You are on page 1of 118

ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


BỘ MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

TÀI LIỆU HỌC TẬP


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN II

MÃ HỌC PHẦN : 19109


TÊN HỌC PHẦN : NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC - LÊNIN II
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : HỆ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CHÍNH QUY
DÙNG CHO SINH VIÊN : KHỐI KHÔNG CHUYÊN NGÀNH MÁC- LÊNIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

HẢI PHÒNG, THÁNG 5/2021


2
MỤC LỤC

Trang
Phần I Đề cương chi tiết học phần 3
Phần II Nội dung chi tiết học phần Những NLCB của CN M-LN II 13
Chương 4 Học thuyết giá trị 13
4.1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa 13
4.2. Hàng hóa 15
4.3. Tiền tệ 21
4.4. Quy luật giá trị 26
Chương 5 Học thuyết giá trị thặng dư 30
5.1. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản 30
5.2. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư 33
5.3. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản 41
5.4. Sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản – Tích lũy tư bản 43
5.5. Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư 46
5.6. Các hình thái của tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị
thặng dư 54
Chương 6 Học thuyết về CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước 65
6.1. CNTB độc quyền 65
6.2. CNTB độc quyền nhà nước 70
6.3. CNTB ngày nay và những biểu hiện mới của nó 72
Chương 7 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng XHCN 80
7.1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 80
7.2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa 85
7.3. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa 90
Chương 8 Những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình
cách mạng xã hội chủ nghĩa 97
8.1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ
nghĩa 97
8.2. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa 100
8.3. Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo 104
Chương 9 Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng 109
9.1. CNXH hiện thực 109
9.2. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết và
nguyên nhân của nó 111
9.3. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội 113
Phần III Một số đề thi và đáp án mẫu 116

3
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Tên học phần: Những NLCB của Chủ nghĩa Mác - Lênin 2
Mã HP: 19109
1. Số tín chỉ: 3 TC XMN x ĐAMH
2. Đơn vị giảng dạy: Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin
3. Phân bổ thời gian:
- Tổng số (TS): 55 tiết. - Lý thuyết (LT): 34 tiết.
- Thực hành (TH): 20 tiết. - Bài tập (BT):
- Hướng dẫn BTL/ĐAMH (HD): - Kiểm tra (KT): 1 tiết.
4. Điều kiện tiên quyết của học phần: Sinh viên đã học xong học phần "Những
nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin I"
5. Mô tả nội dung học phần:
- Vị trí học phần: Nằm trong kiến thức lý luận chính trị
- Mục đích: Sinh viên nắm được cơ sở khoa học, có chon lọc những kiến
thức cơ bản trong học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức
sản xuất TBCN và lí luận về CNXH. Từ đó hiểu biết nền tảng tư tưởng của Đảng,
xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên.
- Nội dung: Học phần này gồm 2 phần:
+ Phần thứ nhất: Học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa Mác - Lênin về phương
thức sản xuất TBCN
Bao quát những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về phương
thức sản xuất TBCN mà trọng tâm của nó là học thuyết giá trị và học thuyết giá trị
thặng dư, đồng thời đưa ra học thuyết kinh tế về CNTB độc quyền và CNTB độc
quyền nhà nước.
+ Phần thứ hai: Lý thuyết của Chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH
Làm sáng tỏ vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; tính tất yếu và
nội dung của cách mạng XHCN; quy luật hình thành và phát triển của hình thái
kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa.
Những kiến thức trên giúp sinh viên tiếp cận nội dung học phần Tư tưởng
Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam được dễ dàng
hơn.

4
6. Nguồn học liệu:
Giáo trình
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, NXB Chính trị quốc gia, 2016.
Tài liệu học tập
Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin Trường
ĐHHHVN, Tài liệu học tập, 2017.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị
quốc gia, 2007.

[2] Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB
Chính trị quốc gia, 2007.

[3] Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB
Chính trị quốc gia, 2007.

[4] Mác - Ăngghen: Toàn tập; V.I.Lênin: Toàn tập.

7. Mục tiêu của học phần:


Mục
tiêu Các CĐR của CTĐT
Mô tả mục tiêu [2]
(Gx) (X.x.x) [3]
[1]
Có khả năng hiểu các học thuyết kinh tế của *
G1 chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản
xuất TBCN.

Có khả năng hiểu lý luận của Chủ nghĩa *


G2 Mác - Lênin về hình thái kinh tế xã hội
Cộng sản Chủ nghĩa.
Có khả năng vận dụng để hiểu và tin tưởng *
G3 vào chủ trương, đường lối của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
* Tương ứng với CĐR của học phần Lý luận chính trị.
8. Chuẩn đầu ra của học phần:

5
(các mục tiêu cụ thể/ CĐR của học phần, mức độ giảng dạy I, T, U và trình độ
năng lực mà học phần đảm trách )
Mức độ
CĐR giảng
(G.x.x) Mô tả CĐR [2] dạy (I,
[1] T, U)
[3]
G1.1 Hiểu về học thuyết giá trị. T2

G1.2 Hiểu về học thuyết giá trị thặng dư. TU3


Hiểu về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản TU3
G1.3
độc quyền nhà nước.
Hiểu được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách
G2.1 TU3
mạng xã hội chủ nghĩa
Hiểu về hình thái kinh tế xã hội Cộng sản chủ nghĩa và sự
G2.2 T2.5
ra đời của chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan.
Hiểu về những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật
G2.3 TU3
trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa
G3.1 Liên hệ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. TU2
Vận dụng những kiến thức đã học để hiểu, giải thích một số
G3.2 vấn đề chính trị - xã hội theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác TU3
- Lênin
Hiểu nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng niềm tin, lý
G3.3 TU2
tưởng cách mạng cho sinh viên.
9. Mô tả cách đánh giá học phần:
(các thành phần, các bài đánh giá, và tỷ lệ đánh giá, thể hiện sự liên quan với các
CĐR của học phần)
Thành CĐR học phần
Bài đánh giá (X.x) Tỷ lệ (%)
phần đánh (Gx.x)
[2] [4]
giá [1] [3]
X. Đánh giá X2: Kiểm tra viêt G1,2,3 25%
quá trình X2>=4
X3: Bài tập nhóm và thuyết G1,2,3 25%
trình X3>=4

Y. Đánh giá Y: Thi viết tự luận G1,2,3 50%


cuối kỳ Y>=4
6
Điểm đánh giá học phần:
Z = 0.5X + 0.5Y
10. Nội dung giảng dạy
Giảng dạy trên lớp (bao gồm giảng dạy lý thuyết, bài tập, kiểm tra và hướng
dẫn BTL, ĐAMH)
Số tiết Bài
CĐR học
NỘI DUNG GIẢNG DẠY đánh
phần (Gx.x) Hoạt động dạy và học [4]
[1] giá X.x
[3]
[5]
Phần thứ hai: HỌC 6
THUYẾT KINH TẾ CỦA
CN MÁC – LÊNIN VỀ Thuyết giảng, thảo luận
PHƯƠNG THỨC SẢN  Sinh viên:
XUẤT TƯ BẢN CHỦ - Tham gia phát biểu và xây
NGHĨA dựng bài học.
Chương 4: HỌC THUYẾT G1.1 - Thuyết trình và tham gia
GIÁ TRỊ G3.2 X2,Y
thảo luận.
4.1. Điều kiện ra đời, đặc
trưng và ưu thế của sản xuất  Về nhà:
hàng hóa Sinh viên tự học theo những
4.2. Hàng hóa nội dung giảng viên đã giao
trên lớp.
4.3. Tiền tệ
4.4. Quy luật giá trị

Chương 5: HỌC 11 Thuyết giảng, thảo luận X2,Y


THUYẾT GIÁ TRỊ G1.2  Sinh viên:
THẶNG DƯ G3.2 - Tham gia phát biểu và xây
5.1. Sự chuyển hóa của tiền
dựng bài học.
tệ thành tư bản
5.2. Quá trình sản xuất ra - Thuyết trình và tham gia
giá trị thặng dư trong xã hội thảo luận.
tư bản  Về nhà:

7
5.3. Tiền công trong chủ Sinh viên tự học theo những
nghĩa tư bản nội dung giảng viên đã giao
5.4. Sự chuyển hóa của giá trên lớp.
trị thặng dư thành tư bản –
tích lũy tư bản
5.5. Quá trình lưu thông
của tư bản và giá trị thặng

5.6. Các hình thái tư bản và
các hình thức biểu hiện của
giá trị thặng dư
Chương 6: HỌC 3 Thuyết giảng, thảo luận X2,Y
THUYẾT VỀ CHỦ  Sinh viên:
NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC
- Tham gia phát biểu và xây
QUYỀN VÀ CHỦ
dựng bài học.
NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC
QUYỀN NHÀ NƯỚC - Thuyết trình và tham gia
6.1. Chủ nghĩa tư bản độc thảo luận.
G1.3
quyền
G3.2  Về nhà:
6.2. Chủ nghĩa tư bản độc Sinh viên tự học theo những
quyền nhà nước G3.3
nội dung giảng viên đã giao
6.3. Chủ nghĩa tư bản ngày trên lớp.
nay và những biểu hiện mới
của nó
6.4. Vai trò, hạn chế và xu
hướng vận động của chủ
nghĩa tư bản
Chương 7. Sứ mệnh lịch 6 G2.1 Thuyết giảng, thảo luận X2,Y
sử của giai cấp công nhân  Sinh viên:
và cách mạng xã hội chủ G2.2
- Tham gia phát biểu và xây
nghĩa G3.1 dựng bài học.
7.1. Sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân G3.2 - Thuyết trình và tham gia
8
7.2. Cách mạng xã hội chủ thảo luận.
nghĩa
 Về nhà:
7.3. Hình thái kinh tế - xã G3.3
Sinh viên tự học theo những
hội cộng sản chủ nghĩa nội dung giảng viên đã giao
trên lớp.
Chương 8. Những vấn đề 6 Thuyết giảng, thảo luận X2,Y
chính trị - xã hội có tính
 Sinh viên:
quy luật trong tiến trình
cách mạng xã hội chủ - Tham gia phát biểu và xây
nghĩa dựng bài học.
G2.3 - Thuyết trình và tham gia
8.1. Xây dựng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa và nhà G3.1 thảo luận.
nước xã hội chủ nghĩa  Về nhà:
G3.2
8.2. Xây dựng nền văn hóa Sinh viên tự học theo những
G3.3
xã hội chủ nghĩa nội dung giảng viên đã giao
trên lớp
8.3.Giải quyết vấn đề dân
tộc và tôn giáo

Chương 9. Chủ nghĩa xã 2  Thầy/Cô:


hội hiện thực và triển
- Gợi ý các nội dung chính
vọng
cho sinh viên tự đọc tài liệu
9.1. Chủ nghĩa xã hội hiện G2.2 chương 9.
thực
G3.1 - Hệ thống lại kiến thức của
9.2. Sự khủng hoảng, sụp môn học.
đổ của mô hình chủ nghĩa G3.2
- Giải đáp những thắc mắc
xã hội Xôviết và nguyên G3.3 cho sinh viên.
nhân của nó
- Cung cấp nội dung ôn tập
9.3. Triển vọng của chủ
cuối kỳ cho sinh viên mà Bộ
nghĩa xã hội
môn đã ký duyệt.
Giảng dạy Xeminar

9
Số tiết Bài
CĐR học đánh
NỘI DUNG XEMINAR
phần (Gx.x) Hoạt động dạy và học [4] giá
[1] [3] X.x
[5]
4 - Sinh viên: Thuyết trình
chuyên ðề 1 và tham gia
1. Vấn đề hàng hóa và thảo luận.
G1.1
tác động của quy luật giá trị - Thầy/cô: Nhận xét, đánh
G3.2 X3
đối với nền kinh tế thị giá những nội dung của
trường hiện nay buổi thuyết trình
- Về nhà: Sinh viên chuẩn
bị nội dung chuyên đề 2
4 - Sinh viên: Thuyết trình
chuyên đề 2 và tham gia
thảo luận.
2. Hàng hoá sức lao G1.2
- Thầy/cô: Nhận xét, đánh
động và quá trình sản xuất G3.2 X3
G3.3 giá những nội dung của
giá trị thặng dư hiện nay
buổi thuyết trình
- Về nhà: Sinh viên chuẩn
bị nội dung chuyên đề 3
4 - Sinh viên: Thuyết trình
chuyên đề 3 và tham gia
thảo luận.
3. Các hình thái tư bản G1.3
- Thầy/cô: Nhận xét, đánh
và chủ nghĩa tư bản độc G3.2 X3
G3.3 giá những nội dung của
quyền
buổi thuyết trình
- Về nhà: Sinh viên chuẩn
bị nội dung chuyên đề 4
4. Căn cứ vào lý luận 4 G2.3 - Sinh viên: Thuyết trình X3
của chủ nghĩa Mác - Lênin G3.1 chuyên đề 4 và tham gia
và thực tiễn Việt Nam hãy G3.2 thảo luận.
chỉ ra sứ mệnh lịch sử của - Thầy/cô: Nhận xét, đánh
G3.3
giai cấp công nhân Việt
10
Nam hiện nay là gì? Họ cần giá những nội dung của
làm như thế nào để hoàn buổi thuyết trình
thành sứ mệnh lịch sử ấy. - Về nhà: Sinh viên chuẩn
bị nội dung chuyên đề 5
5. Chứng minh rằng 4 - Sinh viên: Thuyết trình X3
quá độ lên chủ nghĩa xã hội chuyên đề 5 và tham gia
G2.3
ở Việt Nam là một xu thế thảo luận.
G3.1
tất yếu khách quan. - Thầy/cô: Nhận xét, đánh
G3.2
giá những nội dung của
G3.3 buổi thuyết trình

11. Ngày phê duyệt: 15/12/2020

12. Cấp phê duyệt:

Trưởng Khoa Trưởng Bộ môn Người biên soạn


(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
o. Tiến trình cập nhật Đề cương:

Cập nhật lần 1: ngày 28/7/2017 Người cập nhật

Nội dung: Xây dựng theo kế hoạch Nhà (Đã ký)


trường về chuẩn đầu ra của chương trình
đào tạo.
Trưởng, Phó bộ môn

(Đã ký)

Cập nhật lần 2: ngày 21/11/2017 Người cập nhật

Nội dung: Rà soát, chỉnh sửa thể thức trình (Đã ký)
bày ở chương V, VII.

Trưởng, Phó bộ môn

11
(Đã ký)

Cập nhật lần 3: ngày 20/5/2018 Người cập nhật


Nội dung: (Đã ký)
- Chỉnh sửa đề cương học phần theo
chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo
- Chỉnh sửa lỗi diễn đạt trong nội dung Trưởng, Phó bộ môn
các chương 4, 5, 6, 7. (Đã ký)

Cập nhật lần 4: ngày 25/11/2018 Người cập nhật


Nội dung: (Đã ký)
- Thay đổi một số từ “khái niệm”
thành “định nghĩa”
- Bổ sung nguyên nhân thứ 6 hình Trưởng, Phó bộ môn
thành CNTB độc quyền Nhà nước. (Đã ký)

Cập nhật lần 5: ngày 10/5/2019 Người cập nhật


- Sửa một số lỗi chính tả. (Đã ký)
- Bỏ một số ví dụ và sơ đồ

Trưởng, Phó bộ môn

(Đã ký)

Cập nhật lần 6: ngày 03/12/2019 Người cập nhật


- Chỉnh sửa các chuẩn đầu ra của (Đã ký)
chương trình đào tạo G1.1 - G3.1

Trưởng, Phó bộ môn

12
(Đã ký)

Cập nhật lần 7: ngày 28/5/2020 Người cập nhật


- Chỉnh sửa cách diễn đạt chương 7 (Đã ký)

Trưởng, Phó bộ môn

(Đã ký)

Cập nhật lần 8: ngày 14/12/2020 Người cập nhật


- Rà soát nội dung chương 8, 9 (Đã ký)

Trưởng, Phó bộ môn

(Đã ký)

PHẦN II:

NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN II

PHẦN THỨ HAI

13
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

Học thuyết kinh tế của Mác là “nội dung chủ yếu của chủ nghĩa Mác” là kết quả vận dụng
thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật vào quá trình nghiên
cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Kết quả đó là “Bộ tư bản”- công trình khoa học vĩ
đại nhất của Mác - đã chỉ ra được quy luật vận động của CNTB, nội dung cơ bản đó được tập
trung ở học thuyết giá trị và học thuyết giá trị thặng dư. Lý luận kinh tế của Mác sau này được bổ
sung bằng sự nghiên cứu của Lênin về CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước.

CHƯƠNG 4

HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ

4.1. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG
HOÁ

4.1.1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá

Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế là
sản xuất tự cấp tự túc (sản xuất tự nhiên) và sản xuất hàng hoá. Sản xuất tự nhiên là kiểu tổ chức
kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra để thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Sản
xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua
bán trên thị trường.

Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện sau đây:

4.1.1.1. Phân công lao động xã hội

- Khái niệm: Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao
động xã hội vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.

- Phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất và trao đổi hàng hóa, vì phân công lao
động nên mỗi người sản xuất chỉ sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm nhưng nhu cầu của họ
cần nhiều loại sản phẩm. Do đó, để thỏa mãn nhu cầu họ phải trao đổi sản phẩm cho nhau. Phân
công lao động xã hội càng phát triển, sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng
hơn.

- Phân công lao động xã hội thực hiện chuyên môn hóa làm tăng năng suất lao động, nâng
cao năng lực sản xuất xã hội, tạo ra được nhiều sản phẩm, tăng khả năng trao đổi sản phẩm.

4.1.1.2. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất

- Điều kiện này xuất hiện trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hoặc những hình thức sở
hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm. Điều kiện này làm cho những người sản xuất trở
14
thành những chủ thể sản xuất độc lập, làm cho họ có quyền chi phối sản phẩm của họ. Người nào
muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải dùng sản phẩm của mình trao đổi
với họ.

