You are on page 1of 3

Chủ đề: Quy đổi thực phẩm – Bé không thích ăn cơm, thì quy đổi sang các

loại thực
phẩm khác như thế nào?
1. Vì sao cần phải chuyển đổi thực phẩm?
Cháo hay cơm là thức ăn ta có thể dễ dàng bắt gặp trong thực đơn ăn dặm hàng ngày
của trẻ. Khi lặp đi lặp lại một vài thức ăn sẽ dễ khiến trẻ ngán, dẫn đến tình trạng trẻ
từ chối bữa ăn đó. Vậy nên việc vừa đảm bảo được tính đa dạng của thực đơn, vừa
đảm bảo được bữa ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trở thành mối quan tâm lớn
của các mẹ. Để làm được điều này, mẹ cần nắm được một số khái niệm và quy tắc
chuyển đổi giữa các loại thực phẩm trong cùng một nhóm nhé.
2. Chuyển đổi thực phẩm
2.1. Đơn vị chuyển đổi thực phẩm là gì? Có mấy nhóm thực phẩm chuyển đổi?
Đầu tiên, ta cần tìm hiểu “đơn vị chuyển đổi thực phẩm” là gì, có mấy nhóm thực
phẩm chuyển đổi và nguyên tắc chuyển đổi giữa các nhóm với nhau.
- Chuyển đổi thực phẩm là thay đổi qua lại giữa các loại thực phẩm với nhau
trong cùng một nhóm thực phẩm, ví dụ, gạo, bún, mì, miến,..
- 1 đơn vị chuyển đổi thực phẩm có cùng mức năng lượng, khối lượng glucid,
protein (protid), lipid.
+ Ví dụ: 55g cơm cung cấp 20g glucid + 2g protein
+ 1 lát bánh mì sandwich cũng cấp 20g glucid + 2g protein
+ ➔ 55g cơm = 1 lát bánh mì
- Các thực phẩm có thành phần dinh dưỡng tương tự nhau được xếp chung với
nhau thành một nhóm. Có 7 nhóm thực phẩm là:
• Nhóm ngũ cốc, khoai củ và sản phẩm chế biến, ở nhóm này chia thành
hai nhóm nhỏ:
+ Nhóm ngũ cốc, khoai củ
+ Nhóm sản phẩm chế biến của khoai củ
• Nhóm trái cây
• Nhóm thịt/cá/ trứng/đậu đỗ
• Nhóm sữa
• Nhóm dầu/ mỡ/ bơ
• Nhóm rau, củ, quả
• Nhóm thực phẩm ngọt
- Nguyên tắc chuyển đổi giữa các loại thực phẩm là :
+ Chuyển đổi giữa các thực phẩm ở CÙNG NHÓM và CÙNG SỐ LƯỢNG
ĐƠN VỊ. Ví dụ: Trong nhóm ngũ cốc, khoai củ thì 1 đơn vị cơm sẽ = ½
chén cơm (~55g) = với 1 lát bánh mì sandwich (38g) = 1 chén lưng cháo
(2/3 chén ~220g). Tương tự với 2 đơn vị = 1 chén cơm (gạt ngang miệng
chén) = 2 lát bánh mì sandwich,…
+ Các thực phẩm được chuyển đổi phải cùng một nhóm. Thực phẩm ở nhóm
khác KHÔNG thể thay thế hay chuyển đổi với nhau.
2.2. Bảng chuyển đổi thực phẩm nhóm Ngũ cốc, khoai củ và nhóm sản phẩm
chế biến của khoai củ
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam và Bảng thành phần thực phẩm Việt
Nam, quy ước mỗi đơn vị nhóm “Ngũ cốc, khoai củ” chứa 20g Glucid + 2g
Protein, nhóm “Sản phầm chế biến của Khoai củ” chứa 20g Glucid.
STT Tên thực phẩm 1 đơn vị Trọng lượng kể Đơn vị đo
(g) cả thải bỏ (g)
1 Gạo tẻ 26 26
2 Cơm gạo tẻ 55 55 ½ chén
3 Cháo 220 220 1 chén lưng
4 Nếp 27 27
5 Xôi 40 40 1/5 chén
6 Bắp nếp 60 120 ½ trái trung bình
7 Bột gạo 24 24 2 muỗng canh vun
8 Bún 78 78 1 chén lưng
9 Bánh phở 62 62 2/3 chén
10 Bột mì 27 27 2 muỗng canh vun
11 Bánh mì ổ 38 38 2/3 ở trung bình
12 Bánh mì sandwich 38 38 1 lát
13 Nui khô 28 28
14 Nui luộc 75 75 1 chén lưng
15 Mì khô 28 28
16 Mì luộc 75 75 1 chén lưng
17 Mì gói 30 30 ½ gói mì trung bình
18 Khoai tây 95 110 1/3 củ lớn
19 Khoai lang 76 88 ½ củ trung bình
20 Khoai môn 83 95
21 Khoai sọ 79 91
22 Khoai mì 59 79
23 Củ ấu 78 156
24 Củ dong 76 87
25 Củ từ 98 112
26 Củ sắn dây 76 87

2.3. Lưu ý trong chuyển đổi thực phẩm


 Một số lưu ý quan trọng trong chuyển đổi thực phẩm mà mẹ cần ghi nhớ:
− Nguyên tắc chuyển đổi giữa các nhóm thực phẩm với nhau:
+ Chỉ được chuyển đổi thực phẩm trong cùng một nhóm thực phẩm, với cùng
số lượng đơn vị.
+ Nên lưu ý thêm ở một số thực phẩm như nui, mì, … sẽ có dạng khô và dạng
đã qua chế biến (luộc), thì sẽ khác nhau, khi chuyển đổi nên chú ý thực
phẩm đã qua chế biến hay chưa.

3. Tổng kết
3.1. một số thực phẩm thông thường, nhắc lại lưu ý quan trọng
Trong các loại thực phẩm kể trên, một số loại mẹ thường hay cho bé dùng như là gạo,
cơm, cháo, bún, mì, nui, xôi,.. thì mẹ có thể tham khải kỹ hơn để chuyển đổi qua loại
giữa các thực phẩm này.
4. TLTK

You might also like