You are on page 1of 21

CHƢƠNG 2

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƢƠNG


MẠIQUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƢƠNG
QUẢN TRI QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI

ThS. Phan Trọng An


Nội dung chƣơng

 Khái niệm và các quan điểm về QTDNTM


 Tiến trình QTDNTM QTDNTM theo chức năng
 QTDNTM theo nghiệp vụ kinh doanh.
2.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ
QTDNTM

 Khái niệm:
QTDNTM là tổng hợp những hoạt động được thực
hiện nhằm đạt được mục tiêu xác định thông qua sự nỗ
lực của các thành viên trong doanh nghiệp.
2.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ
QTDNTM

 Đặc điểm của QTDNTM:


+ QTDN là hoạt động của một số thành viên trong DN
+ Hoạt động QTDN là một dạng hoạt động đặc biệt
+ Hoạt động QTDN chia thành hai hệ thống:
. Hệ thống quản trị
. Hệ thống bị quản trị
Hệ thống quản trị tác động đến hệ thống bị quản trị nhằm
thực hiện mục tiêu đã xác định.
2.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ
QTDNTM

 Đặc điểm của QTDNTM (tt):


+ QTDN gắn với sự thay đổi nhanh chóng và liên tục của
môi trường kinh doanh
+ Nhà quản trị luôn phải đối đầu với khủng hoảng quản lý
trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp
+ Quản trị DNTM vừa là một khoa học vừa là một nghệ
thuật.
CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ

 Trƣờng phái quản trị khoa học


+ Sử dụng việc phân tích khoa học để xác định các phương
pháp tốt nhất cho việc hoàn thành nhiệm vụ
+ Lựa chọn những nhân viên thích hợp nhất cho từng loại cv
+ Tạo cho nv những nguồn lực cần thiết để hoàn thành công
việc một cách có hiệu quả
+ Sử dụng đúng đắn và có hệ thống kích thích vật chất để
nâng cao năng suất lao động
+ Tách rời hoạch định và tư duy ra khỏi bản thân công việc
của nhân viên.
CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ

 Trƣờng phái quản trị hành chính


+ Phát triển các nguyên tắc quản trị
+ Mô tả các chức năng của quản trị
+ Cách tiếp cận hệ thống đối với tổ chức
 Trƣờng phái tâm lý xã hội trong quản trị (thuyết khoa
học hành vi)
+ Áp dụng cách thức điều khiển các mqh cá nhân để nâng
cao mức độ hài lòng và do đó nâng cao năng suất lao động
+ Ứng dụng khoa học hành vi vào công việc quản trị và hình
thành cơ cấu tổ chức sao cho mỗi thành viên được làm việc
với tất cả tiềm năng của mình.
CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ

 Trƣờng phái khoa học quản trị (trƣờng phái định lƣợng)
+ Hiểu biết sâu sắc hơn các quá trình quản trị phức tạp nhờ
nghiên cứu và ứng dụng các mô hình
+ Phát triển các phương pháp định lượng để giúp các nhà
quản trị ra quyết định trong những tình huống phức tạp.
CÁC QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN QUẢN TRỊ DN

 Quan điểm tiếp cận quá trình


+ Quản trị được xem như là một quá trình, do đó việc hoàn
thành mục tiêu không phải là một hành động đơn lẻ nhất
thời, mà là một loạt các hành động liên tục có quan hệ qua
lại với nhau
+ Bản thân mỗi hành động đó lại là một quá trình rất quan
trọng đối với sự thành công của tổ chức.
CÁC QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN QUẢN TRỊ DN

 Quan điểm tiếp cận hệ thống


+ Các doanh nghiệp được xem xét như là một hệ thống mở,
với tư cách là một hệ thống mở, dn luôn luôn nằm trong sự
tương tác với môi trường bên ngoài
 Cách tiếp cận tình huống
+ Cách tiếp cận này tập trung sự chú ý vào tình huống, do đó
nó nhấn mạnh vai trò của tư duy tình huống.
+ Với cách tiếp cận này các nhà quản trị nhận biết rõ ràng
hơn cần phải sử dụng những biện pháp nào để có thể đạt
được một cách tốt nhất những mục tiêu của dn trong những
tình huống cụ thể.
2.2. TIẾN TRÌNH QTDNTM
(CÁC CHỨC NĂNG QTDNTM)

 Hoạch định
Hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu của DN
và đề ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu đó.
Tiến trình hoạch định:
+ Xác định mục tiêu KD của DN
+ Phân tích tình hình hiện tại của DN: Điểm mạnh, điểm yếu
+ Phân tích bối cảnh môi trường: Những cơ hội và nguy cơ
+ Lập các kế hoạch KD
+ Triển khai các phương án hành động.
2.2. TIẾN TRÌNH QTDNTM
(CÁC CHỨC NĂNG QTDNTM)

 Chức năng tổ chức


Tổ chức là việc thiết lập mô hình và mối liên hệ về chức
năng nhiệm vụ giữa các bộ phận trong tổ chức và trong
nội bộ các bộ phận đó với nhau nhằm thực hiện tốt các
chức năng và nhiệm vụ được giao.
Nội dung của tổ chức bộ máy KD của DN:
+ Thiết lập cơ cấu bộ máy, chức năng của mối bộ phận đó
+ Xác định mqh giữa các bộ phận, giữa các cá nhân với nhau
+ Xác định các phương thức làm việc, lề lối hoạt động
+ Tuyển lựa, sắp xếp và sử dụng cán bộ nhân viên nhằm
phát huy khả năng cao nhất của mỗi người.
2.2. TIẾN TRÌNH QTDNTM
(CÁC CHỨC NĂNG QTDNTM)

