You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA Y DƯỢC

BÁO CÁO THỰC HÀNH


MÔN DƯỢC LÂM SÀNG 1
TƯƠNG TÁC THUỐC

GVHD: ThS. DS Nguyễn Thị Việt Hà


Nhóm: 1
Lớp: D18

Đà Nẵng 2022
Câu 1: Có một đơn thuốc gồm có: Digoxin và Ampicillin (uống). Hãy giải thích
tương tác thuốc có thể xảy ra khi uố ng đồng thời hai loại thuốc trên?
 Trả lời:
Khi uống đồng thời Digoxin và Ampicillin có thể xảy ra tương tác dược
động học - tương tác trong quá trình hấp thu, cụ thể: Digoxin bị chuyển
hóa mất hoạt tính bởi hệ vi khuẩn đường ruột. Khi uống Ampicillin - một
kháng sinh phổ rộng: hệ vi khuẩn đường ruột sẽ bị tiêu diệt, lượng
Digoxin được hấp thu tăng lên có thể dẫn đến ngộ độc.
Câu 2: Biểu đồ sau đây cho thấy sự kết hợp thuốc Tetracyclin và Cimetidine
làm giảm đáng kể nồng độ tetracyclin trong máu, cơ chế của sự tương tác trên:

Hãy giải thích tại sao giảm đáng kể nồng độ tetracyclin trong máu.
 Trả lời:
Tetracyclin hoạt động tốt ở pH 6-6,5, nhưng không bền ở pH > 7. Ở ruột non
lại có xu hướng ức chế sự hòa tan của Tetracyclin do môi trường pH kiềm nhẹ
nên sự hòa tan của Tetracyclin trong dạ dày là điều kiện tiên quyết để hấp thu
Tetracyclin ở ruột non.
Cimetidine ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 của tế bào bìa dạ dày,
ức chế sản sinh HCl của dạ dày làm tăng pH dịch dạ dày làm Tetracyclin bị tạo
phức chất và mất tác dụng, do đó làm giảm sinh khả dụng của Tetracyclin, tức
làm giảm nồng độ Tetracyclin trong máu.
Câu 3: Phân tích các cặp tương tác:

