You are on page 1of 4

Kết hợp thuốc: Những “đối thủ” không đội trời chung

Trong điều trị bệnh thường ngày, việc kết hợp một số thuốc là điều có thể vì mục
đích trị bệnh phối hợp hoặc vì mục đích tăng cường bồi dưỡng cho người bệnh.
Nhưng cần hết sức chú ý những thuốc đối kháng một trời một vực.
Trong điều trị bệnh thường ngày, việc kết hợp một số thuốc là điều có thể vì mục
đích trị bệnh phối hợp hoặc vì mục đích tăng cường bồi dưỡng cho người bệnh.
Nhưng cần hết sức chú ý những thuốc đối kháng một trời một vực.
Uống kháng sinh tiết niệu, cấm uống sắt
Khi bị viêm đường tiết niệu, nhất định bạn sẽ phải cần đến kháng sinh như
ciprofloxacin chẳng hạn. Kháng sinh này có thể tiêu diệt gần hết các vi khuẩn trên
đường tiết niệu của bạn và nó khá nhạy. Nhưng điều cần thiết là nó phải được đưa
vào máu trong cơ thể bạn trước khi có tác dụng. Viên sắt đã phá vỡ quy trình này.
Điều đó đã tạo nên một đối kháng điển hình giữa nhóm kháng sinh tiết niệu và viên
sắt. Hai thứ này không thể đi cùng nhau. Lý do vô cùng đơn giản, viên sắt chống
lại sự hấp thu của thuốc. Sắt làm kết tủa thuốc đến mức mà nếu như bạn dùng viên
sắt liều cao thì nó có thể giảm tới 1/3 nồng độ thuốc được hấp thu vào máu. Với
nồng độ thiếu hụt như thế, thuốc chẳng thể làm được gì vi khuẩn. Vì vậy, nếu uống
kháng sinh tiết niệu, tuyệt đối không được uống sắt.

Dùng kháng sinh tả, đừng ngó tới canxi


Khi bị bệnh tả, một trong các thuốc được sử dụng nhiều nhất đó là tetracyclin.
Nhưng bạn cần lưu ý nhé, nếu đang dùng kháng sinh này thì đừng có ngó ngàng tới
canxi. Canxi làm cho xương khỏe mạnh nhưng nó lại chẳng thể làm bạn với
tetracyclin. Trong trường hợp dùng canxi liều cao, canxi làm cho thuốc bị kết tủa
theo kiểu tạo chelat, một kiểu kết hợp thuốc với kim loại. Hậu quả thuốc không thể
nào được hòa tan và rất khó đi vào cơ thể. Sự đối kháng này đặc biệt chú ý vì
chúng ta không thể để bệnh tả kéo dài.
Khi bị bệnh tiêu chảy cấp do ngộ độc thực phẩm hay rối loạn đường tiêu hóa mà
dùng tetracyclin thì đừng có tham thuốc bổ hay bất cứ thuốc gì khác.

Uống thuốc chống dị ứng, không dùng ketoconazol


Mặc dù không còn được bán nhiều trên thị trường nhưng một số nơi người ta vẫn
thấy có terfenadin và astemizol trong danh mục thuốc chống dị ứng. Lý do thuốc bị
cấm là vì có một số tác dụng phụ hệ trọng. Nhưng một số vẫn bán vì tác dụng
chống dị ứng hấp dẫn. Vào ngày Tết, bạn dễ bị các chứng dị ứng như dị ứng thức
ăn, dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa. Nếu như có dùng một trong hai thuốc trên, đề
nghị tránh thật xa thuốc ketoconazol, cho dù bạn đang trị nấm.
Lý do là ketoconazol làm tăng nồng độ thuốc trong máu vượt tầm kiểm soát. Với
một liều lượng cụ thể, thuốc sẽ vào máu khoảng chừng 80 - 90%. Nhưng điều này
bị sai lạc với sự có mặt của ketoconazol, nó sẽ làm sai hẳn con số này, tăng lên rất
cao. Nghe ra có vẻ tốt, vì tăng liều đồng nghĩa với việc tăng tác dụng. Nhưng hoàn
toàn trái ngược. Tăng cao nồng độ hai thuốc chống dị ứng này trong máu sẽ gây ra
hiện tượng xoắn đỉnh, một dạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể dẫn đến tử
vong.

Dùng thuốc chống đông, bỏ luôn vitamin K


Một số bệnh nhân bị bệnh liên quan đến hệ thống đông máu nên phải dùng thuốc
chống đông liên tục và kéo dài. Ví dụ như các bệnh nhân bị bệnh nhồi máu cơ tim,
đột quỵ não thể nhồi máu, bệnh nhân ghép tạng. Một điều cực kỳ quan trọng là
nhất định phải đảm bảo tính chống đông hiệu quả. Nếu không tai biến có thể dễ
dàng lặp lại.
Và một thuốc tuyệt đối cấm dùng ở đây đó là vitamin K. Cần phải nhớ rằng
vitamin K là một thành tố quan trọng tạo nên chuỗi chu trình đông máu, một điều
đang cần ngăn trở khi dùng thuốc chống đông.

