trang mạng xã hội ảnh hưởng tới giới trẻ
Hiện nay có nhiều trang mạng xã hội vừa có ảnh hưởng tích cực vừa có ảnh
hưởng tiêu cực tới giới trẻ điển hình như: Facebook, Instagram, Youtube, Linhkedin,...
Trong đó Facebook là trang MXH được nhiều người dùng và trải nghiệm nhất. Theo
số liệu của ComScore - Công ty về đo lường và đánh giá hiệu quả các giải pháp
marketing trực tuyến đã báo cáo, trong hơn 30 triệu người sử dụng internet tại Việt
Nam, có khoảng 87,5% đã và đang sử dụng các MXH, nằm trong độ tuổi 15-34
(khoảng 71%). Theo tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2015 khảo sát cho
thấy Facebook là trang MXH trực tuyến có số lượng người tham gia sử dụng nhiều
nhất tiếp đến là Zingme, Google Plus. Có 98,2% đã và đang sử dụng mạng Facebook,
gần 1/3 (32,0%) sử dụng mạng Zingme và 18,2% sử dụng MXH Google plus. Các
trang MXH trực tuyến khác như Myspace, Yume, Tamtay, Go…chưa được các bạn trẻ
sử dụng nhiều. Càng ngày các trang MXH càng được giới trẻ quan tâm và thu hút

1
nhiều người tham gia vào. Qua bài viết nghiên cứu khoa học "Nâng cao tính tích cực
của mạng xã hội cho giới trẻ" năm 2021 của tác giả Đỗ Thị Phươn Anh cũng được
thống kê rằng Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng dịch vụ Facebook tăng
nhanh nhất trên thế giới với khoảng 35 triệu người dùng, đồng nghĩa với việc hơn 1/3
dân số của nước ta đang sở hữu một tài khoản Facebook, trong đó đông đảo nhất có lẽ
là bộ phận thanh, thiếu niên. Khảo sát 1.000 bạn trẻ (11-35 tuổi) tại TP. Hồ Chí Minh,
có đến (89,3%) bạn dùng Facebook. Sau Facebook là Youtube với tính năng xem và
chia sẻ video, hiện Youtube có (56,3%) người dùng là trang mạng lớn thứ hai ở Việt
Nam sau Facebook; đứng thứ ba là Instagram (24,5%) chuyên xem và chia sẻ ảnh;
Zingme (16,8%) hỗ trợ chơi game, nghe nhạc trực tuyến; các mạng Viber, Zalo chiếm
tỷ lệ 10%. Từ các số liệu trên ta thấy được giới trẻ ngày càng quan tâm đông đảo đến
MXH lần lượt là Facebook, Youtube, Instagram, Zingme, Viber, Zalo,...

Chương 2: Thực trạng sử dụng mạng xã hội giới trẻ hiện nay
2.1 Thực trạng sử dụng mạng xã hội nói chung
MXH phát triển nở rộ và thu hút được nhiều người tham gia với nhiều mạng lưới
khác nhau. Khảo sát cho thấy, có 61,8% số người trả lời cho biết đã tham gia ít nhất
một MXH. Có 23,1% tham gia 2 MXH và 15,1% là thành viên của ít nhất 3 MXH.
Trường hợp nhiều nhất tham gia đến 8 MXH trực tuyến.

2.2 Mức độ và thời lượng truy cập của giới trẻ


Giới trẻ thường xuyên truy cập mạng xã hội do họ có thể truy cập nó mọi lúc,
mọi nơi nhờ các thiết bị công nghệ hiện đại. Tác giả Trịnh Hoa Bình trong bài viết của
mình chỉ ra mức độ truy cập MXH trung bình của mỗi người như sau: Trung bình
trong các ngày thường, giới trẻ dành khoảng 129 phút để truy cập vào MXH, thời gian
này ở ngày lễ là 148 phút; về thời lượng mỗi lần truy cập khoảng 36 phút ngày
thường và 40 phút vào ngày lễ. Như vậy, nếu không tính những người để chế độ truy
cập thường xuyên thì tính trung bình giới trẻ truy cập MXH 3-4 lần/ngày, không có sự
khác biệt nhiều giữa ngày lễ và ngày thường. Nếu tính thời gian, thì vào ngày thường,
khoảng một nửa giới trẻ dành dưới 1 giờ truy cập MXH. Tỷ lệ dành thời gian 2 giờ để
truy cập MXH trong ngày thường là 22,4%, số lượng dành thời gian 4 giờ sử dụng
MXH là 12,4%. Vào ngày lễ, thời gian dành để truy cập vào MXH cũng lớn hơn đáng

