You are on page 1of 18

Hoàn cảnh ra đời bức thư

- Cách đây hơn 70 năm, ngày 17/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Thư
gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng” với những lời nhắn nhủ, nhắc nhở
chính quyền địa phương phải yêu dân, kính dân, hết lòng hết sức phục vụ
Nhân dân. Từng ấy năm trôi qua, bức thư của Người cho đến nay còn
nguyên giá trị. Những lỗi lầm, khuyết điểm Người chỉ ra đã 2/3 thế kỷ
nhưng vẫn còn đó, không chỉ để cho chính quyền địa phương mà tất cả cho
các cơ quan trong hệ thống chính trị soi xét, tự vấn.
- Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt
Nam do Quốc dân Đại hội ở Tân Trào cử ra được cải tổ thành Chính phủ
lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi ra mắt quốc dân trong
ngày Độc lập 2.9.1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chính phủ lâm thời do
Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tiến hành nhiều hoạt động, ban hành các
Sắc lệnh và văn bản pháp luật thể chế hóa 6 nhiệm vụ cấp bách được Chính
phủ quyết định trong phiên họp đầu tiên ngày 3.9.1945 về chống nạn đói;
chống nạn mù chữ; Tổng tuyển cử và soạn thảo Hiến pháp dân chủ; mở
chiến dịch giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ thói hư tật xấu; cải cách
chính sách thuế, bỏ ngay một số sắc thuế; ra tuyên bố tự do tín ngưỡng và
đoàn kết lương giáo.
- Cùng giai đoạn đó, UBND cách mạng các địa phương cũng được xác lập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn cụ thể về cách tổ chức các
UBND, xác định địa vị pháp lý của UBND là hình thức Chính phủ trong các
địa phương. Chính quyền Nhân dân thời kỳ đầu dù mới thành lập nhưng
hoạt động rất hiệu quả, làm việc theo một tinh thần mới phục vụ Nhân dân,
có uy tín lớn trong Nhân dân. Tuy nhiên, Người cũng sớm nhìn thấy những
mầm mống làm tha hóa quyền lực nhà nước bắt đầu xuất hiện. Ngày
17.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Thư gửi UBND các kỳ, tỉnh,
huyện và làng” (Bức thư đăng trên Báo Cứu quốc số 69, ngày 17.10.1945)
với những lời nhắn nhủ chính quyền phải yêu dân, kính dân, hết lòng hết sức
phục vụ nhân dân. Bức thư ngắn, nêu bật mối quan hệ giữa Nhà nước và
Nhân dân, đồng thời, chỉ ra các lỗi lầm của cán bộ cần phải ra sức sửa chữa.
Câu 1: Tại sao có thể nói: Văn bản trên đã thể hiện đầy đủ những quan điểm cơ
bản của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân 
 Nhà nước là gì? 
Nhà nước là một tổ chức quyền lực, nắm quyền điều hành đất nước thông qua
bộ máy chính trị. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật, mọi hoạt động trong xã
hội đều phải được sự giám sát và điều chỉnh của Nhà nước. 
 Nhà nước của dân. 
Nhà nước của dân là nhà nước mà trong đó nhân dân là chủ, nhân dân được
xác định là chủ thể có địa vị cao nhất, có quyền quyết định trong mọi vấn đề quan
trọng của đất nước. 
Điều 1, Hiến pháp năm 1946 do Bác Hồ làm Trưởng ban soạn thảo đã khẳng
định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong
nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu
nghèo, giai cấp, tôn giáo”. “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra
nhân dân phán quyết” (Điều 32, Hiến pháp năm 1946). 
Trong Nhà nước dân chủ, nhân dân thực thi quyền lực thông qua hai hình thức
dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp 
Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ trong đó nhân dân trực tiếp quyết định
mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc và quyền lợi của dân
chúng. Hồ Chí Minh luôn coi trọng hình thức dân chủ trực tiếp bởi đây là hình
thức dân chủ hoàn bị nhất, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hành
dân chủ trực tiếp.  
Cùng với dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp hay dân chủ đại diện là hình thức
dân chủ được sử dụng rộng rãi nhằm thực thi quyền lực của nhân dân. Đó là hình
thức dân chủ mà trong đó nhân dân thực thi quyền lực của mình thông qua các
đại diện mà họ lựa chọn, bầu ra và những thiết chế quyền lực mà họ lập nên. 
Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì nhà nước của dân, do dân làm
chủ còn bao hàm thêm một nội dung quan trọng khác, đó chính là thông qua việc
làm chủ, nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước. 
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, hình thức dân chủ gián tiếp: 
 Quyền lực nhà nước là “thừa ủy quyền” của nhân dân. Tự bản thân
nhà nước không có quyền lực 
 Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình nhà nước, có quyền bãi miễn
những đại biểu mà họ đã lựa chọn, bầu ra và có quyền giải tán những
thiết chế quyền lực mà họ đã lập nên 
 Luật pháp dân chủ và là công cụ quyền lực của nhân dân. 
 