Như vậy, khi xuất hiện hai điều kiện trên đã tạo ra mâu thuẫn của những người sản xuất
hàng hóa: một mặt, phân công lao động xã hội làm cho người sản xuất phụ thuộc vào nhau và lao
động của họ mang tính chất xã hội, là một bộ phận của lao động xã hội. Mặt khác, sự tách biệt về
kinh tế làm cho người sản xuất độc lập với nhau, lao động của họ mang tính tư nhân. Mâu thuẫn
này chỉ có thể được giải quyết bằng việc trao đổi sản phẩm dưới hình thái hàng hóa.Hai điều kiện
này cũng quy định mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa là mâu thuẫn giữa tính chất tư nhân
với tính chất xã hội của sản xuất hàng hóa.

Đây là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa, thiếu một trong hai điều kiện đó thì
sẽ không có sản xuất hàng hóa. Phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất hàng hóa và sự
tách biệt tương đối giữa những người sản xuất làm cho việc trao đổi sản phẩm dưới hình thái
hàng hóa trở thành tất yếu.

4.1.2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa


4.1.2.1. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
- Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán. Tức là sản xuất ra sản phẩm
không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng mà để người khác, để xã hội tiêu dùng thông qua
mua bán trao đổi.

- Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã
hội. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng
trong nền kinh tế hàng hóa.

- Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận (lãi) chứ không phải là giá
trị sử dụng. Giá trị sử dụng chỉ là phương tiện, là điều kiện để có nhiều giá trị hơn.

4.1.2.2. Ưu thế của sản xuất hàng hoá

- Một là, sản xuất hàng hóa do dựa trên sự phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất
nên khai thác hiệu quả những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở,
từng vùng, từng địa phương cũng như của đất nước… Ngược lại, sự phát triển của sản xuất hàng
hóa lại tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa
lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, vùng ngày càng trở nên sâu sắc. Sản xuất
hàng hóa phá vỡ tính tự cấp tự túc, trì trệ, lạc hậu, làm tăng nhu cầu trao đổi hàng hóa trong xã
hội.

- Hai là, dưới tác động của các quy luật trong nền sản xuất hàng hóa (quy luật giá trị, cạnh
tranh, cung-cầu…) buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn năng động, linh hoạt, có chiến lược,
kế hoạch dài hạn, cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao năng suất lao động, chất

15
lượng sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của con người. Đồng thời tạo ra những nhà sản xuất,
kinh doanh giỏi, những người lao động lành nghề.

- Ba là, trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không bị giới hạn bởi nhu cầu và
nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi vùng mà nó được mở rộng, dựa
trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội. Điều đó tạo điều kiện và thúc đẩy việc nghiên cứu,
ứng dụng những thành tựu nghiên cứu khoa học vào sản xuất, qua đó thúc đẩy sản xuất phát
triển.

- Bốn là, sản xuất hàng hóa là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao lưu văn
hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.

Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa còn có nhiều mặt trái tiêu cực như: sự phân hóa giàu nghèo
ngày càng tăng, sự bần cùng hóa của những người lao động, những nguy cơ khủng hoảng tiềm
tàng, sự phá hoại môi trường sinh thái và nhiều vấn đề xã hội khác…

4.2. HÀNG HÓA


4.2.1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
4.2.1.1. Khái niệm hàng hoá
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó
của con người thông qua trao đổi, mua bán.

- Hàng hóa có các đặc điểm:

+ Là sản phẩm của lao động

+ Thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người

+ Được trao đổi, mua bán trên thị trường

Một vật phải hội đủ ba đặc điểm trên mới là hàng hóa. Nếu thiếu bất kỳ đặc điểm nào thì
không phải hàng hóa.

4.2.1.2. Hai thuộc tính của hàng hoá

* Giá trị sử dụng


- Định nghĩa: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa để thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa có các đặc điểm:

+ Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định, nó không phụ thuộc vào
chế độ xã hội nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn và giá trị sử dụng cấu thành nội dung vật
chất của của cải. Giá trị sử dụng xác định mặt chất của hàng hóa, là căn cứ để phân biệt hàng
hóa này với hàng hóa khác.
16
+ Mỗi hàng hóa có nhiều thuộc tính tức nhiều công dụng, chúng được phát hiện dần dần
trong quá trình phát triển của khoa học - công nghệ và lực lượng sản xuất nói chung.

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ được thể hiện đầy đủ thông qua quá trình sử dụng, tiêu
dùng hàng hóa. Vì thế, nếu hàng hóa chưa được sử dụng thì nó mới chỉ có giá trị sử dụng khả
năng.

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa không phải là giá trị sử dụng cho người trực tiếp sản xuất ra
nó mà cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi, mua bán, nên giá trị sử dụng của hàng hóa
là vật mang giá trị trao đổi.

* Giá trị
Giá trị hàng hóa là một phạm trù trừu tượng, để hiểu được giá trị của hàng hóa, trước hết
phải hiểu được giá trị trao đổi của hàng hóa.

- Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về số lượng trao đổi giữa những hàng hóa có giá trị sử
dụng khác nhau.

Ví dụ: 1m2 vải = 5 kg gạo

Tại sao vải lại có thể trao đổi được với gạo khi mà về mặt số lượng 1 khác 5, về mặt đơn vị
m khác kg, quan trọng hơn, về mặt chất, vải để may quần áo khác hoàn toàn với gạo để ăn.
2

Nếu ta gạt bỏ tất cả các mặt cụ thể của vải và gạo, ta có thể thấy vải và gạo đều có cơ sở
chung là sản phẩm của lao động, đều là kết quả của lao động kết tinh trong đó. Như vậy, thực
chất của sự trao đổi bề ngoài là trao đổi vật lấy vật nhưng bên trong là sự trao đổi lao động lấy
lao động. Lao động kết tinh trong hàng hóa làm cơ sở cho trao đổi hàng hóa là giá trị hàng hóa

Vậy: Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa.

- Các đặc điểm của giá trị hàng hóa:

+ Giá trị hàng hóa là hao phí lao động ẩn giấu bên trong làm cơ sở cho sự so sánh, trao đổi
giữa các hàng hóa với nhau. Sở dĩ hàng hóa có giá trị trao đổi là vì hàng hóa có giá trị. Do vậy,
giá trị hàng hóa là nội dung còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị.

+ Giá trị hàng hóa là một quan hệ xã hội, nó biểu thị mối quan hệ giữa những người sản
xuất hàng hóa. Một hàng hóa này trao đổi với hàng hóa khác có nghĩa là hao phí lao động của
người sản xuất này đứng đối diện, quan hệ với hao phí lao động của người sản xuất khác

+ Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử, có sản xuất hàng hóa mới có giá trị hàng hóa.
Trong nền kinh tế tự cấp tự túc phạm trù giá trị của hàng hóa chưa xuất hiện.

* Mối quan hệ giữa hai thuộc tính

17
- Mặt thống nhất thể hiện:

+ Cả hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, tức là một vật phải có
đủ hai thuộc tính mới trở thành hàng hóa; thiếu một trong hai thuộc tính thì vật không thể trở
thành hàng hóa.

+ Quá trình sản xuất hàng hóa là sự thống nhất của quá trình sản xuất giá trị sử dụng với
quá trình sản xuất giá trị hàng hóa.

- Mặt mâu thuẫn thể hiện:

* Một là, với tư cách là giá trị sử dụng các hàng hóa khác nhau về chất và không thể so
sánh được. Tuy nhiên, với tư cách là giá trị các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là kết tinh
của lao động xã hội, nên có thể so sánh được.

* Hai là, người sản xuất làm ra hàng hóa để bán, nên mục đích của họ là giá trị, nhưng để
có giá trị, họ phải tạo ra giá trị sử dụng (giá trị sử dụng là phương tiện). Ngược lại, mục đích của
người mua là giá trị sử dụng, nhưng để có giá trị sử dụng họ phải thực hiện giá trị của hàng hóa
(giá trị là phương tiện).

* Ba là, quá trình sản xuất giá trị sử dụng đồng thời là quá trình sản xuất giá trị, giá trị sử
dụng và giá trị cùng tồn tại trong hàng hóa cấu thành nên hàng hoá nhưng quá trình thực hiện giá
trị và giá trị sử dụng lại tách rời về không gian và thời gian. Quá trình thực hiện giá trị diễn ra
trước và trong lĩnh vực lưu thông còn quá trình thực hiện giá trị sử dụng diễn ra sau và trong
lĩnh vực tiêu dùng. Do đó, nếu giá trị của hàng hóa không được thực hiện sẽ dẫn đến khủng
hoảng sản xuất thừa. Mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng cũng chính là biểu hiện của mâu
thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa trên thị trường.

4.2.2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị vì lao động của người sản xuất
hàng hóa có tính hai mặt, đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. C.Mác là người đầu tiên
phát hiện ra tính chất hai mặt đó.

4.2.2.1. Lao động cụ thể


- Định nghĩa: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

- Mỗi một lao động cụ thể có mục đích riêng, công cụ lao động, đối tượng lao động,
phương pháp lao động, và kết quả lao động riêng. Chính những cái riêng đó làm cho các lao
động cụ thể khác nhau.

- Các đặc trưng:

18
+ Lao động cụ thể là cơ sở của phân công lao động xã hội. Tất cả các loại lao động cụ thể
hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội ngày càng chi tiết.

+ Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định.

+ Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.

+ Hình thức của lao động cụ thể phát triển cùng chiều hướng với sự phát triển của khoa
học, công nghệ, sự phân công lao động xã hội và nhu cầu tiêu dùng.

4.2.2.2. Lao động trừu tượng


- Định nghĩa: Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hoá khi đã gạt bỏ
những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao
sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hoá nói chung.

- Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa và là một phạm trù lịch sử, riêng có của sản
xuất hàng hóa. Chỉ có sản xuất sản phẩm để bán thì lao động sản xuất đó mới có tính chất là lao
động trừu tượng.

Có thể định nghĩa giá trị hàng hóa một cách cụ thể hơn: Giá trị hàng hóa là lao động trừu
tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó cũng chính là mặt chất của giá
trị hàng hóa.

- Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất và giống nhau về chất.

Không phải có hai thứ lao động kết tinh trong hàng hóa mà chỉ là lao động của người sản
xuất hàng hóa có tính chất hai mặt.

* Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất
xã hội của lao động:

- Việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai (lao động cụ thể) là công việc
riêng của cá nhân chủ sở hữu tư liệu sản xuất. Vì vậy, lao động đó mang tính chất tư nhân, hay
lao động cụ thể của người sản xuất là biểu hiện của lao động tư nhân.

- Lao động của người sản xuất hàng hóa là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội trong
hệ thống phân công xã hội. Những người sản xuất hàng hóa làm việc cho nhau thông qua trao đổi
hàng hóa. Việc trao đổi hàng hóa không thể căn cứ vào lao động cụ thể mà phải quy lao động cụ
thể về lao động chung đồng nhất - lao động trừu tượng. Do đó, lao động trừu tượng là biểu hiện
của lao động xã hội.

* Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau:

19
- Sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không ăn khớp với
nhu cầu của xã hội(về số lượng, về chất lượng). Khi sản xuất vượt quá nhu cầu của xã hội sẽ có
một số hàng hóa không bán được, tức là không thể thực hiện được giá trị.

- Mức hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hao phí lao động xã hội,
khi đó hàng hóa sẽ không bán được hoặc nếu bán được thì không thu hồi đủ chi phí lao động bỏ
ra.

Như vậy, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội và tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng
hóa là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn đó được biểu hiện
thành mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng, giữa giá trị sử dụng và giá trị.
Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hóa vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng
hoảng.

4.2.3. Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hóa
4.2.3.1. Thước đo lượng giá trị của hàng hoá
- Định nghĩa: Lượng giá trị hàng hóa là lượng hao phí lao động của người sản xuất hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa (được đo bằng thời gian lao động để tạo ra hàng hóa)

- Lượng giá trị cá biệt: Là lượng hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa. Khi sản xuất cùng một loại hàng hóa, với điều kiện sản xuất khác nhau
(trình độ tay nghề, quy mô sản xuất, năng suất lao động...) những người sản xuất sẽ có lượng giá
trị cá biệt khác nhau. Nhưng trên thị trường hàng hóa giống nhau không trao đổi theo lượng giá
trị cá biệt mà được trao đổi theo lượng giá trị chung, tức là lượng giá trị xã hội.

- Lượng giá trị xã hội là lượng hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa. Lượng giá trị xã hội của hàng hóa được đo bởi thời gian lao động xã hội
cần thiết.

+ Thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị
hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội với một trình độ kỹ thuật trung bình, một trình
độ khéo léo trung bình và một cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định
+ Thực chất, thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động xã hội trung bình để
sản xuất ra hàng hóa. Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết do thời gian lao động cá
biệt của người sản xuất nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường quyết định.

+ Thời gian lao động xã hội cần thiết là một lượng không cố định vì trình độ thành thạo
trung bình, cường độ lao động trung bình, điều kiện kỹ thuật trung bình của xã hội ở mỗi nước
khác nhau, trong các thời gian khác nhau là khác nhau, nó thay đổi theo sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Khi thời gian lao động xã hội cần thiết thay đổi thì lượng giá trị của hàng hóa
cũng thay đổi.

20
Tóm lại, chỉ có lượng hao phí lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất ra một hàng hóa mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa ấy.

4.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Tất cả những yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian lao động xã hội cần thiết đều ảnh hưởng
đến số lượng giá trị của hàng hóa.

+ Định nghĩa: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động.

+ Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc lượng
thời gian hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm.

+ Năng suất lao động ảnh hưởng trực tiếp đến lượng giá trị hàng hóa: năng suất lao động
xã hội càng cao thì thời gian lao động xã hội cần thiết càng ít, lượng lao động kết tinh trong một
đơn vị hàng hóa càng nhỏ do đó giá trị hàng hóa càng bé. Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa tỷ
lệ nghịch với năng suất lao động.

+ Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ lành nghề của người lao
động, trình độ phát triển khoa học - công nghệ, phương pháp tổ chức, quản lý lao động, quy mô
và hiệu quả của tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên…

Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian.
Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc căng thẳng của lao động. Việc tăng cường độ lao
động cũng giống như kéo dài thời gian lao động.

+ Cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên
và hao phí sức lao động cũng tăng lên tương ứng. Vì thế, hao phí lao động cho một đơn vị hàng
hóa là không đổi. Như vậy, cường độ lao động không ảnh hưởng tới lượng giá trị một đơn vị
hàng hóa, nhưng lượng hàng hóa được tạo ra trong một đơn vị thời gian tỷ lệ thuận với cường độ
lao động.

+ Cường độ lao động cũng phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất
của tư liệu sản xuất, đặc biệt là nó phụ thuộc vào thể chất, tinh thần của người lao động.

- Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng
hóa.

+ Lao động giản đơn là lao động cụ thể mà bất kỳ một người lao động bình thường nào
không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được.

+ Lao động phức tạp là lao động cụ thể đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao
động chuyên môn lành nghề mới có thể tiến hành được.

Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn.
C.Mác viết “Lao động phức tạp chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa, hay nói đúng
21
hơn, là lao động giản đơn được nhân lên”. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức
tạp đều được quy thành lao động giản đơn trung bình, và điều đó được thực hiện một cách tự
phát trên thị trường.

4.2.3.3. Cấu thành lượng giá trị hàng hóa

Cấu thành lượng giá trị hàng hóa bao gồm hai bộ phận: Giá trị cũ tái hiện và giá trị mới

Ký hiệu: W = c + v + m

4.3. TIỀN TỆ
4.3.1. Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
4.3.1.1. Sự phát triển các hình thái giá trị

Tiền tệ là hình thái biểu hiện giá trị hàng hóa chung nhất, khái quát nhất, cô đọng nhất. Để
hiểu được tiền tệ phải phân tích từ các hình thái biểu hiện giá trị. Giá trị hàng hoá được biểu hiện
qua 4 hình thái:

* Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên

- Cuối công xã nguyên thủy, lực lượng sản xuất có sự phát triển nhất định làm xuất hiện
những sản phẩm thặng dư. Tuy nhiên, do trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp nên sản phẩm
thặng dư chưa nhiều. Lúc này trao đổi hàng hóa chỉ mang tính chất ngẫu nhiên và trao đổi trực
tiếp.

Ví dụ: 1m2 vải = 10kg thóc.

- Trong trao đổi trên, giá trị của hàng hoá Vải được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng
hoá Thóc, còn hàng hoá Thóc dùng làm hình thái biểu hiện giá trị của hàng hoá Vải. Hàng hoá
Vải ở vào hình thái giá trị tương đối, hàng hoá Thóc ở vào hình thái ngang giá. Quan hệ trao đổi
đó chỉ có tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi 1:10 cũng là ngẫu nhiên.

- Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên và vật ngang giá là hình thái phôi thai của tiền tệ.

* Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng


Khi lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội, năng suất lao động xã hội tăng lên thì
sản phẩm thặng dư cũng nhiều hơn, do đó, trao đổi hàng hóa cũng thường xuyên hơn. Khi đó,
một hàng hóa có thể được trao đổi với nhiều hàng hóa khác.

Ví dụ: 1m2 vải = 10kg thóc

= 1 cái bàn

= 3 con gà

22
=…

- Ở đây, giá trị của Vải được biểu hiện ở giá trị sử dụng của nhiều hàng hóa đóng vai trò
vật ngang giá, tức là có nhiều hình thái ngang giá hơn. Mỗi hình thái ngang giá là một hình thái
ngang giá đặc thù. Tỷ lệ trao đổi giữa các hàng hóa không còn mang tính ngẫu nhiên nữa mà dần
dần do lao động quy định.

- Hình thái mở rộng của giá trị có hạn chế:

+ Chưa có thước đo thống nhất cho giá trị của hàng hóa, vì có nhiều vật ngang giá biểu
hiện giá trị một hàng hóa.

+ Hình thức trao đổi vẫn là trực tiếp hàng lấy hàng, do đó khi nhu cầu trao đổi giữa những
người chủ hàng hóa không phù hợp sẽ làm cho trao đổi không thực hiện được.

Những nhược điểm của hình thái mở rộng của giá trị đòi hỏi sự xuất hiện của vật ngang giá
chung, khi đó xuất hiện hình thái thứ ba.

