You are on page 1of 7

Baøi taäp traéc nghieäm moân Sinh lôùp 10

CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG


LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
Câu 1: Khi nói về năng lượng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho trọng lượng của vật.
B. Năng lượng là lực tác động lên vật gây ra sự biến đổi của vật đó.
C. Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng gây ra sự biến đổi của vật.
D. Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.
Câu 2: Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi tế bào người trong 1 giây tế bào đã sản sinh và
phân hủy bao nhiêu lượng ATP?
A. 1 nghìn phân tử. B. 5 nghìn phân tử.
C. Một triệu phân tử. D. 1 tỷ phân tử.
10 triệu phân tử
Câu 3: Mỗi phân tử ADP có bao nhiêu nhóm photphat?
A. 1. B. 4. C. 3. (ATP) D. 2.
Câu 4: Dựa vào trạng thái có sẵn sàng sinh ra công hay không, người ta chia năng lượng
thành những dạng nào sau đây?
A. Cơ năng và quang năng. B. Hóa năng và động năng.
C. Thế năng và động năng. D. Hóa năng và nhiệt năng.
Câu 5: Liên kết cao năng trong phân tử ATP là liên kết giữa thành phần nào?
A. Hai nhóm photphat. B. Nhóm photphat và bazơ nitơ Ađênin.
C. Nhóm photphat và đường. D. Bazơ nitơ Ađênin và đường.
Câu 6: Một phân tử ATP mang tối đa bao nhiêu liên kết cao năng?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 7: Hợp chất nào sau đây được xem là đồng tiền năng lượng của tế bào?
A. NADH. B. Glucose. C. ATP. D. ADP.
Câu 8: Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sản sinh và phân hủy khoảng
bao nhiêu kilôgam ATP?
A. 4 kg. B. 0,4 kg. C. 40 kg. D. 400 kg.
Câu 9: Năng lượng chủ yếu của tế bào là dạng năng lượng nào?
A. Hóa năng. B. Điện năng. C. Nhiệt năng. D. ATP.
Câu 10: Ví dụ nào sau đây là điển hình cho quá trình dị hóa?
A. Quá trình quang hợp. B. Quá trình hô hấp.
C. Quá trình xuất bào. D. Quá trình nhập bào.
Câu 11: Trong tế bào, ATP có vai trò nào sau đây?
1
Voõ Trieäu Phuù – Tröôøng THPT Thanh Bình 1, Ñoàng Thaùp.
Baøi taäp traéc nghieäm moân Sinh lôùp 10

A. Hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp.


B. Xúc tác cho quá trình tổng hợp các chất.
C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào.
D. Phân giải hợp chất hữu cơ tạo năng lượng.
Câu 12: Năng lượng trong ATP là dạng năng lượng nào sau đây?
A. Nhiệt năng. B. Cơ năng. C. Hóa năng. D. Điện năng.
Câu 13: Các thành phần cấu tạo nên ATP liên kết với nhau theo trình tự nào sau đây?
A. Đường - bazơ nitơ - các nhóm photphat.
B. Bazơ nitơ - đường - các nhóm photphat.
C. Bazơ nitơ - các nhóm photphat - đường.
D. Đường - các nhóm photphat - bazơ nitơ.
Câu 14: Hình thức vận chuyển các chất qua màng nào sau đây không sử dụng năng lượng
ATP?
A. Vận chuyển chủ động. B. Xuất bào và nhập bào.
C. Khuếch tán qua kênh prôtêin. D. Vận chuyển tích cực.
Câu 15: Khi nói về cơ chất phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cơ chất là chất được tạo ra trong quá trình co cơ.
B. Cơ chất là chất tham gia cấu trúc nên enzim.
C. Cơ chất là chất được enzym tác dụng xúc tác.
D. Cơ chất là sản phẩm tạo ra từ phản ứng do enzim xúc tác.
Câu 16: Enzim sẽ là một thành phần có đặc điểm nào sau đây?
A. Chỉ gồm một chuỗi pôlipeptit. B. Chỉ do prôtêin cấu tạo nên.
C. Chỉ có một trung tâm hoạt động. D. Là 1 thành phần của enzim hoàn chỉnh.
Câu 17: Enzim được tạo ra ở đâu?
A. Ở khoảng giữa các tế bào. B. Ở trong nhân tế bào.
C. Trên màng tế bào. D. Trong tế bào sống.
Câu 18: Enzim thủy phân Saccarozơ có tên là gì?
A. Saccaraza. B. Amilaza. C. Proteaza. D. Mantaza.
Câu 19: Khi nói về enzim, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Enzim là chất xúc tác sinh học có tính hiệu cao, có thành phần cơ bản là prôtêin.
B. Enzim là chất xúc tác sinh học được ứng dụng trong công nghệ lên men, làm bia.
C. Enzim là chất xúc tác của cơ thể sống có bản chất là protein hoặc lipoprotein.
D. Enzim là một loại men do vi sinh vật tạo ra được sử dụng trong công nghiệp.
Câu 20: Trung tâm hoạt động của enzim có chức năng nào sau đây?
A. Là nơi diễn ra và đảm bảo cho enzym vận động được.
2
Voõ Trieäu Phuù – Tröôøng THPT Thanh Bình 1, Ñoàng Thaùp.
Baøi taäp traéc nghieäm moân Sinh lôùp 10

