You are on page 1of 3

I.

Trình bày sự kiện Enron:


Năm 1985, Kenneth Lay sáp nhập Houston Natural Gas và InterNorth để thành lập
công ty năng lượng Enron. Đầu những năm 1990, Lay góp phần vận động bán điện
theo giá thị trường, nhờ vậy, những nhà giao dịch như Enron có thể bán năng lượng
với giá cao hơn và gia tăng đáng kể lợi nhuận thu được.
Khi Jeffrey Skilling được thuê vào công ty và sau đó đảm nhận vị trí CEO Enron,
dưới sự dung túng của Lay, Skilling đã tập trung vào việc đáp ứng những sự kỳ vọng
của Phố Wall bằng cách phát triển một ban bệ điều hành che giấu hàng tỷ USD thua lỗ
và nợ nần từ những thương vụ và dự án bị thất bại. Họ khai thác các kẽ hở kế toán, sử
dụng các thể chế có mục đích đặc biệt (những “đối tác” do Enron kiểm soát) và các
báo cáo tài chính không trung thực.
Họ thậm chí gây áp lực để Công ty kiểm toán Arthur Andersen (một trong 5 công ty
kiểm toán lớn nhất thế giới) bỏ qua các vấn đề kế toán nhiều rủi ro ở Enron. Ngoài
những lời tự đánh bóng về khả năng quản lý, Enron được quảng cáo rất hiệu quả qua
Arthur Andersen và các nhà phân tích Phố Wall, nhờ vậy số người mua cổ phiếu của
công ty cao kỷ lục.
Chi nhánh Houston của Arthur Andersen nhận 1 triệu USD/tuần còn tham gia cả việc
tìm kiếm đối tác cho Enron. Số tiền kếch xù trên đã làm mờ mắt các nhân viên kiểm
toán và họ dễ dàng bỏ qua nguyên tắc. Một mạng lưới chằng chịt quan hệ giữa Enron,
một số quan chức chính phủ và đặc biệt là Công ty Tư vấn và kiểm toán Arthur
Andersen đã giúp cho Enron.
Vụ việc vỡ lở vào tháng 10/2001.
Cổ phiếu Enron từ đỉnh cao 90 USD vào giữa năm 2000 đã tuột dốc không phanh
xuống chỉ còn chưa tới USD vào cuối tháng 11/2001. Ủy ban Chứng khoán và giao
dịch Hoa Kỳ (SEC) bắt đầu điều tra. Ngày 2/12/2001, Enron nộp đơn xin bảo hộ phá
sản. Với tài sản lên tới 63,4 tỷ USD, đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ
tính đến thời điểm đó.
Nhiều người trong ban điều hành Enron đã bị kết tội và tống vào tù. Trong đó, hai
lãnh đạo cao nhất Jeffrey Skilling và Kenneth Lay từ người hùng trở thành những “kẻ
dối trá và lừa gạt vĩ đại”, đã khoa trương quá mức tình trạng sức khỏe của công ty và
đưa công ty tới thảm cảnh phá sản, khiến cho nhà đầu tư mất hàng tỷ USD và khoảng
20.000 nhân viên Enron bị mất việc làm, nhiều người trong số họ mất luôn những
khoản tiết kiệm cả đời vì đã góp vốn vào công ty.
Skilling và Lay bị buộc tội che giấu, làm những báo cáo giả và gian lận chứng khoán.
Skilling còn bị kết tội giao dịch nội gián, phải chịu phạt 45 triệu USD và 24 năm tù.
Về phần Lay, ông ta đã chết vì nhồi máu cơ tim trong lúc chờ đợi bản án dành cho
mình. Công ty kiểm toán Arthur Andersen bị một tòa án quận kết tội cản trở tư pháp
vì tiêu hủy giấy tờ liên quan đến vụ kiểm toán Enron.
Mặc dù sau đó tòa tối cao đã gỡ bỏ phán quyết của tòa án quận nhưng trên thực tế,
Arthur Andersen đã phải đóng cửa vì mất hầu hết khách hàng.
Vụ bê bối này đã đánh động nhà chức trách ban hành luật định mới Sarbanes-Oxley
2002 nhằm tăng cường tính chính xác báo cáo tài chính của các công ty đại chúng
cũng như hoạt động của các công ty kiểm toán.
II. Qua sự kiện Enron:
1. Vai trò của thông tin kế toán đối với doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia:
a) Đối với doanh nghiệp:
Nhờ kế toán mà người quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động của đơn vị, nhờ nó
tạo cho sự quản lý lành mạnh, tránh những hiện tượng thâm lạm tài sản vì qua nó thực
hiện việc kiểm soát nội bộ. Người quản lý tính được hiệu quả công việc mình làm
đồng thời cũng qua đó vạch ra hướng hoạt động cho tương lai, điều hoà tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
