You are on page 1of 7

Bài 18: HỆ THỐNG LÀM MÁT

1. Mục đích
- Giúp học sinh nắm được sơ đồ kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát
trên động cơ.
- Phân biệt được nhiều kiểu làm mát của động làm mát bằng gió, bằng chất lỏng.
- Giúp học sinh tìm hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của bơm nước và tác dụng
của van hằng nhiệt.
- Nắm được công việc điều chỉnh độ căng dây curoa.
2. Yêu cầu
- So sánh được ưu nhược của các hệ thống làm mát.
- Thành thạo động tác tháo lắp bơm.
- Kiểm tra được tình trạng làm việc của van hằng nhiệt.
- Rèn luyện tính chủ động trong việc điều chỉnh độ căng dây curoa.
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
3. Nội dung
3.1. Nhiệm vụ của hệ thống làm mát
Trong quá trình động cơ làm việc sinh ra nhiệt lượng lớn. Nhiệt độ của khí cháy có
thể lên tới 25000C, trong toàn bộ nhiệt lượng này chỉ có khoảng 25% biến thành công có
ích, vào khoảng 45% nhiệt lựơng tổn thất cho khí thải hoặc ma sát và khoảng 30% nhiệt
lượng còn lại truyền cho các chi tiết của động cơ. Lượng nhiệt do các chi tiết động cơ hấp
thu, phải được truyền ra môi trường bên ngoài để tránh sự quá nhiệt cho các chi tiết và dẫn
đến sự bó kẹt. Vì vậy cần có hệ thống làm mát
3.2. Phân loại
- Căn cứ vào môi chất làm mát, người ta chia hệ thống làm mát ra làm hai loại:
+Làm mát bằng gió thường được ứng dụng trên các động cơ cỡ nhỏ như xe
máy..
+Làm mát bằng nước thường ứng dụng trên các động cơ trung bình, vừa và
lớn
- Trong hệ thống làm mát bằng nước có ba loại:
+ Bốc hơi, thường dùng cho động cơ có xylanh nằm ngang trên các máy nông
nghiệp, tĩnh tại cỡ nhỏ.
+ Đối lưu tự nhiên thích hợp với động cơ tĩnh tại.
+ Đối lưu cưỡng bức, ứng dụng trên ôtô máy kéo, tàu thuỷ, tàu hoả, tĩnh tại.
- Căn cứ vào số vòng tuần hoàn và kiểu tuần hoàn, người ta phân hệ thống làm mát
ra làm các loại sau:
+ 1 vòng tuần hoàn kín trên ôtô thường ứng dụng
+ 1 vòng tuần hoàn hở, một số xuồng máy cỡ nhỏ, máy bơm nước cỡ nhỏ...
+ 1 vòng tuần hoàn kín, 1vòng tuần hoàn hở, thường ứng dụng trên tàu thủy,
máy phát điện gần biển...
3.3. Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức một vòng kín

Hình 17.1. Sơ đồ hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức 1 vòng kín
1- két làm mát; 2- van hằng nhiệt; 3- nhiệt kế; 4- ống dẫn nước về ; 5- ống dẫn
nước nóng vào két nước; 6- ống dẫn nước khi động cơ nguội; 7- bơm nước; 8-
ống phân phối nước; 9- van xả nước; 10- bình làm mát dầu nhờn; 11- ống dẫn
nước về bơm; 12- quạt gió.

Nguyên lý làm việc:


Bơm nước 7 hút nước từ két làm mát thông qua ống hút 11, rồi đẩy vào làm mát động
cơ, nước ra khỏi động cơ đi theo đường 5 tới van hằng nhiệt 2, tại đây tùy theo nhiệt độ
của nước làm mát mà van hằng nhiệt sẽ dẫn nước về két làm mát (khi nhiệt độ của nước
cao lớn hơn khoảng 80 ÷ 95 0C) hoặc đi theo đuờng nối tắt 6 về lại đường hút của bơm
nước (nếu nhiệt độ nước còn thấp). Khi nước đi vào két làm mát tại đây nó nhả nhiệt và
được hạ thấp nhiệt độ.
3.4. Qui trình tháo lắp bơm nước
3.4.2. Các loại bơm thường dùng
- Dùng trên ôtô: bơm li tâm (bơm cánh guồng).
- Dùng trên tàu thủy: bơm piston, bánh răng, cánh hút, cánh guồng.
Hình . Bơm nước kiểu li tâm
1-quạt gió; 2-buli; 3-đùm gắn buli; 4-bạc buli; 5-vòng bi; 6-trục bơm; 7-cánh
bơm; 8-thân bơm; 9,10,11-phớt làm kín nước; 12-ống nước vào
3.4.3. Qui trình tháo lắp bơm nước kiểu li tâm
*Tháo
- Mở nắp ca bô xả nước trong máy.
- Tháo ống cao su dẫn nước.
- Két nước.
- Tháo dây đai dẫn động bơm và các chi tiết liên quan
- Tháo bơm ra khỏi xe và vệ sinh bơm để tháo chi tiết
- Tháo cánh quạt gió.
- Nắp bơm nước
- Tháo puli dẫn động bơm nước.
- Vam (đóng) cánh quạt nước ra.
- Tháo 2 phanh hãm đầu trục bơm lấy phốt (roăng) bao kín, lò xo ra.
- Ép trục và vòng bi ra khỏi vỏ bơm.
- Ép vòng bi ra khỏi trục.
*Lắp
Ngược với qui trình tháo, cần chú ý:
- Khi tháo lắp vòng bi và trục bơm phải xác định chiều để ép.
- Khi ép vòng bi khỏi trục phải xác định loại ổ bi tháo rời hay cố định.
- Khi lắp tránh vỡ phốt chắn và gẫy cánh quạt nước.
3.5. Van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt tác dụng tự động khống chế để ổn định nhiệt độ động cơ. Khi ở trạng
thái bình thường nắp van chính luôn luôn đóng, khi ở trạng thái làm việc (nhiệt độ nước từ
80 đến 900C) van chính phải mở ra. Nếu lấy van ra ngoài thì van phải trở về vị trí bình
thường.
Phương pháp kiểm tra van hằng nhiệt như sau:
1) Xả nước làm mát
2) Tháo đầu ống nước đến bơm nước
3) Tháo ống dẫn có chứa van hằng nhiệt và lấy van ra ngoài
4) Kiểm tra độ mở cuả van theo nhiệt độ
5) Van hằng nhiệt bắt đầu mở ở nhiệt độ từ 800C đến 840C
6) Độ mở của van phải từ 8 mm trở lên ở nhiệt độ 950C
7) Nếu các thông số trên không đạt phải thay van mới

