You are on page 1of 16

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: LỊCH SỬ
-----o0o-----

BÀI THUYẾT TRÌNH

MÔN HỌC:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG

GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

ĐỀ TÀI:

CÁCH MẠNG DÂN TỘC MUỐN DÀNH THẮNG LỢI PHẢI ĐI THEO
CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN

Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ. Đặng Thị Minh Phượng

Họ và tên nhóm thực hiện

1. Võ Nguyễn Vũ Lam (mssv: 1156040032)


2. Hồ Thị Kiều Nương (mssv: 1156040058)
3. Nguyễn thị bích tram (mssv: 1156040092)
2

Chương 1: khái quát tình hình Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ
XIX đến nữa đầu thế kỷ XX vàcác xu hướng cách mạng giải phóng dân tộc lúc
bấy giờ

1.1. Khái quát tình hìnhViệt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Sau khi thực dân pháp xâm lược Việt Nam, chúng đã từng bước biến nước ta
trở thành một nước thuộc địa nữa phong kiến, làm cho kinh tế - xã hội Việt Nam
có nhiều thay đổi mạnh mẽ.

- Kinh tế đất nước lệ thuộc vào kinh tế thực dân Pháp.


- Nhiều ngành sản xuất mới ra đời như: khai mỏ, dệt, … bên cạnh đó là các
điền cao su, cà phê phát triển nhanh,… nhưng đều nằm trong tay thực dân
Pháp.
- Chúng chia đất nước ta ra làm ba kỳ để dể dàn cai trị.
- Đời sống của đại bộ phận nhân dân vô cùng cơ cực, và bị thực dân, phong
kiến bóc lột đến tận xương tủy đặc biệt là giai cấp nông dân.
- Xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc với sự ra đời của nhiều giai cấp mới như:
công nhân, tiểu tư sản, tư sản.

Từ các vấn đề trên của xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, đã đặt ra cho cho các tầng lớp, giai cấp ở nước ta lúc bấy giờ nhiều
vấn đề quan trọng nhưng trong đó quan trọng nhất là đưa đất nước thoát khỏi áp
thực dân, phong kiến.

1.2. Các khuynh hướng cách mạnggiải phóng dân tộc


1.2.1. Khuynh hướng phong kiến

Trước sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, Việt Nam cũng không thoát khỏi
số phận một nước bị xâm lược. Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta, lúc
này Việt Nam là một nước theo chế độ phong kiến, kinh tế còn lạc hậu với nền
3

nông nghiệp lúa nước là chính có tính chất kép kín, kinh tế công thương thì trị trệ,
kém phát triển. Mặc dù, triều đình nhà Nguyễn đã cố đưa ra một số biện pháp
nhằm khuyến khích phát triển kinh tế song vẫn không khả thi và càng đẩy nền kinh
tế nước ta rơi vào trình trạng tuột dốc. Thêm vào đó là thực dân Pháp đã dùng
chính sách khai thác thuộc địa nhằm khai thác nguồn tài nguyên của nước ta để
phục vụ cho chính quốc và đầu tư mạnh vào lĩnh vực giao thông vận tải. Điều này
dẫn đến nền kinh tế nước ta phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp và có nhiều chuyển
biến hơn trước.

Đến giai đoạn này thì Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến. Một
mặt chịu sự áp bức bóc lột của thực dân, mặt khác chế độ phong kiến vẫn còn tồn
tại và cùng với thực dân ra sức đàn áp dân ta.

Trong xã hội lúc bấy giờ đã xuất hiện những giai cấp mới (tư sản, tiểu tư
sản, công nhân) tồn tại song song cùng với địa chủ phong kiến và nông dân, với
những mâu gay gắt giữa thực dân Pháp và nhân dân Việt nam; địa chủ với nông
dân; tư sản với công nhân. Từ những mâu thuẩn đó đã dẫn đến các cuộc khởi nghĩa
của nhân dân ta nhằm chống lại ách thống trị của Pháp và bọn địa chủ.