 Nhà nước do dân:  
Nhà nước do dân là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của
mình: Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt
động; Nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Vì thế, Bác Hồ yêu
cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với
nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Nếu chính phủ làm
hại dân, không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ
bãi miễn nó. 
 
Nhà nước do nhân dân còn có nghĩa “dân làm chủ”. Người khẳng định rõ:
“Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”1. Nếu “dân là
chủ” xác định vị thế của nhân dân đối với quyền lực nhà nước, thì “dân làm chủ”
nhấn mạnh quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân với tư cách là người chủ. 
 Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, “nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có
nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân”2. Nhân dân
làm chủ thì phải tuân theo pháp luật của Nhà nước, tuân theo kỷ luật lao động,
giữ gìn trật tự chung, đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích
chung, hăng hái tham gia công việc chung, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ Tổ
quốc, v.v.. 
Trong nhà nước do nhân dân làm chủ, nhà nước phải tạo mọi điều kiện để
nhân dân được thực thi những quyền mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định,
hưởng dụng đầy đủ quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ làm chủ của mình. Người yêu
cầu cán bộ, đảng viên phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. 
 
 
 Nhà nước vì dân: 
Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, khô
ng có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính.  
Người nói:
"Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu t
ự do hạnh phúc cho mọi người.
Cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thả
y.Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh” 
Trong Nhà nước vì dân, cán bộ vừa là đày tớ, nhưng đồng thời phải vừa là người l
ãnh đạo nhân dân.
Hai đòi hỏi này tưởng chừng như mâu thuẫn, nhưng đó là những phẩm chất cần c
ó ở người cán bộ nhà nước vì dân. Là đày tới thì phải trung thành, tận tuỵ, cần kiệ
m liêm chính, chí công vô tư,
lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người
, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài.  
 

Câu 2: Sáu lỗi lầm chính mà cán bộ mắc phải được Hồ Chí Minh nhắc đến
trong văn bản trên tại thời điểm năm 1945, hiện nay những lỗi lầm náy có còn
tồn tại trong hoạt động của Nhà nước ta hay không? Nếu có hãy lấy ví dụ minh
họa?

1. Trái phép

- Một trong những vụ việc gây chấn động nhất đầu năm 2021 là đưa ra xét xử
vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát,
lãng phí; Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" xảy ra tại Bộ Công
Thương và Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) liên
quan đến dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Qua quá trình xét xử, Tòa sơ thẩm đã tuyên phạt các bị cáo: Vũ Huy Hoàng,
nguyên Bộ trưởng Công thương 11 năm tù; Phan Chí Dũng, nguyên Vụ
trưởng Công nghiệp nhẹ, Bộ Công thương 9 năm tù, cùng về tội Vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Ngoài
ra, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nguyên phó chủ tịch
UBND TP Hồ Chí Minh 6 năm 6 tháng tù về tội Vi phạm các quy định về
quản lý đất đai, cộng với 7 năm tù trong bản án trước đó, bị cáo Tín phải
chịu tổng hình phạt chung là 13 năm 6 tháng tù. Các bị cáo còn lại trong vụ
án bị tuyên phạt từ 30 tháng tù cho hưởng án treo đến 5 năm tù giam về tội
Vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
2. Cậy thế: thổi giá các bộ kit xét nghiệm covid 19

- Trong năm 2021, hàng loạt các vụ án vi phạm về đấu thầu trong lĩnh vực y
tế đã được phát hiện điều tra truy tố như vụ việc xảy ra ở Bệnh viện Bạch
Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội. Đặc biệt là vụ việc bắt giam Thứ trưởng Y tế
Trương Quốc Cường về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Chưa dừng lại ở đó, những ngày cuối năm 2021, dư luận xã hội tiếp tục xôn
xao khi Cơ quan điều tra của Bộ Công an tiếp tục phanh phui vụ án “thổi
giá” Kit xét nghiệm Covid-19.
- Phan Quốc Việt và các đối tượng là lãnh đạo chủ chốt Công ty Việt Á khai
nhận: Quá trình kinh doanh và tiêu thụ Kit xét nghiệm Covid-19 do Công ty
Việt Á sản xuất, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test Covid-19 của các
địa phương trên cả nước, Phan Quốc Việt và các đối tượng của Công ty
Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa
vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/Kít; thỏa
thuận và chi tiền % hợp đồng cho lãnh đạo Bệnh viện, CDC các tỉnh, thành
phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.
- Đến nay, bước đầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ sai
phạm trong việc Công ty Việt Á bán Kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC Hải
Dương thông qua 05 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng, Phan Quốc Việt
đã chi tiền % ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải
Dương số tiền gần 30 tỷ đồng.
3. Hủ hóa: Vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy
định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham
ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