* Hình thái chung của giá trị

- Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn nữa, sản phẩm thặng dư sẽ nhiều hơn nữa làm cho
trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, dần dần xuất hiện hàng hóa trung gian trong trao đổi.
Những hàng hóa trung gian phải mang tính thông dụng, có ý nghĩa kinh tế đối với một bộ tộc,
một địa phương, một vùng… Khi đã có hàng hóa trung gian, người ta dễ dàng hơn trong việc
trao đổi lấy hàng hóa mà họ cần. Hình thái mở rộng của giá trị đã phát triển thành hình thái
chung của giá trị.

Ví dụ: 10kg thóc

1cái bàn
= 1m2 vải
3 con gà

- Ở đây, giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật
ngang giá chung, vật ngang giá phổ biến (1m2 Vải).

- Hình thái chung của giá trị ðã khắc phục được nhược điểm của hình thái mở rộng và hình
thái ngẫu nhiên là: người ta có thể dễ dàng thực hiện trao đổi để lấy hàng hóa mà họ cần.

* Hình thái tiền tệ

- Ở hình thái ngang giá chung của giá trị thì mỗi địa phương, vùng, lãnh thổ lại có vật
ngang giá riêng,vật ngang giá vẫn chưa cố định ở một hàng hóa nào cả. Khi trao đổi hàng hóa
vượt ra khỏi địa phương, vùng, lãnh thổ thì hình thái ngang giá chung gây khó khăn cho trao đổi.

23
Vì thế, xuất hiện nhu cầu về một vật ngang giá chung thống nhất, trong quá trình đó Vàng và Bạc
được lấy làm vật ngang giá chung, hình thái tiền tệ ra đời.

Ví dụ: 1m2 vải

1 cái bàn

10kg thóc = 0.03 gam vàng

Dễ dàng nhận thấy trong ví dụ này, cả vải, áo, thóc, gà... đều biểu hiện giá trị ở một vật
thống nhất, đó là Vàng.

- Khi bạc và vàng cùng làm chức năng tiền tệ thì chế độ tiền tệ gọi là chế độ song bản vị.
Khi chỉ còn vàng độc chiếm vị trí tiền tệ thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng.

- Sở dĩ vàng và bạc được lấy làm vật ngang giá chung (tiền tệ) vì trước hết vàng và bạc là
hàng hóa, có giá trị nên có thể dùng để đo giá trị hàng hóa khác, mặt khác, vàng và bạc hội đủ
các thuộc tính rất thuận tiện cho lưu thông hàng hóa mà các hàng hóa khác không có, đó là: với
lượng nhỏ nhưng có giá trị lớn, dễ bảo quản, dễ chia nhỏ nhưng chia nhỏ tổng giá trị không đổi.

4.3.1.2. Bản chất của tiềntệ

Là một loại hàng hoá đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung
thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những
người sản xuất hàng hóa.

+ Thứ nhất, khi tiền tệ xuất hiện thế giới hàng hóa chia thành hai cực. Một cực là tất cả các
hàng hóa thông thường chúng chỉ biểu hiện giá trị sử dụng, còn cực kia là tiền tệ biểu hiện giá trị
của mọi hàng hóa. Vì vậy, tiền tệ biểu hiện quan hệ xã hội của những người sản xuất hàng hóa,
biểu hiện hao phí lao động xã hội.

+ Thứ hai, là hàng hoá, nên tiền tệ cũng có giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị của tiền tệ
cũng được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chúng bao gồm hao phí lao
động để tìm kiếm, khai thác, chế biến, vận chuyển vàng bạc. Giá trị sử dụng của tiền tệ, có giá
trị sử dụng thông thường là làm đồ trang sức, làm các đồ dùng bằng vàng và bạc, làm nguyên
liệu trong công nghiệp… và giá trị sử dụng đặc biệt là làm vật ngang giá chung, biểu hiện giá trị
của mọi hàng hóa.

4.3.2. Các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ
4.3.2.1. Các chức năng của tiền tệ
* Thước đo giá trị

24
- Khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa, tiền làm chức năng
thước đo giá trị. Tiền tệ có thể đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa vì bản thân tiền tệ là
hàng hóa có giá trị.

- Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ không cần phải là tiền thật, mà chỉ là tiền
trong ý niệm, trong tưởng tượng.

- Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa, hay giá cả hàng hóa là
hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả do các nhân tố: giá trị hàng hóa, giá trị
tiền tệ, quan hệ cung cầu… quyết định. Giá cả hàng hóa tỷ lệ thuận với giá trị của chúng và tỷ lệ
nghịch với giá trị tiền tệ. Quan hệ cung cầu làm giá cả lên xuống xung quanh giá trị. Cung lớn
hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị; cung nhỏ hơn cầu thì giá cả lớn hơn giá trị, tuy nhiên tổng số
giá cả vẫn luôn bằng tổng số giá trị.

* Phương tiện lưu thông


- Khi tiền tệ là môi giới trong lưu thông hàng hóa, tiền thực hiện chức năng phương tiện
lưu thông. Khi đó lưu thông hàng hóa lấy tiền làm trung gian và được thực hiện bằng công thức:
HTH. Như vậy, khi tiền làm chức năng phương tiện lưu thông đã làm cho lưu thông hàng hóa
thuận lợi hơn, nhưng đồng thời nó cũng làm cho việc mua bán tách rời nhau cả về không gian và
thời gian. (H – T và T – H), do đó nó làm tăng lên khả năng khủng hoảng kinh tế.

- Làm chức năng phương tiện lưu thông thì tiền phải là tiền mặt.

+ Thực hiện chức năng này, lúc đầu người ta dùng vàng thoi, bạc nén. Tuy nhiên, điều đó
lại tạo nên một số khó khăn: phải chia nhỏ chúng thành nhiều mảnh nhỏ, phải xác định số lượng,
độ nguyên chất… Do đó, vàng thoi, bạc nén dần dần được thay thế bằng tiền đúc.

+ Tiền đúc là khối kim loại đúc có hình thức, trọng lượng và giá trị nhất định, nó được
dùng làm phương tiện lưu thông. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất đi
một phần giá trị của nó. Nhưng trong trao đổi người ta vẫn chấp nhận làm phương tiện lưu thông
với đầy đủ giá trị. Như vậy, giá trị thực của tiền đã tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Tiền chỉ
còn là ký hiệu của giá trị. Thực tiễn đó đã dẫn đến sự ra đời của tiền giấy

+ Tiền giấy là ký hiệu của tiền tệ, Nhà nước phát hành và quản lý lưu thông tiền giấy.

* Phương tiện thanh toán

- Kinh tế hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định thì tất yếu sẽ nảy sinh việc mua
bán chịu, do đó tiền có chức năng phương tiện thanh toán. Với chức năng này tiền dùng để chi
trả sau khi công việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành. Ví dụ: trả tiền mua hàng chịu, trả nợ,
nộp thuế…

25
- Trong hình thức mua bán chịu, trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị. Nhưng vì
mua bán chịu nên chỉ đến kỳ hạn phải trả thì tiền mới thực hiện chức năng phương tiện thanh
toán.

- Mặt khác, trong việc mua bán chịu, người mua là con nợ, người bán là chủ nợ. Khi hệ
thống con nợ và chủ nợ phát triển rộng rãi, chỉ cần một khâu nào đó không được thanh toán sẽ
ảnh hưởng đến hàng loạt các khâu khác và làm sụp đổ hệ thống, tạo ra sự khủng hoảng kinh tế
trên diện rộng.

* Phương tiện cất trữ


- Tiền là hiện thân của giá trị, đại biểu cho của cải xã hội, nên nó có thể thực hiện được
chức năng phương tiện cất trữ. Làm chức năng này, tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại để
khi cần có thể đem ra mua hàng.

- Chỉ có tiền đủ giá trị như tiền vàng, bạc và các của cải bằng vàng, bạc mới thực hiện chức
năng phương tiện cất trữ.

- Chức năng cất trữ của tiền còn là cơ chế điều tiết tự phát số lượng tiền cần thiết cho lưu
thông. Làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với số tiền cần thiết cho lưu
thông hàng hóa. Cất trữ tiền không chỉ là cất trữ của cải mà còn là dự trữ cho lưu thông tiền tệ.

* Tiền tệ thế giới


- Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia và hình thành quan hệ buôn
bán giữa các nước, thì tiền tệ làm chức năng tiền tệ thế giới.

- Thực hiện chức năng này tiền thực hiện đồng thời cả bốn chức năng trên trên phương
diện quốc tế.

- Làm chức năng tiền tệ thế giới, tiền tệ phải có giá trị thật sự, phải là tiền vàng hoặc tiền
tín dụng được công nhận trên phạm vi quốc tế. Trên thực tế, chỉ có đồng tiền của những nước có
nền kinh tế mạnh mới đảm nhiệm được chức năng tiền tệ thế giới.

4.3.2.2. Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát

* Quy luật lưu thông tiền tệ

- Định nghĩa: Là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ
nhất định

Quy luật lưu thông tiền tệ phản ánh quan hệ giữa số lượng tiền cần thiết trong lưu thông
với tổng số giá cả hàng hóa lưu thông trên thị trường và tốc độ chu chuyển trung bình của đồng
tiền cùng loại. Trong đó, số lượng tiền cần thiết trong lưu thông quan hệ tỷ lệ thuận với tổng số
giá cả hàng hóa lưu thông trên thị trường cần dùng tiền để thanh toán và tỷ lệ nghịch với tốc độ
chu chuyển trung bình của tiền tệ

26
Số lượng tiền cần thiết trong lưu thông được xác định bởi công thức:

PQ PQ – (PQC + PQK) + PQT

M = ------- Nếu có mua bán chịu thì M = --------------------------------


V V

Trong đó: M : Số lượng tiền cần thiết trong lưu thông

PQ : Tổng giá cả hàng hóa lưu thông trên thị trường

PQC: Tổng giá cả hàng hóa mua bán chịu

PQK: Tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau

PQT: Tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán

V: Tốc độ chu chuyển trung bình của tiền tệ.

 Lạm phát
Quy luật lưu thông tiền tệ trên là quy luật lưu thông tiền vàng vì tiền vàng có giá trị nội tại
nên có chức năng cất trữ, còn đối với tiền giấy do không có giá trị nội tại chỉ là ký hiệu giá trị
nên quy luật lưu thông tiền tệ trên chỉ là căn cứ, cơ sở để phát hành lượng tiền giấy vào lưu
thông, tiền giấy vận động theo thuyết số lượng tiền tệ, tức là giá trị đại biểu của một đơn vị tiền
tệ tỷ lệ nghịch với số lượng tiền giấy trong lưu thông. Nếu số lượng tiền giấy trong lưu thông
vượt quá số cần thiết trong lưu thông khi đó giá trị đại biểu của một đơn vị tiền giấy giảm, giá cả
hàng hóa tăng nếu xảy ra trong thời gian tương đối dài hiện tượng đó được gọi là lạm phát.

- Khái niệm: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong
một thời gian nhất định
- Phân loại: Căn cứ theo mức giá tăng lên có thể chia lạm phát thành: Lạm phát vừa phải,
lạm phát phi mã và siêu lạm phát
- Tác động: Phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, khuyến khích đầu cơ, làm
méo mó biến dạng các hoạt động kinh tế…
4.4. QUY LUẬT GIÁ TRỊ

4.4.1. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị

- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có sản
xuất trao đổi hàng hóa ở đó có quy luật giá trị hoạt động.

- Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó,
tức là trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.

+ Yêu cầu đối với sản xuất:

27
* Khối lượng sản phẩm mà những người sản xuất tạo ra phải phù hợp nhu cầu có khả năng
thanh toán của xã hội.

* Hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết.

+ Yêu cầu đối với lưu thông: phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: hai hàng hóa trao
đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa
phải thực hiện theo nguyên tắc giá cả phù hợp với giá trị.

- Giá cả hàng hóa trên thị trường lên xuống xung quanh giá trị của hàng hóa và trở thành
cơ chế tác động của quy luật giá trị. Với mỗi hàng hóa riêng biệt, giá cả của nó có thể cao, thấp
hơn giá trị hàng hóa nhưng xét trên phạm vi xã hội, tổng giá cả luôn thống nhất với tổng giá trị
hàng hóa.

4.4.2. Tác động của quy luật giá trị


- Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

+ Điều tiết sản xuất

* Nếu mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao thì những
người sản xuất hàng hóa đó sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao
động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác (nhưng thu được lãi ít hơn hoặc không có
lãi) sẽ chuyển hướng sang sản xuất hàng hóa này để thu lãi cao. Do đó, tư liệu sản xuất và sức
lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.

* Ngược lại, nếu mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, người sản xuất sẽ bị lỗ vốn.
Tình hình đó buộc người ta phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng
khác có lãi hơn, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi.

* Trong trường hợp mặt hàng nào đó có giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp
tục sản xuất mặt hàng này.

Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao
động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

+ Điều tiết lưu thông hàng hóa

Thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, nhờ đó, góp phần làm cho
hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.

- Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển

+ Trong sản xuất hàng hóa, trao đổi hàng hóa theo giá trị xã hội. Vì thế, người nào sản xuất
hàng hóa có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thì sẽ thu lãi, những người sản xuất hàng hóa có

28
giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội thì sẽ phải chịu lỗ. Do vậy, muốn tồn tại thì người sản xuất
hàng hóa phải không ngừng tìm mọi cách để cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn,
ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất, cải tiến phương thức tổ chức
và quản lý sản xuất… nhằm hạ thấp giá trị cá biệt.

+ Xu hướng này diễn ra liên tục vì do tất cả mọi người đều cố gắng hạ giá trị cá biệt xuống
thì kéo theo giá trị xã hội cũng giảm theo và người sản xuất lại phải hạ giá trị cá biệt xuống tiếp
nữa, cứ như thế kỹ thuật được cải tiến không ngừng, năng suất lao động tăng lên, giá thành sản
phẩm hạ xuống… Thông qua sự nỗ lực tối ưu hóa sản xuất như vậy mà lực lượng sản xuất xã hội
không ngừng phát triển.

- Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hóa thành
người, giàu người nghèo

+ Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao
phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ
thu được nhiều lãi, sẽ giàu lên qua đó tạo điều kiện để tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.

+ Ngược lại những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt cao hơn
mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ chịu thiệt, bị thu hẹp sản xuất dần dần và kết quả là
bị nghèo đi.

Như vậy, quy luật giá trị hoạt động đã phân chia xã hội thành hai cực, một cực gồm những
người giàu có, một cực gồm những người nghèo khổ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.

Có thể nói, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do vậy song
song với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển thì Nhà nước cần có những biện pháp để phát
huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của quy luật này.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1.Phân tích ưu thế của sản xuất hàng hóa?

2.Nêu định nghĩa hàng hóa, giá trị sử dụng, giá trị.

3.Nêu định nghĩa lao động cụ thể, lao động trừu tượng, lao động giản đơn, lao động phức
tạp,

4.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa?

5.Phân tích tác dụng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị? Vận
dụng vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam?

29
6.Phân tích tác dụng thúc đẩy LLSX của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa? Vận
dụng vào tình hình thực tiễn ở nước ta hiện nay?

CHƯƠNG 5

HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

5.1. SỰ CHUYỂN HOÁ CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN

5.1.1. Công thức chung của tư bản

30
Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện thành một số tiền nhất định, nhưng bản thân tiền không
phải là tư bản. Khi tiền xuất hiện lưu thông hàng hóa được thực hiện theo công thức: H - T -
H(1), còn lưu thông tư bản thực hiện theo công thức T - H - T'(2).

* So sánh hai công thức


- Giống nhau

+ Yếu tố vật chất: Tiền và hàng

+ Hành vi lưu thông: Mua và bán

+ Lực lượng tham gia: Người mua và người bán

- Khác nhau:

+ Về trình tự vận động: (1) Bán rồi mua - (2) Mua rồi bán

+ Điểm xuất phát và điểm kết thúc: (1) Điểm xuất phát và điểm kết thúc đều là hàng hóa
(H) nhưng chúng khác nhau về chất (tức là khác nhau về giá trị sử dụng). (2)Điểm xuất phát và
điểm kết thúc đều là tiền, do vậy chúng không khác nhau về chất

+ Trung gian của vận động: (1) T đóng vai trò trung gian, là môi giới để trao đổi hàng hóa.
(2) H đóng vai trò trung gian, là môi giới để tiền tệ được lưu thông.

+ Vận động của T: (1) T được chuyển thành hàng hóa rồi mất hút đi trong lưu thông. (2) T
chỉ được ứng trước ra để rồi sau đó thu về.

+ Về mục đích của quá trình: (1) Mục đích của lưu thông là giá trị sử dụng, đổi một hàng
hóa này lấy một hàng hóa khác hay một giá trị sử dụng khác để đáp ứng nhau cầu nào đó. (2)
Mục đích cuối cùng không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, nhưng không phải giá trị như cũ
mà là giá trị tăng thêm. Vì thế công thức lưu thông là T - H - T’ (T' = T + ∆T)

+ Giới hạn vận động: (1) Lưu thông chấm dứt ở cuối giai đoạn mua (T - H) khi người ta đã
có được hàng hóa có giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu của mình. Do vậy, sự vận động của H - T -
H là có giới hạn. (2) Mục đích của lưu thông là một giá trị được tăng thêm (∆T) so với tiền ban
đầu. Do đó, lưu thông của tư bản là sự lớn lên không ngừng của giá trị: T - H - T’ - H - T’’ - H -
T’’’…

Như vậy: công thức chung của tư bản là T - H - T’, trong đó T’ = T + ∆T. ∆T là số tiền trội
hơn được gọi là giá trị thặng dư, ký hiệu là m. Còn số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu giá
trị thặng dư thì trở thành tư bản. Có thể nói, tiền chỉ trở thành tư bản khi nó được dùng để mang
lại giá trị thặng dư.

T - H - T’ được gọi là công thức chung của tư bản vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu
hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó.

