You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

***

BÀI TẬP LỚN


MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:
Hãy giải thích luận điểm của Hồ chủ tịch: “ Nếu nước được độc lập mà dân
không được hưởng tự do, hạnh phúc, ấm no thì nền nền độc lập không có ý
nghĩa gì”

Họ và tên: Trần Phương Thảo


MSSV: 11203739
Lớp: Tài chính doanh nghiệp CLC 62A
Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Hoa

Hà Nội, tháng1 năm 2022


MỤC LỤC

A.Lời mở đầu 3
B. Nội dung
1. Khái quát chung 4
2. Mối quan hệ biện chứng giữ độc lập và tự do, hạnh phúc ấm no 5
theo quan điểm Hồ Chí Minh
a, Độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả 6
dân tộc
b, Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để 7
c, Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân 8
3. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc đối với 10
Việt Nam hiện nay
a, Kiên định với mục tiêu, con đường Cách mạng Hồ Chí Minh lựa 10
chọn
b, Phát huy sức mạnh nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa 10
4. Quan điểm của bản thân về vấn đề 11
C. Tài liệu tham khảo 13
A. Lời mở đầu

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc chính những quyền làm người cao cả nhất theo Hiến
chương Liên hợp quốc và Công ước quốc tế về quyền con người, song những
quyền đó chỉ được thực thi trong một quốc gia độc lập. Vì những giá trị cao quý
đó, suốt chiều dài lịch sử, nhân loại tiến bộ, trong đó có nhân dân Việt Nam đã
không quản ngại hy sinh, gian khổ đấu tranh để giành lấy.

Suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh luôn mưu cầu cuộc sống tốt đẹp cho mỗi người, quyền
có cuộc sống ấm no, được học hành, được chăm sóc sức khỏe, trẻ em được nuôi
dưỡng, chăm sóc, người già, người nghèo, người tàn tật được giúp đỡ. Các quyền
con người về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội được chú trọng và hoàn thiện. Ở
Bác, quyền dân tộc và quyền con người là thống nhất trong cả nhận thức và hành
động, trong quan điểm, đường lối, chính sách và pháp luật mà Người mong muốn
thực hiện. Không có độc lập chân chính, bền vững thì không thể thực hiện được
quyền con người và thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản, thiết thực của
con người. mạng trong nước và trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định
“Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng
chẳng có ý nghĩa gì...".

Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa độc lập dân tộc gắn với con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, em sẽ làm rõ luận điểm trên.
B. Nội dung
1. Khái quát chung

Dân tộc ta có lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm. Các thế hệ người
Việt Nam đã không ngừng đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của mình mỗi khi
Tổ quốc bị xâm lăng. Trong 30 năm trường chinh kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ đầy gian khổ và hy sinh, thắng lợi của trận Điện Biên Phủ đã kết thúc
thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và thắng lợi của cuộc Tổng
tiến công Mùa xuân 1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975). Miền Nam đã được giải phóng, hai miền Nam Bắc đã “sum họp
một nhà”, cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những nỗ lực của nhân dân Việt Nam trong đấu
tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trải dài mấy thập niên cũng
chính là để bảo đảm cho mọi người dân Việt Nam được thụ hưởng đầy đủ nhất
quyền con người; trong đó, có quyền được sống trong hòa bình, độc lập, tự do
và quyền tự quyết của dân tộc - được quyết định vận mệnh, con đường phát
triển của mình. Vì vậy, thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng, khích lệ cho cuộc đấu tranh
của hàng chục quốc gia khác ở châu Phi, Mỹ La tinh trong thập niên 1960,
1970.

Sau thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, nước nhà hòa
bình, độc lập và thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân cả nước lại
tiếp tục đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng vượt qua khó khăn
về mọi mặt sau những năm dài chiến tranh, tiến hành khôi phục và phát triển
kinh tế, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Chiến tranh đã lùi xa,
song để có Độc lập - Tự do - Hạnh phúc trọn vẹn, mỗi người dân Việt Nam lại
càng nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong thực thi nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt
Nam. Trong hòa bình, mỗi người dân trên đất nước Việt Nam đều cảm nhận
được sâu sắc hơn giá trị của độc lập, tự do, của niềm vui được sống trong Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc, để ngày mỗi ngày đều được đóng góp công sức, trách
nhiệm vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập và tự do, hạnh phúc, ấm no theo
quan điểm của Hồ Chí Minh

Mác - Ăngghen nêu ra các quan điểm có tính chất phương pháp luận để giải
quyết các vấn đề dân tộc. Còn Lênin đã chỉ ra hai xu hướng phát triển khách
quan của dân tộc, xây dựng cương lĩnh dân tộc tạo cơ sở cho đường lối, chính
sách dân tộc của các Đảng cộng sản trong thời đại ĐQCN. Vấn đề dân tộc trong
tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc thuộc địa: Thực chất của vấn đề dân
tộc thuộc địa là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc; xây
dựng Nhà nước dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ dân tộc – giai cấp trong cách mạng Việt
Nam. Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin: Vấn đề giai cấp quyết định vấn đề
dân tộc: Dân tộc ra đời là sản phẩm của quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp;
Ở mỗi dân tộc, luôn có một giai cấp đứng ra làm đại diện. Giai cấp đại diện
quyết định lợi ích và khuynh hướng phát triển dân tộc.

