You are on page 1of 309

KỸ NĂNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE

BS, ThS Trương Trọng Hoàng


Mục tiêu học tập
Sau khi hoàn thành bài học, sinh viên có thể:
− Trình bày được những kỹ năng GDSK cơ bản: giao tiếp, truyền thông, khơi dậy
− Ứng dụng để GDSK cho bệnh nhân trong bệnh viện và người dân ở cộng đồng.
1. Đại cương
Giáo dục sức khỏe không chỉ đơn thuần là hoạt động cung cấp kiến thức mà hơn thế
nữa còn nhằm hướng đối tượng đến những hành vi có lợi cho sức khỏe. Ta đã biết hành vi
con người là là kết quả của sự tác động của rất nhiều yếu tố trong đó có yếu tố tâm lý, kinh
tế, văn hóa, xã hội. Vì thế trong GDSK ta cần quan tâm đến những cảm xúc, những suy
nghĩ của đối tượng cũng như về hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của họ. Hơn nữa giáo
dục không phải là thuyết phục người ta làm theo mình mà làm sao giúp đối tượng tự nhận
thức và tự quyết định những phương cách thực hiện phù hợp, do đó kỹ năng GDSK không
phải đơn thuần là kỹ năng truyền đạt mà bao gồm nhiều nhóm kỹ năng sẽ được lần lượt đề
cập sau đây.
2. Kỹ năng giao tiếp (Relationship skills)
Là những kỹ năng tác động vào cảm xúc nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ tốt
tạo điều kiện cho quá trình truyền thông cũng như góp phần giúp đối tượng tự tin hơn, giúp
khơi dậy.
Một điều lưu ý giao tiếp không chỉ đơn thuần là kỹ năng mà thật sự còn đặt nền tảng
trên một mối quan hệ trong đó người giáo dục viên thể hiện chính mình. Theo đó những
đức tính quan trọng của người giáo dục viên bao gồm:
- Thấu cảm (Empathy): đặt mình vào hoàn cảnh của đối tượng để hiểu đối tượng
- Chấp nhận (Acceptance): chấp nhận đối tượng là chính đối tượng, không định
kiến/tiên kiến
- Chân thành (Genuineness): đến với đối tượng bằng tấm lòng thật muốn giúp đỡ.
Các kỹ năng cụ thể bao gồm:
* Kỹ năng giao tiếp không lời
− Ăn mặc lịch sự, hòa đồng
− Cử chỉ, dáng điệu, vẻ mặt, giọng nói biểu lộ một sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe
− Phong cách thoải mái, thư giãn, tự nhiên để đối tượng cũng cảm thấy thoải mái,
thư giãn, tự nhiên.
− Vị trí đứng, ngồi phù hợp: ta nên chọn vị trí đứng, ngồi càng ít vật cản giữa mình
và người tham dự càng tốt.
* Kỹ năng giao tiếp bằng lời
Ngoài những diễn đạt không lời, thái độ quan tâm, tôn trọng cũng cần thiết trong đối
thoại. Lắng nghe, không cắt lời trừ trường hợp cần thiết, không lên giọng kẻ cả, phán xét,
đổ lỗi, cũng như không tỏ thái độ thương hại, ban ơn.
Trong GDSK, để giúp nắm được vấn đề của đối tượng và cũng đồng thời giúp đối
tượng tự hiểu về vấn đề của chính mình, GDV cần biết lắng nghe và phản ánh lại những
điều đã nghe một cách thích hợp. Một điều quan trọng là Lắng nghe không chỉ nghe những
điều đối tượng nói mà cả những điều đối tượng muốn nói nhưng ngại nói hoặc kể cả những
điều đang tồn tại nhưng chính đối tượng không nhận ra. Và không phải chỉ lắng nghe mà ta
còn cần phải phản ánh lại những điều mình đã nghe được bằng cách đơn thuần lặp lại hoặc

1
tóm tắt một cách cô đọng, rõ ràng hơn về những nội dung đối tượng đã bày tỏ giúp đối
tượng cảm thấy mình đã được hiểu và cũng là dịp để đối tượng nhìn lại chính mình.
Qui tắc “Người của mình”: Nói chuyện với một đối tượng nào đó ta nên cố gắng tìm
những đặc điểm chung nào đó giữa ta và đối tượng, chẳng hạn đến với người cùng phái:
“chị em chúng ta” hoặc” cánh đàn ông chúng ta”, đến với người lớn “là bậc cha mẹ, chúng
ta...”, để tạo sự đồng cảm.
3. Kỹ năng truyền thông (Communication skills)
Là những kỹ năng tác động vào nhận thức nhằm mục đích chia sẻ thông tin. Thông
tin có thể là những kiến thức, quan điểm cũng có thể là những cảm xúc, tình cảm. Điều
quan trọng nhất của truyền thông là làm sao truyền đạt được đúng thông tin muốn truyền
đạt.
3.1 Các thành phần của một tiến trình truyền thông

TĐ muốn truyền đạt TĐ nhận thức được


Kênh
Mã hóa Giải mã

Người gởi Người nhận


Thông điệp

Hồi báo Nhiễu

Bối cảnh: vật chất và tâm lý


− Người gởi (Sender - Source): chủ thể truyền thông tin đi, có thể là một người hay
một tổ chức.
− Người nhận (Receiver - Audience): đối tượng nhận thông tin, có thể là một người,
một nhóm người hay một cộng đồng.
− Thông điệp muốn truyền đạt (Intended messages) là những thông tin mà người gởi
muốn người nhận biết hoặc hiểu.
− Thông điệp (Message - Message carrier): tất cả những gì mà người gởi thực hiện
nhằm truyền đạt điều mà họ mong muốn truyền đạt. Ví dụ: Lời nói, chữ viết, âm
thanh, hình ảnh, điệu bộ v.v...
− Thông điệp nhận thức được (Perceived messages): là ý nghĩa mà người nhận gán
cho những điều họ tiếp nhận. Giữa thông điệp muốn truyền đạt và thông điệp nhận
thức được có thể có sự khác nhau.
− Kênh (Channel): phương tiện gởi thông điệp đi
− Đáp ứng (Response): mọi phản ứng của người nhận đối với thông điệp. Đặc biệt
Hồi báo (Feedback): những đáp ứng của người nhận mà người gởi nhận biết được.
Ngoài ra một sự thiếu vắng đáp ứng cũng có thể được xem như là một hồi báo.
− Hoàn cảnh (Situation): là toàn bộ những gì làm nền cho quá trình truyền thông
giữa người gởi và người nhận, bao gồm:
+ Hoàn cảnh vật chất (Physical situation): địa điểm, phòng, đồ đạc, số người
tham dự, vật cản giữa họ v.v... hoặc khó thấy hơn như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng
ồn, ánh sáng...
+ Hoàn cảnh tâm lý (Psychological situation): mục đích của các thành viên
truyền thông, vai trò, quan hệ giữa những người này...
− Nhiễu (Noise): tất cả các yếu tố tác động khiến cho giữa thông tin muốn truyền đạt
và thông tin được nhận thức khác nhau đáng kể.
2
3.2 Các yếu tố giúp truyền thông tốt
− Người nhận:
+ Tìm hiểu về các đặc điểm cá nhân của người nhận như sở thích, chuẩn mực,
giá trị, niềm tin...
+ Thăm dò xem người nhận đã biết gì về đề tài mình định truyền thông.
− Người gởi:
+ Có uy tín
+ Có khả năng lôi cuốn được sự chú ý.
− Thông điệp:
+ Có cấu trúc rõ ràng
+ Ngắn gọn
+ Lặp đi lặp lại.
− Kênh:
+ Phù hợp với người nhận (trình độ, văn hóa, sở thích...)
+ Trực quan tốt hơn không trực quan. (Trực quan: trực tiếp thông qua các giác
quan (sử dụng âm thanh thật, hình ảnh, mùi, vị, sờ nắm), không đòi hỏi
người nhận phải suy luận.)
− Hồi báo:
+ Tận dụng mọi khả năng có thể để thu nhận hồi báo.
− Hoàn cảnh:
+ Cố gắng tạo hoàn cảnh vật chất thuận lợi: các yếu tố của môi trường truyền
thông)
+ Cố gắng tạo hoàn cảnh tâm lý thuận lợi: chọn thời điểm phù hợp, thực hiện
tốt việc giao tiếp.
* Khoảng cách Kuhnian và ví dụ tương tự
Truyền thông là một việc ta làm hàng ngày để trao đổi thông tin giữa ta và người
khác. Trong những hoạt động giao tiếp bình thường hầu như ta không thấy khó khăn, trở
ngại gì trong truyền thông, tuy nhiên vấn đề lại không đơn giản khi ta phải truyền thông
những vấn đề y học cho một người không chuyên. Nói đến vấn đề này người ta thường
nhắc đến “khoảng cách Kuhnian” (Kuhnian gap) là khoảng cách kiến thức giữa một nhà
khoa học và một người bình thường. Theo ông Kuhn, khoa học giống như một trò chơi xếp
hình (puzzle game) mà mỗi miếng ghép là một phần kiến thức trong tổng thể kiến thức của
một ngành khoa học. Để có thể hiểu được một ngành khoa học, người theo đuổi nó phải
học hỏi rất nhiều thứ trong trường đại học cũng như học thêm và rút tỉa kinh nghiệm trong
công việc trong một thời gian rất dài giống như công việc thu thập và sắp xếp các miếng
ghép của một trò chơi xếp hình.
Bởi thế khi chỉ có một thời gian ngắn để truyền thông cho người thường, nhà khoa
học thường vướng vào các khái niệm đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn mới hiểu được.
Vậy làm thế nào để gỡ vướng mắc này? Theo nhiều nhà truyền thông giải đáp nằm ở việc
sử dụng ví dụ tương tự. Ví dụ tương tự (tiếng Anh: analogy) được định nghĩa là “một đặc
trưng, một điều kiện, một tình trạng v.v… tương tự giữa 2 sự vật được so sánh” (Oxford
Advanced Learner’s Dictionary, 1996). Một ví dụ tương tự cổ điển và cũng là ví dụ giải
thích cho từ analogy trong tự điển này đó là sự so sánh giữa trái tim và một cái bơm. Rõ
ràng với nếu chọn được ví dụ tương tự thích hợp thì người nghe có thể hiểu ngay mà không
cần lệ thuộc vào những khái niệm khoa học phức tạp.
4. Kỹ năng khơi dậy (Motivation skills)
Là những kỹ năng tác động vào ý chí nhằm mục đích giúp đối tượng tăng cường sự
tự tin, năng lực tự chọn lựa, tự quyết định tiến đến thực hiện các hành vi sức khỏe phù hợp.

3
Nguyên tắc chung đó là cần kết hợp việc tạo động lực từ bên trong và sự động viên,
nhắc nhở/tạo động lực từ bên ngoài.
Một số kỹ năng cụ thể:
- Trình bày vấn đề một cách thiết thân
- Hạn chế áp đặt ý kiến trái lại cần khơi gợi giúp đối tượng tự phát hiện ra vấn đề
- Giúp đối tượng tự tin hơn vào bản thân bằng một thái độ tôn trọng đối tượng, tạo
điều kiện cho đối tượng tự suy nghĩ, tự làm, tự giải quyết
- Dùng từ có sức mạnh (Power words): “Hình dung…”, “Bởi vì”, “Mới”…
- Khuyến khích sự tham gia của đối tượng bằng những câu hỏi dẫn dắt thích hợp,
bằng các hoạt động tạo tham gia như thảo luận nhóm, sắm vai, thực tập...
- Hướng dẫn các kỹ năng thật cụ thể và tạo cơ hội thực hành càng nhiều càng tốt
- Dựa vào “tác động của tấm danh thiếp” để khơi dậy cụ thể như: nêu rõ nguồn thông
tin uy tín, tin cậy (Ví dụ: Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế, Sở Y tế…, dựa vào
những chuẩn mực, tập quán, giá trị lâu đời (sử dụng tục ngữ, ca dao v.v…)
- Nêu những gương điển hình (được đối tượng yêu thích) đã thực hiện hành vi tại địa
phương.
- Giới thiệu địa chỉ hoặc số điện thoại để liên hệ khi cần có thể giúp đối tượng cảm
thấy yên tâm hơn và biết nơi hỏi thêm những điều cần thiết.
- Thường xuyên động viên, nhắc nhở: Ví dụ làm tốt hoạt động chăm sóc khách hàng.
Một số ví dụ về kỹ năng khơi dậy:
- Câu nói “Là bậc cha mẹ không ai muốn con mình bị...” có thể phần nào khơi dậy
tình phụ tử, mẫu tử giúp đối tượng quan tâm hơn đến vấn đề làm động cơ để thay đổi hành
vi.
- Những câu nói như: “Cách bù nước bằng nước muối đường khá đơn giản, nhà nào
cũng làm được, thực tế nhiều bậc cha mẹ đã thực hành được ngay cả những lúc đêm hôm,
lễ tết và đã giúp con mình tránh khỏi tử vong” hoặc “Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều có thể
làm được...” có thể phần nào giúp đối tượng tự tin hơn vào chính mình, vào khả năng thực
hiện những kỹ thuật chăm sóc sức khỏe.
Tóm tắt về 3 kỹ năng thông qua 3 hoạt động cốt lõi:
- Empathize - Thấu cảm để hiểu đối tượng là ai, nghĩ gì, muốn gì.
- Emphasize - Truyền thông nhấn mạnh vào những điều cốt lõi, thích đáng.
- Empower - Khơi dậy sự tự tin, tự lực, tự quyết./.
Tài liệu tham khảo
− Nhiều tác giả. Tài liệu huấn luyện về Giáo dục sức khỏe và Nâng cao sức khỏe.
Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe, 2003.
− World Health Organization. Education for health-A manual on health
education in primary healthcare. Geneva, 1988.

