You are on page 1of 4

Hiện tượng dính ướt và hiện

tượng không dính ướt


Trên bề mặt nào giọt
nước lan rộng ra
thành một lớp mỏng
thì ta nói là bị dính
ướt nước

Trên bề mặt giọt nước co


tròn lại và bị dẹt
xuống do tác dụng
của trọng lực thì ta
nói bề mặt đó không
dính ướt
Giải thích

+ Hiện tượng dính ướt:


Khi  lực  hút  giữa  các  phân  tử  chất  rắn  với  các
phân  tử  chất  lỏng  mạnh  hơn  giữa  các  phân  tử
chất lỏng với nhau.

+ Hiện tượng không dính ướt:


Khi  lực  hút  giữa  các  phân  tử  chất  rắn  với  các
phân tử chất lỏng yếu hơn giữa các phân tử chất
lỏng với nhau.
Dạng mặt chất lỏng ở chỗ tiếp
giáp với thành bình
Trường hợp dính ướt:
Khi chất lỏng dính ướt thành bình thì lực
hút giữa các phân tử chất rắn và chất
lỏng kéo mép chất lỏng lên, làm cho
mặt chất lỏng ở chỗ sát thành bình là
một mặt lõm.

Trường hợp không dính ướt:


Khi chất lỏng không dính ướt thành bình
thì lực hút giữa các phân tử chất lỏng
kéo mép chất lỏng hạ xuống, làm cho
mặt chất lỏng ở chỗ sát thành bình là
một mặt lồi.
Ứng dụng của sự dính ướt
• Loại bẩn quặng ra khỏi quặng
- Quặng mỏ được nghiền thành các hạt nhỏ rồi đổ vào
trong một bể chứa hỗn hợp nước pha dầu.

- Khoáng chất có ích (thiếc, sunfua đồng...) bị dính ướt


dầu nhưng không bị dính ướt nước nên chúng sẽ nổi
lên trên mặt nước cùng các bọt khí bọc dầu

- Bẩn quặng (đát, cát...) bị dính ướt nước sẽ chìm


xuống đáy bể.

You might also like