31
5.1.2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Công thức chung của tư bản cho ta thấy m được sinh ra từ lưu thông, nhưng thực chất lưu
thông thuần túy có sinh ra m không? Ta xét các trường hợp sau:
+ Nếu trao đổi ngang giá thì ở đây chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ tiền chuyển
thành hàng hóa và từ hàng hóa chuyển thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm
trong tay mỗi bên khi tham gia trao đổi trước sau vẫn không đổi. Vậy, trao đổi ngang giá không
thể tạo thêm giá trị mới.

+ Nếu trao đổi không ngang giá:

Nếu chỉ bán đắt: trong nền sản xuất hàng hóa, do phân công lao động xã hội nên mỗi người
sản xuất đều vừa là người mua, vừa là người bán. Nếu họ thu lợi nhờ hoạt động bán thì sẽ bị thiệt
ở hành động mua.

Một số người chuyên mua rẻ, bán đắt, tức là lúc nào cũng được lợi thì tổng giá trị toàn xã
hội không tăng lên bởi vì số giá trị mà người này thu được là số giá trị mà người khác bị mất.
Vậy trao đổi không ngang giá cũng không mang lại thêm giá trị thặng dư.

Trong cả hai trường hợp trao đổi không ngang giá và ngang giá thì đều không có giá trị
mới được sinh ra. Vậy lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư.Tuy nhiên, ở ngoài lưu thông cả
tiền và hàng hóa đều không vận động: tiền được tích trữ, hàng hóa được bảo quản trong kho.
Như vậy, giá trị thặng dư không thể nảy sinh ở bên ngoài lưu thông. Tóm lại, công thức chung
của tư bản ẩn chứa một mâu thuẫn: Giá trị thặng dư vừa sinh ra trong lưu thông lại vừa không
thể sinh ra trong lưu thông.

C.Mác đã chỉ ra mâu thuẫn đó trong bộ Tư bản: “Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu
thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và
đồng thời không phải trong lưu thông”. Ông là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu thuẫn
này bằng lý luận về hàng hóa sức lao động.

5.1.3. Hàng hóa sức lao động


5.1.3.1. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa

- Sức lao động: là toàn bộ những năng lực (thể lực, trí lực) khả năng sản xuất tồn tại trong
một con người. Sức lao động là cái có trước, là tiềm năng sẵn có trong con người, còn lao động
chính là quá trình vận dụng sức lao động trong quá trình sản xuất.

- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:


+ Một là, người lao động phải là được tự do về thân thể của mình, có thể chi phối sức lao
động hay năng lực lao động của mình (điều kiện cần).

+ Hai là, người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực hiện lao động
và cũng không còn của cải gì khác, muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động (điều kiện đủ).

32
Như vậy, để sức lao động trở thành hàng hóa thì “người có tiền phải tìm được người lao
động tự do trên thị trường, tự do theo hai nghĩa: theo nghĩa là một con người tự do chi phối sức
lao động của mình với tư cách là một hàng hóa; và mặt khác anh ta không còn có một hàng hóa
nào khác để bán, nói một cách khác là trần như nhộng, hoàn toàn không có những vật cần thiết
để thực hiện sức lao động của mình” (C.Mác)

Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện trên biến sức lao động thành hàng hóa. Đến lượt mình,
sức lao động lại biến tiền thành tư bản.

5.1.3.2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
* Giá trị hàng hóa sức lao động:
- Định nghĩa: Giá trị hàng hóa sức lao động là lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất ra sức lao động kết tinh trong người lao động.

- Kết cấu của giá trị của hàng hóa sức lao động gồm:

+ Sản xuất và tái sản xuất sức lao động được thực hiện thông qua sự tiêu dùng cá nhân của
người lao động. Vì vậy, giá trị sức lao động ngang bằng với giá trị của toàn bộ những tư liệu sinh
hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần để duy trì đời sống bình thường của người lao động và gia
đình của họ cũng như những chi phí đào tạo người lao động có một trình độ nhất định.

+ Các yếu tố tinh thần và lịch sử. Điều này có nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất,
người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa… Những nhu cầu đó phụ thuộc vào
hoàn cảnh lịch sử mỗi nước trong mỗi thời kỳ, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử hình thành giai
cấp công nhân, phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của từng nước và mức độ thỏa mãn
những nhu cầu đó phần lớn phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước.

* Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động


- Định nghĩa: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của sức lao động, là
tính hữu ích thể hiện ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua là sử dụng vào quá trình lao
động.
- Đặc điểm của giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động:
Khi sử dụng, giá trị sử dụng của sức lao động cũng hao mòn và mất đi như giá trị sử dụng
của hàng hóa thông thường. Nhưng nó được bù đắp và phục hồi lại sau quá trình nghỉ ngơi và
tiêu dùng tư liệu sinh hoạt của người công nhân. Quan trọng hơn trong quá trình sử dụng sức lao
động còn tạo ra lượng giá trị mới vượt cả giá trị của chính nó. Phần giá trị dôi ra đó bị nhà tư bản
chiếm không gọi là giá trị thặng dư.
Đặc điểm này là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản:
Nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư nằm trong việc tiêu dùng (sử dụng) sức lao động. Cụ thể là, giá
trị thặng dư vẫn được tạo ra trong sản xuất nhưng nó không thể tách rời lưu thông, nhờ có lưu
thông mà giá trị thặng dư mới được xuất hiện.

33
5.2. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

5.2.1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất
ra giá trị thặng dư

Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị thặng
dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư, trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng
nào đó. Vì thế, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất giá
trị sử dụng với quá trình sản xuất giá trị và giá trị thặng dư. Cho nên, để sản suất giá trị thặng dư
nhà tư bản phải mua được các yếu tố của quá trình sản xuất giá trị sử dụng là TLSX và SLĐ.

- Đặc điểm của quá trình sản xuất giá trị thặng dư:

+ Một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, lao động của anh ta thuộc
về nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất và được nhà tư bản sử dụng sao cho có
hiệu quả nhất.

+ Hai là, sản phẩm là do lao động của người công nhân làm ra nhưng nó không thuộc về
công nhân mà thuộc sở hữu của nhà tư bản.

* Ví dụ
Để sản xuất sợi, chủ tư bản cần phải mua tư liệu sản xuất và thuê lao động. Giả định:
- Nhà tư bản ứng ra số tiền mua: 10kg bông = 10$;
- Hao mòn máy móc để chuyển 10kg bông sang dạng sợi = 2$;

- Thuê lao động trong một ngày lao động = 3$

Giả sử kéo 10kg bông thành sợi mất 6 giờ và mỗi giờ công nhân tạo ra được một giá trị
0,5$ (0,5$ x 6 = 3$).
- Vậy giá trị của 10 kg sợi là:
Giá trị của 10 kg bông chuyển vào: 10$
Giá trị của máy móc chuyển vào: 2$
Giá trị mới do công nhân tạo ra: 3$
Tổng cộng: 15$
Nếu quá trình lao động chỉ dừng lại ở đó (công nhân làm việc 6 giờ) thì không có giá trị
thặng dư. Nhưng trên thực tế quá trình lao động luôn kéo dài hơn 6 giờ vì tiền lương nhà tư bản
thuê công nhân là một ngày chứ không phải là 6 giờ. Nếu ngày lao động là 12 giờ, thì tương tự
như 6 giờ LĐ đầu tiên, 6 giờ lao động tiếp theo người LĐ cũng tạo ra 10kg sợi với tổng giá trị là
15$, với kết cấu giá trị cũng như vậy. Tổng hợp cả ngày lao động, một công nhân sản xuất 20kg
sợi có kết cấu giá trị như sau:
GT của 20 kg bông = 20$

34
GT của máy móc (hao mòn) = 4$
GT mới do công nhân tạo ra = 6$ (3$ giá trị SLĐ và 3$ giá trị thặng dư)
Tổng cộng = 30$
Một số kết luận:
* Giá trị thặng dư: là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do
người công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt.
* Ngày lao động của công nhân chia thành hai phần:
+ Thời gian lao động cần thiết (t 1): phần thời gian lao động mà người công nhân tạo ra một
lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động.

+ Thời gian lao động thặng dư (t2): phần còn lại của ngày lao động vượt khỏi thời gian lao
động tất yếu.

Sự phân chia này mang tính chất trừu tượng vì ngay từ giây đầu tiên sản xuất thì nó đã
được phân chia thành hai phần và cũng ngay từ giây đầu tiên nhà tư bản đã chiếm được lao động
không công của công nhân.

* Quá trình sản xuất giá trị thặng dư đã giải quyết được mâu thuẫn trong công thức chung
của tư bản và chứng minh được sự chuyển hóa của tiền thành tư bản.

5.2.2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả
biến

5.2.2.1. Bản chất của tư bản

Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công
nhân làm thuê. Bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm
đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân tạo ra.

5.2.2.2. Tư bản bất biến và tư bản khả biến

* Tư bản bất biến


- Định nghĩa: Bộ phận tư bản biến thành TLSX mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào
sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó. Ký hiệu là: C.
- Cấu trúc: Về mặt hiện vật, tư bản bất biến gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng (C1);
nguyên, nhiên vật liệu…(C2)
- Đặc điểm: Giá trị của chúng được lao động cụ thể của người công nhân bảo tồn và
chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm. Trong đó, C1 chuyển giá trị nhiều lần, C2 chuyển
giá trị một lần. Giá trị sử dụng của tư liệu sản xuất được bảo tồn dướihình thức giá trị sử dụng
mới.
* Tư bản khả biến

35
- Định nghĩa: Là bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông
qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng. Ký hiệu:
V.
- Cấu trúc: Tư bản khả biến là phần tư bản dùng để thuê người lao động làm việc trong
khoảng thời gian nhất định. Tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức tiền lương.
- Đặc điểm: Sử dụng tư bản khả biến sẽ tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của chính tư
bản khả biến bỏ ra ban đầu. Lượng giá trị đó được chia thành hai bộ phận: một bộ phận chuyển
thành tư liệu sinh hoạt của người công nhân, bù lại giá trị sức lao động của người công nhân và
mất đi trong quá trình tiêu dùng của họ; bộ phận còn lại chính là giá trị thặng dư thuộc về nhà tư
bản.
Nhà tư bản không sở hữu được sức lao động đã mua bằng tư bản khả biến, mà chỉ sử dụng
sức lao động đó trong thời gian nhất định trong ngày.
* Ý nghĩa: Sự phân chia tư bản thành tư bản khả biến và tư bản bất biến có ý nghĩa quan
trọng. Vì:
- Vạch rõ nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư là do lao động không công của người
công nhân tạo ra.
- Tư bản bất biến tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng nó có vai trò quan trọng
trong quá trình sản xuất, quyết định năng suất lao động của công nhân giúp nhà tư bản có thể
tăng cường bóc lột được lao động làm thuê của công nhân.
- Xác định được lượng giá trị hàng hóa = Giá trị cũ + Giá trị mới = c + v+ m

5.2.3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư

5.2.3.1. Tỷ suất giá trị thặng dư (ký hiệu: m')

- Định nghĩa: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản
khả biến cần thiết để sản xuất giá trị thặng dư đó.

- Công thức tính:

M
m' = x 100%
V

- Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân. Nó
phản ánh trong tổng số giá trị mới do công nhân tạo ra thì công nhân được hưởng bao nhiêu và
nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu. Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ ngày lao động của công

36
nhân bị phân chia thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư theo tỷ lệ nào.
Vì thế tỷ suất giá trị thặng dư còn được tính:

Thời gian lao động thặng dư (t2)


m' = x 100%
Thời gian lao động cần thiết ( t ) 1

Theo ví dụ trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư ta có tỷ suất giá trị thặng dư của nhà tư
bản là:

3$ x 100% = 100%
m' =
3$

5.2.3.2. Khối lượng giá trị thặng dư (ký hiệu: M)

- Khái niệm: Khối lượng giá trị thặng dư là số lượng giá trị thặng dư nhà tư bản bóc lột
được trong một thời gian nhất định.

- Công thức: Nó được tính bằng tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả
biến. Ta có: M = m’xV (V: là tổng số của v)

- Trong ví dụ quá trình sản xuất giá trị thặng dư nếu nhà tư bản trong một ngày bóc lột
được 500 công nhân thì V của nhà tư bản là: V = 500 x 3$ = 1500$ và M trong một ngày của nhà
tư bản là: M = m’xV = 100%x1500$ = 1500$

Như vậy khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào trình độ bóc lột của nhà tư bản và số
lượng công nhân bị nhà tư bản bóc lột.

- Khối lượng giá trị thặng dư chỉ rõ quy mô bóc lột của nhà tư bản.

5.2.4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

5.2.4.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

- Định nghĩa: Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao
động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức lao
động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Ví dụ:
Một ngày lao động dài 8 giờ, thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ.
Tư bản khả biến trả cho công nhân là 40$.
Tỷ suất giá trị thặng dư là:

37
3
4h
m' = 100% = 100%
3
4h

Giá trị thặng dư : M = 100% x 40$ = 40$

Nếu kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa, mọi điều kiện khác vẫn không đổi thì:
Tỷ suất giá trị thặng dư là:

3
6h
m' = 100% = 150%
3
4h

Giá trị thặng dư tuyệt đối là: M = 150% x 40$ = 60$

- Cách thức thực hiện:


Kéo dài ngày laođộng; tăng cường độ lao động; hoặc áp dụng cả hai cùng một lúc.
Việc kéo dài ngày laođộng không thể vượt quá giới hạn sinh lý của công nhân (vì họ phải
có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi… để phục hồi sức khỏe) nên gặp phải sự phản kháng gay gắt của
giai cấp công nhân đòi làm giảm giờ làm. Tuy nhiên, ngày laođộng cũng không thể rút ngắn đến
mức chỉ bằng thời gian lao động cần thiết vì như thế sẽ không có giá trị thặng dư và không còn
chủ nghĩa tư bản nữa. Giới hạn ngày laođộng:
Thời gian laođộng cần thiết < ngày lao động < 24 h.
- Phương pháp này áp dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản.
5.2.4.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
- Định nghĩa: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian
lao động tất yếu bằng cách tăng năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động
thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ.
- Ví dụ:
Ngày lao động là 8 giờ, trong đó thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là
4 giờ. Tư bản khả biến bỏ ra thuê công nhân là 40$.
Tỷ suất giá trị thặng dư là:
4
giờ
m’ = x 100% = 100% 38
4
giờ
Giá trị thặng dư : M = 100% x 40$ = 40$

Nếu thời gian lao động cần thiết giảm đi 2 giờ thì thời gian lao động thặng dư tăng thêm
2 giờ.

Tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên thành:

6 giờ
m X
= = 300%
’ 100%
2 giờ

Giá trị thặng dư là: M = 300% x 40$ = 120$

- Cách thức thực hiện: để rút ngắn được thời gian lao động cần thiết thì cần phải tăng năng
suất lao động xã hội.
- Phương pháp này áp dụng khi trình độ khoa học công nghệ đã, đang phát triển.

* So sánh giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối

Giống nhau:

- Dù sản xuất bằng phương pháp nào thì chúng đều là lao động không được trả công của
công nhân, là bóc lột công nhân.

- Để có được giá trị thặng dư dù bằng phương pháp nào thì ngày lao động cũng phải kéo
dài vượt quá thời gian lao động cần thiết.

- Nếu gạt bỏ tính chất TBCN của nó thì đây là những cách thức làm giàu, làm tăng của cải
của xã hội.

Khác nhau: khác ở phương pháp tạo ra giá trị thặng dư

* Giá trị thặng dư siêu ngạch


- Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng
suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của nó .
Giá trị xã hội Giá trị cá biệt
Giá trị thặng dư siêu ngạch = –
của hàng hóa của hàng hóa

Ví dụ:
Tỷ suất giá trị thặng dư 4 là:
giờ 39
m’ = x 100% = 100%
4
giờ
Khối lượng giá trị thặng dư là: M = 100% x 30$ = 30$

Nếu một xí nghiệp nào đó áp dụng áp dụng thành công công nghệ mới vào sản xuất và rút
ngắn được thời gian lao động cần thiết từ 4 giờ xuống còn 2 giờ thì thời gian lao động thặng dư
tăng lên là 6 giờ.
Tỷ suất giá trị thặng dư là:

6 giờ
m’ = x 100% = 300%
2 giờ

Khối lượng giá trị thặng dư là: M = 300% x 30$ = 90$

Giả định các xí nghiệp chưa đổi mới công nghệ và xí nghiệp đã đổi mới công nghệ đều
dùng một lượng tư bản ứng trước như nhau. Do vậy, chênh lệch giữa giá trị xã hội và giá trị cá
biệt chính là chênh lệch giữa hai khối lượng giá trị thặng dư.
Vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch = 90$ – 30$ = 60$
Nhận xét:
- Nhà tư bản sẽ tiếp tục thu giá trị thặng dư siêu ngạch chừng nào trình độ sản xuất của
các nhà tư bản khác vẫn chưa tăng kịp, tức là năng suất lao động xã hội chưa tăng lên.
- Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ mang tính chất tạm thời đối với những nhà tư bản. Bởi
vì: khi số đông các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ một cách phổ biến thì giá trị
thặng dư siêu ngạch của doanh nghiệp đó sẽ không còn nữa.
- Giá trị thặng dư siêu ngạch lúc nào cũng tồn tại. Vì: giá trị thặng dư siêu ngạch là mục
đích của nhà tư bản nên họ luôn tìm mọi cách để hạ thấp giá trị hàng hóa. Nó mất đi ở nhà tư bản
này nhưng xuất hiện ở nhà tư bản khác.
- Sự tồn tại của giá trị thặng dư siêu ngạch cũng là động lực cho đổi mới công nghệ, nâng
cao tính cạnh tranh trên thị trường.
5.2.5. Sản xuất ra giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản
Nếu quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa là quy luật giá trị thì quy luật kinh tế cơ
bản của chủ nghĩa tư bản là quy luật giá trị thặng dư.