Tóm lại, tình hình Việt Nam lúc bấy giờ hết sức căng thẳng và có nhiều
phong trào đấu tranh diễn ra hết sức sôi nổi.

Với truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta quyết tâm không để mất
nước, thì từ khi Pháp đặt chân đến lãnh thổ nước ta đã vấp phải nhiều cuộc nổi dậy
của người dân nhằm giam chân Pháp dưới sự lãnh đạo của các anh hùng, họ vốn là
những văn thân sĩ phu yêu nước như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan
Tôn, Phan Liêm, Đốc Binh Kiều, … đã đứng lên chống thực dân Pháp cứu nước
nhà. Tuy thất bại nhưng đã nhóm lên lòng tin cho nhân dân và phần nào ngăn cản
bước đi, kế hoạch của Pháp nhằm bình định nước ta. Không dừng lại ở đó, một
4

phong trào yêu nước dưới ngọn cờ phong kiến do vua Hàm Nghi lãnh đạo đã nổ ra
và được khắp các tầng lớp tham gia hưởng ứng đó là phong trào Cần Vương. Một
loạt những cuộc khởi nghĩa đã làm cho thực dân Pháp phải điêu đứng đó là: Bãi
Sậy dưới dự lãnh đạo của Nguyễn Thiện Thuật, Hương Khê gắn với tên tuổi của
anh hùng Phan Đình Phùng, Phạm Bàng và Đinh Công Tráng lãnh đạo khởi nghĩa
Ba Đình,…

Thế nhưng đáng tiếc là các phong trào này đều phải chịu thất bại do khách
quan là tương quan lực lượng giữa ta và thực dân Pháp cũng như sự chênh lệch về
vũ khí phương tiện tham chiến trong khi bên ta là những vũ khí thô sơ thì Pháp có
rất nhiều vũ khí hiện đại. Nhưng đó chỉ là một trong những nguyên nhân khiến ta
thất bại, phải có thêm những nguyên nhân khác như: thiếu đường lối lãnh đạo đúng
đắn, không biết kết hợp sức mạnh của toàn dân để chống lại kẻ thù, mục đích cứu
nước chỉ là cứu giai cấp phong kiến, không mang lại lợi ích cho nông dân, phương
pháp lãnh đạo thiếu tính linh hoạt,… Chính những điều đó đã đẩy con đường cứu
nước giương theo ngọn cờ phong kiến thất bại là tất yếu.

1.2.2. Khuynh hướng dân chủ tư sản

Từ sự thất bại của các phong trào cứu nước theo khuynh hướng phong kiến
thì ở giai đoạn này cũng đã xuất hiện các phong trào cứu nước mang khuynh
hướng mới là khuynh hướng tư sản. Điển hình có các phong trào cứu nước của
Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Tuy đi theo con đường mới nhưng do chưa có
đường lối đúng đắn và chỉ giới hạn trong giai cấp tư sản mà không quan tâm đến
lợi ích của giai cấp vô sản là công nhân, nông dân. Hai phong trào yêu nước mang
khuynh hướng tư sản của hai vị lãnh tụ xuất sắc này đã đưa phong trào dân tộc của
nước ta bước sang một giai đoạn mới. Mặc dù thất bại nhưng nó cũng nói lên tinh
thần yêu nước của dân tộc ta, đưa những tư tưởng mới vào quần chúng nhân dân,
5

giúp cho quần chúng nhân dân định hướng được một con đường giải phóng dân tộc
mới đúng đắn hơn.

Ngoài ra, còn có những phong trào đấu tranh mang xu hướng đấu tranh tự phát,
điển hình như phong trào nhân dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Những
cuộc đấu tranh vũ trang của đồng bào các dân tộc tiểu số cũng ngày càng sôi nổi
như: người Mường ở Hòa Bình nổi dậy đấu tranh do Nguyễn Văn Kiệm lãnh đạo,
người Mèo ở Hòa Bình, người Hoa ở Quảng Bình, người Thượng ở Đông Nam Bộ
cũng xây dựng lực lượng và nổi dậy đấu tranh.

