You are on page 1of 21

1

NHẬN THỨC VỀ LỐI SỐNG

Cho đến nay, các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đã có nhiều ý kiến
khác nhau về khái niệm “lối sống”, có những quan điểm khác nhau trong việc lý
giải nội dung của nó. Có người coi lối sống là một phạm trù cơ bản của chủ
nghĩa duy vật lịch sử, nó có liên quan đến một phạm trù mấu chốt đối với nó là
phương thức sản xuất của cải vật chất (M.N.Rutkêvich, Viện sĩ Thông tấn Viện
Hàn lâm khoa học Liên Xô, tiến sĩ triết học – xem: Lối sống xã hội chủ nghĩa,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1982, tr.12; hay A.X.Xípcô, tiến sĩ triết học – xem: Lối
sống Xôviết hôm nay và ngày mai, Mátxcơva, 1984, tr.49). Có người lại xem
“lối sống” là một khái niệm xã hội học điển hình (V.Đôbơrianov, Bungari –
xem: Xã hội học Mác – Lênin, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985, tr.216; hay
GS. Đinh Văn Bính và cộng sự trong cuốn sách Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.221).v.v…

Trong các công trình nghiên cứu về lối sống ở Việt Nam và trên thế
giới, các nhà khoa học đã từng đề xuất nhiều định nghĩa cho khái niệm lối sống,
trong đó có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có không ít những điểm khác
biệt. Nhìn chung, các tác giả khác nhau thường hiểu khái niệm lối sống theo
những nội dung khác nhau, tùy theo góc độ tiếp cận của từng người.

Vấn đề là làm sao hểu được khái niệm lối sống đầy đủ và sát hợp với
hướng nghiên cứu của đề tài, cuối cùng để vận dụng tốt hơn vào việc hoàn thiện
lối sống của người Việt ở miền Đông Nam Bộ nhằm thích ứng yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến
trình, tốc độ và kết quả của sự nghiệp đó. Để đi tới một nhận thức khái niệm lối
sống theo hướng đó, chúng tôi thấy cần theo dõi những sắc thái ngữ nghĩa khác
nhau của khái niệm này trong một số trường hợp sau:
2

1. Trong sinh hoạt học thuật ở Liên Xô và Đông Âu trước đây, trong quá
trình nghiên cứu, bàn thảo và tranh luận sôi nổi về vấn đề lối sống xã hội chủ
nghĩa, các nhà khoa học đã đưa ra tới hơn 50 định nghĩa khác nhau về khái niệm
“lối sống”1, trong đó nổi bật lên ba khuynh hướng chính:

Khuynh hướng thứ nhất, định nghĩa lối sống dựa vào khái niệm “hoạt
động”. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là V.I.Tolstukh (Liên Xô) và Zlatko
Stoianov (Bungari). V.I.Tolstukh định nghĩa: “Lối sống là những hình thức cố
định, điển hình của hoạt động cá nhân và tập thể con người, những hình thức ấy
nói lên những đặc điểm về giao tế, hành vi và nếp nghĩ của họ trong lĩnh vực lao
động, xã hội – chính trị, sinh hoạt và giải trí” 2. Zlatko Stoianov định nghĩa:
“Lối sống nói một cách bao quát nhất, là hình thức mà con người triển khai
hoạt động trọng yếu có tính cách sống còn của mình và thỏa mãn các nhu cầu
của mình”3.

Nói chung, những định nghĩa thuộc loại này có ưu điểm là nêu bật được
hoạt động lao động như là hoạt động cơ sở của lối sống. Tuy nhiên, hạn chế
những định nghĩa này là chưa phản ánh hết được đặc điểm của khái niệm lối
sống. Bởi trong khái niệm lối sống không chỉ vấn đề những hình thức hoạt động
đời sống, mà còn vấn đề “cách thức”, “phương thức” hoạt động đời sống.

Khuynh hướng thứ hai, tập trung vào nền tảng của lối sống, tức là các
điều kiện vật chất và tinh thần trong sự tồn tại của con người. Có thể coi
V.Z.Zuverencô là đại biểu cho khuynh hướng thứ hai này, khi ông quan niệm lối
sống như một cấu trúc, bao gồm các yếu tố cơ bản:
- Lao động, những điều kiện của nó.
- Đời sống hàng ngày, những điều kiện của đời sống hàng ngày.

- Những điều kiện hoạt động chính trị - xã hội của con người4.
1
Xem: Huỳnh Khái Vinh, Những vấn đề thời sự văn hóa, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998, tr. 296.
2
Chuyển dẫn theo sách: Những vấn đề thời sự văn hóa, GS,TS. Huỳnh Khái Vinh, Nxb. Văn hóa – Thông tin,
Hà Nội, 1998, tr. 297.
3
Zlatko Stoianov, Bản chất và những đặc điểm của lối sống xã hội chủ nghĩa, Thông tin khoa học xã hội, 1979,
số 7903, tr.64.
4
Chuyển dẫn theo sách: Những vấn đề thời sự văn hóa, GS,TS. Huỳnh Khái Vinh, Nxb. Văn hóa – Thông tin,
Hà Nội, 1998, tr. 298.
3

Những định nghĩa thuộc khuynh hướng này thiên về đề cao mức sống –
đó là mức độ được áp dụng của nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Thậm chí, có người đã dùng thuật ngữ “chất lượng sống” của các nhà xã hội học
tư sản phương Tây để thay thế thuật ngữ lối sống. Ví dụ, trường hợp nhà xã hội
học Ba Lan Z.Sufin, Z.Sufin cho rằng: “chất lượng sống” là một cách nói khác
để chỉ “lối sống” mà thôi1.

Dù sao, các định nghĩa thuộc khuynh hướng thứ hai này cũng có ưu
điểm là đã chú ý đến điều kiện để hiện thực hóa, để định hình một lối sống.
Nhưng hạn chế của khuynh hướng này là đã đồng nhất các “điều kiện sống” và
“lối sống”, không thấy được sự thống nhất biện chứng và mối tương quan năng
động giữa điều kiện sống và lối sống.