4
XÂY DỰNG THÔNG ĐIỆP GIÁO DỤC SỨC KHỎE
BS ThS Trương Trọng Hoàng
Mục tiêu học tập
Sau khi hoàn thành bài học, sinh viên có thể:
− Trình bày được khái niệm và các cách thể hiện thông điệp giáo dục sức khỏe
(GDSK)
− Thực hiện được các bước xây dựng thông điệp GDSK thể hiện các đặc điểm cần có
của thông điệp GDSK.
1. Đại cương
Trong GDSK, có 2 hình thức truyền thông được sử dụng: truyền thông trực tiếp và
truyền thông gián tiếp. Thông điệp GDSK là những thông điệp (messages) truyền thông gián
tiếp cần thiết cho người nhận nhằm mục đích chia sẻ kiến thức (KT), chuyển đổi thái độ (TĐ)
và hỗ trợ/thúc đẩy hành vi (HV) có lợi cho sức khỏe. Thông điệp GDSK có thể chỉ bao gồm
chữ nhưng cũng có thể cả hình ảnh tĩnh và động. Thông điệp có thể được thể hiện thành bích
chương (poster), làm khẩu hiệu, băng rôn (banner), bảng dựng (bill board) kích thước to đặt
trên đường và bất cứ phương tiện truyền thông nào khác được sử dụng như spot truyền hình,
spot phát thanh, xe loa-xe hoa, áo thun, nón, banner trên website, trên mạng xã hội v.v…
Khẩu hiệu (slogan) là những thông điệp cốt lõi (key messages) bằng lời có thể đọng lại trong
tâm trí người nhận về một nội dung nào đó (KT, TĐ, HV) là thành phần rất quan trọng của
một thông điệp GDSK.
Vì tính phổ biến và đặc biệt là thông tin mang tính cô đọng nên việc xây dựng một
thông điệp GDSK hiệu quả đòi hỏi một sự đầu tư công sức thích đáng.
2. Các bước xây dựng một thông điệp lõi GDSK
Dù có khi chỉ là một câu văn nhưng việc xây dựng một thông điệp lõi cũng đòi hỏi phải
thực hiện nghiêm túc các bước đi:
- Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên
- Xác định và phân tích đối tượng đích
- Xác định các mục tiêu cần đạt: kiến thức, thái độ, hành vi nào cần thay đổi
- Xây dựng thông điệp
- Thử nghiệm trước thông điệp: Dù thông điệp có thể rất ngắn, chúng cũng phải được
thử nghiệm với các đối tượng đích đề điều chỉnh hoặc xây dựng lại sao cho phù hợp với đối
tượng.
- Điều chỉnh thông điệp
- Sử dụng chính thức thông điệp.
3. Một số đặc điểm cần có của thông điệp GDSK
- Thông điệp cần cô đọng và đề cập cụ thể về những kiến thức, thái độ cần có hoặc về
một hoặc nhiều hành vi cần hướng đến.
Ví dụ:
+ Kiến thức về tình hình: “Đa số người nhiễm HIV hiện nay là nam giới”, v.v…
+ Thái độ: “Nam giới hãy tích cực tham gia vào hoạt động phòng chống
HIV/AIDS”, v.v…
+ Hành vi: “Sử dụng bao cao su để phòng chống AIDS”, “Nói không với cái
xấu” v.v...
- Khi đề cập đến hành vi thì nên giới thiệu, vận động thực hiện hành vi mới tích cực
hơn là bài bác hành vi cũ. Cách làm này có nhiều ưu điểm, thứ nhất không tạo cảm giác bị lên
án cho những người hiện đang có hành vi tiêu cực, thứ hai định hướng hành vi mọi người đến
một mục tiêu cụ thể. Ví dụ: “Hãy mở rộng vòng tay với người nhiễm HIV/AIDS” hơn là
“Không nên kỳ thị, xua đuổi người nhiễm HIV/AIDS”.
- Ngắn gọn
- Dùng từ ngữ dễ hiểu, không gây nhầm lẫn
- Phù hợp với văn hóa
- Có vần, có điệu thì càng tốt
- Đặc biệt thông điệp lõi cần tạo sự thu hút, lôi cuốn.
4. Mô hình 4C
* Sự thông hiểu
− ĐTcó nắm bắt, lĩnh hội được ý tưởng chính của thông điệp hay không?
− Thông điệp muốn chuyển tải ngay đến ĐT điều gì?
− ĐT có thể lặp lại thông điệp không?
* Sự liên hệ
− Thông điệp phải có ý nghĩa quan trọng đối với ĐT, kích thích sự phản ứng về mặt lý
trí hay tình cảm từ phía họ.
* Sự tin tưởng
− ĐT cần phải có niềm tin ở nội dung của thông điệp và cách thức mà thông điệp được
chuyển tải. Nếu không tạo ra được niềm tin, thông điệp sẽ làm mất đi sự liên hệ mà
nó đã thiết lập ngay trước đó.
* Sự lan truyền
− Để có sức lan truyền tốt, một thông điệp phải có tính mạnh mẽ, chuyển tải một điều
gì đó mới lạ, khác biệt và phải dễ nhớ.
− Thông điệp phải kích thích sự phản ứng sống động về mặt tình cảm của ĐT, có khả
năng làm cho họ phải nói về nó và thúc đẩy họ đi đến hành động.
5. Một số cách thể hiện thông điệp giáo dục sức khỏe
Có rất nhiều cách thể hiện thông điệp GDSK. Một số tác giả đúc kết 6 cách thể hiện
thông điệp khác nhau như sau (lấy ví dụ thông điệp phòng chống tác hại của hút thuốc là):
- Uy quyền : “Phải bỏ hút thuốc !”
- Đe dọa : “Nếu bạn hút thuốc, bạn sẽ tăng nguy cơ bị ung thư phổi”
- Thông tin : “Bỏ hút thuốc có thể làm giảm được nguy cơ ung thư phổi”
- Khuyến khích : “Bạn có thể giảm được khả năng bị ung thư phổi nếu bạn bỏ hút
thuốc”
- Thân hữu : “Tất cả chúng ta không ai muốn bị ung thư phổi vì hút thuốc”
- Khôi hài : “Hút thuốc giúp chúng ta tránh được già, ăn trộm, chó cắn!”
Thực tế chứng minh rằng các thông điệp dùng cách nói uy quyền hoặc đe dọa kém hiệu
quả vì người ta sẽ tránh né chúng và nghĩ là không liên quan đến mình. Cách nói khuyến
khích, thông tin, thân hữu và khôi hài có hiệu quả hơn. Tuy nhiên chọn cách thể hiện nào còn
tùy thuộc nhiều yếu tố: mục đích, đối tượng, loại tài liệu v.v…
Tài liệu tham khảo
− Isabelle Albanese. The 4Cs of Truth in Communication. Paramount Market
Publishing, 2007.
− Rajiv Kaushik. Effective Communication and Marketing. International Journal of
Computational Engineering & Management, Vol. 12, April 2011.
Đại cương về
Giáo dục sức khỏe
BS Trương Trọng Hoàng
Thạc sĩ Khoa học xã hội sức khỏe
Mục tiêu học tập
Sau khi hoàn thành bài học, sinh viên có thể:
Nêu được tầm quan trọng của hoạt động giáo
dục sức khoẻ (GDSK) trong lĩnh vực dược
Trình bày và phân biệt được các khái niệm
liên quan đến GDSK
Trình bày được các khoa học nền tảng của
GDSK và nhân sự thực hiện GDSK
Trình bày được quá trình thay đổi hành vi.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 12


https://nld.com.vn/suc-khoe/dung-tu-dung-thuoc-20
13040210071930.htm

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 13


Nguồn gốc tự nhiên (natural)
có phải là tốt?

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 14


Tại sao cần quan tâm đến hoạt động
giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực dược?
Thuốc là một phương tiện điều trị quan trọng
tuy nhiên thuốc có thể gây ra những tác dụng
phụ hoặc cả những biến chứng nguy hiểm
thậm chí dẫn đến tử vong nếu sử dụng hoặc
xử trí không đúng cách.
> Người dược sĩ cần chủ động giải thích cho
bệnh nhân hoặc trả lời khi được bệnh nhân
hỏi.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 15


Người dược sĩ và hoạt động GDSK
Cuối thế kỷ 19, đầu thế
kỷ 20:
■ Nhiệm vụ: Pha chế theo
toa
■ Đào tạo: Không được
đào tạo, chỉ cần thi lấy
giấy phép hành nghề.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 16


Người dược sĩ và hoạt động GDSK
Thập niên 1920 đến thập niên 1980:
■ Nhiệm vụ: Thuốc được sản xuất bởi công ty
dược, người dược sĩ chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra
an toàn dùng thuốc.
■ Đào tạo: Người dược sĩ phải qua đào tạo chính
quy về chuyên môn dược học.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 17


Người dược sĩ và hoạt động GDSK
Thập niên 1990 đến nay:
■ Nhiệm vụ: Không chỉ thực hiện các công việc
liên quan đến thuốc mà còn thực hiện việc
GDSK cho khách hàng
■ Đào tạo: Được đào tạo thêm
kỹ năng GDSK.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 18


Quy định pháp lý
“I. NGUYÊN TẮC CỦA “THỰC HÀNH TỐT
NHÀ THUỐC”
…4. Bán thuốc là hoạt động chuyên môn của
nhà thuốc bao gồm việc cung cấp thuốc kèm
theo việc tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc
an toàn và có hiệu quả cho người sử dụng.”
(Trích Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày
21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 19


28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 20
28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 21
28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 22
https://cannabisvn.com/20-loi-ich-dang-kinh-ngac-cua-can-sa-y-te/

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 23


http://cannabisvietnam.org/nghien-cuu-su-dung-can-sa-voi-may-hoa-hoi-co-gi
am-nguy-co-nghien-thuoc-lanicotine/

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 24


https://www.facebook.com/1084312838365529/photos/a.1087274994735980/108
7303694733110/?type=3&theater

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 25


http://medicaleconomics.modernmedicine.com/medical-economics/news/dealing-dr-google-why-communica
tion-key?page=full

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 26


“Nếu bạn
không đọc tin
tức thì bạn
không biết
thông tin.
Nếu bạn đọc
tin tức thì bạn
biết thông tin
sai.”
19/7/2021 Health Education (DMF2 Medvnu 2020-2021) 3
Những thách thức đối với GDSK
Hành vi, lối sống ngày càng có nhiều yếu tố
nguy hại cho sức khỏe
Xã hội có quá nhiều luồng thông tin không
chính xác và có hại cho sức khỏe
Nguồn lực dành cho GDSK còn hạn chế
Kiến thức và kỹ năng về GDSK chưa được
đào tạo chuyên sâu.
> GDSK là một việc không dễ dàng đòi hỏi phải
có những cách tiếp cận phù hợp.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 28


Giáo dục sức khỏe là gì?
Giáo dục sức khỏe:
■ quá trình
■ tác động có mục đích, có kế hoạch
■ đến suy nghĩ và tình cảm của con người,
■ nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và
thực hành các hành vi lành mạnh
■ để bảo vệ và nâng cao sức khỏe
■ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
(Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên)

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 29


Giáo dục sức khỏe là gì?
Giáo dục sức khỏe:
■ bao hàm các cơ hội học tập được tạo ra một
cách có ý thức
■ qua các hình thức truyền thông khác nhau
■ nhằm làm cải thiện hiểu biết cơ bản về sức
khỏe (health literacy)
■ bao gồm nâng cao kiến thức và phát triển các
kỹ năng sống cần thiết
■ cho sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.
(WHO, 1998)
28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 30
Một số khái niệm
Thông tin - Giáo dục - Truyền thông
Information – Education – Communication
1. Thông tin
Thông tin là việc truyền đi những tin tức, thông
điệp từ người truyền tin tới người nhận tin mà
chưa quan tâm tới phản ứng của họ.
Đặc trưng của thông tin là tính một chiều.
Trong nhiều trường hợp, thông tin không nhất
thiết phải có mục tiêu hay đối tượng cụ thể.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 31


Một số khái niệm
2. Tuyên truyền (Propaganda)
Tuyên truyền là đưa các thông tin một chiều
lặp đi lặp lại nhiều lần, dưới nhiều hình thức
khác nhau trong một thời gian nhất định nhằm
thuyết phục đối tượng chấp nhận những ý
tưởng, quan điểm hoặc hành vi nào đó.
Đặc trưng của tuyên truyền cũng là tính một
chiều, nhưng khác với thông tin đó là tuyên
truyền luôn nhằm đạt được một mục đích nào
đó.
28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 32
Một số khái niệm
Từ “tuyên truyền” được dùng cho các hoạt
động liên quan đến chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Ví dụ: Tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình
(Pháp lệnh dân số), tuyên truyền về môi
trường (Luật Bảo vệ môi trường), tuyên truyền
về chỉ đạo phòng chống dịch khẩn của Thủ
tướng, chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế…

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 33


Một số khái niệm
3. Truyền thông
Truyền thông là tiến trình trao đổi thông tin
giữa các cá nhân thông qua một hệ thống các
biểu tượng, dấu hiệu hoặc hành vi.
Thông tin có thể là những kiến thức, quan
điểm cũng có thể là những cảm xúc, tình cảm
Điều quan trọng nhất của truyền thông là làm
sao truyền đạt được đúng thông tin muốn
truyền đạt.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 34


Một số khái niệm
3. Truyền thông
Đặc trưng quan trọng của truyền thông là tính
hai chiều, chiều truyền tin từ người truyền đến
người nhận và chiều phản hồi từ người nhận
tới người truyền tin.
Truyền thông luôn có mục tiêu và đối tượng cụ
thể.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 35


Một số khái niệm
4. Giáo dục
Giáo dục là quá trình tác động một cách có hệ
thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của
một đối tượng nào đó, dần dần làm cho đối
tượng có được những phẩm chất và năng lực
như mong muốn.
(Từ điển Tiếng Việt)

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 36


Các khoa học nền tảng của GDSK

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 37


Ai là người thực hiện việc GDSK?
Không chỉ những nhân viên y tế hoặc những
người chuyên làm công tác GDSK mà tất cả
mọi người được huấn luyện/hướng dẫn phù
hợp đều có khả năng thực hiện việc GDSK.
Y tế đóng vai trò “gạn đục, khơi trong”: cung
cấp những thông tin chuẩn bao gồm việc điều
chỉnh những thông tin không chính xác và giới
thiệu những thông tin mới.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 38


Quá trình thay đổi hành vi của cá nhân
Hành vi mới không thể tự nhiên mà có ngay.
Từ chỗ chưa biết, chưa quan tâm về hành vi
mới cho đến khi có hành vi mới là cả một quá
trình dài trải qua nhiều giai đoạn.
Mô hình các giai đoạn thay đổi (Stages of
changes) (Prochaska & Clementine, 1984)
tương đối được nhiều người chấp nhận.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 39


Quá trình thay đổi hành vi của cá nhân
1. Chưa quan tâm (Precontemplation): Các cá
nhân ở giai đoạn này không biết về các nguy
cơ sức khỏe của hành vi hoặc nếu có biết
nhưng chưa quan tâm và không có ý định thay
đổi hành vi.
2. Quan tâm (Contemplation): Các cá nhân ở
giai đoạn này đã quan tâm đến việc thay đổi
hành vi nhưng chưa có kế hoạch cụ thể nào
để thay đổi trong một tương lai gần. Giai đoạn
này có thể kéo dài rất lâu.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 40


Quá trình thay đổi hành vi của cá nhân
3. Sẳn sàng thay đổi (Ready to change): Họ đã
có kế hoạch thay đổi hành vi trong tương lai
gần và có thể đã thực hiện một số bước ban
đầu
4. Hành động (Action): Họ đã bắt đầu thay đổi
hành vi
5. Duy trì (Maintenance): Họ đã duy trì được sự
thay đổi hành vi trong một thời gian dài. Hành
vi mới đã trở thành một phần của đời sống.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 41


Quá trình thay đổi hành vi của cá nhân
6. Thụt lùi (Relapse): Có thể xảy ra sự thụt lùi
trở lại các giai đoạn trước. Tuy nhiên sau đó
có thể lại tiến lên các đoạn sau.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 42


Quá trình thay đổi hành vi của cá nhân
DUY TRÌ

LÀM

MUỐN THỤT LÙI

BIẾT

CHƯA BIẾT

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 43


Tài liệu tham khảo
WHO. Education for Health. 1988
WHO. Health education: Theoretical concepts,
effective strategies and core competencies. 2012
Wikipedia. Giáo dục sức khỏe. Tải về ngày 22/11/2019
từ
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c
_s%E1%BB%A9c_kh%E1%BB%8Fe

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 44


Chúc các em luôn khỏe, vui,
học tốt
PHƯƠNG PHÁP &
PHƯƠNG TIỆN
GIÁO DỤC SỨC KHỎE
BS Trương Trọng Hoàng
Thạc sĩ Khoa học xã hội sức khỏe
Mục tiêu học tập
Sau khi hoàn thành bài học, sinh viên có thể:
Trình bày được các nhóm phương pháp giáo dục
sức khỏe (GDSK) và ưu, khuyết điểm của các
nhóm phương pháp
Trình bày được phân loại phương tiện GDSK
Ứng dụng để chọn lựa các phương pháp và
phương tiện GDSK trong một hoàn cảnh cụ thể.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 2


Các phương pháp GDSK
Có nhiều cách phân loại phương pháp GDSK
Phân loại theo tính trực tiếp/gián tiếp
■ GDSK qua truyền thông trực tiếp
■ GDSK qua truyền thông gián tiếp.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 3


Các phương pháp GDSK
Truyền thông trực tiếp
Người phát tin và người nhận tin cùng hiện diện
trong tiến trình truyền thông, nhờ đó người phát có
thể thu nhận phản hồi ngay lập tức từ người nhận.
Truyền thông gián tiếp
Người phát tin và người nhận tin không cùng hiện
diện trong tiến trình truyền thông, vì thế người phát
tin có thể thu nhận phản hồi nhưng thường trễ sau
một thời gian.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 4


Các phương pháp GDSK
Phân loại theo đối tượng người nhận
■ GDSK qua truyền thông đại chúng (mass
communication)
■ GDSK qua truyền thông nhóm (group
communication)
■ GDSK qua truyền thông cá nhân (individual
communication).

