You are on page 1of 21

I.

Thông tin dự án
1.1. Tên dự án
Khu du lịch sinh thái Cà Ná Star; Quy mô diện tích 15ha.
I.2. Chủ dự án
Công ty TNHH Du lịch Cà Ná Star
II. Hạng mục chính của dự án
2.1. Vị trí dự án
Xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
Tứ cận tiếp giáp của dự án như sau:
- Phía Bắc: giáp tuyến đường ven biển (tỉnh lộ 701).
- Phía Nam: giáp biển Đông;
- Phía Đông: giáp bãi đá và đất rừng;
- Phía Tây: giáp bãi đá và đất rừng;
II.2. Hiện trạng sử dụng đất
- Khu vực quy hoạch chủ yếu là đất trống (chiếm 73,93%), còn lại là đất rừng tự
nhiên và rừng trồng.
- Hiện tại không có dân cư sinh sống.
- Hiện trạng sử dụng đất trong khu quy hoạch được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất trong khu quy hoạch
DIỆN TÍCH TỈ LỆ
STT THÀNH PHẦN
(m²) (%)
1 Đất rừng tự nhiên 17.100,00 11,40
2 Đất rừng trồng 22.000,00 14,67
3 Đất trống 110.901,00 73,93
TỔNG CỘNG 150.001,00 100

1
II.3. Các hạng mục công trình chính
a. Phân khu chức năng:
- Khu đất quy hoạch có diện tích khoảng 15,0001 ha được phân khu chức năng
gồm:
- Khu dịch vụ tiện ích (Khu đón tiếp, hội nghị, hội thảo; khu dịch vụ trung tâm;
khu dịch vụ bãi tắm; câu lạc bộ- clubhouse);
- Khu lưu trú nghỉ dưỡng (khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, bungalow);
- Khu cây xanh;
- Khu bãi xe và hạ tầng kỹ thuật;
- Khu đất rừng;
- Đường giao thông
b. Quy hoạch sử dụng đất
Bảng 2. Quy hoạch sử dụng đất của dự án
DIỆN TÍCH TỈ LỆ
STT THÀNH PHẦN
(m²) (%)
A Đất du lịch 110.901,00 73,93
I Đất xây dựng công trình 46.430,09 30,95
1 Khu dịch vụ tiện ích 12.869,49 8,58
1.1 Đất khu đón tiếp, hội nghị, hội thảo 3.503,70
1.2 Đất khu dịch vụ trung tâm 2.476,61
1.3 Đất dịch vụ bãi tắm 1.765,43
1.4 Đất Clubhouse 5.123,75
2 Khu lưu trú nghỉ dưỡng 33.560,60 22,37
2.1 Đất khách sạn 7.942,08
2.2 Đất Bungalow 10.089,89
2.3 Đất biệt thự nghỉ dưỡng 15.528,63
II Đất cây xanh 46.854,06 31,24
III Đất hạ tầng kỹ thuật 17.616,85 11,74
1 Đất bãi xe 5.315,76 3,54
2 Đất hạ tầng kỹ thuật 192,00 0,13
3 Đất giao thông 12.109,09 8,07
B Đất rừng 39.100,00 26,07
I Rừng tự nhiên 17.100,00 11,40
2
II Rừng trồng 22.000,00 14,67
TỔNG CỘNG 150.001,00 100,00
- Diện tích khu đất quy hoạch: 150.001m2
- Mật độ xây dựng tối đa: 20,65%
- Diện tích đất xây dựng công trình khoảng: 30.975,33m2;
- Tầng cao tối đa: 5 tầng;
- Hệ số sử dụng đất toàn khu: 0,52 lần.
c. Cơ cấu sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
 Khu dịch vụ tiện ích:
- Khu đón tiếp, hội nghị, hội thảo:
Tầng cao tối đa: 05 tầng, diện tích đất xây dựng 3.503,70 m2;
Bố trí công trình đón tiếp, kết hợp hội nghị, hội thảo ở vị trí trung tâm khu đất kết
hợp với cây xanh cảnh quan tạo điểm nhấn kiến trúc tại lối vào chính của khu quy hoạch.
- Khu dịch vụ trung tâm:
Tầng cao tối đa: 03 tầng, diện tích đất xây dựng 2.476,61 m2;
Bố trí công trình nằm trong khu vực dịch vụ tiện ích, lệch về phía Đông khu đất,
gần khu biệt thự nghỉ dưỡng giúp việc phân bổ dịch vụ phục vụ du khách được dễ dàng
hơn, rút ngắn khoảng cách di chuyển.
- Dịch vụ bãi tắm:
Tầng cao tối đa: 01 tầng, diện tích đất xây dựng 1.765,43 m2;
Công trình được bố trí gần khu vực bãi tắm giúp du khách thuận lợi tiếp cận các
dịch vụ đi kèm với bãi tắm như ăn uống, vui chơi.
- Câu lạc bộ (Club-house):
Tầng cao tối đa: 02 tầng, diện tích đất xây dựng 5.123,75 m2;
Công trình được bố trí gần khu vực phía Đông Nam, tiếp xúc trực tiếp với bờ biển,
tạo điều kiện khai thác tầm nhìn và dịch vụ biển.
 Khu lưu trú nghỉ dưỡng:
Được bố trí đa dạng, nhiều loại hình, tận dụng các điều kiện cảnh quan để bố trí
phân tán trên toàn khu đất.