Khuynh hướng thứ ba, kết hợp những mặt ưu điểm và khắc phục những
nhược điểm của hai khuynh hướng trên. Các định nghĩa thuộc loại này xem xét
lối sống như một hoạt động thực tế của con người trong một xã hội nhất định và
đòi hỏi phân biệt nó với các điều kiện của hoạt động ấy. Tiêu biểu cho khuynh
hướng này là M.N.Rutkêvich, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên
Xô. Ông xem xét lối sống trong sự thống nhất biện chứng và trong mối liện hệ
chặt chẽ giữa các nhân tố khách quan và chủ quan của cuộc sống con người.
Theo ông, lối sống có thể định nghĩa là “một tổng thể, một hệ thống những đặc
điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội,
các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất
định”2. Định nghĩa này đã được sử dụng trong cuốn Chủ nghĩa cộng sản khoa
học, sách giáo khoa phương pháp dùng cho các học viên các Trường Đảng cao
cấp ở Liên Xô trước đây3.

2. Trong các tài liệu của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên
hiệp quốc (UNESCO), theo sự tìm hiểu của chúng tôi, không có định nghĩa nào
1
Mấy vấn đề về lối sống xã hội chủ nghĩa đã được thảo luận ở các nước Đông Âu, Thông tin khoa học xã hội,
1979, số 7903, tr.56.
2
Lối sống xã hội chủ nghĩa, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1982, tr.45.
3
Xem: Chủ nghĩa cộng sản khoa học, Nxb. Sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội, 1981, tr.337.
4

cho khái niệm “lối sống” được nêu ra. Song, chúng ta có thể bắt gặp từ “lối
sống” trong các định nghĩa về văn hóa của tổ chức này – những định nghĩa đã
được tán thành và lưu hành rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam trong suốt ba
thập niên vừa qua. Chẳng hạn:

Thứ nhất, định nghĩa văn hóa trong Tuyên bố chung của Hội nghị thế
giới về chính sách văn hóa do UNESCO chủ trì tại Mêhicô năm 1982, nêu rằng,
Văn hóa – “Tổng thể những nét đặc sắc về tinh thần, vật chất, tri thức và cảm
xúc tiêu biểu cho một xã hội hay một tập đoàn xã hội và bao gồm, ngoài nghệ
thuật và văn học, những lối sống, những quyền căn bản của con người, các hệ
thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng” (chữ viết đậm do chúng tôi – Trần
Chí Mỹ)1.

Thứ hai, định nghĩa văn hóa do Tổng Giám đốc UNESCO, Federicô
Mayor, đưa ra tại Lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, năm 1998,
rằng: “Văn hóa phản ánh một cách sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi
cá nhân và của cộng đồng) diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong
hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị,
truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản
sắc riêng của mình” (chữ viết đậm do chúng tôi – Trần Chí Mỹ)2.

Như vậy, trong quan niệm của UNESCO, lối sống là một mặt, một lĩnh
vực biểu hiện cơ bản của văn hóa, khẳng định những thành tựu văn hóa mà con
người đạt được trong tiến trình lịch sử của mình.

Ở Việt Nam, trong các tài liệu nghiên cứu về lối sống và lối sống xã hội
chủ được công bố rải rác từ cuối thập niên 70 của thế kỷ XX đến nay, có nhiều
định nghĩa cho khái niệm lối sống đã được đề xuất. Ở đây chúng tôi chỉ xin bàn
về hai trường hợp có thể coi là có tính đại diện tương đối trong việc xử lý khái
niệm “lối sống” ở nước ta cho đến hiện nay.

1
Tạp chí Người đưa tin UNESCO, số 9-1997, tr.12-13.
2
Ủy ban quốc gia về Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Bộ Văn hóa thông
tin và Thể thao, Hà Nội, 1992, tr.23.
5

Trường hợp thứ nhất, cuốn Sổ tay sơ giải một số từ thường dùng, Nxb.
Sự thật, Hà Nội, 1985, giải thích: “Lối sống là một phạm trù xã hội học thể hiện
toàn bộ những hoạt động sống của con người thuộc các dân tộc, các giai cấp, các
nhóm xã hội trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định,
biểu hện trong quan niệm sống, trong toàn bộ các hoạt động của con người như
trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người và người, trong sinh hoạt
tinh thần và văn hóa”1. Định nghĩa này sau đó, được GS. Trần Văn Bính và các
cộng sự đưa vào sử dụng gần như nguyên văn trong cuốn Văn hóa xã hội chủ
nghĩa do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 1997 2. Và đến
năm 2000, định nghĩa này lại được tái sử dụng trong Giáo trình lý luận văn hóa
và đường lối văn hóa của Đảng do Khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn, Nxb. Chính trị quốc gia xuất bản 3. Ưu
điểm của định nghĩa này là đã đề cập đến một lĩnh vực, một hình thức biểu hiện
cơ bản của lối sống nhưng lại thường ít được chú ý, ít đề cập đến trong định
nghĩa lối sống của các tác giả khác. Đó là lĩnh vực quan hệ giữa người và người.
Tuy nhiên, định nghĩa còn hạn chế, do chỗ: Thứ nhất, xử lý khái niệm một cách
quá rộng, coi lối sống là một phạm trù thể hiện toàn bộ những hoạt động sống
của con người, tức là đồng nhất “lối sống” với “đời sống”, làm cho khái niệm lối
sống mất đi ý nghĩa độc lập về mặt khoa học. Thứ hai, toàn bộ cơ cấu của hoạt
động sống của con người như là những lĩnh vực biểu hiện của lối sống được
định nghĩa này ấn định, chỉ bao gồm ba lĩnh vực: lao động và hưởng thụ, quan
hệ giữa người với người và sinh hoạt văn hóa tinh thần, không có hoạt động
chính trị - xã hội và hoạt động sinh hoạt, trong khi hai lĩnh vực này cũng là
những hoạt động tất yếu không thể thiếu trong cơ cấu chung của của hoạt động
sống của con người trong mọi thời đại. Thứ ba, đưa mệnh đề “trong những điều
kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” vào trong nội hàm của khái
niệm lối sống là không cần thiết. Bởi nếu lối sống “thể hiện toàn bộ những hoạt

1
Huỳnh Khái Vinh, Những vấn đề thời sự văn hóa, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.192.
2
Xem: Trần Văn Bính (Chủ biên), Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.211.
3
Xem: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Giáo trình lý luận văn hóa
và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.190.
6

động của con người” thì không cần phải khu biệt một hình thái kinh tế - xã hội
nhất định. Trong bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào lối sống cũng đều thể hiện
toàn bộ những hoạt động sống của con người cả.

