You are on page 1of 17

LỜI NÓI ĐẦU

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Với tư cách là chủ sở hữu đối với đất đai, Nhà nước có đủ ba quyền
năng của chủ sở hữu đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định
đoạt số phận Pháp lý của đất đai. Nhà nước thực hiện quyền đại diện
chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai: Quốc
hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử
sụng đất của cả nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc
quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước; Chính phủ quyết
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích
quốc phòng, an ninh, thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai trong
phạm vi cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm
trước Chính phủ trong việc quản lý Nhà nước về đất đai. Hội đồng
nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành Pháp luật về
đất đai tại địa phương. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại
diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý Nhà nước về đất đai tại địa
phương theo thẩm quyền được Pháp luật quy định.

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên Quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất
kinh doanh và trong đời sống xã hội, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng. Trong khi đó, do tác động của con người và của thiên nhiên,
đất đai ngày càng có xu hướng bị bạc mầu, bị sói mòn, mà nhu cầu sử
dụng đất ngày càng cao vì dân số gia tăng nhanh. Bên cạnh đó, nước

1
ta còn là một nước có tới trên 70% dân số làm nông nghiệp, lực lượng
lao động ở nông thôn còn dư thừa.

Trong những năm gần đây, ở tỉnh Sơn La, từ khi thực hiện phân
vạch lại địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày
06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng
Chính phủ); Đồng thời cùng với việc Nhà nước quyết định thực hiện
dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, đã tăng cường đầu tư xây
dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế-
xã hội ở những vùng trong tỉnh mà trước đây giao thông đi lại khó
khăn. Nhưng đi đôi với nó là một phần lớn diện tích đất canh tác trên
địa bàn đã phải thu hồi để thực hiện dự án, dẫn đến việc thu hẹp diện
tích đất canh tác ở một số địa phương. Vì thế mà vấn đề tranh chấp đất
đai nói chung, tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính
trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng như trên địa bàn huyện Thuận Châu
ngày một gia tăng và phức tạp.

Trước tình hình đó, nếu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
không có kế hoạch, phương hướng và biện pháp giải quyết kịp thời,
dứt điểm và hiệu quả các vụ tranh chấp đất đai tại địa phương thì sẽ
trở thành vấn đề bức xúc trong nhân dân, gây ảnh hưởng đến đời sống
xã hội, ảnh hưởng đến sản xuất, tình đoàn kết của nhân dân, ảnh
hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

1.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI TÌNH HUỐNG

Trong thời gian vừa qua tại huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La có
nhiều vụ tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính trong đó
điển hình có vụ tranh chấp giữa bản Pha Lao xã Phổng Lái - huyện
Thuận Châu với bản Phiêng Ban xã Mường Giàng - huyện Quỳnh
Nhai, đòi hỏi các cấp, các ngành hai xã. Hai huyện cần phải có
phương án giải quyết dứt điểm, hợp tình, hợp lý trên cơ sở tôn trọng
phong tục tập quán của nhân dân địa phương, đồng thời phải tuân thủ
các quy định của Pháp luật về đất đai, không để ảnh hưởng đến tình
đoàn kết lâu đời và sự ổn định sản xuất, định canh định cư của nhân
dân.

Là Trưởng phòng Nội vụ huyện, có chức năng, nhiệm vụ tham


mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước về lĩnh vực tổ
chức chính quyền cơ sở, trong đó có quản lý địa giới hành chính 364.
Với những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng và những kinh nghiệm
đã đúc rút được trong thực tế qua quá trình công tác, tôi xin chọn tình
huống mà tôi được giao nhiệm vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân
huyện đề ra phương hướng giải quyết làm bài tập tình huống, đó
là:"Giải quyết tranh chấp đất đai liên quan tới địa giới hành chính
giữa bản Pha Lao, xã Phổng Lái - huyện Thuận Châu với bản
Phiêng Ban, xã Mường Giàng - huyện Quỳnh Nhai". Thông qua
tình huống này, tôi muốn đóng góp một phần trí tuệ và kinh nghiệm
của mình trong việc giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Thuận Châu bằng giải pháp có hiệu quả, đúng theo quy định của pháp
Luật.
3
1.2. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Bản Pha Lao, xã Phổng Lái - huyện Thuận Châu là một bản của
người dân tộc Mông sinh sống và được thành lập từ rất lâu, đây là một
bản mà nhân dân có tinh thần đoàn kết, ổn định định canh, định cư,
luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và
Pháp luật của Nhà nước. Nhưng từ khi thực hiện đường địa giới hành
chính theo Chỉ thị: 364/CT-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Thủ tướng Chính phủ) thì toàn bộ diện tích đất ở và khoảng
2/3 diện tích đất canh tác của bản Pha Lao thuộc về địa phận địa giới
hành chính của bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng - huyện Quỳnh
Nhai. Do vậy, đến tháng 01 năm 2006 nhân dân bản Phiêng Ban, xã
Mường Giàng đã đòi nhân dân bản Pha Lao, xã Phổng Lái phải trả lại
số diện tích đất canh tác thuộc địa giới hành chính. Nhưng nhân dân
bản Pha Lao không nhất trí trả lại diện tích đất đó, vì các lý do sau:

