You are on page 1of 5

ÔN TẬP PHẦN KIẾN THỨC ĐÃ HỌC(1)

Câu 1: Ở sinh vật nhân thực, codon nào sau đây mã hóa axit amin mêtiônin?
A.  5’UUG3’ B.  5’UAG3’
C. 5’AGU3’ D.  5’AUG3’
Câu 2: Cho các thành phần sau:
(1) mARN (2) tARN (3) enzim ADN – polimeraza (4) axit amin
(5) ATP (6) ribôxôm (7) ARN – polimeraza
(8) chuỗi pôlipeptit (9) enzim gắn axit amin với tARN
Có bao nhiêu thành phần tham gia vào quá trình dịch mã?
A. 7 B. 4 C. 6 D. 5
Câu 3: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 3 ( siêu
xoắn) có đường kính
A. 700 nm. B. 11 nm. C. 30 nm. D. 300 nm.
Câu 4: Phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã?
A. mARN. B. rARN. C. ADN. D. tARN.
Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa A-U; G-X và ngược lại thể hiện trong cấu
trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép. (4) Quá trình phiên mã.
(2) Phân tử mARN. (5) Quá trình dịch mã.
(3) phân tử tARN. (6) Quá trình tái bản ADN.
A. (1) và (4). B. (1) và (6). C. (2) và (6). D. (3) và (5).
Câu 6: Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng
A. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin hoặc cấu trúc ARN.
B. cấu tạo nên prôtêin.
C. cấu tạo nên cơ thể.
D. mang thông tin quy định cấu trúc nên nhiễm sắc thể.
Câu 7: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin. Chỉ mã hóa 1aa
(2) Trong cấu trúc phân tử mARN và tARN đều có các liên kết hiđrô. Trong marn ko co lk H
(3) Trong quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 5/  3/.
(4) Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mạch khuôn 5/  3/ thì mạch mới được tổng gián đoạn.
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzyme ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’
→ 3’ nên trên mạch khuôn 3’ – 5’ được tổng hợp liên tục còn mạch khuôn có chiều 5 ‘→ 3”’
được tổng hợp gián đoạn.
(5) Đơn phân cấu trúc phân tử ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
(6) Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 3/ 5/. 5’ -> 3’
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Quá trình phiên mã của sinh vật nhân sơ có bao nhiêu yếu tố sau đây không tham gia?
(1) mARN. (2) Enzim mở xoắn. (3) 8 loại nucleotit. (4) ADN.
(5) Protein. (6) Đoạn mồi. (7) ARN polimeraza. (8) Riboxom.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 9: Một gen có tổng số 3598 liên kết hóa trị và có 2120 liên kết hidro. Sô lượng
từng loại nucleotit của gen bằng:
A. A=T= 360, G=X= 540 B. A=T= 540, G=X= 360
C. A=T= 320, G=X= 580 A. A=T= 580, G=X= 320
Câu 10:Nếu mã gốc có đoạn: 3' TAX ATG GGX GXT AAA 5' thì mARN tương ứng là
A. 5' ..ATG TAX XXG XGA TTT.. 3' B. 5' ..ATG TAX XXG XGA UUU.. 3'
C. 5' ..AUG UAX XXG XGA UUU.. 3' D. 5' ..AUG TAX XXG XGA TTT.. 3'
Câu 11: Một gen có chiều dài 5100 A0 và có 3900 liên kết hidro. Số nucleotit từng loại
của gen nói trên bằng
A. A=T=900, G=X= 60 B. A=T=600, G=X= 900
C. A=T=720, G=X= 480 D. A=T=480, G=X= 720
Câu 12: Thể đột biến là
A. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội
B. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ra kiểu hình trung gian
C. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ra kiểu hình lặn
D. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ra kiểu hình
Câu 13: Một gen có 6 đoạn exon và 5 đoạn intron. Theo lí thuyết thì từ gen này có
thể sẽ tạo ra được bao nhiêu loại phân tử mARN có đủ 6 đoạn exon?
A. 24 loại B. 720 loại C. 6 loại D. 1 loại
Câu 14: Một NST gồm 150 nuclêôxôm, đoạn ADN nối 2 nuclêôxôm gồm 50 cặp
nuclêôtit. Phân tử ADN này có chiều dài là bao nhiêu micrômet?
A. 6,2135 B. 9,979 C. 12,41 D. 6,222
Câu 15: Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp
nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết
hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là:
A. A = T = 610; G = X = 390. B. A = T = 249; G = X = 391.
C. A = T = 251; G = X = 389. D. A = T = 250; G = X = 390
Câu 16: Hoá chất gây đột biến 5 - BU (5 - brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay
thế cặp A – T thành cặp G – X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ nào là đúng?