40
Quy luật cơ bản là quy luật phản ánh được mục đích nền sản xuất, phản ánh bản chất của
nền sản xuất, chi phối các quy luật kinh tế khác, quyết định sự tồn tại, phát triển của nền sản
xuất.
- Nội dung quy luật giá trị thặng dư
Quy luật giá trị thặng dư đòi hỏi sản xuất giá trị thặng dư tối đa cho các nhà tư bản bằng
cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê trên cơ sở mở rộng sản xuất và phát triển kỹ thuật.
Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì:

+ Một là, quy luật này không những vạch rõ mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là
sản xuất giá trị và giá trị thặng dư mà còn vạch rõ phương thức mà các nhà tư bản sử dụng để
kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng năng suất lao động, cắt xén tiền công của
công nhân để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.

+ Hai là, quy luật giá trị thặng dư ra đời cùng với sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, nó tồn tại và phát huy tác dụng cùng với sự tồn tại và vận động của nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa.

+ Ba là, quy luật giá trị thặng dư chi phối các quy luật kinh tế khác: quy luật lợi nhuận, quy
luật lợi nhuận bình quân, quy luật lợi nhuận siêu ngạch…

+ Bốn là, quy luật này quyết định toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư
bản, đồng thời chính nó cũng là nguyên nhân làm cho mâu thuẫn cơ bản và nói chung toàn bộ
mâu thuẫn của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.

Kết luận: Thoạt nhìn, việc mua bán sức lao động cũng giống như mua bán các hàng hóa
thông thường khác, nhưng ẩn sau quan hệ “thuận mua vừa bán” đó là sự bóc lột tinh vi của nhà
tư bản đối với người công nhân. Do đó, cái gọi là “sảnxuất giá trị thặng dư” chẳng qua chỉ là sự
bóc lột lao động không công của công nhânmột cách tinh vi của nhà tư bản.

5.3. TIỀN CÔNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN


5.3.1. Bản chất kinh tế của tiền công
- Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức laođộng, là giá cả của hàng
hóa sức lao động, nhưng biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động.
- Lao động không phải là hàng hóa. Tuy nhiên, trong chủ nghĩa tư bản, người ta thường
lầm tưởng rằng, tiền công là giá cả của laođộng và việc mua bán hoàn toàn tự nguyện, nhà tư bản
không bóc lột công nhân. Sở dĩ như vậy là do:
+ Người công nhân bán quyền sử dụng sức lao động chứ không bán quyền sở hữu sức lao
động.
+ Nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi người công nhân đã lao động.

41
+ Tiền công quy định theo thời gian làm việc (giờ, ngày, tuần, tháng) hoặc theo số lượng
sản phẩm đã chế tạo ra, có lao động mới có tiền công.
+ Đối với người công nhân thì lao động là phương tiện kiếm sống của họ.
- Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động, mà là sức lao động. Tiền
công không phải là giá cả của lao động, mà là giá cả của hàng hóa sức lao động. Vì, nếu tiền
công là giá cả của lao động tức là lao động là hàng hóa sẽ dẫn đến những mâu thuẫn sau:

+ Về lý luận, nếu lao động là hàng hóa tức là hao phí sức lao động của người lao động là
hàng hóa mà kết quả sự hao phí đó là những hàng hóa, dịch vụ vì thế, nếu nhà tư bản mua bán
ngang giá (theo quy luật giá trị) sẽ không có lãi, nó vi phạm quy luật giá trị thặng dư;còn nếu
trao đổi không ngang giá, để có lãi, thì vi phạm quy luật giá trị. Mặt khác, nếu lao động là hàng
hóa thì lao động phải có giá trị tức là có lao động kết tinh trong nó (vì lao động là thực
thể của giá trị), đây là sự luẩn quẩn.

+ Về thực tế, nếu công nhân bán lao động thì lao động phải thuộc về công nhân, nhưng
quá trình lao động của công nhân tức quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa lại thuộc về nhà tư bản,
vậy công nhân không thể bán cái công nhân không có.

5.3.2. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong CNTB
Dựa vào cách thức tính tiền công, người ta chia tiền công thành hai loại cơ bản:

5.3.2.1. Tiền công tính theo thời gian

- Định nghĩa: Là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào độ dài của thời
gian lao động của công nhân.

- Cơ sở trả công là: Độ dài của thời gian lao động (giờ, ngày, tuần, tháng);Trình độ tay
nghề; Cường độ lao động; Tính chất công việc.

- Phạm vi áp dụng:

+ Tiền công tính theo thời gian thường được áp dụng trong các công việc không định
lượng được một cách cụ thể.
+ Trả tiền công theo chế độ này, nhà tư bản có thể dùng biện pháp tăng cường độ lao
động và tăng năng suất lao động để bóc lột công nhân nhiều hơn.
5.3.2.2. Tiền công tính theo sản phẩm
- Định nghĩa: Là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm đã làm ra, hoặc khối
lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định.
- Đo lường: mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định, gọi là đơn giá tiền
công.
Để quy định đơn giá tiền công, người ta lấy tiền công trung bình một ngày của một công
nhân chia cho số lượng sản phẩm trung bình của một công nhân sản xuất ra trong một ngày
42
laođộng bình thường. Như vậy thực chất của tiền công tính theo sản phẩm là một hình thức đặc
biệt của tiền công tính theo thời gian, đó là tiền công trả cho thời gian để hoàn thành một đơn vị
sản phẩm.
- Tác dụng của tiền công tính theo sản phẩm:
+ Đối với nhà tư bản: Tiền công tính theo sản phẩm giúp cho nhà tư bản trong việc quản
lý, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn.
+ Đối với người lao động: Kích thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo ra
nhiều sản phẩm để nhận được tiền công cao hơn.
+ Đối với xã hội: Công bằng hơn, ai có khả năng tốt thì thu nhập sẽ cao hơn.
5.3.3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
5.3.3.1. Tiền công danh nghĩa
- Định nghĩa: Là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình
cho nhà tư bản.
Thực chất: tiền công danh nghĩa là giá cả thị trường của hàng hóa SLĐ.
- Yếu tố ảnh hưởng: Tiền công danh nghĩa nhiều hay ít phụ thuộc vào giá trị sức lao động
cao hay thấp, vào quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường, vào các nhân tố kinh tế,
chính trị, xã hội khác.
5.3.3.2. Tiền công thực tế
- Định nghĩa: Là số lượng hàng hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân
mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
- Các yếu tố ảnh hưởng: Tiền công thực tế có quan hệ thuận chiều với tiền lương danh
nghĩa, nhưng tiền công thực tế không tăng kịp tiền công danh nghĩa. Tiền công thực tế quan hệ
ngược chiều với giá cả hàng hóa.
5.4. SỰ CHUYỂN HOÁ CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THÀNH TƯ BẢN - TÍCH LUỸ
TƯ BẢN

5.4.1. Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản

Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Dưới chủ nghĩa tư bản, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải sử dụng một phần giá trị
thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước, quá trình đó gọi là tích lũy tư bản. Vậy, thực chất của
tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản, hay là quá trình tư bản
hóa giá trị thặng dư

Ví dụ:

Để tiến hành sản xuất nhà tư bản phải ứng trước 1.000 đơn vị tiền tệ, với m’=100% và sự
phân chia TB thành C và V là 4 và 1.
43
Sau một kỳ kinh doanh tổng giá trị của nhà tư bản là: 800c + 200v +200m

Nhà tư bản không tiêu dùng hết 200m mà trích 100m để tích luỹ với mục đích mở rộng sản
xuất.

Giả sử để mở rộng sản xuất nhà tư bản phải có thêm 500 đơn vị tiền tệ. Như vậy, sau 5 kỳ
sản xuất nhà tư bản đã có đủ số tiền để mở rộng quy mô sản xuất. Với sự phân chia tư bản như
cũ thì kỳ sản xuất thứ 6 của nhà tư bản sẽ là: 800c + 400c’ + 200v + 100v’ + 300m = 1800

Như vậy, quá trình chuyển hoá một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích
luỹ TB (ở ví dụ trên thời gian tích lũy là 5 kỳ sản xuất).

- Kết luận rút ra từ việc nghiên cứu tích lũy và tái sản xuất mở rộng:

+ Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy
chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. Lao động của công nhân trong quá khứ lại trở
thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân

+ Thứ hai, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến
thành quyền chiếm đoạt TBCN

- Động cơ của tích lũy:Quy luật giá trị thặng dư, các nhà tư bản không ngừng tích lũy để
mở rộng sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản để tang cường bóc lột công nhân làm thuê, mặt
khác, cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên bằng
cách tăng nhanh tư bản tích lũy.

- Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích lũy:

+ Nếu khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy mô tích lũy phụ thuộc vào tỷ lệ phân
chia giá trị thặng dư thành tích lũy (M1) và tiêu dùng (M2)

+ Nếu tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tích lũy và tiêu dùng không đổi thì quy mô
tích lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư vì thế những nhân tố ảnh hưởng tới khối lượng
giá trị thặng dư là những nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích lũy. Đó là:

-> Trình độ bóc lột sức lao động (m’) như: tăng cường độ lao động, kéo dài thời
gian lao động, tăng năng suất lao động, cắt giảm tiền lương của công nhân...

-> Trình độ của năng suất lao động xã hội: nếu năng suất lao động xã hội tăng sẽ
dẫn đến giá trị của tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt dịch vụ giảm, điều đó mang lại hai hệ quả
cho tích lũy tư bản là: thứ nhất, khi khối lượng giá trị thặng dư không đổi, nhà tư bản vẫn có thể
tiêu dùng một khối lượng hiện vật như trước nhưng vẫn có nhiều giá trị thặng dư hơn để tích lũy;
thứ hai, với một khối lượng giá trị thặng dư để tích lũy như trước nhà tư bản có thể mua được
nhiều tư liệu sản xuất và sức lao động hơn. Tóm lại, như vậy quy mô tích lũy không chỉ phụ

44
thuộc vào khối lượng giá trị được tích lũy mà còn phụ thuộc khối lượng hiện vật mà khối lượng
giá trị đó có thể trao đổi được

+ Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn càng tăng cường khả
năng tích lũy của tư bản vì nhà tư bản sử dụng được sự chênh lệch như một lực lượng tự nhiên
không phải mất tiền.

+ Quy mô tư bản ứng trước: Quy mô tư bản ứng trước càng lớn càng tăng cường khả
năng tích lũy.

5.4.2. Tích tụ và tập trung tư bản

5.4.2.1. Tích tụ tư bản

- Định nghĩa: Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa
giá trị thặng dư trong một xí nghiệp.

- Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản (theo ví dụ trên thì sau 5 kỳ tích
lũy đến kỳ thứ 6 nhà tư bản đã tích tụ quy mô của tư bản ứng trước tăng từ 1000 lên 1500).

- Tích tụ tư bản là một tất yếu, bởi vì một mặt, đó là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất,
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác, sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình
phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo điều kiện vật chất cho khả năng tư bản hóa giá trị
thặng dư.

5.4.2.2. Tập trung tư bản

- Định nghĩa: Là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư
bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn.

- Ví dụ: Nhà tư bản A có 20 triệu USD

Nhà tư bản B có 10 triệu USD

Nhà tư bản C có 60 triệu USD

Ba nhà tư bản này hợp nhất thành tư bản D có 90 triệu USD

- Phương pháp thực hiện tập trung tư bản là tự nguyện hoặc cưỡng bức.
- Đòn bẩy trực tiếp thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tập trung tư bản là cạnh tranh, khủng
hoảng và tín dụng tư bản.
* Quan hệ giữa tích tụ và tập trung tư bản:
- Giống nhau: đều làm tăng quy mô tư bản cá biệt, tăng cường khả năng bóc lột của tư
bản đối với công nhân, tăng sức cạnh tranh của tư bản cá biệt.

45
- Khác nhau: tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô
của tư bản xã hội vì tư bản hóa giá trị thặng dư, nó biểu hiện quan hệ giữa nhà tư bản và công
nhân (Lao động không công của công nhân biến thành tư bản phương tiện để bóc lột công nhân).
Còn tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô tư bản cá biệt nhưng tư bản xã hội không đổi, nó biểu
hiện quan hệ giữa các nhà tư bản (phân phối lại tư bản xã hội giữa các nhà tư bản).
- Tích tụ tư bản và tập trung tư bản thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển của
CNTB.
5.4.3. Cấu tạo hữu cơ của tư bản
Quá trình sản xuất bao giờ cũng là sự kết hợp giữa hai yếu tố: tư liệu sản xuất và sức lao động.
Sự kết hợp giữa chúng dưới hình thái hiện vật gọi là cấu tạo kỹ thuật; dưới hình thái giá trị sự kết hợp
đó gọi là cấu tạo giá trị.
* Cấu tạo kỹ thuật
- Định nghĩa: Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất với số
lượng sức laođộng sử dụng những tư liệu sản xuất đó trong quá trình sản xuất (số TLSX/số
SLĐ).
- Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Cùng với sự
phát triển kỹ thuật, công nghệ, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng lên, biểu hiện ở số
lượng tư liệu sản xuất mà một công nhân sử dụng ngày càng tăng.
* Cấu tạo giá trị
- Định nghĩa: Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản bất biến
(hay giá trị của tư liệu sản xuất) và số lượng giá trị của tư bản khả biến (hay giá trị của sức
laođộng) cần thiết để tiến hành sản xuất. (C/V)
- Cấu tạo giá trị phản ánh mặt xã hội của sản xuất, phản ánh quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
- Cấu tạo giá trị phụ thuộc vào cấu tạo kỹ thuật. Nếu cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cho
cấu tạo giá trị thay đổi. Tức là, khi số lượng tư liệu sản xuất mà một laođộng sử dụng tăng lên
(giả định giá cả ổn định) thì bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất đó cũng tăng lên. Để
biểu hiện mối quan hệ đó, C.Mác đưa ra khái niệm cấu tạo hữu cơ của tư bản.
* Cấu tạo hữu cơ
- Định nghĩa: Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ
thuật của tư bản quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản. (ký hiệu:
C/V)

46
Tích lũy tư bản tạo điều kiện phát triển những tiến bộ khoa học và công nghệ, trên cơ sở đó,
tác động đến cấu tạo hữu cơ của tư bản theo chiều hướng ngày càng tăng. Sự tăng lên đó biểu
hiện ở chỗ, bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, hay nói cách khác,
tư bản bất biến vừa tăng tương đối vừa tăng tuyệt đối còn tư bản khả biến tăng tuyệt đối nhưng
giảm tương đối.
5.5. QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

5.5.1. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.

5.5.1.1. Tuần hoàn của tư bản

Qua quá trình sản xuất TBCN ta thấy sự vận động của tư bản được thực hiện:

T–H Slđ
… SX … H’ - T’
TLSX

- Giai đoạn thứ nhất

Slđ
T–H TLSX
TLSX

Tư bản tồn tại trong lưu thông, dưới hình thức tư bản tiền tệ, có chức năng mua TLSX và
SLĐ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Kết thúc giai đoạn này tư bản từ dạng
tiền tệ chuyển sang thành những yếu tố sản xuất hay tư bản tiền tệ chuyển thành tư bản sản xuất.

- Giai đoạn thứ hai

Slđ
H TLSX …SX… H’
TLSX

47
Tư bản tồn tại trong lĩnh vực sản xuất, dưới hình thức tư bản sản xuất, có chức năng sản
xuất ra giá trị và giá trị thặng dư.Đây là giai đoạn tiến hành quá trình sản xuất, nhằm biến đổi
hàng hóa ban đầu (H) thành loại hàng hóa mới (H’).H’≠H cả về chất và lượng.

+ Về chất: H là các yếu tố sản xuất, H’ có thể là sản phẩm phục vụ tiêu dùng hoặc sản
xuất, có hình thức vật chất khác H.

+ Về lượng: giá trị của H’ lớn hơn giá trị của H một lượng chính là giá trị thặng dư.

Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong tuần hoàn của tư bản. Vì:

+ Nó tạo ra phần giá trị mới tăng thêm (m).

+ Nó tạo ra loại sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.

Kết thúc giai đoạn này tư bản sản xuất đã chuyển thành tư bản hàng hóa.
- Giai đoạn thứ ba:
H’ - T’
Tư bản tồn tại trong lưu thông, dưới hình thức tư bản hàng hóa. Có chức năng thực hiện
giá trị và giá trị thặng dư.
Kết thúc giai đoạn này TB trở về hình thái ban đầu là TB tiền tệ nhưng số lượng lớn hơn.
T’=T+m. Số tiền bán hàng hoá đó, nhà tư bản lại được dùng vào việc mua tư liệu sản xuất và sức
lao động cần thiết để tái sản xuất.

- Định nghĩa: Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai
đoạn, lần lượt mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi trở về hình thái ban đầu có kèm
theo giá trị thặng dư.
- Đặc điểm
● Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng, đồng thời là sự vận động
đứt quãng không ngừng. Vì, tuần hoàn của tư bản chỉ diễn ra liên tục khi:
+ Các giai đoạn liên tục nối tiếp nhau và các hình thái của tư bản chuyển tiếp cho nhau
không ngừng.

+ Tư bản phải nằm lại ở mỗi giai đoạn một khoảng thời gian nhất định trước khi chuyển
hóa thành hình thái khác.
● Tuần hoàn của tư bản bao gồm hai quá trình lưu thông và một quá trình sản xuất xen kẽ
nhau: Lưu thông - Sản xuất - Lưu thông
Tư bản công nghiệp lần lượt trải qua ba hình thái trong quá trình tuần hoàn tư bản: TBTT,
TBSX, TBHH. Ba hình thái của TB không phải là ba loại tư bản khác nhau, mà là ba hình thái
của một tư bản công nghiệp biểu hiện trong quá trình vận động của nó.
T–H Slđ … SX … H’ - T’

48
TLSX

TBTT  TBSX  TBHH TBTT …

● Quá trình tái sản xuất yêu cầu ba hình thái tư bản cùng tồn tại một lúc:
+ Tại cùng một thời điểm, tư bản tiền tệ, tư bản hàng hóa, tư bản sản xuất đều hoạt động.
+ Tại cùng một thời điểm, các bộ phận tư bản khác nhau đều đang trong quá trình chuyển
hóa sang hình thái tư bản khác.
● Sự tồn tại cùng lúc của ba hình thái tư bản ẩn chứa khả năng tách rời của chúng thành
những tư bản chức năng: tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay…
+ Sự hình thành các tư bản chức năng buộc tư bản công nghiệp phải chia phần giá trị thặng
dư thu được cho các nhà tư bản chức năng đó.
+ Trong giai cấp tư sản, xuất hiện nhiều tầng lớp và nhóm lợi ích khác nhau: chủ công
nghiệp, thương gia, chủ ngân hàng…
5.5.1.2. Chu chuyển của tư bản
- Định nghĩa: Chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá
trình định kỳ đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp lại không ngừng.

