You are on page 1of 2

IV.

Ý thức triết học:

-Là hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức cũng như của ý thức xã hội

-Triết học Mác-Lênin cung cấp cho con người tri thức về thế giới thông qua việc tổng kết lịch
sử phát triển của khoa học và triết học

-Thế giới quan gắn chặt với những hình thức nhận thức khác nhau và đến lượt mình từ lúc
mới ra đời các dạng nhận thức này cũng không tách rời thế giới quan. Trong sự gắn bó khăng
khít như vậy, mối quan hệ đặc trưng nhất là quan hệ giữa thế giới quan và triết học.

1. Quan hệ giữ thế gian quan và triết học:

-Cái chung :Sự ra đời của triết học nói chung và triết học duy vật biện chứng nói riêng đã
đóng vai trò là cơ sở lý luận cho thế giới quan. Mà cơ sở và hạt nhân của thế giới quan chính
là tri thức. Triết học có vai trò là thế giới quan, pp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và
hoạt động nhận thức của con người. Chính thế giới quan và triết học giúp con người trả lời
cho các câu hỏi được nhân loại từ xưa đến nay thường xuyên đặt ra cho mình, tìm cách trả lời
các vấn đề về thế giới trong tổng thể của nó, về vị trí của con người trong thế giới, về sự nhận
thức thế giới của con người, về quan hệ của con người với thế giới, nghiên cứu thế giới theo
“trật tự vật chất hoặc tinh thần. Ví dụ như: thế giới xung quanh ta là gì? Thế giới ấy có điểm
bắt đầu và điểm kết thúc hay không? Sức mạnh nào chi phối sự tồn tại và biến đổi đó? Con
người là gì, sinh ra từ đâu và có quan hệ như thế nào với thế giới ấy? Cuộc sống của con
người có ý nghĩa gì? Con người có vị trí nào trong thế giới đó?, v.v.. Như vậy, thế giới quan
triết học bao hàm trong nó cả nhân sinh quan.

+ Sự hình thành thế giới quan luôn gắn bó chặt chẽ với triết học. Triết học diễn tả
quan niệm của con người dưới dạng hệ thống các phạm trù, các quy luật đóng vai trò như
những bậc thang trong quá trình nhận thức thế giới. Với ý nghĩa như vậy, triết học được coi là
trình độ tự giác trong quá trình hình thành và phát triển của thế giới quan. Nếu thế giới quan
được hình thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người, trong đó tri thức của
các khoa học cụ thể là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành những quan niệm nhất định về từng
mặt, từng bộ phận của thế giới, thì triết học với phương thốc tư duy đặc thù đã tạo nên hệ
thống lý luận bao gồm những quan niệm chung nhất về thế giới với tư cách là một chỉnh thể.
Như vậy, triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, triết học giữ vai trò định hướng cho
quá trình hình thành và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch
sử.Thế giới quan chính là kim chỉ nam định hướng cho cuộc sống của con người, từ nhận
thức đến hành động thực tiễn, giúp xác định hệ tư tưởng, lý tưởng, lối sống của bản thân. Thế
giới quan khoa học là tiền đề xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế
giới quan là tiêu chí cơ bản để đánh giá sự trưởng thành của cá nhân và sự phát triển của cộng
đồng xã hội.

Lập trường thế giới quan trong con người phụ thuộc rất nhiều vào tri thức xã hội được xác
nhận bằng kinh nghiệm và được củng cố bằng tình cảm. Các yếu tố tâm lý xã hội như cảm
xúc, ý chí, tâm trạng, thói quen và truyền thống xuất hiện trong tâm tư của một giai cấp, dân
tộc, một nhóm người trong xã hội thường mang tính chất quần chúng rộng rãi và linh động
nên dễ tác động tới quá trình hình thành thế giới quan của cá nhân. Những nhận thức đời
thường hình thành trên kinh nghiệm hằng ngày của con người không chỉ có tính chất kinh
nghiệm, mà còn bao hàm cả tính chất tổng hợp và logic, nhưng nó vẫn chưa thể trở thành một
hệ thống tri thức khoa học, trong nó vẫn còn nhữtìg quan điểm sai lầm, những tư tưởng lạc
hậu, những ảo tưởng và nhầm lẫn. Cho nên thế giới quan khoa học phải đi trước, đóng vai trò
dẫn đường và rút đần khoảng cách giữa chân lý và nhận thức sai lầm.

Như vậy, nhận thức đúng đắn thế giới quan khoa học và hình thành cho thế hệ trẻ; đặc biệt là
sinh viên (bộ mặt tiêu biểu của nền kinh tế tri thức) thế giới quan khoa học là nhiệm vụ cần
thiết mà Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm.

- Thế giới quan và phương pháp luận triết học ra đời khi trình độ tư duy và thực tiễn của con
người có bước phát triển cao hơn về chất.

Thế giới quan triết học được hình thành dựa trên hệ thống lý luận, khái niệm, phạm trù, quy
luật. Không chỉ thể hiện quan điểm về thế giới, con người còn nỗ lực tìm cách giải thích,
chứng minh các quan điểm đó bằng lý luận, logic khoa học.

-Thế giới quan duy vật: Đóng vai trò tích cực trong sự phát triển của khoa học; nâng cao vai
trò, vị thế của con người đối với tự nhiên và sự tiến bộ của xã hội.

-Cái riêng: + nội hàm của thế giới quan rộng hơn nội hàm của triết học “mọi triết học đều
là thế giới quan, nhưng thế giới quan không nhất định là triết học” . Thế giới quan đôi khi
hình thành tự phát và mang nặng tính chất cảm tính. Và con người có thể không có khái niệm
triết học rõ ràng, nhưng phải có thế giới quan vì nếu không có thế giới quan tức là đã đánh
mất cá nhân con người.

2. Vai trò của triết học duy vật biện chứng:

-Trong thời đại hiện nay, thế giới quan khoa học chân chính nhất chính là thế giới quan triết
học duy vật biện chứng. Triết học duy vật biện chứng có vai trò to lớn để nhận thức đúng đắn
ý nghĩa và vai trò của các hình thái ý thức xã hội khác; để xác định đúng vị trí của những
hình thái ấy trong cuộc sống của xã hội, để nhận thức tính quy luật cùng những đặc điểm, sự
phát triển của chúng, đóng vai trò tích cực trong sự phát triển của khoa học; nâng cao vai trò,
vị thế của con người đối với tự nhiên và sự tiến bộ của xã hội.

You might also like