- Đây là vụ án kinh tế lớn, được TAND tp Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm tháng
01/2018 với bị cáo Đinh La Thăng và 21 bị cáo đồng phạm. Quá trình điều
tra cho thấy, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình
2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐ Thành viên Tập đoàn dầu khí
Việt Nam (PVN), đã chỉ định Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC)
thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC
trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ
hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC
để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai
mục đích không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt
hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.

- Ngoài ra, bị cáo Đinh La Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp luật
vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) gây thất thoát
cho Nhà nước 800 tỷ đồng.

4. Tư túng:

https://dantri.com.vn/xa-hoi/ca-ho-lam-quan-o-hai-duong-ngau-nhien-bo-nhiem-
toan-nguoi-than--20170413103337101.htm

Bài báo về việc "Cả họ làm quan" ở Hải Dương: Ngẫu nhiên bổ nhiệm toàn người

than năm 2017

Phó Bí thư Huyện ủy Kim Thành cùng nhiều chức danh quan trọng ở huyện là
"người trong một nhà"
5. Chia rẽ

- Vụ án Đồng Tâm

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tranh_ch%E1%BA%A5p_%C4%91%E1%BA
%A5t_%C4%91ai_t%E1%BA%A1i_%C4%90%E1%BB%93ng_T%C3%A2m

- Đầu tháng 12-2019, nhóm đối tượng trong “Tổ đồng thuận” do Lê Đình
Kình và Lê Đình Công cầm đầu, chủ mưu đã tập trung, xô xát, chửi bới, đe
dọa lãnh đạo và cán bộ UBND xã Đồng Tâm; đe dọa, chửi bới những đại
biểu đãphát biểu ủng hộ việc làm của chính quyền các cấp tại Hội nghị đối
thoại củaThanh tra chính phủ, UBND TP Hà Nội với nhân dân xã Đồng
Tâm.
- Nhóm đối tượng do Lê Đình Kình cầm đầu chuẩn bị nhiều vỏ chai bia đểlàm
bom xăng, mua lựu đạn, hang chục dao, kiếm, vũ khí tự chế... phân ông
nhiệm vụ của từng đối tượng, âm mưu hành động cực đoan như bắt giữ cán
bộ,gây cháy, nổ trụ sở UBND xã, nhà cán bộ... để gây áp lực, đòi hỏi yêu
sách và thuhút sự chú ý, theo dõi của cộng đồng trong nước và quốc tế.
- Vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm ngày 9/1/2020 là vụ án nghiêm trọng, dưluận
trong và ngoài nước quan tâm, nhiều đối tượng vi phạm pháp luật với hành
vi manh động, dã man, gây bức xúc dư luận. Vụ án nêu trên do một nhóm
đối tượng lợi dụng danh nghĩa đảng viên lôi kéo, lừa mị người dân tham gia
các hoạt động sai phạm.
- Nguyên nhân trực tiếp là hoạt động chống đối của một số đối tượng trongcái
gọi là “Tổ đồng thuận” do ông Lê Đình Kình đứng đầu thành lâp, coi thường
pháp luât, lợi dụng khiếu nại, tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, tâm lý
ham muốn vật chất của môt số người dân để tập hợp, lôi kéo những người
bất mãn, tiêu cực, kể cả số nghiện hút ma túy, số có tiền án tiền sự tham gia
các hoạt đông gây mất an ninh, trât tự tại địa phương.
- Ông Lê Đình Kình nguyên Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã,
nguyênTrưởng Công an xã Đồng Tâm.
- Năm 1982 tại Đại hội Đảng bộ xã Đồng Tâm, do không đủ phiếu bầu,không
trúng cử Ban Chấp hành Đảng bộ xã, dù đã được bố trí làm thư ký vănphòng
UBND xã Đồng Tâm, nhưng ông Kình vẫn nảy sinh tâm lý bất mãn,
khôngmặn mà với công việc.
- Sau khi nghỉ hưu ông này thường xuyên lôi kéo, tập hợp một số cán bộ
cốtcán của xã Đồng Tâm và con cháu trong dòng họ Lê Đình để kích động
gây mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ
Câu 3: Vận dụng những kiến thức đã học của chương IV và những
hiểu biết của bản thân, anh (chị) hãy chứng minh mối quan hệ biện
chứng giữa dân với chính phủ mà Hồ Chí Minh đã nêu trong văn
bản “Nếu không có dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu
không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường”. Từ đó rút
ra một vài giải pháp củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Nhà
nước và nhân dân để nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước
và phát huy sức mạnh nhân dân trong giai đoạn hiện nay?

Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và
Dân.

- Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của một dân tộc kiên cường, bền bỉ
trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong quá trình lịch sử
oanh liệt của mình, nhân dân ta đã xây dựng nên truyền thống tốt đẹp mà
tiêu biểu là chủ nghĩa yêu nước, lòng nhân ái, ý thức cộng đồng, tinh thần
tự chủ, ý chí kiên cường bất khuất không chịu làm nô lệ, không chịu mất
nước.
- Trong suốt 80 nǎm đô hộ của thực dân Pháp nhiều phong trào yêu nước
của nhân dân ta do các sĩ phu phong kiến yêu nước khởi xướng đã liên tiếp
nổ ra như: phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, phong trào Đông
Kinh nghĩa thục, khởi nghĩa Yên Thế v.v... Nhưng tất cả những phong trào
yêu nước đó đều thất bại.
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu nước
ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nhưng rõ nhất và tập trung nhất là do thiếu
một đường lối cứu nước đúng đắn nên không huy động tập hợp được sức
mạnh nhân dân.
- Phong trào Cần Vương tuy kéo dài 12 nǎm (từ 1885 đến 1896) nhưng vẫn
loay hoay trong hệ tư tưởng phong kiến nên không có khả nǎng tập hợp
được đông đảo quần chúng nhân dân, vì giai cấp phong kiến đã thối nát,
phần lớn đã đầu hàng thực dân, làm tay sai cho đế quốc và đàn áp, bóc lột
thậm tệ nông dân, nên bị nhân dân oán ghét.
- Phan Chu Trinh, một chí sĩ yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu XX đã từ bỏ con
đường cứu nước theo lập trường phong kiến hướng tới lập trường dân chủ
tư sản. Nhưng cụ lại chủ trương cải lương, muốn dựa vào sự giúp đỡ của
Pháp, sửa đổi chế độ vua quan phong kiến và thay vào đó chế độ đại nghị
tư sản. Còn Phan Bội Châu, chủ trương bạo động đánh đổ ách thống trị của
thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc, nhưng lại dựa vào Nhật để đánh
đuổi Pháp.
- Cuộc khởi nghĩa nông dân ở núi rừng Yên Thế do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh
đạo cũng thất bại do không có đường lối rõ ràng, "còn nặng cốt cách phong
kiến", không tập hợp được quần chúng đông đảo.
- Giữa lúc phong trào yêu nước của Việt Nam đang bế tắc không biết đi về
đâu thì xuất hiện Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh. Người đã ý thức một cách
sâu sắc thân phận của người dân mất nước sống kiếp nô lệ dưới ách thống
trị của thực dân phong kiến. Vì vậy, Người càng đồng cảm với nỗi khổ của
nhân dân bao nhiêu, càng đánh giá cao tấm lòng yêu nước, thương dân của
các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và các vị cách mạng tiền bối khác bấy
nhiêu. Mặc dầu rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị cách mạng đàn
anh nhưng Người nhận thấy những khuyết tật trong đường lối cứu nước
mà họ đã chọn. Với tinh thần phê phán cách mạng, Người nhận thấy cần
phải có một lý luận mới, một đường lối cách mạng mới, soi sáng cho con
đường cách mạng Việt Nam.
- Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, trong nhận thức của Hồ Chí Minh,
ngoài chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, Người đã tiếp thu một
cách có phê phán những giá trị vǎn hoá của phương Đông và phương Tây.
Đó là Nho giáo mà Người đã tiếp nhận qua các nhà Nho yêu nước - thứ Nho
giáo đã được Việt Nam hoá. Nổi bật là những tư tưởng tiến bộ đề cao "đạo
làm người", đề cao vai trò của dân, cùng với tinh thần "Tứ hải giai huynh
đệ"... Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng đã phê phán, lược bỏ những mặt hạn
chế về thế giới quan, nhân sinh quan của Nho giáo - như quan niệm thứ bậc
về con người chỉ bó hẹp trong quan hệ người - người bằng quan hệ "quân
tử" - "tiểu nhân", sự coi khinh lao động chân tay, coi khinh phụ nữ... để xây
dựng một quan điểm tư tưởng về một thế giới đoàn kết, nhân ái cho mọi
người mà trước hết và trên hết là nhân dân bị áp bức đoạ đầy ở Tổ quốc
mình và các nước khác. Điều này được thể hiện trong việc Hồ Chí Minh sử
dụng những mệnh đề Nho giáo nhưng đã thay vào đó những nội dung cách
mạng như: "Trung với nước", "Hiếu với dân", "bốn phương vô sản đều là
anh em"... và tư tưởng của đạo Phật hy sinh tranh đấu diệt lũ ác ma, cứu
