You are on page 1of 4

Họ và tên: Ngọc Mai – 12A3

Đề 1: Cảm nhận diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

Tinh thần và sức mạnh bất khuất của cả nước được nuôi dưỡng trong những cánh
rừng đại ngàn Tây Bắc. Sống với những ngọn thác dữ dội , những núi đá hùng vĩ, những
vạt rừng âm u là các dâm tộc thiểu số anh em. Đời sống sinh hoạt của họ khác nhau
nhưng tinh thần kháng Pháp là một. Đó là lời chia sẻ về cuộc sống những ngày đi thực tế
ở Tây Bắc đã để lại trong Tô Hoài những điều để thương để nhớ nhất. Những cảm xúc ấy
đã được kết tinh thành tập “ Truyện Tây Bắc” mà lấp lánh nhất có lẽ là truyện ngắn “ Vợ
chồng A Phủ” . Tác phẩm được tổ chức chặt chẽ, rất sinh động và tự nhiên, không cần
những nút thắt quá biến động nhưng vẫn thu hút người đọc. Tác phẩm vừa là bức tranh
chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới áp bức của chế độ thực
dân vừa là bài ca về sức sống và khát vọng tự do hạnh phúc của con người. Vẻ đẹp ấy đã
ngời lên thật trọn vẹn qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị và sức sống tiềm tang
mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài trong đoạn trích “ Ngày tết Mị cũng
uống rượu…quả pao rơi rồi”

“ Vợ chồng A Phủ” được in trong tập truyện Tây Bắc viết vào năm 1952. Tập
truyện ra đời trong chuyến thâm gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Câu chuyện phản ánh
chân thực sự khốn khổ của người dân tộc Mèo trong những năm kháng chiến chống thực
dân. Nội dung kể về cuộc đời đày biến cố của đôi vợ chồng trẻ là Mị và Phủ. Mị là một
cô gái xinh đẹp, giỏi giang và được nhiều người theo đuổi. Chỉ vì cha mẹ nợ nhà thống lý
Pá Tra mà MỊ bị A Sử bắt về làm con dâu gạt nợ thay cha mẹ. Cuộc đời của Mị tăm tối
tủi nhục từ đây. A Phủ là chàng trai chăm chỉ , chân chất thật thà. Chỉ vì đánh A Sử vào
hội xuân mà bị trói lại đánh và bắt vạ 100 đồng bạc trắng. A Phủ phải ở lại làm thằng ở
để trừ nợ.Hôm nọ A Phủ không may để lạc mất con bò mà bị trói vào cột chờ chết. Mị
thương xót cho A Phủ có số phận giống mình nên cả hai đã cắt dây trói rồi cả hai cùng
nhau chạy trốn. Tác phẩm đã để lại nhiều dấu ấn cho người đọc hình tượng người phụ nữ
khắc khổ dưới chế độ phong kiến. Trong đó diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình
mùa xuân đã để lại nhiều suy nghĩ với người đọc.diễn ra trong đoạn trích “ Ngày tết Mị
cũng uống rượu …quả pao rơi rồi”

Mị vốn là cô gái xinh đẹp, giàu sức sống và yêu lao động. Gia đình nợ món tiền lớn
của nhà thống lí Pá Tra, nhưng cô vẫn một mực xin cha cho làm nương, làm rẫy để trả nợ
dần. Nhưng số phận bất hạnh, Mị bị A Sử bắt đi và chính thức trở thành con dâu gạt nợ
với chuỗi ngày kinh hoàng bị bóp nghẹt, mài mòn cả về thể xác và tinh thần. Người ta
không còn thấy một người con gái nhanh nhẹn, yêu lao động, yêu cuộc sống mà thay vào
đó là một người phụ nữ tàn tạ, héo úa, “như con rùa lùi lũi trong xó cửa”. Cuộc sống của
Mị bị cầm tù chẳng khác nào cái buồng cô sống chỉ có một cái cửa ô vuông bằng bàn tay,
nhìn ra ngoài chỉ thấy mờ mờ, trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Tưởng rằng
cuộc đời cô sẽ cứ lầm lũi như vậy cho đến lúc chết, nhưng không, tất cả đã thay đổi trong
đêm tình mùa xuân ấy.Mị hồi sinh mạnh mẽ với mong ước được sống như bao người
bình thường khác.