Vitamin D rất “ghét” thuốc ức chế mật


Bí mật ở đây chính là sự thù ghét đến không thể nhìn mặt nhau của hai thuốc này.
Vitamin D rất cần mật để hấp thu. Đó là vì vitamin tan trong dầu, mà dầu lại được
hòa tan bởi mật. Không có mật thì sẽ dẫn đến không thể có vitamin D trong cơ thể.
Thuốc ức chế mật đã làm giảm tiết mật tương đối nhiều và do đó chúng sẽ có
“công hiệu” công phá vitamin D tương đối rõ nét. Chính vì vậy, đang dùng vitamin
D thì không được dùng thuốc chống tiết mật. Hoặc nếu phải dùng thuốc chống tiết
mật, nên dừng vitamin D lại vì có dùng cũng chỉ có phí mà thôi.
Dùng hạ áp, chớ nhồi canxi
Một trong các thận trọng nên chú ý là dùng thuốc hạ huyết áp và thuốc bổ sung
canxi. Canxi là một thành tố quan trọng của cơ thể góp phần vào cơ chế gây co cơ
trơn thành mạch và gây tăng huyết áp. Và một trong các thuốc điều trị huyết áp
chống lại cơ chế này đó là thuốc chẹn canxi. Chúng sẽ ngăn canxi không cho đi
vào hệ thống cơ trơn thành mạch, giảm tối đa sự co thắt mạch và do đó hạ được
huyết áp bệnh lý.
Vì vậy, nếu như bạn đang dùng thuốc hạ huyết áp dạng thuốc chẹn canxi thì tốt
nhất, nên tạm thời dừng viên uống bổ sung canxi.
Không dùng chung hai thuốc này là điều tốt nhất. Còn nếu như nhất định không thể
dừng điều trị huyết áp (đương nhiên) và bỏ giữa chừng chế độ chống loãng xương,
nên chọn thuốc hạ huyết áp dòng khác như chẹn beta chẳng hạn. Cũng nên giảm
nồng độ viên uống canxi xuống.

Trị nghẹt mũi thì đừng dùng long đờm


Nghẹt mũi có bản chất là dịch mũi chảy ra quá nhiều. Cơ chế là do mạch máu của
niêm mạc mũi họng giãn quá mức. Trị chứng khó chịu này thực ra không quá khó.
Chỉ cần dùng một vài loại thuốc co mạch là giải quyết được ngay tình hình. Thuốc
co mạch làm co mạch máu và giảm dịch mũi chảy ra gần như ngay lập tức.
Nhưng nếu như vậy thì bạn đừng dùng long đờm nhé. Cơ chế cơ bản của thuốc này
là làm đứt các cầu nối -S-S-, cầu nối cơ bản trong đờm nhầy ở đường hô hấp.
Nhưng một trong các cơ chế khác đó là tăng tiết dịch để làm hóa lỏng đờm. Cơ chế
này hoàn toàn đối kháng với thuốc làm co mạch mũi. Do đó hai thứ thuốc này hoàn
toàn không thể dùng chung với nhau vì chúng làm giảm tác dụng của nhau.

Dùng kháng sinh thì đừng truyền đạm


Một trong các nguyên tắc điều trị với thuốc kháng sinh là không nên truyền đạm
đồng thời. Điều cơ bản nhất trong dùng thuốc kháng sinh là phải đủ liều lượng, mà
cụ thể ở đây là liều lượng được thể hiện trong máu. Chỉ cần giảm nồng độ thuốc
hoạt hóa thì sẽ làm giảm hiệu lực tiêu diệt vi khuẩn.
Chúng ta cần hiểu rằng, không phải thuốc vào cơ thể là tác dụng ngay. Phần lớn
thuốc được kết hợp với protein trong máu và không có hoạt tính diệt khuẩn. Chúng
là một dạng dự trữ thuốc. Phần nhỏ thuốc tồn tại ở dạng tự do và dạng này mới là
dạng chính để thể hiện tác dụng.
Khi đang dùng kháng sinh điều trị, việc truyền đạm vào đã làm tăng nồng độ đạm
trong cơ thể. Hệ quả là tăng chất gắn kết thuốc làm giảm nồng độ thuốc ở dạng
hoạt hóa. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hoạt tính điều trị.

Dùng thuốc chống hen, cấm dùng chẹn beta


Loại thuốc này dễ dàng tác dụng vào cơ trơn đường thở với một điều kiện là không
có mặt kẻ đối kháng truyền kiếp: thuốc chẹn beta.
Thuốc chẹn beta là một trong các thuốc chống tăng huyết áp và điều chỉnh rối loạn
nhịp tim. Không thể chối cãi tác dụng điều trị nhưng cũng không thể chối bỏ tác
dụng phụ trên đường thở. Những thuốc này làm co thắt đường thở nghiêm trọng và
hoàn toàn đối kháng với tác dụng của thuốc chống hen.

Tốt nhất chúng đã không ưa nhau thì bạn không cho chúng đi cùng nhau. Vì thế
nào cũng có một kẻ thắng và nếu như thuốc chẹn beta quá mạnh, cơn hen sẽ phá
đám ngày vui Tết của bạn. Giải pháp: chuyển từ thuốc chẹn beta sang thuốc chẹn
canxi là tốt nhất.

BS. Vũ Huy Hiệu

You might also like