- Thứ nhất: Theo Chỉ thị 10-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ
năm 1998 và lịch sử canh tác từ lâu đời thì diện tích đất ở và đất canh
tác đó là thuộc quyền quản lý, sử dụng của bản Pha Lao; việc tranh
chấp xảy ra không phải do nhân dân bản Pha lao lấn chiếm đất mà do
việc phân vạch lại địa giới hành chính theo Chỉ thị 364 thì diện tích
đất dó mới thuộc về xã Mường Giàng - huyện Quỳnh Nhai.

- Thứ hai: Trong điều kiện thực tế hiện nay nếu phải trả toàn bộ
diện tích đất canh tác đó thì nhân dân bản Pha Lao sẽ không còn đất
để sản xuất.

Từ những lý do đó, tuy hai bản của hai xã chưa xảy ra xô sát lớn,
nhưng đã có hiện tượng, một số cá nhân của bản Phiêng Ban cố tình

4
chặt phá rừng vô tổ chức và thả gia súc phá hoại hoa màu của nhân
dân bản Pha Lao.

Trước tình hình đó hai bản đã báo cáo, đề nghị Uỷ ban nhân dân
xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu và xã Mường Giàng, huyện Quỳnh
Nhai sớm có biện pháp giải quyết, để đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự
và ổn định đời sống, sản xuất đối với nhân dân hai bản.

Căn cứ vào báo cáo của hai bản, Uỷ ban nhân dân hai xã của hai
huyện đã 3 lần giải quyết với phương án là đề nghị nhân dân bản
Phiêng Ban tạm thời cho nhân dân bản Pha Lao mượn diện tích đất
trên để canh tác theo địa giới lịch sử để lại, nhưng nhân dân cả hai bản
đều không đồng ý. Bản Phiêng Ban muốn có thêm đất để canh tác vì
đất canh tác của bản có rất ít, còn bản Pha Lao lại không muốn sống
theo kiểu “ở nhờ” như vậy họ cho rằng phần đất đai đó do cha ông họ
khai phá đã canh tác lâu đời để lại cho họ có quyền được hưởng. Do
đó, hai xã đã báo cáo hai huyện, đề nghị Uỷ ban nhân dân hai huyện
sớm có phương hướng và giải quyết dứt điểm để nhân dân hai bản ổn
định cuộc sống và yên tâm sản xuất.

II-PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

2.1. MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

Vụ việc xảy ra đã gây ảnh hưởng không tốt tới tình hình an ninh,
tình đoàn kết và kế hoạch sản xuất của nhân dân trên địa bàn. Sau khi
vụ việc xảy ra, các cấp chính quyền đã tích cực làm công tác dân vận
ổn định tình hình, không để phát sinh thêm tình hình phức tạp. Để giải
quyết được dứt điểm tình trạng tranh chấp trên cần giải quyết được
vấn đề quyền lợi của nhân dân hai bản.

5
Điều đáng nói là vụ việc xảy ra trên địa bàn của hai bản người
H’ Mông và người Thái thuộc hai huyện giáp ranh, đời sống nhân dân
còn nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất, tập quán sản xuất, sinh hoạt
còn nhiều lạc hậu; trình độ nhận thức còn hạn chế. Vì vậy, cần vận
dụng các căn cứ của Luật Đất đai năm 2003; Chỉ thị 364/CT-HĐBT
ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng
Chính phủ); Quyết định số: 2422/QĐ-UBND ngày 02/10/2006 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc ban hành quy trình giải quyết tranh
chấp địa giới hành chính và tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới
hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La để giải quyết vụ việc có
lý, có tình, đúng pháp luật; đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự,
ổn định sản xuất; đảm bảo tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân hai bản;
rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý đất đai, địa
giới hành chính.