3
- Khách sạn:
 Tầng cao tối đa: 05 tầng, diện tích đất xây dựng 7.942,08 m2;
 Công trình được bố trí tại lối vào thứ 2 của khu đất quy hoạch. Nằm trong vùng
trung tâm khu đất nên thuận tiện bán kính tiếp cận các khu dịch vụ khác. Khối có tầng cao
lớn nhất khu quy hoạch giúp tạo điểm nhấn và định hướng trên toàn khu.
- Bungalow và biệt thự nghỉ dưỡng:
 Bungalow: tầng cao tối đa là 02 tầng, diện tích đất xây dựng 10.089,89 m2;
 Biệt thự nghỉ dưỡng: tầng cao tối đa là 02 tầng, diện tích đất xây dựng
15.528,63m2;
 Các công trình bungalow được bố trí phía Tây, biệt thự nghỉ dưỡng bố trí phía
Đông của khu đất quy hoạch, nằm tách biệt với khu dịch vụ để đảm bảo không gian yên
tĩnh cho khách du lịch. Tận dụng lợi thế về địa hình tổ chức khu nghỉ thấp tầng theo dạng
giật cấp, khai thác tối đa tầm nhìn ra biển cũng như về phía rừng.
 Cây xanh:
- Công viên cây xanh được bố trí xen kẽ giữa các khu lưu trú nghỉ dưỡng và các
công trình dịch vụ, đảm bảo vi khí hậu, góp phần làm tăng sự tương tác, gần gũi với thiên
nhiên cho toàn bộ khu vực quy hoạch với diện tích là 46.854,06 m².
 Giao thông và hạ tầng kỹ thuật:
- Toàn khu vực quy hoạch có diện tích đất hạ tầng kỹ thuật khoảng 17.616,85 m2.
- Chỉ tiêu bãi đỗ xe đảm bảo theo QCVN 01:2021.
II.4. Các hạng mục công trình phụ trợ
a. Quy hoạch giao thông
Giao thông nội bộ trong khu quy hoạch: gồm tất cả những đường giao thông nội bộ
phục vụ tiếp cận khu ở giao thông tốc độ thấp và giao thông nội bộ khu trung tâm hội
nghị, khu khách sạn - spa...
- Giải pháp kỹ thuật
 Tại các nơi giao nhau giữa các trục đường khu vực bán kính cong được thiết kế R
≥ 12 m. Xe thiết kế là xe điện chở khách du lịch, đảm bảo về tầm nhìn và vận tốc cho xe
chạy an toàn.
 Loại đường: đường đô thị; Cấp đường: đường phố.

 Giao thông nội bộ trong khu quy hoạch chủ yếu là giao thông tốc độ thấp.

4
 Độ dốc ngang 2%, độ dốc dọc tối thiểu 0,3%.

- Mặt cắt dọc đường


 Chọn cao độ mặt đường tương ứng với cao độ đường chính khu vực, đảm bảo các
yêu cầu:
 Theo chế độ thủy nhiệt nền đường.

 Chiều cao vai đường với tần suất thủy văn 2%

- Mặt cắt ngang đường


 Đường lộ giới 5 m:
 Mặt đường: 01 làn xe ô tô điện 01 x 3,5 m/làn = 3,5 m
 Lề đường: 02 x 0,75 m = 1,5 m
 Lối tránh xe điện lộ giới 6,5 m:

 Mặt đường: 01 làn xe ô tô điện 01 x 5 m/làn = 5 m


 Lề đường: 02 x 0,75 m = 1,5 m
 Độ dốc ngang mặt đường thiết kế: 2%

 Độ dốc dọc tối đa: 14%

 Chiều cao bó vỉa: h = 0,2 - 0,3 m.

- Kết cấu đường


- Kết cấu áo đường của các tuyến đường dự kiến:
 Đá Cubic dày 8cm
 Lớp cấp phối đá dăm loại I, dày 15cm, lu lèn K ≥ 0,98.
 Lớp cấp phối đá dăm loại II, dày 15cm, lu lèn K ≥ 0,98.
 Nền cát đầm chặt k ≥ 0,90.
- Kết cấu vỉa hè, lối đi bộ gồm các lớp:
 Lát gạch trang trí có khía;
 Bê tông lót đá 1x2 M150 dày 10 cm;
 Cấp phối đá dăm K = 0,98; dày 5cm;
 Nền cát san lấp, lu lèn đạt K = 0,95.
- Kết cấu bó vỉa dự kiến:
 Bó vỉa làm bằng bê tông XM đá 1x2 M250.
 Bó vỉa được thi công tại chỗ, khoảng cách bố trí khe co dãn là 3m.
5
 Bó vỉa đặt trên móng bê tông lót đá 1x2 M100 dày 6cm.
b. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa
+ Quy hoạch cao độ nền
- Khu vực có địa hình cao so với mực nước triều, không bị ngập lụt, nên san nền
theo điều kiện tự nhiên.
- San lấp bám sát theo địa hình tự nhiên.
- Tuân thủ theo định hướng quy hoạch phân khu 1/2000 khu vực Mũi Dinh - Cà Ná
và căn cứ quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất ven biển xác định cao độ xây dựng
Hxd >=2,6m. Cao độ nền thiết kế cho các đường giao thông trong khu quy hoạch
Htk>=4m.
+ Giải pháp thoát nước mưa
- Xây dựng hệ thống thoát nước mặt thoát riêng hoàn toàn độc lập với hệ thống thoát
nước thải có nhiệm vụ thu nước mưa và nước tưới cây, rửa đường.
- Sử dụng mương xây để thoát nước mặt cho bên đường và có taluy đào, đón nước cho
phần mái taluy và phần nước từ sường đồi phía cao đổ xuống. Nước từ các mương dọc
đường thoát vào mương dọc thoát nước chính của toàn khu, tại vị trí cắt qua đường giao
thông dùng cống bản qua đường hoăc mương hộp chữ nhật với kích thức
BxH=0,40mx0,4m và BxH=0,6x0,6m.
- Xây dựng và cải tạo đường thoát nước tự nhiên và phân lưu vực phía trên núi đổ
xuống qua Tỉnh lộ 701 thành mương hở thoát nước với chiều rộng đáy mương từ 3m-8m
tùy thuộc từng vị trí. Tại vị trí đi qua đường giao thông xây dựng cống hộp ngầm băng
đường với kích thước BxH=4mx1,8m và BxH=10mx1,8m.
- Do độ dốc địa hình lớn nên các mương thoát nước có độ dốc lớn và i>6% sẽ bố trí
giải pháp giảm tốc dòng chảy đáy mương để giảm tốc độ dòng nước chảy.
c. Quy hoạch cấp nước
Nguồn cấp: được lấy từ hệ thống đường ống cấp 1 trên tuyến đường tỉnh 701 (đoạn
Mũi Dinh – Cà Ná).
Phương án mạng lưới: Hệ thống cấp nước được xây dựng trên lề đường cách mặt
đất 0,5 – 0,7m và cách móng công trình 1,5m, đường ống cấp nước được xây dựng ngầm
và độ sâu chôn ống từ mặt đất đến đỉnh ống khoảng 0,7m. Mạng lưới sử dụng là mạng
vòng kết hợp mạng cụt.

