You are on page 1of 7

1.

Những khó khăn về điều kiện lãnh thổ

Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban


Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành
chính thì tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã ở nông thôn có quy mô dân số ở
xã miền núi, vùng cao từ 5.000 người trở lên; xã không thuộc miền núi, vùng cao
từ 8.000 người trở lên. Diện tích tự nhiên xã miền núi, vùng cao từ 50 km2 trở lên;
xã không thuộc miền núi, vùng cao từ 30 km2 trở lên.

Với tiêu chuẩn này, khi thực hiện sáp nhập các xã khu vực nông thôn, miền
núi sẽ gặp nhiều vấn đề như địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, dân cư
phân bố rải rác… Khoảng cách về địa lý giữa các hộ trong thôn, xã là rất lớn, có
nơi từ đầu thôn đến cuối thôn khoảng 6 đến 7km, từ bản này đến bản kia từ 13 đến
15km;

Khoảng cách địa lý từ nhiều hộ gia đình đến trung tâm thôn, bản và trung
tâm của xã rất xa, dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức họp, tuyên truyền vận động,
sinh hoạt cộng đồng... Mặt khác, một số xóm, tổ dân phố ở vùng đồng bằng có quy
mô số hộ gia đình không bảo đảm điều kiện theo quy định, nhưng do không nằm
liền kề nhau nên không thể sáp nhập được;

Một số trường hợp xã có 2 trụ sở được bố trị cách xa nhau và chưa có tuyến
đường nối giữa 2 xã cũ, người dân muốn đến giao dịch ở trụ sở chính quyền mới
phải đi quãng đường rất xa và phải đi qua đia bàn của các xã, thị trấn khác. Gây
khó khăn cho người dân trong quá trình di chuyển, giao dịch.

Sau sáp nhập, câu chuyện dư thừa và lãng phí trụ sở xã, tài sản công vẫn
đang là bài toán nan giải của các địa phương, mãi chưa được giải quyết. Có những
địa phương đành phải để không trụ sở xã, hoặc thuê người dân trông coi. Vì không
thể sử dụng cho hoạt động giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính liên thông, khi các
trụ sở cũ cách xa 3-5 km. Còn trụ sở sau sáp nhập xã, lại không đủ chỗ làm việc,
buộc phải đầu tư xây dựng thêm. Đây cũng là sự lãng phí đầu tư công lớn.

Thực tế hiện nay, các thị trấn được mở rộng thêm diện tích tự nhiên và quy
mô dân số sau khi nhập với xã nhưng chất lượng đô thị lại giảm sút do địa bàn
rộng, dàn trải, hạ tầng kỹ thuật đô thị ở nhiều khu vực trước đây là xã còn thiếu và
yếu. Sau sáp nhập, địa bàn quản lý rộng, dân cư đông, việc đảm bảo an ninh trật tự
và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ban đầu vẫn còn lúng túng, đặc
biệt là giải quyết thủ tục hành chính cho người dân khi phải cấp đổi lại theo tên gọi
đơn vị hành chính mới.

Ở khu vực miền núi có địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, diện
tích rộng, dân cư phân bố phân tán nên quy mô thôn nhỏ, đặc biệt là ở các tỉnh
miền núi phía Bắc. Do vậy, việc sáp nhập thôn ở các xã miền núi cũng khó khăn
hơn đối với các nơi khác, không thể tiến hành sáp nhập cơ học mà phải tính đến
các yếu tố địa lý, địa hình; đảm bảo hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã,
thuận lợi cho sinh hoạt của người dân.

Ví dụ: Thông tư số 14/2018/TT-BNV đã quy định quy mô số hộ gia đình ở khu


vực miền núi thấp hơn so với vùng đồng bằng và quy mô trong việc sáp nhập cũng
thấp hơn so với khu vực đồng bằng

Các trường hợp đặc thù ở thôn hình thành do di dân ở miền núi, vùng cao,
vùng sâu, vùng xa, thôn nằm ở nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, thôn nằm biệt
lập trên các đảo; thôn ở cù lao, cồn trên sông; thôn có địa bàn rộng, giao thông đi
lại khó khăn thì quy mô thôn thấp hơn so quy định chung (có từ 50 hộ gia đình trở
lên).