B. Làm tăng hoạt tính xúc tác phản ứng của các enzim.
C. Quy định khả năng có hoạt tính xúc tác mạnh của enzim.
D. Liên kết với cơ chất và xúc tác làm biến đổi cơ chất để tạo ra sản phẩm.
Câu 21: Enzim pepsin của dạ dày hoạt động trong điều kiện pH nào sau đây?
A. pH kiềm. B. pH axit. C. pH trung tính. D. mọi điều kiện pH.
Câu 22: Ở người, nếu một enzim nào đó không được tổng hợp xảy ra hiện tượng nào sau
đây?
A. Bệnh ung thư. B. Dì tật về vận đồng.
C. Bệnh thần kinh. D. Bệnh rối loạn chuyển hóa.
Câu 23: Enzim có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Hoạt tính xúc tác mạnh.
II. Tính chuyên hóa cao.
III. Bị biến đổi sau phản ứng.
IV. Bị bất hoạt ở nhiệt độ cao.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây nói về tính đặc hiệu của enzim?
A. Enzim là chất xúc tác sinh học được tạo ra ở tế bào có bản chất là protein.
B. Enzim có hoạt tính mạnh, xúc tác cho các phản ứng hóa sinh ở trong tế bào.
C. Enzim bị biến tính khi có nhiệt độ cao, pH thay đổi.
D. Trung tâm hoạt động của enzim chỉ tương thích với loại cơ chất do nó xúc tác.
Câu 25: Vì sao khi lượng sản phẩm của phản ứng được tạo ra quá nhiều thì chính các sản
phẩm đó sẽ ức chế enzym?
A. Vì enzim có đặc tính chuyên hóa cao, hoạt tính mạnh.
B. Vì enzim có đặc tính bị bất hoạt ở nhiệt độ cao.
C. Vì enzim có đặc tính không bị biến đổi sau phản ứng.
D. Vì enzim có đặc tính chịu sự ức chế ngược.
Câu 26: Ức chế ngược là hiện tượng nào sau đây?
A. Phản ứng bị ngừng trệ do tác dụng của chất ức chế.
B. Phản ứng bị ngừng trệ do cơ chất thay đổi.
C. Phản ứng bị ngừng trệ do lượng sản phẩm tạo ra nhiều và trở thành chất ức chế.
D. Phản ứng thuận nghịch được dịch chuyển theo chiều nghịch.
Câu 27: Giả sử có một phản ứng được xúc tác bởi một loại enzym, tốc độ của phản ứng sẽ
tăng lên trong trường hợp nào sau đây?
A. Tăng nồng độ enzyme. B. Giảm nồng độ cơ chất.
C. Giảm nhiệt độ của môi trường. D. Thay đổi độ pH của môi trường.
3
Voõ Trieäu Phuù – Tröôøng THPT Thanh Bình 1, Ñoàng Thaùp.
Baøi taäp traéc nghieäm moân Sinh lôùp 10