6
Bảng 3. Nhu cầu sử dụng nước của Dự án
CHỈ TIÊU NHU CẦU Hệ số k LƯU LƯỢNG
STT HẠNG MỤC Chỉ Ngày NƯỚC CẤP
Chỉ tiêu Đơn vị Đơn vị max (m3/ng.đ)
tiêu
1 Khu dịch vụ tiện ích
Khu đón tiếp, hội nghị,
12.281,0 m2 sàn 3 L/m2 sàn 1,0 36,8
hội thảo
Khu dịch vụ bãi tắm 1.168,0 m2 sàn 3 L/m2 sàn 1,0 3,5
Khu dịch vụ trung tâm 5.203,0 m2 sàn 3 L/m2 sàn 1,0 15,6
Khu Clubhouse 6.148,5 m sàn
2
3 L/m sàn
2
1,0 18,4
2 Khu lưu trú nghỉ dưỡng
Khu khách sạn 560 người 300 L/ng.ngđ 1,3 218,4
Khu Bungalow 92 người 300 L/ng.ngđ 1,3 35,9
Khu biệt thự nghỉ dưỡng 60 người 300 L/ng.ngđ 1,3 23,4
Nhân viên phục vụ 364 người 50 L/ng.ngđ 1,3 23,7
3 Hạ tầng kỹ thuật - bãi xe 6.969 m2 3 L/m2 1,0 20,9
4 Đất cây xanh 44.679 m 2
3 L/m 2
1,0 134,0
5 Đất giao thông 12.318 m 2
1 L/m 2
1,0 12,3
Nước dùng cho bản thân
6 5 % 27,2
hệ thống cấp nước
Nước dự phòng hao hụt
7 20 % 114,0
rò rỉ
Tổng cộng 684,2
- Tổng nhu cầu dùng nước Q = 684,2 m3/ngày.
- Lưu lượng cấp nước chữa cháy Qcc = 15(l/s) cho một đám cháy số đám cháy xảy ra
đồng thời một lúc là 01 đám cháy trong 3h - QCVN 06:2021:
Qcc = 15x3x(3600/1000)≈ 162 (m3/ngày đêm)
Vậy chọn bể chứa có dung tích Q= 900 m3/ngày.đêm.
II.5. Biện pháp tổ chức thi công
Quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình sẽ được tổ chức thành các tổ đội
cụ thể: tổ sắt, tổ cốt pha, tổ xây,… Các tổ thường xuyên liên lạc với nhau để kịp thời giải
quyết các vấn đề phát sinh, tình trạng cản trở ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Các cán bộ
giám sát, kỹ thuật thi công thường xuyên có mặt tại công trường, hướng dẫn, theo dõi quá
trình thực hiện công việc theo đúng quy trình, thiết kế. Để đảm bảo an toàn công trình
trong thời gian thi công cũng như thời gian nghỉ, cần có bảo vệ trực 24/24. Trong thời
7
gian thi công, chủ dự án bố trí 01 cán bộ phụ trách môi trường sẽ thực hiện việc giám sát
môi trường, an toàn lao động trong giai đoạn thi công.
Khu du lịch sinh thái Cà Ná Star hoạt động kinh doanh khu nghỉ dưỡng, khách sạn,
khu lưu trú du lịch nên không hoạt động sản xuất mà trong quá trình khi khu du lịch đi
vào hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra hoạt động sinh hoạt như nấu ăn, vui chơi giải trí của
khách du lịch, khách tham quan nên dự án chỉ phát sinh chất thải chủ yếu là nước thải
sinh hoạt, rác thải sinh hoạt.
III. Các tác động đến môi trường trong giai đoạn hoạt động
3.1. Nguồn tác động chất thải rắn
a. Chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn phát sinh: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của 364 công nhân viên trong khu
du lịch và từ 356 căn phòng, biệt thự từ khách lưu trú; từ khu chế biến thức ăn phục vụ
cho khách.
Thành phần: hộp đựng thức ăn, thức ăn dư thừa, rau củ quả thải bỏ, bao bì, lon
chai,..
Bảng 4 . Thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt
Số TT Thành phần Tỷ lệ (%)
1 Các chất hữu cơ dễ phân hủy 40-60
2 Các loại bao bì polyme 25-35
3 Các chất dễ cháy như: gỗ, giấy, lá cây… 10-14
4 Kim loại 1-2
5 Các chất khác 3-4
Rác thải các loại nếu không được thu gom, quản lý tốt sẽ là nơi tập trung các vật chủ
trung gian truyền bệnh cho người như ruồi, muỗi, kiến, gián, chuột,….Đây là mối hiểm
họa lớn cho sức khỏe người lao động và du khách nghỉ ngơi hay hoạt động tại khu vực.
Khối lượng xả thải: Lượng rác thải sinh hoạt từ cán bộ, công nhân, từ khác của 356
phòng nghỉ, khách sạn và các hoạt động khác là:
+ Công nhân viên phục vụ: 364 người x 0,2 kg/ngày =72,8 kg/ngày;
+ Số khách lưu trú: 712 người x 0,3 kg/ngày = 213,6 kg/ngày;
+ Lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chế biến thức ăn rau, củ, quả hư hỏng,.
khoảng 50 kg/ngày.
Như vậy, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh cho toàn bộ khu du lịch sinh thái