Tiểu kết:

Nhìn chung, các khuynh hướng cứu nước trên đều thất bại do nhiều nguyên
nhân khác nhau song nó cũng chứng tỏ được tinh thần yêu nước bền bĩ của dân tộc
ta. Trước những thất bại đó các mạng Việt Nam rơi vào con đường khủng hoảng và
lúc này cần có một xu hướng mới, một giai cấp lãnh đạo mới, đường lối đấu tranh
mới nhầm thực hiện mục tiêu hàng đầu là giải phóng dân tộc và đem lại lợi ích cho
nhân dân.

1.2.3. Khuynh hướng vô sản

Chứng kiến sự thất bại các phong trào giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong
kiến và vô sản trong nước, Người nhận thấy không thể giữ lá cờ cứu nước theo con
đường phong kiến và tư sản. Từ đấy, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi
tìm một con đường cứu nước mới cho dân tộc. Sau nhiều năm bôn ba nước ngoài,
cuối cùng Người đã tìm ra được con đường thích hợp cho dân tộc Việt Nam đó là
con đường cách mạng vô sản, tức là phải đi theo đường lối của chủ nghĩa Mác –
Lênin.

Người đã khẳng định trong thời đại ngày nay chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
mới là con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên
6

thế giới khỏi ách nô lệ. Con đường phát triển của các nước thuộc địa trong thời đại
ngày nay phải là con đường giải phóng dân tộc gắn với cách mạng vô sản, đi theo
con đường của cách mạng vô sản, vì nền độc lập dân tộc giành được trong cách
mạng tư sản chỉ mở đường cho giai cấp tư sản xác lập vững chắc quyền lực thống
trị chứ không giải phóng con người ra khỏi sự bóc lột, áp bức của giai cấp tư sản.

Từ đó, Người đã truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam và lấy
nó làm nền tảng tư tưởng cho cách mạng nước ta và tiến tới thành lập một chính
Đảng của giai cấp vô sản.

Chương 2: Tính triệt để của con đường cách mạng vô sản

Một câu hỏi đặt ra là tại sao cách mạng vô sản lại triệt để còn cách mạng
theo các khuynh hướng dân chủ tư sản không triệt để?Nhưng ta đã biếtHồ Chí
Minh đã nói “Cách mạng là tiêu diệt những cái gì xấu, xây dựng những cái gì tốt.
Chúng ta làm cách mạng để tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến, để xây dựng chế
độ dân chủ mới”1. Ở đây trong quan điểm của Người ta thấy có cụm từ “xây dựng
chế độ dân chủ mới”. “Dân chủ mới” là nói lên tính triệt để của cách mạng vô sản
so với các cuộc cách mạng khác mà Hồ Chí Minh xác định để áp dụng vào cách
mạng Việt Nam, từ đó nhân dân Việt Nam mới có thể hoàn toàn được giải phóng.
Dưới đây là các bước trải qua của cách mạng vô sản so với cách mạng dân chủ tư
sản.

2.1. Giành độc lập cho dân tộc và đem lại ruộng đất cho người dân
- Giành độc lập cho dân tộc, đó là đánh đuổi đế quốc

Bất kỳ cuộc cách mạng theo khuynh hướng nào ở các nước thuộc địa đều
giải phóng dân tộc mình khỏi áp bức của chủ nghĩa thực dân từ khuynh hướng
phong kiến, đến tư sản hay vô sản. Đây là điều kiện tiên quyết nhất của mọi dân
1
Lại Quốc Khánh (2009), Biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, trang 207.
7

tộc thuộc địa trong thời đại “giải thực dân”, hay các nước ở châu Âu là làm cách
mạng tư sản để đánh đổ phong kiến xây dựng chế độ chủ nghĩa tư bản, thì bước
đầu nhân dân ở các nước này được “giải thoát” khỏi chế độ phong kiến hà khắc,
triệt tiêu mọi động lực phát triển của xã hội.

