You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ


BỘ MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC


Môn học: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

Đề tài:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CÔNG TY TNHH ĐIỆN TRỞ ĐỐT NÓNG
HALO TRÊN THỊ TRƯỜNG

GIẢNG VIÊN: DIỆP QUỐC BẢO


SINH VIÊN: NGUYỄN TẤN HẢI
MSSV: HCMVB220212031

Trang 1
Mục Lục!
1.Khái quát về doanh nghiệp...................................................................3
1.1.Giới thiệu về doanh nghiệp............................................................3
1.2.Thông tin chung về công ty............................................................4
1.3.Giá trị cốt lõi:..................................................................................4
1.4.Cơ cấu tổ chức của công ty gồm:..................................................5
2. Thực trạng hoạt động dẫn đến chi phí chất lượng kém tại HALO....6
2.1. Chi phí phòng ngừa:......................................................................6
2.3 Chi phí sai hỏng..............................................................................7
3. Cách thức nhận diện và giải pháp loại bỏ chi phí chất lượng kém tại
HALO........................................................................................................8
3.1. Cách thức nhận diện chi phí chất lượng kém.............................8
3.2. Giải pháp loại bỏ chi phí chất lượng kém.................................10
4. Liên hệ thực tiễn công việc bản thân................................................11

Tài liệu tham khảo:


1. https://knacert.com.vn/blogs/hoi-dap/7-loai-lang-phi-trong-san-xuat-la-gi-
cach-nhan-dien-va-loai-bo
2. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/cat-giam-kiem-soat-chi-phi-
trong-doanh-nghiep-yeu-to-quyet-dinh-den-hieu-qua-san-xuat-kinh-doanh-
132230.html
3. http://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/cat-giam-chi-phi-tao-thuan-loi-cho-doanh-
nghiep-phat-trien/10785674

Trang 2
1.Khái quát về doanh nghiệp
1.1.Giới thiệu về doanh nghiệp
“Công ty TNHH Điện Trở Đốt Nóng HaLo” là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại điện trở
đun nước, điện trở sấy khô, điện trở khuôn, điện trở đúc nhôm, đúc đồng, điện trở sứ, điện trở
ống thạch anh, điện trở nhiệt vòng, điện trở nhiệt dẹp, điện trở đun hóa chất, điện trở đun dầu,
điện trở đun chì, buồng sấy, buồng đốt, box nhiệt, lò sấy, lò nung,… Và cung cấp tất cả các loại
dây dò, dầu dò, dây chịu nhiệt, đồng hồ nhiệt, tủ điện điều khiển nhiệt độ,…. 
– Với trang thiết bị hiện đại, cùng với quản lý sản xuất  chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật trên 10
năm kinh nghiệm, công ty HALO mang đến những sản phẩm có chất lượng cao, tiến độ giao
hàng đảm bảo, giá thành hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu và nhu cầu khác nhau của khách hàng. 
  – Thế mạnh làm nên thương hiệu HALO khác biệt chính là: Sự chuyên môn hóa trong từng bộ
phận, tính trách nhiệm cao cùng những giám sát kỹ thuật làm việc nghiêm túc, cẩn thận nhằm tạo
nên những sản phẩm hoàn thiện đến từng chi tiết nhỏ nhất. Ngoài ra, các bộ phận thường xuyên
trao đổi công việc, chia sẻ những khó khăn, sáng kiến xây dựng nên một HALO năng động, sáng
tạo, chuyên nghiệp hơn trong từng dự án chúng tôi tham gia.
  – Với phương châm “ Hợp tác để cùng thành công”, và định hướng “Liên tục cải tiến”
HALO đã luôn nỗ lực cả về nhân lực, vật lực, xây dựng uy tín thương hiệu, niềm tin với khách
hàng với những sản phẩm chúng tôi cung cấp.
– Sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng trong suốt thời gian qua là nguồn động viên to lớn trên
bước đường phát triển của HALO. Chúng tôi xin hứa sẽ không ngừng hoàn thiện, phục vụ khách
hàng tốt nhất để luôn xứng đáng với niềm tin ấy.”