- Chu chuyển của tư bản nói lên tốc độ vận động của tư bản cá biệt trên hai khía cạnh: Thời
gian chu chuyển và tốc độ chu chuyển

+ Thời gian chu chuyển của tư bản.


Định nghĩa: Thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian tư bản thực hiện được một vòng
tuần hoàn, là thời gian tư bản xuất hiện dưới một hình thái và quay trở về hình thái đó có mang
theo giá trị thặng dư.
Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì tư bản ngày càng mau chóng được đưa vào
vòng tuần hoàn, chu chuyển mới, tức là tạo điều kiện cho việc sản xuất nhiều hơn, tư bản càng
lớn nhanh hơn.
Thời gian chu chuyển của tư bản = Thời gian sản xuất + Thời gian lưu thông

* Thời gian sản xuất


Định nghĩa: Là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất.
Thời gian sản xuất = thời gian lao động + thời gian gián đoạn lao động + thời gian dự trữ
SX.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sản xuất:Tính chất của ngành sản xuất. Ví dụ: thời
gian sản xuất lúa gạo khoảng 3 tháng, nhanh hơn sản xuất máy bay (khoảng vài năm); Quy mô
và chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Xây dựng một xí nghiệp mất thời gian dài hơn xây dựng một nhà
ở thông thường; Thời gian vật sản xuất chịu tác động của quá trình tự nhiên dài hay ngắn. Ví dụ:

49
Các ngành nông, lâm, ngư nghiệp có thời gian sản xuất dài hơn so với các ngành sản xuất hàng
tiêu dùng thiết yếu; Năng suất lao động; Dự trữ sản xuất đủ hay thiếu...
* Thời gian lưu thông
Định nghĩa: Là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông.
Thời gian lưu thông = Thời gian bán + Thời gian mua + Thời gian vận chuyển.
Trong đó, thời gian bán thường dài hơn thời gian mua vì bán khó khăn hơn mua.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu thông:Khoảng cách giữa nơi có hàng hóa với thị
trường; Tình hình thị trường tiêu thụ; Trình độ phát triển của ngành giao thông vận tải; Mức độ
phức tạp hay giản đơn trong các giao dịch. Ví dụ: mua một gói tăm dễ dàng hơn mua một cái
ôtô.
Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, không tạo ra giá trị thặng
dư nhưng lại có chức năng quan trọng: hoặc là tạo điều kiện cho việc sản xuất giá trị thặng dư
hoặc là thực hiện giá trị thặng dư.
+ Tốc độ chu chuyển của tư bản
Định nghĩa: tốc độ chu chuyển của tư bản đo bằng số lần (vòng) chu chuyển của tư bản
trong một năm.
Công thức:
TGn
N =
TGa

n: Số lần chu chuyển của tư bản trong một năm.

TGn: Thời gian trong năm. (1năm, 12 tháng, 365 ngày)

TGa: Thời gian chu chuyển 1 vòng của một tư bản nhất định (tháng, ngày)

Đặc điểm:Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản.
Do đó, muốn tăng tốc độ thì phải hạ thấp thời gian chu chuyển; Tốc độ chu chuyển của tư bản
hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau là khác nhau, tùy vào đặc điểm từng lĩnh vực.
5.5.1.3. Tư bản cố định và tư bản lưu động
Tư bản sản xuất gồm nhiều bộ phận với thời gian chu chuyển khác nhau do mỗi bộ phận tư
bản dịch chuyển giá trị của nó vào sản phẩm theo những cách thức khác nhau. Dựa trên cách
thức chuyển dịch giá trị đó, người ta chia tư bản sản xuất thành: Tư bản cố định; Tư bản lưu
động.

* Tư bản cố định.
- Định nghĩa: Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết
bị, nhà xưởng… tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết

50
một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong thời gian
sản xuất.
- TBCĐ có đặc điểm: sử dụng toàn bộ, giá trị chuyển dần vào giá trị SP trong nhiều chu kỳ
sản xuất.
- Trong qúa trình hoạt động, tư bản cố định bị hao mòn dần. Có hai loại hao mòn:
+ Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về giá trị sử dụng đi đôi với sự hao mòn về giá trị do
quá trình sử dụng hoặc do sự phá hủy của tự nhiên gây ra.
Hao mòn hữu hình làm cho máy móc thiết bị hỏng dần và đến thời điểm nhất định phải
thay thế. Phần giá trị hao mòn này được chuyển dần vào giá trị hàng hóa và nhà tư bản sẽ thu hồi
về sau khi bán hàng. Để giảm sự hao mòn hữu hình thì phải thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng,
bảo quản tư bản cố định
+ Hao mòn vô hình: Là hao mòn thuần túy về giá trị của tư bản cố định, là sự giảm giá trị,
thậm trí bị loại bỏ vì sự xuất hiện máy móc mới tốt hơn, rẻ hơn, bền hơn…dưới tác động của tiến
bộ kỹ thuật. Thực chất của hao mòn vô hình là sự lạc hậu tương đối của tư bản cố định so với sự
phát triển chung. Để giảm hao mòn vô hình thì nhà tư bản tìm cách tăng cường độ lao động, kéo
dài ngày lao động… nhằm tận dụng hết công suất của máy móc, thiết bị, nhờ đó nhanh chóng thu
hồi tư bản cố định.
* Tư bản lưu động.
- Định nghĩa: Tư bản lưu động là một bộ phận của tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sức lao động... giá trị của nó được hoàn lại toàn bộ cho các nhà
tư bản sau mỗi quá trình sản xuất, khi hàng hóa được bán xong.
- Sự phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động chỉ có ý nghĩa tương đối vì
một số tư liệu sản xuất khi thì là tư bản cố định, khi thì là tư bản lưu động tùy thuộc vào chức
năng của nó trong quá trình sản xuất.
Ví dụ: Cây gỗ: làm xà gồ, làm cột (tư bản cố định), làm củi, làm chất đốt (tư bản lưu động).

- Việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định có ý nghĩa quan trọng:
+ Tiết kiệm được tư bản cố định ứng trước.
+ Làm tăng khối lượng và tỷ suất giá trị thặng dư.
- Đối với tư bản lưu động: tăng tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ tiết kiệm được tư bản ứng
trước, hoặc với lượng tư bản ứng trước không đổi có thể mở rộng quy mô sản xuất mà không cần
có tư bản phụ thêm

- Đối với tư bản khả biến: tăng tốc độ chu chuyển sẽ làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư và
khối lượng giá trị thặng dư trong năm.

Ví dụ: Có hai tư bản A và B đều có V=100, m’= 100%.

Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản A = 1 vòng/năm  MA= 100; M’A= 100%

51
Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản B = 3 vòng/năm  MB= 300; M’B= 300%

5.5.2. Khủng hoảng kinh tế trong CNTB

5.5.2.1. Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong CNTB

- Khủng hoảng trong CNTB là khủng hoảng SX thừa hàng hóa, tức là thừa so với sức mua
có hạn của quần chúng nhân dân lao động

- Nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng kinh tế là mâu thuẫn cơ bản của CNTB đó là: mâu
thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của LLSX với tính chất tư nhân của QHSX
TBCN, mâu thuẫn này được biểu hiện thành các mâu thuẫn sau:

+ Tính tổ chức, khoa học và kế hoạch trong từng xí nghiệp với tính tự phát vô chính phủ
trên toàn xã hội

+ Khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua có hạn của
quần chúng nhân dân do bị bần cùng hóa

+ Sự đối kháng giữa giai cấp tư sản và vô sản

5.5.2.2. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong CNTB

Chu kỳ kinh tế của CNTB là khoảng thời gian nền kinh tế TBCN vận động từ đầu cuộc
khủng hỏang này đến đầu cuộc khủng hoảng sau, nó gồm bốn giai đoạn:

- Khủng hoảng: là giai đoạn khởi đầu của một chu kỳ kinh tế, thể hiện hàng hóa ế thừa, giá
cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, công nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống, lãi suất
tăng cao, tư bản mất khả năng thanh toán, các mâu thuẫn bộc lộ rõ nét.

- Tiêu điều: sản xuất trì trệ nhưng không còn đi xuống cũng chưa tăng lên, thương nghiệp
đình đốn, hàng hóa hạ giá tư bản nhàn rỗi nhiều. Để thoát khỏi bế tắc các nhà tư bản tăng cường
bóc lột công nhân và đổi mới tư bản cố định tạo điều kiện phục hồi nền kinh tế.

- Phục hồi: các xí nghiệp được khôi phục mở rộng, công nhân có việc làm tăng, sản xuất
đạt quy mô bằng thời hưng thịnh trong chu kỳ trước, nền kinh tế bước vào giai đoạn hưng thịnh.

- Hưng thịnh: sản xuất phát triển hơn mức cao nhất của chu kỳ trước. Nhu cầu và khả năng
tiêu thụ hàng hóa tăng, xí nghiệp mở rộng thêm, lãi suất hạ, nhu cầu tín dụng nâng cao, năng lực
sản xuất vượt quá sức mua của xã hội, tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới.

Ngày nay, trong CNTB do có sự can thiệp ngày càng sâu vào kinh tế của nhà nước nên tính
chu kỳ của khủng hoảng không rõ nét, ngoài khủng hoảng toàn bộ nền kinh tế còn có khủng
hoảng cơ cấu.

52
5.6. CÁC HÌNHTHÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ
THẶNG DƯ

5.6.1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

5.6.1.1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa

Giá trị của hàng hóa: W = c + v + m.  Chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất ra
hàng hóa.
Đối với nhà tư bản: họ bỏ ra một lượng tư bản dùng để thuê lao động (v) và mua máy móc,
thiết bị, mua nguyên vật liệu (c)… là có thể tiến hành sản xuất. Họ gọi đó là chi phí sản xuất
TBCN. Kí hiệu: k; (k = c + v)
- Vậy chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản
xuất và giá cả sức laođộng đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản. (chi phí sản xuất
TBCN thường nhỏ hơn tổng tư bản (K) bỏ ra)
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa khác chi phí sản xuất hàng hóa thực tế (giá trị hàng
hóa):

Tiêu chí Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa Giá trị hàng hóa

Về chất Sự hao phí tư bản của nhà tư bản Sự hao phí lao động của xã hội để tạo ra
hàng hóa

Về lượng k=c+v w = c + v + m = k+m

5.6.1.2. Lợi nhuận


Nếu hàng hóa được bán đúng giá trị thì chủ tư bản sẽ thu được phần thặng dư đúng bằng
giá trị thặng dư. Họ không quan tâm phần thặng dư đó do cái gì tạo ra mà chỉ biết, kết thúc quá
trình đầu tư tư bản, họ thu về một phần thặng dư đó, họ gọi đó là lợi nhuận.
- Định nghĩa: Lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được coi là kết qủa của toàn bộ tư bản ứng
trước, là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất.ký hiệu là P.

- Công thức: P = w - k

- Phân biệt giá trị thặng dư và lợi nhuận:


+ Về chất, giá trị thặng dư và lợi nhuận đều là lao động không công của công nhân tạo ra.
Tuy nhiên, giá trị thặng dư là nội dung bên trong, lợi nhuận là biểu hiện bên ngoài. Mặt khác, giá
trị thặng dư là con đẻ của tư bản khả biến, còn lợi nhuận được hiểu là con đẻ của chi phí tư bản.
+ Về lượng: đối với tư bản cá biệt, lượng giá trị thặng dư và lượng lợi nhuận thường không
đồng nhất với nhau vì trên thị trường hàng hóa không phải lúc nào cũng được bán đúng giá trị.

53
Lợi nhuận có thể cao hơn hoặc thấp hơn GTTD, phụ thuộc giá cả bán hàng do quan hệ cung cầu
quy định.
● Cung = Cầu  giá cả = giá trị  p = m
● Cung > Cầu giá cả < giá trị  p < m
● Cung < Cầu  giá cả > giá trị  p > m
Tuy nhiên, trên phạm vi tư bản xã hội, tổng giá trị thặng dư bằng đúng tổng lợi nhuận, bởi
vì tổng giá cả bằng đúng tổng giá trị.
5.6.1.3. Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận là biểu hiện bên ngoài của giá trị thặng dư, kéo theo đó, tỷ suất lợi nhuận cũng
trở thành biểu hiện bên ngoài của tỷ suất giá trị thặng dư.

- Định nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ
tư bản ứng trước.
- Ký hiệu: P’
m p
100 % 100 %
P’ = c+v hay P’ = k
- Phân biệt tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất giá trị thặng dư Tỷ suất lợi nhuận

Về chất Phản ánh trình độ bóc lột của Phản ánh khả năng sinh lợi của tư bản ứng
tư bản đối với lao động làm trước. Qua đó cho thấy, tư bản đầu tư vào
thuê. ngành nào có lợi hơn.

Về lượng m’ > p’

5.6.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

+ Tỷ suất giá trị thặng dư


Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại
Ví dụ: m’1 = 100%  80c + 20v + 20m  p’ = 20%

m’2 = 200%  80c + 20v + 40m  p’ = 40%

+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản.


Cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại
Ví dụ: m’ = 100%  80c + 20v + 20m  p’ = 20%

m’ = 100 %  70c + 30v + 30m  p’ = 30%

+ Tốc độ chu chuyển của tư bản

54
Nếu tốc độ chu chuyển càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận càng tăng.
m’ = 100% ; k = 80c + 20v

Nếu chu chuyển 1 vòng/năm: m = 20  p’ = 20%

Nếu chu chuyển 2 vòng/năm: m = 40  p’ = 40%

+ Tiết kiệm tư bản bất biến


Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến
càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng cao.
Trước khi tiết kiệm: 80c + 20v + 20m  P’=20%
Sau khi tiết kiệm: 70c + 20v + 20m  P’=22,2%
5.6.2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

5.6.2.1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường

- Định nghĩa: Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong
cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa, nhằm mục đích giành ưu thế trong sản xuất
và trong tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch (phần lợi nhuận vượt trội ra ngoài
lợi nhuận thông thường).
- Các biện pháp cạnh tranh trong nội bộ ngành: Cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ tổ
chức, quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ thấp chi phí sản xuất, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã
hàng hóa, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng, nâng cao trình độ lao động, mở rộng quy mô sản xuất.
- Kết quả cạnh tranh: là hình thành giá trị xã hội hay giá trị thị trường của hàng hoá. Đồng
thời làm cho điều kiện SX trung bình của một ngành thay đổi, giá trị thị trường của hàng hoá
giảm xuống, chất lượng hàng hoá nâng cao, chủng loại hàng hoá phong phú…
5.6.2.2. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
- Định nghĩa: Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh
doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn.
- Nguyên nhân cạnh tranh: trong các ngành sản xuất khác nhau, do đặc điểm của từng
ngành, điều kiện SX của ngành khác nhau nên P’ của từng ngành là khác nhau, các nhà TB phải
tìm ngành có P’ cao hơn để đầu tư.
- Ví dụ:
Nền sản xuất có ba ngành: Cơ khí, Dệt may, Da với tỷ suất giá trị thặng dư cả ba ngành là
100%. Tư bản ứng trước chuyển hết vào sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất. Cấu tạo hữu cơ
các ngành khác nhau do đặc điểm ngành đó quy định. Tư bản tự do di chuyển giữa các ngành.

Ngành Chi phí sản M Giá trị Giá cả sản


P' ngành P' xã hội
sản xuất xuất TBCN (m’=100%) hàng hóa xuất

55
Cơ khí 80c + 20v 20 120 20% 30% 130

Dệt 70c + 30v 30 130 30% 30% 130

Da 60c + 40v 40 140 40% 30% 130

Tổng số 210c + 90v 90 390 390

+ Ngành Da có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, tư bản từ ngành Cơ khí, Dệt sẽ chuyển dần sang
ngành Da mở rộng sản xuất, cung lớn hơn cầu, giá cả giảm xuống  Tỷ suất lợi nhuận giảm.
+ Ngành Cơ khí, Dệt bị co hẹp, cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng lên  Tỷ suất lợi nhuận
tăng.
Sự tự do di chuyển của tư bản giữa các ngành chỉ dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ba ngành
bằng nhau và đạt 30%. Đó gọi là tỷ suất lợi nhuận bình quân.

- Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác.

- Kết quả: hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả
sản xuất

Vậy, tỷ suất lợi nhuận bình quân là “con số trung bình” của tất cả các tỷ suất lợi nhuận
khác nhau, hay tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và
tổng tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. KH: p'
∑ m 100 % p:1 + p:2 +.. .+p :n
P̄'=
p' = ∑ (C +v ) hay n

90
100 %
Trong ví dụ trên: p' = 300 = 30%

Lợi nhuận bình quân: là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào các
ngành sản xuất khác nhau, bất kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào (ký hiệu: p ).
p = K x p' (K: Tư bản ứng trước của một ngành)

Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân không có nghĩa là cạnh
tranh trong CNTB đã mất đi, mà ngược lại cạnh tranh vẫn diễn ra, sự cạnh tranh trong nội bộ
ngành sẽ làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận của các ngành, từ đó lại diễn ra cạnh tranh giữa các
ngành để thay đổi tỷ suất lợi nhuận bình quân. Quá trình cạnh tranh cứ diễn ra như vậy làm cho
tỷ suất lợi nhuận trong CNTB có xu hướng giảm xuống.

