You are on page 1of 5

2.1.6.

Vai trò của người tiêu dùng khi đặt trong mối quan hệ với xã hội khi tiêu dùng hàng
hóa

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và tiêu dùng, dịch vụ cũng ngày càng đa
dạng, phong phú và đóng vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội hiện đại. Sự phát triển
nhanh chóng của khu vực dịch vụ và những hàng hóa khác làm cho quy mô và cơ cấu hàng hóa,
dịch vụ tăng lên, nhu cầu của xã hội và dân cư được thỏa mãn ngày càng tốt hơn. Vì vậy, người
sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản
xuất với các yếu tố nào sao cho có lợi nhất và đáp ứng tốt các nhu cầu của người tiêu dùng. Các
vai trò chính của người tiêu dùng đối với xã hội như sau:

Thứ nhất, chi tiêu của người tiêu dùng đại diện cho nhu cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ trên
thị trường. Người tiêu dùng mua với số lượng lớn thì người sản xuất bán được nhiều hàng, có
thu nhập lớn và ngược lại. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực
quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất. Mục tiêu của họ là đạt
được lợi ích tối đa trong tiêu dùng với nguồn thu nhập có hạn. Khi đưa ra một quyết định mua
sắm, người tiêu dùng có quyền được tự do tham khảo, lựa chọn sản phẩm mình muốn mua sao
cho phù hợp nhất với nhu cầu, mục đích, theo giá cả mong muốn. Chính vì vậy, trên thị trường,
người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Bởi họ là người đặt hàng
chủ yếu của các doanh nghiệp, các hãng sản xuất trên thị trường.

Thứ hai, với tư cách là người mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, người tiêu
dùng có thể đưa ra ý kiến góp ý chính xác về sản phẩm, dịch vụ đang sử dụng. Tùy thuộc vào
thị hiếu tiêu dùng và ý kiến thu thập được từ phía người tiêu dùng, người sản xuất có thể điều
chỉnh lại phương pháp sản xuất, hoàn thiện sản phẩm của mình cho phù hợp nhu cầu của người
tiêu dùng. Qua đó, người tiêu dùng thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, quá trình tiêu dùng sẽ đánh
giá sự lớn mạnh của một nền kinh tế bên cạnh đó thông qua hệ thống thuế người tiêu dùng sẽ
giúp nhà nước gia tăng ngân sách đây được coi là nguồn thu chủ yếu, người tiêu dùng còn là
nhân tố quyết định đến yếu tố vĩ mô như giá cả thị trường sản lượng.

Trang 1
Thứ ba, hàng hóa luôn luôn phải cải tiến về mẫu mã, chất lượng, giá thành nhằm đáp ứng tốt
nhu cầu của người tiêu dùng vì vậy người tiêu dùng còn giúp cho giá trị đời sống xã hội được
nâng cao. Người tiêu dùng khác nhau về cách họ nhìn nhận những tính chất nào đó của sản
phẩm là quan trọng hay nổi bật. Họ sẽ chú ý nhiều nhất đến những tính chất sẽ đem lại cho họ
những ích lợi cần tìm kiếm. Đối với một sản phẩm thường thị trường có thể được phân khúc
theo những tính chất được xem là quan trọng nhất đối với các nhóm người tiêu dùng khác nhau.
Những tính chất nổi bật nhất có thể không phải là những tính chất quan trọng nhất. Một số tính
chất có thể nổi bật lên là vì người tiêu dùng vừa mới xem một quảng cáo có nhắc tới chúng.
Hơn nữa những tính chất không nổi bật có thể bao gồm cả những tính chất mà người tiêu dùng
đã quên mất, nhưng khi được nhắc đến thì lại công nhận là quan trọng. Những người làm
Marketing cần quan tâm nhiều hơn đến tầm quan trọng mà người tiêu dùng gán cho những tính
chất khác nhau.

Đặc biệt, người tiêu dùng có ảnh hưởng to lớn đối với các chính sách kinh tế của nhà nước
thông qua các chính sách này nhà nước có thể kiểm soát chi tiêu trong xã hội giảm tỉ lệ lạm phát
điều chỉnh thuế.

2.1.7. Biện pháp của người tiêu dùng khi đặt trong mối quan hệ với xã hội khi tiêu dùng
hàng hóa

Thứ nhất, người tiêu dùng có khuynh hướng xây dựng cho mình một tập hợp những niềm tin
vào các nhãn hiệu, khi mỗi nhãn hiệu được đánh giá theo từng tính chất. Những niềm tin vào
nhãn hiệu tạo nên hình ảnh về nhãn hiệu. Niềm tin vào nhãn hiệu của người tiêu dùng sẽ thay
đổi theo kinh nghiệm của họ và tác động của nhận thức có chọn lọc, bóp méo có chọn lọc và ghi
nhớ có chọn lọc. Người ta cho rằng đối với mỗi tính chất người tiêu dùng có một hàm ích lợi.
Hàm ích lợi mô tả mức độ hài lòng của người tiêu dùng với sản phẩm biến thiên như thế nào
theo các mức độ khác nhau của từng tính chất. Ví dụ, họ có thể sẽ hài lòng hơn khi máy tính có
dung lượng bộ nhớ lớn hơn, có khả năng vẽ đồ thị, có kèm theo phần mềm và giá cả hạ xuống.
Nếu ta kết hợp những mức độ của các tính chất sao cho ích lợi đạt cao nhất, thì đó sẽ là chiếc

Trang 2
máy tính lý tưởng. ích lợi mong đợi ở một máy tính thực tế có bán trên thị trường sẽ thấp hơn
ích lợi mà một máy tính lý tưởng có thể đem lại.