TT Cặp phối hợp Cơ chế tương tác Ý nghĩa trong


điều trị
1 Amikacin - Furosemid Tương tác hiệp đồng dược lực Không
học.
Tăng độc tính trên tai và thận
(do thuốc lợi niệu làm thay đổi
thành phần điện giải của nội
dịch ở tai trong)
2 Antacid - Ketoconazol Tương tác dược động học Không
Giảm hấp thu Ketoconazol do
Antacid làm tăng pH dạ dày và
làm giảm tan rã Ketoconazol
3 Cimetidin – Nifedipin Cimetidin ức chế chuyển Không
hóa Nifedipin thông qua ức
chế enzym cytochrom P450,
làm tăng nồng độ huyết thanh
của Nifedipine, tăng tác dụng
hạ huyết áp.
4 Ciprofloxacin - Calci Tạo phức hợp ít hấp thu. Không
carbonat
5 Ciprofloxacin - Warfarin Ciprofloxacin ức chế mạnh hệ Không
vi khuẩn sản xuất vitamin K ở
đường ruột làm tăng tác dụng
chống đông máu của warfarin,
gây chảy máu
6 Clarithromycin - Clarithromycin ức chế Không
Simvastatin CYP3A4 làm giảm chuyển hóa
Simvastatin làm tăng nồng độ
và độc tính của Simvastatin:
tiêu cơ vân
7 Dexamethason - Tương tác dược lực học đối Không
Metformin kháng. Đối kháng tác dụng
giảm đường huyết
Dexamethason có thể cản trở
việc kiểm soát đường huyết và
giảm hiệu quả của Metformin.
8 Digoxin - Erythromycin Erythromycin làm tăng nồng Không
độ của Digoxin trong máu do
tác động lên hệ vi khuẩn
đường ruột làm tăng độc tính
Digoxin: nôn, buồn nôn, loạn
nhịp tim.
9 Digoxin – Thiazid Hạ kali máu do dùng các thuốc Không
lợi tiểu có thể làm tăng độc
tính của Digoxin
10 Doxycyclin – Antacid Tương tác dược động học Không
Tạo phức chelat cản trở hấp
thu và giảm hiệu quả của
Doxycyclin
11 Erythromycin - Erythromycin ức chế Không
Dihydroergotamin CYP3A4, ức chế chuyển hóa
và tăng nồng độ trong máu của
Dihydroergotamine, gây co
thắt mạch máu, giảm lưu
lượng máu đến các cơ quan,
gây thiếu máu cục bộ.
12 Fluconazol - Tương tác dược động học, do Không
Acenocoumarol ức chế enzym.
Tăng tác dụng chống đông và
nguy cơ chảy máu
13 Gentamicin - Cephalothin Tác dụng hiệp đồng độc trên Không
thận
14 Isotretinoin - Tetracyclin Tương tác dược lực học, hiệp Không
đồng tác dụng tăng áp lực nội
sọ.
Tăng nguy cơ mắc tình trạng
nghiêm trọng: u não giả do
tăng áp lực nội sọ, mất thị lực
vĩnh viễn
15 Metoclopramid - Tăng tác dụng của Cyclosporin Không
Cyclosporin bằng cách tăng cường hấp thu
ở đường tiêu hóa.
16 Miconazole - Glimepirid Miconazole có thể làm tăng Không
nồng độ trong máu và tác dụng
của glimepiride do Miconazole
là chất ức chế CYP2C9.

17 Nabica (IV) - Nabica (IV) kiềm hóa nước Điều trị quá liều
Phenobarbital tiểu để làm tăng thải trừ phenobarbital
phenobarbital qua thận.
18 Omeprazol - Itraconazol Itraconazol được hấp thu tốt Không
trong môi trường acid dịch vị.
Uống cùng omeprazol sinh khả
dụng của itraconazol sẽ bị
giảm đáng kể, làm mất tác
dụng điều trị chống nấm.
19 Phenytoin - Theophylin Việc dùng đồng thời Không
theophylin với phenytoin, có
thể dẫn đến giảm nồng độ
trong huyết thanh của một
hoặc của cả hai thuốc do làm
tăng chuyển hóa ở gan
20 Prednisolon - Diclofenac Prednisolon Làm giảm nồng Không
độ diclofenac trong huyết
tương và làm tăng nguy cơ
cũng như làm tăng nghiêm
trọng tổn thương dạ dày - ruột
21 Probenecid - Methotrexat Tương tác giữa probenecid và Không
methotrexat gây tăng kéo dài
nồng độ methotrexat, làm tăng
độc tính trên hệ tạo máu
22 Quinidin – Digoxin Nồng độ/tác dụng của digoxin Không
có thể tăng
23 Quinidin - Erythromycin độ thanh thải và thể tích phân Không
(IV) bố của digoxin có thể bị giảm
khi dùng đồng thời với
Quinidin
24 Rifampicin - Gliclazid Rifampicin gây cảm ứng Không
enzym cytochrom P450 nên
làm tăng chuyển hóa và bài
tiết, vì vậy làm giảm tác dụng
của Gliclazid khi dùng đồng
thời.
25 Rifampicin - thuốc uống Rifampicin tương tác với Không
tránh thai thuốc tránh thai, làm giảm tác
dụng của thuốc tránh thai.
26 Salbutamol - Propranolol Propranolol có thể làm mất tác Không
dụng giãn phế quản của các
thuốc điều trị hen nhóm kích
thích thụ thể beta 2-adrenergic
(salbutamol) do có tác dụng
sinh lý đối lập nhau
27 Sắt sulfat - Tetracyclin Phối hợp tetracyclin với các Không
muối sắt làm giảm rõ rệt hấp
thu cả hai loại thuốc này ở
ruột, dẫn đến giảm nồng độ
thuốc trong huyết thanh, hiệu
lực điều trị giảm hay mất hẳn
28 Simvastatin - Gemfibrozil Gemfibrozil ức chế cytochrom Không
CYP3A4 nên hay gặp viêm cơ
và tiêu cơ vân hơn ở người
bệnh điều trị phối hợp statin.

