You are on page 1of 9

Đánh giá và chẩn đoán trường hợp của Hạ

Theo sự mô tả của bà mẹ thì nhìn chung tình trạng khí sắc của Hạ thích hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán cho
bệnh rối loạn khí sắc lưỡng cực II, trong đó có một giai đoạn thể hiện các triệu chứng khí sắc hạ hưng cảm ở
khoảng tuổi lên 10 và nhiều giai đoạn trầm cảm ngắn về sau này.
Đầu tiên Hạ trải nghiệm một giai đoạn khí sắc phù hợp với tiêu chuẩn B của giai đoạn khí sắc hạ nhưng
cảm trong một thời gian khá dài với các triệu chứng nông nổi, tự cao tự đại, không nhận thức được sức vóc của
mình, bỏ cả sự ăn ngủ điều độ để cố làm những chuyện hoàn toàn ngoài khả năng dù mẹ có can gián. Tâm trí Hạ
lúc nào cũng có vẻ bận rộn nghĩ đến những điều gì xa xôi khiến em thường ăn nói huyên thuyên và khả năng tập
trung chú ý có phần bị giảm sút. Nhưng theo lời kể thì các triệu chứng khí sắc vào thời gian này cũng không đến
mức quá tệ hại làm hư hỏng toàn bộ khả năng học hành và quan hệ hằng ngày của Hạ, và cũng không nghe nói
đến trường hợp nào Hạ có hành vi, cử chỉ mang tính cách loạn thần có tính cách đặc trưng cho các triệu chứng
hưng cảm nổi bật của bệnh Rối loạn khí sắc lưỡng cực I. Như vậy, giai đoạn khí sắc này có thể phỏn g đoán là
một giai đoạn hạ hưng cảm.
Những năm về sau thỉnh thoảng Hạ lại trải nghiệm những chu kỳ khí sắc trầm cảm, Với các triệu chứng dễ
cáu giận, hờn lẫy, nét mặt ủ rũ và đờ đẫn, tránh né tiếp xúc, ăn nói, không cảm thấy thích thú vui chơi, thường
thích ngồi một mình hay đôi khi ngủ vùi trong phòng suốt ngày...
Các giai đoạn rối loạn khí sắc của Hạ cũng không phải do tác động của thuốc men hay dược thảo và cũng
không phải do hậu quả của bệnh tật cơ thể.
Tiểu sử về sức khỏe và quá trình phát triển của Hạ cũng cho thấy em không từng bị các loại bệnh bẩm sinh
như Phổ tự kỷ, Thiểu năng trí tuệ, Bệnh sưng màng não, hay đã từng có tai nạn làm tổn thương não bộ. Ngoài
ra, các triệu chứng bốc đồng và thiếu hẳn sự tập trung trong học hành đã xảy ra trong một số giai đoạn rối loạn
khí sắc cũng không đủ tiêu chuẩn bền vững và liên tục để phải chú ý đến chứng Tăng hiếu động/Giảm chú ý.
Dù cho Hạ có nhiều giai đoạn ngắn của các triệu chứng trầm cảm, nhưng trường hợp của em cũng không phù
hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Rối loạn trầm cảm dai dẳng (Persistent (Dysthymic) Depressive Disorder)
bởi vì trái với tính chất của bệnh này, trước đó Hạ đã có trải nghiệm một giai đoạn dài với các triệu chứng hạ
hưng cảm.
Tuy vậy cũng cần lưu ý là bệnh của Hạ vẫn có thể thay đổi, biến chuyển qua nhiều hình thức theo sự tiến
triển của thời gian mà không tiên đoán được; cũng rất có thể đây là những dấu hiệu tiền bệnh của các loại bệnh
trong nhóm tâm thần phân liệt về sau này. Tuy nhiên, trước mắt căn cứ vào những gì được bà mẹ mô tả trong
hiện tại thì căn bệnh rối loạn khí sắc lưỡng cực II là chẩn đoán thích hợp nhất cho Hạ.
Rối loạn khí sắc lưỡng cực II. Giai đoạn gần đây: Trầm cảm.

298.89 (F31.81) Hiện đang phục hồi một phần. Mức độ vừa.
(Bipolar II Disorder. Most recent episode: Depressed. In partial
remission. Moderate).

RỐI LOẠN KHÍ SẮC CHU KỲ (Cyclothymic Disorder)


Rối loạn khí sắc chu kỳ là một hình thức khí sắc chuyển đổi khi lên cao khi xuống thấp giữa các triệu chứng
hưng phấn, buồn phiền, hay bắn gắt, nhưng ở mức độ không bao giờ đạt tới tiêu chuẩn chẩn đoán của các giai
đoạn khí sắc hưng cảm, hạ hưng cảm, hay trầm cảm như đã mô tả ở trên.
Các triệu chứng thường kéo dài trong nhiều năm hay ít nhất cũng là 2 năm đối với người lớn và 1 năm đối
với trẻ vị thành niên. Các triệu chứng này khi đã phát sinh thì có khuynh hướng trở thành mãn tính. Ước tính có
khoảng 15% - 50% những cá nhân có những triệu chứng rối loạn khí sắc chu kỳ rốt cuộc sẽ biến thành căn bệnh
rối loạn khí sắc lưỡng cực II hoặc lưỡng cực I,
Trước đây bệnh rối loạn khí sắc chu kỳ được gọi là tính khí chu kỳ (cyclothymic temperament) và được xem
là một dạng của rối loạn nhân cách (personality disorder), vì tính cách biểu hiện nhẹ nhàng, tiềm tàng, âm ỉ và
lâu bền của nó. Tính lâm sàng của loại bệnh này lại có nhiều sự thay đổi tùy theo mỗi người bệnh, nghĩa là mỗi
người bệnh có thể chi trải nghiệm một loại triệu chứng đặc biệt khác nhau, hoặc trầm cảm, hoặc hạ hưng cảm,
hoặc pha trộn, hoặc khí sắc luôn chuyển đổi lên xuống nhanh chóng theo một khuôn mẫu trong ngày.