Trong trường hợp thứ hai, là cách lý giải và định nghĩa khái niệm “lối
sống” của GS,TS. Huỳnh Khái Vinh trong cuốn sách Những vấn đề thời sự văn
hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1998. Ông giải thích: “Lối
sống là danh từ ghép gồm “lối” và “sống”. “Lối” là phương thức, kiểu cách,
cách thức, và lề lối; “Sống” là hoạt động, sinh hoạt của mỗi cá nhân hoặc của
từng cộng đồng1. Cách giải thích ý nghĩa của các từ “lối” và “sống” như vậy,
theo chúng tôi là hoàn toàn phù hợp với sắc thái ý nghĩa của chúng trong một số
ngữ cảnh mà Các Mác, Ph.Ăngghen và Hồ Chí Minh đã sử dụng. Ví dụ: từ “lối”
trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản của C.Mác, Ph.Ăngghen: “…
giai cấp tư sản thẳng tay phá vỡ, không để lại giữa người với người một quan hệ
nào khác, ngoài lợi ích trần trụi và lối “tiền trao cháo múc” không tình không
nghĩa (chữ viết nghiêng, đậm do chúng tôi – Trần Chí Mỹ) 2. Từ “lối” ở đây có
nghĩa là cách thức, kiểu cách ứng xử, quan hệ giữa người và người. Và từ “lối”
trong tựa đề tác phẩm Sửa đối lối làm việc của Hồ Chí Minh cũng có nghĩa là
cách thức, lề lối (làm việc). Còn từ “sống”, “đời sống”thì trong Bản thảo kinh tế
- triết học năm 1844, C.Mác đã khẳng định: “Đời sống là gì nếu không phải là
hoạt động?”3.

Dựa vào ý nghĩa từ “lối sống”, GS,TS. Huỳnh Khái Vinh, tác giả cuốn
sách Những vấn đề thời sự văn hóa đề xuất một định nghĩa cho khái niệm “lối
sống” như sau: “Lối sống là tập hợp những nét cơ bản, tiêu biểu, ổn định của
các hình thức hoạt động sống của cá nhân và xã hội. Đó là cách thức hoạt động
và ứng xử của chủ thể (cá nhân, tập thể) để đáp ứng nhu cầu sống: từ ăn, uống,
ở, mặc đi lại, tái tạo nòi giống đến học hành, vui chơi, giao tiếp,…từ hoạt động
sản xuất kinh doanh, tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội đến việc
1
Huỳnh Khái Vinh, Những vấn đề thời sự văn hóa, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.192.
2
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.600.
3
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.134.
7

tổ chức đời sống cá nhân và xã hội”1. Định nghĩa này có ưu điểm là đã nêu bật
được đặc trưng của khái niệm lối sống – đó là tập hợp những nét căn bản, tiêu
biểu, ổn định trong cách thức, những hình thức hoạt động và ứng xử của mỗi cá
nhân hay của cộng đồng để đáp ứng nhu cầu sống của mình.

Trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, khái niệm “lối sống”
lần đầu tiên được sử dụng trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ V của Đảng: “Trong chặng đường trước mắt này, có những điều kiện
khách quan và chủ quan cho phép chúng ta tạo ra một xã hội đẹp đẽ về lối sống,
về quan hệ giữa người với người” 2. Nhiều văn kiện Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương và Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng sau đó tiếp tục sử dụng
khái niệm “lối sống” kèm theo những yêu cầu cụ thể. Chẳng hạn, văn kiện Hội
nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (năm 1998) đã xác định
nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới như
sau: “Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân
nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng; có ý thức bảo vệ và
cải thiện môi trường sinh thái”3. Mặc dù khái niệm “lối sống” đã được sử dụng
trong nhiều văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng cho đến hiện nay,
chưa có một văn kiện nào của Đảng nêu ra một định nghĩa rõ ràng về mặt nội
hàm của khái niệm này với tính cách là một khái niệm khoa học. Thông thường
khái niệm “lối sống” được sử dụng để mô tả và kèm theo đó là sự đánh giá, đánh
giá về một mặt hay một khía cạnh nào đó của lối sống, phổ biến là mặt sinh hoạt
và quan hệ giữa người và người. Chẳng hạn, về mặt sinh hoạt của lối sống – “lối
sống giản dị”, hay về mặt quan hệ giữa người với người – “lối sống nhân
nghĩa”…

Trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhiều vấn đề
liên quan đến việc phân tích lối sống đã được xem xét cả về phương diện lý luận

1
Huỳnh Khái Vinh, Những vấn đề thời sự văn hóa, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.192-193.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1982,
tr.93.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.59.
8

và thực tiễn. Thuật ngữ “lối sống” theo sự hiểu biết của chúng tôi, được Ph.
Ăngghen sử dụng lần đầu tiên trong tác phẩm Tình cảnh của giai cấp lao động ở
Anh (viết Tháng Chín năm 1844 – Tháng Ba năm 1845). Trong tác phẩm này, từ
“lối sống” và từ “cách sống” đã được Ph.Ăngghen sử dụng như những từ đồng
nghĩa và coi đó là cách thức và những hình thức hoạt động sống đặc trưng của
một nhóm, một tầng lớp xã hội, một giai cấp1.

Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (viết năm 1845 – 1846), C.Mác và
Ph.Ăngghen xem xét lối sống trong mối quan hệ chặt chẽ với phương thức sản
xuất, chỉ ra mối liên hệ tất yếu giữa việc nghiên cứu về phương thức sản xuất và
nghiên cứu về lối sống của con người. Hai ông viết: “Phương thức mà con người
sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cho mình, phụ thuộc trước hết vào tính chất
của những tư liệu sinh hoạt mà con người thấy có sẵn và phải tái sản xuất ra.
Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là
sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương
thức hoạt động nhất định của những cá nhân, một hình thức nhất định của hoạt
động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ. Do đó mà họ
như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất ra cũng
như với cách mà họ sản xuất. Do đó, những cá nhân là như thế nào, điều đó phụ
thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ” 2. Và, đoạn nghị luận
nổi tiếng vừa dẫn cũng cho thấy, trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen,
lối sống trước hết có tính chất là một cách thức của hoạt động đời sống: “một
phương thức hoạt động nhất định”, “một hình thức nhất định của hoạt động
sống”, là “một phương thức sinh sống nhất định”3.

Chủ nghĩa Mác xem xét lối sống trong sự thống nhất biện chứng và
trong mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân tố khách quan và chủ quan của cuộc sống
con người, giữa “điều kiện sống” và “lối sống”. Những điều kiện chung của sự
tồn tại như: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và của quan hệ sản xuất,
1
Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.473-474
2
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.30.
3
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.30.
9

của phương pháp sản xuất, trình độ chính trị của xã hội, truyền thống dân tộc,
điều kiện địa lý tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến lối sống – chúng vạch ra
khuôn khổ lịch sử của lối sống. Con người không dễ dàng vượt ra khỏi khuôn
khổ ấy, “ở bầu thì tròn - ở ống thì dài” – người Việt Nam nói như vậy.

Nhà ở, cơm ăn, áo mặc, phương tiện đi lại,… tất cả những cái đó là
những phương tiện của cuộc sống. Chủ nghĩa duy vật mácxít khẳng định rằng
những điều kiện chung của sự tồn tại và những phương tiện của cuộc sống (gọi
gộp lại là “điều kiện sống”) chung cho tất cả mọi người và mỗi cá nhân hay xã
hội có được, xét đến cùng quy định trước lối sống – cách thức và những hình
thức hoạt động tái diễn nhiều nhất, đặc trưng cho từng con người hay nhóm xã
hội.

Tuy nhiên, trong khi khẳng định tính quy định thứ nhất của “điều kiện
sống”, của những nhân tố khách quan, C.Mác cũng đồng thời nhấn mạnh vai trò
của nhân tố chủ quan như: quan niệm sống, nhu cầu, tình cảm, niềm tin,… trong
việc lựa chọn lối sống của mỗi con người hay từng nhóm xã hội.

Khảo sát tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh, Ph.Ăngghen đã chú ý
đến vấn đề là trong môi trường công nhân Anh thời đại công nghiệp phổ biến có
hai lối sống: Một bộ phận phản kháng chống giai cấp tư sản 1, bằng các hình
thức như tham gia đấu tranh đình công, dành thời gian tự do của mình cho hoạt
động chính trị - xã hội chống giai cấp tư sản. Một bộ phận khác lại từ bỏ cuộc
đấu tranh này và “chỉ tìm cách lợi dụng trong chừng mực có thể những thời cơ
thuận lợi riêng biệt”2, sống ngày nào hay ngày ấy, uống rượu mạnh và theo đuổi
phụ nữ.3

Như vậy, nói lối sống bị quy định bởi hoàn cảnh khách quan của xã hội,
bởi những điều kiện sống không có nghĩa là loại trừ khả năng lựa chọn của con
người về một lối sống nào đó; và quan niệm sống, các nhu cầu, tình cảm, niềm
tin, những định hướng giá trị của con người,… tóm lại là tất cả những cái thuộc
1
Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.474.
2
Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.474.
3
Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.476.
10

về yếu tố chủ quan của mỗi con người, có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn
lối sống của họ. Ở đây có vấn đề là, như Ph.Ăngghen đã chỉ ra, có thể không có
sự trùng hợp giữa sự đánh giá chủ quan của con người đối với lối sống của mình
và sự đánh giá khách quan, lịch sử và giai cấp. Ông viết rằng, công nhân Anh
thời kỳ tiền công nghiệp rất hài lòng về cuộc sống của mình. “Họ lấy làm thoải
mái với cuộc sống yên tĩnh, tầm thường của mình và nếu như không có cuộc
cách mạng công nghiệp thì họ sẽ không bao giờ rời bỏ lối sống ấy” 1 – một lối
sống được Ph.Ăngghen mô tả là: “Không làm chính trị, không có hoạt động âm
mưu, không trầm ngâm suy nghĩ, rất tích cực hoạt động thể dục, nghe đọc kinh
thánh với lòng thành kính được truyền dạy từ thuở nhỏ và do nhẫn nhục không
cần đòi hỏi gì, họ sống rất hòa thuận với các giai cấp có đặc quyền trong xã
hội… họ chỉ sống vì những lợi ích nhỏ mọn của bản thân, vì cái khung cửi, vì
mảnh vườn cỏn con và không biết gì đến với phong trào mạnh mẽ đang lôi cuốn
toàn thể loài người ở bên ngoài xóm làng của họ” 2. Thế nhưng, Ph.Ăngghen
đánh giá rằng, lối sống như vậy “lại không xứng đáng với một con người. Sự
thực họ không phải là những con người, mà chỉ là những cái máy làm việc phục
vụ cho một số ít nhà quý tộc là những kẻ cho đến bấy giờ vẫn chi phối lịch sử” 3.
Sự không trùng hợp giữa sự đánh giá chủ quan của con người về lối sống của
mình và sự đánh gía khách quan, lịch sử và giai cấp như vừa nêu cho thấy yếu
tố “giác ngộ” của từng con người và cả một cộng đồng có ảnh hưởng quan trọng
và to lớn như thế nào đến sự lựa chọn lối sống của họ.

Trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh không có thuật ngữ “lối sống”.
Tuy Hồ Chí Minh không dùng thuật ngữ “lối sống” nhưng tư tưởng của Người
về lối sống, về bản chất, nội dung vầ đặc điểm hình thành của lối sống đã được
thể hiện trong nhiều bài viết, bài nói, đặc biệt rõ ràng và tập trung hơn cả trong
tác phẩm Đời sống mới (viết năm 1947). Chủ đề của tác phẩm này là “thực hành
đời sống mới”. Nhưng tất cả những gì mà Hồ Chí Minh giải thích về “đời sống

1
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.334.
2
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.334.
3
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.334.
11

mới” và “thực hành đời sống mới” trong tác phẩm đã cho thấy cái mà Hồ Chí
Minh gọi là “đời sống mới” và “thực hành đời sống mới” cũng tức là “lối sống
mới” và “xây dựng đời sống mới” như ngày nay chúng ta nói. Đó là: “cách ăn,
cách mặc, cách đi lại, cách làm việc” 1, “cách tăng gia sản xuất”2, “cách ứng
xử”3,… của từng người và của tất cả mọi người, của cá nhân, gia đình, làng xã,
nhà trường, xí nghiệp, đơn vị bộ đội,… Ở Hồ Chí Minh, vấn đề lối sống được đề
cập không phải theo kiểu kinh viện hay kiểu bác học, mà được đề cập một cách
dung dị, rất gần gũi với cuộc sống đời thường, rất dễ hiểu, dễ thực hành đối với
đông đảo quần chúng nhân dân. Nhưng chính vì vậy, mà tư tưởng của Người về
lối sống và lối sống mới sẽ là những chỉ dẫn quan trọng và rất cần thiết đối với
nghiên cứu lý luận cũng như đối với thực tiễn xây dựng lối sống mới của con
người và xã hội Việt Nam hiện nay.

Như vậy, lối sống là vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu ở Việt Nam và ở
nước ngoài. Nhiều định nghĩa cho khái niệm “lối sống” đã được đề xuất. Chỉ
riêng trong ba thập niên, từ thập niên 60 đến thập niên 80 của thế kỷ XX, các
nhà khoa học ở Liên Xô và Đông Âu đã đưa ra tới hơn 50 định nghĩa khác nhau
về thuật ngữ “lối sống”4 và gần đây, năm 2007, trong một công trình nghiên cứu
về lối sống được công bố trên Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tác
giả Phạm Hồng Tung đưa ra con số “hàng trăm định nghĩa về lối sống từng được
đề xuất”5.

Dõi theo các định nghĩa về phạm trù “lối sống” đã được các nhà nghiên
cứu đưa ra có thể thấy, giữa chúng có những điểm tương đồng nhưng cũng có
không ít những khác biệt. Thực ra những khác biệt giữa các định nghĩa không
phải chống đối nhau mà bổ sung cho nhau nhằm hiểu rõ vấn đền hơn. Bởi lối
sống của con người, của mỗi cá nhân hay từng cộng đồng là một tổng thể nhiều
mặt, một tổng hòa năng động của các nhân tố khách quan và chủ quan của cuộc
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.95.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.98.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.99.
4
Xem: Huỳnh Khái Vinh, Những vấn đề thời sự văn hóa, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.296.
5
Phạm Hồng Tung, Nghiên cứu về lối sống: Một số vấn đề khái niệm và cách tiếp cận, Tạp chí Đại học Quốc
gia Hà Nội, Khoa học xã hội và Nhân văn số 23 (2007), tr.275.
12

sống, trong đó mặt nào, nhân tố nào được tiếp cận cũng có thể làm nảy sinh một
định nghĩa có vẻ hoàn chỉnh.

Trong bối cảnh sinh hoạt học thuật như vậy, trước khi đưa ra một định
nghĩa cho khái niệm lối sống để tạo lập một phần cơ sở lý thuyết cho việc giải
quyết những nhiệm vụ đã được xác định trong phần Mở đầu của đề tài: “Tư duy
và lối sống của…”, chúng tôi nêu ra dưới đây, quan điểm và nhận thức của mình
về một số vấn đề còn có những ý kiến khác nhau trong xử lý khái niệm “lối
sống”, trong lý giải nội dung của khái niệm này.

Thứ nhất, về phân định các lĩnh vực biểu hiện cơ bản của lối sống. Việc
nhận thức lối sống như là cách thức hoạt động đời sống của con người đòi hỏi
phải chú ý đến vấn đề là cấu trúc hoạt động đời sống như là những lĩnh vực biểu
hiện của lối sống của con người có thể được phân định như thế nào, thành mấy
lĩnh vực và đó là những lĩnh vực nào. Không thể nghiên cứu lối sống một cách
có kết quả, không thể xem xét, phân tích, đánh giá lối sống của từng con người,
từng nhóm xã hội một cách đầy đủ, chính xác, càng không thể giải quyết được
những vấn đề thực tiễn trong việc hoàn thiện nó nếu không phân định được
(trong tư duy) những lĩnh vực cấu thành cơ bản của hoạt động đời sống con
người. Nhưng ở đây, chính ngay vấn đề này, cho đến hiện nay thường được
phân định một cách khác nhau, trên cơ sở những tiêu chuẩn khác nhau.

Dựa trên tiêu chuẩn là hình thức chung nhất của sự khác nhau của các
loại hình hoạt động đời sống của con người và xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen
phân định chúng thành hai lĩnh vực: “Sản xuất vật chất” và “sản xuất tinh thần”.
Đó là sự phân định ở mức độ khái quát cao nhất tạo cơ sở lôgích cho việc nghiên
cứu quy luật chung của sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Nhưng
một khi lối sống của cá nhân, nhóm xã hội, những giai cấp, dân tộc phản ánh
toàn bộ hoạt động sống của con người trong mọi hình thức và biểu hiện của nó,
với sự phân định đó, nó sẽ không được nghiên cứu một cách có kết quả.
13

Trong các công trình nghiên cứu về lối sống ở Liên Xô và Đông Âu
trước đây, có một số tác giả đề nghị lấy tiêu chí tính chủ động – bị động của
hoạt động sống của con người để phân định các thành phần của hoạt động đó.
Theo cách này thì khoảng thời gian của mỗi người gồm có hoạt động tích cực và
những hình thức thụ động của hoạt động sống (nghỉ ngơi, ngủ). Về phần mình,
những hình thức tích cực lại được chia thành hoạt động lao động và thời gian tự
do giành cho hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động sinh hoạt – gia đình, hoạt
động nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và thời gian tự do giản đơn
(“nhàn rỗi”)1. Hạn chế của các phân định này đã bỏ qua mối liên hệ biện chứng
giữa hai hình thức của cùng một hoạt động (ví dụ: hoạt động chính trị - xã hội
được thực hiện cả trong thời gian làm việc và thời gian tự do).Tiến sĩ triết học
A.X.Xípcô phân chia hoạt động đời sống của con người thành các loại hình: sản
xuất, tiêu dùng, sinh hoạt gia đình, chính trị - xã hội, giáo dục, thẩm mỹ - đạo
đức và hoạt động giao tiếp2.