29 Spironolacton - Enalapril Spironolacton, một thuốc ức Không


chế cạnh tranh tác dụng sinh lý
của aldosteron, có thể làm tăng
tác dụng ức chế của thuốc ức
chế ACE đối với aldosteron
gây tăng kali huyết thanh
30 Sucralfat - Norfloxacin Giảm sự hấp thu Norfloxacin. Không

Câu 4: Hướng dẫn thời gian dùng thuốc bằng cách điền dấu (+) vào cột tương
ứng:

TT Tên thuốc Xa bữa ăn Lúc ăn Tùy ý Giải thích


1 Aspirin sủi bọt + Aspirin kích ứng niêm
mạc tiêu hóa mạnh, dạng
bào chế sủi bọt không bị
cản trở hấp thu bởi thức ăn
vì vậy nên uống trong lúc
ăn.
2 Aspirin pH 8 + Dạng bào chế viên bao tan
trong ruột nên uống xa bữa
ăn, lúc bụng rỗng.
3 Erythromycin + + Erythromycin là kháng
sinh nhóm Macrolid không
bền vững trong môi trường
acid, bị dịch vị dạ dày phá
hủy một phần.
Viên nén bao phim (base
và stearat) bị thức ăn làm
giảm hấp thu nên uống lúc
đói, xa các bữa ăn.
Viên bao tan trong ruột
erythromycin base và
estolat có thể uống bất cứ
lúc nào.
Erythromycin propionat
nên uống xa các bữa ăn.
Erythromycin ethylsucinat
không bị thức ăn ảnh
hưởng đến hấp thu nên có
thể uống tùy ý.
4 Ampicilin + Ampicilin bị thức ăn làm
giảm hấp thu, vì vậy nên
uống xa bữa ăn (trước bữa
ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 1-
2 giờ).
5 Tetracyclin + Tetracyclin bị thức ăn và
sữa làm giảm hấp thu qua
đường tiêu hóa do tạo phức
chelate với các ion kim loại
như Ca2+, Mg2+, Al3+... có
trong thức ăn và sữa. Vì
vậy nên uống thuốc xa các
bữa ăn (trước bữa ăn 1 giờ
hoặc sau bữa ăn 1- 2 giờ).
Để tránh kích ứng thực
quản, nên uống thuốc nhiều
nước (1 cốc to), ở tư thế
đứng.
6 Doxycyclin + Doxycyclin là thuốc kích
ứng mạnh đường tiêu hóa
và không bị thức ăn làm
giảm hấp thu. Vì vậy nên
uống lúc ăn. Không uống ở
tư thế nằm. Tránh uống
cùng sữa vì sẽ giảm sự hấp
thu của thuốc do tạo phức
chelate.
7 Griseofulvin + Griseofulvin là một thuốc
kháng nấm, tan tốt trong
lipid, được thức ăn làm
tăng hấp thu. Vì vậy, nên
uống thuốc lúc ăn để tăng
hấp thu.
8 Polyvitamin + Polyvitamin chứa hoạt chất
chính là vitamin A, tan
trong dầu, được thức ăn
làm tăng hấp thu. Vì vậy,
thuốc nên uống lúc ăn để
hấp thu tốt nhất.
9 Sắt sulfat + Thuốc được hấp thu tốt
hơn nếu uống lúc đói,
nhưng thuốc có khả năng
gây kích ứng niêm mạc dạ
dày, nên thường uống
thuốc trước khi ăn 1 giờ
