You are on page 1of 15

Fanpage Dược lâm sàng – Thông tin thuốc

Mục lục

Semaglutide 1 lần/tuần ở người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì 3
 Khánh Ngân

Phác đồ 4 tháng rifapentine có hoặc không có moxifloxacin cho bệnh lao 4


 Thùy Dung

Empagliflozin trong suy tim bảo tồn phân suất tống máu 5
 Hồng Hảo

Ảnh hưởng của muối thay thế trên biến cố tim mạch và tử vong 7
 Phương Thảo

Duy trì hay ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe chính 9
 Đinh Thủy

Molnupiravir – Thuốc điều trị COVID-19 đường uống cho bệnh nhân ngoại trú 10
 Đinh Thủy

So sánh molnupiravir và Paxlovid trong điều trị COVID-19 13


 Nhóm tổng hợp điểm tin NEJM

Hiệu đính
DS. Phan Quang Khải
DS. Trần Thị Thu Thủy
DS. Từ Phạm Hiền Trang
DS. Phạm Thị Hảo
DS. Hà Mỹ Ngọc

2
Fanpage Dược lâm sàng – Thông tin thuốc

Semaglutide 1 lần/tuần ở người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì
Vấn đề lâm sàng
Khuyến cáo lâm sàng gợi ý, bên cạnh chế độ ăn và tập luyện, can
thiệp bằng thuốc là cần thiết để giảm cân ở người trưởng thành có
BMI ≥30 (hoặc ≥27 nếu có các yếu tố đồng mắc khác). Rào cản
trong sử dụng thuốc bao gồm hiệu lực hạn chế, biến cố có hại, và
chi phí. Semaglutide tiêm dưới da, một thuốc đồng vận GLP-1
được FDA chấp thuận cho đái tháo đường týp II ở người trưởng
thành, cho thấy mối liên quan tới hiệu lực giảm cân ở các thử
nghiệm lâm sàng trước.

Thử nghiệm lâm sàng


Một thử nghiệm phase 3, mù đôi, ngẫu nhiên hoá, có đối chứng, có
sử dụng liệu pháp thay đổi lối sống, so sánh semaglutide với giả
dược ở những người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì mà không
mắc đái tháo đường.
1961 BN được chỉ định 2,4mg semaglutide tiêm dưới da (tăng liều
từ từ đến 2,4mg) hoặc giả dược hàng tuần trong 68 tuần; cả hai
nhóm đều được tư vấn về chế độ ăn uống và tập luyện. Các tiêu chí
chính là tỷ lệ phần trăm thay đổi trọng lượng cơ thể và mức giảm
cân nặng ≥5%.

Kết quả
Hiệu lực:
Vào tuần 68, cân nặng trung bình giảm nhiều hơn ở nhóm
semaglutide so với giả dược (14,9% so với 2,4%; khác biệt được
ước tính, −12,4%; khoảng tin cậy 95%, −13,4 đến −11,5). Ngoài
ra, nhiều BN nhóm semaglutide giảm ≥5% trọng lượng hơn nhóm
giả dược (86,4% so với 31,5%).
An toàn:
Các biến cố có hại, chủ yếu trên đường tiêu hóa, thường ở mức nhẹ
- trung bình nhưng dẫn đến việc ngừng điều trị ở 7,0% nhóm
semaglutide và 3,1% nhóm giả dược. Các biến cố có hại nghiêm
trọng, chủ yếu trên đường tiêu hóa và gan mật, được báo cáo
thường xuyên hơn ở nhóm semaglutide.