56
Sự hình thành lợi nhuận bình quân đã làm cho quy luật giá trị thặng dư bị biến dạng. Quy
luật giá trị thặng dư hoạt động trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thể hiện thành
quy luật lợi nhuận bình quân. Quy luật lợi nhuận bình quân phản ánh sự cạnh tranh giữa các nhà
tư bản trong việc phân chia giá trị thặng dư do lao động làm thuê tạo ra trong sản xuất, không chỉ
có tư bản công nghiệp mà cả các nhà tư bản ngân hàng, thương nghiệp cũng tham gia vào quá
trình bình quân hoá lợi nhuận. Điều đó nói lên rằng, toàn thể các nhà tư bản hay giai cấp tư sản
cùng tham gia vào việc chiếm đoạt lao động thặng dư của xã hội.
5.6.2.3. Sự chuyển hoá giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất
Khi tỷ suất lợi nhuận chuyển thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, đồng thời lợi nhuận
chuyển thành lợi nhuận bình quân thì: giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất.
Giá trị  Giá cả sản xuất

- Định nghĩa: Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân.

Giá cả sản xuất = k + p


- Giá cả SX là cơ sở của giá cả thị trường, giá cả thị trường vận động lên xuống xoay
quanh giá cả sản xuất. Khi giá trị hàng hoá chuyển hoá thành giá cả sản xuất, thì quy luật giá trị
hoạt động dưới hình thức quy luật giá cả sản xuất.

Tư bản khi chưa tự do di chuyển Tư bản khi tự do di chuyển

W = c + v + m = k + p Giá cả sản xuất = k + p


Giá trị  Giá cả sản xuất

Quy luật giá trị  Quy luật giá cả sản xuất

5.6.3. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản

5.6.3.1. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

* Tư bản thương nghiệp

Về mặt lịch sử, tư bản thương nghiệp có trước tư bản công nghiệp. Trong các hình thái
kinh tế - xã hội trước chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp tồn tại trên cơ sở lưu thông hàng
hóa và lưu thông tiền tệ. Chức năng của nó là phục vụ việc trao đổi hàng hóa giữa sản xuất và
tiêu dùng.
- Định nghĩa: Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản công
nghiệp tách ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp.
- Tư bản thương nghiệp cũng vận động theo công thức: T-H-T’.
- Tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc, vừa độc lập với tư bản công nghiệp:
+ Sự phụ thuộc: TB thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra.

57
+ Tính độc lập tương đối của tư bản thương nghiệp thể hiện: TB thương nghiệp thực hiện
chức năng cuối cùng là chuyển hoá H’ - T’. Một chức năng riêng biệt tách khỏi TB công nghiệp
(nó chỉ hoạt động trong lưu thông).
- Vai trò của TBTN:
+ Làm giảm lượng TB ứng trước vào lưu thông, giảm chi phí lưu thông.
+ Các nhà TBSX tập trung vào SX làm tăng hiệu quả của SX
+ Rút ngắn thời gian lưu thông, tăng tốc độ chu chuyển, từ đó làm tăng m’ và M.
* Lợi nhuận thương nghiệp.

Lưu thông thuần tuý thì không tạo ra giá trị thặng dư. Nhưng là tư bản, các nhà TB thương
nghiệp chỉ có thể hoạt động với mục đích lợi nhuận.
- Định nghĩa: Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá
trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương
nghiệp bán hàng hoá cho mình.
- Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp là do nhà TB công nghiệp bán hàng hoá cho TB
thương nghiệp với giá cả thấp hơn giá trị thực tế của nó, để rồi TB thương nghiệp bán hàng hoá
đúng giá trị của nó và thu về lợi nhuận thương nghiệp.
- Ví dụ: TB công nghiệp ứng ra một khối lượng tư bản 1000 để SX, với c/v là 4/1,
m’=120%, TB cố định hao mòn hết trong năm.
W = 800C + 200V + 240M = 1240
P’ = (240/1000) x 100% = 24%
Để bán khối lượng hàng hoá SX ra, nhà TB công nghiệp cần ứng ra thêm 200 nữa. Lúc đó,
p’ sẽ còn:
P’ = 240 x 100% = 20%
1000 +200
Khi có nhà tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh, nhà TB thương
nghiệp sẽ ứng ra 200 để bán hàng, thì nhà TB công nghiệp bán buôn hàng hoá cho TB thương
nghiệp thấp hơn giá trị:
Giá mua của TB thương nghiệp = 800C + 200V + 1000 x 20% = 1200
(Đó gọi là giá bán buôn công nghiệp = K + P công nghiệp).
Sau đó nhà TB thương nghiệp bán hàng hoá theo đúng giá trị của hàng hóa là 1240 chênh
lệch giữa giá mua và giá bán của nhà TBTN chính lợi nhuận thương nghiệp.
Vậy cả tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp đều có p’ chung là 20% và thu lợi
nhuận bình quân.
5.6.3.2. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
* Tư bản cho vay.
- Trước CNTB, tư bản cho vay tồn tại dưới hình thức cho vay nặng lãi.

58
- Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản cho vay là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra và
vận động độc lập.
- Tư bản cho vay xuất hiện là một tất yếu, do:
+ Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, luôn có số tư bản tiền
tệ nhàn rỗi.
+ Trong khi đó, một số nhà tư bản khác lại cần tiền để kinh doanh.
- Định nghĩa: Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà người chủ của nó cho
nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để được số tiền lời nào đó (gọi là lợi tức).
- Đặc điểm của tư bản cho vay:
+ Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản.
+ Tư bản cho vay là loại hàng hoá hoá đặc biệt, vì người bán không mất quyền sở hữu và
người mua chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. Và khi sử dụng thì giá trị của nó
không mất đi mà còn tăng thêm. Hơn nữa, giá cả của nó lại không do giá trị quyết định, mà do
giá trị sử dụng, tức là do khả năng tạo ra lợi nhuận quyết định. Lợi tức chính là giá cả của hàng
hoá tư bản cho vay.
+ Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất, dễ lầm tưởng T đẻ ra T’ do vận động theo
công thức T-T’.
- Tư bản cho vay góp phần vào việc tích tụ, tập trung TB, mở rộng SX, cải tiến kỹ thuật,
đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của TB...
* Lợi tức và tỷ suất lợi tức.
- Lợi tức
+ Định nghĩa: Là một phần của lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay trả cho tư bản cho
vay căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho vay đã bỏ ra cho nhà tư bản đi vay sử
dụng.
+ Ký hiệu: Z
+ Nguồn gốc: là giá trị thặng dư do công nhân làm thuê sáng tạo ra trong quá trình sản xuất

+ Giới hạn: 0< Z < p


- Tỷ suất lợi tức
+ Định nghĩa: Là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay trong
một thời gian nhất định.
+ Ký hiệu: Z’
+ Công thức: Z’ = Z/Kcv x100%
Trong đó: z’ là tỷ suất lợi tức.

z là số lợi tức thu được trong 1 năm

kcv là tư bản tiền tệ cho vay trong 1 năm.

59
+ Giới hạn vận động: 0 < z’< tỷ suất lợi nhuận bình quân.

+ Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi tức:

- Tỷ suất lợi nhuận bình quân.

- Tỷ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận của nhà tư bản hoạt động

- Quan hệ cung cầu về tư bản cho vay.

5.6.3.3. Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng

* Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa

Tín dụng tư bản chủ nghĩa là hình thức vận động của tư bản cho vay. Trong CNTB có 2
hình thức tín dụng cơ bản là:

+ Tín dụng thương nghiệp là hình thức tín dụng của các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh,
mua bán chịu hàng hóa với nhau.

Sự vận động của tín dụng thương nghiệp gắn với sự vận động của tư bản hàng hóa.

+ Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn thông qua ngân hàng làm môi giới.

Sự vận động của tín dụng ngân hàng gắn với sự vận động của tư bản tiền tệ.

* Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng

- Ngân hàng

+ Định nghĩa: Là xí nghiệp kinh doanh tư bản tiền tệ, làm môi giới giữa người đi vay và
người cho vay.

+ Nghiệp vụ ngân hàng: ngân hàng có hai nghiệp vụ chính là nhận gửi và cho vay, ngoài ra
còn có các nghiệp vụ khác như: trung tâm thanh toán cho các nhà tư bản, thủ quỹ cho toàn thể xã
hội, chiết khấu kỳ phiếu, nhận chuyển đổi tiền, kinh doanh các kim loại quý hiếm...

+ Mục đích kinh doanh ngân hàng là thu lợi nhuận, ngân hàng cũng tham gia quá trình
bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận tức là cũng chỉ thu được lợi nhuận bình quân.

+ Vai trò: nhờ có ngân hàng các nhà tư bản có điều kiện mở rộng sản xuất nhanh chóng, dễ
dàng di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, giảm được chi phí lưu thông, giảm lượng
tiền mặt trong lưu thông, đẩy nhanh tốc độ quay vòng của tiền tệ...

- Lợi nhuận ngân hàng: chênh lệch giữa lợi tức cho vay với lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi
những chi phí về nghiệp vụ ngân hàng và cộng thêm các thu nhập khác do các kinh doanh tiền tệ
khác đem lại.

60
5.6.3.4. Công ty cổ phần, tư bản giả và thị trường chứng khoán

* Công ty cổ phần.

- Định nghĩa: Công ty cổ phần là loại xí nghiệp lớn mà vốn của nó hình thành từ sự đóng
góp của nhiều người thông qua việc phát hành cổ phiếu.

- Cổ phiếu là loại chứng khoán có giá, bảo đảm cho người sở hữu nó được quyền nhận một
phần thu nhập của công ty dưới hình thức lợi tức cổ phiếu (cổ tức).

- Lợi tức cổ phiếu không cố định mà phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Công ty
cổ phần không hoàn lại vốn cho chủ cổ phiếu, cổ phiếu bị mất giá trị khi công ty bị phá sản. Có
nhiều loại cổ phiếu: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu ghi danh, cổ phiếu không ghi
danh.

- Cổ phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán theo giá cả thị trường cổ phiếu (thị
giá cổ phiếu). Thị giá cổ phiếu luôn biến động phụ thuộc vào tỷ suất lợi tức ngân hàng, tình hình
hoạt động cua công ty cổ phần, cổ tức dự đoán.

- Người mua cổ phiếu gọi là cổ đông. Đại hội cổ đông bầu ra ban quản trị và quyết định
các hoạt động quan trọng của công ty. Phiếu biểu quyết trong đại hội cổ đông được quy định
theo số lượng cổ phiếu. Vì vậy, nhà tư bản nào có số cổ phiếu khống chế sẽ có khả năng thao
túng hoạt động của công ty cổ phần.

- Ngoài cổ phiếu công ty còn phát hành trái phiếu (vay thêm vốn) với mức lợi tức quy định
trước và được hoàn trả lại có thời hạn. Người mua trái phiếu không phải là cổ đông.

* Tư bản giả

- Định nghĩa: Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức chứng khoán có giá, nó mang lại
thu nhập cho người sở hữu chứng khoán đó.

- Bao gồm hai loại chủ yếu: Cổ phiếu và trái phiếu (công ty hoặc nhà nước).

- Đặc điểm của tư bản giả:

+ Có thể mang lại thu nhập cho người sở hữu nó.

+ Có thể mua bán được.

+ Bản thân tư bản giả không có giá trị. Nó vận động tách rời TB thật. Nó có thể tăng hay
giảm mà không cần có sư thay đổi tương đương của tư bản thật.

* Thị trường chứng khoán

61
- Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, công trái, kỳ phiếu, tín
phiếu, văn tự cầm cố, các loại chứng chỉ quỹ đầu tư...

- Định nghĩa: Thị trường chứng khoán là nơi mua bán các loại chứng khoán.

- Phân loại thị trường chứng khoán

+ Nếu xét về lưu thông các chứng khoán. Thị trường chứng khoán có hai loại:

- Thị trường sơ cấp: mua bán chứng khoán phát hành lần đầu.

- Thị trường thứ cấp: mua bán chứng khoán đã phát hành sau lần đầu.

+ Nếu xét về phương thức giao dịch có ba loại hình TTCK:

- Sở giao dịch chứng khoán: thị trường tập trung.

- Thị trường chứng khoán OTC: thị trường bán tập trung, các công ty môi giới chứng
khoán thực hiện các giao dịch qua hệ thống điện thoại và máy vi tính nối mạng giữa các thành
viên khắp cả nước.

- Thị trường không chính thức: mua bán chuyển nhượng CK ở bất cứ đâu, lúc nào.

- Thị trường chứng khoán là loại thị trường rất nhạy cảm với các biến động kinh tế, chính
trị, xã hội, quân sự... Giá cả chứng khoán tăng biểu hiện nền kinh tế đang phát triển, ngược lại
giá cả xuống biểu hiện nền kinh tế đang sa sút, khủng hoảng.

5.6.3.5. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địa tô tư bản chủ
nghĩa

- Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp

Lịch sử phát triển của CNTB trong nông nghiệp ở châu Âu hình thành theo hai con đường
điển hình:

+ Bằng cải cách dần dần chuyển sang kinh doanh theo phương thức TBCN. Đó là con
đường của các nước Đức, Ý, Nga, Nhật...

+ Thông qua cách mạng tư sản xoá bỏ chế độ kinh tế địa chủ, phát triển kinh tế TBCN
trong nông nghiệp. Đó là con đường ở Pháp, Mỹ, Anh.

- Đặc điểm nổi bật của QHSX TBCN trong nông nghiệp là chế độ độc quyền sở hữu ruộng
đất và độc quyền kinh doanh ruộng đất. Điều đó đã ngăn cản cạnh tranh trong nông nghiệp.

- Quan hệ xã hội trong nông nghiệp bao gồm ba giai cấp:

+ Địa chủ: Độc quyền sở hữu ruộng đất.

62
+ Giai cấp tư sản kinh doanh trong nông nghiệp: độc quyền kinh doanh.

+ Công nhân nông nghiệp: LĐ làm thuê.

- Bản chất của địa tô TBCN (R)

Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thuê ruộng đất của địa chủ và thuê công nhân để
tiến hành SX. Sau quá trình SX họ cũng thu được một khối lượng M và họ phải trích ra một phần
giá trị thặng dư để trả cho chủ ruộng đất dưới hình thức địa tô (R). Phần còn lại là lợi nhuận của
nhà tư bản, lợi nhuận này ngang bằng với lợi nhuận bình quân trong các ngành SX khác. Tuy
nhiên, TB kinh doanh nông nghiệp không tham gia vào quá trình bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận
(do độc quyền sở hữu ruộng đất dẫn đến độc quyền kinh doanh ruộng đất).

Như vậy, địa tô TBCN là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân
của TB đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh
nông nghiệp nộp cho địa chủ.

- Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa

* Địa tô chênh lệch (Rcl)

- Định nghĩa: Rcl là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân, thu được trên
những ruộng đất có điều kiện SX thuận lợi hơn. Là số chênh lệch giữa giá cả SX chung của nông
phẩm (được quyết định bởi điều kiện SX trên ruộng đất xấu nhất) và giá cả SX cá biệt trên ruộng
đất tốt và trung bình.

- Địa tô chênh lệch có 2 loại:

+ Địa tô chênh lệch 1: (RCL1)Địa tô thu được trên cơ sở đất đai có điều kiện tự nhiên
thuận lợi: độ mầu mỡ cao; gần nơi tiêu thụ; gần đường giao thông.

Địa tô chênh lệch 1 thuộc về chủ ruộng đất.

+ Địa tô chênh lệch 2:(RCL2)là địa tô thu được do thâm canh mà có, muốn vậy phải: đầu
tư thêm TLSX và lao động; cải tiến kỹ thuật để tăng NSLĐ, tăng năng suất của ruộng đất.

Trong thời hạn hợp đồng thuê ruộng đất thì RCL2 thuộc về nhà tư bản kinh doanh, khi hết
hạn hợp đồng thì chủ ruộng đất mới tìm cách nâng mức tô lên để chiếm đoạt R CL2. Vì vậy, thời
hạn hợp đồng thuê đất phải tương đối lâu dài thì nhà tư bản kinh doanh mới yên tâm đầu tư.

 Địa tô tuyệt đối (Rtđ):


- Định nghĩa: là lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân hình thành do chênh
lệch giữa giá trị của nông phẩm với giá cả sản xuất chung.

63
- Cơ sở hình thành R tđ: do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong
công nghiệp.

- Nguyên nhân tồn tại của R tđ là do chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất ngăn cản tự do
di chuyển TB vào nông nghiệp.

* Địa tô độc quyền: Loại địa tô này tồn tại trong nông nghiệp ở những ruộng đất sản
xuất những loại cây trồng, vật nuôi đặc biệt; trong công nghiệp khai thác các sản phẩm quý
hiếm, ở thành thị, với những khu đất có vị trí đặc biệt thuận lợi.

* Giá cả ruộng đất: trong CNTB ruộng đất không chỉ cho thuê mà còn được bán. Bán
ruộng đất thực chất là bán quyền thu địa tô trên mảnh đất đó, vì thế giá cả ruộng đất là hình
thức địa tô tư bản hóa. Giá cả ruộng đất phụ thuộc vào địa tô và tỷ suất lợi tức nhận gửi của
ngân hàng, có nghĩa là: giá cả ruộng đất ngang bằng với số tiền nếu gửi vào ngân hàng sẽ thu
được mức lợi tức ngang bằng với địa tô trên mảnh đất đó.

Giá cả ruộng đất = ---------

Z’NH

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Nêu định nghĩa giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, bản chất của tư bản, định
nghĩa tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố đinh và tư bản lưu động.

2. Nêu định nghĩa và công thức của tỷ suất giá trị thặng dư, khối lượng giá trị thặng dư,
định nghĩa sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

3. Nêu định nghĩa tích tụ tư bản, tập trung tư bản, cấu tạo kỹ thuật của tư bản, cấu tạo giá
trị của tư bản và cấu tạo hữu cơ của tư bản.

4. Nêu định nghĩa và công thức của chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận, tỷ suất lợi
nhuận.

5. Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư

6. Phân tích phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối?

7. Phân tích sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân?

8. Phân tích tư bản cho vay và lợi tức cho vay?

64
9. Phân tích thuộc tính giá trị của hàng hóa sức lao động? Liên hệ với thực tiễn Việt Nam?

