You are on page 1of 4

Đề kiểm tra giữa kì lần 2

Lớp: HL.HK1.01
Thời gian 40 phút
Chương 2 và chương 8

Câu 1: Trường hợp nào sau đây vật chịu tác dụng của lực ma sát nghỉ?
A. Vật đứng yên trên mặt đường, không có xu hướng chuyển động.
B. Vật đứng yên trên mặt đường, nhưng có xu hướng chuyển động.
C. Vật chuyển động đều trên mặt đường.
D. Cả ba trường hợp trên đều xuất hiện lực ma sát nghỉ.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thế năng của một chất điểm
trong trường lực?
A. Là dạng năng lượng đặc trưng cho năng lượng tương tác của chất điểm với
trường lực đó.
B. Chỉ có trường lực thế mới có thế năng.
C. Thế năng là đại lượng vô hướng, đơn vị đo (trong hệ SI) là jun (J).
D. Giá trị của thế năng tại một điểm là duy nhất, không phụ thuộc vào vị trí gốc
thế năng.
Câu 3: Một vật rắn quay đều quanh một trục. Một điểm của vật cách trục quay
một khoảng R thì có
A. độ lớn gia tốc góc tỉ lệ thuận với R.
B. độ lớn vận tốc dài tỉ lệ thuận với R.
C. độ lớn gia tốc góc tỉ lệ nghịch với R.
D. tọa độ góc tỉ lệ nghịch với R.
Câu 4: Một ôtô khối lượng 1 tấn, chuyển động đều với vận tốc 72km/h, lên

một cái cầu vồng có bán kính cong 100 m. Áp lực của xe lên cầu tại đỉnh cầu là

A. 6000N B. 5000N C. 4200N D. 10000N



 N
Fms

 
P  Fht
Câu 5: Một vật có khối lượng 4kg chuyển động trên mặt phẳng với phương
trình chuyển động:

Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật này tại thời điểm t =2s là
A. 149,6N B. 142,9N C. 138,6N D. 132,8N
Câu 6: Khi chất điểm chuyển động chỉ dưới tác dụng của trường lực thế, phát
biểu nào sau đây là đúng?
A. Thế năng không đổi. B. Động năng không đổi.
C. Cơ năng không đổi. D. Công của lực thế luôn bằng không.
Câu 7: Một sợi dây nhẹ, không co giãn, vắt qua ròng rọc nhẹ, cố định, hai đầu
dây buộc chặt hai vật nhỏ khối lượng m1=3kg và m2=2kg. Thả cho hai vật
chuyển động theo phương thẳng đứng. Biết vật m1 đi xuống, dây không giãn và
không trượt trên ròng rọc. Bỏ qua ma sát ở trục ròng rọc, lấy gia tốc trọng
trường g=10 m/s2. Tính lực căng dây.
A. 10 N B. 20 N C. 24 N D. 30 N


T2 
T1
m2
 m1
P2 
P1

Câu 8: Một ô tô khối lượng 2 tấn chạy trên đoạn đường phẳng. Hệ số ma sát
giữa bánh xe và mặt đường là 0,1. Cho biết ôtô chạy thẳng nhanh dần đều với
gia tốc 2m/s2 trên đường phẳng ngang. Lấy gia tốc trọng trường g=9,8 m/s 2.
Lực kéo của động cơ ôtô là:
A. 4930N B. 4980N C. 5910N D. 5960N
Câu 9: Tính công cần thiết để nén lò xo từ trạng thái tự nhiên vào một đoạn x
=10cm, biết rằng để nén được 1cm cần tốn một công là 0,1J.
A. 1J B. 100J C. 10J D. 5J
Câu 10: Một ôtô có khối lượng m=1tấn chuyển động đều trên một dốc, mặt
dốc làm với phương nằm ngang một góc  với sin=0,05. Cho biết hệ số ma
sát là k=0,07. Lấy gia tốc trọng trường g=9,8 m/s2. Tính công suất của động cơ
ôtô, biết rằng thời gian đi hết quãng đường 3km mất 4 phút.
A. 25,2.102W B. 252.102W C. 147.102W D. 14,7.102W
Câu 11: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho:
A. Khả năng tạo ra điện tích (+) trong một giây.
B. Khả năng tạo ra điện tích trong một giây.
C. Khả năng nguồn thực hiện công trong một giây.
D. Khả năng thực hiện công của nguồn khi dịch chuyển một đơn vị điện tích
dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
Câu 12: Khi dòng điện không đổi 16A chạy qua dây kim loại tiết diện 20mm 2,
mật độ electron tự do: 1022 cm-3 thì tốc độ trôi (định hướng) của electron là
A. 5 mm/s. B. 0,5 mm/s. C. 2,0 mm/s. D. 5,0 km/s.
Câu 13: Một ắc-quy có suất điện động 2V đang thắp sáng bóng đèn. Điện
lượng dịch chuyển giữa hai cực ắc-quy khi lực lạ thực hiện được một công 4mJ

A. 8 mC. B. 8 μC. C. 2 mC. D. 0.

Câu 14: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1Ω được mắc với điện trở 4,8Ω
thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V.
Cường độ dòng điện trong mạch là
A. I = 120A. B. I = 12A. C. I = 2,5A. D. I = 25A.
Câu 15. Cho mạch điện như hình vẽ, biết E 1=6V, r1=1Ω; E2=12V, r2=1Ω ;
E3=18V, r3=1Ω; R1=3Ω; R2=4Ω; R3=5Ω. Dòng điện chạy qua các nhánh là

A. I1= 0,65A; I2= –3,08A; I3= –2,43A. R1 I1 A I R3


3

B. I1= – 0,65A; I2= 3,08A; I3= –2,43A. I2


R2
C. I1= 0,65A; I2= 3,08A; I3= 2,43A. E1,r1 E2,r2 E3,r3
D. I1= – 0,65A; I2= –3,08A; I3= –2,43A.

Câu 16. Cho mạch điện như hình vẽ, biết E 1=6V, r1=1Ω; E2=12V, r2=1Ω ;
E3=18V, r3=1Ω; R1=3Ω; R2=4Ω; R3=5Ω. Hiệu điện thế giữa hai điểm B và A là:

A. – 3,4V. R1 I1 A I R3
3

I2
R2
E1,r1 E2,r2 E3,r3
B. 3,4V.
C. 27,4 V.
D. – 27,4 V.

Câu 17: Đặt hiệu điện thế 1,0 V vào hai đầu một đoạn dây dẫn có điện trở 10Ω
trong thời gian 20s. Lượng điện tích (điện lượng) q chuyển qua đoạn dây này là
A. 200C B. 20C C. 2C. D. 0,005C.
Câu 18: Một đầu của một sợi dây nhôm có đường kính 2,5mm được hàn vào
một đầu của một sợi dây đồng với đường kính 1,8mm. Dây ghép đó mang dòng
điện 1,3A. Mật độ dòng trong mỗi dây là
A. 26A/cm2; 51A/cm2 B. 26A/m2; 51A/m2
C. 2,6A/cm2; 5,1A/cm2 D. 2,6A/m2; 5,1A/m2
Câu 19. Dòng điện không đổi là
A. dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian
B. dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian
C. dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo
thời gian
D. dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
Câu 20. Dòng điện không đổi 5A chạy qua đoạn dây dẫn. Điện lượng q
chuyển qua tiết diện dây trong 4 phút là
A. 600 C. B. 1200 C. C. 2400 C. D. 3600 C.

You might also like