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 5


Các phương pháp GDSK
1.Truyền thông đại chúng (mass communication)
TTĐC là những hoạt động truyền đạt thông tin
đến rất nhiều người cùng một lúc không giới hạn
trong một nhóm người nào, bao gồm:
■ Báo chí
■ Phát thanh-Truyền hình
■ Kênh truyền thông số: Internet (có kiểm soát,
không kiểm soát), tin nhắn điện thoại.
■ Thông tin cổ động.
TTĐC ở Việt Nam hiện nay đa phần là gián tiếp.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 6


Các phương pháp GDSK
2. Truyền thông nhóm
TTN là những hoạt động truyền thông chuyển tải
thông điệp đến một hoặc một số nhóm đối tượng
đặc thù nào đó, bao gồm:
■ Truyền thông nhóm lớn
■ Truyền thông nhóm nhỏ (3-20/30 người)
TTN đa phần là trực tiếp nhưng cũng có TTN gián
tiếp.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 7


Các phương pháp GDSK
Gián tiếp:
■ Diễn đàn, Nhóm trên internet
■ Gởi tài liệu theo nhóm
■ Bảng thông tin nhóm
■ Nhắn tin điện thoại theo nhóm…

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 8


Các phương pháp GDSK
Trực tiếp
■ Nói chuyện
■ Tọa đàm
■ Thảo luận nhóm
■ Biểu diễn và thực tập
■ Sắm vai
■ Tham quan, thực địa
■ Văn nghệ nhóm (chiếu phim, ca nhạc, kịch, múa
rối...)…

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 9


Các phương pháp GDSK
3. Truyền thông cá nhân
TTCN là những hoạt động truyền thông chuyển
tải thông điệp đến một hoặc một số cá nhân có
mối liên hệ với nhau và chung vấn đề sức khỏe,
bao gồm:
■ Trực tiếp
Tư vấn/Tham vấn tại cơ sở y tế
Tư vấn/Tham vấn tại nhà (vãng gia)
Tư vấn/Tham vấn qua điện thoại
Tư vấn/Tham vấn online...

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 10


Các phương pháp GDSK
■ Gián tiếp:
Trả lời thư
Trả lời email
Trả lời tin nhắn offline

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 11


Các phương tiện GDSK
1. Phương tiện truyền tin (Machine/Equipment)
Phương tiện nghe nhìn (hiện đại):
■ Máy chiếu phim dương bản, đèn chiếu qua đầu,
audio cassette, video cassette, máy vi tính, đài
truyền thanh, đài truyền hình v.v...
Phương tiện cổ điển:
■ Bảng đen, bảng nỉ, bảng giấy v.v...

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 12


Các phương tiện GDSK
2. Phương tiện mang tin (Material)
Phương tiện mang tin nghe nhìn (Audio-Visual
aids):
■ Nghe: Đĩa hát, Băng âm thanh, chương trình phát
thanh
■ Nhìn: Slide, Transparency
■ Nghe-nhìn: Slide có tiếng, phim tiếng, băng video...

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 13


Các phương tiện GDSK
Phương tiện mang tin cổ điển:
■ Tranh tường, tranh lật, tranh bảng nỉ, bích chương,
biểu đồ, bản đồ, đồ thị, sách, vật thật, mô hình,
bướm, khẩu hiệu...

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 14


Tài liệu truyền thông

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 15


Ưu, khuyết điểm của các PP GDSK
GDSK qua Truyền thông gián tiếp
■ Ưu điểm
Đưa thông tin đến nhiều người trên diện rộng nhờ
các phương tiện truyền thông, tiết kiệm nhân lực
Tạo được dư luận và tác động dây chuyền làm
chuyển đổi thái độ của người dân góp phần giúp
thay đổi hành vi.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 16


Ưu, khuyết điểm của các PP GDSK
■ Khuyết điểm
Về giao tiếp, người phát tin không tiếp xúc trực tiếp
với người nhận tin, không cảm nhận được thái độ
của người nhận và tất nhiên là không thể điều chỉnh
những ứng xử của mình cho phù hợp
Về truyền thông, hầu như là một chiều, rất khó thu
nhận hồi báo do đó có khả năng gây hiểu lầm
Về khơi dậy, khó áp dụng các phương pháp giáo
dục chủ động lôi cuốn được sự tham gia của người
nhận tin.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 17


Ưu, khuyết điểm của các PP GDSK
GDSK qua Truyền thông trực tiếp
■ Ưu điểm
Về giao tiếp, người phát tin tiếp xúc trực tiếp với
người nhận tin nên cảm nhận được thái độ của
người nhận nhờ đó điều chỉnh những ứng xử của
mình cho phù hợp
Về truyền thông, có điều kiện thu nhận hồi báo nên
có thể điều chỉnh thông điệp giúp người nhận tiếp
nhận đúng thông tin muốn truyền đạt

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 18


Ưu, khuyết điểm của các PP GDSK
Về khơi dậy, có thể áp dụng phương pháp giáo dục
chủ động lôi cuốn được sự tham gia của người
nhận tin từ đó tác động mạnh hơn đến nhận thức,
thái độ, hành vi.
■ Khuyết điểm
Không đưa được thông tin đến nhiều người trên
diện rộng
Khó tạo được dư luận và tác động dây chuyền làm
chuyển đổi thái độ của người dân.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 19


GDSK qua truyền thông đại chúng
Ưu điểm:
■ Đưa thông tin đến được nhiều người trong một
thời gian ngắn, tranh thủ được yếu tố thời gian
■ Tạo nên một phong trào rộng, tạo dư luận
■ Không đòi hỏi những kỹ năng giáo dục khó rèn
luyện, khó thực hiện.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 20


GDSK qua truyền thông đại chúng
Khuyết điểm:
■ Thông tin cung cấp được nhận thức không đồng
đều, khó thu nhận phản hồi nên dễ có người hiểu
nhầm
■ Thông tin cung cấp khó đáp ứng được nhu cầu
của những đối tượng chuyên biệt
■ Người nghe, xem dễ mất tập trung
■ Khó tạo ra sự chủ động của người tham dự.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 21


GDSK cho nhóm
Ưu điểm:
■ Thông tin cung cấp đáp ứng được nhu cầu của
những đối tượng chuyên biệt hơn
■ Nếu là GDSK nhóm trực tiếp, đặc biệt là nhóm
nhỏ, có thể tạo ra sự chủ động của người tham dự,
sự tương tác giữa các thành viên làm điều kiện
cho sự thay đổi thái độ, hành vi.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 22


GDSK cho nhóm
Khuyết điểm:
■ Mất thời gian
■ Nếu là GDSK nhóm trực tiếp, đặc biệt là nhóm
nhỏ, đòi hỏi nhiều nhân lực có kỹ năng giáo dục
cho nhóm (năng động nhóm)
■ Chưa đáp ứng được nhu cầu về những vấn đề có
tính cá nhân, nhạy cảm.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 23


GDSK cho cá nhân
Ưu điểm:
■ Đề cập được những vấn đề có tính cá nhân, nhạy
cảm
■ Nếu là GDSK cho cá nhân trực tiếp thì truyền
thông chính xác vì nhận hồi báo tập trung và dễ
dàng hơn
■ Dựa trên sự tương tác trực tiếp giữa người giáo
dục và đối tượng tạo điều kiện cho việc thay đổi
thái độ, hành vi.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 24


GDSK cho cá nhân
Khuyết điểm:
■ Mất nhiều thời gian
■ Thông tin có thể không đồng nhất
■ Đòi hỏi nhiều nhân lực có đủ kỹ năng giáo dục cho
cá nhân (tham vấn)
■ Không tạo ra được tác động của nhóm.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 25


Nguyên tắc lựa chọn và kết hợp
các phương pháp và phương tiện GDSK
Mỗi phương pháp và phương tiện GDSK đều có
điểm yếu và điểm mạnh riêng, khi được kết hợp tốt
sẽ phát huy được thế mạnh và hạn chế được điểm
yếu của từng loại.
Các yếu tố cần cân nhắc để chọn lựa PP&PT
GDSK:
■ Bản chất của vấn đề sức khỏe cần truyền thông
■ Đặc điểm của đối tượng
■ Nguồn lực: tài chính, phương tiện, thời gian, nhân
lực…

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 26


Nguyên tắc lựa chọn và kết hợp
các phương pháp và phương tiện GDSK
Ví dụ về sự kết hợp: Trong một chiến dịch
GDSK, truyền thông đại chúng thường được sử
dụng đầu tiên để gây chú ý và tạo sự quan tâm,
kế đến là các phương pháp tác động vào nhóm
đối tượng chuyên biệt và song song đó là kênh
GDSK cá nhân (phòng tư vấn, điện thoại nóng…)

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 27


Chúc các em luôn khỏe, vui,
học tốt
GIÁO DỤC SỨC KHỎE NHÓM

BS Lê Kiều Chinh
Thạc sĩ Y tế công cộng
MỤC TIÊU

• Trình bày được tổng quan về GDSK nhóm


1

• Xây dựng được đề cương GDSK nhóm cho bài thực


2 hành

• Thực hiện được buổi GDSK nhóm


3

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 2


GIÁO DỤC SỨC KHỎE NHÓM

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 3


1. TỔNG QUAN VỀ GDSK NHÓM
Ưu –
Khái khuyết
niệm điểm

Nhóm GDSK
nhóm
Nguyên Hình
tắc thức
Phân
loại

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 4


01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 5
Nhóm nhỏ là nhóm như thế nào?

Tương đối
ít người

Mối liên
hệ qua lại
Nhóm Chung
một mối
nhỏ quan tâm

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 6


Có mấy loại nhóm nhỏ?
Tập hợp
Nhóm chính thức
không chính thức

Rõ ràng Không rõ ràng


Quy định nhóm Tự phát
Ví dụ? Ví dụ?
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 7
GDSK nhóm nhỏ có những hình thức nào?

Gián tiếp Trực tiếp


• Các diễn đàn • Thuyết trình, kèm hỏi đáp
• Mạng xã hội • Thảo luận nhóm
• Nhóm tin nhắn, email • Tọa đàm
•… • Tham quan thực địa
• Biểu diễn và thực tập
• Sắm vai
• Văn nghệ (kịch, múa rối, ca hát…)

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 8


Ưu – khuyết của GDSK nhóm nhỏ

Ưu điểm Khuyết điểm


• Thông tin cụ thể cho từng nhóm • Mất thời gian, nhân lực, tài lực
đối tượng • Đòi hỏi nhân sự có kiến thức và
• Cơ hội tương tác kỹ năng phức tạp hơn so với
• Tác động nhóm lên cá nhân nhóm đông

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 9


Nguyên tắc GDSK nhóm nhỏ

Phát Không áp đặt


huy tối Giáo dục viên Lắng nghe
đa sự Ghi nhận hồi báo
chủ
động Tự xác định vấn đề
của đối Người tham dự
Tự đề xuất cách giải
tượng quyết vấn đề

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 10


XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG GDSK NHÓM NHỎ

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 11


Đề cương một buổi GDSK nhóm nhỏ

BÀI GIÁO
KHOA
CỦA SV Y

Buổi GDSK Đề cương


01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 12
2. Xây dựng đề cương buổi GDSK nhóm nhỏ
1. Xác định
đặc điểm
đối tượng
Who?

How? What?
2. Xác định
5W1H mục tiêu
4. Xác định
PP – PT – Where? What?
cách làm
When? 3. Xác định nội
dung (cần tương
ứng với MT)
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 13
2. Xây dựng đề cương buổi GDSK nhóm
nhỏ

▪Mô tả đặc điểm đối tượng


▪Đề tài
▪Tên đề tài
▪Bảng tổng hợp

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 14


2. Xây dựng đề cương buổi GDSK nhóm
nhỏ
MT ND PP & PT TG NS
Nhận thức được sự Tầm quan trọng Tiểu phẩm Đạo cụ 3’ A+B+
nguy hiểm của việc của việc dùng + Thuyết diễn C
dùng thuốc và ăn uống thuốc… trình (TT) kịch
không đúng cách…
Biết các nguyên tắc Nguyên tắc dùng Thuyết B. 5’ B+C
dùng thuốc trong điều thuốc đúng… trình chương
trị bệnh đái tháo 1.…
đường 2.…

Thực hiện được việc Hướng dẫn thử Biểu diễn Dụng cụ 5
thử đường huyết tại ĐH tại nhà… thử ĐH
nhà.
Giải đáp thắc mắc TT 5’ B+D
Lượng giá Đố vui Quà 3’ C

01-10-2021 Đúc kết TT


Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 1’ B 15
Một số lưu ý về nội dung và
phương pháp GDSK nhóm
nhỏ
TẠO KHÔNG GIAN
▪Vui vẻ, thân thiện
▪Bình đẳng, không chỉ trích, phê bình, làm mất mặt
▪Trình bày, chia sẻ suy nghĩ hơn là test kiến thức

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 17


ĐỐI TƯỢNG NHỚ TỐT KHI
▪Bài học được trình bày dưới nhiều dạng thức khác
nhau
▪Do chính họ khám phá
▪Được thực hành, rèn tập
▪Được ôn lại, củng cố, cập nhật

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 18


NỘI DUNG

▪Thông điệp nên có “Nhấn Nhá”:


•“Nhấn”: chọn một số cụ thể (3,4,5…) những
thông điệp quan trọng nhất
•“Nhá”: các thông điệp khác
Khi lượng giá chỉ lượng giá những thông điệp
Nhấn.

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 19


NỘI DUNG
▪Chuẩn bị kịch bản buổi giáo dục sức khỏe kỹ càng, chỉn chu.
▪Liên kết giữa các phần và trong mỗi phần.
▪Kịch bản cho một số tình huống ngoài ý muốn.
▪Các thông tin và ví dụ cần sát hợp với cộng đồng và liên
quan đến nội dung của bài nói.
▪Diễn tập nhiều lần để khi chạy chương trình sẽ rõ ràng, lưu
loát hơn.

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 20


PHƯƠNG PHÁP
▪GIAO TIẾP
•Luôn bắt đầu bằng phần “tan băng” để làm không khí trở
nên thân thiện:
✔ Tiểu phẩm
✔ Một câu chuyện vui
✔ Một câu đố
✔ Một lời nói thân thiện…
•Nhìn lần lượt từ người này đến người khác.