Hạn chế và câu hỏi đặt ra


Hạn chế:
▪ 43,7% người tham gia mắc tiền đái tháo đường và có thể có đáp BÀN LUẬN
ứng với tác động của semaglutide về tăng cân khác nhau. Ở người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì mà
Cần có thêm nghiên cứu khác để tìm hiểu những điều sau:
không mắc đái tháo đường, sự giảm cân có liên quan
▪ Liệu kết quả có tương tự ở nhóm BN khác với nhóm tham gia
nghiên cứu (chủ yếu là nữ, da trắng, và có động lực giảm cân đến việc sử dụng semaglutide tiêm dưới da 2,4mg 1
cao) lần/tuần kết hợp với thay đổi lối sống.
▪ Tác dụng dài hạn
▪ Cơ chế semaglutide ảnh hưởng đến các phép đo lường sức khỏe
liên quan tới cân nặng (ví dụ: thành phần cơ thể và hemoglobin
liên kết đường) ở BN không mắc đái tháo đường.
Wilding JPH, et al. Once-Weekly Semaglutide in Adults with Overweight or Obesity. N Engl J Med. 2021;384(11):989.
(doi: 10.1056/NEJMoa2032183)

Semaglutide 1 lần/tuần ở người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì – Khánh Ngân 3
Fanpage Dược lâm sàng – Thông tin thuốc

Phác đồ 4 tháng rifapentine có hoặc không có moxifloxacin cho bệnh lao


Vấn đề lâm sàng
Phác đồ kháng sinh hàng ngày dựa trên rifamycin kéo dài 6 tháng
hiện là điều trị tiêu chuẩn cho bệnh lao phổi nhạy cảm với thuốc.
Một phác đồ mạnh hơn thông qua tăng tiếp xúc với rifamycin có
thể rút ngắn thời gian điều trị, cải thiện tuân thủ, giảm biến cố có
hại và chi phí.

Thử nghiệm lâm sàng


Thiết kế: Một thử nghiệm ngẫu nhiên, nhãn mở, không thua kém
so sánh hai phác đồ 4 tháng chứa rifapentine với phác đồ tiêu chuẩn
6 tháng chứa rifamycin trong điều trị bệnh lao nhạy cảm với thuốc.
Can thiệp: 2516 người tham gia từ 12 tuổi trở lên mới được chẩn
đoán lao được chỉ định ngẫu nhiên vào một trong ba nhóm: nhóm
đối chứng với phác đồ 6 tháng, hoặc nhóm phác đồ 4 tháng trong
đó rifampin được thay thế bằng rifapentine (nhóm rifapentine),
hoặc phác đồ 4 tháng trong đó rifampin được thay thế bằng
rifapentine và ethambutol bằng moxifloxacin (nhóm rifapentine-
moxifloxacin). Tiêu chí hiệu quả chính là sống sót không có bệnh
lao sau 12 tháng sau khi phân nhóm ngẫu nhiên, và tiêu chí an toàn
được đánh giá cho đến ngày thứ 14 sau liều cuối cùng của thuốc
nghiên cứu.

Kết quả
Hiệu lực: Phác đồ rifapentine-moxifloxacin, nhưng không phải là
phác đồ rifapentine, được chứng minh là không thua kém phác đồ
đối chứng.
An toàn: Tỷ lệ BN có biến cố có hại từ cấp độ 3 trở lên hoặc phải
ngừng sớm phác đồ khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm
rifapentine-moxifloxacin và nhóm đối chứng nhưng tỷ lệ này ở
nhóm rifapentine thấp hơn so với nhóm đối chứng.

Hạn chế và câu hỏi đặt ra


Cần nghiên cứu thêm để làm rõ
BÀN LUẬN
▪ Các phác đồ thử nghiệm hoạt động như thế nào ở BN đồng nhiễm
Một phác đồ 4 tháng có chứa rifapentine và
HIV?
moxifloxacin không có hiệu quả và tương tự về an
▪ Liệu thời gian điều trị ngắn hơn có bù đắp chi phí cao hơn của
toàn và ngừng sớm với phác đồ kháng khuẩn 6 tháng
phác đồ rifapentine-moxifloxacin hay không?
tiêu chuẩn để điều trị bệnh lao.

