You are on page 1of 26

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
Môn: MARKETING QUỐC TẾ
Đề tài:

Chiến lược xúc tiến thương mại của Samsung đối với dòng sản phẩm điện thoại
Samsung galaxy S giai đoạn 2010-2016 tại Việt Nam

Sinh viên : Đỗ Thị Hạnh_KT41B


Nguyễn Thị Mỹ_KT41B
Nguyễn Thị Hiền_KT41B
Lê Thị Phương_KT41B
Nguyễn Thị Tuyết_KT41B
Lương Thị Anh Vân_KT41B
Khuất Thị Phương Lâm_KT41B
Nguyễn Thị Minh Nguyệt_KT41A
Nguyễn Thị Mai Phương_KT41D
Mohammed A Z Lkhlawi_KT41B

Giảng viên hướng dẫn : ThS.Nguyễn Tường Lan

Hà Nội – 2015
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................. 1
NỘI DUNG....................................................................................................................... 2
I. Xúc tiến thương mại.....................................................................................................2
1.1. Khái niệm xúc tiến thương mại.............................................................................2
1.2. Các chính sách xúc tiến thương mại:....................................................................2
1.2.1. Quảng cáo.........................................................................................................2
1.2.2. Marketing trực tiếp.........................................................................................3
1.2.3. Khuyến mại......................................................................................................4
1.2.4. Quan hệ công chúng và tuyên truyền.............................................................5
1.2.5. Bán hàng trực tiếp cá nhân.............................................................................5
II. Giới thiệu chung về Samsung galaxy S......................................................................5
2.1. Giới thiệu về tập đoàn Samsung...........................................................................5
2.2. Giới thiệu về dòng sản phẩm Samsung galaxy S.................................................6
2.3. Đánh giá thị trường...............................................................................................8
2.3.1. Quy mô thị trường...........................................................................................8
2.3.2. Nhu cầu khách hàng........................................................................................8
2.3.3. Thị phần của Samsung Galaxy.......................................................................9
2.3.4. Đối thủ cạnh tranh.........................................................................................10
2.4. Xác định thị trường mục tiêu và định vị............................................................11
2.4.1. Xác định thị trường mục tiêu........................................................................11
2.4.2. Định vị............................................................................................................11
III. Chiến sách xúc tiến thương mại của Samsaung cho dòng sản phẩm điện thoại
Samsung galaxy S...........................................................................................................12
3.1. Mục tiêu................................................................................................................ 12
3.2. Đối tượng hướng tới.............................................................................................12
3.3. Các chiến lược xúc tiến thương mại...................................................................13
3.3.1. Chào hàng trực tiếp.......................................................................................13
3.3.2. Khuyến mãi....................................................................................................13
3.3.3. Quan hệ công chúng......................................................................................14
3.3.4. Quảng cáo.......................................................................................................16
IV. Đề xuất những giải pháp nhằm pháp huy được những lợi thế và làm giảm những
tồn tại hạn chế của chính lược xúc tiến thương mại cho dòng sản phẩm Samsung
galaxy S........................................................................................................................... 17
4.1. Ưu và nhược điểm của chiến lược xúc tiến thương mại của Samsung Galaxy S
...................................................................................................................................... 17
4.1.1. Bán hàng trực tiếp.........................................................................................17
4.1.2. Khuyến mại....................................................................................................18
4.1.3. Quan hệ công chúng......................................................................................18
4.1.4. Quảng cáo.......................................................................................................18
4.2. Đề xuất những giải pháp nhằm phát huy lợi thế, ưu điểm và khắc phục, giải
quyết những tồn tại, hạn chế trong chính sách xúc tiến thương mại của Samsung
Galaxy S....................................................................................................................... 20
KẾT LUẬN.....................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................23
LỜI NÓI ĐẦU

Xã hội ngày một hiện đại, đòi hỏi con người cũng phải thay đổi không ngừng.
Thay đổi không chỉ trong lối sống, cách cư xử mà còn cần phải thay đổi trong các
phương tiện giao tiếp hằng ngày. Chính vì thế mà các sảm phẩm công nghệ mới liên tục
được đưa ra thị trường và thông tin về chúng luôn tràn ngập với các hình thức đa dạng.
Trong khối lượng thông tin khổng lồ đó, làm thế nào để sản phẩm của công ty có thể thu
hút được sự chú ý của khách hàng mục tiêu.

Ngày nay, có quá nhiều cách để thông tin về một sản phẩm nào đó đến tai người
tiêu dùng nhưng làm thế nào để những thông tin đó đến người tiêu dùng rồi và họ quyết
định tin và mua sản phẩm đó lại là một vấn đề lớn đặt ra cho các công ty và doanh
nghiệp. Do đó, các hoạt động trong xúc tiến thương mại của marketing hiện đại đã xuất
hiện. Các công ty đã phải đầu tư một nguồn vốn khá lớn cho các hoạt động quảng cáo,
khuyến mại, truyền thông, quảng báo, khuếch trương danh tiếng cho các sản phẩm. Và
hiệu quả mà nó đem lại là không thể phủ nhận khi hoạt động xúc tiến thương mại đã đem
lại nguồn lợi nhuận đáng kể và niềm tin của khách hàng cho các công ty. Tâp đoàn
Samsung là tập đoàn đã thực hiện thành công các hoạt động xúc tiến và xây dựng được
hình ảnh đẹp công ty trong mắt người tiêu dùng. Đặc biệt, khách hàng luôn có ấn tượng
tốt với các loại sản phẩm Smartphone của Samsung, và không thể không kể đến đó là
dòng sản phẩm điện thoại Samsung galaxy S.

Chính vì thế, chủ đề bài tiểu luận của nhóm 3 là “Chiến lược xúc tiến thương mại
của Samsung đối với dòng sản phẩm điện thoại Samsung galaxy S giai đoạn 2010-2016
tại Việt Nam”. Trong bài, chúng em sẽ đề cập trọng tâm đến chiến lược xúc tiến của công
ty cho sản phẩm này và những ưu nhược điểm của chiến lược đem lại cho công ty. Từ đó
đề ra nững giải pháp thích hợp để pháp huy được những lợi thế và làm giảm những tồn
tại, hạn chế để làm tăng hiệu quả hoạt động.

1
NỘI DUNG

I. Xúc tiến thương mại

1.1. Khái niệm xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại (XTTM) là một lĩnh vực hoạt động Marketing đặc biệt và có
chủ đích được định hướng vào việc chào hàng, chiêu khách và xác lập một quan hệ thuận
lợi nhất giữa doanh nghiệp và bạn hàng của nó với tập khách hàng tiềm năng trọng điểm
nhằm phân phối, triển khai năng động chiến lược và chương trình marketing-mix của
doanh nghiệp.