Trang 3
1.2.Thông tin chung về công ty

Công ty TNHH Điện Trở Đốt Nóng HaLo (HALO)


Tên đầy đủ: Công ty TNHH Điện Trở Đốt Nóng HaLo

TÊN CÔNG TY Tên thương hiệu: HALO

NĂM THÀNH LẬP 08/03/2017


HÌNH THỨC SỞ HỮU Công ty TNHH hai thành viên trở lên
MÃ SỐ THUẾ 0314273382

LOGO

ĐỊA CHỈ 213/115 Đường Liên Khu 4-5, P. Bình Hưng Hòa B, Q.
Bình Tân, Tp.HCM

FAX (028)36.209.965

TEL (028)36.209.963

E-MAIL dientrohalo@gmail.com

WEBSITE https://dientrohalo.com

1.3.Giá trị cốt lõi:


Tâm Huyết: nỗ lực không mệt mỏi, vượt lên trên giới hạn của nguồn lực nhằm đem đến
những giá trị quý giá nhất đến với các Doanh nghiệp, Cộng đồng và Đất nước.

Trung Thực: cam kết hành xử trung thực, đạo đức trong mọi suy nghĩ, hoạt động và giao
dịch, tạo dựng sự tin tưởng và giá trị gắn kết cao nhất giữa con người với con người, sử dụng
niềm tin và sự ngay thẳng để tạo ra chỗ đứng vững chắc cho mọi thành công và hơn thế nữa.

Trang 4
Win - Win: chú trọng giá trị của việc Cùng Thắng trong mọi suy nghĩ, hành động, chiến
lược ..., luôn luôn suy nghĩ và thấu hiểu cho những giá trị bên ngoài bản thân cá nhân, đặt lợi ích
chung và tinh thần hợp tác lên hàng đầu từ đó cùng tạo ra những giá trị tối ưu thật sự cho bản
thân song song các giá trị mà Khách hàng, Đồng nghiệp, Đối tác, Cộng đồng cùng nhận được.

1.4.Cơ cấu tổ chức của công ty gồm:


Giám đốc Công ty, Phòng kinh doanh, Phòng sản xuất, Phòng kế toán.