Dorman SE, et al. Four-month rifapentine regimens with or without moxifloxacin for tuberculosis. N Engl J Med. 2021
May 6;384(18):1705-1718. (doi: 10.1056/NEJMoa2033400)

Phác đồ 4 tháng Rifapentine có hoặc không có Moxifloxacin cho bệnh lao – Thùy Dung 4
Fanpage Dược lâm sàng – Thông tin thuốc

Empagliflozin trong suy tim bảo tồn phân suất tống máu
Vấn đề lâm sàng
Lựa chọn điều trị cho BN suy tim bảo tồn phân suất tống máu
(HFpEF) còn hạn chế. Thuốc ức chế SGLT-2 đã được chứng
minh làm giảm sự tiến triển của suy tim ở BN HFrEF (giảm EF)
nhưng liệu thuốc có cải thiện các biến cố ở BN HFpEF hay
không thì chưa rõ ràng.

Thử nghiệm lâm sàng


Thiết kế: Một thử nghiệm đa trung tâm, ngẫu nhiên, mù đôi,
đối chứng với giả dược đánh giá hiệu quả của empagliflozin
(thuốc ức chế SGLT-2) trên BN HFpEF.
Can thiệp: 5988 người trưởng thành suy tim mạn độ II-IV
(NYHA) và EF >40% được chỉ định bổ sung vào phác đồ điều
trị thông thường empagliflozin 10mg/ngày hoặc giả dược. Tiêu
chí gộp chính bao gồm tử vong do tim mạch hoặc nhập viện do
suy tim.

Kết quả
Hiệu lực: Trong thời gian theo dõi trung vị 26,2 tháng, tiêu chí
gộp chính xảy ra ít hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm
empagliflozin so với nhóm giả dược, phần lớn là giảm tiêu chí
nhập viện do suy tim ở nhóm empagliflozin. Lợi ích của
empagliflozin trên BN có hoặc không mắc đái tháo đường có
thể tương tự nhau.
An toàn: Tác động có hại nghiêm trọng xảy ra ở 47,9% BN
trong nhóm empagliflozin so với 51,6% BN trong nhóm dược.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và bộ phận sinh dục không biến
chứng và hạ huyết áp thường gặp hơn ở nhóm empagliflozin.

Hạn chế và câu hỏi đặt ra


Trong thử nghiệm này, empagliflozin chưa cho thấy làm giảm
có ý nghĩa thống kê tỷ lệ tử vong do tim mạch.

Ý kiến chuyên gia


“Empagliflozin là một lựa chọn mới tiềm năng và quan trọng trong điều trị cho BN HFpEF. Mặc dù chưa được chấp thuận
chính thức cho chỉ định này nhưng FDA đã cấp trạng thái “liệu pháp đột phá” cho empagliflozin và điều này sẽ đẩy nhanh
quá trình đánh giá thuốc. Việc sử dụng thuốc ức chế SGLT-2 cho các chỉ định khác ngoài đái tháo đường đang còn chậm
do chưa quen thuộc, lo ngại về các biến cố có hại, chi phí và một số trường hợp nhầm lẫn về vai trò của empagliflozin
khi bắt đầu điều trị.
Kết quả đánh giá dapagliflozin trên dân số tương tự đang được tiến hành trong thử nghiệm DELIVER”
Kirsten E. Fleischmann, MD, MPH, FACC

Anker SD, et al. Empagliflozin in Heart Failure with a Preserved Ejection Fraction. N Engl J Med 2021; 385:1451-1461.
(doi: 10.1056/NEJMoa2107038)

Empagliflozin trong suy tim bảo tồn phân suất tống máu – Hồng Hảo 5
Fanpage Dược lâm sàng – Thông tin thuốc

Cập nhật từ Hội nghị của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu ESC 2021: Hiệu lực empagliflozin trên BN HFpEF: Thử
nghiệm EMPEROR-Preserved ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng với giả dược.

Empagliflozin trong suy tim bảo tồn phân suất tống máu – Hồng Hảo 6
Fanpage Dược lâm sàng – Thông tin thuốc

Ảnh hưởng của muối thay thế trên biến cố tim mạch và tử vong
Vấn đề lâm sàng cai thuốc lâu hơn
Muối thay thế - loại muối thay một phần natri clorid bằng kali
clorid đã được chứng minh giảm huyết áp so với muối thường,
nhưng ảnh hưởng lên hệ tim mạch và dữ liệu an toàn chưa rõ ràng.