2
kể. Số người dành thời gian hơn 4 giờ là 19,3%, cao hơn hẳn so với ngày thường. Từ
những số liệu trên của các tác giả cho thấy, giới trẻ đang dành khá nhiều thời gian cho
MXH mà quên mất thực tại. Đó là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình
trạng "nghiện" MXH của nhiều thanh thiếu niên ngày nay.

Chương 3: Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ hiện nay
3.1 Ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội tới giới trẻ
3.1.1 MXH là nơi giao lưu, kết bạn, chia sẻ những tâm tư tình cảm của cá nhân.
Ở góc độ cá nhân MXH là phương tiện để thay thế các phương tiện khác trong
giao tiếp đời sống hàng ngày với các hoạt động nhắn tin, gọi điện thoại. Nhưng ở
MXH có một ưu điểm vượt trội hơn đó là sự liên kết các nhóm, ở nhóm này giới trẻ
không chỉ được giao lưu kết bạn với nhiều người cùng lứa tuổi, cùng quốc gia mà còn
tìm kếm được nhiều bạn bè quốc tế ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tại đây họ truyền đạt
được ý nghĩ cá nhân của mình với một cộng đồng, tìm được những người có chung
hoàn cảnh, sở thích, mục tiêu. Từ đó mà mọi người dễ cảm thông, chia sẻ cho nhau
nhiều hơn. Nhiều chia sẻ thường mang tính tích cực mang tính an ủi động viên lớn tới
người dùng do đó người người trẻ dễ bộc bach cảm xúc trên MXH. Theo báo cáo trên
tạo chí Khoa học công nghệ Việt Nam 56% giới trẻ trong cuộc khảo sát đồng ý với
quan điểm: nhờ có mạng xã hội mà tôi có thể bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ mà giao tiếp bình
thường không dám thể hiện. Đặc biệt là có 12,4% rất đồng ý với quan điểm này.

Xét trên một trang MXH cụ thể như Facebook thì mức độ giao lưu kết bạn, xậy
dựng hội nhóm còn trở nên vô cùng dễ dàng. Theo báo cáo của nhóm sinh viên nghiên
cứu về "Tác động của MXH Facebook đối với sinh viên khoa PR- Trường đại học Văn
Lang có chỉ ra rằng: Facebook là một công cụ hỗ trợ giúp cho SV khoa PR mở rộng
mối quan hệ hay tìm kiếm lại những người quen biết. Trên Facebook tính năng "Kết
bạn" là tính năng thứ hai được các bạn sinh viên yêu thích sau tính năng " Chia sẻ, cập
nhật thông tin, hình ảnh" chiếm 17,5%. Như vậy trước hết các tác giả đều khẳng định
MXH là nơi mọi người có thể giao lưu, kết bạn, chia sẻ thông tin cho nhau. Từ đó mối
quan hệ giữa người với người càng trở nên gắn bó.

3
3.1.2 MXH bổ sung kiến thức và tăng cường kĩ năng sống
MXH là một "không gian ảo" rộng lớn giúp sinh viên có thể tìm kiếm mọi thứ
liên quan đến việc học tập. Nhiều trang MXH cung cấp tài liệu miễn phí cho sinh viên
học tập. Ví dụ: trên Facebook có các nhóm học tập tiếng anh, trao đổi hỗ trợ bài tập,
trên Youtube chia sẻ nhiều bài giảng của các thầy cô hay kinh nghiệm của cấ nhân. Do
đó, giới trẻ không cần tốn khoảng chi phí lớn cho việc phát triển cá nhân mà vẫn có thể
nâng cao kiến thức và tăng cường kĩ năng của bản thân thông qua việc tự học.