Còn ở Việt Nam chúng ta, từ sau khi thực dân Pháp xâm lược và đặc áp nô
dịch lên toàn dân tộc thì có rất nhiều khuynh hướng cách mạng nổ lên để giải
phóng dân tộc như: phong trào Cần vương, khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám theo
khuynh hướng phong kiến; hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh theo
khuynh hướng dân chủ tư sản đều có một tiêu đầu tiên và quan trọng nhất đó là
đánh đổ ách áp bức của chủ nghĩa thực dân giải phóng dân tộc. Còn cách mạng vô
sản thì nhiệm vụ tiên quyết nhất của nó cũng là đánh đổ ách thống trị của thực dân
Pháp giành lại độc lập cho dân tộc.

Đến đây ta thấy được mọi dù theo các khuynh hướng khác nhau nhưng mục
tiêu đầu tiên và tiên quyết nhất của mọi cuộc cách mạng ở các nước thuộc địa đều
là đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc giành lại độc lập cho dân tộc mình.

- Đem lại ruộng đất cho người nông dân, đó là đánh đuổi phong kiến

Trong chánh cương vắn tắt của Đảng, sách lược vắn tắt của Đảng và lời kêu gọi
nhân dịp thành lập Đảng đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ ràng là trước
làm “tư sản dân quyền cách mạng” sau là “thổ địa cách mạng…”2.

Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc
đã xác định đối tượng của cách mạng Việt Nam là đế quốc và phong kiến. Đến đây
ta có thể thấy được sự khác nhau của cách mạng vô sản và các phong trào cách
mạng theo các khuynh hướng khác như: phong trào Cần Vương hay khởi nghĩa của
Hoàng Hoa Thám nếu thành công thì sau khi đánh đuổi được thực dân Pháp xâm
2
Chu Đức Tính (2001), Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết vấn đề dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trang 55.
8

lược giành lại độc lập cho dân tộc đã hoàn thành nhiệm vụ của mình rồi, ta thấy
sau đó dù đất nước có được độc lập nhưng, nhưng ruộng đất vẫn là “đất của vua”,
chính quyền “vẫn là chính quyền của giai cấp phong kiến”, nhân dân vẫn không
được tự do, vẫn bị sự áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến.

Còn phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản có thể nói đã
tiến bộ hơn một bước so với phong kiến, có như vậy nó mới đánh đổ được chế độ
phong kiến thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn phong kiến đó là ở
phương Tây, còn ở phương Đông đa số các nước đều là thuộc địa của chủ nghĩa
thực dân phương Tây (trừ Nhật Bản và Thái Lan) thì cách mạng tư sản sau khi
đánh đổ được chủ nghĩa thực dân xâm lược giải phóng cho dân tộc mình thì có thể
tiếp tục làm cách mạng dẹp luôn những tàn tích cuối cùng của chế độ phong kiến
xây dựng nhà nước cộng hòa tư sản, hoặc có thể cuộc cách mạng này không lật đổ
phong kiến mà cộng tác với nó thành lập chế độ quân chủ lập hiến và cuộc cách
mạng này do giai cấp tư sản lãnh đạo. Dù là công hòa hay quân chủ lập hiến thì
đến đây tài sản của xã hội (mà các nước phương Động tài sản quan trọng nhất là
ruộng đất), đa số đã bị giai cấp tư sản chiếm giữ, còn nhân dân vẫn được chia một
số ít, đây là một trong những yếu tố không triệt để của cách mạng tư sản.