8
ước tính khoảng 336,4 kg/ngày. Tuy nhiên, thực tế lượng rác sinh hoạt thấp hơn, vì lượng
khách lưu trú tại khu du lịch không đạt công suất tối đa.
Đánh giá tác động: Vơi khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh này nếu không
có biện pháp thu gom thích hợp sẽ làm mất mỹ quan khu vực, gây mùi hôi từ quá trình
phân hủy của chất thải sinh hoạt ảnh hưởng đến chất lượng không khí, thẩm mỹ của khu
du lịch. Đối tượng chịu tác động là công nhân làm việc và khách lưu trú tại khu du lịch
nên chủ dự án cần có biện pháp thu gom xử lý lượng rác thải sinh hoạt này.
b. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải
Quá trình vận hành trạm xử lý nước thải có công suất 450 m 3/ngày.đêm sẽ phát sinh
một lượng bùn thải từ quá trình xử lý sinh học của các vi sinh vật.
Bùn lắng sẽ được thu gom ở bể lắng, một phần bùn sẽ tuần hoàn ở bể Aerotank, một
phần bùn dư sẽ được lưu chứa tại bể chứa bùn.
Dựa theo Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải của Trịnh Xuân Lai
(NXB Xây dựng) và Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
trong giai đoạn hoạt động dự án, lượng bùn dư phát sinh từ HTXLNT của dự án được ước
tính như sau:
Lượng bùn nước dư đi vào bể chứa bùn:
Qb = (0,8 x mSS + 0,3 x mBOD5) (kg/ngày)
Trong đó:
Q: lưu lượng nước thải (m3/ngày)
mSS : hàm lượng bùn dư tính theo SS (kg/ngày): mSS = Q x m’SS
m’SS : nồng độ SS đầu vào của HTXLNT (mg/l) (m’SS = 160 mg/l)
mBOD5: hàm lượng bùn dư tính theo BOD5 (kg/ngày): mBOD5 = Q x m’BOD5
m’BOD5: nồng độ BOD5 đầu vào của HTXLNT (mg/l) (m’BOD5 = 200 mg/l)
Qb = (0,8 x (450 m3/ngày.đêm x 160 mg/l) +0,3 x (450 m3/ngày.đêm x 200 mg/l))
= 84,6 kg/ngày.
III.2. Nước thải
a. Nước thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên phục vụ khu
du lịch, phát sinh từ khác lưu trú, khu chế biến thức ăn và các dịch vụ khác.
Khối lượng xả thải: 375,89 m3/ngày (tính bằng 100% lượng nước cấp).
Thành phần nước thải từ khu bếp: thành phần nước thải sinh hoạt tại nhà bếp có
chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các hợp

9
chất dinh dưỡng N, P, dầu mỡ và các vi sinh. Do đó nếu không thu gom xử lý đạt cột B,
QCVN14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt sẽ gây ô
nhiễm môi trường nước biến, nước ngầm, đất và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân cũng
như khách du lịch tại dự án.
Tham khảo thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt từ hoạt động nhà
bếp của khu du lịch Hòn Cò – Cà Ná sau:
Bảng 5: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt từ nhà bếp nhà hàng
Cột B, QCVN
Thông số Đơn vị Nồng độ chất ô nhiễm
14:2008/BTNMT
pH - 6,73 5-9
BOD5 Mg/l 43 50
TSS Mg/l 56 100
Nitrat (NO3-) Mg/l 13,9 50
Amoni Mg/l 9,1 10
Dầu mỡ ĐTV Mg/l 8,4 20
Tổng coliform MPN/100ml 4.300 5.000
Thành phần nước thải từ khu khách sạn, nhà nghỉ: Thành phần nước thải sinh hoạt
có chức chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất hoạt động bề mặt
và vi sinh. Do đó, nếu không thu gom, xử lý đạt giá trị cột B, QCVN 14:2008/BTNMT -
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nước
biển, nước ngầm, đất và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân viên làm việc tại dự án.
Tham khảo thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt từ khu khách sạn,
nhà nghỉ tại khu du lịch Hòn Cò – Cà Ná sau:
Bảng 6: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khu khách sạn, nhà nghỉ
Nồng độ chất ô Cột B, QCVN
Thông số Đơn vị
nhiễm 14:2008/BTNMT
pH - 6,9 5-9
BOD5 Mg/l 68 50
TSS Mg/l 78 100
Amoni Mg/l 16,2 10
10
Phosphat Mg/l 8,9 10
Coliforms MNP/100ml 1.100 5.000
Vì vậy, chủ dự án sẽ có biện pháp xử lý hiệu quả lượng nước thải sinh hoạt phát sinh
nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm đến các nguồn nước mặt cũng như nước ngầm trong
khu vực dự án.
b. Nước mưa chảy tràn
Tính toán lượng nước mưa rơi vào moong khai thác trong ngày trong năm Q:
Q = 0,278 K.I.A (m3/ngàyđêm)
Trong đó:
Q: lưu lượng cực đại (m3/s).
K: hệ số chảy tràn phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt đất (khu vực dự án là đất trống,
xen lẫn cỏ, bụi gai; chọn hệ số chảy tràn K = 0,1).
I: cường độ mưa ngày lớn nhất (mm/h). Lượng mưa lớn nhất tại trạm khí tượng
Quán Thẻ 8,4 x 10-4 mm/s, thời gian mưa lớn nhất là 274 phút/ngày.
A: diện tích khai trường dự án: 150.001 m2.
Ước tính lượng mưa chảy tràn lớn nhất tại khu vực thi công của dự án sẽ là:
Q = 0,278 x 0,1 x (8.4x10-4/1000) x 150.001
= 0,0035 m3/s x 274p x 60s = 57,58 m3/ngày.
Đánh giá mức độ tác động: Nước mưa được quy ước là nước sạch. Tuy nhiên, nếu
không được thu gom thì nước mưa sẽ cuốn theo các chất bẩn ảnh hưởng đến nguồn nước
mặt, nước biển trong khu vực dự án. Chủ đầu tư sẽ có biện pháp giảm thiểu tác động của
nước mưa đến môi trường xung quanh.
III.3. Khí thải
a. Khí thải phát sinh từ nhà bếp
Nguồn khí thải từ việc sử dụng nhiên liệu đốt phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du
lịch, khách lưu trú, vãng lai cũng là một nguồn phát thải có chứa chất gây ô nhiễm.
Hoạt động nấu ăn từ nhà bếp sẽ phát sinh khói thải từ nhiên liệu sử dụng trong quá
trình nấu nướng. Tuy nhiên, quá trình nấu nướng tại đây hoàn toàn sử dụng gas là loại
nhiên liệu tương đối sạch nên thành phần khí thải phát sinh không gây ảnh hưởng lớn đến
môi trường xung quanh. Khí thải CO2 sản sinh từ hoạt động này sẽ được cây xanh trong
khu vực hấp thụ làm giảm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí xung quanh.

