You are on page 1of 8

Chương 4.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ


1. Thị trường, Cầu và Cung.

Thị trường sản phẩm X


Người mua Người bán
Giá của X ↑ ↓ Lượng cầu Giá của X ↑ ↑ Lượng cung

- Lượng cầu: lượng hh mà người mua sẵn sàng mua ở mức giá cụ thể.
- Lượng cung: lượng hh mà người bán sẵn sàng bán ở mức giá cụ thể.
- Cầu: mong muốn mua và khả năng chi của người mua đối với hh.
- Cung: mong muốn bán và khả năng sx và bán của người bán đối với
hh.
- Trạng thái cân bằng: Lượng cầu = Lượng cung
- Thặng dư: Lượng cầu < Lượng cung
- Thậm hụt: Lượng cầu > Lượng cung
2. Đồ thị.
- VD1: Giá thịt bò tăng từ $1 lên $2 mỗi kg. Kết quả là: Lượng cầu thịt
bò ↓, lượng cung thịt bò ↑.
- VD2: Theo 1 nghiên cứu mới, thịt bò tốt cho tim mạch. Kết quả là:
Cầu thịt bò ↑.
- VD3: Trạng thái cân bằng là nơi các đường cầu và cung giao nhau.
3. Thị trường lao động.
- Sp - Nhân công.
- Giá - Tiền lương.
- Người mua - Người sd lao động.
- Người bán - Người lao động.
4. Tiết kiệm.
Tiết kiệm = Thu nhập − Chi tiêu
- Tài sản: bất kỳ thứ gì có giá trị mà 1 người sở hữu.
Của cải = Tài sản − Nợ phải trả
- 3 lý do thông thường để tiết kiệm:
 Tiết kiệm vòng đời: để đáp ứng các mục tiêu dài hạn.
 Tiết kiệm đề phòng: để bảo vệ khỏi rủi ro mất mát.
 Tiết kiệm thừa kế: để lại tài sản thừa kế.
5. Thị trường tài chính
 Khoản tiết kiệm/vay.
 Giá = Lãi suất thực.
 Cung: người tiết kiệm.
 Cầu: nhà đầu tư.
- Người tham gia và Giá: trong TT tài chính, nhà đầu tư là người mua
và người tiết kiệm là người bán. Giá là lãi suất thực. Hàng hóa là các
khoản tiết kiệm.
- Cầu đầu tư: cầu các khoản tiết kiệm.
- Đường cung và cầu: trong TT tài chính, đường cung đc gọi là “đường
tiết kiệm” và đường cầu đc gọi là “đường đầu tư”.
6. Giả thuyết: mức giá của nền KT không đổi.
7. Tiền tệ.
7.1 Định nghĩa tiền.
- Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng
tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của
một quốc gia hay nền kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là
"tiền lưu thông". Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ của quốc
gia khác, người ta dùng cụm từ "đơn vị tiền tệ".
- 3 vai trò chính của tiền tệ:
 Phương tiện trao đổi.
 Đơn vị tính toán.
 Cất trữ giá trị.
7.2 Các hình thái và chức năng của tiền.
a) Hình thái.
- Tiền tệ có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại (tiền pháp định)
do Nhà nước (ngân hàng trung ương, Bộ Tài chính,...) phát hành, tiền hàng
hóa (vỏ sò, gạo, muối, vàng), tiền thay thế (coupon, dặm bay, điểm thưởng,
phỉnh poker,...), hoặc tiền mã hóa do một mạng lưới máy tính phát hành (điển
hình là Bitcoin).
b) Chức năng.
- Thước đo giá trị.
- Phương tiện lưu thông: công thức lưu thông hh H - T - H (H là hh, T là tiền
mặt)
- Phương tiện cất trữ.
- Phương tiện thanh toán.
- Tiền tệ TG.
7.3 Cung tiền tệ.
- Nghiệp vụ TT mở: NHTW chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ và điều
tiết TT tài chính. Công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ của NHTW
là NGHIỆP VỤ TT MỞ, gồm:
+ Bán trái phiếu CP trên TT mở.
+ Mua trái phiếu CP trên TT mở.
- Dự trữ NH: tiền mặt và các tài sản tương tự do NHTM nắm giữ để rút tiền
or thanh toán.
Cơ sở tiền = Tiền tệ trong lưu thông + Dự trữ NH
- Tiền gửi NH: tổng số tiền KH gửi tại NHTM.
Dự trữ NH
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc = Tiền gửi NH