3.1.3 MXH góp phần tăng thêm thu nhập cho mỗi các nhân
MXH là một công cụ trao đổi mua bán giữa người bán và người mua. Các trang
buôn bán, trao đổi mua bán ngày càng phát triển và nở rộ trên khắp mọi mặt trận:
Shoppe, Tiki, Lazada, Facebook,...Việc mua bán không chỉ dừng lại ở việc trao đổi
hàng hóa trực tiếp mà còn được trao đổi qua kênh trung gian thứ ba là mạng xã hội.
Đặc biệt do tình hình dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay thì việc mua bán online
càng phổ biến. Đây là thị trường giúp cho giới trẻ - những người chưa có đủ điều kiện
kinh tế có thể khởi nghiệp một cách dễ dàng góp phần tăng thêm thu nhập cho họ.

3.1.4 MXH là công cụ giải trí tối ưu


Các trang mạng xã hội mang tính giải trí xuất hiện ngày càng nhiều giúp cho mọi
người thư giãn sau những giờ học và làm việc căng thẳng. Có nhiều trang mạng tích
hợp các tính năng vừa học vừa chơi cho sinh viên thậm chí nó còn được tạo lập thành
một ứng dụng riêng được sử dụng rộng rãi trong giáo dục: Chinh phục vũ môn, Hack
não pro - ứng dụng học tiếng anh trên phần mềm,...

3.1.5 MHX mang đến lợi ích về sức khỏe


Khi biết tận dụng mạng xã hội sẽ nhận được nhiều lợi ích to lớn về mặt sức khỏe
đặc biệt là não bộ. Theo nghiên cứu của giáo sư Gary Small tại Trường Đại học
California Los Angeles cho thấy, khi tìm kiếm và đọc nhiều thông tin từ internet, não
bộ sẽ càng được rèn luyện tốt hơn và đưa ra các phán quyết cũng như quyết định một
cách sáng suốt. Việc này cũng đông thời làm giảm quá trình lão hóa và làm cho người
lớn tuổi có suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn.

3.2 Ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ


Bên cạnh mặt tích cực MXH còn tồn tại nhiều ảnh hưởng xấu tới giới trẻ
4
3.2.1 Ảnh hưởng đến mối quan hệ trong đời sống thực tế
Trên thực tế MXH giúp con người mở rộng mối quan hệ nhưng chủ yếu là mối
quan hệ trên mạng, thực trạng bạn bè chỉ tương tác với nhau qua điện thoại là điều phổ
biến trong giới trẻ hiện nay. Bởi vậy mà bỏ bê các mối quan hệ gắn bó trong cuộc sống
hàng ngày. Theo kết quả cuộc khảo sát của 541 sinh viên khoa PR, trường Đại học
Văn Lang cho thấy, thời gian để nhóm đối tượng được khảo sát truy cập Facebook từ
1-3 giờ đồng hồ. Từ đó, cho thấy họ dành khá nhiều thời gian cho việc truy cập
Facebook, hạn chế các cuộc gặp gỡ, các hoạt động thực tế như: giao lưu, kết bạn, chia
sẻ và học hỏi từ cuộc sống xung quanh. Trong bài nghiên cứu "Nghiện MXH và tác
động cảu nghiện MXH đến học sinh trường THCS Minh Trí 2019" chỉ ra học sinh bị
nghiện mạng xã hội có tỷ lệ ngại giao tiếp, ít tham gia các hoạt động tập thể cao gấp
2,727 lần so với học sinh không nghiện mạng xã hội. Tóm lại mạng xã hội khiến con
người ngày càng trầm lặng và làm giảm các mối quan hệ trong đời sống thực tiễn.
3.2.2 Lãng phí thời gian và xao lãng mục tiêu thực của cá nhân
MXH khi không dùng đúng mục đích gây lãng phí thời gian dồng thời quá chú
tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống.
Theo tác giả Đỗ Anh Phương: Quá lãng phí thời gian vào mạng xã hội, quên đi mục
tiêu thực sự mà mình cần đạt được trong cuộc sống. Thay vì học hỏi những kỹ năng
cần thiết để phát triển bản thân phục vụ cho công việc hiện tại hoặc tương lai, các bạn
trẻ lại chú tâm vào những thông tin giật gân để tìm like, để nổi tiếng trên mạng. Như
vậy từ quan niệm của tác giả có thể nói MXH biến một bộ phận giới trẻ trở thành "anh
hùng bàn phím" để rồi quên mất mục tiêu và đích đến tron cuộc sống của mình.

