You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2021 - 2022

ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN


Đề số 01

Họ và tên sinh viên : Dương Thị Linh Chi


Mã sinh viên : 21111110015
Lớp : ĐH11QĐ2
Tên học phần : Kỹ năng mềm
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Lý

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022


MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................... 3

PHẦN NỘI DUNG

I. Khái niệm và nguyên tắc lãnh đạo nhóm, ưu điểm và nhược điểm
của phong cách lãnh đạo chuyên quyền…………………………………… 4
1, Khái niệm và nguyên tắc lãnh đạo nhóm……………………………….. 4

2, Ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo chuyên quyền…….. 5

II. Vai trò của kỹ năng lắng nghe trong cuộc sống……………………….. 6

III. Đề xuất phong cách lãnh đạo phù hợp với đề bài……………………… 7

KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 8
LỜI MỞ ĐẦU
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về tính cách con người,
không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm được. Đây là một khái niệm rộng. Kỹ
năng mềm bao hàm trong nó rất nhiều kỹ năng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư
duy sáng tạo, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, tổ chức công việc....
Trong khi kỹ năng chuyên môn (kỹ năng “cứng”) chỉ giúp sinh viên bước chân qua
một
cánh cửa thì kỹ năng con người, kỹ năng mềm của bạn mới là thứ giúp mở ra thêm cho
ta
thêm nhiều cánh cửa phía trước. Đạo đức nghề nghiệp, thái độ đối với công việc, kỹ
năng
giao tiếp, trí tuệ tình cảm và đức tính, giá trị cá nhân khác là những kỹ năng mềm
không thể thiếu để các sinh viên phát triển nghề nghiệp.
Kỹ năng mềm ngày càng quan trọng như kỹ năng cứng trong lực lượng lao động
ngày
nay. Chỉ thuần túy được đào tạo tốt về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn là chưa đủ nếu
không được phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng quan hệ con người, xây dựng đội
nhóm giúp người ta giao tiếp, tương tác và hợp tác với nhau hiệu qủa hơn. Những kỹ
năng con người này đang trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết với các tổ chức trong bối
cảnh phải tìm ra các cách có ý nghĩa để duy trì sức cạnh tranh và năng suất lao động.
Mỗi kỹ năng mềm đều thiết yếu đối với sự phát triển cá nhân cũng như thành công của
tổ chức, phát triển chúng đóng một vai trò quan trọng.
Vì vậy, với môn học Kỹ năng mềm em được học tại trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội, em mong muốn được hoàn thiện hơn về những kỹ năng mềm của
mình, cũng như có thể sử dụng thành thạo các kỹ năng đó để giải quyết công việc được
giao một cách chính xác và tốt nhất.
PHẦN NỘI DUNG

1.

 Khái niệm và nguyên tắc lãnh đạo nhóm


- Khái niệm: Lãnh đạo nhóm là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng tích cực đến
các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành những mục tiêu mong muốn.

- Nguyên tắc: Khả năng phát huy những điều tốt nhất ở bản thân và người khác là một
trong những điều quan trọng để trở thành một thủ lĩnh có kỹ năng quản lý và nâng cao
hiệu quả khi làm việc nhóm.

- Khuyến khích óc sáng tạo

- Phát sinh những ý kiến mới

- Học cách ủy thác

- Khuyến khích mọi người phát biểu

- Mỗi thành viên phải có khả năng thực hiện vai trò của mình chí ít cũng như
người khác