Áp bức dân tộc thực chất là áp bức giai cấp. Muốn xóa bỏ áp bức dân tộc phải
đi từ đấu tranh giai cấp, xóa bỏ giai cấp thống trị. Hồ Chí Minh đã áp dụng và
phát triển những tư tưởng để tìm ra lối đi phù hợp xuất phát từ thực tiễn Việt
Nam: Vấn đề dân tộc là vấn đề trên hết và trước hết là Giải phóng dân tộc là
tiền đề giải phóng giai cấp, Độc lập dân tộc gắn liên với chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa yêu nước gắn với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
a, Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân
tộc

Độc lập, tự do là những phạm trù nền tảng của việc hình thành một quốc gia
mà ở đó con người tìm kiếm được đời sống thông thường của mình, đời sống
phát triển của mình và hạnh phúc của mình. Độc lập là sự toàn vẹn của lãnh thổ
và toàn vẹn về các giá trị của dân tộc. Tự do tức là người ta có thể phát triển hết
năng lực vốn có của mình. Tự do là quyền phát triển, tự do không phải chỉ đơn
thuần là quyền chính trị. Tự do mà gắn liền với độc lập tức là tự do gắn liền với
sự cư trú của người dân trên chính lãnh thổ của họ.

Trong tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh, muốn có nền độc lập hoàn toàn thì phải
đứng về lập trường giai cấp vô sản, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac-Lenin, và
đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đó mới là nền độc lập thực sự, mang lại tự
do, ấm no hạnh phúc thực sự cho nhân dân. Trong tư tưởng yêu nước Hồ Chí
Minh, tự do là tự do của toàn thể dân tộc. Dân tộc chỉ có thể tự do khi đã giành
được độc lập. Tự do có nghĩa là thoát khỏi ách thống trị, áp bức bóc lột của
nước ngoài. Nói tóm lại, tự do là thoát khỏi thân phận nô lệ, của con người nô
lệ mất nước. Dân tộc có quyền tự do lưa chọn con đường phát triển của riêng
mình. Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ tư tưởng bảo đảm quyền tự do của nhân dân
trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. Ngay từ những câu đầu tiên,
Người đã trích dẫn những "lời bất hủ" bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của
Hoa Kỳ do Thomas Jefferson soạn thảo:"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền
bình đng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc".

"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã trở thành một
nước tự do và độc lập." Độc lập, tự do, hạnh phúc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Độc lập, tự do, hạnh phúc - đó là ham muốn tột bậc của Bác, đó cũng là khát
vọng lớn lao của lớp lớp các thế hệ người Việt Nam. Người dân được tự do và
hạnh phúc, đó là mục tiêu lớn lao nhất mà vì nó Hồ Chí Minh cổng hiến toàn bộ
cuộc đời của mình. " Không có gì quý hơn độc lập, tự do" là tư tưởng cách
mạng cốt lõi, là lẽ sống của Hồ Chí Minh và của dân tộc Việt Nam. Độc lập
trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một nền độc hoàn toàn triệt để và có chủ quyền
thực sự về mọi lĩnh vực. Dân tộc Việt Nam có quyền quyết định vận mệnh của
mình. Dưới sự lãnh đạo của Người, tư tưởng độc lập, tự chủ đã trở thành "sợi
chỉ đỏ" xuyên suốt và định hình các hoạt động đối ngoại từ khi lập quốc đến
nay. Về quan niệm độc lập của nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải
thích cho thông tin viên hãng Roi-tơ, ông V. Rao rằng: "Độc lập nghĩa là chúng
tôi điều khiến lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài
vào."

b, Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để

Người chỉ rõ: “Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, chứ
không phải là thứ độc lập giả hiệu, độc lập nửa vời, độc lập hình thức, độc lập phải
gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; độc lập dân
tộc bao giờ cũng phải gắn với tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc của Nhân dân lao
động”. Độc lập phải bảo đảm quyền lực tối cao về đối nội, đối ngoại và suy đến
cùng là phải đảm bảo quyền tự quyết dân tộc. Độc lập dân tộc phải được thực hiện
toàn diện, triệt để trên mọi lĩnh vực.

Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà là Nhà nước do Nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước của dân, do dân
và vì dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của dân là nhà nước trong đó
dân là chủ; dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề
quan trọng nhất của đất nước, dân tộc. Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: nước
ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ; bao nhiêu quyền hạn là
của dân; quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Người ý thức rất rõ vị trí của
mình trong bộ máy nhà nước, Bác nhiều lần nhắc nhở: ở nước ta từ Hồ Chủ tịch trở
xuống là đầy tớ của dân; dân đặt ở đầu thì làm đó; Người làm Chủ tịch nước cũng
là nhận sự trao quyền uỷ thác của dân. Theo Hồ Chí Minh, nhà nước do dân là dân
làm chủ nhà nước, nhà nước phải tin dân và dựa vào dân. Ngoài ra, nó còn bao
hàm nội dung khác: nhân dân có quyền tham gia vào công việc quản lý nhà nước,
phê bình, kiểm soát, kiểm tra và giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước,
các đại biểu do mình cử ra. Nhà nước vì dân, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là nhà
nước phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: để
phục vụ tốt nhân dân, vì dân, nhà nước phải thực sự liêm khiết, trong sạch, tránh
quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, phải loại hết "các ông quan cách mạng"
ra khỏi bộ máy nhà nước. “Độc lập mà người dân không có quyền tự quyết về
ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng..., thì độc lập
chẳng có ý nghĩa gì."

c, Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân

Bác từng nói"Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn,
áo mặc, ai cũng được học hành." Nhưng “Độc lập" không tách biệt với “Tự do",
“Hạnh phúc" mà phải gắn liền một cách hữu cơ và biện chứng với nhau như những
điều kiện

và mục tiêu tối thượng. Trong Thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng
(17/10/1945), Hồ Chủ tịch nói rõ “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt
Nam Dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc
tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì". Phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của
Úy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc (10/1/1946), Người lý giải: “Chúng ta
tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng
không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no,
mặc đử". "Tự do" và “Hạnh phúc" là kết quả của “Độc lập" nhưng phải là độc lập
dân tộc gắn liên với chủ nghĩa xã hội, bởi vì “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu
nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự
do, bình đẳng,bác ái, đoàn kết, ẩm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì
mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc".

Nói “Tự do" và “Hạnh phúc" là nói đến người dân được hưởng đầy đủ đời sống vật
chất và tinh thần do Chính phủ chăm lo và bản thân mỗi con người biết mưu cầu
chính đáng. “Tự do" và “Hạnh phúc" cơ bản nhất, tối thiếu nhất theo cách nói của
Hồ Chí Minh là “đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành";
người dân từ chỗ có ăn, có mặc, được học hành đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, đời
sống sung túc và cổng hiển. Điều đó trong chế độ dân chủ cộng hòa thì mỗi người
dân được pháp luật đảm bảo điều kiện trong việc tự cải thiện đời sống riêng của
mình, phát huy tính độc lập cá nhân và phát triển toàn diện; việc mưu cầu hạnh
phúc và đem lại phúc lợi xã hội cho con người trở thành quyền công dân, mỗi
người dân và toàn xã hội đều có nghĩa vụ và trách nhiệm chung.

Đời sống vật chất là trên cơ sở một nền kinh tế cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Người dân từ chỗ có
ăn, có mặc, có chỗ ở đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, đời sống sung túc. Người đủ ăn thì
khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm. Khác với các con đường cứu nước của cha
ông, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa phong kiến (cuối thế kỷ XIX), hoặc chủ
nghĩa tư bản (đầu thế kỷ XX), con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư
tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh nêu ra chân lý mang tính thời đại:"Trong thời
đại ngày nay, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn cách nào khác con
đường cách mạng vô sản." Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

3. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc đối với Việt Nam
hiện nay

a, Kiên định mục tiêu, con đường Cách mạng Hồ Chí Minh đã lựa chọn

Chúng ta luôn chủ động phát hiện, ngăn chặn “từ sớm, từ xa" các nguy cơ đối
với đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất
nước. Quá trình hội nhập có sự tác động lẫn nhau giữa các nước lớn với nước
vừa và nhỏ, giữa các nước có thể chế chính trị - xã hội khác nhau nên sẽ xuất
hiện những xung đột về lợi ích hoặc các âm mưu chống phá từ bên ngoài. Vì
vậy, việc chủ động phát hiện từ khoảng cách xa về không gian và sớm về thời
gian những nguy cơ có thể xảy ra là yêu cầu cấp thiết phải làm để có thể chủ
động ngăn chặn, vô hiệu hóa, hóa giải các nguy cơ đó một cách kịp thời, hiệu
quả. Phòng, chống một cách chủ động mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng hội
nhập quốc tế để chuyển hóa nội bộ; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các đối tác
nước ngoài lợi dụng kẽ hở về luật pháp và sơ hở, yếu kém của ta để gây sức ép,
trốn thuế, thao túng thị trường trong nước; đấu tranh với các loại tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia như rửa tiền, buôn lậu, sản xuất và tiêu dùng hàng giả,
gian lận thương mại, tín dụng đen, tội phạm sử dụng công nghệ cao. Tăng
cường quản lý hoạt động trên mạng xã hội và internet, có biện pháp ngăn chặn
các thể lực thù địch xâm nhập vào các mạng nội bộ gây thiệt hại về kinh tế, phá
hoại tư tưởng. Ngăn chặn việc du nhập các ấn phẩm văn hóa độc hại từ bên
ngoài để bảo đảm an ninh văn hóa.