Giám
Phó GiámĐốc
Đốc

Phòng kinh doanh Phòng Kế toán Phòng sản xuất

BP. kinh doanh BP.Kế Toán BP. Sản xuất

BP. Kiểm tra chất


BP. CSKH BP.Kho
lượng

BP. Marketing

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HALO

Trang 5
2. Thực trạng hoạt động dẫn đến chi phí chất
lượng kém tại HALO
2.1. Chi phí phòng ngừa:
-Khái niệm: Chi phí phòng ngừa là chi phí phát sinh để phát hiện sớm những sai lỗi ngay từ đầu
tránh hiện tượng sai lỗi dây chuyền về sau, vì khi xảy ra một sự sai lỗi ngay giai đoạn đầu nhưng
chúng ta không phát hiện sẽ gây ra hệ lụy là sai lỗi một chuỗi về sau. Nếu chúng ta có thể phát
hiện sai lỗi từ đầu thì các chi phí sai lỗi sẽ được giảm đến mức tối thểu nhất có thể. Những chi phí
nay thường bao gồm:
- Chi phí lập kế hoạch quản trị chất lượng.
- Chi phí đánh giá sản phẩm mới.
- Chi phí đánh giá khả năng xử lý.
- Chi phí khảo sát năng lực nhà cung cấp.
- Chi phí dự án cải tiến chất lượng.
- Chi phí các cuộc họp nhóm cải tiến chất lượng.
- Chi phí giáo dục và đào tạo về chất lượng.
- Chi phí những hệ thống quản lý chất lượng.
- Chi phí hệ thống quản lý hiệu quả.
- Chi phí kiểm lỗi.
- Chi phí lập kế hoạch kiểm tra.
- Chi phí kiểm toán.
Đối với một doanh nghiệp nhỏ như Halo thì các chi phí về phòng ngừa thường gặp như là:
- Chi phí giáo dục và đào tạo: Một khoản chi phí cần có cho giáo dục và đào tạo những, nhân
viên mới hoặc những nhân viên chuyển việc, cũng có thể là những lao động kém chất lượng dẫn
đến những sai lỗi trong quá trình sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp, những sai lỗi này tạo ra
các chất mà sau quá trình hoàn thiện sản phẩm sẽ phản ứng với nhau tạo nên hiện tượng vón cục,
đông kết.
-Tại công ty HALO thì những sai lỗi thường gặp ở tất cả các phòng ban:
+Phòng kinh doanh: những sai soát thường gặp là từ cấp quản lý đến cấp nhân viên: nhân viên
tiếp nhận thông tin sai soát, nhập liệu không chính xác, chưa làm rỏ các số liệu đối với khách
hàng, tiếp nhận thiếu thông tin,… Đối với quản lý: chưa khắc khe, quản lý chưa chặc chẽ các
nhân viên, kiểm soát các thông tin chưa chuẩn sát, chưa làm chủ được các cuộc hợp, hoặc các
buổi đào tạo cho các nhân viên mới, nhân viên yếu kém, chưa có kế hoạch về các báo cáo của các
nhân viên đẫn đến những lơ là trong công việc của nhân viên.
+Phòng kế toán-Kho: Thường xãy ra các khâu nhập liệu từ đầu vào, cho đến đầu ra, các khâu chi
phí sản xuất, nhập hàng kém chất lượng, hoặc xử lý các vấn đề cung ứng còn nhiều sai soát.
+Phòng sản xuất: Đây là nơi xảy ra nhiều sai hỏng nhất trong doanh nghiệp, từ lúc xuất kho các
nguyên vật liệu để sản xuất, giai đoạn sản xuất đến giai đoạn nhập kho thành phẩm. Từ khâu xuất
kho nguyên vật liệu: các nhân công hay xuất những nguyên vật liệu không phù hợp: như sai kích
thước, sai chất liệu,… Đến khâu sản xuất: từ sai hỏng trên có thể dẫn đến sai hỏng sản phẩm,
hoặc gia công sẽ xảy ra nhiều sai hỏng không mong muốn có thể do nguyên vật liệu hoặc có thể
do thao tác gia công sản phẩm của công nhân. Khâu thành phẩm ngay cả nhân viên sản xuất hay
nhân viên kho kiểm tra chất lượng cũng khó xử lý khâu này do mọi thứ đã được thành phẩm khó
đánh giá chất lượng bên trong sản phẩm. Và do đây là doanh nghiệp nhỏ nên việc dầu tư vào cơ
sở vật chất để đánh giá sản phẩm là điều bất khả thi.

Trang 6
Vì vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch cho việc đào tạo để hạn chế cho những chi phí hư hỏng sai
lệch trong hệ thống về sau. Ngoài ra còn nhiều loại chi phí khách quan như sau: Chi phí điều tra
sai lỗi của nhà cung cấp: Lỗi trong quá trình nhà cung ứng cung cấp nguyên vật liệu, các vấn đề
đầu vào của sản phẩm không đảm bảo về chất lượng khiến cho trì tuệ trong sản xuất hoặc ảnh
hưởng đầu ra kém chất lượng.
2.2. Chi phí kiểm tra
Tại doanh nghiệp sản xuất điện trở đốt nóng HALO thì việc an toàn cho nhà tiêu dùng là vấn đề
quan trọng hàng đầu, vì vậy để tránh được những sai hỏng hàng hóa thì cần tránh sự sai soát từ
đầu vào cho đến đầu ra. Để tránh những sai soát này thì chi phí cho khâu kiểm tra là hết sức cần
thiết, sau đây là những thực trạng hiện tại mà HALO chưa khắc phục được:
-Phòng kinh doanh chưa kiểm tra, kiểm soát chính xác được những số liệu để chuyển đến tay
phòng sản xuất.
-Phòng sản xuất không làm việc trực tiếp với khách hàng, nên những sai lỗi kéo theo từ phòng
kinh doanh là không tránh khỏi.
-Phòng kế toán kho kiểm tra nguyên vật liệu vào và sản phẩm ra cực kỳ quan trọng, nhưng đây là
phòng am hiểu về kỹ thuật, thông số của sản phẩm mà khách hàng mong muốn, nên có những sai
soát là không thể tránh khỏi.
Vì vậy, cần có kế hoạch kiểm tra và chi phí cho việc làm này là hết sức cần thiết.