- Theo em Hoa đã áp dụng phong cách lãnh đạo chuyên quyền

 Ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo chuyên quyền

- Ưu điểm: Phong cách chuyên quyền gắn liền với sự độc đoán có vẻ tiêu cực khi làm
việc trong một tập thể. Tuy nhiên, tính chất chuyên quyền sở hữu những ưu điểm mà
các lãnh đạo khác không có được. Khi người lãnh đạo là người hiểu biết nhất trong
nhóm, phong cách chuyên quyền có thể dẫn đến các quyết định nhanh chóng và hiệu
quả trong điều hành doanh nghiệp.
 Hạn chế sự trì trệ: Theo đó, người đứng đầu sẽ tự mình vạch ra kế hoạch tối ưu nhất và
yêu cầu các thành viên thực hiện theo chỉ thị của mình. Nhờ vậy, ngăn chặn các doanh
nghiệp hoặc dự án bị trì trệ do tổ chức kém hoặc thiếu sự thống nhất.
 Thử thách năng lực nhân viên: Trong những tình huống như vậy, các nhà lãnh đạo độc
đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân buộc phải thực hiện nhiệm vụ đúng
thời hạn được giao. Một số dự án đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ để hoàn thành công
việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
 Tạo áp lực tích cực: giúp các thành viên trong tổ chức phải trau dồi thường xuyên để có
kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả. Suy cho cùng, điều này sẽ có lợi cho sự
thành công của toàn doanh nghiệp.
 Nó phù hợp khi người lao động không có sáng kiến hoặc chưa trưởng thành: Các nhà
lãnh đạo chuyên quyền có thể quan trọng trong một số tổ chức nhất định nếu họ tuân
thủ những gì công ty yêu cầu theo chính sách mà họ đã thiết lập. Một số công nhân
không có sáng kiến riêng của họ và trong những trường hợp này có thẩm quyền giám
sát và chỉ đạo họ có thể giúp họ làm việc tốt hơn, đặc biệt trong những trường hợp xử
lý một số tiền lớn và lỗi có thể rất tốn kém.

- Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên, những người lạm dụng phong cách lãnh
đạo độc đoán này thường bị gắn với cái mác bảo thủ và độc tài. 

 Phong cách lãnh đạo độc đoán dễ dẫn đến sự bất đồng quan điểm và phẫn nộ giữa các
thành viên trong nhóm.
 Các nhà lãnh đạo độc đoán có xu hướng bỏ qua những đề xuất mới và không tham
khảo ý kiến của các thành viên khác. Vì vậy, các thành viên cảm thấy kỹ năng và ý
kiến đóng góp của mình không được tôn trọng và không hài lòng.
 Tính chất độc đoán của người đứng đầu có thể loại bỏ các giải pháp sáng tạo cho các
vấn đề, như vậy sẽ làm tổn hại đến thành công chung của nhóm. Trong khi đó lực
lượng lao động ngày nay được giáo dục tốt hơn về kỹ năng và kiến thức và xu hướng
hiện đại khuyến khích việc ra quyết định ở tất cả các cấp bậc.

 Vai trò của kỹ năng lắng nghe trong cuộc sống.


 Thoả mãn nhu cầu của người nói: Bạn cảm thấy thế nào khi mà nghe bản thân mình nói
xong mà đối phương cứ hỏi đi hỏi lại những gì mà bạn vừa nói. Chắc chắn bạn sẽ cảm
thấy đối phương đang không tôn trọng mình và không muốn nghe mình nói , khi đó
bạn sẽ không muốn giao tiếp với người đó nữa. “Người nói phải có người nghe” khi
chúng ta chú ý lắng nghe người khác nói là chúng ta đang thể hiện sự quan tâm và tôn
trọng của mình đối với người nói từ đó tạo ra sự đồng cảm tương giao lẫn nhau làm
cho mối quan hệ càng gắn bó và tốt đẹp hơn.
 Thu thập được nhiều thông tin: Đê thu thập thông tin thì chúng ta có rất nhiều cách
khác nhau như thông qua giao tiếp với người khác, thông qua sách báo thông qua
truyền hình... Nhưng cách thu thập thông tin nhiều nhất và hiệu quả nhất là thông qua
quá trình giao tiếp với người khác. Và khi giao tiếp thì phương tiện mọi người sử dụng
là ngôn ngữ và lời nói. Có người thì nói thẳng ý muốn nói hay thông tin cần biểu đạt
(đi thẳng vào vấn đề). Nhưng có người thì họ không muốn nói thẳng, họ không nói tực
tiếp (đi lòng vòng) và muốn hiểu được ẩn ý trong lời nói của họ thì ta cần phải lắng
nghe. Khi lắng nghe chúng ta sẽ tập trung cao độ để tiếp nhận thông tin và suy nghĩ tìm
ra ẩn ý, thông điệp thực sự trong lời nói của đối phương.
 Hạn chế được những sai lầm trong giao tiếp: Khi chúng ta chú ý lắng nghe sẽ tránh
được tình trạng nghe nhầm, nghe không đầy đủ thông tin dẫn đến việc thu thập thông
tin thiếu chính xác khiến chúng ta không hiểu hoặc hiểu sai vấn đề, khi đó chúng ta lại
phải yêu cầu người nói nói lại vấn đề hoặc chúng ta lại tốn thêm thời gian để suy nghĩ
lại những thông tin mà chúng ta vừa nghe được.
 Tạo không khí biết lắng nghe nhau trong giao tiếp: Khi chú ý lắng nghe đối phương
trình bày ta có thể hiểu vấn đề hơn và hai bên dễ có sự đồng cảm, chia sẻ với nhau từ
đó có thể tin tưởng nhau hơn và mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhau. Mỗi một người
là một mắt xích trong quan hệ hợp tác, mắt xích nào cũng cố gắng tăng cường hợp tác
chặt chẽ với các mắt xích còn lại tạo nên một mạng lưới hợp tác rộng rãi và bền vững.
 Giúp giải quyết được nhiều vấn đề: Lắng nghe giúp chúng ta có thể tìm ra giải pháp tối
ưu để giải quyết vấn đề. Khi chú ý lắng nghe chúng ta có thể nắm bắt nhanh chóng,
chính xác và khách quan từ đó đề xuất ra những giải pháp tối ưu cho vẫn đề cần giải
quyết như: đưa ra câu trả lời hợp lí, giải quyết xung đột, tranh chấp, thuyết phục mọi
người, đưa ra quyết định đúng đắn...

