You are on page 1of 3

5. So sánh trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm.

* Giống nhau:
- Đều là khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động.
- Điều kiện hưởng trợ cấp: Người lao động làm việc thường xuyên từ 12 tháng
trở lên cho người sử dụng lao động bị mất việc
+ Thời gian làm việc để tính trợ cấp: Là tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi
thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi
trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
+ Tiền lương để tính trợ cấp: Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo
hợp đồng lao động trước khi NLĐ nghỉ việc

* Khác nhau

Tiêu chí Trợ cấp thôi việc Trợ cấp mất việc làm
Căn cứ pháp lý Điều 46 BLLĐ năm 2019 Điều 47 BLLĐ năm 2019
- Do hết hạn hợp đồng;
- Đã hoàn thành công việc theo
hợp đồng;
- Các bên thỏa thuận chấm dứt
hợp đồng;
- NLĐ bị kết án tù nhưng
không được hưởng án treo
hoặc không được trả tự do, tử
hình hoặc bị cấm làm công
việc ghi trong hợp đồng lao
- Do NSDLĐ thay đổi cơ
động;
cấu, công nghệ hoặc vì lí
- Người lao động chết; bị Tòa
do kinh tế;
án tuyên bố mất năng lực hành
- Do chia, tách, hợp nhất,
Trường hợp vi dân sự, mất tích hoặc đã
sáp nhập; bán, cho thuê,
được hưởng trợ chết;
chuyển đổi loại hình doanh
cấp - Người sử dụng lao động là cá
nghiệp; chuyển nhượng
nhân chết; mất năng lực hành
quyền sở hữu, quyền sử
vi dân sự, mất tích hoặc đã
dụng tài sản của doanh
chết. Người sử dụng lao động
nghiệp, hợp tác xã.
không phải là cá nhân chấm
dứt hoạt động hoặc không có
người đại diện theo pháp luật;
- Đơn phương chấm dứt
HĐLĐ hợp pháp. (Trừ trường
hợp NLĐ đủ điều kiện hưởng
lương hưu, NLĐ bị chấm dứt
HĐLĐ do tự ý bỏ việc từ 05
ngày liên tục trở lên mà không
có lý do chính đáng)
Mức hưởng Được hưởng một khoản tiền Được hưởng một khoản
tương ứng với số năm làm việc tiền tương ứng với số năm
làm việc của người lao
động. Mỗi năm làm việc
của người lao động. Mỗi năm trả 1 tháng tiền lương
làm việc trả 1 nửa tháng tiền tương ứng, nhưng ít nhất
lương tương ứng. bằng 2 tháng tiền lương.

4. Tình huống 4:
Người lao động và người sử dụng lao động đều xác định ông Phạm Văn vào
làm việc cho Công ty cổ phần TDHS từ năm 2001, tuy nhiên các bên chỉ cung
cấp được bản hợp đồng lao động không xác định thời hạn được ký ngày
01/5/2004. Trên cơ sở lời khai của hai bên, tòa án xác định thời điểm bắt đầu
làm việc của ông Văn là 08/8/2001. Ngày 18/3/2011 ông Văn được bổ nhiệm
làm Tổng giám đốc kể từ ngày 01/4/2011. Ngày 18/4/2011 ông nộp đơn xin
thôi việc kể từ ngày 30/9/2011, công ty chấp nhận cho ông thôi việc từ ngày
01/7/2011. Ông Văn cho rằng công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động trái pháp luật nên ông khởi kiện. Phía công ty phản tố cho rằng ông Văn
xin nghỉ ngày 30/9/2011 nhưng thực tế ông Văn đã nghỉ từ ngày 19/4/2011 nên
ông Văn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với công ty do vi
phạm thời gian báo trước nên phải bồi thường. Trong quá trình giải quyết vụ
việc, ông Văn thừa nhận ông chính thức nghỉ việc từ 01/7/2011. Phía công ty
xuất trình chứng cứ chứng minh việc không chấp nhận các đơn xin nghỉ phép
và nghỉ không lương của ông Văn từ ngày 25/4/2011 đến 30/9. Tòa án cho rằng
việc ông Văn không được sự đồng ý của công ty nhưng vẫn nghỉ việc riêng
không hưởng lương là vi phạm kỷ luật lao động chứ không phải là hành vi đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó không chấp nhận yêu cầu phản tố
của phía công ty.
Yêu cầu: Giả sử bạn là luật sư của bên nguyên đơn hoặc bị đơn, hãy đưa ra các
lập luận để bảo vệ cho thân chủ của mình.

Trả lời: Giả sử là luật sư của Công ty cổ phần TDHS (bị đơn).
Các lập luận nhóm sẽ đưa ra để bảo vệ cho thân chủ của mình như sau:
- Vào ngày 18/4/2011, nguyên đơn là ông Văn đã nộp đơn xin thôi việc kể từ
ngày 30/9/2011. Trong khi đó hợp đồng lao động giữa ông Văn và CTCP
TDHS là hợp đồng lao động không xác định thời hạn được ký ngày 01/5/2004.
Nên theo Điểm a Khoản 1 Điều 35 BLLĐ 2019 ông Văn chỉ cần báo trước cho
CTCP TDHS ít nhất 45 ngày.
- Theo như đơn xin thôi việc, ông Văn sẽ nghỉ từ ngày 30/9/2011, có nghĩa là
kể từ ngày nộp đơn (18/04/2011) đến trước ngày nghỉ chính thức (cụ thể đến
ngày 29/09/2011) ông Văn vẫn phải đi làm đầy đủ như bình thường. Nhưng
trên thực tế ông đã tự ý nghỉ làm từ ngày 19/04/2011 là không đúng với quy
định.
- Ngoài ra phía công ty cũng xuất trình chứng cứ chứng minh việc không chấp
nhận các đơn xin nghỉ phép và nghỉ không lương của ông Văn từ ngày
25/4/2011 đến 30/9. Có thể thấy mặc dù không có sự chấp thuận của công ty
nhưng ông Văn vẫn tự ý nghỉ làm không đến công ty làm việc từ ngày
19/04/2011. Vì vậy, công ty hoàn toàn có cơ sở để cho rằng ông Văn đã tự ý bỏ
việc không có lí do chính đáng. Theo điểm e Khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019,
CTCP TDHS có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông
Văn.
- Và theo Khoản 3 Điều 36 BLLĐ 2019, phía công ty cũng không phải báo
trước cho người lao động biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
này. Công ty chấp nhận cho ông Văn thôi việc từ ngày 01/7/2011 là phù hợp
theo quy định của pháp luật.

You might also like