2.3. Chi phí sai hỏng


a)Chi phí sai hỏng bên ngoài:
Chi phí sai hỏng bên ngoài thường được phát sinh khi khách hàng phát hiện sai hỏng về kích
thước quy cách sản phẩm, hoặc các thông số kỹ thuật khác. Ngoài ra còn có những vấn đề về dịch
vụ không đạt tiêu chuẩn. Những sai lỗi này có thể cụ thể như sau:
Sửa chữa và bảo trì,bảo dưỡng: sản phẩm bị sai lỗi, cháy nỗ có thể bị trả về.
Yêu cầu bảo hành: các sản phẩm lỗi có thể được thay thế mới, và sản phẩm sai lỗi sẽ bị hủy bỏ,
hoặc tốn chi phí xử lý.
Khiếu nại: tất cả các chi phí cuộc gọi, chi phí đi lại của khách hàng.
Trả hàng: Chi phí xử lý và điều tra các sản phẩm bị từ chối hoặc thu hồi, bao gồm cả chi phí vận
chuyển
b)Chi phí sai hỏng nội bộ:
* Các chi phí sai hỏng nội bộ: Bao gồm chi phí cho phế phẩm hay chi phí làm lại sản phẩm mới,
phải tạm dừng quá trình sản xuất, tiêu hao thời gian dừng sản xuất. Cụ thể các chi phí sai hỏng
nội bộ mà HALO gặp phải:
+ Phí cho phế phẩm điện trở: Chi phí cho những sản phẩm có chất lượng kém cần phải hủy bỏ,
nó bắt nguồn từ nguyên vật liệu (inox kém chất lượng, bột cách điện không đạt yêu cầu, dây đốt
bị rỉ sét độ dẫn điện không cao, khả năng chịu dòng kém,..), công nhân (làm việc chưa nhiệt
huyết, tận tâm, lơ là trong công việc,..), hoặc máy móc (bảo trì bảo dưỡng chưa hợp lý, máy móc
cũ kỹ kém chất lượng,..),..
+ Phí sửa chữa sai sót: Chi phí sửa chữa cho những hàng sai hỏng, bao gồm thời gian công nhân,
máy móc, nguyên vật liệu bù đắp.Tại HALO những mặc hàng khi gia công có thể do nguyên vật
liệu đầu vào một chi tiết nào đó kém chất lượng, không đạt yêu cầu dẫn đến những sai hỏng hàng
hóa và cần thay thế thiết bị chất lượng hơn, cũng có thể do tay nghề công nhân dẫn đến hư hỏng
chi tiết nhỏ của hàng hóa mà cần một phần chi phí để bù đắp cho sai hỏng này.
+ Chi phí do quá trình không thực hiện được: chi phí kiểm tra điều chỉnh để trả lời cho câu hỏi tại
sao hàng hóa không đạt như yêu cầu mong muốn, chất lượng không tốt. Có những mặt hàng mới,
độ khó cao, công nhân cần có thời gian nghiên cứu phương án làm việc, khi có phương án thì
việc báo tay vào làm vẫn còn chậm chạp làm tăng chi phí nhân công sản xuất.
Trang 7
+ Chi phí do dừng quá trình sản xuất: Chi phí dừng một quá trình hay dây chuyền sản xuất để sửa
lỗi. Khi có một chi tiết nhỏ một sản phẩm điện trở bị sai hỏng, buộc phải dừng các máy móc cho
quá trình gia công phía sau, việc này dẫn đến tốn kém chi phí dừng và khởi động máy, cũng như
chi phí tiêu hao thời gian của các nhân công khâu tiếp theo trong quá trình xử lý sản phẩm.
+ Chi phí do giảm giá bán: những sản phẩm xấu, kém chất lượng, sai quy cách cần được giảm giá
để bán được sản phẩm. Đây là những sản phẩm không thể sửa chữa được nữa hay những sản
phẩm không thay đổi được quy cách, thông số kỹ thuật kích thước.
+ Các loại lãng phí khác: các chi phí bắt nguồn từ nguyên vật liệu phải bỏ từ sản phẩm sai hỏng,
nhân công xử lý những sai hỏng hoặc nguyên vật liệu sai hỏng, trang thiết bị, máy móc…