1.2. Các chính sách xúc tiến thương mại:

Hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong marketing là sự kết hợp tổng hợp các hoạt động
sau:

1.2.1. Quảng cáo

Khái niệm: Hình thức trình bày phi cá nhân, phải trả tiền nhằm giới thiệu các ý
tưởng, hàng hóa hay dịch vụ được một người bảo trợ chỉ định.

Vai trò: Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động
chiêu thị. Quảng cáo chuyển các thông tin có sức thuyết phục đến các khách hàng mục
tiêu của công ty. Công tác quảng cáo đòi hỏi sự sáng tạo rất nhiều. Đó là một nghệ thuật:
Nghệ thuật quảng cáo. Chi phí cho quảng cáo rất lớn. Quảng cáo là một phương tiện hỗ
trợ đắc lực cho cạnh tranh.

Mục đích của quảng cáo là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục họ về
những lợi ích, sự hấp dẫn về sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng cố lòng tin của người

2
tiêu dùng về sản phẩm của công ty, tăng lòng ham muốn mua hàng và đi đến hành động
mua hàng.

Quyết định trong quảng cáo:

- Xác định mục tiêu quảng cáo;

- Quyết định về ngân sách quảng cáo;

- Quyết định về thông điệp quảng cáo;

- Quyết định về phương tiện quảng cáo;

- Đánh giá hiệu quả của quảng cáo.

Yêu cầu đối với quảng cáo:

- Đảm bảo lượng thông tin cao, hợp lý;

- Đảm bảo tính pháp lý;

- Đảm bảo tính nghệ thuật;

- Đảm bảo tính đồng bộ và đa dạng;

- Đảm bảo phù hợp với kinh phí.

Các phương tiện quảng cáo: Báo chí, Tivi, Radio, Phim ảnh,…

1.2.2. Marketing trực tiếp

Khái niệm: Sử dụng các công cụ tiếp xúc (thư, điện thoại) không có con người
trực tiếp tham gia để giao tiếp hay củng cố một phản ứng từ các khách hàng và những
người có triển vọng.

3
Vai trò:

- Thông tin đến những nhóm mục tiêu;

- Nhắc nhở.

Các phương tiện Marketing trực tiếp: Catalog, Tờ rơi, Thư – fax,…

1.2.3. Khuyến mại

Khái niệm: Khuyến mại bao gồm rất nhiều công cụ cổ động nhằm kích thích thị
trường đáp ứng nhanh và mạnh dạn hơn đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty. Hầu
hết các tổ chức kinh doanh đều dùng các công cụ khuyến mại.

Các quyết định trong khuyến mại bao gồm:

- Quyết định về mục tiêu khuyến mại: Mục tiêu khuyến mại rút ra từ mục tiêu
marketing cơ bản đối với mỗi sản phẩm. Những mục tiêu riêng của khuyến mại sẽ thay
đổi tùy theo loại thị trường. Với người tiêu dùng: mục tiêu là thúc đẩy họ mua nhiều hơn,
khuyến khích dùng thử, thu hút khách hàng mới. Còn với các trung gian Marketing: dẫn
dụ họ bán những mặt hàng mới, tồn kho nhiều hơn, cố gắng tìm kiếm đối tượng khách
hàng mới, kích thích bán hàng trong mùa vắng khách.

- Quyết định chọn công cụ khuyến mại: Có nhiều công cụ khuyến mại khác nhau
nhằm đạt những mục tiêu khuyến mại khác nhau tùy theo thị trường, sản phẩm và điều
kiện cạnh tranh.

- Quyết định triển khai chương trình khuyến mại: Nhà Marketing cần phải đưa ra
những quyết định sau đây để triển khai chương trình khuyến mại:

+ Quy mô khích lệ

4
+ Thử nghiệm trước: Các công cụ khuyến mại nên được thí nghiệm trước nếu có
thể, để xác định xem chúng có phù hợp với mục tiêu khuyến mại không.
+ Thực hiện và kiểm tra đánh giá: Các công ty dựa vào các kế hoạch khuyến mại
đã lập để chỉ đạo thực hiện suốt cả thời gian khi bắt đầu thực thi đến lúc kết thúc chương
trình.

1.2.4. Quan hệ công chúng và tuyên truyền

Tuyên truyền là một công cụ tuy chưa được xem trọng đúng mức trong hoạt động
marketing nhưng đôi khi lại có tác dụng mạnh, đạt hiệu quả cao nhất lại ít tốn kém hơn
quảng cáo. Tuyên truyền là một phần của “Quan hệ công chúng”. Quan hệ công chúng
của công ty có nhiều mục đích, kể cả việc quan tâm đến sự phát triển của địa phương: tài
trợ cho các phong trào văn nghệ, thể thao, cấp học bổng cho học sinh/ sinh viên, xây nhà
tình nghĩa,…

1.2.5. Bán hàng trực tiếp cá nhân

Không giống như quảng cáo, bán hàng cá nhân bao gồm những mối quan hệ trực
tiếp giữa người bán và các khách hàng hiện tại và cả những khách hàng tiềm năng. Do
vậy bán hàng cá nhân là sự giới thiệu bằng miệng về hàng hóa và dịch vụ của người bán
hàng thông qua cuộc đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng.

Sử dụng phương pháp bán hàng trực tiếp cá nhân có những ưu điểm riêng bởi vì
khách hàng có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm. Khi đội ngũ bán hàng có trình độ cao, khách
hàng sẽ được hướng dẫn rõ ràng về cách sử dụng cũng như chứng minh một cách đầy đủ,
thuyết phục về giá trị sản phẩm. Thêm vào đó, thông qua hoạt động bán hàng, các nhân
viên có thể thu được thông tin của khách hàng về sản phẩm, công ty và đối thủ cạnh tranh
một cách chính xác nhất.

II. Giới thiệu chung về Samsung galaxy S

5
2.1. Giới thiệu về tập đoàn Samsung
Khởi nghiệp từ năm 1938 tại tỉnh phía bắc Kyungsang, Hàn Quốc, tập đoàn ban
đầu với tên gọi ban đầu là Samsung General Stores và 40 nhân viên. Sau hơn 70 năm
phát triển cùng với những bước thăng trầm lịch sử, Samsung đã trở thành một trong
những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới, là niềm kiêu hãnh và tự hào của người dân
Hàn Quốc. Tiến trình phát triển của Samsung luôn song hành với quan điểm: “Đóng góp
kinh tế cho quốc gia”, “Ưu tiên cho nguồn nhân lực” và “Theo đuổi chủ nghĩa duy lý”.
Mỗi một quan niệm đều tương ứng với những thời khắc quan trọng trong lịch sử của
Samsung, phản ánh các giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp phát triển của Công ty, từ
hãng chuyên về công nghiệp gia dụng trở thành hãng đi đầu về điện tử tiêu dùng toàn
cầu.