11
b. Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải
Trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt có thể phát sinh mùi hôi do nước thải lưu
chứa trong hệ thống các bể sẽ phát sinh ra các khí gây mùi như H 2S, NH3,.. do quá trình
vận hành và quản lý hệ thống không ổn định như thời gian lưu nước không đủ, lưu lượng
khí sục trong quá trình xử lý không đủ gây nên tình trạng phân hủy kị khí nước thải,.. Mùi
hội đặc trừng của nước thải sẽ gây mất mỹ quan cho khu vực dự án, gây cảm giác khó
chịu, tạo nên môi trường không khí không tốt đối với công nhân làm việc tại khu vực.
c. Mùi hôi từ khu vực lưu chứa rác
Quá trình phân hủy tự nhiên của các khối thực phẩm thường diễn ra dưới sự góp mặt
của nhiều chủng vi sinh vật hiếu khí lẫn kỵ khí. Các chủng hiếu khí sẽ phân hủy mặt
ngoài của khối thực phẩm. Nhưng chính sự phân hủy bên trong khối thực phẩm do các
chủng vi sinh kỵ khí thực hiện mới là nguồn gốc phát sinh các loại khí gây mùi hôi như:
H2S, NH3... Ở đất nước có khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao như Việt Nam, việc lưu giữ rác
thải sinh họat tại chỗ trong vòng 48h đã bắt đầu thối rữa và phát sinh mùi hôi. Chủ đầu tư
sẽ có biện pháp thu gom, xử lý để giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh.
d. Khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển
Trong khu vực dự án phương tiện sử dụng đi lại gồm có xe 4 chỗ, 7 chổ, xe khách,
xe gắn máy,.. sẽ phát sinh ra một số chất gây ô nhiễm như bụi, khí SO 2, CO2, NOx,.. gây
ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh. Chủ đầu tư sẽ thực hiện một số biện
pháp để giảm thiểu tác động này.
III.4. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
a. Tiếng ồn
Tiếng ồn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khoẻ của du khách. Tiêu
chuẩn tiếng ồn trong khu dân cư là 60dBA, vào ban ngày là 45 dBA, vào ban đêm là 55
dBA, tại khu vực sinh hoạt của một số dịch vụ là 90 dBA. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ
các nguồn sau:
- Khu xử lý nước thải.
- Hoạt động của phương tiện giao thông như: tiếng ồn phát ra từ động cơ và sự rung
động của các bộ phận xe, tiếng ồn từ xả ống khói, đóng cửa xe, tiếng rít phanh,…
Các nguồn gây ồn chủ yếu này được bố trí khuất và cách xa các khu vực trung tâm
của khu du lịch nên ảnh hưởng đến sức khoẻ của du khách là không đáng kể. Chủ dự án
sẽ áp dụng biện pháp chống ồn cho phù hợp nhằm đảm bảo sức khoẻ cho du khách và
nhân viên trực tiếp làm việc tại dự án.

12
b. Tác động do sự thừa nhiệt
Ô nhiễm nhiệt do sự thải nhiệt thừa từ các thiết bị làm lạnh như: Máy điều hòa nhiệt
độ, tủ lạnh, bếp đun là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến vi khí hậu của
khu vực. Quá trình trao đổi nhiệt ở các thiết bị làm lạnh sẽ thải ra ngoài môi trường một
lượng nhiệt thừa làm cho nhiệt độ môi trường bên ngoài tăng cao hơn.
c. Tác động do hoạt động du lịch trên biển
Hoạt động của khách du lịch trên biển như: dạo biển, tắm biển, các hoạt động giải trí
trên biển,.. sẽ phát sinh một số tác động đến môi trường biển và vùng hành lang ven biển:
- Khuấy động vùng bờ biển làm tăng độ đục của nguồn nước biển;
- Rác thải từ các hoạt động trên bãi biển.
IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.1. Chất thải rắn
a. Chất thải rắn sinh hoạt
- Bố trí thùng rác 5 lít ở mỗi phòng, thùng 50 lít đặt ở mỗi khu như khu khách sạn,
bungalow, nhà bếp, các khu dịch vụ, nhà hàng,..
- Chất thải sinh hoạt được chứa trong các thùng có nắp đậy kín sẽ được thu gom tại
các tầng của các khu và tập trung tại khu tập kết rác của khu vực dự án. Định kỳ 2
ngày/lần, đơn vị có chức năng sẽ đến thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý.
b. Bùn từ hệ thống xử lý nước thải
Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải được đưa về bể chứa bùn, định kỳ khoảng 3
tháng/lần, chủ dự án sẽ thuê đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo quy định.
IV.2. Nước thải
a. Nước thải sinh hoạt
Dự án sẽ đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 450m 3/ngày.đêm,
thời gian triển khai xây dựng song song với thời gian xây dựng các hạng mục công trình,
trước khi dự án khu du lịch đi vào hoạt động. Toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ các
khu được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Nước thải nhà