Thử nghiệm lâm sàng

Thiết kế: Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng theo cụm, nhãn
mở đánh giá các tiêu chí về tim mạch và an toàn ở những đối
tượng người lớn có nguy cơ tim mạch cao khi dùng muối thay thế
so với khi dùng muối thường.
Can thiệp: 600 làng ở vùng nông thôn của Trung Quốc được chia
ngẫu nhiên vào 2 nhóm dùng muối thường (100% natri clorid)
hoặc muối thay thế (75% natri clorid, 25% kali clorid) cho cả nấu
ăn và bảo quản thực phẩm. NC đã được thực hiện trên 20.995
người lớn có tiền sử đột quỵ hoặc ≥60 tuổi kiểm soát huyết áp
kém. Tiêu chí chính của NC: đột quỵ.

Kết quả:
Hiệu lực: Thời gian theo dõi trung bình: 4,74 năm.
Tiêu chí chính: tỷ suất mới mắc đột quỵ ở nhóm dùng muối thay
thế thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm dùng muối thường.
Các tiêu chí phụ bao gồm: các biến cố tim mạch nghiêm trọng, tử
vong do mọi nguyên nhân đều thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm dùng
muối thay thế
An toàn: Tỷ suất mới mắc tăng kali máu trên lâm sàng không
khác biệt giữa 2 nhóm

Hạn chế và câu hỏi đặt ra


▪ NC nhãn mở: Người tham gia biết trước can thiệp của nhóm
mình. BÀN LUẬN
▪ Chưa rõ liệu kết quả của NC có thể khái quát hóa cho quần thể NC này thực hiện trên BN có tuổi trung bình là 65,4
khác hay không. và có tiền sử đột quỵ hoặc tăng huyết áp cho thấy:
▪ Điện giải đồ không được thực hiện trên tất cả đối tượng NC nên việc sử dụng muối thay thế có thể giảm nguy cơ đột
có thể bỏ sót một số trường hợp tăng kali. quỵ, biến cố tim mạch nghiêm trọng và tử vong do
mọi nguyên nhân.

Neal B, et al. Effect of Salt Substitution on Cardiovascular Events and Death. N Engl J Med. 2021;385(12):1067-1077.
(doi:10.1056/NEJMoa2105675)

Ảnh hưởng của muối giảm natri, tăng kali trên BN tiền sử đột quỵ hoặc cao huyết áp – Phương Thảo 7
Fanpage Dược lâm sàng – Thông tin thuốc

Cập nhật từ Hội nghị của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu ESC 2021: Ảnh hưởng của muối giảm natri, tăng kali trên bệnh nhân
có tiền sử đột quỵ hoặc cao huyết áp: Thử nghiệm SSaSS thực tế, ngẫu nhiên theo cụm, nhãn mở

Ảnh hưởng của muối giảm natri, tăng kali trên BN tiền sử đột quỵ hoặc cao huyết áp – Phương Thảo 8
Fanpage Dược lâm sàng – Thông tin thuốc

Duy trì hay ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm


tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu
Vấn đề lâm sàng
Số lượng đơn thuốc chống trầm cảm tại các cơ sở chăm sóc
ban đầu đã tăng lên ở các quốc gia phát triển trong các thập
kỷ gần đây, chủ yếu do kéo dài thời gian điều trị. Tỷ lệ tái
phát cao sau khi dừng điều trị đã được báo cáo, tuy nhiên
những nghiên cứu đó còn nhiều điểm hạn chế.