chúng sinh ra khỏi khổ nạn, xây dựng một xã hội bình đẳng, no ấm, hạnh
phúc và an lạc cho mọi chúng sinh.
- Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân Hồ Chí Minh chưa hiểu biết gì
về Đảng Cộng sản cũng như chưa có tư tưởng về mối quan hệ giữa Đảng và
dân.
- Chặng đường phát triển tư tưởng cách mạng đầu tiên của Hồ Chí Minh là
những nǎm tháng lǎn lộn trong quần chúng lao động ở nhiều nước trên thế
giới. Tại những nơi này, bằng những nghề đã làm, những phương thức sống
và sự giao tiếp rộng rãi trong hoạt động xã hội, với ý thức sâu sắc về thân
phận người dân nô lệ dưới ách thống trị của thực dân đế quốc, Người đã vô
cùng xúc động trước đời sống khổ cực của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động ở các nước. Đây chính là cuộc khảo nghiệm đầu tiên giúp Người
nhận thức được thực trạng thế giới và hình thành ý thức về giai cấp và dân
tộc. Cũng từ đây hình thành con đường nhận thức của Hồ Chí Minh là từ
thực tiễn cuộc sống khái quát thành lý luận. Bằng những điều mắt thấy tai
nghe, Hồ Chí Minh bước đầu đã rút ra những kết luận quan trọng:
o Ở đâu, thực dân và tư bản cũng đều tàn ác, vô nhân đạo; xã hội tư
bản là áp bức, là bóc lột.
o Ở đâu, giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng bị bóc lột dã
man, bị ngược đãi.
o Các dân tộc thuộc địa đều có kẻ thù không đội trời chung là thực dân,
đế quốc.
- Và Người đã khái quát: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai
giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có
một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản"
- Điều này chứng tỏ Hồ Chí Minh đã có bước chuyển cǎn bản về nhận thức:
từ ý thức về thân phận người nô lệ, mất nước, Người đã ý thức về thân
phận người nô lệ trong chế độ tư bản. Nói cách khác, từ giác ngộ dân tộc,
sự giác ngộ giai cấp được hình thành.
- Có thể xem đây là những tri thức đầu tiên mà Người tự đúc rút qua khảo
nghiệm. Đó cũng chính là cơ sở khởi đầu của một quá trình trưởng thành về
ý thức giai cấp, về sự liên minh giai cấp trong đấu tranh cách mạng- nền
tảng của sự ra đời tư tưởng về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở Hồ
Chí Minh.
- Người nêu lên một kết luận có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận và thực tiễn soi
đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta và nhân dân các nước thuộc địa
khác. Đó là: "Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào
mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình". Kết luận này Người rút
ra trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng lại trùng hợp với luận
điểm của Mác. Đó là: Sự giải phóng con người phải do chính con người đảm
nhiệm.
- Nhờ có lòng tin về khả nǎng tiềm ẩn cách mạng của nhân dân các nước
thuộc địa, mà ngay trong những tháng nǎm đen tối nhất của các dân tộc
châu á, Người đã dự báo: "Ngày mà hàng trǎm triệu nhân dân châu á bị tàn
sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng
tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ và trong khi thủ
tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế
quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây làm
nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn".
- Muốn làm cách mạng thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ giai
cấp áp bức mình. Muốn cách mạng thành công thì phải dựa vào lực lượng
của quần chúng nhân dân, phải có công nông làm gốc, phải có đảng của giai
cấp công nhân - đảng duy nhất có đủ khả nǎng tập hợp, tổ chức lãnh đạo
nhân dân làm cuộc cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân khỏi
ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
- ý thức được sự hình thành mối quan hệ giữa lực lượng cách mạng và vai trò
lãnh đạo cách mạng nên ngay từ đầu nǎm 1923 trong một bức thư trả lời
các đồng chí cộng sản ở Pháp, Hồ Chí Minh đã nói rõ ý định của mình: "Trở
về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn
luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập". Muốn vậy phải hình
thành sớm tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản và điều đó đã thành hiện
thực: Hội An nam Thanh niên Cách mạng được tổ chức từ nǎm 1925. "Có
thể nói rằng, nó là quả trứng, mà từ đó, nở ra con chim non cộng sản (Đảng