Câu 28: Khi nhiệt độ tăng cao quá mức tối ưu thì enzim bị mất hoạt tính xúc tác là do nhiệt
độ tăng cao gây nên hiện tượng nào sau đây?
A. Protein biến tính nên trung tâm hoạt động của enzim bị biến dạng.
B. Protein bị biến tính dẫn tới cấu trúc của enzim bị phân hủy.
C. Cấu trúc của cơ chất bị thay đổi nên không còn phù hợp với enzim.
D. Chất nguyên sinh bị biến tính nên enzim không hoạt động được.
Câu 29: Tế bào nhân thực có các bào quan có màng và lưới nội chất chia thành các xoang
riêng biệt có lợi gì cho hoạt động của enzim?
A. Các loại enzim không bị trộn lẫn với nhau gây ức chế lẫn nhau.
B. Đảm bảo các enzim không phân hủy các thành phần của tế bào.
C. Làm cho nồng độ enzym được duy trì ở mức cao nên tốc độ phản ứng nhanh.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các loại enzim khác nhau.
Câu 30: Vì sao khi tăng nồng độ cơ chất đến một mức độ nhất định thì hoạt tính enzim được
duy trì ổn định không thay đổi?
A. Vì nồng độ cơ chất không ảnh hưởng đến hoạt tính enzim.
B. Vì khi đó enzim sẽ bị ức chế.
C. Vì khi đó sản phẩm sẽ liên kết bền vững với enzim làm enzym không hoạt động.
D. Vì khi đó các trung tâm hoạt động của enzim bị bão hòa.
Câu 1: Giai đoạn đường phân diễn ra ở cấu trúc nào sau đây?
A. Ti thể. B. Màng tế bào. C. Nhân tế bào. D. Tế bào chất.
Câu 2: Giai đoạn đường phân không tạo ra sản phẩm nào sau đây?
A. FADH2. B. NADH. C. ATP. D. Axit pyruvic.
Câu 3: Ở tế bào nhân thực, chu trình Crep diễn ra ở bộ phận nào sau đây?
A. Tế bào chất. B. Chất nền của ti thể.
C. Màng trong của ti thể. D. Màng ngoài của ti thể.
Câu 4: Giai đoạn đường phân không sử dụng chất nào sau đây?
A. Glucozơ. B. NAD+. C. ATP. D. O2.
Câu 5: Trong quá trình hô hấp hiếu khí CO2 được giải phóng ở giai đoạn nào sau đây?
A. Chuỗi truyền điện tử. B. Cuối cùng của hô hấp.
C. Đường phân. D. Chu trình Crep.
Câu 6: Trong tế bào axit piruvic được oxi hóa để tạo thành chất (A). Sau đó chất (A) đi vào
chu trình Crep. Chất (A) là chất gì?
A. Axit lactic. B. ATP. C. Glucose. D. Axetyl -CoA.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không có ở hô hấp tế bào?
A. Phân giải các chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
4
Voõ Trieäu Phuù – Tröôøng THPT Thanh Bình 1, Ñoàng Thaùp.
Baøi taäp traéc nghieäm moân Sinh lôùp 10

B. Quá trình phân giải tạo ra nhiều sản phẩm trung gian.
C. Toàn bộ năng lượng được tích lũy trong ATP.
D. Phần lớn năng lượng giải phóng ra dưới dạng nhiệt.
Câu 8: Quá trình hô hấp tế bào có ý nghĩa nào sau đây?
A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.
B. Tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
C. Làm sạch môi trường sống của sinh vật.
D. Chuyển hóa gluxit thành CO2 ,H2O và năng lượng.
Câu 9: Trải qua giai đoạn đường phân và chu trình Crep, một phân tử glucôzơ tạo ra được
bao nhiêu phân tử ATP?
A. 2. B. 4. C. 38. D. 34.
Câu 10: Trong quá trình hô hấp, ATP được tạo ra nhiều nhất ở giai đoạn nào sau đây?
A. Chu trình Crep. B. Đường phân.
C. Chuỗi truyền điện tử. D. Không thể xác định được.
Câu 11: Có bao nhiêu phần tử chất khử được tạo ra ở giai đoạn đường phân khi phân giải 25
phân tử glucôzơ?
A. 25 NADH. B. 50 NADH. C. 25 FADH2. D. 50 NADH, FADH2.
Câu 12: Trước khi bước vào chu trình Crep tổng số chất khử được tạo ra khi phân giải 10
phân tử glucôzơ là bao nhiêu?
A. 20 NADH. B. 30 NADH. C. 40 NADH. D. 50 NADH.
Câu 13: Để tạo ra 76 mol ATP thì hô hấp hiếu khí phải sử dụng bao nhiêu mol glucose.
A. 76. B. 2. C. 38. D. 10.
Câu 14: Cho các giai đoạn:
I. Đường phân.
II. Chuỗi truyền điện tử.
III. Chu trình Crep.
IV. Biến đổi axit piruvic thành Axetyl - CoA.
Quá trình phân giải Glucose theo con đường hô hấp hiếu khí thường diễn ra theo thứ tự
các giai đoạn.
A. I, II, III, IV. B. I, III, IV, II. C. I, IV, III, II. D. I, IV, II, III.
Câu 15: Không có O2 thì hô hấp không diễn ra, điều giải thích nào sau đây là đúng?
A. O2 là chất xúc tác cho các phản ứng của quá trình hô hấp.
B. O2 là chất cung cấp năng lượng của quá trình hô hấp.
C. O2 là chất nhận điện tử cuối cùng của quá trình hô hấp.
D. O2 là chất cung cấp điện tử cho quá trình hô hấp.
5
Voõ Trieäu Phuù – Tröôøng THPT Thanh Bình 1, Ñoàng Thaùp.
Baøi taäp traéc nghieäm moân Sinh lôùp 10