hoặc sau khi ăn 2 giờ.
10 Maalox + Maalox là thuốc trung hòa
acid dịch vị, nên được uống
sau bữa ăn 1 giờ 30 phút
hoặc khi có cơn đau (hay
khó chịu) ở dạ dày để trung
hòa lượng acid thừa sau khi
đã tiêu hóa. Nếu uống
trước ăn có thể gây giảm
toan trong bữa ăn, cản trở
tiêu hóa thức ăn và có thể
gây phản ứng “dội toan”.
11 Sucralfat + Khi có acid dịch vị, thuốc
tạo thành một phức hợp
giống như bột hồ dính vào
vùng niêm mạc bị tổn
thương. Chính nhờ vào lớp
màng trung hòa acid này đã
bảo vệ vết loét dạ dày.
Nên uống xa bữa ăn vì nếu
uống cùng với thức ăn thì
thay vì có tác dụng bao vết
loét lại, thuốc sẽ bao thức
ăn.
12 Omeprazol + Là thuốc ức chế sự bài tiết
acid của dạ dày nên uống
lúc đói (trước khi ăn 1 giờ)
vì lúc đói là thời điểm acid
dạ dày được tiết ra nhiều
nhất, nhờ lượng lớn acid
này sẽ giúp nhanh chóng
phá hủy lớp vỏ bọc của
thuốc. Sau đó các hoạt chất
bên trong viên thuốc sẽ
nhanh chóng đẩy xuống
ruột non mà không bị cản
trở bởi thức ăn.
13 Chloramphenicol + Chloramphenicol không bị
thức ăn ảnh hưởng đến hấp
thu nên có thể uống vào
thời điểm tùy ý.
14 Isoniazid + Do thức ăn làm chậm hấp
thu và giảm sinh khả dụng
của isoniazid nên phải uống
lúc đói, trước bữa ăn 1 giờ
hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
15 Rifampicin + Rifampicin là một kháng
sinh phổ rộng, thức ăn làm
chậm và giảm hấp thu của
thuốc nên dùng khi đói
(khoảng 1 giờ trước bữa ăn
hoặc 2 giờ sau bữa ăn).
16 Dexamethason + Dexamethason thuộc nhóm
thuốc corticosteroid, dùng
dạng nào cùng được đào
thải qua niêm mạc dạ dày,
rất dễ làm tổn thương niêm
mạc dạ dày nên dùng kèm
với thức ăn hoặc sữa để
tránh khó chịu dạ dày và
nên uống với một cốc nước
đầy.
17 Furosemid + Furosemid là thuốc lợi tiểu
dẫn chất sulfonamid thuộc
nhóm tác dụng mạnh,
nhanh, phụ thuộc liều
lượng nên dù uống thuốc
này trong bữa ăn hay
không vẫn đáp ứng lợi niệu
tương tự.
18 Metformin + Metformin thường gây rối
loạn tiêu hóa (tiêu chuẩn,
buồn nôn, đau bụng,…) do
thuốc là một base yếu rất
phân cực. Để tránh các tác
dụng phụ này nên dùng
metformin trong bữa ăn.
19 Adalat LA + Có thể dùng Adalat LA
trong hoặc ngoài bữa ăn vì
thức ăn làm chậm nhưng
không làm giảm hấp thu
thuốc.
20 Phenytoin + Nên uống phenytoin cùng
hoặc ngay sau bữa ăn vì để
giảm bớt kích ứng dạ dày.

