You are on page 1of 12

KHOA DƯỢC

BỘ MÔN KIỂM NGHIỆM – ĐỘC CHẤT – HÓA LÝ - HÓA PHÂN TÍCH


Họ và tên: Phạm Thị Mỹ Ly BÁO CÁO THỰC HÀNH
Lớp: DUOC20A Môn: Hóa lý dược
Nhóm : 2 - Tổ : 3

Bài 7: Điều chế và khảo sát tính chất của một số hệ keo và
nhũ dịch
I. Mục tiêu học tập
II. Đại cương
III. Tiến hành thí nghiệm
IV. Kết quả
1.Thí nghiệm 1: Điều chế màn bán thấm
* Hiện tượng:
- Dung dịch hỡn hợp sau khi khấy đều có màu
hồng đậm. Để yên dung dịch sau một thời gian
cả 3 ống nghiệm đều đóng rắn, tạo lớp bề mặt
cong lõm xuống – sức căng bề mặt của rắn
- Tạo được một hệ phân tán mịn đều, không có
bọt khí, bề mặt tiếp xúc với không khí nhẵn
sạch, lõm xuống.

*Giải thích:
- Màu hồng đậm do chứa NaOH với chất chỉ thị màu phenolphthalein.
- Bề mặt tiếp xúc giữa thạch và không khí lõm xuống vì khi xét bề mặt ngăn
cách 2 pha lỏng (trước khi đông thành thạch) – không khí, các phân tử trong
lòng chất lỏng sẽ chịu những lực tương tác giữa các phía cân bằng nhau. Còn
các phân tử ở bề mặt, lực tương tác của các phân tử khí nhỏ vì thế hợp lực của
các lực tương tác phân tử ở bề mặt là một lực kéo các phân tử bề mặt hướng
xuống. Do đó bề mặt phân chia lỏng – khí có xu hướng giảm đi
2.Thí nghiệm 2: Quan sát hiện tượng sức căng bề mặt, khuếch tán, thẩm thấu,
hệ keo qua màng bán thấm.
*Hiện tương:

- Ống 1: (Ống thạch rót dung dịch xanh metylen): không có hiện tượng gì.
-Ống 2: (Ống thạch rót dung dịch xanh phổ): sau một thời gian thì có 1 phần
nhỏ thạch màu hồng nơi tiếp xúc với dung dịch xanh phổ bị mất đi, thay vào đó
là phần thạch có màu trắng. Phần màu xanh phổ sẽ trở về màu của màu xanh
ban đầu mà lúc chưa cho acid oxalic vào.
- Ống 3 (Ống thạch rót dung dịch acid HCl): sau một thời gian thì 1 phần
nhỏ thạch màu hồng được thay bằng phần thạch màu trắng, phần màu trắng ở
ống này nhiều hơn ở ống 2
* Giải thích:
- Giải thích cơ chế hình thành keo màu xanh phổ dưới tác dụng của chất điện
li H2C2O4: H2C2O4 ↔ 2H+ + C2O42-
Ion C2O42⁻ hấp phụ lên bề mặt hệ keo, làm cho các hạt keo trở nên tích điển
âm và đẩy nhau ra ⟹Các hạt keo táchra khỏi tủa và di chuyển qua giấy lọc nên
ta thu được keo xanh phổ
- Phương trình tạo tủa xanh phổ: KFe[Fe(CN)6]
FeCl3 + K4Fe(CN)6 → KFe[Fe(CN)6] + 3KCl