Còn cách mạng vô sản theo Nguyễn Ái Quốc trong cương lĩnh đầu tiên của
Đảng Cộng sản Việt Nam thì “chủ trương là tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng…” là gắn liền với nhau không tách rời nhau. Qua đây cho ta thấy
được đối tượng đầu tiên và tiên quyết nhất của cách mạng vô sản ở Việt Nam là
đánh đổ đế quốc và phong kiến “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong
kiến và làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập” 3, “hoàn toàn độc lập” trong
cách mạng vô sản đó là độc lập về dân tộc và ruộng đất cho nhân dân, đến tai mọi

3
Chu Đức Tính (2001), Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết vấn đề dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trang 57.
9

người dân, đó là giành ruộng đất từ tay giai cấp phong kiến và chi cho “dân cày
nghèo” Đây là yếu tố quan trọng làm nên tính triệt để của cách mạng vô sản.

2.2. Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân

Giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng vô sản, đó là thiết lập chính quyền
dân chủ nhân dân, cụ thể là xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân", và nhà nước này phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Nhà nước do nhân dân lập ra thông qua cơ chế phổ thông đầu phiếu và kín.
- Mọi cơ quan quyền lực Nhà nước đều do nhân dân ủy quyền.
- Mọi hoạt động của Nhà nước vì lợi ích của nhân dân.
- Mọi hoạt động của Nhà nước phải được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của
nhân dân.
- Nhân dân có quyền bày tỏ sự tín nhiệm với các cơ quan Nhà nước.

Trong các bài giảng ở các lớp huấn luyện ở quảng châu giữa những năm 20,
người đã chỉ ra cho các học viên thấy sự không triệt để của cách mạng dân chủ tư
sản dân ở Mỹ, ở Pháp. “Vì các cuộc cách mạng ấy là “cách mệnh tư bản, cách
mạng không đến nơi”. Tuy mang danh là cộng hòa và dân chủ, nhưng ở trong nước
thì áp bức công nông, bên ngoài thì áp bức thuộc địa, nên giai cấp công nhân và
nhân dân lao động vẫn phải “… mưu cách mạng lần nữa…””4.

Sau khi giành độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho nhân dân, đó là hoàn thành
“cách mạng dân chủ tư sản dân quyền”5 và “thổ địa cách mạng”. Thì cách mạng vô
sản là tiếp tục xây dựng chính quyền của nhân dân lao động, đó là chính quyền dân
chủ nhân dân “chính quyền trong tay nhân dân”6. Đây là quan điểm của hồ chí
4
Chu Đức Tính (2001), Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết vấn đề dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trang 55.
5
Cách mạng tư sản dân quyền là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, còn cách mạng dân chủ tư sản là
cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo.
6
Lại Quốc Khánh (2009), Biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, trang 176.
10

Minh, chỉ rõ bản chất của chế độ dân chủ nhân dân, là khác biệt về chất của xã hội
mới so với tất cả các chế độ xã hội trước đó.

Nhân dân đã trở thành chủ thể của quyền lực, đây là đều mà chế độ dân chủ
tư sản không có được, không giải phóng hoàn toàn con người khỏi áp bức bất
công. Địa vị chủ thể quyền lực của nhân dân gắn liền với sức mạnh vô địch của
nhân dân, chính quyền dân chủ nhân dân là nhân dân có địa vị cao nhất chính vì
nhân dân có sức mạnh lớn nhất. Đây là một điểm nhấn quan trọng quyết định sự
khác biệt, tính triệt để của cách mạng vô sản so với các cuộc cách mạng theo các
khuynh hướng khác.

Tiểu kết:

Đến đây ta thấy trên “con đường” đem đến độc lập - tự do - dân chủ cho mọi
người dân Việt Nam thì cách mạng vô sản đã vượt qua tất cả, phong kiến chỉ đến
đoạn đường “độc lập”, dân chủ tư sản chỉ vượt qua đoạn đường “độc lập” và một
phần “tự do”, còn cách mạng vô sản là đi đến cuối con đường “độc lập - tự do -
dân chủ”.

Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc cho rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc,
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”7.

Chương 3: Những thành công của cách mạng Việt Nam khi đi theo con
đường cách mạng vô sản

3.1. Giải phóng dân tộcbằng sự phát triển từng bước qua các cao trào
cách, mà đỉnh cao là cách mạng tháng tám

Từ năm 1930 – 1935 là chặng đường cách mạng vô sản đầu tiên ở Việt Nam
do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Mở đầu cho giai đoạn này là sự bùng nổ cao trào
chống đế quốc phong kiến những năm 1930 – 1931, đỉnh cao là sự xuất hiện của
7
Hồ chí minh toàn tập, nhà xuất bản chính trị quốc gia, tập 9, trang 314.
11

các Xô Viết ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Quần chúng nhân dân đã tập hợp lực lượng đấu
tranh chống Pháp với các hình thức đa dạng như: bãi công, biểu tình, tấn công trực
tiếp vào hệ thống chính quyền địch ở địa phương. Sau đó những năm 1932 – 1935
phong trào đấu tranh cách mạng ở quần chúng công nông ôn hòa hơn như: mít tinh,
biểu tình, bãi công, bãi khóa, bãi thị.

Giai đoạn 1936 – 1939 là giai đoạn với mục tiêu chống chủ nghĩa phát xít
không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, phong trào quần chúng dâng lên mạnh
mẽ và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản ngày một lan rộng, nhân dân được tập hợp
trong các Mặt trận nhằm xây dựng khối đoàn kết dân tộc nhằm mục tiêu chống
phát xít Nhật.

Đến giai đoạn 1939 – 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã chấm
dứt cao trào đấu tranh dân chủ bảo vệ hòa bình. Từ đây thế giới tiến bộ và cách
mạng lại bắt đầu thời kỳ mới, thời kỳ tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, mở rộng trận địa
cách mạng. Nước ta trong giai đoạn này chịu sự thống trị của Pháp và Nhật, chính
vì thế trước tình cảnh “một cổ hai tròng” áp bức, mâu thuẫn dân tộc ngày càng bức
bách, các tầng lớp nhân dân yêu nước cùng lực lượng cách mạng ở các địa phương
đã đứng lên đấu tranh. Tiêu biểu có các cuộc khởi nghĩa như: khởi nghĩa Bắc Sơn
(27/9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940) và đỉnh cao là cách mạng tháng
Tám năm 1945. “Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân oanh liệt của mấy chục triệu nhân dân nước ta. Nó đã xóa bỏ
chính quyền nhà nước của thực dân và phong kiến, lập ra nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa là nhà nước độc lập, dân chủ thật sự của nhân dân, mở ra một kỷ nguyên
mới trong lịch sử phát triển của nước ta. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là
thành công rực rỡ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vô cùng anh dũng gần một
trăm năm của nhân dân ta. Đó là thắng lợi của chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam,
12

là thắng lợi của đường lối cách mạng dân tộc dân chủ đúng đắn do Đảng ta vạch ra
và lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện.”(8)

3.2. Công cuộc bảo vệ độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc
(kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mỹ xâm lược thắng lợi)