2.2. PHÂN TÍCH NGYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

2.2.1. Nguyên nhân

Trên cơ sở xác minh tại thực địa đối chiếu với bản đồ, hồ sơ
quản lý đất đai, lịch sử canh tác và những kiến nghị của nhân dân hai
bản cho thấy nguyên nhân của vụ tranh chấp như sau:

- Trong quá trình phân vạch đường địa giới hành chính, các cơ
quan chức năng đã không tính đến yếu tố lịch sử canh tác giữa hai
bản, hai xã nên đã làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, canh tác ổn định
lâu dài từ trước tới nay của nhân dân hai bản. Đây là nguyên nhân
chính dẫn đến việc tranh chấp như đã nêu ở trên. Sau khi phân vạch
đường địa giới hành chính và cắm mốc trên toàn tuyến giữa hai xã, hai

6
huyện theo chỉ thị 364/CT-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Thủ tướng Chính phủ) thì toàn bộ đất ở và khoảng 2/3 đất canh
tác của bản Pha Lao, xã Phổng Lái - huyện Thuận Châu nằm trong
địa giới hành chính của xã Mường Giàng huyện Quỳnh Nhai. Thiếu
sót này thuộc về các cơ quan chuyên môn của tỉnh và hai huyện, chính
quyền hai xã trong quá trình thực hiện ngoại nghiệp theo tinh thần
Nghị định 148/CP của Chính phủ đã không thực hiện quyền dân chủ
của nhân dân, không tổ chức tham khảo ý kiến của nhân dân trước khi
tiến hành.

- Nhà nước quyết định thực hiện dự án xây dựng nhà máy thuỷ
điện Sơn La, đã tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế, xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở những
vùng mà trước đây giao thông đi lại khó khăn, nhưng đi đôi với nó là
một phần lớn diện tích đất canh tác trên địa bàn đã phải thu hồi để
thực hiện dự án, dẫn đến việc thu hẹp diện tích đất canh tác ở một số
địa phương.

- Vụ việc tranh chấp xảy ra giữa bản Pha Lao với bản Phiêng
Ban là vụ việc tranh chấp đất đai liên quan đến đường địa giới hành
chính giữa hai bản, hai xã thuộc hai huyện khác nhau. Từ khi mới xảy
ra tranh chấp vào đầu năm 2006 thì cấp Ủy, chính quyền hai bản, hai
xã, đã tích cực thương lượng, hiệp thương, giải quyết trên tinh thần
xây dựng và đảm bảo đúng nội dung của Luật đất đai và tôn trọng lịch
sử canh tác của hai bên nhưng do biện pháp giải quyết chưa phù hợp
nên chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân hai bản.

- Do một số cá nhân thuộc bản Phiêng Ban đã thiếu tôn trọng kết
quả giải quyết tạm thời của Uỷ ban nhân dân hai xã, đã cố tình chặt
7
phá rừng làm nương và thả rông gia súc phá hoại hoa màu, gây ảnh
hưởng đến lợi ích kinh tế, thu nhập chính đáng của nhân dân bản Pha
Lao. Vì thế việc tranh chấp đất sản xuất nông nghiệp giữa hai bản
ngày càng phức tạp hơn.

2.2.2. Hậu quả

Vụ việc tranh chấp đất đai liên quan đến đường địa giới hành
chính 364 giữa bản Pha Lao, xã Phổng Lái - huyện Thuận Châu với
bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng - huyện Quỳnh Nhai, dẫn đến
những hậu quả sau:

- Gây ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và an


ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương; Ảnh hưởng đến
mối quan hệ tốt đẹp, tình đoàn kết vốn có từ lâu đời của nhân dân hai
bản;

- Gây thiệt hại về thu nhập kinh tế, ảnh hưởng lớn đến đời sống
sản xuất của nhân dân, vì diện tích đất đang canh tác hiện nay của bản
Pha Lao đang xảy ra tranh chấp là nguồn thu nhập chính của các hộ
dân trong bản.

- Làm ảnh hưởng đến uy tín, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động
của quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai; Giảm uy tín đối với cán bộ
thực thi công vụ đặc biệt là những cán bộ có thẩm quyền trong việc
giải quyết đường địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT- HĐBT của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).