Thứ hai, người tiêu dùng cần hình thành các thái độ (nhận xét, ưa thích) đối với các nhãn hiệu
qua một quy trình đánh giá. Người ta phát hiện thấy rằng người tiêu dùng áp dụng những quy
trình đánh giá khác nhau để lựa chọn những đối tượng nhiều tính chất. Hầu hết người mua đều
xem xét một số tính chất, nhưng xem chúng có tầm quan trọng khác nhau. Để phát huy được vai
trò của mình, người tiêu dùng cần phải có kiến thức pháp luật, ý thức tự bảo vệ quyền lợi và
nhận thức đầy đủ, đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng. Theo Luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, người tiêu dùng có những quyền cơ bản sau đây: Được
bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao
dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;
Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn,
chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà
người tiêu dùng đã mua, sử dụng; Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không
tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ; Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá
cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác
liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Yêu
cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất
lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết; Khiếu nại, tố cáo, khởi
kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức
về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Trang 3
Thứ ba, người tiêu dùng có nghĩa vụ, kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với
thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình
và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ; Thông
tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu
hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính
mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Thứ tư, cùng với nhu cầu của con người đang ngày càng gia tăng có thể thấy con người đang
phải đối mặt với một mâu thuẫn lớn như nhu cầu tiêu dùng thì càng tăng trong khi các nguồn tài
nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Điều này gây ra rất nhiều bất ổn như chất lượng môi
trường đi xuống đồng nghĩa với chất lượng sống suy giảm, diễn biến của biến đổi khí hậu ngày
càng phức tạp gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân. Trong bối cảnh đó, phương án tối ưu
nhất để giải quyết những bất ổn này là tiêu dùng bền vững - là việc sử dụng các sản phẩm và
dịch vụ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi giảm thiểu
tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu độc hại; đồng thời hạn chế
phát thải các chất ô nhiễm trong suốt vòng đời của sản phẩm với mục tiêu không gây nguy hại
cho các thế hệ tương lai. Và hành vi của người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển xu hướng tiêu dùng. Tuy nhiên, thay đổi hành vi người tiêu dùng là một thách thức rất lớn
cho chính phủ vì nhiều khi ý định và hành động của con người không nhất quán. Các nhà hoạch
định chính sách trên thế giới đã đưa ra rất nhiều công cụ pháp lý để phát triển tiêu dùng bền
vững thông qua các quy định như tiêu chuẩn, quy chuẩn, lệnh cấm, các hình thức khuyến khích
kinh tế như thuế, trợ giá,…. Những hình thức này đã đem lại một số thành công nhất định.

Qua quá trình tiêu thụ sản phẩm người tiêu dùng mang lại lợi nhuận chỉnh cho các doanh
nghiệp. Người tiêu dùng còn giúp doanh nghiệp phát triển mở rộng sản xuất nâng cao chất
lượng sản phẩm thông qua nhu cầu của người tiêu dùng. Sự tín nhiệm của người tiêu dùng
mang lại giá trị to lớn và lâu dài cho doanh nghiệp. Người tiêu dùng là nhân tố thúc đẩy người

Trang 4
kinh doanh thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Ví dụ như khi công việc kinh doanh của một
doanh nghiệp ảnh hưởng xấu đến môi trường sống xung quanh thi để tồn tại doanh nghiệp đó
bắt buộc phải nhận trách nhiệm trước xã hội. Lựa chọn sản phẩm của người sản xuất có uy tín,
nói không với hàng hóa vi phạm, đặc biệt là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Khi mua hàng hóa
yêu cầu bên bán hàng cung cấp hóa đơn; cam kết thu hồi, bồi thường trong trường hợp hàng hóa
có khuyết tật. Đối với loại hàng hóa có bảo hành yêu cầu bên bán hàng thực hiện đầy đủ quy
định về bảo hành hàng hóa

Nguồn tham khảo:

1. https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-bao-chi-va-tuyen-truyen/kinh-te-chinh-
tri/giao-trinh-khong-chuyen-kinh-te-chinh-tri/20741778
2. https://luatminhkhue.vn/vai-tro-cua-to-chuc-xa-hoi-bao-ve-nguoi-tieu-dung-trong-viec-
giai-quyet-tranh-chap-tieu-dung.aspx
3. https://thuongxuan.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2021-11-23/DE-CUONG-GIOI-
THIEU-LUAT-BAO-VE-QUYEN-LOI-NGUOI-TI13wl0e.aspx

Trang 5

You might also like