Nước thải các khu khách
hàng
sạn, nghỉ dưỡng,..
13

Bể tách dầu
nước thải

Bể điều hòa

Bể bùn sinh
Máy thổi khí
học hiếu khí

NaHCO3 Bể thiếu khí

Bể lắng bùn Bể chứa bùn


sinh học sinh học
Khử trùng Javen

Nguồn tiếp nhận QCVN


14:2008/BTNMT (cột B)

Hình 1: Quy trình hệ thống xử lý nước thải tập trung


Thuyết minh quy trình xử lý nước thải:
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của công ty có nguồn thải chủ yếu phát sinh từ
các nguồn sau: hoạt động chế biến ăn uống từ bếp, quá trình sinh hoạt của khách hàng,
công nhân viên và một số hoạt động khác.
- Nước thải có trong ăn uống có đặc điểm là chứa nhiều dầu mỡ, chất hoạt động bề
mặt, các chất lơ lửng, đặc biệt chứa nhiều cặn rác thực phẩm và các chất dinh dưỡng có
trong thức ăn nên dễ phát sinh mùi hôi nên nước thải này được tập trung vào bể chứa tách
mỡ trước khi bơm về bể chứa xử lý nước thải tập trung. Bể tách dầu mỡ, lượng mỡ định

14
kỳ sẽ thu gom 1 ngày/lần bẳng phương pháp thủ công và được tập trung với CTR sinh
hoạt của khu vực ăn uống.
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu khách sạn, nghỉ dưỡng, biệt thự, Bungalow từ
quá trình sinh hoạt, vệ sinh của khách hàng và công nhân viên chứa nhiều các hợp chất
hữu cơ, nước thải và chất thải của các nhà vệ sinh, nhà tắm chứa các hàm lượng chất rắn
rất cao, nhiều Nito và phốt pho. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều vi sinh gây
bệnh.
Chức năng và nhiệm vụ của các công trình đơn vị trong HTXLNT như sau:
Bể lưu chứa nước thải:
Bề chứa nước thải có chức năng chứa nước từ các khu phát sinh trước khi được bơm
về bể điều hòa.
Bể điều hòa:
Vì trạm xử lý cần được duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất, cho nên bể điều hòa
không thể thiếu trong hệ thống công nghệ xử lý nước thải. Bể điều hòa có chức năng điều
hòa dòng lưu lượng xuyên suốt trong quá trình xử lý, giảm đáng kề dao động thành phần
nước thải đi vào công đoạn xử lý phía sau. Hơn nữa, bể điều hòa còn có một số thuận lợi
như:
- Cân bằng lưu lượng để sự biến động lưu lượng nhỏ nhất
- Cân bằng nồng độ các chất hữu cơ
- Đảm bảo tính liên tục cho trạm và các công trình tiếp theo hoạt động hiệu quả
trong trường hợp không có nước thải chảy về trạm xử lý
- Kiểm soát các chất độc có thể ảnh hưởng xấu tới quá trình xử lý bằng phương pháp
sinh học phía sau
Ở bể này, khí được cấp vào bằng máy thổi khí và hệ thống đường ống + Đĩa khuếch
tán khí với mục đích là xáo trộn nước thải có trong bể và duy trì điều kiện hiếu khí nhằm
tránh quá trình phân hủy kỵ khí làm phát sinh khí gây mùi hôi thối. Bể điều hòa còn có
vai trò chứa nước thải trong khi hệ thống tạm dừng để sửa chữa hoặc bảo trì HTXLNT.
Để bơm nước thải lên các công trình tiếp theo, bơm chìm thường được lắp đặt trong
bể điều hòa với số lượng đủ để vận hành luân phiên và dự phòng, bể được lắp hai (02)
bơm làm việc luân phiên.

15
Bể bùn sinh hoạt hiếu khí:
Sau bể điếu hòa, nước thải được bơm sang bể bùn hoạt tính hiếu khí, môi trường
hiếu khí được duy trì trong bể nhờ các máy thổi khí cung cấp không khí từ bên ngoài vào
qua dàn đĩa phân phối khí. Tại đây, các vi sinh vật ở dạng hiếu khí ( bùn hoạt tính) sẽ
phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ dạng đơn giản như:
CO2, H2O… theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí + Nito H2O + CO2 + sinh khối mới +….
Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí quá trình đồng khử Nito ( tồn trong nước dưới dạng
Amoni ( NH4+) thành Nitat ( NO3-) xảy ra đồng thời với quá trình khử BOD 5 trong bể.
Amoni ( NH4+) bị oxy hóa theo 2 bước sau:
Bước 1: NH4+ bị oxy hóa thành NO2- do tác động của vi khuẩn nitrosomonas theo
phản ứng:
NH4+ + 1,5O2 NO2- + 2H+ +H2O
Bước 2: Oxy hóa NO2- thành NO3- do tác động của vi khuẩn nitrobacter theo phản
ứng:
NO2- + 0,5O2 NO3-
Bể thiếu khí:
Nước thải sau khi xử lý tại bể bùn hoạt tính hiếu khí sẽ tự chảy qua bể sinh học hoạt
động trong môi trường thiếu khí Anoxic. Bằng cơ chế hiếu khí, các chủng vi sinh khác sẽ
chuyển hóa Nitrat ( NO3) thành các thể khí khác như NO 2, NO và N2 ( khí Nito) theo phản
ứng sau:
NO3- NO2 NO N2 O N2
Quá trình chuyển hóa Nitrat thành khí N2 được gọi là quá trình khử Nitrate
(Dennitrification)
Bể lắng bùn sinh học:
Nước thải sau khi ra khỏi bể sinh học hiếu khí sẽ chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, xảy
ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn ( vi sinh vật). Phần bùn lắng này chủ yếu là
vi sinh vật trôi ra từ bể bùn hoạt tính hiếu khí, sau khi bùn lắng sẽ được bơm bùn tuân
hoàn về bể sinh học hiếu khí nhằm duy trì nồng độ vi sinh cho bể bùn hoạt tính hiếu khí.
Phần bùn dư được bơm vào bể chứa bùn. Phần nước trong sau khi được tách bùn sẽ theo
ống thu nước tự chảy xuống bể khử trùng.