Câu 5: Phân tích đơn thuốc: Bệnh nhân nữ, 21 tuổi. Chẩn đoán: nhiễm trùng
tiết niệu. Chỉ định dùng thuốc:
a. Ciprofloxacin 500mg 7 viên (ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên)
b. Paracetamol 500mg 15 viên (ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên)
c. Mictasol bleu 14 viên (ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên)
d. Vitamin C 500mg 14 viên (ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên)
- Câu hỏi: Kết hợp các thuốc trên hợp lý chưa? Có nên thay Mictasol bleu
bằng Cotrimoxazol (TMP-SMX)?
 Trả lời:
Kết hợp các thuốc trên chưa hợp lí vì khi sử dụng đồng thời Paracetamol và
Ciprofloxacin sẽ làm tăng tác dụng của Ciprofloxacin do cạnh tranh liên kết với
protein huyết tương.
Không nên thay Mictasol bleu bằng Cotrimoxazol vì Ciprofloxacin đã là một
kháng sinh có tính diệt khuẩn nên không cần phải kết hợp với một kháng sinh
có tính kìm khuẩn như Cotrimoxazol.
Câu 6: Một bệnh nhân nam, 55 tuổi, đang điều trị đau đầu trong thời gian dài
bằng thuốc Ergotamin với liều 2mg x 2 lần/ngày, bệnh nhân đồng thời được chỉ
định Erythromycin do bệnh nhiễm trùng hô hấp trên. Sau khi sử dụng
Erythromycin được một tuần, ông cảm thấy 2 tay như mất cảm giác và lan dần
đến 2 chân. Người nhà đưa đến bệnh viện, các bác sĩ đã xác định tình trạng
trên là hậu quả của tương tác thuốc.

a. Giải thích cơ chế tương tác của Ergotamin và Erythromycin

b. Hệ quả lâm sàng của tương tác này và nêu các giải pháp xử trí.

 Trả lời:
a. Đó là do Erythromycin (nhóm macrolid) ức chế các enzym CYP3A4 (enzym
chuyển hóa Ergotamin và các thuốc cùng nhóm), làm tăng nồng độ của
Ergotamin trong huyết tương, dẫn đến nhiễm độc Ergotamin. Thực vậy
macrolid này do làm giảm độ thanh thải Ergotamin đã làm tăng thời gian bán
thải và gây tích luỹ hoạt chất này.

Trong khi hiện tượng cảm ứng enzym được thiết lập trong 15 đến 20 ngày, hiện
tượng ức chế enzym thể hiện ngay ngày đầu tiên điều trị. Đây không phải là sự
cạnh tranh ở các vị trí thụ thể, mà là sự hình thành các phức hợp không có hoạt
tính sinh học cytochrom - thuốc.
Các chất chuyển hóa của erythromycin và triacetyloleandomycin trong gan sẽ
tạo phức vững bền với Fe của cytochrom P450 nên hoạt tính chuyển hóa bình
thường của enzym gan bị giảm. Do nấm cựa gà chuyển hóa kém nên tích tụ lại
trong cơ thể làm tăng tác dụng co mạch.

b. – Hệ quả lâm sàng của tương tác này: Có nguy cơ gây thiếu máu cục bộ
nặng có thể tiến triển đến hoại tử, hoại thư các chi dưới và tử vong. Ban đầu,
đầu chi lạnh và dị cảm. Giai đoạn này ngắn, và tiến triển đến thiếu máu cục bộ
cấp tính ở vùng đùi, kèm co thắt mạch mạnh và lan toả (ở bệnh nhân này thì cả
chân và tay đã mất dần cảm giác). Tuy vậy, có thể những vùng khác cũng bị
như vậy: mạch máu não (liệt nửa người), mạch máu cơ tim (thiểu năng động
mạch vành), lưỡi (hoại tử lưỡi), mạc treo ruột và mắt.

– Các giải pháp điều trị:

 Chống chỉ định phối hợp Ergotanin với tất cả các macrolid, trừ spiramycin.
 Dẫn xuất hydrogen hóa khác của nấm cựa gà (dihydroergocornin,
dihydroergocristin, dihydroergotoxin) không liên quan đến tương tác này.
 Cân nhắc dừng và thay thế bằng kháng sinh macrolid khác không gây ức
chế enzym gan (azithromycin).

You might also like