3.2.3 Ảnh hưởng đến học tập


Nhiều bạn trẻ nhất là sinh viên hiện nay lạm dụng MXH một cách thái quá gây
ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian cũng như học tập của sinh viên. Nhiều bạn sau khi
sử dụng MXH quay lại với bàn học vẫn còn lưu luyến và không thể tập trung. Chính
điều đó đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên. Ngoài ra việc dành hàng
tiếng đồnghồ thậm chí còn vài tiếng cắm cúi nhìn màn hình máy tính, điện thoại dẫn
đến việc giảm thị lực.

5
3.2.4 Ảnh hưởng về mặt tinh thần
Bạo lực mạng khiến cá nhân lo lắng hoảng sợ, hoang mang từ đó gậy ra các ảnh
hưởng tiêu cực cho cá nhân. MXH là một thế giới rộng lớn, nơi con người không ngần
ngại bày tỏ quan điểm cảm xúc cá nhân bởi vậy mà có nhiều người sẵn sàng công
kích, bôi nhọ đối tượng mình không thích thậm chí có thể đe dọa, tra tấn tinh thần
mang đến ảnh hưởng tiêu cực đối với cá nhân bị công kích. Do đó MXH không chỉ
gây ảnh hưởng về mặt tinh thần nó còn mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức
khỏe.

3.2.5 Ảnh hưởng đến sức khỏe


Suy giảm thị lực là việc không thể tránh khỏi đối với người sử dụng MXH nhiều.
Theo báo cáo tỷ lệ đau mắt, khô mắt hay giảm thị lực cao gấp 1,975 lần so với nhóm
không dùng mạng xã hội nhiều. Do những người sử dụng MXH liên tục nhìn vào điện
thoại, máy tính. Lê Minh Công chỉ ra rằng đau nhức mắt là hậu quả thứ 5 với các mức
tỷ lệ là thường xuyên chiếm 48,7%, thỉnh thoảng chiếm 43,6% ở những đối tượng đối
tượng nghiện do việc sử dụng internet gây ra. Bởi vậy mà ngày nay dễ dàng bắt gặp
nhiều bạn trẻ có vấn đề về mắt.

MXH làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Khi thanh thiếu niên tập trung
quá nhiều vào MXH sẽ dẫn đến triệu chứng "ngại tiếp xúc" bởi vậy mà họ dần cách ly
với thế giới và dễ rơi vào trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai được
chuẩn đoán mắc bệnh trầm cảm trước.

Mất ngủ không chỉ là bệnh thường gặp của các cụ cao tuổi mà nó còn dễ xảy ra
cho giới trẻ. Ánh sáng xanh tỏa ra từ màn hình và các thiết bị điện tử sẽ khiến con
người khó ngủ. Ngoài ra nhiều bạn trẻ hiện nay còn sẵn sàng thức thâu đêm chỉ vì đam
mê các game online. Bởi vậy mất ngủ trong một thời gian dài sẽ gây ra những hệ lụy
nghiêm trọn cho sức khỏe và tinh thần.

Chương 4: Giải pháp phát huy vai trò của mạng xã hội
Từ những dữ liệu thực tế, lợi ích to lớn của MXH được các tác giả đưa ra nên
trên có thể khẳng định MXH đang ngày càng phát triển lớn mạnh tạo nên đời sống tinh
thần và xã hội nhộn nhịp cho giới trẻ ngày nay. Tuy nhiên nó cũng mang lại nhiều tác
động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và vật chất cảu giới trẻ. Bởi vậy cần
6
đưa ra các giải pháp cấp thiết có tác động từ bên trong lẫn bên ngoài nhằm sử dụng
MXH một cách có hiệu quả nhất.