Thử nghiệm lâm sàng


Thiết kế: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, đối
chứng với giả dược, hai nhóm song song bao gồm các BN
trong 150 phòng khám đa khoa tại Vương Quốc Anh so sánh
hiệu quả của việc duy trì hoặc ngừng sử dụng thuốc chống
trầm cảm trong số các BN đã dùng thuốc chống trầm cảm ít
nhất 9 tháng và đủ điều kiện để cân nhắc ngừng sử dụng
thuốc.
Can thiệp: 478 người trưởng thành đang dùng liều tiêu
chuẩn của thuốc chống trầm cảm (citalopram, sertraline,
fluoxetine và mirtazapine) được phân ngẫu nhiên vào hai
nhóm: nhóm duy trì chế độ liều hiện tại hoặc nhóm dùng
liều thấp hơn và cuối cùng ngừng dùng thuốc, phối hợp với
giả dược (dùng xen kẽ trong quá trình giảm liều hoặc thay
thế hoàn toàn khi ngừng thuốc chống trầm cảm). Tiêu chí
chính là tái phát bệnh trầm cảm.

Kết quả
Hiệu lực: Trong suốt 52 tuần của thử nghiệm, tần suất tái
phát bệnh trầm cảm trong nhóm ngừng thuốc cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm vẫn duy trì sử dụng thuốc.
An toàn: BN trong nhóm ngừng thuốc có nhiều triệu chứng
của trầm cảm, lo âu và hội chứng cai thuốc hơn.

Hạn chế và câu hỏi đặt ra


▪ BN dùng escitalopram và những BN dùng liều khác với
liều duy trì thông thường của thuốc chống trầm cảm đã bị BÀN LUẬN
loại khỏi thử nghiệm. BN ngừng dùng thuốc chống trầm cảm tại các cơ sở chăm
▪ Thử nghiệm thiếu sự đa dạng về chủng tộc và sắc tộc; các sóc sức khỏe ban đầu ở Vương quốc Anh, có tần suất tái
kết quả có thể không phù hợp khi áp dụng cho BN bên phát bệnh cao hơn BN tiếp tục chế độ liều hiện tại trong 52
ngoài Vương quốc Anh. tuần.

Lewis G, Marston L, Duffy L, et al. Maintenance or Discontinuation of Antidepressants in Primary Care. N Engl J Med.
2021;385(14):1257-1267. (doi:10.1056/NEJMoa2106356)

Duy trì hay ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe chính – Đinh Thủy 9
Fanpage Dược lâm sàng – Thông tin thuốc

Molnupiravir – Thuốc điều trị COVID-19 đường uống cho BN ngoại trú
Đặt vấn đề
Molnupiravir là tiền chất kháng virus phân tử nhỏ, đường uống, có hoạt tính chống lại SARS-CoV-2.

Phương pháp
Thử nghiệm pha 3, mù đôi, ngẫu nhiên, đối chứng với giả dược đánh giá hiệu lực và an toàn của việc điều trị bằng
molnupiravir bắt đầu trong vòng 5 ngày sau khi khởi phát các dấu hiệu hoặc triệu chứng ở người trưởng thành
ngoại trú, không được tiêm vaccine, xét nghiệm đã mắc COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình và ít nhất một yếu
tố nguy cơ tiến triển COVID-19 nặng. Người tham gia thử nghiệm được chỉ định ngẫu nhiên sử dụng 800 mg
molnupiravir hoặc giả dược 2 lần/ngày trong 5 ngày.
Tiêu chí hiệu lực chính là tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong sau 29 ngày, tiêu chí an toàn chính là tỷ lệ mới mắc các
biến cố có hại. Một phân tích giữa kỳ được thực hiện khi 50% trong số 1550 người tham gia (số lượng đăng ký
mục tiêu) đã được theo dõi đến ngày 29.