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 21


PHƯƠNG PHÁP
▪TRUYỀN THÔNG
•Dùng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đối
tượng
•Dùng ví dụ, sự so sánh để giải thích những vấn đề phức
tạp
•Dùng phương tiện trực quan bất cứ khi nào có thể
•Lưu ý việc lượng giá bằng cách quan sát thái độ, đặt câu
hỏi…

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 22


PHƯƠNG PHÁP
▪KHƠI DẬY
•Làm cho buổi nói chuyện trở nên “động” bằng nhiều
cách:
✔ Đặt câu hỏi, đặt vấn đề nhờ người nghe suy nghĩ, trả lời hoặc
đề xuất cách giải quyết
✔ Kể những chuyện vui, những kinh nghiệm thực tế có liên quan
✔ Kết hợp với thảo luận nhóm, thực hành, sắm vai nếu có thể

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 23


HÌNH THỨC
•Tiểu phẩm
•Thuyết trình (kèm minh họa)
•Đặt câu hỏi – trả lời
•Biểu diễn và thực tập…
▪Riêng lượng giá, có nhiều hình thức:
•Đố vui
•Ô chữ
•Trò chơi
•Bảng câu hỏi trắc nghiệm…
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 24
HÌNH THỨC
▪Hỏi thăm cộng đồng, bật nhạc thích hợp, … để tránh
khoảng chết.
▪Điều phối khéo léo.

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 25


KỸ THUẬT
▪Đảm bảo đường truyền của nhóm trình bày.
▪Phương án dự phòng - cho nhân sự (share màn hình, âm
thanh…) và dụng cụ hỗ trợ kỹ thuật.
▪Trước khi buổi nói chuyện sức khỏe bắt đầu, tắt thông báo
từ thiết bị điện tử khác và dặn người nhà hạn chế làm
phiền để tránh gián đoạn bài trình bày của nhóm.

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 26


KỸ THUẬT
▪Test mic, slide… “cho sang”
▪Người chỉnh slide có kịch bản kế bên.
▪Không nên lồng clip trực tiếp vào PPT.

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 27


TINH THẦN
▪Chuẩn bị tinh thần thoải mái và tự tin để hạn chế nói vấp
hay ngập ngừng.
▪Quên bài thì sao?
▪Vào sớm, chuẩn bị cẩn thận.

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 28


01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 29
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
GIÁO DỤC SỨC KHỎE
BS Trương Trọng Hoàng
Thạc sĩ Khoa học xã hội sức khỏe
Mục tiêu học tập
Sau khi hoàn thành bài học, sinh viên có thể:
Trình bày được những nguyên tắc lập kế hoạch
tổng quát và lập kế hoạch giáo dục sức khỏe
(GDSK)
Xây dựng được một kế hoạch GDSK.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 2


“Trong việc chuẩn bị trận
đánh tôi luôn thấy rằng
các kế hoạch đều vô ích,
nhưng việc lập kế hoạch
là cần thiết.”
“In preparing for battle I
have always found that
plans are useless, but
planning is indispensable.”
Dwight D. Eisenhower

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 3


Helen Adams
Keller (27/6/1880-01/6/1968):
“The only thing worse
than being blind is
having sight but
no vision.”
“Điều duy nhất tệ hơn mù
đó là thấy đường mà
không có tầm nhìn.”

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 4


Những phẩm chất của người lãnh đạo
CARE
■ Care (Cẩn trọng/Quan tâm)
■ Anticipation (Có khả năng tiên liệu)
■ Responsibility (Dám chịu trách nhiệm)
■ Empathy (Thấu cảm).

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 5


10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 6
Chu trình giáo dục sức khỏe
1.Chẩn
4.Lượng
đoán
giá &
cộng
Đánh giá
đồng

3.Triển 2.Xây
khai thực dựng kế
hiện hoạch

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 7


Chu trình giáo dục sức khỏe
Làm thay đổi một thái độ hay hành vi của một
cộng đồng là điều không đơn giản, cần phải có
thời gian và những bước đi thích hợp.
> Cần xây dựng các chương trình GDSK nối
tiếp nhau, sao cho kết thúc của chương trình
này là cơ sở khởi đầu cho một chương trình
khác tạo thành những chu trình GDSK.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 8


Các loại kế hoạch GDSK
■ Kế hoạch 5 năm
■ Kế hoạch năm
■ Kế hoạch quý
■ Kế hoạch tháng
■ Kế hoạch chiến dịch
■ Kế hoạch từng hoạt động GDSK cụ thể.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 9


Chẩn đoán cộng đồng
Chẩn đoán cộng đồng
Các bước:
■ Tìm hiểu và xác định các vấn đề sức khỏe của
cộng đồng
■ Xác định và tìm hiểu đối tượng đích của
chương trình GDSK
■ Phân tích nguyên nhân của các vấn đề sức
khỏe
■ Xác định các giải pháp khả thi tương ứng với
các nguyên nhân
■ Chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên can thiệp.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 11


Xây dựng kế hoạch GDSK
“Người thông minh lập kế hoạch;
Người khôn ngoan nắm nguyên tắc.”
“The intelligent have plans; the wise have
principles.”
(Raheel Farooq)

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 13


5 nguyên tắc trong xây dựng kế hoạch
Theo tác giả Chris Halward có 5 nguyên tắc quan
trọng sau trong xây dựng kế hoạch:
1.Xác định mục tiêu (Set goals)
■ Xác định rõ ràng, cụ thể những gì ta muốn đạt
được.
2. Làm rõ những hoạt động cần thực hiện
(Clarify the tasks)
■ Danh sách các hoạt động có thể ngắn hoặc dài
nhưng phải đủ để đạt được mục tiêu.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 14


5 nguyên tắc trong xây dựng kế hoạch
3. [Nhân sự] Thấy được trách nhiệm (Agree
responsibilities)
■ Người/nhóm người phụ trách một hoạt động
nào đó phải thấy được trách nhiệm của mình.
4. Xác định khung thời gian hợp lý (Schedule)
5. Không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm (Learn)
■ Dự đoán các tình huống và dự kiến các
phương án đối phó một cách linh hoạt.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 15


10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 16
6 nguyên tắc trong xây dựng KH GDSK
1. Kế hoạch phải được xây dựng phù hợp với các
nhu cầu và hoàn cảnh của cộng đồng.
2. Phải cân nhắc dựa trên mối quan tâm của cộng
đồng
3. Lập kế hoạch cùng với những người tham gia
thực hiện
4. Xác định và sử dụng tất cả nguồn lực sẵn có của
cộng đồng
5. Lập kế hoạch phải linh hoạt, không cứng nhắc.
6. Các hoạt động dự kiến phải khả thi.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 17


Xây dựng kế hoạch
Nội dung của một kế hoạch GDSK:
1) Đặt vấn đề
2) Mục tiêu tổng quát
3) Đối tượng
4) Mục tiêu chuyên biệt >
5) Nội dung truyền thông
6) Phương pháp và phương tiện truyền thông
7) Tiến độ hoạt động của chương trình (đầu ra)
8) Dự trù nhân lực, vật tư, phương tiện, kinh phí cho
mỗi hoạt động và cho toàn bộ kế hoạch (đầu vào)
9) Dự kiến kế hoạch lượng giá chương trình
10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 18
Xây dựng kế hoạch
Một số ghi chú:
■ Đối với các chương trình GDSK tác động trên
một phạm vi rộng có rất nhiều đối tượng thì
phần đối tượng có thể ghép chung trong phần
mục tiêu chuyên biệt.
■ Phần Nội dung có thể lồng ghép vào các hoạt
động.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 19


Xây dựng kế hoạch
1) Đặt vấn đề
Tóm tắt các nội dung chính của phần tìm hiểu
cộng đồng bao gồm:
■ Tình hình sức khỏe của cộng đồng, các vấn đề
sức khỏe đã phát hiện
■ Vấn đề sức khỏe ưu tiên và lý do chọn
■ Hành vi sức khỏe nào cần xây dựng hoặc thay
đổi.
Những căn cứ chỉ đạo của cấp trên.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 20


Xây dựng kế hoạch
2) Mục tiêu tổng quát/Mục đích
Mục đích là những kết quả muốn đạt được
của chương trình
■ Cách viết mục đích:
“Mục đích chương trình này nhằm giúp người
dân nhận thức được...,
biết/biết cách…
và thực hiện việc…
để làm giảm.../để tăng...”

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 21


Xây dựng kế hoạch
■ Ví dụ: chương trình nhằm giáo dục người dân
biết cách phòng và xử trí tiêu chảy để làm giảm
tỉ lệ tử vong vì mất nước do không biết uống bù
nước khi tiêu chảy.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 22


Xây dựng kế hoạch
3) Đối tượng
Xác định và mô tả đối tượng chính và phụ của
chương trình dựa vào những thông tin thu
thập trong giai đoạn chẩn đoán cộng đồng.
■ Đối tượng chính (đối tượng phải có): là những
người có tác động trực tiếp và quyết định đến
vấn đề sức khỏe, thường là người có hành vi
có hại cho sức khỏe.
■ Đối tượng phụ (đối tượng nên có, có thì tốt): là
những thành viên khác có tác động đến đối
tượng chính ở những mức độ khác nhau.
10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 23
Xây dựng kế hoạch
Ví dụ: Trong chương trình làm giảm tỉ lệ trẻ em
dưới 5 tuổi bị tiêu chảy
■ Đối tượng chính: bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
■ Đối tượng phụ nên có: cha của trẻ, ông bà nội
ngoại.
■ Đối tượng phụ có thì tốt: những người có uy tín
trong cộng đồng.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 24


Xây dựng Kế hoạch
4) Mục tiêu cụ thể/chuyên biệt
Mục tiêu chuyên biệt trong chương trình
GDSK là những gì mà đối tượng đích cần biết,
nghĩ, hoặc làm được sau chương trình (kiến
thức, thái độ, thực hành).
Mục tiêu chuyên biệt chính là cơ sở để lượng
giá chương trình.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 25


Xây dựng Kế hoạch
Xác định các mục tiêu chuyên biệt bao gồm
các yếu tố:
■ Đối tượng (Ai?)
■ Thay đổi điều gì (Cái gì?)
■ Mức độ nào (Độ nào?)
■ Thời gian cần thiết (Bao lâu?).

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 26


Xây dựng kế hoạch
SMART (sắc sảo)
■ Chuyên biệt (Specific): Kiến thức gì , Thái độ
gì, Hành vi gì
■ Đo đạc được (Measurable): Chỉ số (Chỉ báo)
■ Khả thi (Attainable): Không quá cao
■ Thích hợp (Relevant): Không quá thấp, căn cứ
vào hiện trạng và khả năng hiện có
■ Theo dõi được (Timeframe/Trackable): Có thể
theo dõi được trong quá trình thực hiện
chương trình.
10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 27
Ví dụ 1
Trong vòng 6 tháng, 75% những người hút
thuốc lá tại nhà (chủ yếu là nam) trong số
150.000 hộ gia đình ở Thành phố Hải phòng
không hút thuốc gần vợ, con và những người
không hút thuốc lá khác trong gia đình.
(Chương trình truyền thông thay đổi hành vi hút
thuốc lá trong nhà, TP.Hải Phòng)

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 28


Ví dụ 2
Tăng tỷ lệ người dân có hiểu biết đúng phòng
chống bệnh không lây nhiễm (tăng trung bình
5%/năm);
và giảm các hành vi nguy cơ mắc bệnh không
lây nhiễm gồm hút thuốc, lạm dụng rượu bia,
chế độ ăn không hợp lý và thiếu vận động
thể lực (giảm trung bình 3%/năm)
(Kế hoạch thực hiện “Chương trình hành động
Truyền thông giáo dục sức khỏe
giai đoạn 2011-2015, tỉnh Kon Tum)
10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 29
Xây dựng kế hoạch
5) Nội dung truyền thông
Xây dựng nội dung các thông điệp cần truyền
đạt dựa trên:
■ Mục tiêu GDSK đã xác định
■ Kết quả tìm hiểu KABP ở đối tượng
Nội dung gồm:
■ Thông tin chính: chuyên biệt, cụ thể, nhất thiết
phải có để đạt mục tiêu
■ Thông tin bổ sung: hỗ trợ tác động của thông
tin chính.
10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 30
Xây dựng kế hoạch

Thông tin chính Thông tin bổ sung


- Đối tượng cần biết gì?

- Đối tượng cần nghĩ gì để


giúp thay đổi hành vi?

- Đối tượng phải làm gì?

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 31


Xây dựng kế hoạch
6) Phương pháp & Phương tiện truyền thông
Có thể chọn:
■ Phương pháp & phương tiện truyền thông
chính:
đạt đến được nhiều người trong nhóm đối
tượng đích, thường là phương tiện được đối
tượng đích ưa thích và có điều kiện tiếp cận
đảm nhận phần cốt lõi của các thông điệp cần
đưa

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 32


Xây dựng kế hoạch
■ Phương pháp & phương tiện truyền thông phụ:
hỗ trợ thông điệp của phương tiện truyền thông
chính, có thể đưa thêm thông tin bổ sung hoặc
nhấn mạnh một ý đặc biệt nào đó.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 33


Xây dựng kế hoạch
7)Tiến độ hoạt động của chương trình
■ Dựa trên nội dung và phương pháp phương tiện
đã chọn lựa để xác định cụ thể các hoạt động và
thời hạn hoàn thành theo trình tự hợp lý để đạt
mục tiêu
■ Dự kiến kế hoạch thử nghiệm và sản xuất các tài
liệu phương tiện truyền thông (loại tài liệu nào có
thể tự làm? loại nào cần hỗ trợ của tuyến hướng
trợ? ai làm? làm với ai?)
■ Dự kiến kế hoạch huấn luyện những người tham
gia chương trình GDSK (huấn luyện ai? về vấn
đề gì?)
10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 34
Xây dựng kế hoạch
Lịch tiến độ thực hiện
■ Lập lịch tiến độ thực hiện nhằm:
Tạo điều kiện thuận lợi để theo dõi việc
thực hiện và kiểm tra các hoạt động
Đánh giá kịp thời khả năng hoàn thành
các hoạt động để đề ra các biện pháp
điều chỉnh kịp thời.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 35


Xây dựng kế hoạch
Hoạt động Tháng
Sơ đồ Gantt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
- Thu thập thông tin ---------

- Sản xuất tài liệu -----------


..........................

- Huấn luyện ---------


..........................
- Hoạt động truyền thông --------------------
…………………………….

- Lượng giá ---

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 36


Xây dựng kế hoạch
8) Dự trù nhân lực, vật tư, phương tiện, kinh
phí cho mỗi hoạt động và cho toàn bộ kế
hoạch (đầu vào)
■ A: Ai làm?
■ B: Bao giờ làm?
■ C: Cái gì? Cách nào?
■ D: Bao nhiêu Đồng?

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 37


Xây dựng kế hoạch

Nội dung Thời gian Nhân sự Phương Kinh phí


hoạt phụ trách tiện
động A
C B C D

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 38


Xây dựng kế hoạch
9) Dự kiến kế hoạch lượng giá chương trình
Lượng giá khi nào?
Ai thu thập xử lý dữ liệu?
Thu thập thông tin bằng cách nào?
Xử lý và phân tích ra sao?
Ai cần biết kết quả lượng giá để điều chỉnh và
thúc đẩy chương trình?

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 39


Lượng giá
Trong GDSK, các mục tiêu cần lượng giá
có thể là:
■ Kiến thức (KT, Knowledge)
■ Thái độ (TĐ, Attitudes)
■ Niềm tin (NT, Beliefs)
■ Thực hành (TH, Practices) hay hành vi (HV,
Behavior).
Đây còn gọi là lượng giá tác động (impact
evaluation).