Một công ty hàng đầu về kỹ thuật số, một công dân quốc tế có trách nhiệm, một
tập đoàn đa năng, một doanh nghiệp có đạo đức,…Samsung là tất cả và còn hơn thế nữa.
Tại tập đoàn Samsung (Samsung group) và Samsung điện từ (Samsung Electronics), các
sản phẩm, nguồn nhân lực và phương pháp kinh doanh được xây dựng và duy trì chuẩn
cao nhất, Samsung đã đóng góp một cách hiệu quả cho một Thế giới tốt đẹp hơn.

2.2. Giới thiệu về dòng sản phẩm Samsung galaxy S

Tầm nhìn của Công ty Điện tử Samsung trong thập kỷ mới đã được nêu rõ trong
tuyên ngôn “Thấu hiểu Thế giới, Kiến tạo Tương lai”.Tầm nhìn này được phản ánh trong
cam kết của Công ty Điện tử Samsung trong việc khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng,
dựa trên ba thế mạnh chính của mình là “Công nghệ  mới” – “Sản phẩm mới” và “Giải
pháp sáng tạo” . Nhìn lại thực tế, trong nền kinh tế toàn cầu phát triển nhanh ngày nay, sự
sáng tạo đóng vai trò quan trọng cho sự sống còn của một công ty. Samsung đã vạch ra
một kế hoạch trở thành một trong năm thương hiệu hàng đầu trên thế giới đến năm
2020.Với những dòng sản phẩm Samsung đưa ra thị trường chúng ta có đầy đủ niềm tin
về một thành công cho kế hoạch đó của Samsung. Và đặc biệt đó là dòng Samsung
Galaxy S.

6
Samsung định vị dòng Samsung galaxy S là một model cao cấp từ những dòng
smartphone đầu tiên, đã ghi một dấu ấn cực kỳ mạnh mẽ trong làng công nghiệp di động
nói chung và viễn thông nói riêng. Trước hết hãy cùng nhìn lại một chặng đường để hoàn
hảo của Samsung Galaxy S.

Samsung Galaxy S: đây là smartphone chạy Android đầu tiên, được phân phối trên
toàn thế giới và được trang bị một vi xử lý tốc độ tối đa 1GHz cùng màn hình AMOLED.
Chiếc điện thoại này đã đạt doanh số 10 triệu chiếc được bán ra trên thế giới, và không
lâu sau đó cán mốc 25 triệu chiếc vượt mức tiêu thụ của Nokia- hãng điện thoại đã và
đang làm mưa làm gió trên thị trường bấy giờ.

Samsung Galaxy S2 (2/2011): Ra đời khoảng 1 năm sau phiên bản đầu tiên, S2 là
sự cách tân toàn diện của Samsung trên đấu trường điện thoại thông minh. Mang trong
mình bộ vi xử lý hai nhân cùng 1 GB RAM giúp S2 có hiệu năng vô cùng ấn tượng lúc
bấy giờ và tạo điểm nhấn nhờ vào độ mỏng đáng khen của mình.

Samsung Galaxy S3 (5/2012): Ra mắt khá muộn, vào giữa năm 2012, nhưng
Galaxy S3 lại là phiên bản đánh dấu sự thành công vượt bậc của Samsung trên thị trường
điện thoại thông minh thế giới. Ở phiên bản này, dòng Galaxy S đã không còn sự vuông
vức trong đó nữa mà thay vào đó là sự bo cong mềm mại ở các góc và khung viền tạo nên
vẻ đẹp rất riêng.

Samsung Galaxy S4 (3/2013): Vẫn giữ thiết kế bo cong các góc cạnh nhưng
Galaxy S4 đường làm phẳng hóa hơn, khung viền không còn uốn lượn, tạo nên vẻ cứng
cáp cho thiết bị.

Samsung Galaxy S5 (2/2014): Samsung đưa ra thị trường chiếc Galaxy S5 với
nhiều thay đổi từ trong ra ngoài. Với cấu hình mạnh hơn, camera chụp tốt hơn cho tới
thiết kế chắc chắn, bền bỉ hơn. Đây là sản phẩm phiên bản quốc tế đầu tiên của Samsung
hỗ trợ tính năng chống bụi và nước chuẩn IP67.

7
Samsung Galaxy S6/S6 Edge (3/2015): Sự ra đời của chiếc galaxy s6, Samsung
viết lại lịch sử cho sự phát triển dòng Galaxy S của mình bằng dự án bí mật mang tên
Project Zero. Sự kết hợp mang tính "thời thượng" giữa kính và khung viền kim loại giúp
sản phẩm này của Samsung tự tin đặt cạnh bất kỳ siêu phẩm nào khác.

Samsung Galaxy S7/S7 Edge (2/2016): Vừa mới ra trong năm nay, bộ đôi sản
phẩm Galaxy S7 và S7 Edge tiếp tục tiếp nối thành công của bộ đôi tiền nhiệm để lại. Sự
cách tân về thiết kế chủ yếu ở mặt lưng được bo cong, thực sự mang lại cảm giác cầm
nắm tốt hơn nhiều. Ngoài ra với tính năng chống bụi, nước IP68 được Samsung trang bị
trở lại, Galaxy S7/S7 Edge thực sự là những người đẹp "kiên cường, bất khuất".

2.3. Đánh giá thị trường

2.3.1. Quy mô thị trường


Cùng với sự phát triển của Internet, sản lượng điện thoại “smartphone” bán ra
ngày càng tăng. Theo thống kê của Strategy Analytics, năm 2014 tổng sản lượng
smartphone xuất xưởng đạt con số gần 1,3 tỷ đơn vị tăng khá nhiều so với con số 780,8
triệu thiết bị bán ra năm 2013. Trong đó riêng smartphone Android đã chiếm tới 81,2%
(1.042.700.000 chiếc). Đến năm 2015, con số này được nâng lên thành 1 tỷ 326 triệu
chiếc tăng 10,1% so với năm 2014. Và trong năm 2016, theo dự báo của hãng nghiên cứu
thị trường Canalys, mặc dù vẫn còn tồn tại những bất ổn nhưng thị trường smartphone thế
giới vẫn sẽ đạt tốc độ tăng trưởng năm trên 10% để đạt doanh số xuất xưởng là trên 1,5
tỷ thiết bị.
Trong tương lai, thị trường smartphone sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng sẽ có dấu
hiệu của sự chậm lại. Vậy để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng, điều đó đòi
hỏi các nhà sản xuất phải không ngừng cải tiến dòng sản phẩm cùng với đó là tập trung
nghiên cứu các dòng sản phẩm mới.