3. Cách thức nhận diện và giải pháp loại bỏ chi


phí chất lượng kém tại HALO
3.1. Cách thức nhận diện chi phí chất lượng kém
 Xác định các sai lỗi có thể xảy ra ngay từ đầu, tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến sai lỗi đó. Kiểm
tra, phân tích từng bước để nhận định sai lỗi ở giai đoạn nào, giai đoạn nào có khả năng xãy ra sai
lỗi cao nhất, và sai lỗi đó là do nhân công hay thiết bị.
Những sai lỗi có thể xãy ra tại HALO:
Khâu vận chuyển: giai đoạn vận chuyển từ kho nguyên vật liệu đến phân xưởng sản xuất có thể
xảy ra những hư hỏng, đỗ vỡ nguyên vật liệu, đây là chi phí mà khách hàng không phải trả cho
sai lỗi đó.
Tồn kho: những nguyên vật liệu, những sản phẩm thành phẩm hoặc bán thành phẩm có thể tồn
kho quá lâu dẫn đến tiêu tốn chi phí tồn kho hoặc tiêu hao hư hỏng sản phẩm.
Khâu thao tác: Việc thao tác không chuyên nghiệp, hoặc thao tác không cẩn thận có thể dẫn đến
hư hỏng hàng hóa, vật liệu. Các thao tác, hành động đi lại tìm kiếm trang thiết bị của các nhân
công trong khu sản xuất có thể tiêu hao nhiều thời gian làm việc của công nhân.
Việc chờ đợi: Việc chờ đợi một máy móc, hay một sản phẩm dâng thao tác giai đoạn trước đó
điều này gây lãng phí nhân công, hoặc máy móc.
Gia công thừa: Gia công vừa đủ đảm bảo đạt chất lượng sản phẩm là cần thiết, nhưng vẫn có
những trường hợp gia công quá mức cần thiết, ví dụ những công nhân làm phẳng mặt kim loại thì
đánh bóng quá nhiều, tiêu hao nhiều thời gian của công nhân và máy móc.
Những khuyết tật: khi một sản phẩm có thể sai lỗi một phần chi tiết nhỏ cũng có thể kéo theo một
loạt kế hoạch sửa chữa cho các giai đoạn sau.
Các sai hỏng trên chúng ta có thể dễ nhìn thấy và quản lý được. Ngoài ra còn một số sai hỏng mà
khó quản lý được như: khâu nhập hàng từ phòng kinh doanh, khâu xuất-nhập kho từ kế toán kho,
… Đây là những khâu cần có kỹ thuật cao mới có thể nhận diện ra được.
Để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm
bảo được các hiệu quả đặt ra, mỗi tổ chức phải đưa ra được các biện pháp giảm chi phí, cách thức
quản lý và kiểm soát cho phí tốt nhất. Cụ thể như:

Một là, xác định rõ các bước cần thiết khi tiến hành cắt giảm chi phí. Bất kỳ tổ chức nào khi hoạt
động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan
tâm hàng đầu. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận
của tổ chức đó.

