You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI.


KHOÁ K19

Báo cáo chuyên đề

Môn:Vật lý
Nội dung: Kiểm tra cuối học kì 2

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Đình Hoàn


Học sinh thực hiện : Lê Quang Dũng

Lớp : 10 Hóa

Trường THPT Chuyên Lào Cai KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II


Tổ Vật Lý - KTCN MÔN VẬT LÝ 10 (HS ĐỘI TUYỂN)

NĂM HỌC 2021-2022

Báo cáo chuyên đề

Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

I. Định nghĩa và các ví dụ:


1. Hiện tượng mao dẫn:
- Định nghĩa: Hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính
trong nhỏ luôn dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng
bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn.
- VD:
+ Hiện tượng nước dâng lên bên trong mút xốp.
+ Nước dâng lên bên trong thân cây, nhánh hoa cắm trong lọ.
+ Máu dâng lên bên trong ống thủy tinh khi cần lấy máu xét nghiệm.

2. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng:


- Định nghĩa: Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng là hiện tượng xảy ra
tại bề mặt của chất lỏng, tại đó xuất hiện lực căng bề mặt của chất lỏng có
xu hướng giữ cho diện tích của bề mặt chất lỏng là nhỏ nhất có thể.
- VD:
+ Lực căng bề mặt giúp con nhện nước có thể dễ dàng di chuyển trên mặt
nước.

+ Lực căng bề mặt giúp cái ghim giấy nổi trên mặt nước.
+ Lực căng bề mặt giúp các giọt nước co lại có dạng hình cầu.

3. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt:


- Định nghĩa: Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum
lõm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình
không bị dính ướt.
- Giải thích:
+ Khi chất lỏng đựng trong bình (hoặc ở trên bề mặt vật rắn), tại phần tiếp
giáp với thành bình có lực hút giữa phân tử chất lỏng với phân tử chất
rắn. => Hiện tượng không dính ướt.
+ Khi lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng mạnh hơn
lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau. => Hiện tượng dính ướt.
- VD:
+ Hiện tượng dính ướt: Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên giọt nước nhỏ
trên mặt bàn thủy tinh lan rộng thành một hình có dạng bất kỳ.
+ Hiện tượng không dính ướt: thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên
giọt thủy ngân nhỏ trên mặt bàn thủy tinh vo tròn lại và bị dẹt xuống do
tác dụng của trọng lực.

II. Các ứng dụng:

1. Hiện tượng mao dẫn:

+ Các ống mao dẫn trong bộ rễ và thân cây dẫn nước hòa tan khoáng chất lên
nuôi cây.

+ Dầu hoả có thể ngấm theo các sợi nhỏ trong bấc đèn đến ngọn bấc để cháy.

2. Sức căng bề mặt ngoài của chất lỏng:

+ Nhờ có lực căng mặt ngoài nên chúng được ứng dụng vào làm ô, áo mưa…
Chúng sẽ không thể lọt qua được các lỗ nhỏ giữa các sợi vải căng.

+ Mặt khác, hòa tan xà phòng vào nước sẽ giảm lực căng mặt ngoài của nước.
Từ đó nước xà phòng sẽ dễ thấm nhanh được vào các sợi vải. Việc giặt giũ diễn
ra nhanh hơn.

3. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt:

Trong công nghệ tuyển khoáng, hiện tượng vật rắn bị dính ướt chất lỏng được
ứng dụng để làm giàu quặng theo phương pháp “tuyển nổi”.

Quặng mỏ được nghiền thành các hạt nhỏ rồi đổ vào trong một bể chứa hỗn hợp
nước pha dầu nhờn và khuấy đều. Khi đó trong hỗn hợp này có các bọt khí bọc
trong màng dầu. Các hạt của một số khoáng chất có ích (thiếc, sunfua đồng…)
bị dính ướt dầu nhưng không bị dính ướt nước nên chúng sẽ nổi lên trên mặt
nước cùng các bọt khí bọc dầu, còn cá hạt bẩn quặng (đất, cát…) bị dính ướt
nước sẽ chìm xuống đáy bể chứa (Video 37.6) Người ta hớt lớp bọt khí dính các
hạt khoáng chất có ích nổi trên mặt của bể chứa và thu được khoáng chất có
hàm lượng hơn hàng chục lần so với quặng thô ban đầu.
III. Các bài tập vận dụng và vận dụng cao:

Câu 1: Tại sao kim dính mỡ có thể nổi trên mặt nước?

Lời giải:

Kim dính mỡ không bị nước làm dính ướt và màng căng bề mặt của nước
tại chỗ đó hơi lõm xuống làm cho lực căng hướng lên cân bằng với trọng
lực của kim hướng xuống. kết quả kim không bị chìm

Câu 2: Hãy cho biết sự khác nhau của dạng mặt ngoài chất lỏng của hai
trường hợp nêu ra ở hình sau:
Lời giải:

+ Hình a: Trong khe hẹp giữa hai tấm kính, nước dâng lên cao bằng nhau
và mặt thoáng bị lõm xuống (mặt lõm).

+ Hình b: Trong khe hẹp giữa hai tấm kính tạo thành góc nhị diện thì mực
nước tạo thành đường cong lõm tiệm cận trục hoành (dạng đường
hyperbol).
Câu 3: Hãy nêu thêm những ví dụ về hiện tượng mao dẫn thường gặp
trong đời sống và kĩ thuật

Lời giải:

Ví dụ

– Hiện tượng nước dâng lên bên trog tấm mút xốp

– Nước dâng lên bên trong thân cây, nhánh hoa cắm trong lọ

– Máu dâng lên bên trong ống thủy tinh khi cần lấy máu xét nghiệm

Câu 4: Khi nào thì chất lỏng dính ướt chất rắn và khi nào không dính ướt
chất rắn?

Lời giải:

Khi chất lỏng tiếp xúc với chất rắn thì tùy theo bản chất của chất lỏng và
chất rắn mà có thể xảy ra hiện tượng dính ướt hoặc không dính ướt.

– Khi lực hút giữa các phân tử vật rắn và các phân tử chất lỏng mạnh
hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau, thì có hiện tượng dính
ướt.

– Khi lực hút giữa các phân tử vật rắn và các phân tử chất lỏng yếu hơn
lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau, thì có hiện tượng không dính
ướt.
Câu 5 : Thế nào là hiện tượng mao dẫn và khi nào xảy ra hiện tượng mao
dẫn rõ rệt?

Lời giải:

* Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng dâng lên hay hạ xuống của mức chất
lỏng ở bên trong các ống có bán kính trong rất nhỏ, trong các vách hẹp,
các vật xốp… so với mực chất lỏng ở ngoài.

* Hiện tượng mao dẫn rõ rệt nhất khi đường kính ống, khoảng cách các
vách hẹp càng nhỏ.

You might also like