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 40


Lượng giá

DUY TRÌ
KẾT
QUẢ
LÀM

MUỐN

BIẾT
CHƯA
ĐẦU BIẾT
ĐẦU RA
VÀO

Lượng giá tiến trình Lượng giá tác động Lượng giá kết quả

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 41


Lượng giá
Lượng giá tiến trình (process evaluation):
■ trong đó ta theo dõi để nắm được các chỉ số
liên quan đến đầu ra (output) của chương trình
cũng như lượng giá các hoạt động cụ thể.
Ví dụ: bao nhiêu hoạt động đã được thực
hiện, số tài liệu được phát, số người đã dự các
buổi nói chuyện chuyên đề…
Lượng giá kết quả (outcome evaluation):
■ Ghi nhận kết quả của sự thay đổi hành vi
Ví dụ: làm giảm tỉ lệ bệnh tăng huyết áp trong
cộng đồng, giảm mật độ lăng quăng…
10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 42
Lượng giá
Ngoài việc thu thập các số liệu định lượng LG
còn cần quan tâm đến các thông tin định tính:
■ mức độ quan tâm
■ cảm nhận
■ ý kiến đóng góp cải tiến
về các hoạt động GDSK.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 43


Lượng giá thế nào?
Lượng giá Kiến thức, Thái độ, Niềm tin
Tùy quy mô lượng giá mà cách thức tiến hành có
khác nhau:
■ Quy mô nhỏ: sau một hoạt động
Ghi nhận sự hiểu biết qua các ý kiến, thắc mắc
của thành viên tham dự
Ghi nhận các trả lời qua các hoạt động thi đố
Ghi nhận thái độ, niềm tin qua các phát biểu
Chọn ngẫu nhiên một số thành viên tham dự để
hỏi trực tiếp
Phát phiếu trắc nghiệm để tất cả các thành viên
10/2021 trả lời… GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 44
Lượng giá thế nào?
■ Quy mô lớn: lượng giá một chương trình
+ Ghi nhận qua các kênh hồi báo khác nhau: kết
quả hội thi, bài viết, thắc mắc, phỏng vấn một
số đối tượng chọn lọc...
+ Điều tra KABP (KABP survey):
Tìm hiểu kiến thức, thái độ, niềm tin, thực hành
của đối tượng
chọn mẫu ngẫu nhiên trong dân số khảo sát
dựa vào bảng câu hỏi tiến hành phỏng vấn trực
tiếp (mặt đối mặt) hoặc gián tiếp (gởi bảng câu
hỏi đối tượng đọc và tự trả lời).
10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 45
Lượng giá thế nào?
Lượng giá Hành vi
■ Thăm dò qua điều tra phỏng vấn
+ Điều tra KABP
+ Giám sát hành vi (Behavioral surveillance)
Chọn một số nhóm đối tượng có nguy cơ
để theo dõi tỉ lệ thực hiện hành vi
Phương pháp này giúp đánh giá sớm kết quả
can thiệp của truyền thông hơn giám sát huyết
thanh và đỡ tốn kém hơn Điều tra KABP.

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 46


Lượng giá thế nào?
■ Ghi nhận các kết quả của HV (tác động gần):
Dựa vào sự quan sát. Ví dụ: quan sát tình trạng
vệ sinh cá nhân của học sinh (móng tay cắt
ngắn, áo quần, mình mẩy, sạch sẽ...); đánh giá
chỉ số lăng quăng v.v…
Dựa vào thăm khám, đo đạc: còn triệu chứng,
huyết áp còn cao v.v…
Dựa vào các test chỉ điểm. Ví dụ: test kiểm tra
nồng độ rượu trong máu; test kiểm tra heroin
nước tiểu; test nhuộm màu mảng bám răng…

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 47


Lượng giá thế nào?
Dựa vào các số liệu thu thập từ các cơ sở y tế.
Ví dụ: số lượng phụ nữ đặt vòng.
Dựa vào các số liệu về các vật phẩm có liên
quan. Ví dụ: số lượng xà phòng, số lượng kim
ống chích mới bán ra, số lượng máy đếm bước
chân, số lượng vòng đeo tay biểu tượng...
Dựa vào số lượng các công trình đã thực hiện.
Ví dụ số lượng giếng nước, số lượng hố xí hợp
vệ sinh...
V.v…

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 48


Tài liệu tham khảo
Chris Halward. The principles of planning. Tải về ngày
28/8/2013 từ
http://www.truenorthgb.com/management-tips/principles-of-plannin
g
LabSpace-The Open University. Health Education, Advocacy
and Community Mobilisation-Study Session 12 Planning Health
Education Programmes. Tải về ngày 28/8/2013 từ
http://labspace.open.ac.uk/file.php/6714/!via/oucontent/course/342
6/alternatives/x-heacmp2s14.doc
Nhiều tác giả. Tài liệu huấn luyện về Giáo dục sức khỏe và
Nâng cao sức khỏe. Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức
khỏe, 2003.
Trần Huệ Trinh. Bài giảng về xây dựng kế hoạch giáo dục sức
khỏe. 2007

10/2021 GDSK Dược 3, Khoa Y ĐHQG, nk 2021-2022 49


Chúc các em luôn khỏe, vui
& học tốt
ĐẠO ÐỨC TRONG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE
BS Trương Trọng Hoàng
Thạc sĩ Khoa học Xã hội Sức khỏe
Mục tiêu học tập
Sau khi hoàn thành bài học, sinh viên có thể:
Giải thích được lý do cần đảm bảo đạo đức
trong GDSK
Trình bày được các nguyên tắc đạo đức trong
GDSK.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 2


Quan hệ thầy thuốc-bệnh nhân
Quan hệ thầy thuốc-
bệnh nhân là một mối
quan hệ rất đặc biệt
đặt nền tảng trên NIỀM
TIN của người bệnh vào
■ tính khoa học của y học
■ đạo đức của thầy thuốc.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 3


Quan hệ thầy thuốc-bệnh nhân
“Khi chiết tự chữ Tín, ta thấy nét chủ
(丶) trên cùng nằm trong bộ nhân, kế
đến là chữ nhất (一) nằm trên chữ
nhị (二) và dưới cùng là chữ khẩu
(口).
Ám chỉ nếu là người, hễ mà một thì nói một, hai thì nói
hai; tức là người chân thật, thành tín, có chữ Tín, có
niềm tin. Theo cách nói bình dân: bụng nghĩ sao thì nói
như vậy, làm y như vậy không hề dối láo; hầu có được
tiếng khen hay để tránh né, che giấu cái lỗi phạm, sai
trái của mình.” (http://www.giaophanvinhlong.net/Tin.html)

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 4


28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 5
Đôi dòng lịch sử
Thần Y học Esculapius
& hình ảnh cây gậy có
con rắn quấn quanh là
biểu tượng của Y học
với ý nghĩa:
■ Y học không phải là
vạn năng
■ Y học có thể đem lại
điều lợi nhưng cũng có
thể đem lại điều hại.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 6


Nữ thần Hygeia và chén thuốc có con rắn
quấn quanh là biểu tượng của ngành Dược
28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 7
Đôi dòng lịch sữ
460-377 TCN:
Hippocrates thủy tổ
của Y học phương
tây
Ông đã viết nhiều
sách về kinh nghiệm
điều trị cũng như về
đạo đức y học trong
đó có lời thề
Hippocrate nổi tiếng.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 8


28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 9
Lời thề Hippocrate nguyên thủy
“…Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người
bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của
tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.”

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 10


Lời dạy của Hải Thượng Lãn Ông
Hải Thượng Lãn Ông
Lê Hữu Trác
(1720 – 1791)

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 1111


Đạo đức trong GDSK
Hải Thượng Lãn Ông đã nói:
“Như trong ngạn ngữ có câu: “cho thuốc
không bằng cho phương” vì là cho thuốc chỉ
cứu được một mạng người, chứ cho phương
thì giúp đỡ người ta vô tận.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 12


Đạo đức trong GDSK
Nhưng nghĩ cho kỹ, nếu cho phương mà
trong đó có một vị không đúng, thì hàng trăm
nhà chịu tai hại; huống chi viết lên thành sách
mỗi lời nói đều thành khuôn phép nhất định,
khó mà thay đổi được; nhỡ trong câu nói có
sai lầm thì tai hại lại quá hơn những bài
thuốc.”
(Hải Thượng Y tông Tâm lĩnh)

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 13


Những chuẩn mực y đức cơ bản
Không làm điều có hại (Non-maleficence)
“Trước hết, không làm điều có hại” (“Primum
non nocere” “First, do no harm”)

Làm điều có lợi cho bệnh nhân (Beneficence)


28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 14
Những chuẩn mực y đức cơ bản
Tôn trọng sự tự chủ (Autonomy):
■ Người nhân viên y tế cần cung cấp đủ thông tin
để bệnh nhân quyết định.
Điều 10. Quyền được lựa chọn trong khám bệnh,
chữa bệnh (Luật khám bệnh, chữa bệnh)
1. Được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ
về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa
chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị.
■ Tuy nhiên trong ngành Y “Khách hàng không
phải là Thượng đế”.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 15


Những chuẩn mực y đức cơ bản
Công minh (Justice)
■ Hành động của nhân viên y tế phải hướng đến
lợi ích chung.
Không phân biệt đối xử (Non-discrimination)
■ Không vì bệnh nhân là ai, làm gì mà NVYT đối
xử không tốt với họ.
Bảo mật (Confidentiality)
■ Giữ kín những thông tin có tính chất cá nhân
của bệnh nhân.
Nói sự thật/Trung thực (Veracity)
28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 16
Những chuẩn mực y đức cơ bản
Trung thành với vai trò của mình (Role fidelity)
■ NVYT hiện nay làm việc trong một hệ thống có
nhiều người và mỗi cá nhân phải trung thành
với nhiệm vụ mình được giao phó có tính liên
đới với những người khác trong hệ thống.
■ Theo truyền thống Tây Y, NVYT hết lòng giúp
đỡ đồng nghiệp của mình nhất là những người
đi sau.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 1717


Lạm dụng quảng cáo có thể xếp từ nói phóng
đại, thổi phồng về sản phẩm…

“Tiffy chữa trị mọi triệu chứng cảm”


Khi người đang “thảm hại” vì bệnh, bỗng mạnh
khỏe, yêu đời chỉ mấy giây sau khi
uống thuốc

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 18


https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/944392/tinh-trang-mao-danh-bac-si-de-chua-benh-ban-thuoc-can-na
ng-cao-canh-giac

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 19


http://www.mt.gov.vn/matgt/tin-tuc/988/30727/hay-noi-k
hong-voi-bia--ruou-khi-tham-gia-giao-thong.aspx

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 20


http://www.mt.gov.vn/matgt/tin-tuc/988/30727/hay-noi
-khong-voi-bia--ruou-khi-tham-gia-giao-thong.aspx

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 21


(Kết quả tìm ngày 3/9/2019)

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 22


https://www.brandsvietnam.com/4845-Da-uong-ruou-bia-thi-
khong-lai-xe
28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 23
https://www.brandsvietnam.com/4845-Da-uong-ruou-bia-thi-
khong-lai-xe
28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 24
https://anninhthudo.vn/oto-xe-may/giao-luu-truc-tuy
en-da-uong-ruou-bia-khong-lai-xe/591934.antd

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 25


https://thanhtra.com.vn/xa-hoi/doi-song/Thi-diem-Da-uong-ruou-bia--kh
ong-lai-xe-tai-Ha-Noi-va-TP-Ho-Chi-Minh-92788.html

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 26


https://plo.vn/xe-lai/kinh-nghiem/da-uong-ruou-bia-thi-khong-lai-xe
-731258.html

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 27


28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 28
28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 29
Nói sự thật
Đâu là những so sánh hình tượng còn trong
giới hạn đạo đức?
■ Khi nó không làm cho người ta hiểu lệch lạc về
bản chất của sự việc dẫn đến những hành vi có
hại cho sức khỏe.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 30


Nói sự thật
“Thực hiện <hành vi sau> đem lại rất nhiều lợi
ích là…”
Tuy nhiên thực hiện hành vi này có gây ra
biến chứng gì không, với tỉ lệ bao nhiêu?
“Nửa sự thật không phải là sự thật!”

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 31


Nói sự thật
Để xây dựng nội dung GDSK cần dựa vào các
nguồn thông tin tin cậy như:
Từ Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) who.int
Từ các cơ quan, trường đại học nổi tiếng
Từ các nghiên cứu đã được thẩm định, đăng
tải trên các tạp chí y học nổi tiếng.
Ví dụ: Pubmed: cơ sở dữ liệu của thư viện y
khoa quốc gia Hoa Kỳ
Uptodate.com: cơ sở dữ liệu đã được chọn
lọc mang tính cập nhật mới nhất.
28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 32
Nói sự thật
Ở Việt Nam ta có thể tìm thông tin trên website
báo Sức khỏe & Đời sống đối với những vấn đề
sức khỏe phổ biến: suckhoedoisong.vn
■ Có thể tìm thông tin trên website này bằng
Google bằng cách thêm site:suckhoedoisong.vn
sau các từ khóa cần tìm
■ Nên sử dụng chức năng tìm theo thời gian bắt
đầu từ thời gian gần đến thời gian xa, ví dụ 1
tháng gần nhất cho đến 1 năm, 2 năm… để thu
thập được các thông tin cập nhật nhất.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 33


Đạo đức trong GDSK
Ngày 8/2/2011, Liên hiệp các tổ chức GDSK
quốc gia (Coalition of National Health
Education Organizations) của Mỹ đã phê
chuẩn văn bản Nghĩa vụ y đức của nghề Giáo
dục sức khỏe (Code of Ethics for the Health
Education Profession) trong đó có nêu các
trách nhiệm của người làm GDSK.
Đến tháng 2/2020, Tổ chức này đã phê chuẩn
phiên bản điều chỉnh.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 34


2011

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 35


2020

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 36


Đạo đức trong GDSK
■ Trách nhiệm với công chúng: Trách nhiệm cao
nhất của người GDSK là giáo dục cho người
dân để
tăng cường,
duy trì và
cải thiện sức khỏe
của các cá nhân, gia đình và cộng đồng.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 37


Đạo đức trong GDSK
Nếu có sự không thống nhất giữa các cá
nhân, nhóm, tổ chức, cơ quan, viện,
người GDSK phải cân nhắc tất cả các nội
dung và ưu tiên đối với những nội dung giúp
tăng cường sức khỏe và chất lượng cuộc sống
thông qua các nguyên tắc về tự quyết và tự
do lựa chọn của đối tượng.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 38


Đạo đức trong GDSK
■ Trách nhiệm với nghề: Người GDSK có trách
nhiệm về uy tín của ngành và thúc đẩy sự thực
hành y đức trong ngành.
■ Trách nhiệm với cấp trên: Người GDSK phải
nhận biết đâu là giới hạn khả năng nghề
nghiệp của họ và hoàn thành đúng chức trách
mà họ được giao.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 39


Đạo đức trong GDSK
■ Trách nhiệm với việc thực hiện GDSK: Người
GDSK phải tôn trọng quyền, nhân phẩm, bảo
mật và giá trị của mọi con người bằng cách
thích hợp hóa các chiến lược, phương pháp
phù hợp với nhu cầu của các dân số và cộng
đồng khác nhau.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 40


Đạo đức trong GDSK
■ Trách nhiệm đối với nghiên cứu và lượng giá:
Người GDSK đóng góp cho sức khỏe của dân
chúng và cho nghề qua các hoạt động nghiên
cứu và lượng giá.
Khi lập kế hoạch và thực hiện nghiên cứu
hoặc lượng giá, GDVSK phải tôn trọng luật và
quy định, các chính sách của tổ chức và các
chuẩn nghề nghiệp.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 41


Đạo đức trong GDSK
■ Trách nhiệm đối với việc đào tạo nghề: Người
GDSK có trách nhiệm đào tạo những người
học GDSK qua đó phát triển ngành nghề của
mình và đem lại lợi ích cho cộng đồng.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 42


Đạo đức trong GDSK
Phiên bản năm 2020 cũng dựa trên nền tảng
phiên bản 2011 và có một số điều chỉnh sau:
■ Thêm phần “Những kỳ vọng đạo đức cốt lõi”
trước phần các trách nhiệm cụ thể
■ Nhóm nguyên tắc cuối đổi thành “Trách nhiệm
đối với việc đào tạo nghề và giáo dục liên tục”
(bổ sung thêm ý “giáo dục liên tục”).