Thời xa xưa một số chuyên gia y học, như Karl Kahlbaun và Ewald Hecker, cho rằng những cá nhân nào có
trạng thái khí sắc lên xuống ở mức nhẹ nhàng thì là tự nhiên, không nghiêng nặng tính chất lâm sàng nên không
có gì cần phải chữa trị. Đến giữa thế kỷ 20, cuốn DSM đầu tiên vẫn định nghĩa các triệu chứng rối loạn khí sắc
chu kỳ như là một loại cá tính đặc biệt và xếp nó vào nhóm rối loạn nhân cách. Các chuyên gia vào thời đó đã
định nghĩa các triệu chứng của căn bệnh này như là: “một cá tính nồng ấm và thân thiện hơi quá đáng, một tấm
lòng bác ái và đại lượng khả năng nổi, một cảm xúc nồng nàn và mãnh liệt đối với môi trường sống, và một sự
nôn nóng nhiệt tình trong hành động cạnh tranh với cuộc sống”. Định nghĩa này đã đồng hóa các triệu chứng
rối loạn khi sắc chu kỳ như là một loại tính khí tự nhiên.
Tuy nhiên, bắt đầu từ DSM-III tên bệnh rối loạn khí sắc chu kỳ được chính thức chấp nhận. Dù như thế, các
chuyên gia vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc phân rõ tính cách khác biệt của nó với các loại rối loạn khí sắc
khác. Có người cho rằng những triệu chứng này chỉ là dấu hiệu tiến bệnh để dẫn đến các bệnh rối loạn khí sắc
lưỡng cực trầm trọng hơn về sau, nhưng có người vẫn cứ xem nó là một loại cá tính đặc biệt.
Rối loạn khí sắc chu kỳ cũng có tính di truyền cao. Thống kê cho biết những cá nhân có liên hệ huyết thống
gia đình, đặc biệt là ở thế hệ thứ nhất, thì thường có nguy cơ mắc bệnh hơn so với tổng số dân chúng nói chung.
Nam hay nữ đều có con số bị bệnh này ngang nhau, nhưng đặc biệt phái nữ thường tìm kiếm sự chữa trị nhiều
hơn nam giới. Bệnh thường khởi đầu trong khoảng tuổi vị thành niên cho đến tuổi trưởng thành. Thống kê cũng
cho biết Có khoảng 1% mắc phải căn bệnh này trong tổng số dân chúng nói chung trên thế giới.
Đặc biệt cho đến ngày hôm nay dù cho DSM-5 đã cố gắng thay đổi một số yếu tố tiêu chuẩn chẩn đoán để
cho căn bệnh được khoanh vùng rõ ràng và có tính cách riêng biệt hơn, nhưng rốt cuộc sự cố gắng này vẫn
không bao hàm được điều gì hoàn toàn mới trong phần giải thích và định nghĩa, và trong thực tế hầu như căn
bệnh này vẫn ít khi được các chuyên gia trị liệu chẩn đoán cho những cá nhân có các triệu chứng rối loạn khí
sắc tương tự như vậy.
DSM-5 nêu ra các tiêu chuẩn chẩn đoán cho bệnh rối loạn khí sắc chu kỳ như sau:
- Tiêu chuẩn A: Trong ít nhất là 2 năm (1 năm cho trẻ em và vị thành niên) cá nhân đã trải qua nhiều thời
kỳ có các triệu chứng hạ hàng cảm nhưng không đủ tiêu chuẩn nổi bật tiêu biểu cho một giai đoạn hạ
hưng cảm, và cá nhân cũng có trải nghiệm những giai đoạn của các triệu chứng trầm cảm nhưng cũng
vẫn không đủ tiêu chuẩn nổi bật ấn định cho một giai đoạn trầm cảm chính.
- Tiêu chuẩn B: Trong thời gian2năm, hay1năm cho trẻ em và vị thành niên, các triệu chứng hạ hàng cảm
hay trầm cảm phải hiện rõ ít nhất là trong một nửa thời gian đó, và không có trường hợp trong suốt 2
tháng cá nhân hoàn toàn không trải nghiệm các triệu chứng này.
- Tiêu chuẩn C: Các triệu chứng không bao giờ thể hiện tới mức đúng tiêu chuẩn chẩn đoán cho một giai
đoạn trầm cảm, hoặc hưng cảm, hay hạ hưng cảm.
- Tiêu chuẩn D: Các triệu chứng ở tiêu chuẩn A không có tính chất để có thể đồng dạng nó như là một
loại loạn thần dạng rối loạn khí sắc, tâm thần phân liệt, loạn thần ngắn hạn, hoặc các dạng loạn thần đặc
biệt khác.
- Tiêu chuẩn E: Các triệu chứng của bệnh không thể có nguyên nhân từ hậu quả của các điều kiện của cơ
thể hay do thuốc men, chất nghiện.
- Tiêu chuẩn F: Các triệu chứng phải thật sự gây ra những sự buồn bực theo ý nghĩa lâm sàng, làm giảm
sút các chức năng trong quan hệ, cư xử và công việc.
Chú ý: Như đã nói ở trên, Rối loạn khí sắc chu kỳ là loại bệnh rất hiếm khi được nhìn thấy trong các hồ sơ
chẩn đoán, hoặc nếu có thì cũng thường được chẩn đoán với tính cách tạm thời. Lý do là vì tính chất của các
triệu chứng liên quan đến căn bệnh này hầu như có tính cách tương tự như căn bệnh rối loạn khí sắc lưỡng cực
II, và hầu hết các thông tin ghi nhận được về tình trạng của căn bệnh thường chỉ dựa vào sự tường thuật của đối
tượng hay của người thân của đối tượng, và như thế những thông tin này luôn có tính cách chủ quan, thường có
nhiều thiếu sót, hoặc không mô tả được chính xác và đầy đủ về các giai đoạn, thời kỳ, triệu chứng và mức độ
của căn bệnh. Trong thực tế, khi phải đối diện với trường hợp một ca bệnh không thể có sự xác quyết rõ ràng
như vậy thì các chuyên viên thường có khuynh hướng chẩn đoán cho ca bệnh là rối loạn khí sắc lưỡng cực II
thay vì là rối loạn khí sắc chu kỳ.
KHÍ SẮC LƯỠNG CỰC & RỐI LOẠN LIÊN QUAN DO THUỐC / CHẤT LIỆU
(Substance/Medication-Induced Bipolar and Related Disorder)
Các nét nổi bật của Khí sắc lưỡng cực và rối loạn liên quan do thuốc / chất liệu cũng không khác gì với các
trạng thái hưng cảm, hạ hưng cảm và trầm cảm. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là khi cá nhân đang được trị liệu theo
toa thuốc chống trầm cảm (antidepressant) hay bằng liệu pháp sốc điện (electroconvulsive therapy) mà đột
nhiên lại trải nghiệm một giai đoạn khí sắc hưng cảm hoặc hạ hưng cảm, với đầy đủ các triệu chứng nổi bật và
bền vững, tách biệt với các hiệu ứng sinh lý gây ra bởi thuốc chống trầm cảm hay liệu pháp sốc điện, thì đó là
bằng chứng cho biết cá nhân thật sự đang trải nghiệm các triệu chứng của căn bệnh rối loạn khí sắc lưỡng cực I
hoặc lưỡng cực II, chứ đây không còn là trường hợp có liên quan đến khi sắc lưỡng cực và rối loạn liên quan
do tác động của thuốc / chất liệu.