b, Phát huy sức mạnh nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa
Bước vào thời kỳ mới, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước theo
định hướng XHCN, việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì
dân phải tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng và học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh về quyền làm chủ đất nước và xã hội của nhân dân. Bởi,
đây là nền tảng tư tướng, lý luận quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Nhà
nước pháp quyền kiểu mới do nhân dân làm chủ. Xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân và vì dân phải nắm vững mục tiêu là tôn trọng,
bảo vệ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tất cả vì độc lập dân tộc, dân
chủ, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Điều 2 Hiến pháp 1992 khẳng định rõ: Nhà
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp

quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quan điểm trên càng có ý nghĩa quan
trọng trong xây dựng một Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân - do nhân
dân làm chủ, nhất là khi các thế lực thù địch đang lợi dụng chiêu bài "dân chủ"
và "nhân quyền" cũng như các thủ đoạn khác để vu cáo, xuyên tạc chế độ dân
chủ, chống phá cách mạng nước ta.

4. Quan điểm của bản thân về vấn đề

Luận điểm “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh
phúc, ấm no thì nền nền độc lập không có ý nghĩa gì” là một quan điểm hoàn
toàn đúng đắn và chính xác.

"Độc lập" ở Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 "đã giải phóng
đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân... xây
dựng cho nhân dân ta cái nền tảng dân chủ cộng hòa và thống nhất độc lập".
"Độc lập" ấy của toàn dân tộc sau khi giành được đã nêu cao ý chí quyết tâm
"Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ"; dù "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn
nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song
nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến
ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp
hơn!"

Tuy nhiên "Độc lập" không tách biệt với "Tự do", "Hạnh phúc" mà phải gắn
liền một cách hữu cơ và biện chứng với nhau như những điều kiện và mục tiêu
tối thượng. Nói "Tự do" và "Hạnh phúc" là nói đến người dân được hưởng đầy
đủ đời sống vật chất và tinh thần do Chính phủ chăm lo và bản thân mỗi con
người biết mưu cầu chính đáng. "Tự do" và "Hạnh phúc" cơ bản nhất, tối thiểu
nhất theo cách nói của Hồ Chí Minh là "đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành"; người dân từ chỗ có ăn, có mặc, được học hành đến chỗ
ăn ngon, mặc đẹp, đời sống sung túc và cống hiến...Như thế ta hiểu tại sao 6
chữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" cần có gạch nối 3 từ không thể tách biệt,
như là điều kiện và mục đích của nhau vậy.

Độc lập tự do là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
Con người khi sinh ra có quyền sống, quyền hưởng tự do, hạnh phúc. Họ lao
động và đấu tranh cũng nhằm hướng đến những quyền đó. Trải qua quá trình
đấu tranh sinh tồn, con người gắn bó với nhau trong một vùng địa lí nhất định,
hình thành nên những vùng lãnh thổ riêng với những phong cách lối sống riêng.
Sự xâm lược của nước ngoài với những chính sách thống trị, đàn áp khiến họ
trở thành nô lệ, mất độc lập, tự do và họ phải phụ thuộc vào nước ngoài. Lịch
sử loài người đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của
của các nước đế quốc của các dân tộc trên thế giới để giành lại độc lập, tự do –
quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
C. Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình “ Tư tưởng Hồ Chí Minh”
2. https://tuoitre.vn/them-nhan-thuc-ve-6-chu-doc-lap-tu-do-hanh-phuc-trong-
quoc-hieu-viet-nam-20200901155315637.htm
3. http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/doc-lap-dan-toc-gan-lien-voi-chu-
nghia-xa-hoi-la-quan-diem-nhat-quan-xuyen-suot-cua-cach-mang-viet-
nam.html
4. https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-doc-lap-dan-
toc-gan-lien-voi-chu-nghia-xa-hoi*-41392589.htm
5. https://hueuni.edu.vn/portal/vi/index.php/News/ho-chi-minh-voi-van-de-
doc-lap-va-thong-nhat-dat-nuoc.html
6. https://hueuni.edu.vn/portal/vi/index.php/News/ho-chi-minh-voi-van-de-
doc-lap-va-thong-nhat-dat-nuoc.html

You might also like