A. A – T → G – 5BU → X – 5BU → G – X B. A – T → X – 5BU → G – 5BU → G – X
C. A – T → G – 5BU → G – 5BU → G – X D. A – T → A – 5BU → G – 5BU → G – X
Câu 17: Phân tích thành phần nuclêôtit của 3 chủng virút thu được:
Chủng A: A=U=G=X=25% Chủng B: A=T=G=X=25% Chủng C: A=X=20%, T=G=30%.
Kết luận nào sau đây đúng?
A. Vật chất di truyền của chủng virut A là ARN và chủng virut B là ADN 1 mạch, chủng virut C
là ADN 2 mạch.
B. Vật chất di truyền của chủng virut A là ARN và chủng virut B là ADN 2 mạch, chủng virut C
là ADN 1 mạch.
C. Vật chất di truyền của chủng virut A và chủng virut C là ARN, chủng virut B là ADN.
D. Vật chất di truyền của cả 3 chủng virut A, B, C đều là ADN.
Câu 18: Một mARN rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự các nuclêôtit là:
AUGAXUAAXUAXAAGXGA. Nếu đột biến xảy ra làm mất nuclêôtit nuclêôtit loại X ở vị trí
12 trên mARN thì chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ ARN nói trên có số axit amin là:
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 19: Từ 4 loại nuclêôtit khác nhau (A, T, G, X) có tất cả bao nhiêu bộ ba có chứa nuclêôtit
loại G?
A. 38. B. 39. C. 37. D. 40.
Câu 20: Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’->5’ là
liên tục còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’->3’ là không liên tục (gián
đoạn).
B. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’->5’.
C. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’->3’.
D. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều
3’->5’.
Câu 21: Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng
thành.
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
A. (2) và (3). B. (3) và (4). C. (1) và (4). D. (2) và (4).
Câu 22: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN
để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch
mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là:
A. ba loại U, G, X. B. ba loại A, G, X. C. ba loại G, A, U. D. ba loại U, A, X.
Câu 23: Gen D có 150 chu kỳ xoắn và có tỉ lệ A = 1,5 X. Gen D bị đột biến dạng thay thế một
cặp G-X bằng một cặp A-T trở thành alen d . Tổng số liên kết hiđrô của alen d là
A. 3599. B. 3601. C. 3899. D. 3600.
Câu 24: Một phân tử ARN nhân tạo có 3 nucleotit với tỉ lệ tỷ lệ G:A:X=2:3:5.
Tỷ lệ mã di truyền có đủ 3 loại nucleotit nói trên là :
A. 20%. B. 12%. C. 18%. D. 50%.
Câu 25: Một gen có 3000 liên kết hidro và có số nucleotit loại G bằng 2 lần số nucleotit loại A .
Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số nucleotit bị mất
có 5 nucleotit loại X. Số nucleotit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là
A. 370 và 730. B. 375 và 745. C. 375 và 725. D. 355 và 745.
Câu 26: Một gen có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm
thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hi đrô. Khi gen đột biến này nhân đôi
liên tiếp 4 lần thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là
A. A = T = 8416; G = X = 10784. B. A = T = 7890 ; G = X = 10110.
C. A = T = 10110 ; G = X = 7890. D. A = T = 10784 ; G = X = 8416.
Câu 27: Đơn vị cấu tạo của NST là:
A. Nuclêôxôm. B. Nuclêôtit. C. Axit amin. D. Ribônuclêôtit.
Câu 28: Do phóng xạ, một gen bị đột biến làm cho chuỗi Pôlypeptit do nó tổng hợp bị giảm 1
axit amin thứ 20. Đột biến xảy ra ở các cặp nuclêôtit nào sau đây?
A. Cặp nuclêôtít 60, 65, 67. B. Cặp nuclêôtít 61, 62, 63.
C. Cặp nuclêôtít 58, 59, 60. D. Cặp nuclêôtít 64, 65, 66.
Câu 29: Mạch gốc của một gen ở sinh vật nhân thực gồm:
Tên vùng Exon 1 Intron1 Exon2 Intron2 Exon3
Số nuclêôtit 100 75 50 70 25
Phân tử mARN trưởng thành được sao từ mạch gốc của gen này dài bao nhiêu? (Nếu chỉ tính ở vùng
mã hóa). A. 175 A0. B. 995A0. C. 595 A0. D. 559 A0.
Câu 30: Cặp gen thứ nhất có gen A chứa 600A, 900G, alen a chứa 450A, 1050G. Cặp gen thứ 2
có gen B chứa 240A, 960G; alen b chứa 720A, 480G. Hai cặp gen này liên kết hoàn toàn. Khi
giảm phân bình thường, người ta thấy có 1 loại giao tử chứa 1320A, 1380G. Kiểu gen của giao
tử đó là:
A. aB hoặc aB. B. Ab. C. aB. D. Ab.

You might also like