Kết quả
1433 BN được phân nhóm ngẫu nhiên; 716 BN nhóm molnupiravir và 717 BN nhóm giả dược. Ngoại trừ sự mất
cân bằng về giới tính, các đặc điểm ban đầu khác ở hai nhóm tương tự nhau.
 Tính vượt trội của molnupiravir đã được đề cao trong phân tích giữa kỳ (xem hình); nguy cơ nhập viện do
mọi nguyên nhân hoặc tử vong sau 29 ngày khi dùng molnupiravir thấp hơn (28 trong 385 người [7,3%]) so
với giả dược (53 trong 377 người [14,1%]) (khác biệt nguy cơ: −6,8% ; CI 95%: −11,3 đến −2,4; P = 0,001).
 Tuy vậy, phân tích toàn bộ BN lại cho thấy hiệu lực thấp hơn phân tích trước đó. Cụ thể, tỷ lệ nhập viện hoặc
tử vong sau ngày 29 trong nhóm molnupiravir thấp hơn so với nhóm giả dược (6,8% [48 trên 709 người] so
với 9,7% [68 trên 699 người]; khác biệt nguy cơ: −3,0%; CI 95%: −5,9 đến −0,1).
 Kết quả phân tích dưới nhóm phần lớn nhất quán với các kết quả trên; ở một số nhóm nhỏ, ví dụ phân nhóm
BN đã có bằng chứng nhiễm SARS-CoV-2 trước đó, có tải lượng virus ban đầu thấp và đang mắc đái tháo
đường, tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong sau 29 ngày thấp hơn ở nhóm dùng thuốc so với giả dược. 1 trường hợp
tử vong đã được báo cáo trong nhóm molnupiravir và 9 trường hợp trong nhóm giả dược cho đến ngày 29.
 Các biến cố có hại được báo cáo xảy ra với 216 trong 710 người (30,4%) trong nhóm molnupiravir và 231
trong 701 người (33,0%) trong nhóm giả dược.

Bàn luận
Điều trị sớm bằng molnupiravir có thể giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở người trưởng thành mắc COVID-
19 chưa được tiêm vaccine, có yếu tố nguy cơ tiến triển bệnh nặng. (Funded by Merck Sharp and Dohme; MOVe-
OUT ClinicalTrials.gov number, NCT04575597.)

Jayk Bernal A, et al. Molnupiravir for Oral Treatment of COVID-19 in Nonhospitalized Patients [published
online ahead of print, 2021 Dec 16]. N Engl J Med. 2021;10.1056/NEJMoa2116044.
(doi:10.1056/NEJMoa2116044).

Molnupiravir – Thuốc điều trị COVID-19 đường uống cho bệnh nhân ngoại trú – Đinh Thủy 10
Fanpage Dược lâm sàng – Thông tin thuốc

Đầu tháng 10/2021, Merck công bố kết quả phân tích giữa kỳ khả quan về thuốc điều trị COVID-19 đường uống
molnupiravir, có thể giúp giảm khoảng 50% nguy cơ tương đối của nhập viện hoặc tử vong trong vòng 30 ngày ở BN
mắc COVID-19 mức độ nhẹ tới trung bình. Hiệu lực này không bị ảnh hưởng bởi thời gian khởi phát triệu chứng hoặc
yếu tố nguy cơ khác. Ngoài ra, từ dữ liệu giải trình tự virus có sẵn ở khoảng 40% người tham gia, molnupiravir cho
thấy hiệu lực nhất quán trên các biến thể virus Gamma, Delta và Mu.

Uỷ ban đánh giá độc lập và FDA đã khuyến nghị việc dừng tuyển thêm BN. Nếu được FDA cấp phép cho sử dụng
khẩn cấp (EUA), molnupiravir sẽ là thuốc kháng vi-rút đường uống đầu tiên cho COVID-19.
Nguồn tin chi tiết: https://www.businesswire.com/news/home/20211001005189/en/

Molnupiravir – Thuốc điều trị COVID-19 đường uống cho bệnh nhân ngoại trú – Đinh Thủy 11
Fanpage Dược lâm sàng – Thông tin thuốc

Cuối tháng 11/2021, Merck công bố kết quả phân tích bổ sung từ thử nghiệm MOVe-OUT cho thấy hiệu lực không cao
như phân tích giữa kỳ trước đó. Kết quả đầy đủ trên 1433 BN cho thấy molnupiravir chỉ có thể giúp giảm 30% nguy cơ
tương đối của nhập viện và/hoặc tử vong.
Cả châu Âu và Mỹ đều chưa chấp thuận chính thức thuốc này. EMA hiện chỉ cấp phép sử dụng cho mục đích khẩn cấp,
FDA vẫn đang chờ đợi và đánh giá dữ liệu. Một số NC khác về molnupiravir chưa công bố kết quả.
Nguồn tin: https://www.merck.com/.../merck-and-ridgeback.../