Mặt khác, cũng cần chú ý là có một số triệu chứng thường xảy ra do các tác dụng phụ của các loại thuốc
chống trầm cảm (antidepressants) và các loại thuốc tâm thần (psychotropic drugs), chẳng hạn cảm giác căng
thẳng, nôn nao, khó chịu, bực bội, kích động, vv.. thường hiện ra giống như các triệu chứng khí sắc hưng cảm,
hay hạ hưng cảm. Tuy nhiên, về mặt tính chất, mức độ và thời hạn của các triệu chứng này thì chúng rõ ràng
khác với các triệu chứng của các loại bệnh khí sắc lưỡng cực.
Nói cách khác, các triệu chứng của hội chứng rối loạn khí sắc lưỡng cực I hay lưỡng cực II có những tiêu
chuẩn đặc biệt của nó, do đó, chỉ một vài triệu chứng kích động đơn giản do tác dụng của thuốc men hay chất
liệu thì chưa hẳn đã là những yếu tố thể hiện đầy đủ tính cách bệnh lý, và theo đó, chúng cũng không đáp ứng
đầy đủ các triệu chứng tiêu chuẩn để chẩn đoán cho một giai đoạn hưng cảm hay hạ hưng cảm.
Tóm lại, cần phân biệt rõ sự khác nhau của 3 loại: Khí sắc lưỡng cực và rối loạn liên quan do tác động của
thuốc / chất liệu (Substance/Medication-Induced Bipolar and Related Disorder), với các loại bệnh Rối loạn khí
sắc lưỡng cực (Bipolar Disorders, và với Chứng mê sảng do sự cảm ứng hay say nghiện của chất liệu
(Substance Intoxication or Substance-Induced Delirium).
DSM-5 nêu lên các tiêu chuẩn chẩn đoán cho chứng Khí sắc lưỡng cực và rối loạn liên quan do tác động của
thuốc / chất liệu như sau:
- Tiêu chuẩn A:Một trạng thái rối loạn khí sắc nổi bật và kiên trì biểu hiện đầy đủ tính lâm sàng, trong đó
khí sắc có đặc tính dâng cao và lan tỏa, hoặc gây ra sự khó chịu, bất ổn và có kèm theo hay không trạng
thái khí sắc trầm cảm, hoặc có hay không có sự giảm sút rõ rệt khả năng chú ý, quan tâm và thích thú
trong tất cả hay hầu hết các sinh hoạt.
- Tiêu chuẩn B: Qua các bằng chứng về quá trình tiểu sử, cuộc khám nghiệm cơ thể, hay các phát hiện
của phòng lab cho biết có 2 điều dưới đây:
 Các triệu chứng ở tiêu chuẩn A hiện ra trong khi hay vừa sau khi cá nhân bị nhiễm độc (say),
hay cai (thời gian rút lui) chất gây nghiện, hoặc sau khi được cho thuốc.
 Loại chất liệu thuốc có khả năng gây ra những triệu à chứng ở tiêu chuẩn A.
- Tiêu chuẩn C: Sự rối loạn phải khác hẳn, nghĩa là không Tin thể giải thích được cho trường hợp của một
căn bệnh rối loạn khí sắc hay một loại rối loạn liên quan mà không phải A do sự tác động của thuốc/chất
nghiện. Bởi vì bằng chứng cho một căn bệnh rối loạn khí sắc lưỡng cực hay rối loạn liên quan có tính
cách độc lập (không phải do ảnh hưởng B của thuốc/chất liệu) thì phải bao hàm những điều sau đây:
Các triệu chứng phải thể hiện trước khi bắt đầu dùng thuốc / chất liệu, hoặc các triệu chứng thể hiện dai
dẳng trong một khoảng thời gian dài, thường là 1 tháng sau khi đã chấm dứt tình trạng nhiễm độc (say)
hay cai (thời gian rút lui) của thuốc / chất nghiện, hoặc đã có những bằng chứng cho thấy trong quá
trình tiểu sử cá nhân, đối tượng đã từng trải nghiệm các bệnh rối loạn khí sắc lưỡng cực hay rối loạn
liên quan.
- Tiêu chuẩn D: Sự rối loạn đặc biệt không xảy ra trong thời gian bị mê sảng.
- Tiêu chuẩn E: Sự rối loạn rõ ràng Có gây ra trạng thái buồn bực, hụt hẫng hay hư hỏng các chức năng
hành xử các Công việc làm, các quan hệ trong xã hội.
KHÍ SẮC LƯỠNG CỰC& RỐI LOẠN LIÊN QUAN DO ĐIỀU KIỆN Y HỌC KHÁC
(Bipolar and Related Disorder due to Another Medical Condition)
Khí sắc lưỡng cực và rối loạn liên quan do một điều kiện y học khác cũng thể hiện những đặc tính nổi bật
của một giai đoạn khi sắc có tính cách bất bình thường và dai dẳng, bao gồm sự phấn khích lan tỏa hay cảm giác
bực bội, khó chịu, cáu gắt, và các hoạt động, hay sinh lực của cá nhân được ghi nhận có sự gia tăng một cách bất
bình thường, hiện rõ trên bức tranh lâm sàng.
Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng hưng cảm hay hạ hàng cảm thường xuất hiện ngay trong thời
gian đầu của điều kiện y học (thí dụ trong 1 tháng đầu tiên). Tuy vậy, cũng có những ngoại lệ. Thí dụ, Có những
loại bệnh tật trên cơ thể cứ tái đi tái lại. hoặc càng ngày càng nặng thêm làm ch o tình trạng khí sắc cũng theo đó
mà khi ẩn khi hiện theo những chu kỳ rập khuôn. Lưu ý. không thể thiết lập chẩn đoán chứng khí sắc lưỡng cực
và rối loạn liên quan do điều kiện y học nếu có bằng chứng cho thấy các giai đoạn hưng cảm hay hạ hưng cảm
đã xảy ra trước thời gian cá nhân có các bệnh tật về thể chất.