2.3.2. Nhu cầu khách hàng


Nhu cầu của khách hàng khi sở hữu một chiếc điện thoại thường là để liên lạc,
ngoài ra còn để chơi game, nghe nhạc,chụp hình và rất nhiều dịch vụ khác. Hiện tại,
8
Samsung Galaxy đang không ngừng cải tiến và đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu
này của khách hàng trong thời gian qua. Không những đó, Samsung Galaxy còn cho ra
đời rất nhiều tính năng mới, đáp ứng được sự kỳ vọng của những người đam mê công
nghê. Gần đây nhất, chiếc Galaxy S7 đã được ra đời, nó mang lại những tính năng vượt
trội mà chỉ có thể xuất hiện trên dòng sản phẩm này. Một vài tính năng đột phá có thể kể
đến như: Màn hình AMOLED với độ phân giải cao, luôn hiển thị; khả năng chống nước,
chống bụi cao theo tiêu chuẩn IP68; hỗ trợ thẻ nhớ và bộ nhớ RAM gấp đôi; camera có
thông số tốt hơn; pin dung lượng cao hơn và sạc nhanh hơn và còn nhiều tính năng khác
hỗ trợ người tiêu dùng.

2.3.3. Thị phần của Samsung Galaxy


Samsung giới thiệu chiếc smartphone Galaxy thế hệ đầu tiên vào tháng 5/2010, và
kết thúc năm này với hơn 10 triệu máy bán được. Galaxy S2 ra mắt tháng 2/2011 cũng
thành công vang dội với 40 triệu máy bán được sau 20 tháng. Galaxy S3 đạt mốc 30 triệu
máy trong 5 tháng, 40 triệu sau 7 tháng bán ra, với doanh số trung bình 190.000 máy bán
được/ngày. Năm 2013, sau hai năm bảy tháng kể từ khi Galaxy S đầu tiên ra mắt, công ty
Hàn Quốc công bố doanh số dòng điện thoại này vượt qua mốc 100 triệu máy.
Tuy nhiên, đến với Galaxy S4, S5 và S6, doanh số bán hàng đã có những sự giảm
mạnh. Ra mắt vào tháng 4/2013, Galaxy S4 không đáp ứng được những kỳ vọng của
người tiêu dùng. Sau 6 tháng ra mắt, chỉ có khoảng 40 triệu điện thoại được bán ra. Theo
báo cáo của WSJ hồi cuối tháng 11/2014 cho biết, 40% sản lượng S5 được sản xuất vẫn
đang nằm trong trong các nhà kho trên khắp thế giới. Doanh số S5 được cho là kém hơn
S4 tới bốn triệu máy khi so trong cùng một thời kỳ.

Vào ngày 03/2016, Samsung đã tiếp tục cho ra mắt Galaxy S7/S7 edge. Theo hãng
nghiên cứu thị trường công nghệ, doanh số bán ra trong tháng đầu của Galaxy S7 và S7
edge đã tăng 30% tại Mỹ, 20% tại Tây Âu và 10% tại Trung Quốc so với bộ đôi Galaxy
S6 năm ngoái. Thậm chí, tại một số thị trường, mức tăng trưởng lên tới 50%. Theo số liệu
từ Counterpoint, doanh số bán ra của bộ đôi Galaxy S7 sau tháng đầu đã vượt qua 10
triệu máy và tăng đến 25% so với thế hệ tiền nhiệm. 

9
Sau một thời gian chững lại thì gần đây, sản phẩm Galaxy của Samsung đã có dấu
hiệu hồi phục trở lại, tiêu biểu là 2 dòng sản phẩm mới nhất của hãng đã đáp ứng được kỳ
vọng của người tiêu dùng.

Nhìn chung thị phần sản phẩm Samsung Galaxy đã tiếp tục trong thời gian gần
đây. Tiếp tục trở thành một thị trường hấp dẫn để công ty tiếp tục đầu tư cho dòng sản
phẩm này.

2.3.4. Đối thủ cạnh tranh


Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, rất nhiều hãng điện thoại
xuất hiện trên thị trường. Samsung sẽ phải đối mặt với các ông lớn như Apple, LG
hay Nokia,…

Trong thời gian qua, Samsung vẫn tiếp tục giữ vị trí đứng đầu về doanh số
bán hàng. Ngay sau đó là Apple, giữ vị trí thứ 3 là một hãng điện thoại mới nỗi của
Trung Quốc Huawei.

Không chỉ đối mặt với các hãng điện thoại khác, Galaxy cũng phải đối mặt
với sự cạnh tranh từ các dòng sản phẩm cùng loại của công ty. Một vài cái tên có
thể kể ra như Galaxy Note, Galaxy A, Galaxy J hay Galaxy A,…

10
2.4. Xác định thị trường mục tiêu và định vị

2.4.1. Xác định thị trường mục tiêu


Trước năm 2000, Samsung vẫn là một thương hiệu được người tiêu dùng nhớ đến
như một thương hiệu bình dân. Nhưng với một chiến lược tái định vị thương hiệu thì
ngày hôm nay, Samsung đã trở thành một thương hiệu cao cấp với những sản phầm công
nghệ cao. Dòng sản phẩm Samsung Galaxy S ra đời nhằm đáp ứng lượng khách hàng có
thu nhập trung bình và thu nhập cao. Samsung tập trung phát triển các dòng điện thoại
thông minh.Trong quá trình phát triển, Galaxy đã không ngừng cải tiến tính năng, cho ra
đời những dòng sản phẩm mới. Đến ngày hôm nay, Galaxy đã trở thành một thương hiệu
cao cấp, phục vụ các nhu cầu thiết yếu như chụp ảnh, nghe nhạc, xem phim, chơi game,

2.4.2. Định vị
Bước vào thị trường điện thoại từ năm 2010, song các dòng sản phẩm Galaxy của
Samsung đã tạo được vị trí vững chắc trong môi trường điện tử cạnh tranh khắc nghiệt.
Khi nhắc đến Galaxy, chúng ta sẽ nhắc đến sự khác biệt cho từng sản phẩm.

Đầu tiên, đó chính là thiết kế. Không giống như iphone hay các dòng điện thoại
khác, Galaxy S đã thiết kế nên những chiếc điện thoại với đường cong đạt đến trình độ
tinh xảo ở mọi góc độ và khía cạnh. Mang lại cho bạn hiệu suất sử dụng tối ưu và những
tính năng cao cấp gói gọn trong một thiết kế thanh lịch và tinh tế. Một vẻ đẹp tinh tế
mang lại sự hào hứng khi sử dụng. Mặt lưng uốn cong độc đáo chính là lý do giúp chiếc
điện thoại này mang lại sự thoải mái khi cầm trên tay. Sở hữu thiết kế tinh tế từ đường
nét thanh thoát tự nhiên đến viền màn hình siêu mỏng, tất cả đều mang đến sự thoải mái,
vừa vặn khi sử dụng.