Tiến sĩ triết học V.T.Tolstukh phân định hoạt động đời sống của con
người thành bốn lĩnh vực: Giao tế, lao động, xã hội – chính trị, sinh hoạt và giải
trí 3. Trong khi đó, V. Đôbơrianov (Bungari) – Tác giả cuốn Xã hội học Mác –
Lênin lại phân định hoạt động đời sống của con người thành năm lĩnh vực: 1)
Hoạt động lao động (hoạt động sản xuất vật chất); 2) Hoạt động chính trị - xã
hội; 3) Hoạt động văn hóa; 4) Hoạt động tái sinh sản; 5) Hoạt động giao tiếp 4.

Theo Từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học, hoạt động đời sống của con
người bao gồm các hình thức (lĩnh vực): hoạt động lao động, hoạt động sinh
hoạt hàng ngày, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động văn hóa tinh thần, hoạt
động giao tiếp qua lại giữa người với người 5.

1
V.Đôbơrianov, Xã hội học Mác – Lênin, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985, tr.217.
2
A.X.Xípcô, Lối sống như một phạm trù xã hội học. Bản chất lịch sử và những nét cơ bản của lối sống xã hội
chủ nghĩa, trong tổng tập Lối sống Xô Viết hôm nay và ngày mai, Mátxcơva, 1984, tr.35.
3
Xem: Huỳnh Khái Vinh, Những vấn đề thời sự văn hóa, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.297.
4
V.Đôbơrianov, Xã hội học Mác – Lênin, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985, tr.218.

5
Xem: Chủ nghĩa cộng sản khoa học cổ điển, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1986 (tiếng Việt), tr.202.
14

Ở Việt Nam, trong cuốn sách Văn hóa xã hội chủ nghĩa, GS. Trần Văn
Bính và cộng sự đã phân định hoạt động sống của con người thành ba lĩnh vực:
lao động và hưởng thụ, quan hệ giữa người và người và văn hóa tinh thần 1.

Thanh Lê – tác giả của cuốn sách Xã hội học chuyên biệt, phân định
hoạt động đời sống của con người thành bốn lĩnh vực: hoạt động lao động, hoạt
động sinh hoạt – gia đình, hoạt động xã hội – chính trị, hoạt động văn hóa tinh
thần 2.

Ở trường hợp chúng tôi, ý thức được tính chất ước lệ của mọi cách phân
loại hoạt động đời sống và xuất phát từ chỗ cho rằng, việc phân định các lĩnh
vực cấu thành của hoạt động đời sống của con người phải khá đầy đủ để có thể
xem xét lối sống một cách toàn diện, đồng thời nó phải có giới hạn để tránh sự
chi tiết hóa, vụn vặt, để tránh được những mối liên hệ và quan hệ không căn bản,
để không làm phức tạp, kéo dài một cách thừa thải những nghiên cứu đang được
tiến hành, chúng tôi phân định hoạt động sống của con người thành các lĩnh vực
sau:

1. Hoạt động lao động sản xuất vật chất

2. Hoạt động sinh hoạt

3. Hoạt động văn hóa – tinh thần

4. Hoạt động chính trị - xã hội

5. Hoạt động giao tiếp

Hoạt động lao động sản xuất vật chất là điều kiện đầu tiên và chủ yếu
để con người tồn tại. Không những nó cung cấp cho con người những phương
tiện cần thiết để sống, mà nó còn sáng tạo ra cả bản thân con người, thể hiện cơ
bản năng lực bản chất của con người và lối sống của họ. Ph.Ăngghen viết: “…
trước hết con người phải ăn, uống, ở và mặc, nghĩa là phải lao động, trước khi
có thể đấu tranh để giành quyền thống trị, trước khi có thể hoạt động chính trị,

1
Xem: Trần Văn Bính (Chủ biên), Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1992, tr.211.
2
Xem: Thanh Lê, Xã hội học chuyên biệt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 253.
15

tôn giáo, triết học, v.v…” 3. Qúa trình lao động sản xuất vật chất là quá trình con
người sử dụng công cụ sản xuất và với một kỹ năng nhất định, tác động vào giới
tự nhiên nhằm làm ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mình và
phát triển những nhu cầu mới. Tính đa dạng của các nhu cầu, của cách thức và
những hình thức thỏa mãn chúng phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất
vật chất.

Trình độ phát triển và tính chất của lao động sản xuất vật chất bắt nguồn
từ trình độ phát triển và tính chất của công cụ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp và
rất quan trọng đối với sự biến đổi lối sống của con người. Nghiên cứu tình cảnh
giai cấp lao động ở Anh thời kỳ công nghiệp, Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, những
bước tiến nhảy vọt của cuộc cách mạng công nghiệp và những thành quả do nó
đem lại - ở Anh lúc bấy giờ là những máy hơi nước và những máy làm bông –
đã làm thay đổi hoàn toàn lối sống của người lao động ở nước này, cho dù họ
không muốn rời bỏ lối sống thời kỳ tiền công nghiệp của họ.

Ngoài ra, còn một thực tế là, đặc điểm khác nhau của lao động của
những người ở thành phố và nông thôn, giữa người công nhân và người công
chức,… đẻ ra hàng loạt những điểm khác nhau trong lối sống của họ.