Nói tóm lại thì lắng nghe có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp của người với
người. Lắng nghe chính là chìa khóa để con người mở cánh cửa trái tim của người
khác. Vì vậy hãy cố gắng rèn luyện kĩ năng lắng nghe và các kĩ năng mềm khác ngay
từ bây giờ nhé!

3.

Nếu là Hoa em sẽ không vận dụng phong cách lãnh đạo chuyên quyền như trên. Mà em
sẽ vận dụng phong cách lãnh đạo dân chủ. Phong cách lãnh đạo dân chủ là một hình
thức quản lý mà người lãnh đạo sử dụng uy tín và mức độ ảnh hưởng của mình tác
động đến những người dưới quyền trong công ty. Lý giải một cách dễ hiểu là nhà lãnh
đạo không lấy vị thế, chức vụ, quyền lực của mình để tác động vào cấp dưới. Mà thay
vào đó họ sẽ khuyễn khích, động viên nhân viên. Không yêu cầu cấp dưới phải phục
tùng mệnh lệnh được bản thân đặt ra một cách tuyệt đối. Trước khi đưa ra quyết định
thường lấy ý kiến của các nhân viên để đi đến thống nhất chung. Họ thường thể hiện
các đức tính như trung thực, thông minh, can đảm, sáng tạo, xuất sắc và công bằng.

Ưu điểm của phong cách này là:

 Thứ nhất, khuyến khích các thành viên trong công ty tham gia vào các công việc
chung. Nhờ vậy mà giúp họ hòa nhập và gắn kết với nhau được tốt hơn. Đồng thời,
phong cách lãnh đạo này cũng giúp nhân viên hiểu nhau hơn để tạo nên kết quả công
việc tốt nhất và sẵn sàng cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
 Thứ hai, giúp nhà quản lý mở rộng quan điểm và góc nhìn của bản thân. Thông qua
cách quản lý dân chủ, các bạn sẽ tiếp nhận nhiều ý kiến và kinh nghiệm hơn, từ đó có
nhiều thông tin hữu ích cho việc ra quyết định chính xác hơn. Nhờ vậy mà kế hoạch
hoặc chiến dịch được lên một cách khách quan và toàn diện nhất.
 Thứ ba, giúp nhà quản lý giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả hơn. Nhiều người
đưa ra quan điểm và ý kiến trong một vấn đề. Từ đó sẽ nhanh chóng tìm được giải
pháp tiềm năng nhất để hạn chế rủi ro và điều chỉnh công việc hợp lý.
 Thứ tư, phong cách lãnh đạo này giúp xây dựng văn hoá công ty hiện đại và chuyên
nghiệp hơn. Lãnh đạo sẽ lắng nghe ý kiến của nhân viên, hiểu mong muốn của họ để có
những thay đổi tích cực hơn. Nhờ đó mà nhân viên với công ty gắn kết hơn, các thành
viên cũng thân thiết với nhau hơn.
 Thứ năm, nó có thể đem ứng dụng trong nhiều môi trường doanh nghiệp khác nhau mà
vẫn tạo hiệu quả cao.

Bên cạnh những ưu điểm thì phong cách này vẫn còn những khuyết điểm sau:

You might also like