Khi thiết lập chẩn đoán cũng cần phân biệt rõ các trường hợp sau đây:
- Các triệu chứng khí sắc hưng cảm hay hạ hưng cảm không thể đồng hóa với các triệu chứng, như bệnh
mê sảng (delirium) (bệnh nhân bị mê sáng thường gặp khó khăn về khả năng tập trung, kém hay mất trí
nhớ, thiếu sự quan tâm thích thú, tâm trạng u buồn sầu thảm và thường khóc lóc tương tự như các triệu
chứng trầm cảm), và cũng không thể được lầm lẫn với các cảm giác, như sự hồi hộp hay cảnh giác
(hypervigilant). Chúng cũng không phải là các triệu chứng trương căng cơ thể (catatonic), hoặc là trạng
thái phấn kích như trong các cơn rối loạn lo âu cấp tính (acute anxiety states).
- Cần phải phân biệt rõ trường hợp các triệu chứng khí sắc xuất hiện do tác động từ điều kiện y học với
trường hợp mà các triệu chứng trầm cảm hay hưng cảm đột nhiên nổi lên trong khi cá nhân đang được
điều trị bằng những toa thuốc có thể gây ra các trạng thái trầm cảm hay hưng cảm.
DSM-5 nêu ra các tiêu chuẩn chẩn đoán cho chứng khí sắc lưỡng cực và rối loạn liên quan do điều kiện y học
như sau:
- Tiêu chuẩn A: Một giai đoạn nổi bật của tính bất thường và dai dẳng với các triệu chứng khí sắc phấn
khích và lan rộng, hay cảm giác bực bội và sự gia tăng các hoạt động hay sinh lực có tính cách bất
thường, vượt trội và hiện rõ trên bức tranh lâm sàng.
- Tiêu chuẩn B: Có những bằng chứng từ quá trình tiểu sử, các cuộc khám nghiệm thể chất và thử nghiệm
của phòng lab cho thấy tình trạng rối loạn là hậu quả trực tiếp của điều kiện đặc biệt thuộc về phần sinh
lý cơ thể.
- Tiêu chuẩn C: Tình trạng rối loạn khí sắc không phải có - nguyên nhân từ một căn bệnh tâm thần nào.
- Tiêu chuẩn D: Tình trạng rối loạn khí sắc không phải xảy ra trong quá trình mê sảng của cá nhân.
- Tiêu chuẩn E: Sự rối loạn khí sắc làm gây ra sự buồn khổ hay hư hỏng các chức năng hành xử trong
công việc, trong quan hệ tiếp xúc, hoặc ở mức độ cần phải nhập viện để tránh nguy cơ tự gây thiệt hại
cho bản thân hay nguy cơ, gây thiệt hại cho người khác, hoặc sự rối loạn trầm trọng đến mức có các
triệu chứng loạn thần.

KHÍ SẮC LƯỠNG CỰC ĐẶC BIỆT KHÁC & RỐI LOẠN LIÊN QUAN
(Other Specified Bipolar and Related Disorder)
Loại chẩn đoán này dành cho những trường hợp trong đó cá nhân trải nghiệm những triệu chứng rối loạn khí
sắc lưỡng cực và rối loạn liên quan, và các triệu chứng này có gây ra những sự giảm thiểu hay hư hỏng các chức
năng hành xử trong giao tiếp, công việc làm, và trong nhiều sinh hoạt khác, nhưng chúng không đáp ứng đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán cho bất cứ một loại nào trong nhóm bệnh rối loạn khí sắc lưỡng cực. Nói cách khác, loại chẩn
đoán này dành cho trường hợp chuyên viên chẩn bệnh nhận thấy có một hay những lý do đặc biệt nào đó khiến
cho trường hợp này cần phải tách ra khỏi, không thể xếp vào nhóm bệnh rối loạn khí sắc Với những lời giải
thích ngắn gọn. Thí dụ, chuyên viên chẩn đoán ghi rằng “giai đoạn hạ hưng cảm quá ngắn”.
KHÍ SẮC LƯỠNG CỰC & RỐI LOẠN LIÊN QUAN KHÔNG ĐỊNH RÕ
(Unspecified Bipolar and Related Disorder)
Cũng như trường hợp trên, loại chẩn đoán này lại dành cho những trường hợp cá nhân có những triệu chứng
đặc biệt của khí sắc lưỡng cực làm ảnh hưởng tệ hại đến các chức năng hành xử về các mặt quan hệ, tiếp xúc và
công việc thường nhật, nhưng lại không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán cho các loại bệnh trong nhóm rối
loạn khí sắc lưỡng cực. Nhưng khác với trường hợp trên, loại chẩn đoán này được áp dụng khi chuyên viên chẩn
đoán không chọn ra được một lý do đặc biệt nào để tách trường hợp này ra khỏi các loại trong nhóm rối loạn khí
sắc.
Các đặc điểm của nhóm bệnh rối loạn khí sắc và các rối loạn liên quan:
Khi thiết lập chẩn đoán cho một trường hợp bệnh trong nhóm Khí sắc lưỡng cực và các rối loạn liên quan,
DSM-5 đặc biệt khuyến cáo phải ghi rõ các đặc điểm dưới đây, tùy theo mỗi trường hợp bệnh.
Đặc điểm:
 Với sự lo lắng buồn khổ (With anxious distress): Cá nhân biểu hiện của ít nhất là 2 triệu chứng dưới đây
trong đa số các ngày của giai đoạn khí sắc hưng cảm, hạ hưng cảm, hay trầm cảm:
- Cảm thấy tinh thần rối loạn và căng thẳng;
- Cảm giác tinh thần không yên ổn;
- Mất khả năng tập trung;
- Luôn lo sợ có chuyện gì không hay xảy đến;
- Lo sợ mình không tự kiềm chế được.
Mức độ: Nhẹ (2 triệu chứng), vừa (3 triệu chứng), vừa và trầm trọng (4-5 triệu chứng), trầm trọng (4-5 triệu
chứng cộng với trạng thái thôi thúc hành động).
Lưu ý: Cảm giác lo lắng buồn khổ được chú ý như là nét nổi bật của các bệnh rối loạn khí sắc lưỡng cực và
trầm cảm. Mức độ lo lắng buồn khổ càng cao thì càng có nguy cơ tự tử, thời kỳ bệnh càng kéo dài, và hiệu quả
trị liệu kém. Vì thế, điều quan trọng là phải phân tích và đánh giá chính xác sự biểu hiện cũng như mức độ lo
lắng buồn khổ để đặt kế hoạch chữa trị và theo dõi các kết quả phản hồi của người bệnh.