Molnupiravir – Thuốc điều trị COVID-19 đường uống cho bệnh nhân ngoại trú – Đinh Thủy 12
Fanpage Dược lâm sàng – Thông tin thuốc

Ngày 22/12/2021, FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) thuốc kháng virus đường uống đầu tiên Paxlovid (bao gồm 2 loại thuốc kháng virus là
nirmatrelvir/ritonavir). [1] Ngay sau đó, ngày 23/12/2021, FDA cũng đã phê duyệt sử dụng EUA cho thuốc kháng virus molnupiravir. [2]

So sánh molnupiravir và Paxlovid trong điều trị COVID-19

MOLNUPIRAVIR PAXLOVID

Đối tượng Người trưởng thành: Người trưởng thành và trẻ em (từ 12 tuổi trở lên, cân nặng tối
sử dụng ● Có kết quả xét nghiệm phát hiện virus trực tiếp dương tính; thiểu 40kg):
● Có nguy cơ tiến triển bệnh nặng bao gồm nhập viện và tử vong do COVID-19; ● Có kết quả xét nghiệm phát hiện virus trực tiếp dương tính;
● Sử dụng trong trường hợp các thuốc điều trị COVID-19 khác được FDA ● Có nguy cơ tiến triển bệnh nặng bao gồm nhập viện và tử
cấp phép không sẵn có hoặc không phù hợp về mặt lâm sàng. vong do COVID-19.

Theo FDA, thuốc không được chỉ định cho trẻ dưới 18 tuổi do có thể ảnh ● Theo FDA, nồng độ thuốc trong huyết thanh của trẻ từ 12
hưởng đến sự phát triển của xương và sụn: tuổi trở lên, cân nặng tối thiểu 40kg được cho rằng tương
● Nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn mới chỉ phát hiện đương với người trưởng thành khi dùng cùng một chế độ
trong NC trên động vật, hiện chưa có NC trên người đánh giá nguy cơ đó liều. [14]
[3, 4, 5] ● Hiện chưa có dữ liệu về an toàn và hiệu quả của thuốc trên
● Các NCLS đều không bao gồm đối tượng là trẻ em dưới 18 tuổi [5, 6, 7, 8] đối tượng trẻ em.
 Chưa có bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng của molnupiravir lên xương và ● Thử nghiệm EPIC - HR không bao gồm đối tượng là trẻ em
sụn của trẻ dưới 18 tuổi, cần có thêm các dữ liệu lâm sàng. Trong thời gian đó, dưới 18 tuổi [9]
nên tuân thủ theo chỉ định của FDA.

Kết quả Thử nghiệm lâm sàng MOVE-OUT [7] Thử nghiệm lâm sàng EPIC-HR [9]
thử ● 709 người dùng molnupiravir: tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong trong thời gian ● 1039 người dùng Paxlovid: tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong
nghiệm theo dõi là 6.8%, trong thời gian theo dõi là 0.8%,
● 699 người dùng giả dược: tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong trong thời gian theo dõi ● 1046 người dùng giả dược: tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong
là 9.7% trong thời gian theo dõi là 6%
Molnupiravir chỉ có thể giảm 30% tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong do mọi nguyên Paxlovid có thể giảm 88% tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong do mọi
nhân liên quan đến COVID-19 so với giả dược (giảm 50% trong phân tích giữa kỳ nguyên nhân liên quan đến COVID-19 so với giả dược.
trước đó).

Tác dụng phụ quan sát trong thử nghiệm bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và chóng Tác dụng phụ có thể xảy ra của Paxlovid bao gồm thay đổi vị
mặt. giác, tiêu chảy, cao huyết áp và đau nhức cơ.

