Final pháp luật đại cương

You might also like

You are on page 1of 3

INTERNATIONAL SCHOOL

Thai Nguyen University CODE


Tan Thinh Ward, Thai Nguyen City, Vietnam
Tel.:+84. 0208.3.901678, Email: kqt@istnu.edu.vn
Website: www.istnu.edu.vn

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn thi: Pháp luật đại cương
Hình thức thi: Báo cáo tiểu luận
(Ngày nộp báo cáo: 19/7/2021)

Câu hỏi: Anh/Chị hãy nêu vai trò của Pháp luật ở nước ta. Theo Anh/Chị ở
nước ta hiện nay vai trò của Pháp luật đối với lĩnh vực nào là cần thiết? Vì sao?
Yêu cầu:

- Tiểu luận được đánh máy trên giấy A4 (font chữ Times New Roman, cỡ chữ
13, cách dòng before 0pt, after 0pt, line spacing 1.0) trong giới hạn 2 - 3 trang
theo mẫu (phía dưới đề thi). Tiểu luận được in một mặt, kẹp ghim góc phía trên
bên trái.
- Nội dung chia thành các mục (1, 2, 3...), tiểu mục (1.1, 1.2, 2.1, 2.2...) và đặt
tên mục đầy đủ, rõ ràng, phù hợp nội dung.
- Những tiểu luận giống nhau từ 20% trở lên sẽ bị chấm 0 (không) điểm.
- Tiểu luận được nộp về Phòng Bộ môn cho cô Nhung Trang - giáo vụ bộ môn
(tầng 1 nhà Điều hành) ./.

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN GIẢNG VIÊN

đã ký đã ký

TS. Dương Đức Minh ThS. Dương Đức Quảng


INTERNATIONAL SCHOOL
Thai Nguyen University
Tan Thinh Ward, Thai Nguyen City, Vietnam
Tel.:+84. 0208.3.901678, Email: kqt@istnu.edu.vn
Website: www.istnu.edu.vn

Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh Lớp: BAK9


Mã số sinh viên: DTQ1953401010044

BÀI LÀM1
Môn: Pháp luật đại cương

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện
thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
 Vai trò của pháp luật:
- Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố, tăng cường quyền lực Nhà nước, cụ thể:
+ Nhà nước không chỉ tồn tại để ban hành pháp luật mà nhà nước không thể tồn tại nếu
thiếu pháp luật. Mặt khác pháp luật không thể phát huy được hiệu lực nếu thiếu vai trò của
nhà nước. Nhu cầu về pháp luật là nhu cầu tự thân của bộ máy nhà nước bởi vì tất cả các cơ
quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Nếu
không có pháp luật hoặc pháp luật không hoàn thiện thì bộ máy nhà nước không thể tồn tại
và hoạt động, quyền lực nhà nước không thể phát huy. Vì vậy chỉ có thể sử dụng pháp luật
một cách nhuần nhuyễn, nhất quán thì quyền lực nhà nước mới được củng cố, tăng cường.

- Pháp luật là phương tiện quản lí xã hội.


+ Nhà nước là đại diện chính thức của quần thể xã hội nên nhà nước có chức năng quản lý
xã hội. Nhà nước sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để quản lý xã hội nhưng pháp luật là
phương tiện quan trọng nhất, chủ yếu nhất và hiệu quả nhất do tính chất phức tạp và phạm
vi rộng lớn của chức năng quản lý xã hội, nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô cho nên việc
quản lý xã hội được thực hiện chủ yếu bằng hệ thống pháp luật.

- Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ xã hội mới.
+ Ngoài việc điều chỉnh những quan hệ xã hội đã và đang tồn tại, pháp luật còn có tính tiên
phong, định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển, tức là pháp luật còn tạo ra những mối
quan hệ xã hội mới mặc dù những mối quan hệ luôn vận động và thay đổi không ngừng,
nhưng chúng cũng vận động theo quy luật nhất định mà con người có thể nhận thức được.
Vì vậy trên cơ sở khoa học pháp luật cần đặt ra những quy phạm pháp luật định hướng cho
các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự ổn định tiến bộ.