- Công thức xanh metylen: là một muối clorua hữu cơ có công thức C16H18ClN3S
+ Ống 1: Xanh methylen khuếch tán rất chậm vào gel thạch; không tác dụng
với NaOH trong thạch vì có tính kiềm nên không làm mất màu cột thạch.
+ Ống 2 : H2C2O4 qua được màng bán thấm, khuếch tán, thẩm thấu vào trong
thạch; hiện tượng mất màu là do acid oxalic tác dụng với NaOH có trong thạch
tạo muối Na2C2O4 và H2O tạo môi trường trung tính làm mất màu chất chỉ thị.
Phần dịch xanh phổ phía trên chuyển màu do acid oxalic đã chuyển vào bên trong
thạch.
H2C2O4 + 2 NaOH → Na2C2O4 + 2 H2O
Tuy nhiên vì acid oxalic là một acid yếu và quá trình thực hiện ở cùng một
thời gian như nhau nên acid oxalic sẽ thẩm thấu chậm hơn so với ống 3 có HCl
là một acid mạnh
Đồng thời trong ống 2 cũng xảy ra phản ứng giữa keo KFe[Fe(CN)6] và
NaOH, keo này ít tan trong NaOH. Kích thước của các tiểu phân keo lớn nên sự
khuếch tán cũng chậm
KFe[Fe(CN)6] + NaOH → NaFe[Fe(CN)6] + KOH
+ Ống 3: HCl qua được màng bán thấm, khuếch tán, thẩm thấu vào thạch; tương
tự ở ống 1, các sản phẩm tạo môi trường trung tính làm mất màu chất chỉ thị; tuy
nhiên HCl là acid mạnh, mạnh hơn H2C2O4 nên có khả năng phân li ra ion H+ tốt
hơn, tác dụng với NaOH mạnh hơn ⟹ cột thạch bị mất màu cao hơn ống 2.
NaOH + HCl → NaCl + H2O
 Ta nhận thấy, chiều cao khuếch tán của ống 3 là cao nhất, sau đó là ống 2, và
ống 1 không có chiều cao khuếch tán
3.Thí nghiệm 3: Quan sát hiện tượng tạo hệ keo – hệ phân tán, kết dính, sa lắng,
tách lớp.

*Hiện tượng:

Dung dịch sau


khi để nguội
Để 1 thời gian

- Ban đầu FeCl3 có màu vàng nhạt, khi nhỏ vào nước sôi thì dung dịch chuyển
sang màu vàng đậm rồi dần thành nâu sẫm. Sau khi để nguội thì dung dịch
dần trở lại màu vàng nhạt như ban đầu.
+ Ống nghiệm 1: thêm NaOH vào thấy xuất hiện kết tủa, các mầm tủa lơ
lửng sau đó kết dính lại với nhau, ngưng tụ lại và dần lắng xuống đáy ống
nghiệm.
+ Ống nghiệm 2: thêm HCl vào không quan sát được rõ hiện tượng.

• Để dung dịch sau một thời gian:

+ Ống 1: các hạt kết lại với nhau, hệ keo lắng xuống dưới và tạo thành 2 lớp
+ Ống 2: không quan sát rõ hiện tượng
* Giải thích:

- Khi nhỏ FeCl3 từng giọt vào nước đang sôi thì xảy ra phản ứng hóa học:
FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3HCl

- Cơ chế hình thành keo Fe(OH)3


FeCl3 → Fe3+ + 3Cl-
Fe3+ + H2O t↔° Fe(OH)2+ + H+
Fe(OH)2+ + H2O t↔° Fe(OH)3 + H+ ≡> Fe3+ + H2O t↔° Fe(OH)3 + 3H+
-Các phân tử Fe(OH)3 tạo thành kết dính với nhau thành tập hợp [Fe(OH)3]n
lắng xuống dưới
{[mFe(OH)3].nFe3+.(3n-x)Cl-}x+ . xCl- → Đây là keo dương với lớp
ion quyết định thế là Fe3+
- Ống 1: Khi cho NaOH vào ống nghiệm 1 diễn ra các giai đoạn:
+ Khi nhỏ những giọt đầu tiên vào, ion OH⁻ bị hấp phụ và xâm nhập vào
lớp ion quyết định thế tạo ra Fe(OH)3 bổ sung vào nhân rắn.
+ Khi cho tiếp NaOH vào, các tiểu phân keo hấp phụ các ion trái dấu của
chất điện li làm cho các tiểu phân keo trung hòa về điện (OH⁻ hút Fe3+ ở
lớp ion quyết định thế), các hạt keo dần dần bị giảm điện tích tới mức
thấp nhất và gần như không còn lực đẩy tĩnh điện khi va chạm.
+ Khi không cho hệ mới vào, hệ có xu hướng kết dính lại với nhau để
làm giảm diện tích bề mặt và giảm năng lượng tự do. Sau khi kết dính,
các hạt to hơn và nặng hơn, dưới tác dụng của lực trong trường, hệ keo
lắng xuống đáy ống nghiệm, tách thành 2 lớp  keo tụ.
 Ống 2: Khi cho HCl vào dung dịch không quan sát rõ được hiện tượng,
màu nhạt đi thành vàng nâu có thể do HCl tham gia vào phản ứng:
3HCl + Fe(OH)3  FeCl3 (vàng nâu) + 3H2O