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 43


Đạo đức trong GDSK
Những kỳ vọng đạo đức cốt lõi (phiên bản 2020)
1. Chuyên gia GDSK thể hiện các hành vi cá
nhân đại diện cho các nguyên tắc đạo đức về sự
trung thực, tự chủ, lợi ích, tôn trọng và công lý.
Trong mọi trường hợp, Chuyên gia GDSK dù
trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không nên có
ngôn ngữ xúc phạm, bạo lực, cố chấp, phân biệt
chủng tộc, quấy rối, các hoạt động hoặc truyền
thông về tình dục không phù hợp một cách trực
tiếp hoặc thông qua việc sử dụng công nghệ và
các phương tiện khác.
28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 44
Đạo đức trong GDSK
2. Chuyên gia GDSK tôn trọng và hỗ trợ quyền
của các cá nhân và cộng đồng trong việc đưa ra
quyết định sáng suốt về sức khỏe của họ, miễn là
các quyết định đó không gây rủi ro cho sức khỏe
của người khác.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 45


Đạo đức trong GDSK
3. Chuyên gia GDSK cần trung thực về trình độ
của họ và trình độ của những người khác mà họ
khuyến cáo.
Chuyên gia GDSK biết phạm vi hành nghề của
họ và những hạn chế về giáo dục, chuyên môn
và kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ phù
hợp với trình độ năng lực chuyên môn tương ứng
của họ, bao gồm chứng chỉ và giấy phép.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 46


Đạo đức trong GDSK
4. Chuyên gia GDSK bị ràng buộc về mặt đạo
đức phải tôn trọng sự riêng tư, bí mật và nhân
phẩm của các cá nhân và tổ chức.
Họ tôn trọng quyền của người khác có các giá trị,
thái độ và ý kiến đa dạng.
Chuyên gia GDSK có trách nhiệm tham gia vào
các mối quan hệ hỗ trợ không mang tính bóc lột
trong tất cả các môi trường chuyên nghiệp (ví dụ:
với khách hàng, bệnh nhân, thành viên cộng
đồng, sinh viên, giám sát viên, nhân viên và
người tham gia nghiên cứu.)
28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 47
Đạo đức trong GDSK
5. Chuyên gia GDSK cần nói rõ với đồng nghiệp,
người sử dụng lao động và các tổ chức chuyên
nghiệp khi họ nghi ngờ những người/tổ chức này
có các hành vi phi đạo đức vi phạm Quy tắc đạo
đức nghề nghiệp.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 48


Đạo đức trong GDSK
6. Chuyên gia GDSK có ý thức và đáp ứng sự đa
dạng về xã hội, chủng tộc, dựa trên đức tin và
văn hóa khi đánh giá nhu cầu và nguồn lực, lập
kế hoạch và thực hiện các chương trình, thực
hiện đánh giá và tham gia nghiên cứu để bảo vệ
các cá nhân, nhóm, xã hội và môi trường khỏi tác
hại.
7. Chuyên gia GDSK nên tiết lộ các xung đột lợi
ích trong thực hành nghề nghiệp, nghiên cứu,
đánh giá và quá trình phổ biến.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 49


Tài liệu tham khảo
Kenneth R. McLeroy. Ethical issues in health education and
health promotion: Challenges for the profession. Journal of
Health Education Sep-Oct 1993, Vol.24, No.5.
Lynne M. Kirk. Professionalism in medicine: definitions and
considerations for teaching. Baylor University Medical Center
Proceedings Volume 20, Number 1, January 2007.
Phạm Thị Minh Đức. Y nghiệp: khái niệm và các thách thức.
(ppt)
Ray Marks and Steven E. Shive. Improving Our Application of
the Health Education Code of Ethics. Health Promotion Practice,
January 2006 Vol. 7, No. 1, 23-25.
SOPHE. Code of ethics for the health education profession.
2011.

28/9/2021 GDSK Dược Khoa Y ĐHQG NK2021-2022 50


Chúc các em luôn khỏe, vui
& học tốt
GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CHO CÁ NHÂN
BS ThS Trương Trọng Hoàng
Bộ môn Y đức & Khoa học hành vi
Trường Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch
BS Lê Thành Tân
Mục tiêu
 Giúp sinh viên:
◼ Nhận thức được tầm quan trọng của GDSK cá
nhân trong công tác của người bác sĩ
◼ Biết được khái niệm và phân loại các hình thức
GDSK cá nhân
◼ Nắm được các kỹ năng GDSK cá nhân.
GDSK cho cá nhân
 Là một hoạt động hết sức cơ bản trong công
việc của người thầy thuốc lâm sàng, dược sĩ
cũng như cộng đồng nhằm:
◼ Thúc đẩy việc sống lành mạnh
◼ Phòng ngừa hoặc giảm thiểu bệnh
◼ Gia tăng theo đuổi điều trị
> Tác động dẫn đến kết quả tốt về sức khỏe.
GDSK cho cá nhân
 Là một tiến trình
 thông qua đối thoại và tương tác
 nhằm giúp đối tượng
◼ hiểu rõ về hoàn cảnh và vấn đề sức khỏe của
chính mình
◼ từ đó ổn định cảm xúc, có quyết định và
hành vi phù hợp.
Đặc điểm của GDSK cho cá nhân
 Vấn đề sức khỏe của từng đối tượng không
chung chung mà cụ thể. Có thể là:
◼ Cảm xúc
◼ Quyết định
◼ Hành vi cần thay đổi

 Mỗi đối tượng có hoàn cảnh, tính tình, trình


độ, nhận thức, đặc điểm văn hóa riêng.
Tham vấn khác tư vấn thế nào?
 Tư vấn (consulting) là tiến trình cung cấp
những thông tin, kiến thức cần thiết đáp ứng
một yêu cầu nào đó của một đối tượng.
 Tham vấn (counseling) là một tiến trình không
chỉ cung cấp thông tin mà quan trọng hơn đó
là khơi gợi nhằm giúp đối tượng tự giải quyết
một gút mắc nào đó.
Mô hình thay đổi hành vi dựa vào sự
sẵn sàng thay đổi.
 1. Chưa quan tâm (chưa biết)
 2. Quan tâm (Biết)
 3. Sẵn sàng thay đổi (Muốn)
 4. Hành động (Làm)
 5. Duy trì (Làm tiếp)
 => Tùy giai đoạn của đối tượng mà “đo ni
đóng giày”
Mô hình Tự điều tiết (Self-regulatory)
thường dùng thay đổi hành vi ở BN mắc bệnh mãn tính

 GĐ 1: Kiến thức (nhận dạng, nguyên nhân,


hậu quả,tiên lượng, cách điều trị) và phân tích
cảm nhận của BN về bệnh.
 GĐ 2: Chiến lược ứng phó với bệnh như tuân
thủ (gắn kết) điều trị, thay đổi hành vi lối sống
 GĐ 3: Nhận định của đối tượng về Chiến lược
ứng phó đã đem lại những lợi ích gì cho bệnh
của bản thân
 -> GĐ 1
Hình thức GDSK cho cá nhân
 Đối tượng tìm đến giáo dục viên
◼ Tư vấn (Consulting) và Tham vấn (Counseling)
tại cơ sở y tế
◼ Tư vấn và Tham vấn qua điện thoại
◼ Tư vấn và Tham vấn online
◼ Tư vấn qua thư, email
◼…
Lưu ý: “tìm đến” mang ý nghĩa chủ động liên hệ
chứ không phải “đi đến”.
Hình thức GDSK cho cá nhân
 Giáo dục viên tìm đến đối tượng
◼ Khám bệnh tại nhà
◼ Vãng gia
◼ Tiếp cận cộng đồng
◼…
Những đức tính cần có
ở người GDSK cho cá nhân
 Thấu cảm (Empathy)
 Chấp nhận (Acceptance)
 Chân thành (Genuineness)
Những đức tính cần có
ở người GDSK cho cá nhân
 Thấu cảm (Empathy)
◼ Không phải chỉ là sự thông cảm, hiểu biết hoàn
cảnh của ĐT về mặt lý trí mà là sự chia sẻ cảm
xúc như là chính GDV đang trải qua hoàn cảnh
của ĐT.
◼ Điều này giúp tránh đi những ý kiến chủ quan
và những lời khuyên không thực tế.
Những đức tính cần có
ở người GDSK cho cá nhân
 Tôn trọng (Respect)/Chấp nhận (Acceptance)
◼ Với thái độ tôn trọng/chấp nhận GDV tạo ra
một mối tương giao mang tính hỗ trợ
(supportive relationship) trong đó ĐT cảm thấy
an tâm từ đó có thể bộc lộ những nỗi lo âu,
bức xúc của mình. Tuy nhiên tôn trọng, chấp
nhận không có nghĩa là tán thành, đồng tình.
◼ Ngược với chấp nhận là kỳ thị, phê phán.
Những đức tính cần có
ở người GDSK cho cá nhân
 Chân thành (Genuineness)
◼ GDV phải đến với ĐT bằng sự chân thành với
thái độ quan tâm một cách tự nhiên xuất phát
từ nhu cầu của thân chủ hơn là đến vì nhiệm
vụ và cố gắng làm cho xong việc.
◼ Cần xem ĐT như là một người bạn, người thân
hoặc thậm chí là chính mình. Như vậy thì dù ta
chưa thể giúp được ĐT giải quyết vấn đề thì
cũng đã giúp phần nào cho tâm lý của ĐT.
Những kỹ năng tham vấn cơ bản

1. Giao tiếp
 Những diễn đạt không lời thể hiện sự quan tâm, gần
gũi, động viên:
◼ Không gian, khoảng cách ngồi phù hợp
◼ Cử chỉ, nét mặt, giọng nói… thể hiện sự quan tâm tôn
trọng
◼ Trang phục phù hợp
◼ Biểu hiện thái độ lắng nghe: không ngắt lời, vẻ mặt
chăm chú, nhìn vào mắt người nói…
 Đốithoại: Lắng nghe, không cắt lời, không lên giọng
kẻ cả, phán xét, đổ lỗi, cũng như không tỏ thái độ
thương hại, ban ơn.
Những kỹ năng tham vấn cơ bản

2. Truyền thông
 Trước khi thông tin, cần tìm hiểu những gì TC đã biết,
dựa trên đó chỉnh lại hoặc bổ sung nếu cần.
 Chỉ
cung cấp những thông tin cần thiết cho trường
hợp riêng của TC.
 Thôngtin cần đầy đủ, khoa học nhưng đừng quá đến
mức hù dọa.
Những kỹ năng tham vấn cơ bản
 Giải
thích một cách đơn giản, phù hợp với TC (trình
độ học vấn, tín ngưỡng, tập quán).
 Trung thực. Thà nói rằng “Tôi không biết” hơn là sáng
tạo ra một câu trả lời không có thực.
 Nói
chuyện về những vấn đề nhạy cảm như tình dục
một cách tự nhiên và không phê phán.
Những kỹ năng tham vấn cơ bản

3. Khơi dậy
Đây là kỹ năng quan trọng nhất, bao gồm nhiều kỹ
năng cụ thể:
 Khơi gợi
◼ Đặt những câu hỏi khơi gợi thích hợp giúp thân chủ
tự phát hiện về chính mình và những vấn đề của
mình.
◼ Khơi gợi những thông tin có tính chất sự kiện/
cụ thể: giúp TC dễ trả lời hơn.
Ví dụ: nên hỏi “Chuyện gì đã xảy ra khiến anh/chị lo
lắng?” hơn là “Vì sao anh/chị lo lắng?”
Những kỹ năng tham vấn cơ bản
 Khơigợi
◼ Hỏi để làm rõ lý do của một tình trạng:

Ví dụ: “Điều gì khiến anh/chị không thể nấu ăn


riêng?”
- Có thể vì ở một mình, nấu ăn riêng mất công,
mất thời gian và ăn một mình thì buồn.
- Có thể vì không có dụng cụ nấu ăn.
- Có thể vì không biết nấu ăn.
-…
Những kỹ năng tham vấn cơ bản
 Khơigợi
◼ Hỏi để biết về những rào cản:

Ví dụ: Do đâu anh/chị không thể nấu ăn chung với


hàng xóm?
- Rào cản định kiến: Tôi không thấy ai làm vậy
- Rào cản cảm xúc: Tôi không dám ngỏ lời với
hàng xóm
- Rào cản truyền thông: Tôi không biết nói cách
nào
Những kỹ năng tham vấn cơ bản
 Lắng nghe
◼ Không chỉ nghe điều thân chủ nói (bậc 1)
◼ mà cả những điều thân chủ muốn nói nhưng ngại
nói (bậc 2)
◼ hoặc những điều đang tồn tại nhưng chính thân
chủ không nhận ra (bậc 3).
Những kỹ năng tham vấn cơ bản
 Phản ánh
Giúp TVV xác định lại những điều đã nghe nhưng
quan trọng hơn chính là giúp TC nhận định rõ hơn
về chính mình.
3 cấp độ: tương tự lắng nghe
3 cách:
◼ đơn thuần lặp lại
◼ diễn giải bằng một cách khác
◼ tóm tắt một cách cô đọng, rõ ràng hơn.
Tình huống sắm vai (role-playing)
1. Một người nam giới 46 tuổi khi khám sức khỏe
định kỳ được phát hiện có đường huyết cao.
Anh ta rất lo lắng và tìm đến phòng khám bạn
đang làm việc để khám bệnh. Bản thân anh ta
có hút thuốc và thường xuyên tiệc tùng với
khách hàng kinh doanh.
Những kỹ năng tham vấn cơ bản
Một số kỹ năng khơi dậy khác
 Cung cấp thông tin để thân chủ biết và tự có hướng
giải quyết
◼ Nhiều trường hợp TC cảm thấy bối rối đơn thuần
chỉ vì thiếu thông tin. Cung cấp thông tin đầy đủ có
thể giúp TC hiểu và có hướng giải quyết.
 Giới thiệu các giải pháp để thân chủ tự quyết định
◼ TVV cần suy nghĩ sáng tạo để khơi gợi nhiều giải
pháp khác nhau để TC suy nghĩ, chọn lựa và quyết
định.
Những kỹ năng tham vấn cơ bản
 Ðặt
tình huống dự kiến giúp TC chuẩn bị tâm lý và
cách ứng phó
◼ Giúp TC thử hình dung ra những tình huống có thể
xảy ra để chuẩn bị tâm lý và cách ứng phó.
 Giúp TC liên hệ với những kinh nghiệm tương tự
trong quá khứ
◼ Đặtcâu hỏi để giúp TC liên hệ với cách giải quyết
đã thành công của TC trong quá khứ, từ đó có
được hướng giải quyết cho vấn đề hiện tại.
Những kỹ năng tham vấn cơ bản
 Nêu gương điển hình
◼ TVV có thể kể về một ví dụ điển hình để TC suy
nghĩ, liên hệ với bản thân.
 Chia sẻ kinh nghiệm bản thân

◼ TVV chia sẻ những trải nghiệm và kinh nghiệm


riêng của mình để tạo sự đồng cảm đồng thời cũng
giới thiệu một cách thức giải quyết vấn đề.
Những kỹ năng tham vấn cơ bản
 Ðối mặt ([Gentle] Confrontation)
◼ TVV giúp TC đối mặt với những hậu quả do hành vi
không phù hợp của mình từ đó giúp TC suy nghĩ và
thay đổi hành vi.
 Nói thẳng với sự chân thành (Immediacy)

◼ TVV nhận xét về những suy nghĩ hoặc hành vi


chưa phù hợp của TC một cách chân thành giúp
TC thay đổi.
Những kỹ năng tham vấn cơ bản
 Xác định mục đích (Goal setting)
◼ TVV giúp TC xác định một cách rõ ràng những mục
đích sống, cả xa và gần, mà họ hướng tới từ đó
giúp họ quyết định có những hành động gì để đạt
được những mục đích này.
Ví dụ: Theo anh điều gì là quan trọng nhất trong cuộc
sống của anh?
Tình huống sắm vai (role-playing)
 Một bệnh nhân nữ 69 tuổi, HA 150/95mmHg.
Thói quen thích ăn các món muối chua, dưa
cà, mắm. Bạn trao đổi với bệnh nhân này về
vấn đề của bà ấy.
 Một bệnh nhân nam đang điều trị lao ở tháng
thứ hai, đã 2 tuần nay không thấy lên lãnh
thuốc. Bạn đến nhà và trao đổi với bệnh nhân
về vấn đề của họ.
Tài liệu tham khảo
 Maria A. Marzan. Patient Education: Patient Empowerment.
File ppt tải về ngày 21/10/2014 từ
http://www.einstein.yu.edu/uploadedFiles/centers/hispanic-
center-of-
excellence/PATIENT%20EDUCATION%20ECHO%20CLINIC.p
pt
 Mehr, Joseph. Human Services: Concepts and Intervention
Strategies. Simon & Schuster, 1992.
 WHO. Guidelines for Counselling about HIV Infection and
Disease. World Health Organization, 1990
Chúc các bạn luôn khỏe, vui
& học tốt
XÂY DỰNG THÔNG ĐIỆP
GIÁO DỤC SỨC KHỎE

BS Lê Kiều Chinh
Thạc sĩ Y tế công cộng
MỤC TIÊU HỌC TẬP

• Khái niệm thông điệp – Cách


1 thể hiện

2
• Đặc điểm thông điệp

3
• Các bước xây dựng

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 2


Hạnh phúc không phải là có tất cả những gì bạn muốn
THÔNG ĐIỆP LÀ GÌ?
mà là trân trọng những gì bạn đang có

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 3


THÔNG ĐIỆP LÀ GÌ?