- Mô hình phân tích cung tiền tệ:
Dự trữ NH
Cung tiền tệ = Tiền trong lưu thông + Tỷ lệ dữ trử bắt buộc
a) Các khối tiền. (M0, M1, M2,...)
*M2:
 M1: - Tiền tệ trong lưu thông (tiền mặt).
- Tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kì hạn (tiền bỏ trong tk
thanh toán).
- Séc du lịch.
 Tiền gửi tiết kiệm.
 Quỹ TT tiền tệ (đầu tư ít rủi ro: gửi bank, trái phiếu, cổ phiếu,...).
b) Quy trình tạo tiền.
- Tạo tiền (Money Creation) là quá trình làm tăng cung tiền của một quốc gia
hay một khu vực kinh tế.
- Đa số hệ thống ngân hàng hiện nay là có hai cấp: Ngân hàng trung ương,
Ngân hàng thương mại. Các ngân hàng không còn hoạt động riêng lẻ mà theo
hệ thống. Trong đó, ngân hàng trung ương có vai trò là ngân hàng của các
ngân hàng và giữ độc quyền phát hành giấy bạc (là tiền mặt mình hay thấy,
còn gọi là TIỀN CƠ SỞ – M0). Tiếp đó tiền cơ sở này sẽ được nhân lên rất
nhiều lần để đáp ứng lưu thông nhờ hệ thống ngân hàng thương mại.
- Một cách nôm na, ban đầu chúng ta có lượng tiền là A; nhưng bằng một
cách nào đó, lượng tiền sau khi sử dụng đã trở thành một lượng lớn hơn A.
- Có 2 cách giải thích, cách giải thích hình dung và cách giải thích số học
+ Giải thích hình dung:
 Bởi mục đích tối thượng của tiền tệ là lưu thông, tiền được trao đổi qua rất
nhiều chủ thể, qua nhiều hoạt động kinh tế. Chúng ta hãy thử mường
tượng một ví dụ sau: Nếu xã hội có 100 người, mỗi người cần 10 đồng để
chi tiêu thì không nhất thiết người ta cần phải có 100 x 10 = 1000 đồng,
mà chỉ cần 10 đồng thôi rồi tự 100 người đó trao đổi qua lại cho nhau theo
quan hệ tiền – hàng – tiền … là đủ.
 Từ đây ta có thể thấy rằng chỉ 10 đồng ban đầu nhưng giá trị mà nó mang
lại cho xã hội lại là 1000 đồng khi mọi người biết trao đổi với nhau. Ta có
thể hình dung cách tiền tạo ra tiền là kiểu như vậy. Càng trao đổi, tiền
trong xã hội lại càng được tăng thêm. Lúc này, 10 đồng là TIỀN CƠ SỞ,
1000 đồng mình hay gọi nôm na là tiền danh nghĩa hay là CUNG TIỀN.
 Giống như cách viết, tạo tiền tức là tạo ra được lượng tiền danh nghĩa lớn
hơn lượng TIỀN CƠ SỞ ban đầu.
+ Giải thích số học:
 Với cách giải thích số học, điều này được đề cập đến trong các sách giáo
trình kinh tế ở trong hầu hết chương trình giảng dạy. Quy trình tạo tiền
thông qua các ngân hàng thương mại được mô tả như hình dưới đây, hình
thức này được gọi là “bút tệ”.
 Giả định là ngân hàng dự trữ 10% số tiền gửi, mức 10% này được gọi tên
là TỶ LỆ DỰ TRỮ BẮT BUỘC. Với TIỀN CƠ SỞ ban đầu là 1000, số
cung tiền ra thị trường đã tăng lên là 1000 + 900 + 810 = 2710 đồng qua
hoạt động tín dụng là NHTM, lớn hơn con số 1000 đồng ban đầu.
c) Số nhân tiền.
- Số nhân tiền (Money Multiplier) là một hệ số phản ánh khả năng sinh sôi
của tiền trong lưu thông.
- Để hiểu rõ hơn về số nhân tiền, cần làm rõ các thuật ngữ liên quan:
+ Lượng tiền cơ sở là toàn bộ lượng tiền mặt lưu hành và lượng tiền dự trữ
trong các ngân hàng. Ta có: MB = C + R
Trong đó:
 C là tiền mặt
 R là tiền dự trữ trong các ngân hàng
+ Mức cung tiền: để kiểm soát mức cung tiền, ngân hàng trung ương phải
kiểm soát được lượng tiền cơ sở và số nhân tiền.
Mức cung tiền được xác định theo công thức: MS = mm x MB
Trong đó:
 mm: số nhân tiền
 MS: mức cung tiền
 MB: lượng tiền cơ sở (lượng tiền mạnh)
Cách xác định số nhân tiền:
Trên góc độ lí thuyết số nhân tiền được xác định theo công thức sau:
1
mm = Rd

d) Hàm cung tiền.