Hoạt động sinh hoạt là toàn bộ lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày của con
người ở bên ngoài hoạt động lao động sản xuất vật chất, bao gồm các hoạt động
nhằm bảo dưỡng và tái tạo sức lực của con người (cả về vật chất và tinh thần),
tái sản xuất người (sinh đẻ, nuôi dưỡng, giáo dục con cái), tự phát triển và hoàn
thiện bản thân, thỏa mãn các nhu cầu sinh lý, nghỉ ngơi, giải trí,… Hoạt động
sinh hoạt chủ yếu diễn ra chủ yếu ở gia đình. Nhà ở và gia đình là trung tâm của
hoạt động sinh hoạt. Chính vì thế mà nhiều nhà nghiên cứu đã dùng thuật ngữ
kép “sinh hoạt – gia đình” để chỉ hoạt động này. Sinh hoạt là hoạt động tất yếu
của con người trong mọi thời đại, là một lĩnh vực biểu hiện cơ bản của lối sống.

3
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 19, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.166.
16

Trong xã hội hiện đại, hoạt động sinh hoạt của con người nổi lên vấn đề
tiêu dùng, bao gồm tiêu dùng của cải vật chất và thời gian nhàn rỗi. Thực ra giải
trí cũng là tiêu dùng và ngày càng trở thành yếu tố tiêu dùng lớn. Cung cách và
các hình thức tiêu dùng của cải vật chất và thời gian nhàn rỗi cho chúng ta thấy
chủ thể có nhu cầu, sở thích gì, thị hiếu ra sao, đặc biệt là lẽ sống của họ như thế
nào và do đó, là một mặt cơ bản của lối sống – mặt tiêu dùng. Ví dụ, khi ta nói
“lối sống xa hoa” hay “lối sống phóng khoáng” là nói lĩnh vực tiêu dùng của lối
sống.

Hoạt động văn hóa tinh thần là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu về
giá trị tinh thần, một nhu cầu cơ bản, không thể thiếu của con người, của xã hội.
Hoạt động văn hóa tinh thần diễn ra trong sự tương tác giữa các khâu: nhu cầu,
sản xuất, trao đổi và tiêu dùng giá trị tinh thần và bao quát các lĩnh vực của đời
sống tinh thần: tư tưởng, văn học nghệ thuật, khoa học, giáo dục, tín ngưỡng,
tôn giáo. Các hoạt động ở các khâu nhu cầu, sản xuất, trao đổi, tiêu dùng cũng
như ở từng lĩnh vực tư tưởng, văn học nghệ thuật, khoa học, giáo dục, tín
ngưỡng tôn giáo không tách biệt nhau mà hòa quyện vào nhau. Trong tổng hòa
sống động của các hoạt động đó, các giá trị tinh thần được tạo ra, lan tỏa và
thấm sâu vào từng con người. Nhờ đó và do đó mà mỗi người và mọi người đạt
được những phẩm chất tinh thần cao quý và tồn tại như một giá trị - giá trị “gốc”
và tiếp tục làm nảy nở những giá trị mới cao hơn, thúc đẩy không ngừng sự phát
triển về các mặt chân – thiện – mỹ của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu về giá
trị tinh thần ngày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội.

Không có nhu cầu thì không có sản xuất 1


- Các Mác đã nói như vậy.
Nhu cầu về giá trị tinh thần kích thích con người sáng tạo những giá trị tinh
thần, kích thích trao đổi và tiêu dùng các giá trị tinh thần, kích thích con người
tham gia các lĩnh vực của đời sống tinh thần: tư tưởng, văn học nghệ thuật, khoa
học, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo. Tóm lại, nhu cầu văn hóa tinh thần kích
thích con người tham gia hoạt động văn hóa tinh thần.

1
Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.865.
17

Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của con người, của các nhóm
xã hội, các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau thể hiện thái độ thực tiễn của
họ đối với cơ quan nhà nước, đảng chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội
cũng như đối với đường lối, chính sách và luật pháp do các cơ quan và tổ chức
đã để ra, là sự tham gia vào các hoạt động của các cơ quan và các tổ chức đó, là
hoạt động thực thi quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân.

Hoạt động giao tiếp là tất yếu xuất phát từ đòi hỏi của quá trình phát
triển đời sống và đồng thời xuất phát từ nhu cầu bẩm sinh có tính loài của con
người đối với sự giao tiếp toàn diện giữa người với người và với thiên nhiên.

Liên quan đến khái niệm “giao tiếp” và “hoạt động giao tiếp” đang xét ở
đây cần lưu ý đến vấn đề là, trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức của C.Mác và
Ăngghen, thuật ngữ “giao tiếp” có một nội dung rất rộng, bao hàm sự giao tiếp
về vật chất và tinh thần của những cá nhân, của những tập đoàn xã hội và của
nhiều nước. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra trong tác phẩm này rằng, sự giao
tiếp về vật chất, trước hết là sự giao tiếp của con người trong quá trình sản xuất,
là cơ sở của bất kỳ sự giao tiếp nào khác. Các thuật ngữ: “hình thức giao tiếp”,
“phương thức giao tiếp”, “quan hệ giao tiếp” được dùng trong Hệ tư tưởng Đức
biểu thị cho khái niệm “quan hệ sản xuất” đã được hình thành ở C.Mác và
Ph.Ăngghen trong thời kỳ ấy.

Trong các từ điển thông dụng hiện nay cũng như trong nhiều công trình
nghiên cứu khoa học đã được công bố, phạm vi ý nghĩa của thuật ngữ “giao
tiếp” và “hoạt động giao tiếp” được giải thích chủ yếu là “tiếp xúc với nhau”,
“gặp gỡ nhau”. Xuất phát từ hướng nghiên cứu của đề tài của chúng tôi và thực
tế của xã hội hiện đại mà chúng ta đang bước vào, sống và chứng kiến, chúng tôi
đề nghị, khái niệm “giao tiếp” và “hoạt động giao tiếp”, cần được hiểu không
phải chỉ trong giới hạn tiếp xúc với nhau, gặp gỡ nhau, mà phải rộng hơn – đó là
“các quan hệ con người”, là “hoạt động ứng xử”, bao gồm quan hệ với người
khác, với cộng đồng, với chính bản thân mình và với thiên nhiên. Hoàn toàn rõ
ràng và hiển nhiên rằng, cách thức, kiểu cách mà từng con người hay cộng đồng
18

quan hệ và ứng xử với nhau trong thực tế là một phương diện, một bộ phận cơ
bản và quan trọng cấu thành nên lối sống của họ.