Chạy hệ điều hành Android, nó cho phép bạn có thể thực hiện nhiểu ứng dụng
trên điện thoại cùng một lúc. Bạn có thể thỏa sức cùng những trò chơi. Việc chơi game sẽ
trở nên tuyệt với hơn nữa với dòng sản phẩm galaxy S7 mới ra đời, được trang bị trung
tâm điều khiển trò chơi chuyên dụng và bao gồm các chức năng khác, bao gồm cả ghi lại

11
cả quá trình chơi. Samsung Galaxy S7 là sản phẩm không thể tuyệt vời hơn đối với các
game thủ.

Bên cạnh đó, một tính năng đã tạo nên sự khác biệt của Galaxy S với các sản
phẩm khác là khả năng kháng nước và bụi tuyệt vời. Có một lớp cao su chạy xung quanh
các cạnh của cổng sạc, giúp thiết bị không bị vào nước ở độ sâu tối đa là 5 feet (khoảng
1,5 m). Samsung đã khéo léo đặt một màn hình nằm ở phía sau bên phải phần loa ngoài,
nhờ đó thiết bị vẫn đảm bảo được chất lượng âm thanh kể cả khi đang ngập trong nước.

Samsung đang cố gắng tạo nên sự khác biệt trong từng sản phẩm để chiếm lĩnh thị
trường điện thoại thông minh trong thời gian tới. Với những cải tiến không ngừng,
Samsung trên con đường chính phục những khách hàng khó tình nhất và hứa hẹn mở ra
một thị trường rộng mở cho nền công nghiệp điện thợi trong tương lai.

III. Chiến sách xúc tiến thương mại của Samsaung cho dòng sản phẩm điện thoại
Samsung galaxy S
3.1. Mục tiêu
Nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về các dòng sản phẩm điện thoại Samsung
cho khách hàng, từ đó kích thích thuyết phục họ tin tưởng và mua sản phẩm của mình
3.2. Đối tượng hướng tới
Samsung galaxy hướng đến tất cả các đối tượng khách hàng, từ thu nhập thấp đến
thu nhập cao, từ trẻ tới già, từ cá tính, trẻ trung đến lịch sự, đơn giản. Nhằm đưa Samsung
trở thành thương hiệu mạnh mẽ nhất thế giới, nhưng đồng thời cũng gần gũi với mọi
người như Eric Kim – Phó Giám đốc tiếp thị thế giới của Samsung đã phát biểu - “Để trở
thành số 1, bạn không chỉ cần được biết đến mà còn cần được yêu mến”

Điện thoại di động không chỉ là thời trang riêng cho phụ nữ mà ngày nay còn dành
cho đàn ông, giới trẻ, giới doanh nhân,… Nắm bắt được nhu cầu đó, Samsung phát triển
các dòng điện thoại dựa trên các tiêu chí khác nhau theo tâm lý người sử dụng. Đối với
giới trẻ thì phải chú trọng đến tính thời trang, màu sắc, gọn, độc đáo; đối với người yêu

12
thích kỹ thuật, công nghệ thì cần có các loại mang tính công nghệ mới, có nhiều tính
năng như chụp hình, quay phim, nghe nhạc. Riêng đối với doanh nhân, Samsung tập
trung vào những chức năng để làm việc như Internet, check mail,…

3.3. Các chiến lược xúc tiến thương mại

3.3.1. Chào hàng trực tiếp


SamSung coi việc chào hàng là công tác tiếp thị thông qua con người. Việc thành
công hay thất bại tùy thuộc vào công tác chuẩn bị nhân sự. Ðối với Samsung thì phương
pháp chào hàng này được dựa rất nhiều vào các tài liệu và dữ kiện. Người đại diện bán
hàng luôn mang theo mình các tài liệu giới thiệu sản phẩm để có thể trả lời nhanh chóng
và thông suốt các câu hỏi của khách hàng. Hoạt động chào hàng phải của Samsung theo
nhiều chuyên gia kinh tế đã đạt được các yêu cầu căn bản:

- Hoạt động bán hàng thực sự: Samsung cung cấp những thông tin về sản phẩm
cho khách hàng và phải lấy được đơn hàng.

- Mối quan hệ với khách hàng: nhân viên bán hàng của Samsung luôn quan tâm
đến việc duy trì và cải thiện vị trí của công ty với khách hàng và công chúng.

- Thu thâp tin tức và cung cấp thông tin : nhân viên bán hàng của Samsung
thường có thể cung cấp những thông tin có ích cho việc hoạch định các chương trình
khuyến mãi và quảng cáo.

3.3.2. Khuyến mãi


Những công cụ khuyến mãi mà Samsung thường sử dụng là catalog, hàng mẫu,
film, slide film, hội chợ và triển lãm thương mại và các tài liệu, công cụ tại điểm bán
hàng, ... Catalog: Các mục tiêu mà catalog Samsung phải đạt là: Catalog của Samsung
luôn tạo nên sự quan tâm và hấp dẫn người đọc như màu sắc đẹp, in ấn tốt, nội dung dễ
hiểu đối với các sản phẩm điện tử của Samsung. Ngoài Catalog, mẫu hàng để tạo điều
kiện cho khách hàng của Samsung hiểu rõ và tránh nhầm lẫn khi đặt hàng nhất là về kiểu,

13
cỡ của sản phẩm. Đối với các mẫu hàng nhỏ ít giá trị thì Samsung gửi tặng cho khách
hàng thông qua đường bưu điện, đại lý bán hàng tại nước ngoài, chi nhánh và người chào
hàng lưu động. Ðối với sản phẩm có kích cỡ lớn, giá trị cao thì nhà xuất khẩu thì
Samsung thành lập các Showroom, Trade Show và các cuộc triển lãm, hội chợ để trưng
bày.
Ví dụ về một số chương trình khuyến mãi của Samsung Glaxy như khuyến mại
mùa bóng đá cho Glaxy S5 và Glaxy win trên địa bàn TP Hà Nội, Thời gian từ 1/6/2014-
30/6/2014 với hình thức khuyến mãi: Tặng sau khi mua.
Hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mãi: Tặng ốp lưng điện thoại Samsung Glaxy
S5 và quả bóng Glaxy 11. Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ để kkhuyến mại 8 547 000 000
VNĐ.
Hàng hóa dịch vụ khuyến mãi: Điện thoại Samsung Galaxy S5 (SM-G900), điện
thoại Samsung Glaxy Win (GT-I8552).
Samsung khuyến mãi cực lớn chào đón xuân 2016. Quà tặng ngay: 36.000 sạc dự
phòng Samsung khi mua Note4, Note5, S6edge+, S6 edge và S6. Quà tặng từ ứng dụng
Galaxy (Chọn ngẫu nhiên): 1 Xe MERCEDES BENZ C-200, 500 SAMSUNG GEAR S2,
50.000 Thẻ nạp điện thoại. Áp dụng cho tất cả các sản phẩm điện thoại, máy tính bảng
Samsung.