Mùa xuân trên Hồng Ngài lại đến, bức tranh xuân rực rỡ và tràn ngập sức sống
phủ lên các làng Mèo Đỏ, len lỏi có tiếng sáo rạo rực lòng người. Tiếng sáo là một phần
không thể thiếu để tạo nên không khí của những đêm hội xuân ở Hồng Ngài. Trong
khung cảnh rộn ràng của ngày Tết , với những đứa trẻ “chơi quay , cười ầm trên sân chơi
trước nhà.” , những người phụ nữ thì chuẩn bị váy hoa “xòe như con bướm sặc sỡ.” để đi
chơi Tết , tiếng sao vang lên như báo hiệu cuộc vui đầu năm bắt đầu : “Ngoài đầu núi lấp
ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi”, mặt khác cũng là tiếng sáo ở xa xăm , mơ
hồ ,chưa rõ. Thế mà tiếng sáo ấy vẫn có thể “vọng lại” với Mị, khiến cô “thiết tha bổi
hổi” . “Thiết tha “ và “bổi hổi” là hai cảm giác mang hai mảnh tâm tư khác nhau . “Thiết
tha” là rung động là da diết. “Bồi hồi”lại như thúc giục, như rộn rã tâm hồn con người.
Tiếng sáo gọi dậy trong tâm hồn Mị cái tha thiết của kí ức và vực dậy niềm vui sống
tưởng chừng đã hóa tro tàn. Như một lời hồi đáp từ lý trí , nghe tiếng sáo, Mị lại “nhẩm
thầm bài hát của người đang thổi”. Như một lời hồi đáp từ trái tim , Mị bắt đầu hòa mình
vào tiếng sáo.

Cùng với hơi rượu tiếng sáo dẫn đường cho Mị trở lại, sống lại những cảm giác
ngày xưa. Tiếng sáo từ những làng “Mèo đỏ” cứ thể lấp lánh trong tâm hồn Mị. Đã từng
có một thời Mị rạo rực sức sống dạt dào sức trẻ. Khi đó “Mị thổi sáo giỏi” , Mị “uống
rượu trên bếp và thổi sáo “ , có biết bao người “thổi sáo đi theo Mị” .Trong những thoáng
nghĩ về hiện tại, Mị uống như nuốt hết cay đắng , uất hận vào mình. Trong những thoáng
nghĩ về những tháng ngày sau này, cứ quẩn quanh trong “chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng
bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng Sự tác động của mùa xuân và hơi men đã khiến Mị
chối bỏ thực tại, tìm về với quá khứ. Mị lịm đi và nhớ về những ngày trước, lúc này chỉ
có thể xác của Mị thuộc về hiện tại khổ đau còn tâm hồn, tư tưởng đã quay trở về quá
khứ đẹp đẽ. Những kí ức tươi đẹp sống lại trong lòng Mị, thổi bùng trong Mị khát vọng
hạnh phúc và mong muốn đoạn tuyệt với hiện tại. Nhưng dù Mị đã trối bỏ thực tại, khát
vọng hạnh phúc đã được thắp lên nhưng “Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước
vào buồng”. Hành động này như một quán tính, một thói quen của cô. Bởi vậy, chỉ có
một tiếng sáo, một chút men rượu vẫn chưa đủ để cô cắt đứt hoàn toàn với thực tại. Trong
vô thức Mị vẫn bị cuộc sống đó cầm tù, giam hãm. Mị nhìn ô cửa sổ và nó đã đánh động
Mị về chuỗi ngày sống mỏi mòn trong nhà thống lí Pá Tra, chính điều ấy đã đưa cô đi
đến quyết định đoạn tuyệt, nếu có nắm lá ngón lúc này, cô sẽ quyết ăn mà chết ngay mới
thôi. Sự sống và cái chết trong Mị không còn nhạt nhòa mà đã được phân định rõ ràng,
Mị dám chết để chối từ thực tại đau khổ, bất hạnh.trắng , không biết là sương hay là
nắng.”, trong cuộc sống vợ chồng mà cả hai chẳng có lòng với nhau , Mị lại uống như bỏ
hờn , bỏ ấm ức, nén chua xót vào lòng.