 Với các nét pha trộn (With mixed features): Đặc điểm này có thể áp dụng cho giai đoạn hưng cảm, hạ
hưng cảm hay trầm cảm trong hiện tại đối với các loại bệnh khí sắc lưỡng cực I và lưỡng cực II:
Giai đoạn hưng cảm hay hạ hưng cảm với các nét pha trộn:
A. Cá nhân có đầy đủ các triệu chứng tiêu chuẩn của một giai đoạn hưng cảm hay hạ hưng cảm, và trong
đó có ít nhất là 3 trong số các triệu chứng sau đây được cá nhân trải nghiệm hầu như mọi ngày trong
giai đoạn khí sắc hưng cảm hay hạ hưng cảm đang hay đã xảy ra gần đây:
- Khí sắc trầm cảm hay sự bứt rứt khó chịu, do cá nhân khai báo cảm thấy buồn, trống rỗng...), hay do
người khác quan sát thấy khuôn mặt rũ rượi khóc lóc...);
- Giảm sút hay mất sự quan tâm thích thú với hầu hết mọi sinh hoạt;
- Tâm thần vận động u lì, đờ đẫn được thấy rõ bởi người khác;
- Uể oải, mệt mỏi hay mất năng lực;
- Cảm thấy mình là người vô dụng, vô giá trị, hay cảm thấy có tội lỗi dù cho quá đáng hoặc không hợp

- Ý tưởng về sự chết cứ lãng văng trong trí và có ý định hay kế hoạch tự tử.
B. Các triệu chứng pha trộn được quan sát rõ từ người khác, và thật sự sinh hoạt hằng ngày của cá nhân có
thể hiện những thay đổi.
C. Nếu cá nhân có những triệu chứng đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một giai đoạn trong đó có cả hai trạng thái
hưng cảm và trầm cảm đang xảy ra đồng thời thì khi chẩn đoán phải xác định đây là một giai đoạn hưng
cảm với các nét pha trộn, do tình trạng hư hỏng và mức trầm trọng có tính lâm sàng của các triệu chứng
hưng cảm.
D. Các triệu chứng pha trộn không thể gán cho đó là hiệu quả sinh học do tác động của các chất liệu, dược
thảo nghiện ngập, hay thuốc men.
Giai đoạn trầm cảm với các nét pha trộn:
A. Cá nhân có đầy đủ triệu chứng tiêu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm, và trong đó có ít nhất là 3 trong
số các triệu chứng hưng cảm và hạ hưng cảm dưới đây thể hiện rõ hầu như mọi ngày trong giai đoạn
trầm cảm đang hay đã vừa xảy ra:
- Khí sắc có chiều hướng dâng cao và bành trướng:
- Tự thổi phỏng cái tôi hay hoang tưởng tự cao;
- Nói năng huyên thuyên hay nói không dứt giống như A bị một sức ép;
- Ý tưởng chuyển đổi nhanh chóng hay tự cảm thấy nhiều ý tưởng rượt bắt nhau trong tâm trí
- Sinh lực gia tăng hay sinh hoạt bị thúc đẩy theo một mục đích (Công việc, học hành, tình dục...);
- Gia tăng quá đáng sự cuốn hút vào các sinh hoạt có tiềm năng mang lại những hậu quả đau đớn và
nuối tiếc (mua bán liều lĩnh, sinh hoạt tình dục không chọn lựa, đầu tư ngu xuẩn..);
- Giảm thiểu nhu cầu ngủ nghỉ nhưng không cảm thấy bị là thiếu ngủ (không phải vì chứng khó ngủ).
B. Các triệu chứng pha trộn có thể quan sát được bởi người m khác và rõ ràng chúng có làm thay đổi sinh
hoạt hằng ngày của cá nhân.
C. Nếu cá nhân có đủ các triệu chứng tiêu chuẩn của một giai đoạn hưng cảm và trầm cảm xảy ra đồng thời
thì sự chẩn đoán phải là giai đoạn hưng cảm với các nét pha trộn. D. Các triệu chứng pha trộn không thể
được xem như là hậu quả sinh học do tác động của các chất liệu nghiện ngập và thuốc men.
Lưu ý: Những trường hợp trong đó các triệu chứng pha trộn phối hợp với một giai đoạn trầm cảm thì thường
cho thấy là yếu tố nguy cơ dẫn đến các rối loạn khí sắc lưỡng cực hoặc II. Vì thế, cần lưu ý đến đặc điểm này
trong khi đặt kế hoạch chữa trị và theo dõi các kết quả phản hồi trong thời gian chữa trị của người bệnh.
 Với chu kỳ chuyển nhanh (With rapid cycling) (Trường hợp này có thể áp dụng cho rối loạn khí sắc lưỡng
cực I và II). Có ít nhất là 4 giai đoạn khí sắc thể hiện, trong 12 tháng trước, trong đó có đầy đủ các tiêu chuẩn
triệu chứng hưng cảm, hạ hưng cảm, hay trầm cảm chính. Nhưng cần chú ý các trường hợp dưới đây:
- Các giai đoạn phải được đánh dấu, hoặc một phần hoặc li tim đầy đủ, bằng sự biến mất trong ít nhất
là 2 tháng,
- hoặc 18 bằng sự chuyển hẳn qua một giai đoạn khí sắc hoàn toàn đối nghịch (thí dụ, từ giai đoạn
trầm cảm chuyển qua hưng cảm).
- Nét nổi bật chính yếu của căn bệnh rối loạn khí sắc lưỡng cực với chu kỳ chuyển nhanh là sự diễn
biến của ít nhất là 4 giai đoạn khí sắc trong 12 tháng trước. Các giai đoạn này có thể diễn biến hoặc
theo kiểu kết hợp với nhau hoặc không theo thứ tự nào. Các giai đoạn phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn
chẩn đoán cả về thời kỳ và về số lượng triệu chứng của trầm cảm, hưng cảm, hay hạ hưng cảm, và
phải được đánh dấu bằng một thời kỳ khí sắc hoàn toàn biến mất, hoặc chuyển đổi qua một giai đoạn
khí sắc hoàn toàn khác. Các giai đoạn khí sắc hưng cảm và hạ hưng cảm phải được xem xét trên
cùng một trục. Ngoại trừ trường hợp chúng xảy ra quá thông thường, các giai đoạn diễn biến theo
cách chu kỳ chuyển nhanh cũng không có gì khác với các giai đoạn bình thường khác. Các giai đoạn
khí sắc diễn ra trong các chu kỳ chuyển nhanh không phải là do hậu quả gây ra bởi các chất liệu
nghiện ngập, hay do các điều kiện y học khác.
