You are on page 1of 3

CHỦ ĐỀ 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ SẢN PHẨM TỪ DƯỢC

LIỆU TẠI VIỆT NAM. NÊU CÁC DẪN CHỨNG CỤ THỂ

I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ SẢN PHẨM TỪ DƯỢC


LIỆU TẠI VIỆT NAM
1. Khó khăn, thuận lợi trong việc khai thác sử dụng nguồn dược liệu:
 Điều kiện thuận lợi:
- Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên
cây thuốc: Theo thống kê của Viện Dược liệu, dược liệu Việt Nam hiện có trên 5.000
loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, 75 loại khoáng vật. Một số loại dược liệu quý
có thể kể đến như: Sâm Ngọc Linh, Tam Thất Hoang, Bách Hợp...

( https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-thoai/1026319/nhin-nhan-lai-gia-tri-cay-duoc-
lieu-viet)
- Y học dân tộc và dân gian Việt Nam còn tiếp thu các kiến thức và thành tựu của nền y
học cổ truyền của Trung Quốc. Người dân Việt Nam có truyền thống và kinh nghiệm
sử dụng cây thuốc dược liệu từ lâu.
 Khó khăn:
- Hiện nay thị trường dược liệu của Việt Nam đang có nhiều vấn đề, cạnh tranh không
lành mạnh, một số nơi có hiện tượng pha trộn, “làm dởm” khiến mất đi tính trị bệnh và
chăm sóc sức khỏe của dược liệu.
- Khâu chế biến, tận dụng dược liệu cũng còn nhiều hạn chế và chưa có nhiều doanh
nghiệp “đầu tàu” để dẫn dắt thị trường nên sản phẩm chưa phong phú, đa dạng, dễ
dùng và phổ biến. =>Hàm lượng và giá trị xuất khẩu của dược liệu Việt Nam chưa
tương xứng với tiềm năng nên cũng chưa tạo được các vùng trồng, chế biến có quy
mô.
2. Tình hình nghiên cứu bào chế các sản phẩm từ dược liệu tại Việt Nam :
- Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng dược liệu cần khoảng
60.000 tấn/năm, trong khi các vùng trồng trong nước chỉ cung cấp được khoảng
15.600 tấn/năm, phần còn lại phải nhập khẩu nước ngoàihttps://soyte.hanoi.gov.vn/y-
hoc-co-truyen/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/nhu-cau-su-dung-duoc-lieu-
trong-du-phong-va-ieu-tri-benh-la-rat-lon
- Việt Nam đã ứng dụng nhiều công nghệ, phương pháp y học hiện đại kết hợp vào
bào chế sản phẩm từ dược liệu như:

+.Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm từ dược
liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc
https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1657/N23610/Nghien-cuu- va-bao-che-duoc-
pham-vung-Tay-Bac-theo-huong-GACP.htm

 đề tài đã thu được những kết quả như sau:

_ Bảo tồn và phát huy nguồn dược liệu quý


_ Dược liệu đạt chuẩn GACP

Để nghiên cứu phát triển và bào chế một số chế phẩm từ dược liệu Tây Bắc theo
hướng GACP đề tài đã đề cập đến việc cần triển khai đồng bộ và quyết liệt nhiều giải
pháp như: Nhóm giải pháp hoạch định, tổ chức, quản lý; nhóm giải pháp về khoa học
công nghệ; nhóm giải pháp về bảo tồn và phát triển bền vững; nhóm giải pháp về nhân
lực, đào tạo; nhóm giải pháp về thông tin và truyền thông. Được thực hiện thống nhất
trong toàn ngành, liên ngành Y tế - Nông nghiệp & Nông thôn - Khoa học & Công
nghệ, .... từ Trung ương đến Địa phương. Thực hiện mô hình hợp tác giữa "4
nhà": Nhà nước -Nhà khoa học - Nhà Doanh nghiệp - Nhà nông trong bốn khâu của
công nghiệp dược (Nghiên cứu – Phát triển - Sản xuất - Thị trường

_ Phát triển y học cổ truyền theo hướng hiện đại

Bên cạnh việc nghiên cứu phát triển nguồn cung cấp dược liệu chuẩn (theo hướng
GACP) cho một số dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc (Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan
sâm), đề tài đã: Xây dựng được quy trình bào chế và tiêu chuẩn của các vị thuốc, cao
dược liệu, từ 4 cây thuốc trên; Bào chế và đăng ký sản phẩm thành phẩm: Thuốc tiêm
từ Tam thất, Viên hoàn giọt Đan sâm-Tam thất, cốm bổ tỳ+Calci, BOTIMAX, Tam
thất tây bắc, Nước uống Camplus.

Đặc biệt, Viên hoàn giọt chứa tinh chất đan sâm, tam thất VNUBotimax do Khoa Y -
Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng
Bình sản xuất thử nghiệm thành công.

2. Ứng dụng công nghệ cao trong bào chế dược liệu(https://cand.com.vn/Khoa-
hoc-Quan-su/Ung-dung-cong-nghe-cao-trong-bao-che-duoc-lieu-i589055/

_  kết hợp với nhóm nghiên cứu nuôi cấy mô, nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy
mô, theo dõi hoạt chất qua từng năm và lựa chọn thời điểm thu hoạch thích hợp nhất
để cho nhiều hoạt chất.

_  đã ứng dụng công nghệ lên men với việc dùng enzym nội sinh trong dược liệu tươi,
như chế biến chè xanh lên men thành chè đen, làm thay đổi hoạt chất hương vị của chè
xanh ban đầu. Hay lên men tỏi trắng thành tỏi đen bằng công nghệ lên men để làm
giàu hoạt chất trong tỏi như tăng hàm lượng các chất chống oxy hóa

_ sử dụng nguồn enzym ngoại sinh như dùng vi sinh vật phân lập cộng sinh với dược
liệu để làm giàu hoạt chất từ cây thông đỏ; Sử dụng vi sinh vật có khả năng sinh các
enzym chuyển hóa các hoạt chất trong thảo dược 

_công nghệ chiết xuất chọn lọc

_sử dụng công nghệ bào chế nano sinh học để điều khiển kích thước

You might also like