- Pháp luật tạo ra một môi trường ổn định cho quan hệ quốc tế.
+ Pháp luật luôn giữ vai trò giữ gìn sự ổn định và phát triển của xã hội. Ổn định của các
quốc gia là điều kiện quan trọng trong tạo dựng các mối quan hệ xã giao quốc tế, điều đó
được thể hiện bằng việc các quốc gia phải có hệ thống pháp luật ổn định, đồng bộ để điều
chỉnh các chủ thể nước ngoài có quan hệ với các chủ thể trong nước theo quy định các quốc
gia trở tại và quy định pháp luật quốc tế.

 Theo Anh/Chị ở nước ta hiện nay vai trò của Pháp luật đối với lĩnh vực nào là cần thiết?
Vì sao?

1
Sinh viên làm bài không quá 03 mặt giấy A4
INTERNATIONAL SCHOOL
Thai Nguyen University
Tan Thinh Ward, Thai Nguyen City, Vietnam
Tel.:+84. 0208.3.901678, Email: kqt@istnu.edu.vn
Website: www.istnu.edu.vn
Theo quan điểm riêng của em, đối với xã hội Việt Nam hiện nay, pháp luật đối với
việc thiết lập, củng cố, tăng cường quyền lực Nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan
trọng, bởi nó là cơ sở để bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động.
- Như chúng ta đã biết, nhu cầu về luật pháp là nhu cầu vô cùng cấp thiết của bộ máy quốc
gia. Bộ máy nhà nước là một thiết chế phức tạp bao gồm nhiều bộ phận (nhiều loại cơ quan
quốc gia). Để bộ máy đó hoạt động có hiệu quả, cần đòi hỏi phải xác định đúng chức năng,
thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi loại cơ quan, trong đó mỗi cơ quan phải xác lập mối quan
hệ đúng đắn giữa chúng; phải có những phương pháp tổ chức và hoạt động thích hợp để tạo
ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực thi quyền lực quốc gia. Tất những
điều đó chỉ có thể thực hành được khi dựa trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và
quy định cụ thể của luật pháp.
Ví dụ thực tế cho thấy rằng, khi chưa có một hệ thống quy phạm luật pháp về tổ chức
đầy đủ, đồng bộ, và chính xác để làm cơ sở cho việc củng cố và hoàn thiện bộ máy quốc gia
thì dễ dẫn đến tình trạng trùng, chồng chéo, thực hành không đúng chức năng, thẩm quyền
của một số cơ quan quốc gia, bộ máy sẽ sinh ra cồng kềnh và kém hiệu quả.Vì thế, pháp luật
có vai trò quan yếu trong việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi loại cán
bộ, mỗi cán bộ làm việc trong từng cơ quan cụ thể của bộ máy quốc gia. Nhờ có luật pháp,
các hiện tượng lạm quyền, bao biện, vô trách nhiệm... Của hàng ngũ viên chức nhà nước dễ
dàng được phát hiện và loại trừ.
- Ngoài ra, đối với nhà nước Việt Nam hiện nay, pháp luật còn đóng vai trò rất cần thiết để
nhà nước triển khai các chính sách của nhà nước một cách nhanh chóng, quản lý xã hội, đời
sống xã hội một cách hiệu quả. Bởi lẽ để mang lại đời sống hạnh phúc cho nhân dân, nhà
nước cần sử dụng pháp luật, để quản lí đời sống xã hội để tạo ra một trật tự xã hội phù hợp
với ý chí của Nhà nước.
Cũng như trong điều 12 – Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước quản lí xã hội
bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa...”. Dựa trên những
thuộc tính đó, có thể khẳng định pháp luật đã trở thành công cụ quản lí hiệu quả nhất trong
các công cụ quản lí xã hội, và đó cũng là công cụ không thể thay thế trong giai đoạn phát
triển của Việt Nam hiện nay.
- Tóm lại, trong giai đoạn của công cuộc đổi mới đất nước như hiện nay, pháp luật là một
nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là đối với việc tăng
cường phát triển, tăng cường quyền lực Nhà nước. Việc tăng cường vai trò của pháp luật
được đặt ra như một tất yếu khách quan đối với Việt Nam, không chỉ nhằm mục đích xây
dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các
giá trị chân chính.

You might also like