Cộng sản".
- Chẳng bao lâu sau, vào nǎm 1930, ở Việt Nam, lực lượng chính trị đó là
Đảng Cộng sản đã ra đời.
- Tóm lại, trong quá trình tìm đường cứu nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về sức
mạnh của quần chúng nhân dân đã gặp gỡ những quan điểm phổ biến của
chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
Người khẳng định nếu có một đảng cách mạng chân chính để tập hợp tổ
chức, lãnh đạo thì nhất định nhân dân ta có thể tự mình đứng lên đánh đổ
ách thống trị của thực dân đế quốc, giành lại độc lập, tự do cho đất nước,
mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Đó là quá trình nhận thức của Hồ Chí
Minh từ thực tiễn cuộc sống đến với lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, để
từ lý luận đó mà áp dụng vào thực tiễn đấu tranh của dân tộc, tìm ra
phương pháp mới đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, mở ra quan hệ
hiện thực giữa Đảng với nhân dân hơn sáu thập kỷ qua.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng và Đảng cầm quyền trong mối quan hệ
với dân.
- Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, đã có nhiều
công lao và đóng góp to lớn đối với Đảng và công tác xây dựng Đảng. Có thể
nói rằng vấn đề Đảng và xây dựng Đảng có một vị trí cực kỳ quan trọng và
nội dung vô cùng phong phú, được Người quan tâm nhiều nhất và có một
sự chú ý đặc biệt. Những luận điểm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền là
những đóng góp cực kỳ quan trọng vào học thuyết về Đảng Cộng sản.
- Có thể nêu lên mấy luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh
- Về Đảng cầm quyền trong mối quan hệ với Dân như sau:
Thứ nhất: Đảng cầm quyền là đảng đã giành được chính quyền và lãnh đạo
chính quyền của dân, do dân, vì dân.
- Đảng cầm quyền là một khái niệm của khoa học chính trị có nội dung xác
định, chỉ rõ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ
chính quyền, quản lý đất nước, điều hành mọi hoạt động của xã hội phù
hợp với lợi ích của giai cấp mình.
- Ở các nước tư bản chủ nghĩa , khái niệm "đảng cầm quyền" đã được sử
dụng phổ biến từ lâu để chỉ một chính đảng nào đó có đại biểu giành được
thắng lợi trong các cuộc bầu cử Quốc hội, tranh chức tổng thống (như ở Mỹ
- Pháp) hoặc chức thủ tướng (như ở Anh, Nhật, ấn Độ, Italia...)
- Ở nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười 1917, Lênin đã nhiều lần dùng khái
niệm "đảng cầm quyền" và đôi khi dùng cả khái niệm "đảng chấp chính" để
khẳng định vai trò trách nhiệm của Đảng Bônsêvích đối với nhân dân Xôviết
trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đầu tiên của
loài người.
- Ở nước ta, Hồ Chí Minh đã dùng thuật ngữ "Đảng cầm quyền" lần duy nhất
trong Di chúc của Người nǎm 1969. Nhưng thực ra từ rất lâu trước đó, Hồ
Chí Minh đã nhiều lần dùng một thuật ngữ khác có nội hàm tương đương,
hoàn toàn có thể thay thế cho thuật ngữ "Đảng cầm quyền", đó là thuật
ngữ "Đảng nắm chính quyền". Theo Hồ Chí Minh, điều kiện và cũng là đặc
trưng để một Đảng Cộng sản vốn hoạt động bất hợp pháp trở thành đảng
cầm quyền là lãnh đạo cách mạng thành công, giành lấy chính quyền. Khi đã
nắm chính quyền thì đương nhiên Đảng có trách nhiệm lãnh đạo chính
quyền. Ngay cả trong tình trạng rối ren phức tạp của đất nước trong những
nǎm 1945-1946, khi chính quyền cách mạng non trẻ bị thù trong giặc ngoài
uy hiếp nguy hiểm như "ngàn cân treo sợi tóc", tuy phải tuyên bố tự giải
tán nhưng thực chất là Đảng rút vào bí mật và vẫn cầm quyền, lãnh đạo
chính quyền.
- Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951) Đảng ta trở thành công khai
hoạt động với tư cách là đảng cầm quyền, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp thắng lợi, giải phóng miền Bắc và đưa miền Bắc tiến
lên con đường xã hội chủ nghĩa. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
đang ở giai đoạn gay go ác liệt, giặc Mỹ leo thang chiến tranh rất tàn bạo
với âm mưu thâm độc và lời tuyên bố huênh hoang "đưa miền Bắc trở lại
thời kỳ đồ đá", Đảng ta không hề buông lơi vai trò trách nhiệm lãnh đạo
"quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" và đã được nhân dân hết lòng