- Cung tiền tệ (Money Supply hay Supply of Money) là tổng lượng tiền trong
lưu thông gồm tiền trong dân giữ, tiền trong hệ thống ngân hàng, cơ quan
doanh nghiệp ngoài ngân hàng.
Mn
- Nếu gọi Mn là cung ứng tiền tệ danh nghĩa, P là mức giá thì P là cung về
số dư tiền tệ thực tế.
- Lí thuyết về sự ưa thích thanh khoản giả định cung về số dư tiền tệ thực tế
Mn
cố định. Nghĩa là: MS = P
- Với giả định này thì cung về số dư tiền tệ thực tế không phụ thuộc vào lãi
suất, đồng thời nhà nước luôn mong muốn ấn định mức cung tiền. Như vậy
đường MS là đường thẳng đứng song song với trục lãi suất.
e) Các công cụ chủ yếu làm thay đổi cung tiền.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
- Lãi suất chiết khấu.
- Hoạt động nghiệp vụ TT mở.
7.4 Cầu tiền tệ.
- Là lượng của cải mà 1 cá nhân chọn nắm giữ dưới dạng tiền (tiền mặt + tiền
gửi thanh toán).
+ Ưu điểm: hữu ích trong thực hiện các giao dịch.
+ Nhược điểm: chi phí cơ hội dưới dạng LS danh nghĩa.
a) Động cơ giữ tiền.
- Động cơ về giao dịch.
- Động cơ về dự phòng.
- Động cơ đầu cơ (về tài sản).
b) Hàm số cầu tiền.
- Cầu tiền tệ (Demand for Money) là toàn bộ lượng tiền mà các tác
nhân trong nền kinh tế muốn giữ để thỏa mãn nhu cầu trao đổi, thanh
toán và tích lũy giá trị.
- Cầu tiền là nhu cầu giữ tiền để thực hiện các giao dịch. 1 hàm cầu tiền
đơn giản đc thể hiện bởi: MD = kPY. Cầu tiền tỷ lệ với khối lượng
giao dịch và thu nhập. Khi có nhiều thu nhập, ngta có nhu cầu mua
nhiều hh hơn.
Trong đó:
 MD: cầu tiền (Money Demand).
1
 k: hệ số thể hiện khối lượng giao dịch (k = V đc xác định trước và
không thay đổi).
c) Sự dịch chuyển của đường cầu tiền.
- Đường cầu tiền tệ (Money Demand Curve) là đường biểu thị mối
quan hệ giữa lượng cầu tiền MD tại mức lãi suất (i) và thu nhập quốc
dân (Y).
MD = F(i,Y)
- Sự thay đổi của đường cầu tiền xảy ra khi có sự thay đổi trong bất kỳ yếu tố
ảnh hưởng không phải giá, điều đó dẫn đến một đường cầu mới.
Các yếu tố quyết định không phải giá là những thay đổi khiến nhu cầu thay
đổi ngay cả khi giá vẫn giữ nguyên. Các yếu tố ảnh hưởng đó gồm: Thay đổi
về thu nhập giữ lại, thay đổi sở thích và thói quen tiêu dùng, thay đổi về kỳ
vọng, thay đổi giá của hàng hóa liên quan, quy mô dân số.
- Các yếu tố làm thay đổi nhu cầu bao gồm: giảm giá hàng hóa thay thế, tăng
giá hàng hóa bổ sung, giảm thu nhập của người tiêu dùng nếu hàng hóa là
hàng hóa thông thường, tăng thu nhập của người tiêu dùng nếu hàng hóa là
hàng hóa kém.
- Nhu cầu tiền cũng thay đổi khi mức sản lượng danh nghĩa tăng lên và thay
đổi theo lãi suất danh nghĩa.
7.5 Thị trường tiền tệ.
- Là TT vốn ngắn hạn (dưới 1 năm), nơi diễn ra các hoạt động của cung và
cầu về vốn ngắn hạn. Vốn ngắn hạn bao gồm cả giấy tờ có giá ngắn hạn, có
kỳ hạn tức là mua bán những món nợ ngắn hạn rủi ro thấp, tính thanh khoản
cao. TTTT diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì
các ngân hàng là chủ thể quan trọng nhất trong việc cung cấp và sử dụng vốn
ngắn hạn.
- Là TT phi tập trung tại các phòng kinh doanh của các ngân hàng và các
công cụ kinh doanh đầu tư chuyên nghiệp thông qua mạng lưới điện thoại,
internet rộng lớn. Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ là nghiệp vụ chuyển
giao vốn có khả năng thanh toán cao, ít xảy ra rủi ro đối với người đầu tư.
- Là nơi mua bán các loại chứng từ có giá ngắn hạn, nơi đáp ứng nhu cầu vốn
