You are on page 1of 4

NÓI VỚI CON

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả: Y Phương
- Hứa Vĩnh Sước ( 1948 – 2022 )
- Quê : Trùng Khánh – Cao Bằng
- Thơ ông mang phong cách hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, mang đậm cách tư duy giàu hình
ảnh của con người miền núi. Ông sáng tác nhiều bài thơ về dân tộc, quê hương mình.
2. Tác phẩm:
a) HCST:
- Bài thơ sáng tác năm 1980, in trong tập “Thơ VN” ( 1945 – 1985 )
- Khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống dần thay đổi, một số người đánh mất bản chất cao đẹp của
mình. Tác giả vt để nói vs con và cũng là căn dặn bản thân mình là dù có ở hoàn cảnh nào thì
luôn phải giữ cái tâm trong sáng để làm người
b) Mạch cảm xúc:
Với cách dẫn dắt tự nhiên, có phần khái quát, thấm thía, bài thơ đi từ tình cảm gia đình đến
tình cảm quê hương, và từ những tình cảm gần gũi, thiết tha nâng lên thành lẽ sống, hành trang
cho cuộc đời.
c) Chủ đề:
Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng của con người. Qua đó, bộc lộ
niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của người đồng mình, đồng thời khơi gợi tình cảm
quê hương và nâng lên thành lẽ sống tốt đẹp, mong con phát huy và tiếp nối truyền thống đó.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. 11 câu thơ đầu: Người cha muốn nói với con về hai cội nguồn sinh dưỡng – tình cảm gia
đình và tình cảm quê hương:
a) 4 câu đầu: Ng cha muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên – tình cảm gia đình
- Bằng các hình ảnh cụ thể, Y Phương tạo đc ko khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
- 4 câu thơ giúp ta cảm nhận đc con đc sinh ra và lớn lên trong ko khí gia đình đầm ấm, quấn
quít, trong tình yêu thương, nâng đỡ của cha mẹ. Bằng NT điệp ngữ “bước tới”, NT liệt kê, hoán
dụ “chân phải”, “chân trái”, “một bước”, “hai bước” và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “chạm tiếng
nói”, “tới tiếng cười”, ta hình dung được con đang chập chững những bước đi đầu tiên và từng
bước đi, từng tiếng cười nói của con đều đc cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận. Hay nói
cách khác, con bước sang phải có cha chờ đón, con bước sang trái có mẹ nâng đỡ, yêu thương.
Những tiếng nói cười bi bô của con là niềm hạnh phúc của cha mẹ; sự ấm áp, ngọt ngào này
những người từng làm cha mẹ đều ko khỏi xao xuyến; đó cũng là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng
con trưởng thành.
=> Có thể nói, qua những hình ảnh cụ thể, cách nói chân thật, mộc mạc, tự nhiên gần với lời ăn
tiếng nói hằng ngày, thơ mà như kể, tả với bao trùm mến yêu thương, ng cha muốn nói với con
cần phải giữ gìn, tôn trọng tình cảm gia đình, cái nôi nuôi dưỡng đầu tiên của mỗi con người.
b) 7 câu thơ tiếp: Người cha muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng thứ hai – tình cảm quê
hương, làng xóm bằng lời thơ chân thành, mộc mạc.
- Trước hết ở 3 câu thơ đầu, con đc sinh ra và lớn lên trong cuộc sống lao động của người đồng
mình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
+ Hình ảnh “người đồng mình” là ng vùng mình, miền mình – những người cùng chung 1 mảnh
đất, quê hương, cùng 1 dân tộc; đây là cách nói thân thương, miền núi. Câu thơ thứ nhất là 1
câu cảm thán thể hiện sự xúc động, tự hào, tính cộng đồng ấm áp.
+ Ngoài ra, họ có cuộc sống, tâm hồn đẹp:
. “Đan lờ” là dụng cụ đánh bắt cá của ng miền núi; nói “đan lờ cài nan hoa” là ngợi ca công vc
tạo ra vẻ đẹp của ng lao động.
. “Vách nhà” là nhà của ng miền núi thường làm bằng tre, nứa, gỗ nên có nhiều kẽ hở; hay nói
cách khác, cuộc sống họ gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng nói “vách nhà ken câu hát” cho
ta thấy được cuộc sống lạc quan, yêu đời của ng đồng mình.
-> Có thể nói những hình ảnh thơ trên gợi cuộc sống lao động dẫu cho còn mộc mạc, thô sơ
nhưng cần cù, yêu đời, đậm chất bản sắc dân tộc. Những động từ “cài, ken” – làm cho chặt, kín
lại – ko chỉ diễn tả động tác khéo léo của ng lao động mà còn là sự đoàn kết, gắn kết, gắn bó của
ng đồng mình.
- Cạnh đó, 4 câu thơ tiếp, con đc lớn lên giữa thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình:
Rùng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
+ Ở 2 câu thơ đầu, ta thấy con lớn lên trong sự chở che của thiên nhiên và con ng quê hương:
. “Rừng cho hoa” vừa mang nghĩa tả thực chỉ những cánh rừng – thiên nhiên thơ mộng, đậm
sắc, ngát hương mang lại hoa thơm trái ngọt cho cuộc sống; đồng thời còn là hình ảnh ẩn dụ có
nghĩa là mang lại niềm vui, hạnh phúc cho ng đồng mình.
. “Con đường cho những tấm lòng” cũng như vậy: đó là hình ảnh tả thực chỉ những con đường
của miền núi – con đường tiễn ng đi xa, đón ng về bản, đi rừng làm rẫy; hay đó là hình ảnh ẩn
dụ - con đường đời mà con phải đi, trên con đường đó con được ng đồng mình che chở, bao
bọc.
-> Hai câu thơ với điệp từ “cho” đã tô đậm tấm lòng rộng lượng, phóng khoáng của quê hương,
quê hương luôn sẵn sàng cho con ng những gì đẹp đẽ nhất. Thiên nhiên, quê hương đã nuôi
dưỡng con cả về tâm hồn và lẽ sống; con hạnh phúc vì được trưởng thành giữa thiên nhiên thơ
mộng và nghĩa tình làng xóm ở 1 vùng quê giàu truyền thống.
+ Ở 2 câu thơ cuối:
Người cha nhắc đến kỉ niệm ngày cưới để muốn con luôn nhớ về dấu mốc son khi cha mẹ đc tác hợp,
khởi đầu của hạnh phúc và bt bao lời yêu thương, chúc phúc của ng đồng mình. Và con chính là kết tinh
của tình yêu, hạnh phúc, nghĩa tình ấy.
-> Có thể nói, qua 7 câu thơ trên ng cha muốn nhắc nhở con: lòng yêu quý, tự hào về tình cảm làng xóm,
quê hương.
=> Với biện pháp điệp, ẩn dụ, lời thơ mộc mạc, giản dị, đoạn thơ như một lời nhắn nhủ của ng cha về 2
cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng của con; đó là gia đình và quê hương. Qua đó, ng cha muốn nhắc
nhở con sống sao cho xứng đáng, tự hào với tình yêu thương ấy.