Để giảm chi phí hiệu quả, trước hết nhà quản lý phải phát hiện các chi phí cần phải cắt giảm bằng
cách nhận diện và tập hợp các chi phí theo từng trung tâm và kết quả tính toán các biến động sẽ

Trang 8
giúp phát hiện được các bộ phận yếu kém trong tổ chức trong việc quản lý và sử dụng chi phí.
Thông thường, chỉ cần quan tâm đến những biến động có tỷ lệ phần trăm lớn (so với định mức)
hay có giá trị lớn hoặc các biến động bất lợi kéo dài theo thời gian. Bên cạnh đó, cần xác định các
nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến động bất lợi: Thông thường một biến động bất lợi về chi phí
có thể có nhiều nguyên nhân, nhà quản lý HALO nên tập trung vào một vài nguyên nhân quan
trọng và bỏ qua các nguyên nhân không cần thiết còn lại. Sau khi nắm chắc được các vấn đề trên,
nhà quản lý phải đưa ra các biện pháp cắt giảm chi phí. Việc đưa ra các biện pháp cắt giảm chi
phí đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các nhân viên, các bên liên quan vì thông thường, các biện
pháp này thiên về mặt kỹ thuật hơn là quản lý.

Hai là, xác định rõ ràng và nhất quán đâu là chi phí chất lượng kém và không tạo ra giá trị gia
tăng. Cần lưu ý, nếu cắt giảm thì sẽ gây hậu quả không hay cho việc tăng năng suất lao động, tác
động đến kết quả của giá trị gia tăng mà doanh nghiệp muốn có. Cho nên cần cắt giảm chi phí
theo những phương thức hợp lý nhất mà không làm mất đi các năng lực thiết yếu hay giảm thiểu
tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Bản chất của vấn đề là phân biệt rỏ ràng các loại chi phí đóng
góp vào sự tăng trưởng lợi nhuận và những chi phí chất lượng kém có thể cắt giảm để chuyển
phần tiết kiệm được sang những khu vực tăng trưởng, sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhà quản lý HALO cần tự trả lời các câu hỏi: Yếu tố nào trong các chi phí là cần thiết để giữ
vững vị thế cạnh tranh hiện tại? Yếu tố nào không là cần thiết? Liệu những chi phí nhằm trợ giúp
đội ngũ nhân viên bán hàng có thể cắt giảm được không? Còn các chi phí quản lý nhân sự, chi
phí tài chính kế toán thì sao? Những yếu tố ảnh hưởng sản xuất đem lại những lợi ích nào? Trả
lời được các câu hỏi này sẽ đảm bảo để HALO có thể đưa ra một chiến lược cắt giảm chi phí hiệu
quả.

Ba là, sử dụng các mục tiêu tăng năng suất sản xuất, tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng
để khích lệ sự cần thiết và gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền
vững. Mạnh tay tiết kiệm những khoản chi phí hoạt động cơ bản nhưng vẫn dành ra một khoản
tiền lớn để đầu tư cho tiếp thị, giao dịch với đối tác và đổi mới quản lý, nghiên cứu trong sản
xuất. Để làm được điều này, Ban quản trị cấp cao cần công bố những mục tiêu cơ bản và mang
tính thách thức cao nhất để toàn thể tổ chức hiểu rõ nhu cầu cần áp dụng một phương thức cắt
giảm chi phí mới. Tổ chức chỉ có thể đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận như mong muốn bằng
việc cắt giảm chi phí nhưng đồng thời vẫn gia tăng doanh số bán hàng, nâng cao chất lượng sản
xuất qua đó tạo ra một mối liên kết giữa các nhiệm vụ quan trọng này.

Bốn là, thường xuyên rà soát, nghiên cứu chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp
với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lược sản xuất kinh doanh cụ thể. Một mặt, tổ chức cần đặt
ra những mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hấp dẫn để động viên các nhà quản lý cắt giảm những
chi phí khác nhau nhằm phục vụ tăng trưởng, nhưng mặt khác cũng cần xác định rõ bao nhiêu
phần trăm trong số lợi nhuận thu được từ việc cắt giảm chi phí và bao nhiêu phần trăm có được từ
những nỗ lực cải thiện, phát triển kinh doanh khác.