Thứ hai, trong việc định nghĩa lối sống, cần phân biệt nó với các khái
niệm – các thuật ngữ “mức sống”, “lẽ sống”, “nếp sống”.

Mức sống là thuật ngữ kinh tế - xã hội để đánh giá mức độ được đáp ứng
của các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Mức sống có ảnh hưởng
trực tiếp đến lối sống nhưng không quyết định lối sống, mức sống được nâng
cao là điều kiện cần thiết để hoàn thiện lối sống. Tuy nhiên, không phải cứ có
mức sống cao là mặc nhiên có lối sống tốt đẹp và ngược lại. Khái niệm “mức
sống”, đúng như tên gọi của nó, chỉ nói về mức sống và trình độ của đời sống,
chứ không nói lên cách thức mà đời sống triển khai.

Nếp sống là thuật ngữ gần gũi và gắn bó với thuật ngữ lối sống. Trong
cách nói thông thường của người Việt Nam, các từ “nếp sống” và “lối sống”
nhiều khi được dùng như từ đồng nghĩa. Tuy nhiên, với tính cách là một thuật
ngữ khoa học, thuật ngữ nếp sống có nội dung hẹp hơn thuật ngữ lối sống. Nếp
sống là lối sống hoặc một phần – một mặt của lối sống trở thành nền nếp, thành
tập quán, nghĩa là được hình thành, định tính như một giá trị, một chuẩn mực
được cá nhân và cộng đồng thừa nhận, làm theo.

Thứ ba, lối sống chỉ bao hàm những hình thức căn bản, tiêu biểu, ổn
định của hoạt động đời sống của cá nhân và của cộng đồng. Hoạt động đời sống
và lối sống không đồng nhất với nhau. Trong lối sống nổi lên vấn đề cách thức
và những hình thức hoạt động. Cách thức và những hình thức hoạt động đời
sống của con người là hết sức phong phú, đa dạng và linh hoạt, nhưng chỉ những
cách thức và hình thức nào được lặp đi lặp lại thường xuyên, được tái diễn nhiều
nhất trong cuộc đời của một cá thể mới có thể được coi là bộ phận cấu thành nên
lối sống của cá thể ấy. Tương tự như vậy, chỉ những cách thức, những hình thức
hoạt động nào được lặp đi lặp lại thường xuyên, được tái diễn nhiều nhất và phổ
19

biến trong đa số cá thể của một cộng đồng xác định mới được coi là yếu tố cấu
thành nên lối sống của cộng đồng đó.

Trên cơ sở phân tích một số quan điểm khác nhau trong việc lý giải nội
dung khái niệm “lối sống” ở Việt Nam và trên thế giới, kế thừa, tiếp thu những
yếu tố hợp lý trong các định nghĩa của giới khoa học trong và ngoài nước, dựa
vào quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng
sản Việt Nam, đồng thời xuất phát từ hướng nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ
của đề tài, chúng tôi đề xuất một định nghĩa cho khái niệm “lối sống” như sau:

Lối sống là cách thức và những hình thức căn bản, tiêu biểu, ổn định
của hoạt động đời sống của cá nhân và cộng đồng, biểu hiện ra trong hoạt động
lao động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động văn hóa tinh
thần, hoạt động sinh hoạt và trong quan hệ giữa người và người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.N.Vlasova – M.E.Pozonzakova, Những vấn đề cấp bách của việc


nghiên cứu lối sống xã hội chủ nghĩa, Xã hội học. 1987, số 19.

2. A.X.Xípcô, Lối sống như một phạm trù xã hội học. Bản chất lịch sử và
những nét cơ bản của lối sống xã hội chủ nghĩa, trong tổng tập Lối sống
Xô Viết hôm nay và ngày mai, Mátxcơva, 1984 (tiếng Việt).

3. Chủ nghĩa cộng sản khoa học, Nxb. Sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội,
1981.

4. Chủ nghĩa cộng sản khoa học cổ điển, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1986
(tiếng Việt).

5. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2003.

6. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995.
20

7. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995.

8. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1993.

9. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 19, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995.

10. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2000.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V,
tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1982.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp
hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

14. Hà Xuân Kỳ, Khái niệm “lối sống” trong các công trình nghiên cứu của
một số học giả phương Tây hiện đại, Tạp chí nghiên cứu của nghệ thuật,
1985, số 3.

15. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Văn hóa xã hội chủ
nghĩa, Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

16. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

17. Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1999.

18. Huỳnh Khái Vinh, Những vấn đề thời sự văn hóa, Nxb. Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội, 1998.

19. Lối sống xã hội chủ nghĩa, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1982.
21

20. Mấy vấn đề về lối sống xã hội chủ nghĩa đã được thảo luận ở các nước
Đông Âu, Thông tin khoa học xã hội, 1979, số 7903.

21. Phạm Hồng Tung, Nghiên cứu về lối sống: Một số vấn đề khái niệm và
cách tiếp cận, Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học xã hội và
Nhân văn số 23 (2007).

22. Phong Châu – Nguyễn Trọng Thụ, Về lối sống mới của chúng ta, Nxb.
Sự thật, Hà Nội, 1983.

23. Sổ tay sơ giải một số từ thường dùng, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985.

24. Tạp chí Người đưa tin UNESCO, số 9-1997.

25. Thanh Lê (Chủ biên), Lối sống xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.

26. Thanh Lê, Văn hóa và đời sống xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
1998.

27. Thanh Lê, Xã hội học chuyên biệt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.

28. Trần Văn Bính (Chủ biên), Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1997.

29. Ủy ban quốc gia về Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, Thập kỷ thế giới
phát triển văn hóa, Bộ Văn hóa thông tin và Thể thao, Hà Nội, 1992.

30. V.Đôbơrianov, Xã hội học Mác – Lênin, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội,
1985.

31. Zlatko Stoianov, Bản chất và những đặc điểm của lối sống xã hội chủ
nghĩa, Thông tin khoa học xã hội, 1979, số 7903.

You might also like