Vấn đề 1. Molnupiravir có những mối lo ngại về nguy cơ gây đột biến gen? 1. Lo ngại Paxlovid có nguy cơ gây đột biến gen và ảnh
cần quan ● Dựa trên NC trên động vật, molnupiravir gây hại với bào thai khi dùng cho hưởng lên tinh trùng?
tâm động vật mang thai. [10] ● Chưa có bằng chứng đánh giá nguy cơ gây đột biến gen và
● Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng về nguy cơ gây đột biến gen của ảnh hưởng lên tinh trùng khi phối hợp nirmatrelvir với
molnupiravir [5, 6, 7, 8] ritonavir. [9, 12]
 Trong thời gian đó nên tuân thủ theo chỉ định của FDA: thuốc không được

So sánh molnupiravir và Paxlovid trong điều trị COVID-19 – Nhóm tổng hợp điểm tin NEJM 13
Fanpage Dược lâm sàng – Thông tin thuốc

khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai: 2. Lưu ý khi sử dụng thuốc:
● Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong ● Phối hợp Paxlovid với các thuốc trị HIV hay các thuốc khác
thời gian điều trị và trong 4 ngày kể từ liều molnupiravir cuối cùng. có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng.
● Nam giới khi quan hệ tình dục với phụ nữ có khả năng sinh con nên sử dụng ● BN suy thận mức độ trung bình cần phải giảm liều
một biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau Paxlovid.
khi sử dụng molnupiravir. ● Không khuyến cáo sử dụng thuốc cho người suy thận hoặc
2. Lo ngại ảnh hưởng của molnupiravir lên tinh trùng? suy gan nặng.
● Nguy cơ ảnh hưởng trên ADN mới chỉ cho thấy chất chuyển hóa của
molnupiravir có thể có nguy cơ gây đột biến tế bào người mô phỏng. [12]
● Chưa có dữ liệu nào trên người hay động vật đánh giá nguy cơ thuốc ảnh
hưởng đến tinh trùng [3, 4]
 Chưa có bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng của molnupiravir lên tinh
trùng.

Tình trạng Molnupiravir được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chương trình thí điểm điều trị Paxlovid chưa có mặt tại Việt Nam.
sẵn có có kiểm soát. [13]

TLTK:
1. https://www.fda.gov/news-events/press-announcements. Accessed January 16, 2022.
2. https://www.fda.gov/news-events/press-announcements. Accessed January 16, 2022.
3. European Medicines Agency: EMA/719664/2021, Lagevrio (also known as molnupiravir or MK 4482) - COVID-19 - Article-5(3) procedure: Assessment
report, November 2021.
4. Singh AK, et al. Diabetes Metab Syndr. 2021;15(6):102329.
5. Painter WP, et al. Antimicrob Agents Chemother. 2021;65(5):e02428-20.
6. ClinicalTrials.gov identifier: NCT04405570. Updated February 23, 2021. Accessed January 16, 2022.
7. Jayk Bernal A, et al. N Engl J Med. 2021;NEJMoa2116044.
8. Sinha S, et al. A Clinical Study to Test the Use of Capsule Molnupiravir in COVID-19 Patients with Mild Symptoms and without Lung Involvement (2021).
Cochrane Database of Systematic.
9. ClinicalTrials.gov identifier: NCT04960202. Updated January 12, 2022. Accessed January 16, 2022.
10. Food & Drug Administration, https://www.fda.gov/media/155101/download?, December 2021.
11. Zhou S, et al. J Infect Dis. 2021;224(3):415-419.
12. European Medicines Agency, Paxlovid (PF-07321332 and ritonavir) - COVID-19 - Article-5(3) procedure: Conditions of use, conditions for distribution
and patients targeted and conditions for safety monitoring, December 2021.
13. https://suckhoedoisong.vn. Accessed January 12, 2022.
14. Food & Drug Administration, https://www.fda.gov/media/155050/download, December 2021.

So sánh molnupiravir và Paxlovid trong điều trị COVID-19 – Nhóm tổng hợp điểm tin NEJM 14
Fanpage Dược lâm sàng – Thông tin thuốc

So sánh molnupiravir và Paxlovid trong điều trị COVID-19 – Nhóm tổng hợp điểm tin NEJM 15

You might also like