ngắn hạn của nền kinh tế.
- Đường cầu tiền tệ: mqh giữa tổng lượng cầu tiền và LS danh nghĩa. Đường
cầu tiền dốc xuống bởi vì LSDN giảm làm giảm CPCH của việc giữ tiền.
- Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu tiền bao gồm:
 Thu nhập thực tế (sản lượng) - đường cầu tiền dịch chuyển sang phải.
 Mức giá - đường cầu tiền dịch chuyển sang phải.
 Tiến bộ công nghệ và tài chính.
→ Giá của tiền là LS. Thay đổi về giá không làm dịch chuyển đường cầu.
- Đường cung tiền tệ: do NHTW kiểm soát với chính sách tiền tệ. Công cụ
quan trọng nhất của CSTT là nghiệp vụ TT mở.
 Bán TPCP trên TT mở: giảm cung tiền tệ.
 Mua TPCP trên TT mở: tăng cung tiền tệ.
 Giá TPCP tỷ lệ nghịch với LS.
→ Lượng cung tiền Ï LS.
8. Hệ thống Bank.
8.1 Bank Trung ương.
Là ngân hàng dự trữ, hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ: là cơ quan đặc
trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh
thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Mục đích hoạt động
của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung
tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ
vỡ. Hầu hết các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của Nhà nước,
nhưng vẫn có mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ.
8.2 Bank Thương mại.
Đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát
triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác
động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền KTHH ,
ngược lại KTHH phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền KT
thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành
những định chế tài chính không thể thiếu được. Thông qua hoạt động
tín dụng thì ngân hàng thương mại tạo lợi ích cho người gửi tiền, người
vay tiền và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lãi suất mà thu
được lợi nhuận cho ngân hàng.
9. Cân bằng trên thị trường tiền tệ và cách hình thành lãi suất cân bằng.
- Cân bằng thị trường tiền tệ (Money Market Equilibrium) là trạng thái
mà tại một mức lãi suất i0 cung tiền tệ bằng cầu tiền tệ.
10. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.
LS thực = LS danh nghĩa − Tỷ lệ LP
11. Tác động của LS đến sản lượng quốc gia thông qua đầu tư và chi tiêu
hộ gia đình.
11.1 Mqh giữa LS và đầu tư l = f(r)
- Lượng cầu về hãng đầu tư phụ thuộc vào LS. Để 1 dự án đầu tư có lãi,
lợi nhuận thu đc phải cao hơn chi phí. Vì LS phản ánh chi phí vốn để
tài trợ cho đầu tư. Việc tăng LS làm giảm số lượng dự án đầu tư có lãi,
bởi vậy nhu cầu về hãng đầu tư giảm. Do đó, đầu tư TỶ LỆ NGHỊCH
với LS. LS thực tế phản ánh chí phí thực của tiền vay do vậy cta nhận
định đầu tư phụ thuộc vào LS thực tế chứ kf LS là LS danh nghĩa. Mqh
giữa LS thực tế (r) và đầu tư có thể biểu thị bằng pt sau: l = l(r). Pt này
hàm ý đầu tư phụ thuộc vào LS.

- Đồ thị biểu thị hàm đầu tư, nó dốc xuống vì khi lãi suất tăng lượng
cầu về đầu tư giảm.
- Mặt khác kinh tế học Macxit trong phân tích về tư bản cho vay và chỉ
rõ rằng: LS < tỷ suất lợi nhuận bình quân trong XH.
- Nếu mqh này bị vi phạm lợi ích của người đi vay sx không được giải
quyết thoả đáng sẽ làm giảm ý muốn đầu tư sx, không mở rộng được
quy mô, tốc độ phát triển của nền KT. Đồng thời người ta thích gửi tiền
hơn và hình thành một lớp người thực lợi, sống vào lãi suất tiết kiệm.
11.2 Mqh giữa LS và chi tiêu hộ gđ C − f(r)

You might also like