III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

3.1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

8
- Trong quá trình giải quyết phải đảm bảo đúng quy định tại
Quyết định số: 2422/QĐ-UBND ngày 02/10/2006 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Sơn La về việc ban hành quy trình giải quyết tranh chấp địa
giới hành chính và tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành
chính các cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La; Phải phát huy được quyền làm
chủ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của quần chúng nhân dân trong
việc thực hiện các quy định của Pháp luật về đất đai.

- Giải quyết phải thận trọng, kiên trì vận động nhằm đảm bảo hài
hòa lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân hai bản, đảm bảo khi
giải quyết phải tăng cường mối quan hệ đoàn kết truyền thống giữa
hai bản và ổn định được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm
cho nhân dân yên tâm lao động sản xuất, định canh định cư.

- Về nguyên tắc, phải tôn trọng đường địa giới hành chính đã
được vạch định. Song tại điểm tranh chấp giữa bản Pha Lao với bản
Phiêng Ban có thể xem xét đề nghị điều chỉnh lại địa giới hành chính,
đảm bảo trình tự theo quy định của Pháp luật.

- Phải tăng cường được pháp chế XHCN, sự tôn trọng, chấp
hành kỷ cương trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai,
nhất là liên quan đến đường địa giới hành chính của hai xã thuộc hai
huyện khác nhau. Trong quá trình giải quyết cần kết hợp với việc giáo
dục, thuyết phục, tuyên truyền phổ biến Pháp luật đất đai, thông qua
đó làm cho nhân dân hiểu, thừa nhận và nghiêm chỉnh chấp hành
Quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3.2. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT

9
Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật của nhà nước, các quy
định của tỉnh ban hành và ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng của
nhân dân bản Pha Lao và bản Phiêng Ban, với chức trách, nhiệm vụ
được giao, trong tình huống này, tôi tham mưu cho Uỷ ban nhân dân
huyện những phương án giải quyết như sau:

* Phương án 1: đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chính phủ điều


chỉnh lại đường địa giới hành chính theo hiện trạng và lịch sử canh tác
(Giữ nguyên hiện trạng đất ở, đất sản xuất của hai bản, hai xã theo lịch
sử canh tác).

Ưu điểm:

- Phương án này nếu được thực hiện sẽ mang lại sự ổn định lâu
dài, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân bản Pha Lao xã Phổng
Lái - huyện Thuận Châu; không gây xáo trộn lớn đến đời sống, tâm lý,
phong tục, tập quán của nhân dân; đảm bảo cho nhân dân bản Pha Lao
có đủ đất để sản xuất, canh tác, đảm bảo đời sống và góp phần vào
việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương; duy
trì được mối quan hệ tốt đẹp và tinh thần đoàn kết vốn có của nhân
dân hai bản, hai xã và hai huyện để cùng nhau phấn đấu thực hiện
thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khoá XII đã đề ra, nhằm
xây dựng tỉnh Sơn La ngày càng phát triển, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh..

- Việc điều chỉnh lại đường địa giới hành chính giữa hai bản,
cắm lại mốc, vẽ lại bản đồ là việc có thể thực hiện được.

10
Nhược điểm: Quy trình, thủ tục và các bước triển khai thực hiện
để điều chỉnh lại đường địa giới hành chính là việc làm tương đối
phức tạp, thời gian thực hiện có thể kéo dài, vì phải thực hiện các
bước theo trình tự từ xã đến huyện, tỉnh, Chính phủ, gây tốn kém về
tiền của và công sức.

* Phương án 2:

Vẫn giữ nguyên hiện trạng đường địa giới hành chính 364, làm
thủ tục đề nghị chuyển giao bản Pha Lao xã Phổng Lái - huyện Thuận
Châu cho xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai quản lý theo đúng
đường địa giới hành chính 364 đã vạch định.

Ưu điểm: Phương án này không phải điều chỉnh lại địa giới hành
chính, nên không tốn kém tiền của, thời gian.