4.Thí nghiệm 4 : Quan sát chuyển động Brown của hệ keo

*Hiện tượng: các hạt than chuyển


động hỗn loạn và phân tán đồng đều
*Giải thích:
- Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn loạn, sự chuyển
động này gây ra va chạm lên các hạt than theo nhiều hướng khác nhau, sự
thiếu cân bằng về lực làm các hạt than cũng chuyển động không ngừng và
không tuân theo quy luật nào  Chuyển động Brown.
- Nhưng vì kích thước của than hoạt tính khá lớn nên mức độ chuyển động
của nó khá yếu
5.Thí nghiệm 5: Quan sát hệ keo được hình thành, nêu tính chất của colophan

*Hiện tượng: Khi nhỏ từng


giọt Colophan trong cồn
vào ống nghiệm thì dung
dịch chuyển sang màu trắng
sữa và xuất hiện hiện tượng
phân lớp. Lớp phía trên có
màu trắng sữa, lớp phía
dưới là dung dịch trong
suốt.

*Giải thích:
Công thức hóa học của colophan là C19H29COOH là một chất không
tan trong nước nhưng lại có thể tan trong các dung môi khác như cồn,
benzen, xăng, … Có thể hòa tan tốt trong nhiều dung môi hữu cơ như
C2H5OH, C6H6,….

- Cồn là dung môi có thể hòa tan được colophan. Nước là dung môi có thể
hòa tan được cồn nhưng không hòa tan được colophan.
- Khi hòa tan colophan , cồn đóng vai trò môi trường phân tán, colophon là
pha phân tán. Khi cho dung dịch colophon / cồn vào nước thì nước trở
thành môi trường phân tán mới.
- Độ phân cực của môi trường tăng lên, độ cồn giảm xuống làm cho độ tan
của colophan giảm  các nguyên tử colophan ngưng tụ thành các tiểu
phân nhỏ và phân tán trong dung dịch tạo hệ keo màu trắng sữa đục.
C19H29COOH + C2H5OH → C19H29COOC2H5 + H2O
6.Thí nghiệm 6: Quan sát hệ nhũ dịch được hình thành, nêu tính chất của sudan
III, dầu lạc

Thêm 2ml nước

Sudan III/dầu lạc

Lắc mạnh
Để yên

Cho 1ml dd xà phòng Na→lắc mạnh→để yên

Dầu trên nước Nước trên dầu


*Hiện tượng B1:
- Trước khi lắc, có sự tách lớp giữa phân tử nước và sudan III
- Sau khi lắc đều xuất hiện hệ nhũ dịch, sau đó để yên trong thời gian ngắn
thì dầu và nước tách lớp, mất trạng thái nhũ dịch. Lớp dầu nằm trên lớp
nước.
- Khi cho xà phòng Na vào hỗn hợp, dầu và nước hòa lẫn vào nhau, hình
thành hệ nhũ dịch. Quan sát trên kính hiển vi thấy các giọt dầu nhuộm đỏ
bằng sudan III phân bố đều trên môi trường phân tán là nước  hệ nhũ dịch
D/N.
* Hiện tượng B2:
- Khi cho nước vào hỗn hợp, hỗn hợp có sự
phân bố rõ ràng hơn giữa các giọt dầu trong
nước (hệ nhũ dịch D/N dễ quan sát hơn).
- Khi cho CaCl2 vào hỗn hợp xảy ra sự thay
đổi kiểu nhũ dịch: các hạt nước phân tán trong
môi trường dầu tạo hệ nhũ dịch N/D.

