You are on page 1of 2

1, Cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre trong chiến đấu:

Qua văn bản “Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới, hình ảnh cây tre
trong chiến đấu đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Hình ảnh tre thẳng thắn
như con người không chịu bất khuất. Buổi đầu, không có vũ khí trong tay, tre là tất
cả, tre là vũ khí duy nhất. Ta kháng chiến, tre là đồng chí chiến đấu của ta, tre vì ta mà
cùng ta đánh giặc. Những cây tre đã đóng góp rất lớn vào công việc dựng nước và giữ
nước của cha ông ta. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù…Hình ảnh tre
gắn liền với những chiến thắng oanh liệt như: những chiếc gậy tầm vông góp phần rất
lớn trong việc chống lại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ để giành lại độc lập, tự do cho Tổ
quốc. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam
Hán. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh”
vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai. Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà
tranh, giữ đồng lúa chín,…Tre luôn luôn hi sinh để bảo vệ con người. Tre là anh hùng
lao động! Tre anh hùng chiến đấu! Qua đó em thấy được hình ảnh cây tre trong chiến
đấu mang nhiều phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta.
2, Cảm nghĩ của em về hình ảnh Lượm hi sinh trong khổ thơ:
(Chép thơ)
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã để lại trong
em nhieuf ấn tượng sâu sắc. Lượm đã hi sinh anh dũng trong khi đang làm nhiệm vụ
trong cảnh mưa bom, bão đạn. Hình ảnh Lượm hi sinh thật đẹp đẽ, yên bình như đang
chìm vào giấc ngủ. Em đã hi sinh trên mảnh đất mẹ quê hương- một sự hi sinh thanh
thản, thiêng liêng, cao cả để lại trong lòng người đọc bao cảm xúc tiếc thương vô hạn.
Thiên thần nhỏ yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với mùi hương lúa non thanh
khiết, thơm mùi sữa. Bàn tay Lượm vẫn nắm chặt bông lúa quê hương thể hiện tình
yêu cuộc sống, khát khao thực hiện nhiệm vụ còn dang dở. Linh hồn nhỏ bé của
Lượm đã hóa thân vào thiên nhiên đất nước, hòa vào hương lúa ngát hương như dòng
sữa mẹ ngọt ngào ru con ngủ. Hình ảnh Lượm sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc.
Đoạn thơ đã thể hiện cảm xúc, tình cảm, yêu mến, đậm chất gợi ca của tác giả. Tác
giả còn thể hiện được tình cảm trân trọng, biết ơn sự hi sinh cao cả của Lượm. Nghệ
thuật của đoạn thơ còn thể hiện qua hình ảnh gợi cảm, giọng điệu thơ nghẹn ngào,
xúc động, thể thơ bốn chữ giản dị. Qua đó em thấy được đoạn thơ đã thể hiện được sự
ra đi thanh thản của Lượm và cảm xúc nhớ thương của mọi người.
3, Cảm nhận hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con:
Trong văn bản Cô Tô, hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con đã để lại cho em
nhiều ấn tượng sâu sắc. Hình ảnh của chị Châu Hòa Mãn địu con chính là trung tâm
của bức tranh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, là linh hồn của bức tranh rất đỗi yên bình ấy.
Hình ảnh của chị Châu Hòa Mãn chỉ xuất hiện một lần ở cuối bài nhưng nó lại gợi
bao cảm xúc cho người đọc. Đây là một hình ảnh đầy chất thơ gợi cho người đọc một
cảm xúc về sức sống trên đảo Cô Tô. Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con còn gợi
nên tình mẫu tử dịu dàng và thắm thiết. Qua hình ảnh ấy, ta cũng thấy ảnh lên vẻ đẹp
của người lao động, một vẻ đẹp rất đỗi bình dị, yên vui. Bằng biện pháp so sánh và
liên tưởng độc đáo “trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như
cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”, tác giả đã cho thấy sự gắn
bó khăng khít giữa những người dân chài với thiên nhiên, với biển khơi. Qua đó, ta
cũng thấy được ngòi bút miêu tả tài tình của Nguyễn Tuân cũng như tình yêu của tác
giả với vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc.

4, Cảm nhận khổ thơ cuối trong bài “Đêm nay Bác không ngủ”.
Qua khổ thơ cuối trong bài “Đêm nay Bác không ngủ” đã để lại trong em nhiều
ấn tượng sâu sắc. Chi tiết “Vì một lẽ thường tình/ Bác là Hồ Chí Minh” đã thể hiện
được cái đêm mà Bác không ngủ chỉ là một trong rất nhiều đêm không ngủ của Bác.
Bởi trong cuộc đời cách mạng của người, Bác đã từng trải qua nhiều đêm như vậy.
Trong thời kì bị giam cầm ở nhà tù Tưởng Giới Hạch, Bác đã từng “trằn trọc, băn
khoăn, giấc chẳng thành…” rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu-Đông năm
1947, Bác chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ
thường tình” bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh,
về sự lo lắng cho dân, cho cách mạng; vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ, người cha
già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người đã dâng hiến trọn vẹn cả cuộc đời mình
cho dân cho nước. Qua biện pháp điệp ngữ ở hai câu thơ đầu, cùng hình ảnh thơ giản
dị, tác giả Minh Huệ đã đã khắc họa thành công chân dung của Bác với phẩm chất lớn
lao đồng thời cho người đọc thấy được sự kính trọng và tình yêu thương của tác giả
đối với vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

You might also like