Kế toán là cơ sở để giải quyết sự tranh tụng, được tòa án chấp nhận là bằng chứng về
hành vi thương mại, cho biết một kết quả tài chính rõ rệt không ai chối cãi được, là cơ
sở đảm bảo vững chắc trong giao dịch buôn bán.
Nhờ kế toán mà kết quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đem lại có tính cách
đối kháng với nhân viên với cổ đông hay viên chức của Nhà nước.
Đối với các doanh nghiệp, kế toán giúp doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như việc sản xuất sản phẩm, bán sản
phẩm, cung cấp nguyên vật liệu …, giúp theo dõi thị trường để sản xuất, tích trữ hàng
hóa nhằm kịp thời cung cấp cho thị trường theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu thụ.
Ngoài ra, kế toán còn cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định
chương trình hoạt động cho từng giai đoạn từng thời kỳ để doanh nghiệp tiến tới hay
lùi bước.
b) Đối với nền kinh tế quốc gia:
Nhờ kế toán, Nhà nước có thể theo dõi được sự phát triển của các ngành sản xuất kinh
doanh để từ đó tổng hợp được sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Nhờ số liệu kế toán, Nhà nước làm trọng tài giải quyết sự tranh chấp về quyền lợi giữa
các doanh nghiệp.
Nhờ kế toán, Nhà nước tìm ra một cách tính thuế tốt nhất hạn chế thất thu thuế, hạn
chế sai lầm trong chính sách thuế.
Kế toán cung cấp các dữ liệu hữu ích cho các quyết định kinh tế, chính trị, xã hội …
xác định được khả năng trách nhiệm, cương vị quản lý và cung cấp các dữ liệu hữu
ích cho việc đánh giá khả năng tổ chức và lãnh đạo.
Đối với nền kinh tế quốc gia, kế toán lưu ý với chính quyền trong việc soạn thảo và
ban hành những luật lệ về thuế, thiết lập những chính sách kinh tế cho phù hợp với
tình hình thương mại và kinh tế nước nhà. Qua kết quả tổng hợp các báo cáo tài chính
của ngành, chính quyền có thể biết được tình hình thịnh suy của nền kinh tế nước nhà,
biết được sự thành công hay thất bại của các ngành, doanh nghiệp đồng thời biết được
nguồn lợi về thuế sẽ thu được cho ngân sách.
2. Trách nhiệm của công ty kiểm toán Arthur Andersen trong sự sụp đổ của Enron:
Công ty kiểm toán AA đã tiếp tay cho sự gian lận của Enron, khiến Enron càng lún
sâu vào lỗi lầm, gây ra thiệt hại rất lớn và không thể cứu vãn cho cả hai. Nếu AA
không đồng lõa với Enron, có lẽ cả hai cũng sẽ không phải đi đến mức phá sản, các
nhà lãnh đạo và quản trị cũng sẽ không cần phải gánh chịu những bản án ngục tù.
Việc sụp đổ của AA có nguyên nhân trực tiếp từ việc AA đã phạm tội hình sự, hủy tài
liệu liên quan đến sự việc Enron nhằm làm cản trở quá trình điều tra, điều này dẫn đến
AA bị rút giấy phép ở một bang, đồng nghĩa với việc mất niềm tin của khách hàng
trên toàn nước Mỹ và thậm chí là cả thế giới. Hình ảnh của công ty xuống dốc thậm
tệ, và cái tên AA đã không còn xuất hiện trong thị trường tài chính.
Những ý kiến đánh giá của kiểm toán mang tính độc lập có tác động không nhỏ đến
quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhất là vai trò của kiểm
toán viên khi phải phát hiện được các hành vi sai sót và lừa đảo. Chính vì vậy, sự thiếu
trung thực của AA đã khiến những nhà đầu tư và các nhân viên sở hữu cổ phần từ
Enron đã phải chịu khoản lỗ khổng lồ.
3. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của kế toán:
https://kaike.vn/chuan-muc-dao-duc-nghe-nghiep-ke-toan-kiem-toan/#:~:text=%C4%
90%E1%BA%A1o%20%C4%91%E1%BB%A9c%20ngh%E1%BB%81%20nghi%E
1%BB%87p%20k%E1%BA%BF,cao%20uy%20t%C3%ADn%20ngh%E1%BB%81
%20nghi%E1%BB%87p.

III. Bốn “ông lớn” trong ngành kiểm toán thế giới:
https://timviec365.com.vn/kiem-toan-big4-la-gi-b2189.html

You might also like