Ví dụ: trước khi sáp nhập, khoảng cách từ đầu thôn đến cuối thôn chỉ 1km. Sau sáp
nhập, khoảng cách ấy tăng lên 2,5 lần, đi lại xa xôi và khó khăn hơn rất nhiều. Số
lượng dân cũng tăng lên, nhà văn hóa của thôn không đủ sức chứa nên mỗi khi hội
họp đều phải mượn hội trường của UBND xã…

2. Những đặc thù về tôn giáo tín ngưỡng

Khi tiến hành sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã tại địa phương đã xuất
hiện những mâu thuẫn phát sinh liên quan đến đất đai thờ tự, nơi sinh hoạt tôn
giáo, hình thức sinh hoạt tôn giáo; những bất ổn như tách, lập giáo họ, chuyển
nhượng, hiến đất xây nơi thờ tự trái phép, đòi đất đai, nhà thờ… Đặc biệt, một số
biểu hiện lợi dụng việc sáp nhập để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động giáo dân,
quần chúng nhân dân tại nhiều địa bàn, dẫn đến các hoạt động phản ứng, gây rối,
làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Ví dụ như ở các vùng Tây Nguyên, Đắc Lắc… khu vực mà hiểu biết người
dân còn kém, các tà đạo, tạp đạo như “tà đạo Hà Mòn”, “Bà Cô Dợ”, “Tin Lành Đề
Ga”,… chúng lợi dụng sự hiểu biết còn hạn chế của người dân vào chính sách của
đảng, pháp luật của nhà nước hay có các luận điệu xuyên tạc lịch sử, lợi dụng tín
ngưỡng thờ cúng , chữa bệnh bằng phương pháp trừ tà, trục vong, lợi dụng các
thiếu sót kẽ hở trong chính sách của nhà nước… mà gây mất niềm tin ở nhân dân
vào nhà nước, kết hợp với các đối tượng thù địch, lưu vong ở nước ngoài để thực
hiện âm mưu phản động. Vốn dĩ tôn giáo, tín ngưỡng là 1 vấn đề nhạy cảm nên
nếu các địa phương không làm tốt công tác tư tưởng, giáo dục đạo đức, biết ngăn
chặn các tôn giáo tà đạo thì khi tiến hành sáp nhập đơn vị cấp xã ở đó thì những
mâu thuẫn nêu trên rất dễ phát sinh.

3. Những đặc thù về lịch sử, truyền thống, dân tộc, văn hóa, phong tục, tập
quán

Việt Nam là một đất nước có lịch sử lâu đời, với nhiều dân tộc anh em cùng
sinh sống. Mỗi dân tộc có những đặc trưng riêng về lịch sử truyền thống, văn hóa,
phong tục, tập quán. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc sáp nhập đơn vị
hành chính ở địa phương.

• Đặc thù về lịch sử truyền thống của địa phương thể hiện ở những mối quan
hệ gắn bó giữa các địa phương, giữa các dân tộc, các vùng miền. Những mối quan
hệ này được hình thành từ lâu đời, gắn liền với quá trình lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam. Việc sáp nhập đơn vị hành chính cần được thực hiện
thận trọng, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến những mối quan hệ lịch sử truyền
thống này.

• Đặc thù về dân tộc của địa phương thể hiện ở sự đa dạng về ngôn ngữ,
phong tục, tập quán của các dân tộc cùng sinh sống ở địa phương đó. Việc sáp
nhập đơn vị hành chính cần được thực hiện một cách khoa học, phù hợp với đặc
điểm của từng dân tộc, nhằm đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số.

• Đặc thù về văn hóa của đại phương thể hiện ở những giá trị văn hóa truyền
thống, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương đó. Việc sáp
nhập đơn vị hành chính cần được thực hiện trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống của địa phương.

• Đặc thù về phong tục, tập quán của đại phương thể hiện ở những thói quen,
tập quán sinh hoạt, sản xuất của người dân ở địa phương đó. Việc sáp nhập đơn vị
hành chính cần được thực hiện trên cơ sở tôn trọng các phong tục, tập quán của
người dân địa phương.

• Việc sáp nhập đơn vị hành chính cần được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các
yếu tố về lịch sử truyền thống, dân tộc, văn hóa, phong tục, tập quán của đại
phương. Việc thực hiện không đúng các yếu tố này có thể dẫn đến những bất đồng,
mâu thuẫn giữa các địa phương, giữa các dân tộc, các vùng miền, gây khó khăn
cho việc quản lý, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
4. Về bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội

Trước yêu cầu phát triển của đất nước, việc sắp xếp các đơn vị hành chính
cấp xã nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp là yêu cầu khách quan. Tuy
nhiên, bên cạnh đó việc bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội vẫn
còn nhiều khó khăn.