Năm là, xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại. Tổ chức nên xây
dựng hệ thống báo cáo tài chính có trọng điểm, qua đó cung cấp các chi tiết về những khu vực chi
phí cụ thể trong từng bộ phận doanh nghiệp và có giải pháp ngăn ngừa việc chi tiêu không đúng
chỗ. “Các chi phí trung tâm” được chia thành từng nhóm dưới sự quản lý trực tiếp của ban quản
trị cấp cao. Nhóm các chi phí này bao gồm cả các chi phí cho hoạt động chức năng chủ chốt lẫn
các hoạt động sản xuất kinh doanh quan trọng. Mục đích của việc này nhằm quản lý tốt hơn các
chi phí quan trọng và để nhận ra những khoản ngân sách có thể tiết kiệm được hiệu quả hơn nữa

Trang 9
nhưng vẫn đảm bảo được những mục tiêu cơ bản và qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh trong HALO.

Sáu là, việc cắt giảm các chi phí nhưng vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng phải có sự thích hợp
giữa những chỉ đạo “từ trên xuống dưới” và các đề xuất “từ dưới lên trên”. Các nhà quản lý cấp
cao đóng vai trò xây dựng những trọng điểm và mục tiêu quản lý chi phí, còn các nhà quản lý cấp
dưới là người thực thi những nhiệm vụ được đặt ra, trực tiếp xử lý các chi tiết sản xuất kinh
doanh, tìm ra những chi phí tốt và chi phí xấu; đồng thời, đánh giá các mặt lợi hại của việc cắt
giảm các chi phí do các nhà quản lý cấp cao đề ra.

3.2. Giải pháp loại bỏ chi phí chất lượng kém


HALO cần kiểm soát chặt chẽ các chi phí ẩn ở các quá trình từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, sản
xuất, đầu ra sản phẩm. Chính xác là: hàng tồn kho, hàng bị đổi trả, các phế phẩm, hàng hết hạn sử
dụng, thất thoát tài sản, sử dụng không hết công suất, hàng nguyên vật liệu không đạt yêu cầu,
cung cấp hàng không đúng thời điểm… Bởi chi phí ẩn không dừng lại ở việc làm cho sản phẩm
tăng giá vốn, năng lực cạnh tranh suy giảm, mà còn ảnh hưởng lớn đến danh tiếng, thương hiệu
cũng như uy tín của HALO ở tương lai. Vì vậy, Để giảm thiểu tối đa chi phí cho sản phẩm, cũng
như nâng cao năng lực cạnh tranh của HALO trên thị trường điện trở thì HALO cần thực hiện
một số nội dung sau:

Bước 1: Cải tiến bộ phận quản lý tại HALO, nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý. Các cấp quản lý
cần có cái nhìn sâu sắc về năng lực cạnh tranh, tầm nhìn tương lai để luôn cải tiến chất lượng sản
phẩm, quy trình sản xuất, tối ưu năng suất.

Bước 2: Tập trung ưu tiên phát triển đào tạo, khi một doanh nghiệp mà ở đó mỗi nhân viên đều
có năng lực trình độ cạnh tranh với nhau thì sẽ tạo ra một doanh nghiệp khỏe mạnh đầy sức cạnh
tranh với doanh nghiệp khác. Mỗi cá nhân trong tổ chức đều có năng lực, ý thức tự giác, tinh thần
học hỏi thì việc cắt giảm những chi phí không cần thiết là chuyện không còn khó.Đào tạo tại
công ty HALO Cần làm những điều sau:

+Phòng kinh doanh: luôn đào tạo, quản lý và tổ chức các cuộc họp để lên kế hoạch cho hoạt động
tinh gọn hiệu quả, nâng cao ý thức cạnh canh giữa các nhân viên, dùng các công cụ phần mềm
hay tiêu chí để đo lường năng lực của nhân viên kinh doanh. Thỉnh thoảng tạo những buổi kiểm
tra về kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý,…

+Phòng kế toán: Cần một khoản hỗ trợ cho cấp nhân viên đến cấp quản lý một lượng chi phí cho
các buổi học ngắn hạn để nâng cao kiến thức, cải tiến năng lực. Thúc đẩy các buổi họp khoảng
một tuần một lần để tiếp nhận các ý kiến từ phòng ban, những sai lỗi thường gặp, những công
đoạn nào dễ sai lỗi nhất, những ưu điểm nào cần được phát huy. Từ đó đưa ra những giải pháp
khắc phục sai lỗi và những kế hoạch phát triển những thế mạnh.