16
Bể khử trùng:
Tại bể khử trùng, nước thải được loại bỏ hầu hết vi sinh gây bệnh có trong nước thải
trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Hóa chất sử dụng là Javel ( NaOCl nồng độ 10%).
Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, cột B
và toàn bộ nước thải sau xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung được dùng để tưới
cây trong toàn bộ khuôn viên dự án. Nước thải sau xử lý, dự án cam kết không xả thải ra
môi trường bên ngoài.
Bể chứa bùn sinh học:
Lượng bùn từ bể lắng bùn sinh học sẽ được bơm tuần hoàn một phần về bể sinh học
hiếu khí nhằm đảm bảo mật độ vi sinh có trong bể, đảm bảo hiệu quả xử lý của bể được
ổn định, lượng bùn dư sẽ được bơm qua bể chứa bùn sinh học.
Công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý bùn thải. Định
kỳ, đơn vị có chức năng sẽ thu hút bùn tại bể chứa bùn của hệ thống xử lý nước thải.
b. Nước mưa chảy tràn
Nhằm hạn chế ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn gây ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh, chủ dự án sẽ thực hiện một số biện pháp sau:
Xây dựng hệ thống thoát nước mưa tại khu vực dự án hoàn chỉnh và tách biệt với hệ
thống xử lý nước thải.
Khu vực sân bãi, đường nội bộ thường xuyên được vệ sinh làm sạch để không rơi
vãi rác thải, đất cát xuống mương thoát nước.
Nước mưa chảy tràn được thu gom bằng hệ thống mương BTCT, được xây dựng
song song với xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng.
Trong khu vực dự án có 3 hệ thống mương thoát nước có chiều rộng 10m, 4m chảy
từ hướng Đường tỉnh 701 về biển bằng phương pháp chảy tự nhiên theo độ dốc tự nhiên.
IV.3. Khí thải
a. Biện pháp giảm thiểu khí thải từ nhà bếp
- Mùi phát sinh tại khu vực nhà bếp sẽ được thu hút vào các chụp hút đưa vào ống
khói cao xả ra môi trường, đồng thời khu vực bếp sẽ được xây dựng thông thoáng và đặt
tại khu riêng biệt, cách xa khu vực phòng nghỉ, khách sạn.
- Sử dụng chất đốt sạch như gas, điện, cồn đông cục thay thế cho các loại chất đốt
gây ô nhiễm nhiều.

17
b. Giảm thiểu mùi từ hệ thống xử lý nước thải, mùi từ khu tập kết rác
- Giảm thiểu mùi hôi tại công trình xử lý nước thải tập trung, khu chứa rác bằng
cách sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi như chế phẩm EM, Tacozeo,…Mương
thoát nước thải sẽ được đậy bằng các tám đan ximăng và được nạo vét định kỳ.
- Đối với mùi hôi do chất thải rắn sinh hoạt sẽ được thu gom, phân loại và lưu trữ
trong thùng kín trước khi chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom xử lý.
 Để cải thiện môi trường không khí xung quanh dự án, chủ đầu tư sẽ thực hiện các
phương pháp sau:
+ Vệ sinh đường nội bộ, sân bãi sạch sẽ nhằm làm giảm bụi khi các phương tiện di
chuyển.
+ Khu vực đường nội bộ sẽ thường xuyên được phun nước tưới ẩm vừa giảm bụi,
vừa làm giảm bức xạ nhiệt mặt đường.
+ Trồng cây xanh, thảm cỏ theo đúng thiết kế để cải thiện môi trường không khí
trong khu vực với độ phủ xanh của dự án là hơn 30% diện tích khu vực dự án.
IV.4. Giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải
a. Tiếng ồn
- Lặp đặt các bệ đỡ giảm ồn cho máy móc có công suất lớn. Kiểm tra sự cân bằng
của máy khi lắp đặt, kiểm tra định kỳ thiết bị về độ mòn chi tiết, chế độ hoạt động bảo trì,
bôi trơn….
- Các xe chở khách du lịch ra vào khu du lịch phải được thông báo nội quy nhằm
giảm tiếng ồn phát sinh.
b. Giảm thiểu nhiệt thừa và cải thiện môi trường vi khí hậu
- Thông gió tự nhiên: Lợi dụng hướng gió chủ đạo để bố trí công trình hợp lý, tăng
cường diện tích cửa mái, cửa chớp và cửa sổ.
- Bố trí quạt thổi mát cục bộ cho những nơi phát triển nhiều nhiệt như: khu vực tập
trung nhiều máy móc và nơi nhân viên làm việc tập trung.
- Bố trí các chụp hút trên trần mái và quạt.
- Trồng cây xanh trong khuôn viên đất dự án phải đảm bảo tỷ lệ hơn 30% so với
tổng diện tích đất dự án và gồm phần đất rừng tự nhiên để lại hiện hữu. Cây xanh có tác
dụng rất có ích đối với khí hậu và môi trường. Cây xanh có tác dụng che nắng, hút bớt
bức xạ mặt trời, hút và giữ bụi, lọc sạch không khí, hút tiếng ồn và che chắn tiếng ồn. Mặt
khác, nó còn tạo thẩm mỹ cảnh quan, tạo ra cảm giác êm dịu về màu sắc cho môi trường.
Hệ số phản bức xạ của cây xanh thường nhỏ, khoảng 0,2 - 0,3 trong khi đó hệ số phản bức

