You are on page 1of 3

CASE STUDY

3.2. Chiến lược đổi mới của các doanh nghiệp nhỏ
Hades - Một Trong Những "Phát Súng Đầu Tiên" của Vietnamese Streetwear
Một trong những “phát súng” đầu tiên khơi mào trào lưu thời trang streetwear tại
Việt Nam, Hades chính thức mở cửa vào năm 2016. Trải qua gần nửa thập kỷ hoạt động,
thương hiệu này đã trở thành cái tên “sừng sỏ” trên bản đồ thời trang đường phố tại Việt
Nam với hệ thống gồm 1 Flagship Store tại trung tâm Sài Gòn cùng 7 chi nhánh tại các
thành phố lớn.

Chìa khóa giúp Hades len lỏi vào mọi ngóc ngách của ngành thời trang streetwear
chính là “sự sáng tạo” liên tục trong mẫu mã sản phẩm.
Không quá khi nói rằng đội ngũ thiết kế của Hades là những con người có khả năng “đẻ
không biết mệt” khi liên tục cho ra mắt hàng loạt những bộ sưu tập chất lượng với nhiều
concept khác nhau. Điểm chung của tất cả các bộ sưu tập chính là sự thoải mái, tính ứng
dụng cao và sự nổi bật trong cách kết hợp màu sắc.
Không chỉ giới hạn ở những gam màu đen trắng cơ bản, Hades khẳng định nét độc
lạ của mình bằng việc sử dụng các hiệu ứng màu ấn tượng: phản quang, galaxy, tie-dye,...
Mỗi hoạ tiết được đưa vào sản phẩm đều được lên ý tưởng kỹ lưỡng sao cho mới mẻ, hợp
mốt nhưng không được mất đi “bản sắc” đặc trưng của thương hiệu: mạnh mẽ, cá tính và
chút gì đó bụi bặm. 
Cái tên Hades sẽ còn lớn mạnh hơn, khẳng định được chỗ đứng của mình trong
lòng giới trẻ đam mê Streetwear tại Việt Nam cũng như các quốc gia trong khu vực.

Nguồn: https://hades.vn/blogs/news/hades-mot-trong-nhung-phat-sung-dau-tien-
cua-vietnamese-streetwear

—--------------------------------------------------------------------

5.5. R&D đối với LifeBuoy


Để chống lại đại dịch Covid-19, Lifebuoy đã đưa ra sáng kiến rửa tay với chính
phủ Anh vào đầu năm 2020. Kartik Chandrasekhar đã cập nhật về tiến trình của chiến
dịch này trên toàn cầu, cũng như truyền tải một thông điệp sâu sắc về ý tưởng “H for
Handwashing”, nhằm đẩy nhanh sự thay đổi hành vi rửa tay ở trẻ em.

Lấy cảm hứng từ một nghiên cứu phát triển trẻ nhỏ của UNICEF, nghiên cứu này
đã chứng minh rằng sự hỗ trợ và can thiệp đúng đắn trong những năm đầu đời của trẻ có
thể thúc đẩy đáng kể sự phát triển, giúp trẻ học hỏi nhiều hơn.

 Lifebuoy đã tìm hiểu về cách trẻ em được dạy các chữ trong bảng chữ cái, thông
qua những liên tưởng đơn giản như “A for Apple”, “B for Balloon” và “C for Cat”. Lấy
cảm hứng từ đó, LifeBuoy mô phỏng lại cách học chữ “H” bằng cách đề xuất “H” viết tắt
cho “Handwashing”. Chiến lược dài hạn mà Lifebuoy hiện đang triển khai hướng đến
việc chú tâm hơn vào giáo dục vệ sinh tay trong trường học.

Nước rửa tay trước đây là một thị phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của
Lifebuoy, nhưng với sự bùng phát của đại dịch đã dẫn đến nhu cầu duy trì thực hiện vệ
sinh tốt cả ở nhà cũng bên ngoài. Mặc dù trọng tâm của thương hiệu chủ yếu nhắm tới
đối tượng ở nhà, việc mở rộng chất khử trùng đến hơn 50 nhà máy và 60 thị trường giúp
đảm bảo Lifebuoy cũng có thể phục vụ cho những dịp vắng nhà.

Nguồn:

https://mediavietnam.vn/thanh-cong-cua-thuong-hieu-toan-cau-lifebuoy-trong-
nam-2020/

-------------------------------------------------------------------------------

9.1. Tầm nhìn và vai trò lãnh đạo trong Apple

Mặc dù Steve Jobs đã qua đời nhưng huyền thoại về ông ấy luôn sống mãi. Trước
khi Steve Jobs mất, ông cùng với những nhà điều hành cấp cao của Apple đã dành nhiều
tâm sức trong một dự án đặc biệt - Đại học Apple. Steve cho rằng dự án này có ý nghĩa
sống còn đối với tương lai của hãng. Đại học Apple được kỳ vọng sẽ đào tạo ra những
nhà lãnh đạo và quản lý Apple có tầm nhìn như ông. Một lãnh đạo cấp cao của Apple nói:
“Steve có ý tưởng chọn ra những gì độc đáo nhất của Apple và tạo ra một môi trường
giáo dục mà nơi đó, các thế hệ tương lai của airport được truyền lại ADN của công ty.
Không một công ty nào khác vào thời bây giờ có một trường đại học doanh nghiệp mà có
thể đi sâu vào cội nguồn của những giá trị tạo nên thành công của công ty như thế”.
Steve Jobs nổi tiếng vì đã đưa Apple trở thành một trong những công ty thành
công nhất trên thế giới. Ông đứng đằng sau mọi quyết định then chốt khi Apple phát triển
các sản phẩm mang tính phát kiến như ai mất, iPad, iPhone và iPad.Thách thức cho
Apple là làm sao để duy trì đà tăng trưởng đó sau khi Steve Jobs qua đời. Năm 2008, ông
đã mời trưởng khoa trường Quản lý Yale thuộc Đại học Yale, ông Joel Podolny, để điều
hành trường Đại học Apple. Đường lối Steve Jobs đưa ra là: “Giúp Apple tiếp thu các tư
tưởng của người sáng lập có tầm nhìn để chuẩn bị cho ngày người sáng lập ấy không còn
nữa”. Có nghĩa là Apple cần một chương trình đào tạo có thể huấn luyện nhân viên Apple
học cách tư duy và đưa ra những quyết định ngang tầm Steve Jobs. Với Đại học Apple,
Steve Jobs mong muốn khái quát hóa những điều mà ông tin là đã giúp tạo ra những phát
kiến và duy trì thành công của Apple. Đó là những giá trị: tinh thần trách nhiệm, sự chú
trọng tiểu tiết, tính cầu toàn, tính đơn giản và tính kiên đạo. Trong nhiều tháng, ông quan
sát việc xây dựng các chương trình học để đảm bảo rằng những giá trị trên được chuyển
tải vào các chiến lược kinh doanh và vận hành công ty. Ông thường phàn nàn rằng ngày
nay có rất ít người quản lý và cả những người ở cấp lãnh đạo biết cách tư duy chiến lược,
họ chỉ có thể nghĩ về những chiến lược thuật ngắn hạn.
Nguồn: http://tramdoc.vn/tin-tuc/dai-hoc-apple-va-tam-nhin-cua-steve-jobs-cho-
tuong-lai-apple-nngdXW.html
 

You might also like