3.3.3. Quan hệ công chúng


Samsung galaxy luôn coi đây là cơ hội để tạo ra một hình ảnh tốt đẹp của toàn bộ
hoạt động và sản phẩm của Samsung thông qua báo chí và các hoạt động khác mà theo lý
thuyết là Samsung không phải trả tiền quảng cáo.
Hình ảnh Samsung không ngừng được nâng cấp khi họ thường xuyên tài trợ cho
các hoạt động thể dục thể thao và văn hoá thế giới như Olympic, Á vận hội Asian Games,
đội bóng Chelsea, giải vô địch Taekwondo thế giới, triển lãm bảo tàng giải thưởng Nobel
toàn cầu… Chính việc tài trợ Olympic là nước cờ đưa Samsung thành thương hiệu toàn
cầu.

14
Samsung sánh vai với các thương hiệu lớn như Coca-Cola, IBM… tại sự kiện thể
thao đông người xem nhất thế giới này. Kể từ năm 1988, Samsung đã đi cùng Olympic
với vai trò là nhà tài trợ truyền thông không dây. Hợp đồng này cũng vừa được gia hạn
đến năm 2016.
Tại Việt Nam, triết lý của Samsung là luôn có trách nhiệm đóng góp với cộng
đồng ở những nơi có hoạt động của mình. Ngay từ rất sớm, công ty Samsung Vina đã
đồng hành cùng những hoạt động văn hóa, thể thao, giáo dục, từ thiện tại Việt Nam. Có
thể kể ra những hoạt động tài trợ các giải thể thao lớn cho đến những chương trình mang
tính xã hội và nhân đạo như chương trình mổ tim nhân đạo cho trẻ em “Hearts to Hearts”,
chương trình “Digital Hope” cho thanh thiếu niên khuyết tật, các học bổng cho nhiều
trường đại học và hiện nay là chương trình xây dựng “Smart Library” (Thư viện thông
minh) cho các trường THCS và THPT tại các vùng ven, vùng sâu vùng xa.
Tính đến cuối năm 2013, Samsung đã mang 35 “Thư viện thông minh” cùng hơn
85.000 đầu sách đến với 34.000 em học sinh tại khắp các vùng miền trên cả nước, trong
đó có 5 thư viện thông minh có tính “tương tác” với những thiết bị nghe nhìn và giảng
dạy, công nghệ cao của Samsung. Song song với dự án “Thư viện thông minh”, Samsung
cũng đồng hành với báo Tuổi Trẻ trong dự án “Quyển sách thay đổi cuộc đời” nhằm gây
dựng lại và cổ động cho “văn hóa đọc” trong giới trẻ, tổ chức những sự kiện như “Ngày
hội đọc sách”, tổ chức cuộc thi viết với đề tài “Quyển sách em thích nhất”… Tại Việt
Nam, cùng với sự tăng cường quy mô đầu tư trên diện rộng, Samsung cũng quyết tâm trở
thành một thương hiệu Việt, một công dân Việt gương mẫu, cùng tham gia và đóng góp
vào việc giải quyết những vấn đề của xã hội như giáo dục, môi trường, y tế…
Với những chuyển động tích cực của mình từ hoạt động kinh doanh cũng như
những đóng góp cho cộng đồng, Samsung đang chuẩn bị cho những bước bứt phá mạnh
mẽ hơn nữa trong tương lai như kỳ vọng của công ty mẹ và cũng để tiếp tục đóng góp
vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Với sự thành công của Samsung Vina, SEV, và
sắp tới là SEVT (dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý 1/2014), Samsung sẽ không
ngừng ghi dấu những thành tích vượt bậc tại thị trường Việt Nam trong tương lai.

15
3.3.4. Quảng cáo
Samsung đầu tư rất lớn vào quảng cáo, khoảng 401 triệu USD, lớn hơn rất nhiều
các đối thủ khác, trong đó có cả Apple (333 triệu USD). Sự xuất hiện thường xuyên của
cái tên Samsung trong nhiều hoạt động thể dục thể thao và văn hóa thế giới như Olympic,
Asian Games,...sánh vai cùng các thương hiệu lớn như Coca-Cola, IBM... đã góp phần
đưa Samsung trở thành thương hiệu toàn cầu. Không những thế, Samsung còn thường
xuyên kí các hợp đồng quảng cáo lớn; các sự kiện, chiến dịch quảng cáo rầm rộ ở những
địa điểm nổi tiếng, thu hút nhiều người xem; các quảng cáo của Samsung phủ sóng rộng
rãi và mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông, găm sâu thương hiệu Samsung vào
nhận thức của công chúng.
Khi tiến hành một chương trình quảng cáo, Samsung luôn đặt ra yêu cầu đối với
các nhân viên marketing cần tiến hành năm quyết định chủ yếu sau – quyết định 5M:

Mission: Mục tiêu quảng cáo là gì?

Money: Chi phí là bao nhiêu?

Message: Lời truyền đạt cần phải gửi tới?

Media: Phương tiện kênh thông tin nào sử dụng?

Measurement: Kết quả được định giá bằng cách nào?

Nội dung quảng cáo của Samsung luôn được dựa theo nguyên tắc AIDA A: get
Attention (lôi cuốn sự chú ý) I: hold Interest (làm cho thích thú) D: create Desire (tạo sự
ham muốn) A: lead to Action (dẫn đến hành động mua hàng).
Ngoài ra, hãng còn cho phát hành tạp chí của Samsung. Tạp chí do hãng tự biên
tập và ấn hành để thông tin về các hoạt động của Samsung cho nội bộ và khách hàng biết
như sự thành công của các đại lý, nhà phân phối, các ý tưởng tiếp thị, tin của Samsung,
kết quả cuộc thi có thưởng, khen thưởng nhân viên và các thông tin về sản phẩm của
Samsung ... Hội chợ thương mại là nơi Samsung dùng để mua bán sản phẩm, ký kết hợp

16
đồng, tạo mối quan hệ giữa Samsung và các nhà phân phối, đại lý. Hội chợ thương mại
không những để chứng minh Samsung được tổ chức tốt, tạo uy tín, hình ảnh tốt đẹp đối
với công chúng, giới thiệu sản phẩm, mà còn cung cấp sản phẩm cho khách hàng của
Samsung với giá chuẩn của nó.

IV. Đề xuất những giải pháp nhằm pháp huy được những lợi thế và làm giảm những
tồn tại hạn chế của chính lược xúc tiến thương mại cho dòng sản phẩm Samsung
galaxy S
4.1. Ưu và nhược điểm của chiến lược xúc tiến thương mại của Samsung Galaxy S
Nhìn chung, nhờ có các chiến lược xúc tiến hợp lý như trên, kết hợp với các chiến
lược Marketing khác Samsung Galaxy đã dần dần dẫn đầu về thị phần ở thế giới nói
chung và việt nam nói riêng, ngày càng nổi tiếng và lấy được nhiều niềm tin,sự tin tưởng
ở khách hàng. Giá cả của Samsung phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, giúp cho
người tiêu dung có nhiều lựa chọn hơn. Các dòng sản phẩm của Samsung galaxy S luôn
có mặt ở hầu hết các cửa hàng điện thoại di động, giúp các sản phẩm mới của Samsung
luôn tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Song đi kèm với nó vẫn là những khó
khăn cần đk khắc phục.