Hình17.2 . hệ thống làm mát


động cơ YAZ469

1-két sưởi ấm, 2-van nối, 6-


van hằng nhiệt, 8-ống nước
về, 9-nắp két nước, 12-bình
nước phụ,16-bơm nước, 17-
ống nối tắt, 18-quạt gió, 19-
két nước, 20-van xả nước, 21-
đường ống hút của bơm, 22-
động cơ, 23-cảm biến nhiệt độ
nước làm mát.

3.5. Nắp két nước


Nắp két nước có 2 van: van giảm áp, van áp suất. Phải sử dụng dụng cụ chuyên dùng,
cung cấp áp lực để kiểm tra nắp két nước:
-Van giảm áp sẽ mở ở áp suất từ 0,75 ÷ 1,05 kg/cm2
-Áp suất mở không được thấp hơn 0,6 kg/cm2. Nếu áp suất mở bé hơn áp suất cho
phép thì thay nắp mới.

Hình17.3 . Nắp két nước


a) Van áp suất haọt động b) Van chân không hoạt động
3.6. Điều chỉnh độ căng dây đai
Tùy thuộc từng loại động cơ mà có những yêu cầu về sức căng dây đai, trong quá
trình làm việc lâu dài của động cơ hoặc khi thay, tháo lắp bơm nước, máy phát ta phải tiến
hành điều chỉnh lại sức căng dây đai.
*Với loại điều chỉnh bằng cách điều chỉnh vị trí máy phát (hình 17.4) các bước điều
chỉnh:
- Nới ốc hãm điều chỉnh máy phát.
- Dùng cây nạy máy phát ra ngoài khóa
ốc hãm lại.
- Kiểm tra độ chùng dây đai thường khi
ta ấn nhẹ tay lên dây đai thì độ chùng dây đai
khoảng 10 đến 15 mm.
* Với loại như hình17.5 thì điều chỉnh
độ căng đai bằng bánh căng đai 11
* Với loại như hình17.6 thì điều chỉnh
độ căng đai bằng cơ cấu căng đai 1

Hình 17.4 Một kiểu lắp dây đai

Hình 17.5 . Lắp dây đai Hình 17.6 . Kiểm tra độ căng dây
1-2, 5-6-dấu trên các bánh đai trục cam và đai
nắp máy; 8-9-dấu trên bánh đai trục khuỷu 1-cơ cấu căng dây; 2-puli bơm
và thân máy; 4-bánh đai bơm nước; 3-7- nước; 3-puli trục khuỷu; 4-thanh
bánh đai trục cam; 11-bánh căng đai tỳ; 5-chốt tỳ; 6-đuôi chốt tỳ
Ngoài ra còn có nhiều phương pháp căng dây đai bơm nước tùy thuộc vào từng loại
động cơ khác nhau. Vì vậy tùy vào từng trường hợp cụ thể mà ta xem xét để điều chỉnh
cho đúng và hiệu quả.
3.6. Qui trình súc rửa két nước
Cần chú ý không mở nắp két nước khi nhiệt độ nước còn quá nóng, bởi có thể gây
bỏng nặng cho con người.
Các bước thực hiện thay nước làm mát:
1) Mở nắp két nước
2) Đặt chậu đựng nước,tháo van xả nước ở phía dưới két làm mát
3) Tháo nút xả nước bố trí trên thân máy
4) Dùng vòi nước đưa nước vào két nước đến khi thấy nước chảy ra thân máy
và đáy két nước trở nên sạch
5) Xiết chặt các van xả nước
6) Đổ nước ra khỏi thùng nước dự trữ và súc rửa sạch sẽ
7) Đổ nước vào thùng nước dự trữ đến vạch FULL
8) Đổ nước vào két nước đến mức qui định
9) Đậy nắp két nước.
10) Kiểm tra sự rò rỉ nước.
4. Câu hỏi kiểm tra ôn tập
1. So sánh ưu nhược điểm của hệ thống làm mát bằng nước và gió.
2. Độ căng dây đai nếu ta điều chỉnh quá căng hoặc quá chùng sẽ có những ảnh
hưởng gì đến việc làm mát động cơ bằng nước?

You might also like