You are on page 1of 6

ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ĐỊA 9

1. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết Đồng bằng sông Cửu Long
không giáp với
A. biển Đông. B. vịnh Thái Lan. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

2. Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với Đồng băng sông Cửu
Long?
A. Có mối quan hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ.
B. Thuận lợi giao lưu với các nước tiểu vùng sông Mê Công.
C. Thuận lợi giao lưu, trao đổi kinh tế xã hội với vùng Tây Nguyên.
D. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

3. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ
thống
A. sông Hồng và sông Thái Bình. B. sông Tiền và sông Hậu.
C. sông Sài Gòn và sông Bé. D. sông Vàm Cỏ Đông và Vàm cỏ Tây.

4. Rừng ngập mặn ven biển Đồng bằng sông Cửu Long không có vai trò
A. chắn sóng, chắn gió, hạn chế xâm nhập mặn. B. phòng hộ đầu nguồn.
C. tạo môi trường nuôi trồng thủy sản. D. tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái.

5. Loại khoáng sản phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. sắt, đồng. B. apatit, ti tan. C. than bùn. D. bô xít, chì.

6. Biện pháp nào sau đây là phương châm thích nghi với điều kiện tự nhiên của Đồng
bằng sông Cửu Long?
A. Nâng cao trình độ dân trí. B. Tích cực thau chua, rửa mặn, cải tạo đất.
C. Chủ động sống chung với lũ và khai thác lợi thế của lũ đem lại.
D. Tăng cường hệ thống thủy lợi.

7. Ngành công nghiệp có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP đồng bằng sông Cửu Long

A. sản xuất vật liệu xây dựng. B. cơ khí, nông nghiệp hoá chất.
C. chế biến lương thực, thực phẩm. D. sản xuất nhựa và bao bì.

8. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết hai tỉnh có sản lượng lúa lớn
nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Đồng Tháp, An Giang. B. Kiên Giang, Hậu Giang
C. An Giang, Kiên Giang. D. Kiên Giang, Đồng Tháp.

9. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết hai trung tâm công nghiệp lớn
nhất của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cần Thơ, Cà Mau. B. Cần Thơ, Long Xuyên.
C. Cà Mau, Tân An. D. Cà Mau, Mỹ Tho.

10. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khu kinh tế của khẩu Hà Tiên
thuộc tỉnh nào?
A. Đồng Tháp. B. Hậu Giang. C. An Giang. D. Kiên Giang.

11. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế lớn nhất của
Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cần Thơ. B. Long Xuyên. C. Cà Mau. D. Tân An.

12. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết các tỉnh, thành phố ở Đồng
bằng sông Cửu Long có tỉ trọng diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực

A. từ 60%-70%. B. từ 70%-80%. C. từ 80% - 90%. D. trên 90%.

13. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết Cần Thơ là trung tâm công
nghiệp có quy mô
A. dưới 9 nghìn tỉ đồng. B. từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.
C. từ dưới 10 đến 15 nghìn tỉ đồng. D. từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng.

14. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết vào năm 2007, các tỉnh
thành phố Đồng bằng sông Cửu Long đều có
A. giá trị xuất khẩu bằng giá trị nhập khẩu. B. giá trị nhập khẩu lớn giá trị xuất khẩu.
C. giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu. D. giá trị xuất khẩu gấp hai lần giá trị nhập
khẩu.

15. Cho bảng số liệu sau:


Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa cả năm ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long qua các năm.
Vùng Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)
2005 2014 2005 2014
Đồng bằng sông Hồng 1186,1 1122,7 6398,4 7175,2
Đồng bằng sông Cửu Long 3826,3 4249,5 19298,5 25475,0
Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng bằng
sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014?
A. Đồng bằng sông Hồng có diện tích giảm, sản lượng tăng.
B. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tăng, sản lượng tăng..
D. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.

16. Cho bảng số liệu sau:


Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước
giai đoạn 1995-2016 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm 1995 2000 2005 2010 2013 2016
Đồng bằng sông Cửu Long 819,2 1169,1 1846,3 2999,1 3439,7 3863,3
Cả nước 1584,4 2250,5 3466,8 5142,7 6019,7 6870,7
Biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông
Cửu Long giai đoạn 1995-2016 là
A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ cột. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ đường.

17. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 11, em hãy cho biết đất phù sa ngọt của
Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở
A. thành vành đai ở khu vực ven biển. B. chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và U Minh.
C. rải rác khắp đồng bằng. D. dọc theo sông Tiền và sông Hậu.

18. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 20, em hãy cho biết hai tỉnh có giá trị sản
xuất thủy sản trong tổng giá trị nông lâm thủy sản cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu
Long là
A. Kiên Giang, Cà Mau. B. Bạc Liêu, An Giang.
C. An Giang, Đồng Tháp. D. Cà Mau, Bạc Liêu.

19. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 20, em hãy cho biết tỉnh có sản lượng thủy
sản khai thác lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007 là
A. Đồng Tháp. B. Cà Mau. C. An Giang. D. Kiên Giang.

20. Ý nào sau đây không phải là khó khăn về tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long đối
với sự phát triển kinh tế xã hội?
A. Lũ lụt vào mùa mưa, mùa khô kéo dài làm tăng độ mặn của đất, diện tích đất nhiễm
mặn, đất phèn rất lớn.
B. Thủy triều xâm nhập sâu vào trong nội địa gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
C. Nguồn lợi thủy sản phong phú.
D. Khoáng sản ít, thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

21. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh,
thành phố giáp biển Đông?
A. 25. B. 26. C. 27. D. 28.

22. Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ:


A. Móng Cái đến Hà Tiên. B. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau.
C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên. D. Móng Cái đến Vũng Tàu.

23. Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là
A. 3 160km và khoảng 0,5 triệu km2 B. 3 260km và khoảng 1 triệu km2
C. 3 460km và khoảng 2 triệu km2 D. 2 360km và khoảng 1,0 triệu km2

24. Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta
lần lượt là
A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế.
B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy.
C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế.
D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải.

25. Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay

A. phát triển khai thác hải sản xa bờ. B. tập trung khai thác hải sản ven bờ.
C. đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. D. hình thành các cảng cá dọc bờ
biển.

26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết cảng Vũng Áng thuộc tỉnh,
thành phố nào của nước ta?
A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Hà Tĩnh. D. Quảng
Bình.

27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết vùng nào có nhiều tỉnh giáp
biển Đông nhất?
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ.
28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết quần đảo Hoàng Sa trực thuộc
tỉnh, thành phố nào sau đây?
A. Đà Nẵng. B. Khánh Hòa. C. Quảng Ngãi. D. Quảng Bình.

29. Ý nghĩa của các đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là
A. có nhiều nguồn tài nguyên hải sản. B. có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch.
C. thuận lợi cho phát triển giao thông biển. D. là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

30. Vịnh biển nào sau đây được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Vân Phong. C. Vịnh Hạ Long. D. Vịnh Cam Ranh.

31. Nghề làm muối được phát triển mạnh nhất ở các tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Trị, Quảng Bình. B. Quảng Ngãi, Ninh Thuận.
C. Quảng Ngãi, Bình Định. D. Quảng Nam, Khánh Hòa.

32. Nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa nước ta là
A. bô xít. B. cát trắng. C. dầu khí. D. ô xít titan.

33. Nghề làm muối được phát triển mạnh nhất ở các vùng nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

34. Thứ tự sắp xếp các đảo theo thứ tự từ Bắc vào Nam là
A. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo.
B. Côn Đảo, Phú Qúy, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Cát Bà.
C. Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo.
D. Cát Bà, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Qúy.

35. Ô nhiễm môi trường biển không dẫn đến hậu quả
A. làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển. B. ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch
biển.
C. tác động đến đời sống của ngư dân. D. Mất một phần tài nguyên nước ngọt.

36.  Đâu không phải là phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển?
A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có. B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản.
C. Phòng chống ô nhiễm biển. D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển

37. Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ tập trung khai thác hoạt động
A. thể thao trên biển.
B. tắm biển.
C. lặn biển.
D. khám phá các đảo.

38. Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển nước ta không bao gồm ngành nào sau
đây?
A. Đánh bắt nuôi trồng và chế biển thủy sản.
B. Khai thác và chế biến lâm sản.
C. Khai thác khoáng sản biển.
D. Du lịch biển.
39.  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết biển Mũi Né thuộc tỉnh
(thành phố) nào sau đây?
A. Quảng Ngãi.
B. Đà Nẵng.
C. Bình Thuận.
D. Phú Yên.

40. Nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của ngành thủy sản nước ta?
A. Hoạt động đánh bắt tập trung chủ yếu ở vùng biển xa bờ.
B. Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và các đảo.
C. Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến thủy sản.
D. Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản từ khai thác sang nuôi trồng.

41. Bờ biển vùng nào dưới đây có lợi thế hơn cả trong phát triển du lịch biển?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.

42. Thiên tai ảnh hưởng lớn đến hoạt động đánh bắt thủy sản của nước ta là
A. Sạt lở bờ biển.
B. Lũ quét.
C. Hạn hán.
D. Bão.

43. Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, không phải vì
A. Hoạt động kinh tế biển đa dạng, phát triển tổng hợp mới có hiệu quả cao.
B. Tài nguyên biển có trữ lượng nhỏ và rời rạc, phát triển tổng hợp mới có hiệu quả kinh tế.
C. Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người.
D. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biền – đảo nước ta.

44. Cát trắng, nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở
A. Đảo Cát Bà và Lý Sơn.
B. Đải Vân Hải và Cam Ranh.
C. Đảo Cô Tô và Phú Quý.
D. Đảo Phú Quốc và Cái Bầu.

45. Cảng biển có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là
A. Đà Nẵng.
B. Sài Gòn.
C. Hải Phòng.
D. Nghi Sơn.

46. Phần lớn các đảo ven bờ đều có điều kiện thích hợp để phát triển ngành kinh tế nào
sau đây?
A. Du lịch, ngư nghiệp.
B. Khai thác khoáng sản biển, ngư nghiệp.
C. Vận tải biển, khai thác khoáng sản biển.
D. Nông – lâm nghiệp.

47. Đâu không phải là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành vận tải đường
biển của nước ta?
A. Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
B. Ven biển có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió.
C. Có nhiều đảo, quần đảo ven bờ.
D. Có nhiều bãi triều, đầm phá ven biển

48. Nhận xét nào sau đây không thể hiện rõ sự giảm sút của nguồn lợi thủy hải sản nước
ta?
A. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn nuôi trồng.
B. Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.
C. Nhiều loài hải sản đang giảm sút về mức độ tập trung.
D. Các loài cá quý đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.

49. Các đảo trong vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang có thế mạnh nhất về hoạt động nào
sau đây?
A. Nông - lâm nghiệp.
B. Ngư nghiệp.
C. Du lịch.
D. Dịch vụ biển.

50. Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển – đảo của nước ta hiện nay là
A. Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản.
B. Hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người.
C. Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
D. Hoạt động du lịch.

You might also like