Nhược điểm: Không ổn định được tình hình an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội với nhiều lý do sau: Uỷ ban nhân dân huyện
Thuận Châu đã có công văn gửi Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai
về việc chuyển giao bản Pha Lao, xã Phổng Lái - huyện Thuận Châu
cho xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai quản lý theo đúng đường
địa giới hành chính 364 đã vạch định . Nhưng Uỷ ban nhân dân huyện
Quỳnh Nhai đã có công văn phúc đáp và không đồng ý tiếp nhận bản
Pha Lao với nhiều lý do. Cùng với đó, nhân dân bản Pha Lao đã tiến
hành họp toàn bộ xã viên trong bản và gửi biên bản kèm theo đơn, tờ
trình gửi Uỷ ban nhân dân xã Phổng Lái và Uỷ ban nhân dân huyện
Thuận Châu với nội dung là: không đồng ý cắt chuyển bản Pha Lao
cho Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai quản lý theo đường địa giới
hành chính 364. Nếu chuyển bản Pha Lao cho Uỷ ban nhân dân huyện

11
Quỳnh Nhai quản lý sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của nhân
dân thuộc một bản đồng bào dân tộc Mông, có thể đây sẽ là cơ hội để
các phần tử phản động lợi dụng kích động, tuyên truyền xuyên tạc chủ
trương, đường lối của Đảng, Pháp luật của nhà nước.

3.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Từ việc phân tích những ưu điểm và nhược điểm của hai phương
án trên tôi thấy phương án thứ nhất là phương án có ưu điểm hơn vì sẽ
đem lại được sự ổn định lâu dài, đảm bảo được an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội, đáp ứng với nguyện vọng của nhân dân và việc tái
tranh chấp sẽ ít có nguy cơ xảy ra. Bởi vì mục tiêu cuối cùng của việc
giải quyết tranh chấp là nhằm ổn định về tinh thần, đời sống, sản xuất
cho nhân dân, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế ở địa phương và
đảm bảo chức năng quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai theo
quy định của Pháp luật. Mặc dù phải tốn kém một phần kinh phí và
thời gian để phân vạch lại đường địa giới, cắm mốc, vẽ lại bản đồ,
nhưng sẽ đem lại sự ổn định lâu dài, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thuận Châu cũng như trên địa bàn
tỉnh Sơn La vì phân vạch lại đường địa giới, cắm mốc giới ở khu vực
tranh chấp theo tinh thần tôn trọng lịch sử đất canh tác để lại.

3.4. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN


LỰA CHỌN

Căn cứ vào nội dung của phương án thứ nhất, theo tôi, cần phải
tổ chức triển khai thực hiện theo các bước sau:

- Uỷ ban nhân dân hai huyện Thuận Châu, huyện Quỳnh Nhai
chỉ đạo Phòng Nội vụ huyện chủ trì phối hợp các cơ quan, Ban ngành

12
liên quan, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch
để tổ chức thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục quy định với những
bước tiến hành cụ thể như:

+ Hướng dẫn cho Uỷ ban nhân dân hai xã tiến hành thủ tục đề
nghị giải quyết theo trình tự: Uỷ ban nhân dân xã xây dựng phương án
điều chỉnh địa giới hành chính, trình Hội đồng nhân dân xã xem xét
quyết nghị, làm tờ trình trình Uỷ ban nhân dân huyện xem xét giải
quyết.

+ Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân huyện xem xét trình Hội đồng
nhân dân huyện quyết nghị; Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân huyện, Uỷ ban nhân dân huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng nhân
dân tỉnh quyết nghị và trình Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh
đường địa giới hành chính giữa xã Pha Lao, xã Phổng Lái - huyện
Thuận Châu với xã Phiêng Ban, xã Mường Giàng - huyện Quỳnh
Nhai.

- Sau khi có Quyết định của Chính phủ phê duyệt đề án điều
chỉnh địa giới hành chính giữa bản Pha Lao với bản Phiêng Ban, Uỷ
ban nhân dân hai huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai chỉ đạo các cơ quan
chức năng phối hợp với cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn tình đoàn
kết vốn có từ lâu đời của nhân dân hai bản, hai xã. Đồng thời tiến
hành chỉ rõ đường địa giới hành chính trên thực địa cho cán bộ, nhân
dân hai xã, hai bản để nhân dân biết rõ mốc giới và thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của nhà nước liên quan đến đất đai, tôn trọng

13
đường địa giới hành chính giữa hai bản, hai xã để nhân dân hai bản
tiếp tục ổn định đời sống và canh tác, sản xuất, cùng nhau phấn đấu
thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và Pháp
luật của Nhà nước.

IV. KẾT LUẬN

Việc xem xét giải quyết đất đai, trong đó có tranh chấp đất đai là
một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với
đất đai và là những biện pháp để Pháp luật về đất đai phát huy được
vai trò trong đời sống xã hội. Thông qua việc giải quyết tranh chấp đất
đai mà các quan hệ đất đai được điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích
của Nhà nước, của xã hội và của người sử dụng đất. Cần giáo dục ý
thức pháp luật cho công dân để ngăn ngừa những vi phạm Pháp luật
khác có thể xảy ra. Với ý nghĩa đó thì việc giải quyết tranh chấp đất
đai là phải tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở Pháp luật nhằm giải
quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Đó là công
việc có ý nghĩa để tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lý và sử
dụng đất đai.