2. 17 câu thơ tiếp: Những phẩm chất tốt đẹp của ng đồng mình, quê hương
- Trong đoạn thơ này, tác giả nói về sức sống mãnh liệt, bền bỉ của quê hương nhưng thực chất là nói về
ng đồng mình, về cha mẹ, về những ng cùng quê hương. Có thể nói, vs sự lặp lại nhiều lần từ “ng đồng
mình” đã khẳng định phẩm chất của ng đồng mình, phẩm chất của quê hương bởi sức sống của quê
hương là ng đồng mình tạo ra.
- Thật vậy, với lời thơ mộc mạc, giản dị, những phẩm chất của ng đồng mình hiện lên rõ hơn qua tâm
tình của ng cha:
+ Trc hết, ng đồng mình tuy sống vất vả, khó khăn nhưng khoáng đạt, bền bỉ, có ý chí lớn lao, bền gan
vững chí:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Với cách nói bằng hình ảnh cụ thể: nỗi buồn đc đo bằng chiều cao, ý chí đc đo bằng chiều dài, ta thấy rõ
đc cuộc sống và vẻ đẹp của ng đồng mình. Tác giả đã mượn kích thước của ko gian để nói tâm hồn rộng
mở, phóng khoáng, ý chí lớn lao của ng đồng mình.
+ Cạnh đó, ng đồng mình có sức sống mạnh mẽ, thủy chung, gắn bó với quê hương dẫu quê hương có
đói nghèo:
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá ko chê đá gập ghềnh
Sống trong thung ko chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Ko lo cực nhọc
Câu thơ thứ nhất vừa là tiếng nói tha thiết của ng cha, vừa quyết liệt, mạnh mẽ, mong muốn con hiểu và
phát huy phẩm chất cao đẹp của ng đồng mình. Điệp từ “sống” lặp đi lặp lại nhấn mạnh sức sống mạnh
mẽ, thủy chung của ng đồng mình. Cạnh đó, hình ảnh “đá gập ghềnh”, thung nghèo đói” chỉ gợi không
gian hiểm trở khó khăn nhưng kết hợp với những từ “ko chê”, “ko lo” cho thấy rõ phẩm chất của ng
đồng mình và là mong muốn của ng cha: hãy sống thủy chung, phóng khoáng, mạnh mẽ với quê hương
dẫu quê hương có khó khăn, nghèo đói bằng nghị lực, ý chí, niềm tin của mình. Điều này cũng đc thể
hiện ở hình ảnh so sánh “sống như sông như suối” và NT đối ở thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” – phải
chăng ng cha muốn khẳng định: ng đồng mình sống phóng khoáng, mạnh mẽ, tâm hồn trong sáng như
dòng sông, con suối của quê hương; ko ngần ngại khó khăn, trở ngại.
+ Ko chỉ vậy, ng đồng mình dù sống mộc mạc nhưng tràn đầy ý chí, niềm lạc quan và ý thức tự cường, tự
tôn dân tộc:
Ng đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Ng đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
+ Hai câu thơ đầu có kết cấu đối lập “thô sơ da thịt”, “chẳng nhỏ bé” cho ta thấy ng đồng mình sống
giữa thiên nhiên, núi rừng, da thịt họ có thể ram ráp, mộc mạc nhưng tâm hồn ý chí xây dựng quê
hương của họ ko hề nhỏ bé. Chính họ bằng sức lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày đã làm nên quê
hương, những truyền thống phong tục tốt đẹp.
+ Hình ảnh “tự đục đá kê cao quê hương” là hình ảnh đặc sắc, thể hiện rõ nét cách tư duy của ng miền
núi:
. Trc hết, nó là hình ảnh tả thực: hoạt động thường thấy ở ng miền núi – “đục đá, kê cao” – công việc
phá đá, bạt rừng, làm nhà cửa, làm ruộng bậc thang… vô cùng vất vả của ng đồng mình.
. Ngoài ra còn mang ý nghĩa ẩn dụ: chính là muốn nhấn mạnh tinh thần tự lực vun đắp xây dựng quê
hương, tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn phong tục của ng đồng mình. Hay nói cách khác, họ tự chủ trong
cuộc sống bằng chính tinh thần lao động cần cù, ý chí tự lực và những tập quán tốt đẹp của ng đồng
mình – “quê hương làm phong tục” .

You might also like