Một nửa sự thật


thì KHÔNG PHẢI LÀ
SỰ THẬT
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 4
THÔNG ĐIỆP LÀ GÌ?

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 5


THÔNG ĐIỆP LÀ GÌ?

Được chọn Được cấu


lọc trúc lại

Thông Thực hiện


tin Thôn một mục
g tiêu nào
đó
điệp
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 6
THÔNG ĐIỆP GIÁO DỤC SỨC KHỎE LÀ GÌ?

Thông điệp
• Thông tin
• Chọn lọc
• Cấu trúc
• Mục tiêu

Mục tiêu GDSK


• Chia sẻ kiến thức
• Chuyển đổi thái độ
• Hỗ trợ/Thúc đẩy hành
01-10-2021
vi Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 7
THÔNG ĐIỆP GIÁO DỤC SỨC KHỎE LÀ GÌ?

Truyền
thông
TRỰC
TIẾP?
GIÁN
TIẾP
Truyền
thông
GIÁN
TIẾP?

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 8


CÁC CÁCH THỂ HIỆN THÔNG ĐIỆP GDSK

▪Uy quyền: “Phải bỏ hút thuốc!”


▪Đe dọa: “Nếu bạn hút thuốc, bạn sẽ tăng nguy cơ bị
ung thư phổi”
▪Thông tin: “Bỏ hút thuốc có thể làm giảm được nguy
cơ ung thư phổi”
▪Khuyến khích: “Bạn có thể giảm được khả năng bị ung
thư phổi nếu bạn bỏ hút thuốc”
▪Thân hữu: “Tất cả chúng ta không ai muốn bị ung thư
phổi vì hút thuốc”
▪Khôi hài: “Hút thuốc giúp chúng ta tránh được già, ăn
trộm, chó cắn!”
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 9
CÁC CÁCH THỂ HIỆN THÔNG ĐIỆP GDSK

▪Uy quyền Cách


▪Đe dọa nào
▪Thông tin hiệu Còn tùy thuộc
quả? vào:
▪Khuyến khích - Mục đích
▪Thân hữu - Đối tượng
- Loại tài liệu
▪Khôi hài Chọn -…
cách
nào?
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 10
CÁC ĐẶC ĐIỂM CẦN CÓ CỦA THÔNG ĐIỆP

▪Có nhiều đặc điểm


🡪 Mô hình 4C

Comprehension

Connection

Credibility

Contagiousness
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 11
1. Sự thông hiểu
(Comprehension)

“Bệnh phong chữa khỏi được”

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 12


2. Sự liên hệ
(Connection)

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 13


3. Sự tin tưởng
(Credibility)

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 14


4. Sự lan truyền
(Contagiousness)
“Hãy mua hoa của chúng tôi
để tặng vợ.
Nếu chưa có vợ
hãy mua tặng người yêu.
Nếu cũng chưa có người yêu
thì càng nên mua hoa
để chúc mừng chính bạn
đang có cuộc sống
vô tư đến thế.”

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 15


CÁC ĐẶC ĐIỂM CẦN CÓ CỦA THÔNG ĐIỆP

Comprehension

Connection

Credibility

Contagiousness

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 16


CÁC BƯỚC XÂY DỰNG THÔNG ĐIỆP GDSK

1
• Xác định VĐSK ưu tiên

2
• Xác định và phân tích đối tượng đích

• Xác định mục tiêu cần đạt (KT, TĐ, HV nào cần
3 thay đổi)

4
• Xây dựng thông điệp

5
• Thử nghiệm trước thông điệp

6
• Điều chỉnh thông điệp

• Sử dụng chính thức thông điệp +/-


7

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 17


Bài tập gợi ý

▪Mỗi nhóm hãy xây dựng một thông điệp GDSK, sử dụng
trong buổi nói chuyện sức khỏe của nhóm mình.

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 18


01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 19
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 20
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 21
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 22
Tài liệu tham khảo

▪Isabelle Albanese. The 4Cs of Truth in


Communication. Paramount Market Publishing, 2007.
▪Trương Trọng Hoàng. Bài giảng “Xây dựng thông
điệp” cho đối tượng sinh viên Y chính quy năm thứ 5.
▪Định Thị Hải Yến. Bài giảng “Xây dựng thông điệp”
cho đối tượng sinh viên Y chính quy năm thứ 5.

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 23


KỸ NĂNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE

BS Lê Kiều Chinh
Thạc sĩ Y tế công cộng
MỤC TIÊU

1
• Trình bày được các kỹ năng GDSK

2
• Phân tích được các kỹ năng GDSK
• Áp dụng các kỹ năng GDSK vào buổi NCSK tại
3 lớp

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 2


Có đúng không?

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 3


Có đúng không?

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 4


Có đúng không?

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 5


01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 6
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 7
Bài toán Giải pháp

3 KN GDSK
Chịu nghe? QT cảm xúc Giao tiếp

Chịu hiểu? QT nhận thức Truyền thông

Chịu làm? QT ý chí Khơi dậy

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 8


Bài toán Giải pháp

Chịu nghe? QT cảm xúc Giao tiếp

Chịu hiểu? QT nhận thức Truyền thông

Chịu làm? QT ý chí Khơi dậy

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 9


KỸ NĂNG GIAO TIẾP

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 10


KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Làm thế nào để giao tiếp


tốt, để tạo được thiện cảm
nơi người nghe?

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 11


KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Thấu cảm Chấp nhận Chân thành


Chấp nhận đối
Thật tâm muốn
tượng là chính
giúp đỡ
Đặt mình vào đối tượng
hoàn cảnh của
đối tượng
Không phải ban
Không định kiến
ơn hay bố thi

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 12


Bài toán Giải pháp

Chịu nghe? QT cảm xúc Giao tiếp

Chịu hiểu? QT nhận thức Truyền thông

Chịu làm? QT ý chí Khơi dậy

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 13


KN TRUYỀN THÔNG

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 14


KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG

Truyền thông là gì? Khái niệm

Điều gì cấu thành nên tiến trình truyền


Thành phần
thông?

Điều gì giúp truyền thông tốt? Đặc điểm

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 15


KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG
TRUYỀN THÔNG: THÀNH PHẦN

Kênh

Người gởi Người nhận


Thông điệp

Hồi báo Nhiễu

Bối cảnh: vật chất và tâm lý

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 16


KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG
Các yếu tố giúp truyền thông tốt
1. Người gửi
Cần:
•Trau dồi kiến thức
•Học hỏi phương cách truyền
thông
•Tạo uy tín
•Tập khả năng lôi cuốn được sự
chú ý
•...

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 17


KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG
Các yếu tố giúp truyền thông tốt
2. Người nhận
•Tìm hiểu về các đặc điểm cá
nhân của người nhận như sở
thích, chuẩn mực, giá trị, niềm
tin...
•Thăm dò xem người nhận đã
biết gì về đề tài mình định
truyền thông.

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 18


KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG
Các yếu tố giúp truyền thông tốt
3. Thông điệp
840917468597397210749379

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 19


KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG
Các yếu tố giúp truyền thông tốt
3. Thông điệp
840917468597397210749379

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 20


KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG
Các yếu tố giúp truyền thông tốt

Analogy

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 21


KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG
Các yếu tố giúp truyền thông tốt
3. Thông điệp
•Ngắn gọn
•Có cấu trúc rõ ràng
•Lặp đi lặp lại
•Đặc biệt nên khai thác sự
tương tự (analogy).

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 22


KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG
Các yếu tố giúp truyền thông tốt

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 23


KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG
Các yếu tố giúp truyền thông tốt
4. Kênh
•Phù hợp với người nhận (trình
độ, văn hóa, sở thích...)
•Trực quan tốt hơn không trực
quan.

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 24


KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG
Các yếu tố giúp truyền thông tốt
5. Hồi báo
•Tận dụng mọi khả năng để thu
nhận hồi báo.
6. Hoàn cảnh
•Cố gắng tạo hoàn cảnh vật chất
thuận lợi
•Cố gắng tạo hoàn cảnh tâm lý
thuận lợi: chọn thời điểm phù
hợp, giao tiếp tốt...
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 25
Bài toán Giải pháp

3 KN GDSK
Chịu nghe? QT cảm xúc Giao tiếp

Chịu hiểu? QT nhận thức Truyền thông

Chịu làm? QT ý chí Khơi dậy

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 26


KN KHƠI DẬY

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 27


KỸ NĂNG KHƠI
DẬY

Mục đích: giúp đối


tượng tăng cường sự
tự tin, năng lực tự
chọn lựa, tự quyết định
tiến đến thực hiện các
hành vi sức khỏe phù
hợp.
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 28
KỸ NĂNG KHƠI
DẬY

Mục đích: giúp đối tượng tăng cường


sự tự tin, năng lực tự chọn lựa, tự
quyết định tiến đến thực hiện các hành
vi sức khỏe phù hợp.

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 29


KỸ NĂNG KHƠI
DẬY

Mục đích: giúp đối tượng tăng cường


sự tự tin, năng lực tự chọn lựa, tự
quyết định tiến đến thực hiện các hành
vi sức khỏe phù hợp.

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 30


KỸ NĂNG KHƠI DẬY
•Trình bày vấn đề một cách thiết thân
•Dựa vào “tác động của tấm danh thiếp” để khơi dậy cụ
thể như:
✔ Nêu rõ nguồn thông tin uy tín, tin cậy (Ví dụ: Tổ chức Y tế Thế
giới, Bộ Y tế, Sở Y tế…
✔ Dựa vào những chuẩn mực, tập quán, giá trị lâu đời (sử dụng
tục ngữ, ca dao v.v…)
•Nêu những gương điển hình (được đối tượng yêu thích)
đã thực hiện hành vi tại địa phương
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 31
KỸ NĂNG KHƠI DẬY
•Hạn chế áp đặt ý kiến trái lại cần khơi gợi giúp đối tượng
tự phát hiện ra vấn đề
•Dùng từ có sức mạnh (power word) “Hình dung …”.
•Khuyến khích sự tham gia của đối tượng bằng những câu
hỏi dẫn dắt thích hợp, bằng các hoạt động tạo tham gia
như thảo luận nhóm, sắm vai, thực tập...
•Hướng dẫn các kỹ năng thật cụ thể và tạo cơ hội thực
hành càng nhiều càng tốt

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 32


KỸ NĂNG KHƠI DẬY
▪Thường xuyên động viên, nhắc nhở
▪Giới thiệu địa chỉ hoặc số điện thoại để liên hệ khi cần có
thể giúp đối tượng cảm thấy yên tâm hơn và biết nơi hỏi
thêm những điều cần thiết.

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 33


Kỹ năng GDSK

Làm cho buổi nói - Giao tiếp bằng lời


chuyện “động” - Giao tiếp không lời
- Đặt câu hỏi, vấn đề
để đối tượng suy
nghĩ Khơi Giao
- Lồng ghép kinh dậy tiếp - Dùng từ đơn giản, dễ
nghiệm thực tế hiểu
- Thực hành, sắm vai - Tăng cường các ví dụ,
(nếu được) Truyền so sánh
thông - Tăng các biện pháp
trực quan
- Thông điệp “Nhấn
nhá”
01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 34
Các KN GDSK

KN TRUYỀN
KN GIAO TIẾP KN KHƠI DẬY
THÔNG
Tác động vào Tác động vào Tác động vào
cảm xúc nhận thức ý chí

Giúp người Giúp người Giúp người


dân chịu nghe dân chịu hiểu dân chịu làm

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 35


Kỹ năng GDSK

Khơi Giao
dậy tiếp

Truyền
thông

01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 36


01-10-2021 Môn TT.GDSK - Dược 3 - YQG - NH21-22 37
GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NHÓM NHỎ
BS, ThS Trương Trọng Hoàng

Mục tiêu học tập


Sau khi hoàn thành bài học, sinh viên có thể:
− Trình bày được khái niệm nhóm nhỏ và sự cần thiết của giáo dục sức khỏe (GDSK)
cho nhóm nhỏ
− Trình bày được các phương pháp GDSK cho nhóm nhỏ
− Phân tích được ưu, khuyết điểm và nêu được các nguyên tắc trong GDSK cho nhóm
nhỏ
− Xây dựng được đề cương và thực hiện được một buổi GDSK cho nhóm nhỏ.
1. Nhóm nhỏ
1.1 Nhóm nhỏ
Nhóm nhỏ là một tập hợp tương đối ít người (từ 3-20/30 người) trong đó các thành viên
có mối liên hệ qua lại (interdependence) và thường có chung một quan tâm. Có thể chia nhóm
nhỏ thành 2 loại:
− Nhóm chính thức (formal group): có đặc điểm là vị thế của các thành viên được xác
định rõ ràng và được quy định bởi chuẩn mực của nhóm. Ví dụ: một tổ phụ nữ, một
phòng ban, một câu lạc bộ sức khỏe...
− Tập hợp không chính thức (informal gathering): được hình thành một cách tự phát, các
vai và vị thế của các thành viên không được xác định trước. Ví dụ: tập hợp các bà mẹ
đưa con đến trạm y tế tiêm chủng...
1.2 Sự cần thiết của GDSK cho nhóm nhỏ
Ta đã biết mục tiêu của GDSK là làm giúp người dân chấp nhận và duy trì những hành
vi có lợi cho sức khỏe. GDSK cho quần chúng đông đảo hoặc các nhóm lớn có ưu điểm là trong
một thời gian ngắn có thể đưa thông tin đến nhiều người. Thế nhưng, vì mỗi người có thể có
hoàn cảnh riêng, những nỗi ưu tư, khó khăn riêng nên đôi lúc hoặc chưa hiểu rõ hoặc đã hiểu
nhưng có những thắc mắc thêm, trong điều kiện đông người họ không có dịp hoặc không tiện
hỏi, từ đó chưa thông suốt để có thể thay đổi hành vi. GDSK cho nhóm nhỏ trong đó mọi người
thường được chọn có những đặc điểm giống nhau (nam thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi...)
nên thông tin có thể cụ thể, sát hợp hơn. Ngoài ra do trong nhóm nhỏ ít người, bầu không khí
thân mật người ta có thể trình bày ý kiến riêng và cũng nhờ đó tạo ra sự tác động nhóm của tập
thể lên cá nhân, tác động mạnh đến việc thay đổi thái độ, hành vi.
2. Các hình thức GDSK nhóm nhỏ
2.1 Gián tiếp
− Diễn đàn, nhóm kín với số lượng thành viên nhỏ trên internet
− Chia sẻ thông tin qua email, tin nhắn…
2.2 Trực tiếp
− Thuyết trình +/- hỏi đáp
− Tọa đàm
− Thảo luận nhóm
− Biểu diễn và thực tập
− Sắm vai