 Chỉ huy (lãnh đạo)


Chỉ huy là tiến trình chỉ dẫn, ra mệnh lệnh, điều khiển và
tác động người khác để họ góp phần làm tốt công việc,
hướng tới hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
Mục đích là nhằm duy trì kỷ cƣơng và tạo ra tác phong
kinh doanh năng động hiệu quả
Nội dung chức năng chỉ huy:
+ Người quản trị phải đưa ra các quyết định, các mệnh lệnh
trong kinh doanh
+ Tạo ra bầu không khí nội bộ đoàn kết, sáng tạo
+ Kích thích, thúc đẩy mọi người hoàn thành công việc
+ Đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ đề ra.
2.2. TIẾN TRÌNH QTDNTM
(CÁC CHỨC NĂNG QTDNTM)

 Kiểm soát
Kiểm soát là tiến trình kiểm soát là đo lường và chấn
chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo cho các mục tiêu, các
kế hoạch đã và đang được hoàn thành.
Nội dung của chức năng kiểm soát:
+ Thiết lập và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, các định mức làm
cơ sở đánh giá kết quả hoạt động của từng người, từng bộ
phận trong DN
+ Thường xuyên đánh giá các hoạt động nghiệp vụ KD chủ
yếu
+ Đánh giá các mặt hoạt động quản lý của ban lãnh đạo DN
+ Tiến hành điều chỉnh các hoạt động KD (nếu cần thiết).
2.2. TIẾN TRÌNH QTDNTM
(CÁC CHỨC NĂNG QTDNTM)

 Kiểm soát (tt)


Các trọng tâm là kiểm soát nhân sự, kiểm soát tài chính,
kiểm soát tác nghiệp, thông tin và kiểm soát thành tích của
DN
Kiểm soát có vai trò quan trọng, bao trùm toàn bộ quá trình
hoạt động KD, được tiến hành trước, trong và sau khi thực
hiện các hoạt động nghiệp vụ DN.
2.3. QTDNTM THEO CÁC NGHIỆP VỤ KDTM

 Nghiên cứu thị trƣờng


Nghiên cứu thị trường là nghiên cứu nơi mà DNTM sẽ mua
hàng (thị trường đầu vào) và nơi bán hàng hóa của mình (thị
trường đầu ra)
+ Cung, cầu trên thị trường
+ Giá cả trên thị trường
+ Tình hình cạnh tranh trên thị trường
+ Các chính sách, qui định trên thị trường,…
Để tìm ta phương thức KD hiệu quả nhất.
2.3. QTDNTM THEO CÁC NGHIỆP VỤ KDTM

 Quản trị mua hàng


Mục tiêu của quản trị mua hàng là đảm bảo an toàn cho việc
bán ra, đảm bảo chất lượng hàng mua và chi phí thấp
Nội dụng của quản trị mua hàng trong DNTM
+ Xác định nhu cầu mua hàng
+ Lựa chọn nhà cung cấp
+ Thương lượng và đặt hàng
+ Tổ chức việc giao nhận và kiểm tra theo dõi
+ Đánh giá kết quả mua hàng.
2.3. QTDNTM THEO CÁC NGHIỆP VỤ KDTM

 Quản trị dự trữ


Mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hàng hóa
của doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bán ra của và
tối thiểu hóa chi phí dự trữ hàng hóa của doanh nghệp.
Nội dung của quản trị dự trữ hàng hóa trong DNTM
+ Quản trị dự trữ hàng hóa về mặt hiện vật
+ Quản trị dự trữ hàng hóa về mặt giá trị
+ Quản trị kinh tế dự trữ hàng hóa.
2.3. QTDNTM THEO CÁC NGHIỆP VỤ KDTM

 Quản trị bán hàng


Quản trị bán hàng trong DNTM là quá trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát hoạt động bán hàng
nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp
Nội dung quản trị bán hàng trong DNTM
+ Hoạch định bán hàng
+ Tổ chức bán hàng
+ Lãnh đạo trong quản trị bán hàng
+ Kiểm soát hoạt động bán hàng.
2.3. QTDNTM THEO CÁC NGHIỆP VỤ KDTM

 Quản trị các hoạt động dịch vụ khác hàng


Mục đích của quản trị hoạt động dịch vụ là trên cơ sở nghiên
cứu thị trường phát hiện nhu cầu, mong muốn, hy vọng, chờ
đợi của khách hàng để tìm cách thực hiện các hoạt động dịch
vụ nhằm nâng cao trình độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng của
DNTM.
+ Các dịch vụ trước khi bán hàng
+ Các dịch vụ trong bán hàng
+ Các dịch vụ sau khi bán hàng.
Câu hỏi ôn tập chƣơng 2

1. Phân tích khái niệm và các đặc trưng của doanh nghiệp
thương mại?
2. Phân tích các đặc trưng của quản trị doanh nghiệp thương
mại? Đặc trưng nào là quan trọng nhất?
3. Phân tích nội dung cơ bản của các chức năng quản trị
doanh nghiệp thương mại.
4. Phân tích nội dung cơ bản của quản trị doanh nghiệp
thương mại theo nghiệp vụ kinh doanh.

You might also like