Cách mạng tháng Tám thành công đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, nhân dân đã giành được chính quyền thế nhưng chính quyền
non trẻ phải vừa chống thù trong giặc ngoài, vừa chuẩn bị cho cuộc chiến tranh
không tránh khỏi. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, đất nước có nhiều loại kẻ thù
như lúc này (giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm) và để đối phó lại với chúng, Đảng
và Hồ Chí Minh đã có hàng loạt các đối sách vừa linh hoạt, mềm dẻo, vừa cương
quyết, cứng rắn. Mặt khác, ngay từ đầu Hồ Chí Minh nhận thấy từ sau giành độc
lập thì thực dân Pháp đã có âm mưu xâm lược nước ta lần nữa. Vì thế việc chuẩn
bị cho cuộc kháng chiến bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám đã được tiến
hành song song với việc củng cố xây dựng chính quyền mới. Ngày 23/09/1945
đánh dấu sự trở lại của thực dân Pháp trên chiến trường miền Nam, trước tình thế
ấy quân dân cả nước quyết một lòng đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi. Lúc 20h ngày
19/12/1946 lệnh phát động toàn quốc kháng chiến được phát ra toàn dân một lòng
đoàn kết đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, cuộc chiến tranh trong giai đoạn
này là một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân toàn diện trường kỳ lâu dài và tự
lực cánh sinh và tư tưởng này của Hồ Chí Minh đã trở thành cơ sở cho đường lối
kháng chiến của Đảng ta. Hưởng ứng lời kêu gọi ấy hàng loạt các cuộc chiến đấu
ác liệt diễn ra ở nhiều thành phố, làm thất bại âm mưu của địch. Năm 1946 – 1947
là giai đoạn chiến đấu trường kỳ với các kế hoạch tổng di chuyển các cơ quan, kho
tàng, máy móc từ các đô thị đưa lên vùng căn cứ Việt Bắc, tiêu thổ kháng chiến, …
Tất cả đã tạo cho Pháp một sự bất ngờ, ta không hề bị động đối phó với cuộc chiến
8()
60 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Cách mạng tháng Tám một sự kiện vĩ đại của thế kỷ XX, NXB
Chính trị quốc gia Hà Nội, 2005, tr.16.
13

tranh xâm lược của Pháp. Cuộc chiến đấu không cân sức chống quân xâm lược của
nước ta bước đầu đã có thay đổi về thế. Với đường lối kháng chiến toàn dân toàn
diện lau dài và tự lực cánh sinh, quân dân ta quyết tâm làm thay đổi nhanh chóng
cả thế và lực bằng quá trình kháng chiến kiến quốc. Đến giai đoạn 1948 – 1950 là
giai đoạn đẩy mạnh công cuộc kháng chiến – kiến quốc, tức là vừa chiến đấu
chống kẻ thù xâm lược vừa tăng gia sản xuất, xây dựng kinh tế kháng chiến để
nhằm thúc đẩy cuộc kháng chiến kiến quốc phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
từ năm 1948 đến năm 1953 thì Việt Nam tiếp tục giành nhiều thắng lợi trên mặt
trận quân sự như chiến dịch biên giới 1950, các cuộc tiến công địch ở khắp nơi trên
đất nước cũng giành được thắng lợi. Năm 1951, do yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng để đẩy mạnh khánh chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ta
quyết định triệu tập Đại hội toàn quốc lần thứ II đưa Đảng ra hoạt động công khai
với tên là Đảng Lao Động Việt Nam, đồng thời giúp Lào và Campuchia thành lập
Đảng riêng để lãnh đạo cách mạng mỗi nước. Đại hội thông qua cương lĩnh cũng
như điều lệ mới, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa
cách mạng dân tộc và cách mạng dân chủ, do đó đoàn kết toàn dân kháng chiến và
kết quả là sự thắng lợi ở Điện Biên Phủ đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp phải kí với ta hiệp định
Giơ-ne-vơ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhưng đất nước vẫn bị chưa cắt
hai miền theo nội dung hiệp định. Lúc này, Đảng ta xác định kẻ thù chính của cách
mạng miền Nam là đế quốc Mỹ, chỉ rõ rằng cách mạng nước ta có hai nhiệm vụ
quan trọng là đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước và điều này được Đảng ta khẳng định rõ hơn trong Đại hội lần
thứ III của Đảng năm 1960. Khi xác định được mục tiêu đó thì Đảng đã lãnh đạo
nhân dân vượt qua nhiều chiến lược chiến tranh của Mỹ áp dụng cho chiến trường
miền Nam và đi đại thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước. Đại hội toàn
14

quốc lần thứ VI của Đảng đã khẳng định những thắng lợi giành được từ sau năm
1975, đã nghiêm khắc tự phê bình những khuyết điểm cũng như sai lầm trong quá
trình diễn ra cách mạng. Đồng thời Đảng cũng đề ra đường lối đổi mới toàn diện
phục vụ cho đất nước tiến lên theo con đường phát triển như mong muốn đầu tiên
của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