Sau đây sẽ là một số ưu và nhược điểm của từng công cụ trong chiến lược xúc tiến
hỗn hợp mà Samsung galaxy đã áp dụng.

4.1.1. Bán hàng trực tiếp


Ưu điểm: Với việc được thử trực tiếp trên sản phẩm tại các của hàng điện thoại
làm kích thích chí tò mò, sự thích thú của khách hàng và khách hàng được tư vấn trực
tiếp từng loại sản phẩm. Bên cạnh đó là thái đọ phục vụ nhiệt tình, dịu dàng của nhân
viên đã để lại ấn tượng rất tốt trong tâm trí khách hàng.

Nhược điểm: Việc bán hàng trực tiếp đòi hỏi công ty phải tốn nhiều tiền và thời
gian hơn và việc thuê địa điểm bán cũng như việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng
nhiệt tình chu đáo và nắm rõ thông tin sản phẩm.

17
4.1.2. Khuyến mại
Ưu điểm: Đưa ra những chương trình khuyến mại mà các hãng khác không cung
cấp nhằm chiếm được sự quan tâm và lòng tin của người mua. Các nhà tiếp thị có thể
xem xét việc đưa ra các đợt khuyến mại về tài chính nhưng không trưc tiếp giảm giá mà
vẫn tổng hợp chí phí, ví dụ như tặng phiếu giảm giá cho người mua hay miễn phí các sản
phẩm và dịch vụ kèm theo như: tiền mặt, phụ kiện kèm theo như: tai nghe, dây kết nối
máy tính, thẻ nhớ hoặc một vài sản phẩm hàng tiêu dùng có gắn nhãn mác của công ty,
hay tải nhạc chuông và hình nền miễn phí, tặng 1 tháng, 3 tháng sử dụng 3G,... người
mua sẽ tính toán và so sánh chi phí trọn gói với các sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh
tranh.

Nhược điểm: Tuy có được những chế độ khuyến mại hấp dẫn đối với khách hàng,
nhưng chất lượng của hàng khuyến mại thường không được tốt hay thời hạn ngắn.

4.1.3. Quan hệ công chúng


Ưu diểm: Nhằm mục đích đưa các tin tức có giá trị lên các phương tiện truyền
thông để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tiến hành xây dựng các clip quảng cáo, trình
chiếu lên các chương trình quảng cáo trên truyền hình, xuất hiện trên các tạp chí điện
thoại di động, trên internet,...

Nhờ vậy mà các dòng sản phẩm Galaxy đã đi sâu vào trong tâm chí của khách
hàng.

Nhược điểm: Cần có mối quan hệ khá rộng và đầu tư với khoản tiền khá lớn.

4.1.4. Quảng cáo


Ưu điểm: Với khoản đầu tư khủng cho quảng cáo đã mang lại những lợi nhuận
khổng lồ cho hãng, với con số cụ thể là công ty Hàn Quốc sẵn sang trả nhiều tiền mặt để
quảng cáo trên các phương tiện truyền thông và những nỗ lực đó cho đến bây giờ vẫn
đem lại thành công. Năm ngoái riêng bộ phận điện thoại di động đã tiêu tốn của Samsung
4,3 tỷ USD trong khi đó đối thủ chính của họ là Apple chỉ bỏ ra 1 tỷ USD. Với hàng loạt
các video, clip về dòng sản phẩm Galaxy thể hiện được rõ, và nổi bật các ưu điểm của

18
sản phẩm từ S1 đến S7, thiết kế đẹp mắt, tinh sảo, nhỏ gọn, dễ cầm nắm, màn hình lướt
êm, camera trước sau đều nét với độ phân giải cao mang lại những tấm ảnh sắc nét và rất
chân thực qua 6 năm cải tiến từ khi ra mắt năm 2010 đã cho ra đời các sản phẩm Galaxy
thật sự có những bước cải tiến đột phá và mới đây nhất là chiếc Galaxy S7 và Galaxy S7
Edge, đã gây ấn tượng tốt và làm cho thị trường tràn ngập sắc màu galaxy, giúp cho
Samsung trở thành 1 thương hiệu mạnh mẽ trong thế giới điện thoại di động.

Với việc mời các người mẫu, ca sĩ diễn viên nổi tiếng quảng cáo cho hãng cũng đã
thúc đẩy cho lượng mua cho các sản phẩm vừa mới ra mắt.

Hay với việc chia sẻ hình ảnh, các chức năng các điểm nổi bật lên các trang mạng
xã hội, trên intrenet điều đó đã cung cấp thông tin đến với khách hàng đặc biệt là các
khách hàng mục tiêu có điều kiện và chịu chơi với các sản phẩm mới. Với chiến lược
thông qua các sự kiện lớn để quảng bá sản phẩm bằng cách trở thanh nhà tài trợ là một
trong những chiến lược hết sức thông minh- điều đó càng thu hút các đối tượng khác
nhau của xã hội. Samsung đã bán được rất nhiều thiết bị trong dòng sản phẩm Galaxy
nhờ vào sự tiếp thị quảng cáo qua các chương trình truyền hình, các phương tiện đại
chúng và báo chí.

Nhược điểm: Việc đầu tư quá nhiều cho quảng cáo cũng là một nhược điểm của
hãng – tuy đầu tư nhiều nhưng một số sản phẩm không đem lại nhiều kết quả như mong
đợi ví dụ như sản phẩm Galaxy S4. Hay việc quảng cáo quá rầm rộ đã làm lộ ra các điểm
khác biệt của sản phẩm đến với đối thủ cạnh tranh việc đó làm cho Samsang ngày càng
có quá nhiều đối thủ ngang tầm như ngoài Iphone còn có Lumia, hay LG,...và nghiêm
trọng hơn đó là sản phẩm thực tế lại không được như những quảng cáo nói, Galaxy S4 là
một điển hình: chiến dịch tiếp thị sản phẩm của Samsung gặp phải khá nhiều chỉ trích
đơn cử như việc họ đã quảng cáo thiết bị của mình một cách trắng trợn tại Chung kết liên
hoan Phim ngắn diễn ra tại nhà hát Opera Sydney hay chương trình X-Factor của Anh
Quốc.