+Phòng sản xuất: Đây là nơi dễ xảy ra những chi phí chất lượng kém cao nhất, vì vậy cần được
cải cách nhận thức, kiến thức, kỹ năng của từng nhân viên. Điều này góp phần cắt giảm những
phi phí, tiểu tiết nhỏ nhất thường gặp. Tránh lãng phí nguyên vật liệu, thời gian nhân công, điện
năng hoạt động máy móc, cũng như toàn bộ chi phí máy móc.

Bước 3: Liên tục đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất, các máy móc đến tuổi thọ cần được đổi
mới (Ví dụ những máy dập, máy cắt, khi đến định kì bảo trì bảo dưỡng hoặc quá đát thì việc dùng
tiếp sẽ tổn hao thời gian chi phí bảo trì bảo dưỡng và nhân công của HALO); cải tiến quy trình
sản xuất, thao tác nhân công theo hướng loại bỏ tối đa các thao tác dư thừa gây tốn sức người;
Trang 10
nguyên vật liệu sản xuất để làm tăng năng suất lao đông. Vì vậy , tại HALO hoặc các doanh
nghiệp khác cần khấu hao nhanh các máy móc, để dùng tiền đó chuyển đổi các công nghệ máy
móc hiện đại để năng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất làm việc và năng lực cạnh tranh.

Bước 4: Cấu trúc lại cơ cấu tổ chức sản xuất một cách tinh gọn, tạo ra những tiêu chí chung để
hướng các công nhân đến tiêu chí đó để cắt giảm tối đa thời gian chờ đợi của nhân công và giảm
thiểu những xung đột trong dây chuyển sản xuất.

Bước 5: xác định chuẩn xác sản lượng tồn kho để tối ưu hóa chi phí tồn kho, chi phí lưu trữ an
toàn nguyên vật liệu và chi phí mua hàng.

Bước 6: Liên tục tiếp cận, cập nhật những quy định nhà nước ban hành để luôn đổi mới cũng như
làm quy định cho công ty HALO tránh những sai phạm không đáng.

Bước 7: Thiết kế lại hệ thống, bộ máy quản trị chuỗi cung ứng để đảm bảo rằng có sự thông suốt
giữa các công đoạn từ khâu tiếp nhận đơn đặt hàng của phòng kinh doanh cho đến khâu xác định
tiêu chuẩn nguyên liệu, khâu lựa chọn nhà cung cấp, khâu tiếp nhận lưu kho, khâu xuất kho
nguyên vật liệu. Để làm tốt được điều này HALO nên dùng những phần mềm công cụ hiện đại để
kiểm soát chặt chẽ, quản lý triệt để những sai phạm trong các công đoạn.

4. Liên hệ thực tiễn công việc bản thân


Việc quản lý chất lượng công việc của bản thân cũng như việc quản lý thời gian một cách hiệu
quả. Bản thân là một nhân viên kỹ thuật điện công nghiệp làm thuê, tôi cũng từng lãng phí thời
gian tại nơi làm việc, máy móc dùng xong không tắc, trang thiết bị dùng xong không đặt đúng
nơi quy định, nguyên vật liệu thừa của công ty. Cụ thể: đi làm trễ giờ, đùa giỡn hoặc làm cho hết
giờ rồi tan việc, sẵn sàng bỏ rác những nguyên vật liệu còn thừa,… Khi nhìn lại đối với việc làm
trên của bản thân thì chẳng phí phạm là bao nhiêu. Nhưng đứng trên cấp độ quản lý nhìn xuống
thì bao nhiêu nhân công là bấy nhiêu sự lãng phí, nó tích tụ lại thành khối lãng phí mà doanh
nghiệp phải chi trả. Và những phần phí này có thể đã được trừ trên những đồng lương của chúng
ta. Vì vậy để có một công việc chất lượng, mức lương chất lượng thì ngay trên bản thân chúng ta
hãy sở hữu một kiến thức, ý thức, tầm nhìn chất lượng.

Trang 11

You might also like