Câu 1: Chất nào sau đây không phải là sản phẩm của pha sáng?
A. ATP. B. NADPH. C. O2. D. C6H12O6.
Câu 2: Chất nào sau đây không phải là nguyên liệu của pha tối?
A. ATP. B. NADPH. C. CO2. D. C6H12O6.
Câu 3: Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Pha tối của quang hợp diễn ra ở xoang tilacoit.
B. Pha tối của quang hợp không sử dụng sản phẩm của pha sáng.
C. Pha tối của quang hợp sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2.
D. Pha tối của quang hợp diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng.
Câu 4: Khi nói về pha sáng của quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?
A. Diễn ra sự quan phân li nước và giải phóng Oxy.
B. Tổng hợp ATP, NADPH để cung cấp cho pha tối.
C. Xảy ra sự chuyển hóa quang năng thành hóa năng.
D. Diễn ra ở chất nền của lục lạp và cần có ánh sáng.
Câu 5: Chất nào sau đây không phải là sản phẩm của pha tối?
A. Glucose. B. NADPH. C. NADP+. D. H2O.
Câu 6: Sản phẩm nào sau đây không được tạo ra trong quá trình quang hợp?
A. ATP. B. CO2. C. O2. D. C6H12O6.
Câu 7: Đối với pha tối của quang hợp, pha sáng có vai trò nào sau đây?
A. Tổng hợp ATP và NADPH. B. Hấp thụ năng lượng ánh sáng.
C. Quang phân li nước. D. Giải phóng oxi.
Câu 8: Nếu pha tối của quang hợp bị ức chế thì pha sáng cũng không thể diễn ra vì pha sáng
muốn hoạt động được thì phải lấy chất nào sau đây từ pha tối?
A. ATP và NADPH. B. Glucose.
C. ADP và NADP+. D. Oxy.
Câu 9: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Tổng hợp các chất hữu cơ, oxi.
B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
C. Oxy hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
D. Điều hòa tỉ lệ khí O2 và CO2 của khí quyển.
Câu 10: Các phản ứng trong pha tối của quang hợp sử dụng trực tiếp năng lượng từ nguồn
nào sau đây?
A. Ánh sáng. B. NADPH. C. ATP. D. ATP và NADPH.
Câu 11: Đối với quang hợp nước không có vai trò nào sau đây?
A. Nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp.
6
Voõ Trieäu Phuù – Tröôøng THPT Thanh Bình 1, Ñoàng Thaùp.
Baøi taäp traéc nghieäm moân Sinh lôùp 10

B. Điều hòa nhiệt độ bề mặt lá.


C. Giúp vận chuyển sản phẩm quang hợp.
D. Quang phân ly cung cấp CO2.
Câu 12: Để giải phóng 1 phân tử Oxi thì cần phải quang phân li bao nhiêu phần tử nước?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Vì sao không có ánh sáng thì quang hợp không diễn ra?
A. Vì không tổng hợp được ATP và NADPH để cung cấp cho pha tối.
B. Vì pha tối không tạo ra được sản phẩm cần thiết cho tế bào.
C. Vì quá trình quang phân li nước bị ngưng trệ nên không thải O2.
D. Vì các sắc tố quang hợp bị phân hủy nên không tổng hợp được các chất.
Câu 14: Oxi thoát ra trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
A. Từ phân tử H2O. B. Từ phân tử CO2.
C. Từ phân tử ATP. D. Từ phân tử APG.
Câu 15: Vì sao hầu hết lá cây đều có màu xanh?
A. Vì lá có chứa sắc tố diệp lục nên có màu xanh.
B. Vì lá làm nhiệm vụ quang hợp nên phải có màu xanh.
C. Vì lá chứa diệp lục, diệp lục phản xạ tia (ánh sáng) xanh nên có màu xanh.
D. Vì đó là màu xanh của lá khi còn non, về già thì lá chuyển màu vàng.

7
Voõ Trieäu Phuù – Tröôøng THPT Thanh Bình 1, Ñoàng Thaùp.

You might also like