You are on page 1of 5

1.

Hiện tượng hấp thụ:


a. Hiện tượng :

Cho một chùm ánh sáng đơn sắc song song có cường độ I 0 chiếu vuông góc
với một lớp môi trường đồng nhất được giới hạn bởi 2 mặt song song có bề
dày là l thì do có sự hấp thụ trong môi trường này cường độ I của chùm sáng
ra khỏi môi trường sẽ bị giảm đi I < I0.
b. Giải thích:
Sự hấp thụ ánh sáng là kết quả sự tương tác của sóng ánh sáng và môi
trường dưới tác dụng của điện trường do sóng ánh sáng tới có tần số . Các
electron trong nguyên tử sẽ bị dịch chuyển so với hạt nhân và thực hiện dao
động điều hoà với tần số bằng tần số của sóng ánh sáng. Khi đó electron dao
động trở thành nguồn phát ra ánh sáng thứ cấp. Do có sự giao thoa giữa sóng
ánh sáng tới vá sóng thứ cấp nên trong môi trường sẽ xuất hiện các sóng có
biên độ khác với biên độ của sóng tới. kết quả là cường độ sóng truyền qua
môi trường bị giảm đi không phải toàn bộ năng lượng bị hấp thụ bởi các
nguyên tử, phân tử mà sẽ được giải phóng dưới dạng các bức xạ. Năng lượng
bị hấp thụ có thể chuyển thành nhiệt, làm vật nóng lên. Đó gọi là hiện tượng
hấp thụ ánh sáng.
2. Phương pháp phổ UV-VIS:
Vùng phổ UV-VIS là vùng nằm ở cận UV cho đến cận IR ( trong khoảng
180-1100 nm), là vùng phổ được nghiên cứu nhiều, áp dụng nhiều về định
lượng. Quá trình định lượng chính là đo ở 1 vài bước sóng hấp thụ của chất,
từ đó áp dụng định luật Beer-Lambert để tính toán. Hiện nay nhiều thiết bị ra
đời dựa trên phương pháp này, ngày càng tối ưu. Phương pháp phổ UV-VIS
còn được áp dụng cùng với phương pháp khác như phương pháp sắc kí trong
quá trình nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu.
Các quang phổ kế UV-VIS đo độ truyền qua T / độ hấp thụ A của bức xạ khi
truyền qua mẫu đo:
I
Độ truyền qua T: T= I
0

I0
Độ hấp thụ A: A= -log T = log
I

3. Phổ UV-VIS:

Vùng phổ này được chia thành 03 vùng chủ yếu: vùng cận UV: 185-400 nm,
vùng khả kiến: 400-700 nm, vùng cận IR: 700-1100 nm. Nguồn gốc của sự
hấp thụ trong vùng này chính là do tương tác của các photon bức xạ với các
ion, phân tử của mẫu. Hấp thụ chỉ xảy ra khi có sự tương ứng năng lượng
photon và năng lượng các điện tử ngoài cùng ( của ion hay phân tử hấp thụ ).
Kết quả tạo ra sự biến đổi năng lượng điện tự của phân tử. Chính vì vậy phổ
UV-VIS được gọi là phổ điện tử.
Phổ UV-VIS của BiOI với dải bước sóng đo từ 400nm – 650nm
4. Sự chuyển dịch điện tử của hợp chất:

Sự chuyển mức điện tử


Phần lớn các hợp chất (hữu cơ) được nghiên cứu trong vùng phổ UV-VIS.
Quá trình chuyển tiếp bao gồm các điện tử π và điện tử σ hoặc là điện tử n
nằm trên các Orbital.
Các bước chuyển mức chi tiết
• Chuyển mức σ  σ ¿
- Đòi hỏi năng lượng lớn.
- Quá trình chuyển mức trong vùng tử ngoại xa ( UV ).
• Chuyển mức n  σ ¿
- Xảy ra ở UV gần, cường độ không lớn.
- Sự chuyển dịch này dao động ở 180 nm (alcol) , 190 nm (alcol dẫn xuất
halogen ) , 220 nm (amin).
• Chuyển mức n  π ¿
- Xảy ra với phân tử có một nguyên tử chứa điện tử không liên kết như ở
những phân tử có nhóm cacbonyl( C=O ).
- Từ 270 nm – 295 nm, cường độ thấp.
- Bản chất của các dung môi ảnh hưởng đến bước sóng hấp thụ
• Chuyển mức π  π ¿:
- Các hợp chất đồng phân với etilen (có liên kết đôi), hấp thụ mạnh ở 170
nm.
- Vị trí hấp thụ phụ thuộc vào sự hiện diện của nhóm thế
- Những hợp chất không màu thường có phổ hấp thụ trong vùng cận tử
ngoại.
5. Định luật Alambert – Beer:
Năm 1760, Lambert đã nêu lên rằng độ hấp thụ quang tỉ lệ thuận với độ dày
truyền sáng l :  A ∝ l. Năm 1852, August Beer nhận ra rằng độ hấp thụ quang
tỉ lệ thuận với nồng độ C của chất chứa trong mẫu đó: A ∝ C. Kết hợp công
trình của Lambert và Beer ta được định luật Lambert Beer được phát biểu như
sau : Độ hấp thụ quang của một dung dịch đối với một chùm sáng đơn sắc
tỉ lệ thuận với độ dày truyền quang và nồng độ chất tan trong dung dịch.
Ta có công thức : A = εlC (ε hệ số hấp thụ, đặc trưng cho từng chất,
không phụ thuộc nồng độ, phụ thuộc vào chất tan và dung môi )
Các nguyên nhân gây ra sự sai lệch khỏi định luật Lambert – Beer:
- Mức độ đơn sắc của ánh sáng tới. Ánh sáng không đơn sắc thường dẫn
đến độ lệch âm. Chất màu hấp thụ cực đại ở λ m ax và chỉ ởλ m ax mới có sự
tuyến tính giữa A – C và đồ thị A – C là một đường thẳng, khi đó độ hấp
thụ là cực đại. Mức độ đơn sắc càng lớn, khả năng tuân theo định luật
Lambert – Beer càng lớn.
- Nồng độ lớn của dung dịch khảo sát: Nồng độ của dung dịch lớn sẽ xảy
ra tương tác điện. Sự sai lệch khỏi định luật Lambert – Beer thường là sai
số âm.
- Sự trùng hợp hoặc khử trùng hợp phân thử, sự hydrat hóa xảy ra khi thay
đổi nồng độ; sự tạo thành các chất trung gian,… đều có khả năng làm
thay đổi độ hấp thụ của dung dịch, làm sai lệch khỏi định luật Lambert -
Beer

You might also like