 Với tâm trạng ủ dột (With melancholic features):
A. Một trong những điều dưới đây phải biểu hiện trong thời L gian trầm trọng nhất của giai đoạn khí sắc
đang tiếp diễn:
- Mất hầu hết hayhoàn toàn sự thích thú trong mọi sinh hoạt.
- Thụ động, không phản ứng trước những kích thích có thể tạo ra sự vui thú (không cảm thấy vui hơn,
dù chỉ trong chốc lát, khi có điều gì tốt lành xảy ra).
B. Có 3 hay nhiều hơn những điều sau đây:
- Một trạng thái khí sắc rõ ràng có tính cách thất vọng, thiếu nghị lực, hay buồn bã, hay một cảm nhận
trống rỗng;
- Khí sắc trầm cảm thường tệ hại vào buổi sáng;
- Thường tỉnh giấc quá sớm vào mỗi sáng (thí dụ khoảng 2 giờ trước giấc ngủ bình thường trước đây);
- Tâm thần vận động đờ đẫn, ù lì, chậm chạp;
- Kém ăn hoặc sụt cân;
- Có cảm giác quá đáng hay không đúng rằng mình có một tội lỗi.
Lưu ý: Đặc điểm “Trạng thái ủ dột” có thể áp dụng nếu các nét nổi bật đã nêu trên biểu hiện rõ vào thời gian
trầm trọng nhất của giai đoạn khí sắc. Cá nhân phải mất hầu như toàn bộ sự thích thú trong mọi sinh hoạt chứ
không phải chỉ là một sự giảm sút. Mức độ hụt hẫng cảm giác thích thú trong sinh hoạt phải được đánh giá căn
cứ trên sự kiện rằng ngay cả những vấn đề cá nhân từng mong ước nhưng giờ đây cũng không còn cảm thấy
phấn khởi chút nào. Trạng thái khí sắc hoặc hoàn toàn không sáng sủa lên, hoặc chỉ một phần nào (chẳng hạn,
khoảng 20 - 40% khá hơn của mức bình thường dù chỉ thể hiện trong vài phút). Nói cách khác, đặc điểm của
tính chất khí sắc trong trạng thái ủ dột phải biểu hiện rõ ràng, nghĩa là tệ hơn so với giai đoạn khí sắc trầm cảm
mà không có trạng thái ủ dột. Sự ù lì, chậm chạp, đờ đẫn về mặt tâm thần vận động của cá nhân phải được quan
sát thấy từ người ngoài.
 Với những nét không đặc trưng (With atypical features): Đặc điểm này được áp dụng khi có sự hiện rõ
những điểm dưới đây trong đa số ngày của một giai đoạn khí sắc trầm cảm đang diễn ra hayvừa xảy ra gần
đây:
A. Khí sắc có tính phản ứng (chẳng hạn, đang buồn thì trở nên tươi tỉnh hơn trước những sự việc tốt đẹp
hay có tiềm năng tích cực).
B. Có hai hay nhiều hơn các điểm sau đây:
Tăng cân hay gia tăng ăn uống;
Ngủ li bì suốt ngày;
Khi sắc đường lực và các rối loạn liên quan
Cảm giác tê cóng, khó chuyển động (chẳng hạn, tay chân chuyển động uể oải);
Luôn có cảm giác không muốn quan hệ, giao thiệp khiến cho các sinh hoạt về xã hội và công việc bị hụt
hẫng.
C. Các triệu chứng tiêu chuẩn đang diễn biến trong giai đoạn không thể đồng dạng với trạng thái ủ dột, hay
trạng thái trương căng cơ thể.
Lưu ý: Khí sắc có tính phản ứng có nghĩa là có khả năng vui tươi lên khi đối diện với những sự việc gì có
tính cách tích cực. Thí dụ, được sự khen ngợi của người khác, con cái đến thăm viếng, vv.. Khí sắc có thể vẫn
giữ được sự tươi tỉnh nếu các điều kiện bên ngoài vẫn tiếp tục thuận lợi cho cá nhân. Ăn uống gia tăng và lên
cân; giấc ngủ thường kéo dài, tối thiểu là 10 tiếng mỗi ngày. Cá nhân có cảm giác như cơ thể bị tê liệt (leaden
paralysis) với tay chân nặng nề, chậm chạp, đờ đẫn, ù lì. Cảm giác này thường kéo dài từ 1 đến nhiều giờ trong
một ngày. Cá nhân ở dạng này cũng luôn có cảm giác xa lánh sự quan hệ trong suốt cuộc sống ngay cả trong
những giai đoạn không trải nghiệm các triệu chứng trầm cảm.
 Với các nét loạn thần (With psychotic features): Các triệu chứng hoang tưởng và ảo giác hiện ra bất cứ lúc
nào trong giai đoạn của khí sắc. Và nếu có như vậy thì có hai trường hợp xảy ra: hoặc là loạn thần phù hợp
với khí sắc, hoặc là không phù hợp với khí sắc.
Các nét loạn thần phù hợp với khí sắc có nghĩa là các triệu chứng hoang tưởng và ảo giác phải có tính chất
phù hợp và đồng dạng với các triệu chứng đang diễn ra trong giai đoạn khí sắc hưng cảm. Chẳng hạn, các
triệu chứng loạn thần như tính nghi ngờ, tính hoang mang, lo sợ bị bách hại, vv.. Có tính chất đồng dạng với
các triệu chứng trong giai đoạn khí sắc hưng cảm như tính tự thổi phồng cái tôi, bốc đồng, liều lĩnh, hành vi
nôn nóng dễ gây ra thiệt hại, tổn thương... B Trường hợp ngược lại gọi là l oạn thần không phù hợp với khí
sắc, nghĩa là khi cá nhân biểu hiện những triệu chứng loạn thần không có tính cách đồng dạng, hoặc ngược
hẳn với các triệu chứng đang thể hiện trong giai đoạn khí sắc hưng cảm.

• Với triệu chứng trương căng (With catatonia): Áp dụng đặc điểm này cho các giai đoạn khí sắc hưng
cảm hay trầm cảm nếu có những triệu chứng trương căng cơ thể hiện ra trong hầu như suốt giai đoạn đó.
(Xem triệu chứng trương căng phối hợp với nhóm bệnh Tâm thần phân liệt đã giải thích trong chương 2).
