You are on page 1of 2

Hội nghị Trung ương 7

I. Hoàn cảnh cơ sở
Tháng 6/1940, Pháp đầu hàng phát xít Đức, lập Chính phủ bù nhìn Visi (Vichy).
Lợi dụng cơ hội này, từ cuối tháng 9/1940, phát xít Nhật kéo quân vào chiếm Đông
Dương. Nhân dân Đông Dương lâm vào tình cảnh “một cổ hai tròng”.
Cuộc chiến tranh thế giới ngày càng lan rộng, đế quốc Pháp đã bại trận, phát xít
Nhật thừa cơ mở rộng chiến tranh, giành lấy những thuộc địa của Pháp, Anh, Mỹ ở
Viễn Đông. Hội nghị nhận định: "Cuộc đế quốc chiến tranh này rất có thể chuyển
biến thành cuộc chiến tranh giữa đế quốc với Liên Xô".
Về tình hình trong nước, Hội nghị nhân định từ phát xít Pháp – Nhật cấu kết, áp
bức bóc lột nhân dân ta, mâu thuẫn giữa chúng và toàn thể dân tộc Việt Nam càng
trở nên sâu sắc, một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Hội nghị dự đoán:
"Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái
sứ mệnh thiêng liêng: lĩnh đạo (tức lãnh đạo - TG) cho các dân tộc bị áp bức Đông
Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập".
II. Nội dung
Hội nghị khẳng định: "Tình thế hiện tại không thay đổi gì tính chất cơ bản của
cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương”, chủ trương chuyển hướng về chỉ
đạo chiến lược, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm rút khẩu hiệu cách mạng
ruộng đất của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 là đúng.
Hội nghị khẳng định sự chuyển hướng đề ra trong Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương lần 6 là hoàn toàn đúng đắn.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 7 đã chỉ ra tính chất của Cách mạng
Đông Dương là làm cách mạng giải phóng dân tộc với hai nhiệm vụ phản đế và điền
địa. Phương pháp cách mạng được đề ra là khởi nghĩa vũ trang.
Hội nghị chỉ rõ, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là đế quốc
Pháp - Nhật. Hội nghị quyết định hai vấn đề cấp thiết trước mắt:
+ Vấn đề thứ nhất: duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du
kích, dùng hình thức vũ trang công tác, xây dựng cơ sở cách mạng, khi cần thiết
thì chiến đấu chống địch khủng bố, tiến tới thành lập căn cứ du kích.
+ Vấn đề thứ hai: sau khi nghe báo cáo về tình hình Nam Bộ, Hội nghị chỉ thị
cho Xứ uỷ Nam Kỳ đình chỉ khởi nghĩa vũ trang ở Nam Bộ vì chưa có đủ điều
kiện chủ quan và khách quan bảo đảm giành thắng lợi (quân địch nhiều và mạnh
trong khi lực lượng quân ta yếu, địa hình đồng bằng sông nước kẻ thù có thể huy
động phương tiện đàn áp như máy bay, tàu chiến, xe tăng,...).
Về tình hình Đảng và các hội quần chúng, Hội nghị chỉ rõ, từ khi Đảng ta chủ
trương lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thì nhiều nơi lại xao
nhãng việc tổ chức Công hội và Nông hội, chỉ chú trọng tổ chức Hội Phản đế cứu
quốc.
III. Giải quyết những vấn đề gì
Ban Chấp hành Trung ương lâm thời được thành lập. Hội nghị cũng quyết định
chắp mối liên lạc với Quốc tế Cộng sản và bộ phận của Đảng ở nước ngoài.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1940 sáng suốt nhận định kẻ thù
chính của nhân do Đông Dương lúc đó là phát xít Pháp - Nhật, đồng thời có chủ
trương đúng về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kỳ.

- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000, t. 7, tr. 20-82.

You might also like