3.3. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước

Sau khi đất nước toàn hoàn độc lập, đất nước liền một dải, thì Đảng và Nhà
nước ta bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, sau hai kết hoạch 5 năm
(1976 - 1985) với việc thiết lập một nền quan hệ sản xuất tập trung quan liêu bao
cấp. Nhưng hình thức sản xuất này chỉ thích hợp trong thời chiến, từ đó nó làm cho
nền kinh tế nước ta ngày càng tuột giảm nghiêm trọng đó là: năng xuất lao động
thấp, chất lượng hàng hóa sản xuất ra chất lượng kém,..v.v..

Từ nhũng hạn chế và khó khăn đó, Đảng và Nhà nước ta đã vận động toàn
thể nhân dân tiến hành đổi mới toàn diện đất nước trên tất cả các mặt của đời sống
xã hội trong đó trọng tâm là đổi mới về kinh tế, công cuộc đổi mới này được Đảng
Cộng sản Việt Nam bắt đầu tiến hành từ năm 1986 (Đại hội VI). Đến nay sau hơn
25 năm tiến hành đổi mới đất nước ta đã hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
- xã hội, kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh so với các nước trong khu vực, cơ
sở hạ tầng từng bước được đẩy mạnh đầu tư, thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư
nước ngoài,...v..v..

Để có được những thành công tưởng đối nhanh đó, ngoài sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước, thì yếu tố quan trọng nhất dẫn đến những thành công bước đầu
trong công cuộc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội… đó là sự đồng tình ủng hộ
của mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước. Qua đó đã chứng minh được vai trò bất
15

diệt của cách mạng vô sản trên con đường đưa dân tộc Việt Nam tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội

Kết luận

Sau hơn 80 năm dân tộc Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản với
sự lãnh đạo xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác, vượt qua hết khó khăn này đến khó khăn khác để từng
bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng với xu thế phát triển mới của thế giới ngày
nay đó là: toàn cầu hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ,… thì sự tác động từ các yếu
tố bên ngoài vào trong cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam ngày càng rõ rệt
hơn, bên cạnh là những tác động tích cực thì ngoài ra còn có những tác động tiêu
cực, nó làm lệt lạc trong nhân thức và suy nghĩ của một bộ phận người dân Việt
Nam vào con đường cách mạng vô sản mà Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chon, tuy
nhiên số đông nhân dân Việt Nam vẫn tin tưởng vào những thành công tiếp theo
của cách mạng nước nhà trên con đường cách mạng vô sản với sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


16

---o0o---

1. Chu Đức Tính (2001), Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết vấn đề dân
tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
2. GS.Đỗ Tư (2004) Tư tưởng chính trị của Lênin từ cách mạng Nga đến cách
mạng Việt Nam, NXB Lý luận chính trị.
3. Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, tập 9.
4. Hà Minh Hồng, Lịch sử Việt Nam cận hiện đại (1858 – 1975), NXB Đại học
quốc gia TPHCM, 2005.
5. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia qua các bộ môn
khoa học Mác – Lênin (2004), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB
Chính trị quốc gia Hà Nội.
6. Lại Quốc Khánh (2009), Biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
7. GS.TS Trần Hữu Tiến (2002), Dân tộc trong lịch sử và trong thời đại ngày
nay, NXB Chính trị quốc gia.
8. Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
9. 60 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Cách mạng tháng Tám
một sự kiện vĩ đại của thế kỷ XX, NXB Chính trị quốc gia, 2005.

You might also like