• Phát sinh trong thời kỳ sinh đẻ (With peripartum onset): Đặc điểm này áp dụng khi có các triệu chứng
khí sắc biểu hiện trong thời gian thai nghén hay trong khoảng 4 tuần sau khi sinh đẻ. Có khoảng 3 đến 6%
phụ nữ trải nghiệm các triệu chứng khí sắc trầm cảm trong thời gian mang thai hay trong những tuần lễ sau
khi sinh con. Người mẹ trải nghiệm những giai đoạn trầm cảm này thường biểu hiện các triệu chứng rối
loạn lo âu và hoảng sợ trầm trọng. Trong giai đoạn này cũng có thể kèm theo, hoặc khôn g kèm theo, các
triệu chứng loạn thần. Trong giai đoạn này, một triệu chứng loạn thần, chẳng hạn, ý tưởng “giết con”
thường được một số bà mẹ tự khai ra là nó cứ lảng vảng trong tâm trí trong giai đoạn đặc biệt này, nghĩa là
người mẹ bị một ảo giác thôi thúc phải giết đứa con, hoặc bị hoang tưởng rằng đứa con mình là ma quỷ. L
Các giai đoạn khí sắc trầm cảm hay hưng cảm sau thời kỳ sinh đẻ với các nét loạn thần thường xảy ra cho
khoảng 1/500 đến
Khí sắc lưỡng cực và các rối loạn liên quan
1/1000 các bà mẹ sinh con và phổ biến nhất là những người mẹ mới sinh con đầu lòng. Đặc biệt con số
nguy cơ của các giai đoạn rối loạn khí sắc với những triệu chứng loạn thần thường tăng cao đối với những
phụ nữ đã có những giai đoạn rối loạn khí sắc trước thời kỳ sinh nở, và những phụ nữ có quá trình tiểu sử
về các bệnh trầm cảm hay rối loạn khí sắc lưỡng cực hay II, cũng như một số cá nhân trong những gia đình
đã có tiểu sử rối loạn khí sắc lưỡng cực.
Khi đã có một giai đoạn khí sắc loạn thần sau khi sinh thì nguy cơ tái diễn như vậy cho lần sinh sau có
thể xảy ra ở mức từ 30 đến 50%. Giai đoạn rối loạn khí sắc sau khi sinh hoàn toàn khác Với triệu chứng mê
sảng (delirium) xảy ra trong thời kỳ này. Sau khi sinh đẻ người mẹ thường trải qua một thời kỳ độc đáo với
sự thay đổi sinh hoạt của các tuyến nội tiết, cùng với những tác động từ việc đứa trẻ bú sữa mẹ, và sự điều
chỉnh các sinh hoạt thuộc về tâm lý xã hội.
• Với dạng cảm ứng theo mùa (With seasonal pattern): Đặc điểm này được áp dụng cho những giai đoạn
rối loạn khí sắc có tính cách suốt đời, nghĩa là cá nhân trải nghiệm một loại khí sắc cứ lặp đi lặp lại theo một
khuôn mẫu của mùa thời tiết nào đó hằng năm. Nét chính yếu của nó là khi một khuôn mẫu thời tiết thay đổi
thì cá nhân trải nghiệm một giai đoạn rối loạn khí sắc, hoặc hưng cảm, hạ hưng cảm, hay trầm cảm. Lưu ý,
phải phân biệt những trường hợp do những tác động khác, chẳng hạn, cá nhân bị trầm cảm vì mỗi năm cứ
đến mùa đông là bị thất nghiệp. Vậy triệu chứng trầm cảm, nếu có, là do thất nghiệp chứ không phải do sự
đổi mùa. B A. Phải có sự liên hệ rõ ràng về yếu tố thời gian giữa sự bắt 2 đầu các giai đoạn khí sắc hưng
cảm, hạ hưng cảm hay
204 Phạm Toàn
Scanned with CamScanner
A
I trầm cảm với khoảng thời gian đặc biệt nào đó trong năm
(thường vào mùa thu hay đông) đối với các bệnh khí sắc
lưỡng cực I hay II. B. Hoàn toàn chấm dứt, hoặc có sự thay đổi từ trầm cảm qua nhưng cảm hay hạ hưng
cảm, hoặc ngược lại khi khuôn
mẫu thời tiết thay đổi. Chẳng hạn, triệu chứng trầm cảm
biến mất sau khi chấm dứt mùa đông. C. Trong hai năm liền các triệu chứng rối loạn khí sắc của cá
nhân đều chứng tỏ có sự liên hệ rõ ràng với một thời gian đặc thù trong năm như đã nói trên, và các
triệu chứng khí sắc tương tự như vậy không thể cứ tồn tại vào các thời gian
khác của năm. D. Các triệu chứng rối loạn khí sắc, hưng cảm, hạ hưng cảm,
trầm cảm do mùa thời tiết phải rõ ràng vượt trội hơn các triệu chứng rối loạn khí sắc, hưng cảm, hạ
hưng cảm, hay trầm cảm mà cá nhân có thể trải nghiệm trong cuộc sống
mà không phải có nguyên nhân từ mùa thời tiết. Ca thí dụ mẫu 5 THÁP
Lệ Thu, 35 tuổi, là kế toán viên của một trường đại học. Sáng nay cô đến văn phòng tư của bác sĩ tâm lý
với tấm giấy giới thiệu của bác sĩ N tại một bệnh viện đa khoa, trên đó có lời phê: “Cá nhân cần tâm lý trị
liệu”.
Lệ Thu có khuôn mặt và hình dáng đẹp và hấp dẫn, ngoại trừ tư thái có vẻ khá đờ đẫn và chậm chạp. Cô
cho biết sau gần 20 năm với một công việc không có gì thay đổi và hiện tại cô cảm thấy càng ngày càng trở
nên nhàm chán với việc làm. Tồi tệ hơn, những năm tháng gần đây Cô thấy đôi tay mình đột nhiên run rẩy
và yếu đuối dần, cơ thể trở nên ù lì, bước đi nặng nề và chao đảo, và luôn có cảm giác mỏi mệt. Trong mấy
tháng qua Cô cảm thấy
Khi sắc đường cực và các rối loạn liên quan
205
Scanned with CamScanner
khí sắc của mình thay đổi nhiều, có lúc vuilúc buồn không vì một lý do nào cả.