*Công thức cấu tạo các chất’


- Công thức cấu tạo của Sudan III

- Công thức phân tử của Sudan III là C22H16N4O, đây là một chất mà trong
phân tử có liên kết –N=N-, vòng naphthol và các gốc methyl di động
- Xà phòng Na (Natri stearat): C17H35COONa
- Dầu lạc (hỗn hợp các acid béo): acid oleic C17H33COOH (khoảng 50-63%),
acid linoleic C17H30COOH (khoảng 13-23%).
*Giải thích:
- Ban đầu, dầu lạc và nước không tạo ra dung dịch đồng nhất vì bản chất dầu
không tan được trong nước do khác nhau về độ phân cực
- Khi lắc mạnh, dưới tác dụng của lực cơ học, dầu và nước phân tán đều vào nhau
và tạo hệ nhũ tương không bền. Để yên một thời gian ngắn, khi không có tác
động của lực hoặc các biện pháp làm cho hệ bền vững như: chất hoạt động bề
mặt, chất nhũ hóa, dung môi, … thì các hạt dầu sẽ tự liên kết lại với nhau, các
giọt nước liên kết lại với nhau. Bán kính hệ tăng lên làm cho tốc độ tách lớp tăng,
dần dần mất đi hệ nhũ dịch:
Tốc độ tách lớp được tính theo phương trình Stokes:
2
2(d−d 0)g r
v= 9η
Trong đó: r là bán kính tiểu phân phân tán
 là độ nhớt của môi trường phân tán
d là tỉ trọng của pha phân tán
d0 là tỉ trong của môi trường phân tán
- Khi cho xà phòng Na vào hỗn hợp thì dầu và nước hòa lẫn, hình thành hệ nhũ
tương D/N – nhũ tương thuận. Xà phòng Na đóng vai trò là chất nhũ hóa thân
dịch, độ tan trong nước lớn hơn độ tan trong dầu, do đó làm tăng độ nhớt của
môi trường phân tán   giảm tốc độ sa lắng V  tạo hệ nhũ tương D/N bền
vững.

+ Soi kính hiển vi ta thấy sự chuyển động của các hạt. Hệ nhũ tương giảm sức
căng bề mặt, xà phòng Na gồm Na+ phân cực và mạch hydrocabon không
phân cực xuất hiện lực đẩy làm các phân tử hấp thụ bề mặt hạt quay ra nhóm
phân cực trong nước, mạch hydrocabon quay vào dầu. Các hạt nhũ tương nhờ
đó sẽ bền vững hơn do chuyển động Brown nên ta quan sát được sự chuyển
động khi soi kính hiển vi.
+ Tuy nhiên vì xà phòng Na được sử dụng ở đây có C > 18 nên xà phòng tan
nhiều trong dầu vì thế tác dụng bảo vệ sẽ rất kém
- Khi thêm nước vào ½ hỗn hợp đã làm thay đổi tỉ trọng của môi trường phân tán
d0 (d0 tăng lên)  tốc độ phân lớp giảm nên hệ nhũ dịch D/N bền hơn.
- Khi thêm CaCl2 là một chất nhũ hóa sợ dịch tan nhiều trong dầu vào ½ hỗn hợp
còn lại sẽ làm môi trường phân tán trở thành dầu, pha phân tán là nước  tốc
độ tách lớp giảm  tạo được hệ nhũ dịch N/D bền vững (nhũ tương nghịch).
2C17H33COONa + CaCl2 → (C17H33COO)2Ca + 2NaCl
 Kết luận: Từ thí nghiệm 6 này, ta có thể kết luận được rằng việc điều
chế nhũ tương và phá vỡ nhũ tương rất quan trọng, đòi hỏi người tiến
hành phải biết rõ tác dụng và cơ chế của các chất nhũ hóa định dùng để
pha chế

You might also like