You are on page 1of 6

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM MINH HỌA

1. Tên chủ đề: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU DỰA TRÊN NĂNG LƯỢNG GIÓ
(Số tiết: 02- Môn Vật lý lớp 9 – STEM trải nghiệm (vận dụng kiến thức))
2. Mô tả chủ đề:

Chúng ta đã quá quen thuộc với sự xuất hiện của dòng điện trong đời sống hằng ngày.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm sao để tạo ra được dòng điện, có bao nhiêu loại
dòng điện và lợi ích của mỗi dòng điện như thế nào. Để biết được điều này, chúng ta
sẽ cùng thực hiện một dự án với chủ đề là chế tạo máy phát điện xoay chiều, có thể
vừa tạo ra được dòng điện, cũng như rèn luyện kỹ năng trong việc lắp ráp mô hình.
Sản phẩm mà hôm nay chúng ta hướng tới là máy phát điện xoay chiều dựa trên năng
lượng gió, đây là thiết bị tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên cơ sở cảm ứng điện từ,
ta có thể chuyển hóa các nguồn năng lượng hao phí thường ngày của tự nhiên như gió,
nước hoặc thậm chí có thể là sóng thành năng lượng điện bằng máy phát điện xoay
chiều, cụ thể ở đây chúng ta sẽ dùng nguồn năng lượng sẵn có ngoài môi trường làm
quay nam châm trước một cuộn dây dẫn hoặc quay dây dẫn trước nam châm để tạo ra
sự thay đổi về số lượng đường sức từ đi qua cuộn dây, từ đó sinh ra dòng điện xoay
chiều. Tùy vào nhu cầu mà ta có thể điều chỉnh cách lắp ráp để máy phát điện sinh ra
suất điện động phù hợp.
Vì vậy trong dự án này, học sinh sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết đã học trong bài 31 :
Hiện tượng cảm ứng điện từ và bài 34 : Máy phát điện xoay chiều để thiết kế và chế
tạo một máy phát điện xoay chiều dựa trên năng lượng gió, học sinh sẽ tự tạo ra dòng
điện và mắc nó với các bóng đèn led và xem thử có sáng hay không,vôn kế hoạt động
như thế nào?

3. Mục tiêu
a. Năng lực Vật lí

Thành tố NL Biểu hiện


Nhận thức Vật lí Phát biểu được khái niệm của cảm ứng điện từ
Phát biểu được về định luật Faraday
Nêu được nguyên lý hoạt động và cấu tạo của
một máy phát điện xoay chiều
Vận dụng kiến Giải thích được tình huống và phát biểu vấn đề
thức, kĩ năng đã cần thiết thiết kế mô hình máy phát điện xoay
học chiều dựa trên năng lượng gió
Thảo luận, đề xuất và lựa chọn được phương
pháp thiết kế mô hình máy phát điện xoay
chiều dựa trên năng lượng gió
Thực hiện chế tạo mô hình máy phát điện xoay
chiều dựa trên năng lượng gió
Trình bày báo cáo và thảo luận: bài báo cáo về
bản vẽ thiết kế và mô hình máy phát điện xoay
chiều dựa trên năng lượng gió
Đánh giá được mức độ hiệu quả của máy phát
điện xoay chiều dựa trên năng lượng gió
Nhận diện được mặt hạn chế của mô hình máy
phát điện xoay chiều dựa trên năng lượng gió
Đề xuất được giải pháp để cái tiến được mô
hình máy phát điện xoay chiều dựa trên năng
lượng gió
b. Các năng lực chung
o Năng lực tự chủ và tự học: Tự nghiên cứu kiến thức nền,lên kế hoạch
thiết kế,chế tạo,thử nghiệm và đánh giá
o Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được nhiệm vụ thiết
kế và chế tạo mô hình máy phát điện xoay chiều dựa trên năng lượng gió
o Năng lượng giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các thành viên trong nhóm
để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện,cùng nhau chế tạo mô
hình

4. Thiết bị và học liệu (Chuẩn bị của GV và HS)


4.1. Giáo viên
a. Các thiết bị,dụng cụ phục vụ dạy học
o Máy tính,máy chiếu
o Bài giảng PowerPoint
o Phiếu học tập,phiếu đánh giá,phiếu tiêu chí đánh giá sản phẩm,phiếu kế
hoạch thực hiện
o Chuẩn bị đầy đủ các bộ thiết bị,vật liệu lắp ráp mô hình
b. Vật liệu sử dụng cho mô hình
Cuộn dây đồng (d=0,3mm)

1 cánh quạt (175 mm)

2 ổ bi
D = 22 mm
d = 8 mm
Dày 7 mm

2 nam châm
D = 60 mm
d = 32 mm
Độ dày 15 mm
1 trục xoay
200 mm

Ống nhựa
L = 20 cm
D = 21 mm
d = 15 mm

Đèn led

Co ống nối
L = 21 mm

c) Sơ đồ thiết kế:
d) Nguyên lí hoạt động:

+ Hoạt động theo nguyên lí cảm ứng điện từ Faraday


+ Khi roto thực hiện quay sẽ sinh ra một suất điện động biến thiên trong mạch
+ Đây được gọi là suất điện động cảm ứng

Từ đó sinh ra dòng điện xoay chiều tại mạch ngoài giúp máy phát điện hoạt động

e) Các bước chế tạo:

Bước 1: Tạo lõi của máy phát điện


+ Khoan hai lỗ trên vỏ hộp đễ lắp ổ bi vào
+ Đưa trục vào lỗ bi đã lắp và cố định
+ Lắp cánh quạt vào trục
+ Lắp nam châm vào trục bên trong hộp nhựa
+ Quấn cuộn dây xung quanh hộp nhựa
+ Sau khi quấn xong, nối 2 đầu dây với 2 đèn led đã được mắc nối tiếp

Bước 2: Chân đế

+ Chuẩn bị các ống nhựa và các ống bo để tạo thành một hình tam giác, tạo
sự vững vàng cho máy phát phía trên
+ Cố định những phần lỏng lẻo bằng keo
 Sản phẩm hoàn thiện

You might also like