18
xạ của mặt bê-tông và mặt tường là 0,6 - 0,7. Các loại cây trồng gồm cây hoàng anh, bằng
lăng, xà cừ, bàng biển… cùng với các loại cây trang trí và làm nền cảnh quan như cô tòng
lá nhún, chiếu tìm, dừa cạn nhiều màu,.., dọc theo các lối đi xung quanh khu Bungalow,
khu đón khách xung quanh khách sạn.
V. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
a. Chương trình quản lý và giám sát môi trường giai đoạn xây dựng
 Giám sát nước thải
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý, thu gom và chuyển giao và chuyển giao nước
thải từ các nhà vệ sinh di động.
- Tần suất: 03 tháng/lần.
 Giám sát chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Vị trí giám sát: khu vực lưu chứa chất thải.
- Tần suất giám sát: thường xuyên, liên tục.
- Giám sát khối lượng, công tác phân loại, thu gom và hợp đồng vận chuyển, xử lý
chất thải nguy hại, chứng từ giao nhận chất thải.
- Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP
ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu, Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quản lý chất
thải nguy hại; Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng quy định
về quản lý chất thải rắn xây dựng.
b. Chương trình giám sát và quản lý môi trường giai đoạn vận hành thử nghiệm
 Quan trắc đối với công trình xử lý nước thải
Trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình
xử lý nước thải:
- Vị trí quan trắc: tại từng công đoạn xử lý của công trình xử lý nước thải và hố ga
cuối cùng .
- Thông số quan trắc:
+ Thông số quan trắc của từng công đoạn xử lý là thông số ô nhiễm chính đã được
sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn.
+ Thông số quan trắc của công trình xử lý nước thải: Lưu lượng, pH, BOD5 (20oC),
tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng chất rắn hoà tan, sunfua (tính theo H 2S), amoni (tính
theo N), Nitrat (NO3-) (tính theo N), dầu mỡ động thực vật, Phosphat (PO43-) (tính theo P),
tổng các chất hoạt động bề mặt, tổng Coliforms;

19
- Tần suất quan trắc: tối thiểu 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp
đầu vào và đầu ra của từng công đoạn xử lý, thời gian quan trắc ít nhất là 75 ngày).
- Quy chuẩn so sánh đối với các thông số quan trắc của công trình xử lý nước thải:
QCVN 14:2008/BTNMT cột A (hệ số k=1,0).
Trường hợp công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường,
Chủ dự án phải có văn bản thông báo Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi hết thời
gian vận hành thử nghiệm 30 ngày, nêu rõ lý do các công trình xử lý chất thải không đáp
ứng yêu cầu và thực hiện ngay phương pháp cải thiện, bổ sung; Lập kế hoạch vận hành
thử nghiệm công trình xử lý chất thải để vận hành lại. Trình tự, thủ tục, thời gian vận
hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải được thực hiện như vận hành thử nghiệm
lần đầu.
* Giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải
- Vị trí quan trắc:
+ Tại vị trí đầu vào hệ thống xử lý nước thải (trước xử lý).
+ Tại vị trí hố ga cuối cùng trước khi thải vào nguồn tiếp nhận (sau xử lý).
- Thông số quan trắc: Lưu lượng, pH, BOD5 (20oC), tổng chất rắn lơ lửng (TSS),
tổng chất rắn hoà tan, sunfua (tính theo H 2S), amoni (tính theo N), Nitrat (NO3-) (tính
theo N), dầu mỡ động thực vật, Phosphat (PO43-) (tính theo P), tổng các chất hoạt động bề
mặt, tổng Coliforms.
- Tần suất quan trắc: Tối thiểu 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối
với 01 mẫu nước thải đầu vào và ít nhất 07 mẫu nước thải đầu ra trong 07 ngày liên tiếp
của công trình xử lý nước thải).
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT cột A (hệ số k=1,0).
 Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại
- Vị trí giám sát: Khu vực lưu chứa chất thải.
- Tần suất giám sát: thường xuyên, liên tục.
- Giám sát khối lượng, công tác phân loại, thu gom và hợp đồng vận chuyển, xử lý
chất thải nguy hại, chứng từ giao nhận chất thải.
- Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP
ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu, Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quản lý chất
thải nguy hại.

20
c. Chương trình quản lý và giám sát môi trường giai đoạn vận hành thương mại
 Giám sát nước thải
- Vị trí quan trắc:
+ Tại vị trí đầu vào hệ thống xử lý nước thải (trước xử lý).
+ Tại vị trí hố ga cuối cùng trước khi thải vào nguồn tiếp nhận (sau xử lý).
- Thông số quan trắc: Lưu lượng, pH, BOD5 (20oC), tổng chất rắn lơ lửng (TSS),
tổng chất rắn hoà tan, sunfua (tính theo H 2S), amoni (tính theo N), Nitrat (NO3-) (tính
theo N), dầu mỡ động thực vật, Phosphat (PO43-) (tính theo P), tổng các chất hoạt động bề
mặt, tổng Coliforms.
- Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT cột A (hệ số k=1,0).
 Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại
- Vị trí giám sát: Khu vực lưu chứa chất thải.
- Tần suất giám sát: thường xuyên, liên tục.
- Giám sát khối lượng, công tác phân loại, thu gom và hợp đồng vận chuyển, xử lý
chất thải nguy hại, chứng từ giao nhận chất thải.
- Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP
ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu, Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quản lý chất
thải nguy hại

21

You might also like