tin cậy, ủng hộ. Như mọi người đều biết, trong Di chúc lịch sử, Hồ Chí Minh
đã dặn dò và khẳng định lần cuối cùng, nhất quán trước sau như một:
"Đảng ta là một Đảng cầm quyền".
- Như vậy tư tưởng về Đảng cầm quyền đã được Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc
đến với những thuật ngữ khác nhau, nhưng ý nghĩa và thực chất chỉ là một:
Đảng đã giành được chính quyền, nắm giữ và lãnh đạo chính quyền Nhà
nước. Mặc dù do những điều kiện lịch sử cụ thể tác động, đã mấy lần phải
đổi tên (Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao
động Việt Nam, rồi lại Đảng Cộng sản Việt Nam), Đảng ta vẫn trước sau như
một, giữ vững bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong cách mạng:
Ngoài lời ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi
ích nào khác. Đảng ta vẫn giữ vững những nguyên tắc tổ chức của một
Đảng kiểu mới, đó là: tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách; tự phê bình và phê bình... Đặc biệt Đảng ta luôn luôn giữ vững mục
đích tôn chỉ của mình là lãnh đạo nhân dân thực hiện lý tưởng cao cả không
một phút nào được lãng quên là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập,
cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế
giới.
- Giành được chính quyền, lãnh đạo chính quyền là đặc điểm chủ yếu nhất
phân biệt sự khác nhau về chất hai thời kỳ hoạt động của Đảng trong quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trước đây, khi chưa có chính quyền,
ngay cả khi đã đấu tranh thắng lợi với các đảng phái khác, giành được
quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhưng Đảng vẫn phải hoạt động bí
mật, bị loại khỏi vòng pháp luật, là đối tượng khủng bố, trấn áp của chính
quyền. Chỉ đến khi Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, giành được chính
quyền, Đảng mới lãnh đạo chính quyền. Vấn đề chính quyền là vấn đề cơ
bản của mọi cuộc cách mạng. Do đó, giành được chính quyền có tầm quan
trọng đặc biệt như Ǎngghen nói là đã mở được "cái cửa duy nhất dẫn vào
xã hội mới". Trở thành đảng cầm quyền là cả một bước nhảy vọt lớn về vai
trò lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đã "cầm quyền" thì đương nhiên Đảng
phải có quyền lực. Không có quyền lực Đảng không thể lãnh đạo nhà nước
được. Tuy nhiên, quyền lực của Đảng không phải là quyền lực nhà nước.
Nhà nước nói chung là bộ máy cai trị, nên đặc trưng của quyền lực nhà
nước là dựa trên cơ sở pháp luật, có sức mạnh của bạo lực với phương
thức chủ yếu là cưỡng chế (tất nhiên cũng có giáo dục, khuyến khích bằng
lợi ích kinh tế...). Đảng cầm quyền là một tổ chức chính trị lãnh đạo nhà
nước. "Lãnh đạo" chính là một quyền lực thực tế rất lớn. Nhà nước phải
chịu sự lãnh đạo của Đảng, phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước có
quyền lực thì Đảng lãnh đạo nhà nước tất yếu cũng phải có quyền lực.
Nhưng đây là quyền lực chính trị thể hiện bằng phương thức giáo dục,
thuyết phục, chinh phục, đồng thời cũng thể hiện bằng quyền uy của tổ
chức.
- Đặc biệt là tư tưởng quyền hành ở nơi dân, quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân đã hình thành ở Hồ Chí Minh rất sớm, từ trong những nǎm 20, khi
Đảng Cộng sản Việt Nam chưa ra đời, và được phát triển cụ thể thêm sau
Cách mạng Tháng Tám, khi Đảng đã có chính quyền nhà nước.
Thứ hai: Đảng cầm quyền là người tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã
hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh.
- Khi Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng vô sản, cách
mạng giải phóng dân tộc hoặc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thành
công, giành được chính quyền, thì không thể dừng lại ở đó. Bởi vì đứng về
toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng thì giành chính quyền không phải là
mục đích cuối cùng, không phải là cách mạng kết thúc mà mới chỉ là bắt đầu
với ý nghĩa là mới qua "cái cửa duy nhất dẫn vào xã hội mới". Ngay sau khi
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, trong thư "Gửi Uỷ ban nhân dân
các kỳ, tỉnh, huyện và làng", Hồ Chí Minh đã nói: "Ngày nay chúng ta đã xây
dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng nếu nước được lập mà
dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".
Do đó, Đảng phải thực hiện "cách mạng không ngừng", tiếp tục tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong sự nghiệp
cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vai trò và trách
nhiệm lãnh đạo không thuộc về ai khác ngoài Đảng Cộng sản. Cần phải thấy
rõ sự khác biệt giữa nhiệm vụ mới với nhiệm vụ cũ. So với việc phá bỏ chế
độ cũ thì việc tổ chức xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa - là
một nhiệm vụ rất lâu dài, khó khǎn, phức tạp; đặc biệt là trong điều kiện
nước ta, điểm xuất phát đi lên chủ nghĩa xã hội rất thấp; vốn là một nước
nông nghiệp lạc hậu, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
- Vì vậy, trách nhiệm lịch sử của Đảng cầm quyền không hề giảm nhẹ mà còn
nặng nề hơn gấp bội, khó khǎn, phức tạp; đặc biệt là trong điều kiện nước
ta, điểm xuất phát đi lên chủ nghĩa xã hội rất thấp; vì nước ta vốn là một
nước nông nghiệp lạc hậu, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa. Chính Hồ Chí Minh đã nhìn thấu suốt và khẳng định: "Cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khǎn nhất và sâu sắc nhất.
Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có
trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống,
thói quen, ý nghĩa và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn nǎm... Chúng ta
phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước vǎn hoá cao và đời
sống tươi vui hạnh phúc". Vì vậy, trách nhiệm lịch sử của Đảng cầm quyền
không hề giảm nhẹ mà còn nặng nề hơn gấp bội.
Thứ ba: Đảng cầm quyền phải liên hệ, gắn bó mật thiết với nhân dân, và trong
mối quan hệ với nhân dân, Đảng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân.
- Liên hệ, gắn bó mật thiết với nhân dân là nguồn gốc chủ yếu tạo nên sức
mạnh của Đảng ta, là một trong những điều kiện và nguyên nhân làm cho
Đảng ta giữ vững được quyền lãnh đạo và giành được thắng lợi trong quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Vì vậy, liên hệ gắn bó mật thiết với dân
là một yêu cầu khách quan, cũng là một biện pháp quan trọng nhằm tǎng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
- Đảng ta cũng ở trong xã hội, cũng từ dân mà ra, "là con nòi, xuất thân từ
giai cấp lao động", "từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên". Do đó, giữa
Đảng và dân vốn có một mối liên hệ gắn bó nhất định. Tuy vậy, Đảng và dân
không đồng nhất, không phải là một mà vẫn có sự khác biệt, có vai trò vị trí
khác nhau. Nói đến Đảng là nói đến vai trò lãnh đạo, như Hồ Chí Minh đã
từng khẳng định: "Đảng ta là một đảng cách mạng, một đảng lãnh đạo".
Thực tế lịch sử cách mạng nước ta đã chứng minh rằng Đảng ta không
những đã giành được quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước mà còn giữ
được quyền lãnh đạo đó trên mọi lĩnh vực.
- Trong mối quan hệ Đảng - dân, nếu Đảng là người lãnh đạo thì dân là đối
tượng lãnh đạo, chịu sự lãnh đạo và trong mọi thời kỳ cách mạng đều cần
có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng. Đảng lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo
dân là vì dân. Vì dân chính là điểm xuất phát và cũng là nội dung là mục tiêu
phấn đấu của Đảng ta. Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định rằng, Đảng ta
không có lợi ích nào khác, ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân
tộc; rằng Đảng chỉ mưu giải phóng cho dân, nên mọi việc đều vì lợi ích của
dân mà làm và chịu trách nhiệm trước dân. Đặc biệt là khi Đảng ta đã trở
thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở cán bộ đảng viên
và các tổ chức đảng phải luôn luôn nhớ rằng mình là đầy tớ của nhân dân
chứ không là "quan" nhân dân. Trong Di chúc lịch sử của Người, một lần
nữa Hồ Chí Minh khẳng định: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền.. phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".
Đây là một luận điểm mới mẻ, sáng tạo của Hồ Chí Minh, một đóng góp
quan trọng vào lý luận xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
Luận điểm này đã chỉ rõ cái bản chất nhất trong mối quan hệ giữa Đảng
cầm quyền với dân.

You might also like