19
4.2. Đề xuất những giải pháp nhằm phát huy lợi thế, ưu điểm và khắc phục, giải
quyết những tồn tại, hạn chế trong chính sách xúc tiến thương mại của Samsung
Galaxy S
Hiện nay đã có tới 7 phiên bản cho dòng S, từ S tới S6 và hầu như phiên bản nào
cũng nhận được sự đón chào nồng nhiệt của giới yêu công nghệ. Bản Galaxy S đầu tiên
ra mắt năm 2010 và đã qua 7 thế hệ với những bước phát triển không phải hãng nào cũng
làm được, điều đó đã tạo được thương hiệu của Samsung galaxy S trong lòng người tiêu
dùng. Một phần công không nhỏ cho sự thành công đó là các chính sách xúc tiến thương
mại của Samsung, tuy nhiên bất cứ chính sách nào cũng có nhược điểm, vậy để hoàn
thiện chính sách thương mại của Samsung, nhóm em đề xuất thêm các biện pháp nhằm
phát huy lợi thế và khắc phục những hạn chế.

Về bán hàng trực tiếp, như đã đề cập ở trên thì với dòng sản phẩm Samsung
galaxy s7 là 1 hàng hóa cao cấp thì việc bán hàng trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao, ngay
từ khi mới ra thị trường nên tiếp cận với nhóm khách hàng sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản
phẩm để tư vấn, kích cầu, là một chiến lược hớt váng thị trường mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra việc bán hàng trực tiếp đòi hỏi có một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp có hiểu biết
về sản phẩm, sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của khách hàng để tạo ấn tượng ban đầu
cho người dùng, tạo lòng tin và sự hồi đáp tốt của khách hàng sau khi mua.

Về khuyến mãi, ngoài các khuyến mãi như các dòng sản phẩm khác thì Samsung
nên bổ sung các khuyến mãi mới như tặng kèm các sản phẩm có giá trị, đặc biệt có thể
tặng quà cho các khách hàng là nữ giới tạo ấn tượng thân thiên, tâm lý cho phái nữ sẽ
mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra cũng có thể áp dụng tổ chức các trò chơi bốc thăm trúng
thưởng cho những khách hàng mua sản phẩm.

Về quan hệ công chúng:

Tổ chức sự kiện: Khi có sản phẩm mới ra đời hay có sự thay đổi mẫu mã kiểu dáng
thì công ty sẽ tổ chức các buổi triển lãm hay giới thiệu gắn với sản phẩm. Trong việc này
thì Samsung nên tiếp tục phát huy những ưu điểm như trong lần ra mắt S7 tại Barcelona,

20
Tây Ban Nha với sự góp mặt của nhà sáng lập Facebook - Mark Zuckerberg tại sự kiện
của Samsung. Có lẽ, đây chính là một bước đi mới của Samsung muốn tận dụng sức
mạnh của mạng xã hội - Facebook để góp phần phát triển thị phần vào nhóm đối tượng
trẻ, vốn là những kẻ thích tò mò, khám phá. Samsung nên tiếp tục tổ chức các buổi giới
thiệu tới nhiều đối tượng hơn nữa, và trên nhiều quốc gia để mở rộng thị trường tiêu thủ
và thu hút các thị trường mới.

Đối với tin tức: Báo chí, báo mạng phải là công cụ truyền tin nhanh chóng, các
thông tin về các sản phẩm hay các sự kiện liên quan đến sản phẩm phải được cung cấp
tức thì và cập nhật chi tiết cho người dùng. Không thể phủ nhận, sức ảnh hưởng của
Samsung galaxy s đến giới công nghệ thông tin, nên có thể thấy Samsung vận dụng khá
triệt để ưu thế này.

Đối với các hoạt động công ích: Không thể không nhắc đến ở bất kì công ty, tập
đoàn nào muốn tồn tại thì trước hết cũng phải là mang lại lợi ích cho xã hội thông qua các
hoạt động công ích hay là từ thiện. Samsung cũng thể hiện trách nhiệm với cộng đồng khi
tham gia tích cực vào các mặt hoạt động xã hội cho người dân tại địa phương với các hoạt
động khuyến học, tình nguyện, hoạt động bảo vệ môi trường như: trao học bổng, trao thư
viện thông minh, xây nhà tình thương, ngôi trường hy vọng, làm sạch môi trường, đến
thăm và tặng quà các trung tâm bảo trợ xã hội. Nhưng, Samsung chủ yếu là chăm lo đến
cuộc sống của nhân viên trong công ty, tạo nhấn tượng cho công nhân viên, và giành 1
khoản tiền lớn cho các hoạt động xã hội các hoạt động, tuy nhiên các hoạt động này chưa
thật sự hiệu quả và chưa được biết đến, chưa tạo được lòng tin của mọi người.

Về quảng cáo Samsung nên tiếp tục phát huy phương thức quảng cáo của mình
thông qua các trang mạng xã hội mà Samsung trước đó đã áp dụng rất tốt. Vì sản phẩm
Samsung mang tính cao cấp nên có thể không cần mở rộng các hình thức quảng cáo
ngoài trời nhưng vẫn cần có các showroom để có thể truyền thông tin cho người dùng hay
nhận những phản hồi trực tiếp để hoàn thiện sản phẩm hơn nữa.

21
KẾT LUẬN
Trên đây là những phân tích của nhóm 3 về những ưu nhược điểm của chính sách
xúc tiến đối với dòng sản phẩm điện thoại Samsung galaxy S trong giai đoạn 2010-2016
tại Việt Nam. Nhờ những chính sách xúc tiến hiệu quả mà sản phẩm này đã và đang
thành công và tạo được ấn tượng tốt trong lòng mỗi người tiêu dùng Việt. Với những
phân tích, đánh giá trên, chúng ta có thể thấy được việc phối hợp hiệu quả của các công
cụ là một trong những điều kiện tiên quyết để làm lên một chiến lược xúc tiến thành
công. Cùng với các chiến lược khác, chiến lược xúc tiến thương mại có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc đạt được mục tiêu của tổ chức và khẳng định được vị trí không thể
thiếu trong Marketing hiện đại.

Do thời gian tìm hiểu về đề tài có hạn, cho nên chắc chắn bài tiểu luận của nhóm
chúng em còn nhiều thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của cô để bài
của nhóm 3 được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.http://voer.edu.vn/m/xuc-tien-thuong-mai-va-vai-tro-cua-no-trong-hoat-dong-kinh-
doanh/03dd0436

2. http://voer.edu.vn/m/chinh-sach-xuc-tienky-thuat-yem-tro-marketing/ce06f63e

3.http://www.easvietnam.edu.vn/vi/xúc-tiến-thương-mại/các-hình-thức-xúc-tiến-thương-
mại.html

4.http://vneconomy.vn/tin-doanh-nghiep/samsung-va-chien-luoc-thanh-cong-o-viet-nam-
20140225104358205.htm

5. www.marketingchienluoc.com/chiến-lược/26790-chiến-dịch-marketing

6.http://www.viethanit.edu.vn/index.php/hp-tac-nghien-cu/hp-tac-quc-t/i-tac-hp-tac/
1026-gii-thiu-v-Samsung .html

23

You might also like