1
− Tham quan, thực địa
− Văn nghệ nhóm (tiểu phẩm kịch, phim, ca nhạc, múa rối...)
3. Ưu, khuyết điểm và các nguyên tắc trong GDSK cho nhóm nhỏ
3.1 Ưu điểm
− GDSK cho nhóm nhỏ trong đó mọi người thường được chọn có những đặc điểm giống
nhau (nam thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi...) nên thông tin có thể cụ thể, sát hợp
hơn cho từng nhóm đối tượng.
− Vì mỗi người có thể có hoàn cảnh riêng, những nỗi ưu tư, khó khăn riêng, trong điều
kiện ít người họ có nhiều cơ hội hơn để nêu thắc mắc và được giải đáp.
− Ngoài ra do trong nhóm nhỏ ít người, bầu không khí thân mật người ta có thể trình bày
ý kiến riêng và cũng nhờ đó tạo ra sự tác động nhóm của tập thể lên cá nhân, tác động
mạnh đến việc thay đổi thái độ, hành vi.
3.2 Khuyết điểm
− Mất nhiều thời gian, nhân lực, tài lực để có thể tác động đến một số đông
− Đòi hỏi nhân lực có kiến thức và những kỹ năng phức tạp hơn so với GDSK cho nhóm
đông.
3.3 Các nguyên tắc trong GDSK cho nhóm nhỏ
− Người giáo dục viên lắng nghe mọi người nói và cố gắng nhận ra các nhu cầu khác
nhau của đối tượng cũng như những phản ứng, hồi báo từ đối tượng
− Khuyến khích mọi người tự xác định vấn đề và tự đề xuất cách giải quyết
− Không áp đặt các ý kiến, các giải pháp, mà cố gắng gợi cho đối tượng tự phát hiện bằng
các câu hỏi dẫn dắt thích hợp
− Xây dựng điều mới dựa trên những gì mọi người đã biết.
Tóm lại cần Phát huy tối đa sự chủ động của đối tượng.
4. Xây dựng đề cương một buổi GDSK nhóm nhỏ
Để một buổi GDSK nhóm nhỏ có hiệu quả cao cần xây dựng đề cương cẩn thận trong đó
lưu ý phải xác định rõ mục tiêu và phân tích kỹ đối tượng.
4.1 Dàn ý đề cương buổi GDSK nhóm nhỏ
− Đề tài và tên đề tài
− Đối tượng
− Mục tiêu
− Bảng tổng hợp:
Nội dung Ph.pháp Ph.tiện Thời gian Nhân sự

4.2 Các nội dung cụ thể của đề cương


Đề tài & Tên đề tài
− Đề tài: càng cụ thể càng tốt. Ví dụ: Cách dùng thuốc và chế độ ăn phù hợp trong điều
trị bệnh đái tháo đường
− Tên đề tài: cần ngắn gọn, lôi cuốn. Ví dụ: giống đề tài: “Cách dùng thuốc và chế độ ăn
phù hợp trong điều trị bệnh đái tháo đường” hoặc lôi cuốn hơn: “Dùng thuốc và ăn
uống trong bệnh đái tháo đường dễ hay khó?”

2
Đối tượng
Phân tích đối tượng: Nam hay nữ, lứa tuổi, bệnh lý, nghề nghiệp, địa bàn…
Mục tiêu
Giúp người dự:
− Có thái độ phù hợp (thái độ)
Ví dụ: Nhận thức được sự nguy hiểm của việc dùng thuốc không đúng cách trong điều trị
bệnh đái tháo đường.
− Biết được những thông tin (kiến thức)
Ví dụ: Biết cách dùng thuốc trong điều trị bệnh đái tháo đường.
− Nắm được kỹ năng (hành vi):
Ví dụ 1: Biết cách thử đường huyết tại nhà
Ví dụ 2: Biết cách ăn uống phù hợp.
Nội dung
Viết ra danh sách các đề mục đáp ứng các mục tiêu đã đề ra:
− Đề mục đầu tiên nêu bật được tầm quan trọng của vấn đề
− Các đề mục tiếp theo dựa trên các mục tiêu
− Lượng giá
− Đề mục cuối là phần tóm tắt những điểm chính và kết luận.
Lưu ý:
− Thông điệp nên có “Nhấn Nhá”:
+ “Nhấn”: chọn một số cụ thể (3,4,5…) những thông điệp quan trọng
+ “Nhá”: các thông điệp khác
+ Khi lượng giá chỉ lượng giá những thông điệp Nhấn
Phương pháp
− Tiểu phẩm
− Thuyết trình (kèm minh họa)
− Đặt câu hỏi – trả lời
− Biểu diễn và thực tập…
Riêng lượng giá, có nhiều phương pháp:
− Lượng giá kiến thức:
+ Đố vui
+ Ô chữ
+ Trò chơi
+ Bảng câu hỏi trắc nghiệm…
− Lượng giá kỹ năng:
+ Thực hành: mời một số người dự thực hiện lại các kỹ năng giáo dục viên đã
biểu diễn.
Phương tiện
Phục vụ cho các hoạt động (chú ý các đạo cụ cho tiểu phẩm nếu có)
Thời gian
Phân bổ thời gian tương ứng với từng hoạt động

3
Nhân sự
Phân công nhân sự tương ứng với từng hoạt động.
Ví dụ về bảng tổng hợp:
Nội dung Ph.pháp Ph.tiện Thời gian Nhân sự
Tầm quan trọng của Tiểu phẩm Đạo cụ 5 phút X
bệnh ĐTĐ (Chiếu video, Đầu máy
Thuyết trình)
Cách dùng thuốc Thuyết trình + Máy tính+ 3 phút Y
đúng Minh họa Máy chiếu
Chế độ ăn đúng Thuyết trình + Máy tính+ 3 phút Z
Minh họa Máy chiếu
Lượng giá Trắc nghiệm (Bảng trắc 3 phút U
nghiệm)
Quà
Đúc kết Trình bày Bản tóm tắt/ 1 phút V
Tờ rơi
5. Một số phương pháp GDSK cho nhóm nhỏ
5.1 Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là phương pháp thường được áp dụng nhất và cũng là quan trọng nhất
trong các phương pháp GDSK cho nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm có nhiều dạng:
▪ Thảo luận nhóm dựa trên các câu hỏi gợi ý với nội dung đã biết rồi
Ví dụ: Trong đợt vận động đưa trẻ đi chủng ngừa Sabin chiến dịch, có thể tổ chức
các buổi thảo luận trong tổ phụ nữ, tổ dân phố hoặc một nhóm chính thức có sẳn nào
khác. Hướng dẫn chung các tổ trưởng phụ nữ hoặc tổ dân phố các câu hỏi gợi ý thảo
luận như: "Bà con đã có nghe phát loa về đợt chủng ngừa này chưa?"; "Bà con có biết
tại sao phải đưa trẻ đi chủng ngừa không?"; "Nếu đi chủng ngừa thì có lợi gì?"; "Đi
chủng ngừa như thế nào?" "Bà con có thắc mắc gì thêm về chủng ngừa Sabin không?"
▪ Thảo luận nhóm nhằm tìm biện pháp giải quyết một vấn đề sức khỏe có liên quan
đến đối tượng (hoàn toàn chưa biết biện pháp giải quyết hoặc chỉ mới có ý tổng
quát, chưa cụ thể)
Ví dụ: Câu hỏi thảo luận: "Vấn đề bệnh tiêu chảy đang rộ lên trong cộng đồng, bà
con nghĩ xem nguyên nhân nào gây ra chuyện này?"; "Nếu nguyên nhân đã biết là như
vậy thì làm cách nào để giải quyết?"...
▪ Thảo luận nghiên cứu một trường hợp có thật xảy ra tại địa phương, hoặc một
nơi khác, hoặc trong phim, trong báo, trên truyền hình, hoặc thậm chí một tình
huống giả định, hoặc từ "Kể chuyện vòng quanh" mà ra
Ví dụ: nêu lên một trường hợp cuối cùng dẫn tới một tới hậu quả tai hại cho sức
khỏe. Đặt các câu hỏi: "Do đâu mà nhân vật trong câu chuyện lại bị như vậy?"; "Làm
thế nào để nhân vật đó hoặc chúng ta nếu lâm vào hoàn cảnh như vậy có thể tránh
được?".
Một số điểm lưu ý:
- Số lượng thành viên không quá nhiều, không quá ít, thường vào khoảng xấp xỉ 7 là tốt
(Nhiều quá sẽ khó có điều kiện cho mọi người nói; khó điều động tập trung vào chủ đề; mất
thời gian. Ít quá sẽ ít có ý kiến cọ xát, thảo luận nhóm kém sinh động)
- Mục tiêu của cuộc thảo luận nhóm cần được xác định rõ, phù hợp với sự quan tâm của
đối tượng. Các câu hỏi, các vấn đề, trường hợp đưa ra cũng nên rõ ràng dễ hiểu

4
- Bầu không khí thảo luận thân tình, cởi mở. Khung cảnh tự nhiên, không gò bó. Chỗ ngồi
thoải mái, mọi người có thể nhìn thấy nhau (thường ngồi thành vòng tròn)
- Một trưởng nhóm điều động tốt khi:
+ Động viên mọi người tham gia phát biểu ý kiến. Nhóm trưởng lắng nghe, không
nêu ý kiến áp đảo
+ Khéo léo ngăn bớt những phát biểu quá dài
+ Tổng hợp ý kiến, đi đến kết luận một cách sáng sủa, trung thực.
5.2 Biểu diễn và thực tập
Đây là một phương pháp giáo dục nhằm giúp đối tượng không chỉ thấy cách làm mà còn
có dịp thực tập và từ đó có được những kỹ năng chăm sóc sức khỏe cần thiết đồng thời cũng tự
tin hơn giúp cho sự thay đổi hành vi.
Thông thường một buổi biểu diễn và thực tập gồm 4 bước:
- Giới thiệu và giải thích ích lợi của cách làm mới, tóm tắt cách làm đồng thời có thể
chuyển cho các đối tượng tham dự xem các vật liệu sẽ dùng để biểu diễn, khuyến khích đối
tượng hỏi, có ý kiến qua đó làm thông suốt tư tưởng
- Biểu diễn thực hiện từng động tác một, chậm rãi, thỉnh thoảng dừng lại để các thành
viên đặt câu hỏi, lặp lại các động tác nếu cần
- Cho một người làm thử và nhờ các thành viên còn lại đóng góp ý kiến
- Cho mọi người làm, nhóm trưởng quan sát và gợi ý cải tiến (hơn là phán xét đúng sai).
Một số điểm lưu ý:
- Chú ý chọn lựa những kỹ năng thật sự cần thiết cho đối tượng. Tranh thủ hỏi ý kiến của
những vị cao niên trong cộng đồng
- Tập dượt nhuần nhuyễn trước khi biểu diễn
- Nguyên vật liệu được dùng phải là những thứ quen thuộc với đối tượng. Chuẩn bị đầy
đủ để mọi thành viên đều có dịp làm thử
- Thời gian đủ để thực hiện tất cả các bước. Đối với một kỹ năng phức tạp nên chia thành
nhiều buổi. Buổi sau có ôn lại buổi trước
- Khi thực tập nên xếp từng cặp hai người để có thể giúp đỡ, góp ý lẫn nhau. Thường một
người làm một người xem rồi đổi lại
- Nên thường xuyên kiểm tra để đảm bảo mọi người làm đúng. (Ngoài ra có thể đến nhà
thăm hỏi để tìm hiểu những khó khăn mà đối tượng có thể gặp phải trong thực tế).
5.3 Sắm vai
Sắm vai không phải là chuyện lạ. Trong đời sống, lúc nhỏ có thể ta đã từng nhiều lần sắm
vai: trẻ trai chơi công an bắt cướp, sắm vai hiệp sĩ, chiến sĩ...; trẻ gái sắm vai mẹ ru con, cô bán
quán... Trong sắm vai ta hình dung mình là một nhân vật nào đó và cố xử sự như nhân vật đó
xử sự và đôi khi còn sống với những cảm xúc của nhân vật như buồn, thương, vui, giận, ghét...
Không chỉ là trò chơi, sắm vai ngày nay thực sự còn là công cụ để giáo dục, thậm chí là một
phương pháp trị liệu tâm lý quan trọng (tâm kịch).
Nói một cách khác sắm vai được định nghĩa là hoạt động trong đó hai hoặc nhiều người
diễn tả bằng hành động các tình huống và các vấn đề của đời sống thực tế. Sắm vai là một
phương pháp GDSK đặc biệt cần thiết nhằm chuẩn bị cho đối tượng khả năng ứng phó với hoàn
cảnh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, củng cố thái độ.
Hoạt động sắm vai thông thường bao gồm 2 bước:
- Người sắm vai nhận một bản mô tả vai mình đóng và xử sự theo cách giống như nhân
vật có thể xử sự. Những người khác quan sát.

5
- Mọi người cùng nhận xét, rút ra các bài học kinh nghiệm.
Một số điểm lưu ý:
- Thời gian sắm vai thường không kéo dài quá (khoảng 20 phút trở lại). Dừng khi người
sắm vai giải quyết xong vấn đề hoặc người sắm vai lúng túng không giải quyết được vấn đề
hoặc khán giả chán nãn.
- Thảo luận thường kéo dài khoảng 20-30 phút. Trong đó nhóm trưởng có thể đặt những
câu hỏi:
Mọi người đồng ý (nhất trí) điểm nào hoặc không đồng ý điểm nào trong cách giải quyết
vấn đề của người sắm vai? Vì sao đồng ý, vì sao không đồng ý? Nếu không đồng ý thì có cách
giải quyết nào khác? Hoặc nếu đồng ý thì có thể góp thêm gì để đạt kết quả tốt hơn?
Không phán xét đúng sai, hay dở vì có thể làm chạm tự ái, vả lại chuẩn nào để mình có
thể nói người này sai người kia đúng, người nọ hay hoặc dỡ. Trên cơ sở các phân tích tại sao
đồng ý, tại sao không, trên cơ sở những cách giải quyết được nêu lên, mọi người sẽ cảm nhận
cách nào hay, cách nào chưa hay và sau cùng người trưởng nhóm tổng hợp lại.
- Có thể sắm vai lại để làm rõ các ý do mọi người đưa ra.
Tài liệu tham khảo
− Nhiều tác giả. Tài liệu huấn luyện về Giáo dục sức khỏe và Nâng cao sức khỏe.
Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe, 2003.
− World Health Organization. Education for health-A manual on health education in
primary healthcare. Geneva, 1988.

You might also like