Có những ngày cô cảm thấy buồn bã, ủ dột, các bệnh để nằm nhà ngủ vùi, không màng tới việc ăn uống,
cảm thấy bực bội, mọi chuyện không có gì làm vừa lòng mình. Rồi những ngày khác đột nhiên cô lại cảm
thấy trong người trở nên có sinh lực và phấn khích, thích trò chuyện và ăn nói huyên thuyên suốt ngày,
nhiều ý tưởng và mong ước nảy sinh trong tâm trí, hăng say làm việc không biết mỏi mệt, và thái độ vui vẻ
ân cần có chiều hướng quá độ với mọi người. | Lệ Thu cho biết lý do Cô đã đi khám bệnh tại bệnh viện đa
khoa là vì tình trạng yếu dần của đôi tay và cảm giác uể oải, mỏi mệt. Cô e rằng mình bị một chứng bệnh
ngặt nghèo nào đó cần phải phát hiện ngay để chữa trị. Kết quả khám và thử máu đã không phát hiện vấn đề
gì rõ ràng nên bác sĩ đã chuyển cô đến gặp nhà tâm lý. - Nói về tiểu sử của đời mình, Lệ Thu cho biết cô có
chồng từ năm 25 tuổi và cho đến nay vẫn chưa có được mụn con. Lệ Thu tiết lộ rằng cô có vấn đề không
bình thường về tình dục. Có những lúc Cô thật sự nôn nóng ao ước, nhưng cũng có những lúc đột nhiên cô
trở nên lãnh cảm tuyệt đối, lúc làm tình cảm thấy khó chịu đau đớn, không có cảm giác thích thú gì với nó
mặc dù tình trạng sức khỏe lúc ấy vẫn bình thường. Đây cũng chính là vấn đề khiến chồng cô thường thắc
mắc làm nhiều lần xảy ra sự xô xát cãi vã giữa hai vợ chồng đến mức đôi lúc cô toan tính chuyện ly dị. Lệ
Thu cũng cho biết hai năm trước đây, sau khi cho biết tình trạng tăng giảm tình dục bất thường của mình thì
bác sĩ gia đình đã cho CÔ sử dụng toa thuốc Estrogen (một loại hormone có tác dụng gia tăng khả năng tình
dục của phụ nữ. Nhưng sau một thời gian dài sử dụng toa thuốc này cô cũng đã không thấy có gì thay đổi.
Ta
206 Phạm Toàn
Scanned with CamScanner
Nhận thấy trường hợp của Lệ Thu Có những yếu tố đặc biệt, CÔ vừa có những vấn đề liên quan đến khí
sắc chuyển đổi, lại vừa có những vấn đề thuộc về sinh lý, như cơ thể luôn mỏi mệt, đôi tay run rẩyyếu đuối
dần, và chân bước lảo đảo; do đó, trước khi quyết định một chẩn đoán thích hợp nhất cho trường hợp này,
Cô được nhà tâm lý chuyển trở lại bệnh viện với đề nghị cho chụp X-ray và rọi MRI để kiểm tra tình trạng
sinh hoạt của não bộ. | Một tuần sau, kết quả khám nghiệm cho thấy bộ não Lệ Thu có tình trạng gọi là Chai
cứng tế bào não lan tỏa (multiple sclerosis), với lời giải thích của bác sĩ chuyên khoa: “Chai cứng tế bào
não lan tỏa là căn bệnh xảy ra do hệ thống miễn nhiễm của cơ thể đã lầm lẫn tấn công và hủy hoại chất
myelin bao bọc chung quanh các tế
bào thần kinh sinh hoạt trong hệ thống thần kinh trung ương”.
Đánh giá và chẩn đoán trường hợp của Lệ Thu Hà
Tình trạng khí sắc chuyển đổi (mood swings) của Lệ Thu không bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý rõ
ràng nào mà chính là chúng phát sinh từ điểu kiện y học. Kết quả kiểm tra các chức năng sinh hoạt của bộ
não đã phát hiện Lệ Thu mắc phải căn bệnh gọi là chai cứng tế bào não kèm theo lời giải thích của các
chuyên gia xét nghiệm, cho rằng các sợi tế bào thuộc hệ thống thần kinh trung ương của cô đã bị chai cứng
hoặc bị trương phòng vì không được bảo vệ bởi chất mỡ myelin bao phủ bên ngoài. Nói cách khác, đây là
trường hợp rối loạn hệ thống miễn nhiễm (autoimmune disorder) làm ảnh hưởng đến các chức năng sinh
hoạt của bộ não, và theo đó nó làm thay đổ luôn các chức năng sinh hoạt tâm lý cũng như sinh lý của người
bệnh.
. Các giai đoạn chuyển đổi khí sắc ngắn ngủi của Lệ Thu mặc dù có những tính chất tương tự như các
giai đoạn khí sắc hạ hưng
Khí sắc tường cực và các rối loạn liên quan
207
Scanned with CamScanner
cảm và trầm cảm, nhưng về mặt thời hạn thì chúng không đủ tiêu. chuẩn chẩn đoán cho các căn bệnh rối
loạn khí sắc lưỡng cực hay trầm cảm.
Sau khi đã xác định vấn đề, nhà tâm lý giải thích cho Lệ Thu hiểu rõ về trường hợp bệnh của cô như sau: |
“Trạng thái khí sắc chuyển đổi và cơ thể yếu đuối của cô là do tác động của điều kiệnyhọc;nóirõ hơn, CÔ Có
trường hợp gọilà các tế bào não trong hệ thống thần kinh trung ương bị chai cứng. Cá nhân nằm trong trường
hợp này thường bị mệt mỏi, tay chân run rẩy, mờ mắt, kém trí nhớ, khí sắc chuyển đổi bất thường, khi buồn
rầu khi phấn khởi, và khả năng tình dục thường bị bất thường, rối loạn. Những mô tả của Cô về trường hợp của
mình đều cho thấy đúng như những thông tin đã tìm thấy qua cuộc xét nghiệm”.
| Nhà tâm lý cũng giải thích rằng đây là trường hợp chưa có toa thuốc trị liệu chính thức nào, ngoại trừ cần
áp dụng tâm lý liệu pháp để giúp người bệnh hiểu tính chất của căn bệnh để sống với nó và biết cách điều hành
mọi sinh hoạt hằng ngày của mình sao cho cân bằng và thích hợp hơn.
| Chẩn đoán: 340 (G35) Chai cứng tế bào não (Multiple Sclerosis). 293.83 (F06.34) Khí sắc lưỡng cực và
rối loạn liên quan do điều
kiện y học. Với các nét pha trộn. (Bipolar and Related Disorder due to Another Medical Condition, With
Mixed Features)
208 Phạm Hoàn
Scanned with CamScanner

You might also like