1 - Mỗi một vùng miền có những đặc thù về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong
tục tập quán riêng biệt nên việc kết nối, nâng cao sự đoàn kết vẫn còn chưa cao

2 - Địa bàn quản lý sau khi sáp nhập rộng, dân cư đông nên việc quản lý, xây dựng
kế hoạch phát triển trở nên phức tạp, đặc biệt là giải quyết thủ tục hành chính cho
người dân khi phải cấp đổi lại theo tên gọi đơn vị hành chính mới

3 - Việc phổ biến tuyên truyền các chủ chương của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước đến với người dân gặp khó khăn do địa bàn cách trở

4 - Nhiều đối tượng phản động, phần tử cơ hội đã tung ra các quan điểm sai trái,
xuyên tạc, tạo ra nhận thức lệch lạc, hoang mang trong dư luận.

5 - Những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân trong quá trình sáp nhập không được
giải quyết kịp thời và triệt để do chưa nghiên cứu rõ tình hình thực tiễn, năng lực
của đội ngũ cán bộ công chức còn hạn chế

6 - Việc tổ chức những buổi gặp gỡ, giao lưu để các tổ chức xã hội hòa nhập sau
sáp nhập còn gặp khó khăn do địa bàn cách trở, khác biệt về phong tục tập quán và
phong cách làm việc

7 - Công tác củng cố, kiện toàn các tổ tự quản, tổ hòa giải, hòm thư tố giác tội
phạm được thực hiện nhưng vẫn còn mang tính hình thức do địa bàn rộng, không
phổ biến được đến toàn thể hộ dân
8 - Việc bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo an ninh, quốc phòng,
trật tự, an toàn xã hội và ổn định đời sống của nhân dân ở những nơi gần biên giới,
địa bàn phức tạp diễn ra khó khăn do sáp nhập tinh giản biên chế

9 - Một số thành phần cán bộ, công chức xuất hiện tiêu cực, lãng phí, tham nhũng
cả về vật chất, tổ chức cán bộ và những lợi ích khác

5. Một số giải pháp tháo gỡ, khắc phục khó khăn

- Cần chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía người dân và đảm bảo cho công tác
tuyên truyền, thuyết phục nhân dân tin vào chính sách của Đảng ,của Nhà nước là
đúng đắn, có lợi với người dân. Cần đạt được sự đồng thuận từ người dân vì "Dễ
trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

- Thực hiện đầy đủ công tác bổ sung giấy tờ cần thiết cho người dân phát sinh thêm
trong quá trình sát nhập, rà soát,chủ động giúp đỡ nhân dân trong việc giải quyết
các vấn đề liên quan tới hành chính, dịch vụ công ( Ví dụ : giải quyết tranh chấp
đất đai, cung cấp giấy tờ sử dụng đất, làm lại chứng minh thư, căn cước công dân,
bổ sung hộ khẩu...). Và cũng cần tiếp nhận và xử lí nhanh chóng ,tránh trường hợp
chậm chạp do thay đổi trong bộ máy do quá trình sáp nhập

- Cần tạo sự đồng thuận cao trong đội ngũ cán bộ, công chức khi tiến hành việc
thực hiện sáp nhập, kiện toàn tổ chức bộ máy. Các cơ quan Trung ương cần sát sao
cùng với địa phương để nắm tình hình và chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng
mắc phát sinh; tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các tổ chức
chính trị - xã hội cùng cấp có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình giải thể, sáp
nhập, thành lập chi bộ đảng, các đoàn thể theo quy định sau khi thực hiện việc giải
thể, sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố mới.
- Đầu tư, nâng cao cơ sở hạ tầng, chất lượng vật chất cho các địa phương cấp xã
được sáp nhập vào đơn vị hành chính lớn hơn , tránh chênh lệch quá lớn kết cấu hạ
tầng ở cùng 1 địa phương. Đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn cảnh quan kỹ thuật
đô thị . vận dụng hợp lí nguồn kinh phí tránh gây lãng phí, không hiệu quả.

You might also like