4.1 Giải pháp từ cá nhân


4.1.1 Nhận thức đúng đắn về việc sử dụng MXH
Một trong những giải pháp đầu tiên của các tác giả Trịnh Hòa Bình, Lê Thế Lĩnh,
Phan Quốc Thắng chia sẻ trong bài viết của mình rằng giới trẻ cần có nhận thức đúng
đắn về MXH. Đối với giới trẻ hiện nay việc dùng MXH còn còn xa lạ hay mới mẻ tuy
nhiên do chưa có nhận thức đúng đắn về việc sử dụng mà dùng MXH sai mục đích hay
sai cách. Do đó để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của MXH đối với cá nhân nói riêng và
giới trẻ nói chung, chúng ta cần vạch ra rõ mục đích của việc dùng mạng xã hội. Từ đó
tự phân chia thời gian dùng MXH một cách hợp lí để vừa đáp ứng nhu cầu học tập,
công việc, kinh doanh,... vừa dáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí.

4.1.2 Lọc các trang MXH phù hợp cần thiết cho bản thân
Một vài trang MXH khiến cho giới trẻ có suy nghĩ và hành động tiêu cực do đó
để ngăn chặn tình trạng này cần cá nhân tự chon lọc những trang MXH phù hợp, tránh
ảnh hưởng thói hư tật xấu trên mạng. Hiện nay có vô vàn các trang MXH được dùng
trong nhiều mục đích khác nhau: làm việc, học tập, vui chơi, giải trí,..Do đó mà giới
trẻ dễ sa đà, xao nhãng vào những trang mạng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và
mọi người xung quanh. Bởi vậy cần loại bỏ các trang mạng mang tính tiêu cực và tiếp
nhận thông tin từ các trang mạng mang tính tích cực.

4.1.3 Ứng xử văn minh trên MXH


Việc dùng MXH hàng ngày ít nhiều ảnh hưởng đến suy nghĩ, các cư xử, giao tiếp
của con người. Tuy nhiên MXH là con dao hai lưỡi cho nên trước khi dăng tải bất kì
thông tin gì cần tìm hiểu, xem xét cho kĩ. Không phải thông tin trên mạng bao giờ
cũng đúng, có nhiều tin tức sai sự thật thậm chí có tin kích động gây chống phá nhà
nước,... được lan truyền khắp các trang mạng. Bởi vậy giới trẻ cần có suy nghĩ kĩ càng
mà đưa ra cách ứng xử phù hợp. Bên cạnh việc suy xét một cách cẩn thận các thông tin
trên MXH giới trẻ cũng cần chú ý đến phát ngôn của mình. Nhiều người trẻ cho rằng
MXH là thế giới ảo nên không gây ảnh hưởng tiêu cực cho bản thân và mọi người.
Tuy nhiên MXH cũng là một thế giới thu nhỏ của con người, mọi hành vi trên mạng

7
đều gây ảnh hưởng trực tiếp tới con người. Bởi vậy mà hiện nay tỷ lệ các bạn trẻ mắc
các bệnh tâm lí do ảnh hưởng cảu bạo lực mạng ngày càng cao. Trong tạp chí khoa
học Việt Nam khẳng định: Tất cả những hành động không suy nghĩ đều có thể làm
người bị chỉ trích thấy buồn và mặc cảm. Nghiêm trọng hơn, nhiều từ ngữ quá khích
có thể khiến người khác tổn thương tinh thần, dẫn đến trầm cảm, thậm chí là tự tử.
Như vậy, hãy sử dụng MXH một cách văn minh tránh gây tổn thương cho người khác
cũng như chính mình.

4.2 Giải pháp từ cộng đồng


4.2.1 Tăng cường quản lí an ninh trên MXH
Các cơ quan chức năng chính quyền tăng cường, kiểm soát các thông tin mạng
đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn sử dụng mạng đúng cách, tạo điều kiện
phát triển các trang MHX do người Việt, các doanh nghiệp sáng tạo nhằm kiểm soát
các dễ dàng hơn so với các trang mạng quốc tế. Từ đó hạn chế thông tin rác, sai sự
thật, hạn chế tình trạng bạo lực mạng đang ngày càng gia tăng hiện nay.

4.2.2 Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa


Tăng cường tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí, thiện nguyện... để nâng
cao đời sống tinh thần, tạo môi trường lành mạnh để họ kết bạn, giao lưu học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau, qua đó rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và tinh thần đoàn kết.
Giúp các bạn trẻ sống có trách nhiệm, xa rời lối sống hời hợt, vô tâm, thích ăn chơi,
hưởng thụ và đua đòi theo những hư danh của thế giới ảo. Khi thế giới thực có nhiều
hoạt động thú vị thì các em sẽ hạn chế tìm niềm vui ở thế giới ảo.