Ngay khi khát vọng sống bùng lên mạnh mẽ, Mị dám chấp nhận cái chết để từ
bỏ cuộc sống đau khổ, thì tiếng sáo lại xuất hiện đầy hữu ý, tiếng sáo đã khiến cuộc nổi
loạn trong Mị không dừng lại ở tư tưởng mà biến thành hành động. Mị đến góc nhà lấy
ống mỡ, bỏ vào đĩa đèn cho sáng. Nó không chỉ thắp lên ánh sáng vật lí xua tan cái tối
tăm của căn phòng, mà con mang ý nghĩa biểu tượng, thắp lên niềm mơ ước, hi vọng về
hạnh phúc. Không chỉ vậy, Mị còn búi lại tóc, lấy váy để chuẩn bị đi chơi. Những hành
động này cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ, dữ dội trong tâm lí Mị, gắn bới sự trỗi dậy của
khát vọng hạnh phúc. Nhưng chính lúc đấy, A Sử xuất hiện, chặn đứng cuộc vượt thoát
của Mị. Nhưng cường quyền lúc này chỉ trói buộc được thể xác của Mị còn khát vọng
hạnh phúc, sống đã mạnh liệt đến mức Mị vượt ngục tinh thần. Bởi vậy, dù chân tay
không cựa quậy được, nhưng Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị lên những
cuộc chơi, đám chơi và đêm đó Mị sống giữa hai cõi mơ và thực: thực cô ý thức được
mình không bằng con ngựa nhưng mơ lại giúp Mị vượt thoát khỏi thực tại khổ đau để
sống trọn vẹn với quá khứ đẹp đẽ của mình.

Bằng ngòi bút tinh vi, miêu tả những biến chuyển tâm lí nhân vật đã cho nghệ thuật
thuật miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy của Tô Hoài. Đồng thời hai lần trỗi dậy đó cũng
cho thấy sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. Qua đó còn cho thấy nét mới trong chủ
nghĩa nhân đạo của Tô Hoài, ông phát hiện, trân trọng vẻ đẹp sức mạnh tiềm tàng, mãnh
liệt trong những con người khốn khổ. Đồng thời thể hiện niềm tin, sự lạc quan vào tương
lai tươi sáng cho những con người có số phận bất hạnh. Cách dựng cảnh sinh động. Cách
lột tả nội tâm nhân vật nhiều bất ngờ thú vị. Ngôn ngữ mộc mạc giản dị. Tất cả đã tạo nên
giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm, góp phần mang đến cho người đọc sự xúc động
mãnh liệt trước số phận của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chủ
nô và lũ Tây đồn.Vợ chồng A Phủ đã để lại trong lòng người đọc vẻ đẹp của lòng nhân
đạo, tình yêu thương đồng cảm sâu sắc với những kiếp người nghèo khổ. Qua nhân vật
Mị nhà văn đã làm hiện lên vẻ đẹp của một sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người phụ
nữ miền núi nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.

Sức sống tiềm tàng ấy giúp nhà văn khẳng định được sức mạnh của tâm hồn con
người Việt Nam và chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh
để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị. Đây chính là cuộc đấu
tranh đi lên từ tự phát đến tự giác theo ánh sáng của cách mạng. Đó là giá trị nhân văn
ngời sáng của tác phẩm. Tác giả Tô Hoài đã khéo léo khắc họa lên nhân vật Mị giàu tính
nhân văn và làm vang dội cả nền văn học Việt Nam.

You might also like