Đối với địa bàn tỉnh Sơn La nói chung và huyện Thuận Châu nói
riêng, là địa phương mà phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống. Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế - xã hội của địa phương
còn kém phát triển, trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều giữa
các vùng, các dân tộc. Vì vậy việc giải quyết tranh chấp đất đai, nhất
là tranh chấp đất đai có liên quan đến đường địa giới hành chính là
một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm vì nó động chạm đến các
yếu tố lịch sử, phong tục tập quán, tâm lý của đồng bào các đân tộc
thiểu số. Chính vì thế, việc giải quyết tranh chấp đất đai cần phải được
14
các cấp, các ngành tiến hành giải quyết một cách có lý, có tình trên cơ
sở tuân thủ các quy định Pháp luật để đảm bảo ổn định đời sống, tinh
thần, các phong tục tập quán và điều kiện sản xuất cho nhân dân góp
phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm
bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Việc giải
quyết tranh chấp đất đai trong thực tế trước tiên cần phải tôn trọng và
phát huy biện pháp hoà giải vì đây là một biện pháp mềm dẻo, linh
hoạt và hiệu quả nhằm giúp cho các bên tranh chấp tìm ra được giải
pháp thống nhất để tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ
Pháp luật đất đai, đó là việc làm phù hợp với truyền thống đạo lý
tương thân, tương ái của dân tộc, đảm bảo đoàn kết trong nội bộ nhân
dân. Đồng thời thông qua đó, các bên tranh chấp sẽ hiểu thêm về Pháp
luật và chính sách của Nhà nước về đất đai. Để thực hiện có hiệu quả
các nội dung trên, đòi hỏi các cấp, các ngành cùng toàn xã hội phải
tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục giáo dục đối
với đồng bào các dân tộc để nhân dân hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh
mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và Pháp luật của Nhà
nước, trong đó có Luật đất đai để hạn chế đến mức tối thiểu những
tranh chấp có thể xảy ra và ngăn chặn kịp thời các vi phạm Pháp luật
khác bắt nguồn từ các vụ việc tranh chấp đất đai.

V. KIẾN NGHỊ

Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với
mọi hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có chức năng quản lý nhà
nước về đất đai, cá nhân tôi có một số kiến nghị mong được xem xét,
triển khai thực hiện như sau:

15
5.1. Đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong quá
trình thực hiện phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính nói riêng và
các công việc khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân
cần phải được quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ, nhân dân; tổ
chức thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân theo khoản 5 điều 10, Nghị định 79/2003/NĐ-CP ngày
07/07/2003 của Chính Phủ về việc ban hành thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở.

5.2. Đề nghị Các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương cần
quan tâm và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Uỷ ban
nhân dân các xã, thị trấn khắc phục và giải quyết kịp thời, dứt điểm
các vụ tranh chấp đất đai trên địa bàn.

5.3. Phòng Tài nguyên - Môi trường rà sát lại các điểm có khả
năng tranh chấp, chủ động đề xuất hướng giải quyết kịp thời và dứt
điểm. Khi đã ổn định và giải quyết xong những vấn đề về đất nông
nghiệp, lâm nghiệp thì sớm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân quản lý, sử dụng
theo quy định của Pháp luật về đất đai.

5.4. Đề nghị Hội đồng phổ biến tuyên truyền giáo dục Pháp luật
các cấp cần tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở,
đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa để
mọi người dân hiểu và tự giác chấp hành nhằm năng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý của Nhà nước về mọi mặt, trong đó có quản lý Nhà nước
về lĩnh vực đất đai.

16
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG............................................................................3
1.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI TÌNH HUỐNG.....................................................3
1.2. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG...............................................................................4
II-PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG.........................................................................5
2.1. MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG.................................................5
2.2. PHÂN TÍCH NGYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ...........................................6
2.2.1. Nguyên nhân..............................................................................................6
2.2.2. Hậu quả......................................................................................................8
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG................................................................................8
3.1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG......................................8
3.2. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT......................................9
3.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN.......................................................................12
3.4. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN....12
IV. KẾT LUẬN..................................................................................................14
V. KIẾN NGHỊ..................................................................................................15

17

You might also like