4.2.3 Tuyên truyền giáo dục cho giới trẻ nhận thức đúng đắn về việc MXH
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển cá nhân. Trong
bài nghiên cứu "Hành vi sử dụng MXH của sv trường đại học Hải Dương", "Nâng cao
tính tích cực của giới trẻ", "Tác động của MXH Facebook đối với sinh viên khoa Pr -
Trường đại học Văn Lang" các tác giả đều chỉ ra rằng giáo dục là biện pháp tốt nhất
giúp giới trẻ có nhận thức rõ ràng về mặt lợi và hại của MXH từ đó tận dụng tối đa lợi
ích của MXH và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể tác Nguyễn Thị Bắc trong
bài của mình có nêu ra định hướng trong giáo dục gia đình rằng: Gia đình nên định
hướng và đồng hành cùng các bạn trẻ nhằm chọn lọc các trang mạng hữu ích và loại

8
bỏ các trang mạng mang tính tiêu cực. Hay theo tác giả Phạm Thị Mai Hương: “Cần
có một thái độ đúng mực, kèm theo sự hiểu biết nhất định về thế giới công nghệ sẽ
giúp các cha mẹvà các nhà giáo dục hành xử hợp lý hơn trong việc giúp giới trẻ trở
nên điều độ với việc sử dụng mạng xã hội trong thế giới công nghệ hiện nay”. Song
song với giáo dục việc tuyên truyền vận động giới trẻ sử dụng MXH một cách phù hợp
cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Như vậy tuyên truyền giáo dục giới trẻ góp phần
nâng cao ý thức cá nhân, phát triển bản thân.

KẾT LUẬN
Như vậy, với các bài viết của mình, các tác giả đã khẳng định mạng xã hội có
ảnh hưởng vô cùng to lớn tới giới trẻ. Bên cạnh những lợi ích như: giao lưu kết nối,
tiếp thu kho tàng tri thức rộng lớn, phát triển bản thân,...thì mạng xã hội cũng gây ra
nhiều tác hại về mặt sức khỏe, trí tuệ, thời gian,.. Bởi vậy giới trẻ hiện nay cần áp dụng
các biện pháp để sử dụng mạng xã hội một cách phù hợp và đúng cách.

9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Bắc, "Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên đại học Hải Dương",
2018
2. Trịnh Hòa Bình, Lê Thế Lĩnh, Phan Quốc Thắng, "Thực trang sử dụng mạng xã hội
trực tuyến", Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam, 2015
3. Lưu Bá Lộc, Phạm Thùy An, Lâm Thánh Thuận, "Tác động của mạng xã hội
https://www.vanlanguni.edu.vn/images/AttachFile/bai-bao-KH/khoa-hoc-xa-hoi/tac-dong-
cua-mang-xa-hoi-facebook-doi-voi-sinh-vien-khoa-pr-truong-dh-van-lang.pdf

4. Đỗ Thị Anh Phương, "Nâng cao tính tích cực của mạng xã hội cho giới trẻ", 2021,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nang-cao-tinh-tich-cuc-cua-mang-xa-hoi-cho-gioi-
tre-79778.htm

5. Phạm Thị Kim Yến, Thạch Thị Mỹ Phương, Thạch Thị Thi Huy, Nguyễn Văn Lơ,
"Nghiện mạng xã hội và sự tác động của nghiện mạng xã hội đến học sinh trường
THCS Minh Trí năm 2019", 2021,
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/1483/1321

CHỮ VIẾT TẮT

MXH : mạng xã hội

THCS : Trung học cơ sở

sv : sinh viên

Đưa ra các số liệu Chương 3: Nhận diện, đánh giá tác động của mạng xã hội đối với lối
sống của thanh, thiếu niên hiện nay. Tác động tích cực Tác động tiêu cực Chương 4: Xu
hướng phát triển và giải pháp phát huy vai trò của mạng xã hội trong xây dựng lối sống
của thanh, thiếu niên hiện nay.

10

You might also like