10. Phân tích thực chất của tích lũy tư bản? Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam?

11. Phân tích tư bản thương nghiệp? Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam ?

CHƯƠNG 6

HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

6.1. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN

65
6.1.1. Những nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành
chủ nghĩa tư bản độc quyền

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh mới thực sự chuyển
thành chủ nghĩa tư bản độc quyền. Quá trình chuyển biến này là một tất yếu khách quan. Nguyên
nhân chính là do tích tụ và tập trung tư bản, tập trung sản xuất ngày càng cao độ.

Sự xuất hiện của tư bản độc quyền do những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ khoa học - kỹ
thuật, làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới (đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng), ngay từ
đầu đã có trình độ tích tụ cao. Đó là những xí nghiệp lớn, đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ
chức kiểu mới.

- Hai là, sự tự do cạnh tranh dần dần hướng đến độc quyền. V.I.Lênin chỉ ra “tự do cạnh
tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này khi phát triển tới một mức độ nhất
định lại dẫn tới độc quyền”. Vì:

+ Một mặt, cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải đầu tư cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích
lũy tư bản.

+ Mặt khác, các hãng nhỏ có năng lực cạnh tranh thấp hoặc bị phá sản hoặc phải liên kết để
đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy, xuất hiện một số xí nghiệp lớn thống trị trong một ngành
hoặc trong một số ngành công nghiệp.

- Ba là, khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản xảy ra ngày càng thường xuyên hơn làm
các hãng nhỏ, các hãng yếu kém bị lụi bại; một số hãng lớn, hãng hoạt động hiệu quả tiếp tục tồn
tại và thôn tính được các hãng yếu hơn. Sau khủng hoảng, sự tập trung tư bản được nâng lên một
bước nữa. Đồng thời tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng (do nhu cầu tín dụng tăng cao để khôi
phục và mở rộng quy mô sản xuất) cũng thúc đẩy mạnh mẽ tập trung sản xuất.

- Bốn là, những xí nghiệp, công ty lớn cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nảy sinh xu
hướng thoả hiệp, từ đó xuất hiện các tổ chức độc quyền.

TB độc quyền xuất hiện lúc đầu ở một số ngành, lĩnh vực, sau đó nhân lên nhanh chóng và
từng bước chiếm địa vị chi phối trong toàn bộ nền kinh tế, khi đó CNTB chuyển sang giai đoạn
CNTB độc quyền. Độc quyền ra đời từ cạnh tranh và thống trị nền kinh tế nhưng không phá bỏ
cạnh tranh mà còn làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, phức tạp hơn và có sức phá hoại to
lớn hơn, thể hiện: trên thị trường ngoài cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ và các nhà tư
bản nhỏ còn có thêm sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc
quyền; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau; cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong nội
bộ từng tổ chức độc quyền.

Xét về bản chất CNTB độc quyền là một nấc thang phát triển mới của CNTB.

66
CNTB ĐQ là CNTB trong đó, hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các
tổ chức TB độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

Trong CNTB tự do cạnh tranh, quy luật thống trị của thời kỳ này là quy luật lợi nhuận bình
quân. Còn trong CNTB ĐQ, quy luật lợi nhuận bình quân được biểu hiện dưới hình thức quy luật
lợi nhuận độc quyền.

6.1.2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

6.1.2.1. Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền


- Định nghĩa: Tổ chức độc quyền là liên minh giữa những nhà tư bản lớn tập trung vào
trong tay một phần lớn(thậm chí toàn bộ) sản phẩm của một ngành hoặc một số ngành, cho phép
liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định tới quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó.
Ví dụ: Trong những năm 1900, ở Mỹ, Anh, Đức, Pháp có tình hình là: số xí nghiệp lớn chỉ
chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp nhưng nắm giữ đến ¾ tổng số máy hơi nước và điện lực, gần
½ số công nhân, sản xuất ra gần ½ tổng số sản phẩm.

- Các loại tổ chức độc quyền:

Dựa theo hình thức liên kết có:

● Liên kết theo chiều ngang: Sự liên kết các xí nghiệp trong cùng một ngành, dưới hình
thức Cácten, Xanhđica, Tơrớt.

+ Cácten (Cartel): Là hình thức tổ chức độc quyền mà các xí nghiệp tư bản thành viên ký
kết với nhau các hiệp định để thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu
thụ, kỳ hạn thanh toán… Tuy nhiên, các xí nghiệp tư bản thành viên tham gia vẫn độc lập về sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cácten phổ biến ở Đức.

+ Xanhđica (Cyndicate phổ biến ở Pháp, Nga): là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn
định hơn cácten. Các xí nghiệp trong Xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về
lưu thông, mọi việc mua - bán đều do ban quản trị chung của Xanhđica đảm nhiệm. Mục đích
của Xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với
giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

+ Tờrớt (Trust phổ biến ở Mỹ): Là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn cácten và
xanhđica, mà các nhà tư bản thành viên tham gia hoàn toàn mất độc lập về sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Hội đồng quản trị sẽ tự đảm nhiệm hai khâu này. Tất cả các nhà tư bản thành viên đều
trở thành cổ đông, quyền lợi và nghĩa vụ của họ do tỷ lệ vốn mà họ đóng góp vào Tờrớt quyết
định.

● Liên kết theo chiều dọc: Sự liên kết không chỉ giữa các xí nghiệp lớn mà cả những
xanhđica, tơrớt... nhiều ngành khác nhau có liên quan đến kinh tế và kỹ thuật. Tiêu biểu cho liên
kết dọc là các Côngxoocxiom (Consertion) và hình thức phát triển cao hơn nữa là

67
Cônggôlơmêrat. Từ giữa thế kỷ XX, các liên kết dọc phát triển hơn nữa thành liên kết đa ngành,
hình thành nên các tổ chức đa ngành: vận tải, thương mại, ngân hàng và các dịch vụ khác…

- Giá cả độc quyền: Nhờ nắm giữ được vị trí độc tôn trên thị trường nên các tổ chức độc
quyền có thể bán hàng hóa với giá cả độc quyền để thu lợi nhuận độc quyền cao.

+ Giá cả độc quyền bán (Chí phí sản xuất + Lợi nhuận độc quyền cao) > Giá cả cạnh tranh
(Chi phí sản xuất + Lợi nhuận bình quân)

+ Giá cả độc quyền mua < Giá mua trong giai đoạn cạnh tranh.

Bản chất lợi nhuận độc quyền: về cơ bản lợi nhuận độc quyền phần lớn là giá trị thặng dư
do giai cấp công nhân trong các tổ chức độc quyền và ngoài độc quyền tạo ra, ngoài ra còn một
phần giá trị do những người sản xuất hàng hóa nhỏ trong nước và giá trị do nhân dân các nước
thuộc địa và phụ thuộc tạo ra bị độc quyền chiếm đoạt trên cơ sở trao đổi không ngang giá.

Phần dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân của các tổ chức độc quyền chính là phần giá trị mà
người công nhân, nhân dân lao động và các chủ tư bản nhỏ khác lẽ ra phải được hưởng. Do vậy,
trên phạm vi xã hội, tổng giá cả vẫn bằng tổng giá trị thặng dư.

6.1.2.2. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính


Cũng giống như trong công nghiệp, ngành ngân hàng cũng có quá trình tích tụ, tập trung
tư bản dẫn tới sự hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Quá trình này được đẩy
nhanh sau mỗi lần khủng hoảng.
Vai trò của ngân hàng và các tổ chức tài chính ngày càng quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế, đặc biệt là với các tổ chức độc quyền công nghiệp:

+ Trung gian trong việc thanh toán và tín dụng (vai trò nguyên thủy)

+ Thâm nhập vào các tổ chưc độc quyền công nghiệp để giám sát

+ Trực tiếp đầu tư vào công nghiệp

Bên cạnh đó độc quyền công nghiệp cũng tìm cách thâm nhập vào ngân hàng để giảm bớt
sự chi phối của ngân hàng như:

+ Đầu tư mở ra các ngân hàng của mình

+ Mua cổ phần, cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn của các độc quyền ngân hàng

Do vậy, chúng liên kết mật thiết với nhau, xâm nhập vào nhau hình thành một loại tư bản
mới gọi là tư bản tài chính.

Tư bản tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc quyền ngân hàng
và tư bản độc quyền công nghiệp

68
- Những trùm tư bản tài chính có khả năng chi phối được một bộ phận của nền kinh tế,
được gọi là đầu sỏ tài chính. Khả năng chi phối đó được thực hiện thông qua “chế độ tham dự”:
một nhà tư bản tài chính hoặc một tập đoàn tài chính nhờ nắm được số cổ phần khống chế mà chi
phối được các công ty gốc hay các“công ty mẹ”. Công ty gốc lại thông qua cơ chế này để khống
chế nhiều công ty phụ thuộc khác, cứ như thế, với một lượng tư bản nhất định, một đầu sỏ tài
chính có thể chi phối được một lượng tư bản cực lớn và những lĩnh vực sản xuất lớn của nền
kinh tế.

6.1.2.3. Xuất khẩu tư bản

- Định nghĩa:

+ Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hoá ra nước ngoài bán.

+ Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm
mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản.

- Đặc điểm:

CNTB tự do Xuất khẩu Mang hàng hóa ra nước ngoài nhằm thực hiện
cạnh tranh hàng hóa giá trị và giá trị thặng dư

CNTB Xuất khẩu tư Đầu tư tư bản ra nước ngoài nhằm mục đích
độc quyền bản chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập
khẩu tư bản đó.

- Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu kinh tế, vì các nước TB
phát triển đã tích luỹ được một khối lượng TB lớn và nảy sinh tình trạng “thừa TB”. Không phải
thừa so với nhu cầu đầu tư, mà thừa tương đối do ở trong nước thiếu đầu tư có P’ cao. Trong khi
đó các nước kém phát triển lại dồi dào về nguyên liệu, lao động, nhưng thiếu vốn đầu tư và kỹ
thuật. Vì vậy, TB độc quyền thực hiện xuất khẩu TB.

- Các hình thức xuất khẩu tư bản.

Dựa vào hình thức đầu tư, có thể phân chia xuất khẩu tư bản:

+ Xuất khẩu tư bản trực tiếp: chủ tư bản trực tiếp kinh doanh nhằm thu lợi nhuận độc
quyền cao.

+ Xuất khẩu tư bản gián tiếp: chủ tư bản mang một lượng tư bản ra nước ngoài cho vay để
thu lợi tức.

Nếu xét theo chủ thể sở hữu:

69
+ Xuất khẩu tư bản nhà nước: Nhà nước tư sản đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản hoặc
viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại nhằm mục tiêu về kinh tế, chính trị, quân sự...

+ Xuất khẩu tư bản tư nhân: là hình thức xuất khẩu tư bản do tư nhân đảm nhận.

Xuất khẩu tư bản là sự mở rộng QHSX TBCN ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành
trướng sự thống trị của TB tài chính ra toàn thế giới. Tuy nhiên, nó cũng có những tác động tích
cực nhất định đến các nước nhập khẩu tư bản như: Thay đổi cơ cấu kinh tế, giai cấp...

6.1.2.4. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
- Sự mở rộng không ngừng của việc xuất khẩu tư bản đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt
giữa các tổ chức độc quyền của các nước nhằm tranh giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên
liệu, và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao. Kết cục của sự cạnh tranh đó là sự phân chia thị trường
thế giới giữa các tổ chức độc quyền, tức là phân chia thế giới về mặt kinh tế.

- Xu hướng liên minh giữa các tổ chức độc quyền xuất hiện nhằm cùng nhau thu lợi nhuận
độc quyền trên thị trường thế giới giảm thiệt hại do cạnh tranh gây ra. Đó là cơ sở quan trọng
hình thành các liên minh độc quyền quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia.

6.1.2.5. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
- Điều kiện thuận lợi của các nước kém phát triển đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tư bản.
Khi đó, các tổ chức độc quyền của các quốc gia lớn sẽ cạnh tranh gay gắt với nhau nhằm tranh
giành thị trường các yếu tố đầu vào tại các nước nhận “tư bản xuất khẩu”. Điều này dẫn đến mưu
đồ xâm lăng của các nước tư bản nhằm biến các nước khác thành thuộc địa của mình, dễ dàng
loại trừ được các đối thủ cạnh tranh và sở hữu luôn các yếu tố đầu vào của sản xuất ở thuộc địa
 Các nước tư bản lớn từ việc xuất khẩu tư bản đã chuyển sang thôn tính các nước kém phát
triển ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á. Những nước đó trở thành những nước đế quốc.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền kết hợp với mưu đồ và cách thức xâm lăng đã chuyển thành
chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền biểu
hiện trong đường lối xâm lược nước ngoài, biến những nước này thành hệ thống thuộc địa của
các cường quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản độc quyền.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền phát triển càng cao, nhu cầu nguyên nhiên liệu càng lớn, sự
cạnh tranh càng gay gắt thì cuộc chiến tranh để giành giật thuộc địa giữa chúng càng quyết liệt,
đặc biệt là ở những thuộc địa màu mỡ, nhiều khoáng sản, tài nguyên. Cuộc chiến tranh giành
thuộc địa được đẩy lên mức căng thẳng nhất trong hai cuộc chiến tranh thế giới (1914 -1918 và
1939-1945).

6.1.3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn
chủ nghĩa tư bản độc quyền

6.1.3.1. Sự hoạt động của quy luật giá trị trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền

70
Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền; giá
cả độc quyền thấp khi mua và giá cả độc quyền cao khi bán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa
là trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa quy luật giá trị không còn hoạt động. Về thực chất, giá cả
độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền
thi hành chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư
của những người khác. Nếu xem xét trong toàn bộ nền kinh tế thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng số
giá trị. Như vậy, nếu trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh quy luật giá trị biểu hiện
thành quy luật giá cả sản xuất, thì trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa quy luật giá trị biểu hiện
thành quy luật giá cả độc quyền.

6.1.3.2. Sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc
quyền

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành
quy luật lợi nhuận bình quân. Bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các tổ chức độc quyền
thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc quyền và thu lợi nhuận độc quyền cao. Do vậy, quy luật lợi
nhuận độc quyền cao là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa.

6.2. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

6.2.1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

6.2.1.1. Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
- Một là, sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của nền kinh tế càng lớn,
cơ cấu kinh tế đồ sộ, tính chất XH hoá càng cao, đòi hỏi phải có sự điều tiết XH đối với SX và
phân phối, có kế hoạch hoá từ một trung tâm.
- Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các
tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn đầu tư, vì vốn lớn, tốc độ thu hồi chậm,
lãi ít; các ngành thuộc kết cấu hạ tầng... Những ngành này là cơ sở cho sự phát triển kinh tế xã
hội tư bản chủ nghĩa, đòi hỏi nhà nước phải đầu tư.

- Ba là, sự thống trị của độc quyền làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn đối kháng giữa GC
tư sản với GC lao động làm thuê và nhân dân lao động. Đòi hỏi nhà nước phải can thiệp để điều
tiết thu nhập, điều hoà mâu thuẫn.

- Bốn là, sự tích tụ và tập trung TB độc quyền và TB vừa và nhỏ...trở nên gay gắt, đòi hỏi
nhà nước cũng phải can thiệp.

- Năm là, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự mở rộng các quan hệ kinh tế đối
ngoại đã vấp phải hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích trên thị trường thế giới, đòi hỏi
nhà nước phải can thiệp, điều tiết các quan hệ chính trị, kinh tế thế giới

71
- Sáu là, sự hình thành và phát triển của hệ thống XHCN trên thế giới và phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc đã thu hẹp thị trường và lãnh thổ của CNTB, đe dọa sự tồn tại của
CNTB, buộc nhà nước tư sản phải can thiệp vào các quan hệ kinh tế chính trị quốc tế hòng cứu
nguy sự sụp đổ của CNTB

6.2.1.2. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
- CNTB ĐQNN là nấc thang phát triển mới của CNTB độc quyền, nhưng nó vẫn chưa
thoát khỏi CNTB độc quyền. Xét về bản chất CNTB độc quyền nhà nước nói riêng cũng như
CNTB độc quyền nói chung vẫn chịu sự chi phối của QL giá trị thặng dư, tuy rằng nó có nhiều
thay đổi so với CNTB tự do cạnh tranh.

- Đặc điểm nổi bật của CNTB độc quyền nhà nước là sự can thiệp, sự điều tiết của nhà
nước vào kinh tế. Sự can thiệp của nhà nước vào KT đã bắt đầu từ CNTB độc quyền giai đoạn
đầu nhưng chưa lớn mạnh, mang tính gián tiếp. Còn giai đoạn CNTB độc quyền nhà nước thì sự
can thiệp đã lớn mạnh hơn, trực tiếp hơn. Nhà nước trở thành một bộ phận trực tiếp của nền kinh
tế, Nhà nước không còn đứng trên, đứng ngoài kinh tế.

Như vậy, CNTB độc quyền nhà nước sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư
nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất, trong đó nhà
nước tư sản bị phụ thuộc và các tổ chức độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm
bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho CNTB

CNTB ĐQNN là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không phải là một chính sách
trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản

6.2.2. Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước

6.2.2.1. Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước

- Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua:

+ Các đảng phái chính trị tư sản tạo cơ sở xã hội để TB độc quyền thực hiện sự thống trị và
xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước.

+ Các hội chủ xí nghiệp: đại biểu của TB ĐQ tham gia vào bộ máy nhà nước; các quan
chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền.

6.2.2.2. Sự hình thành và phát triển sở hữu tư bản độc quyền nhà nước

- CNTB độc quyền nhà nước xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng nét
nổi bật nhất là sự kết hợp sức mạnh độc quyền với nhà nước trong lĩnh vực kinh tế: Sở hữu nhà
nước tăng lên, đồng thời sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân kết hợp với nhau, đan kết
vào nhau trong quá trình chu chuyển của tổng TB xã hội.

- Sở hữu nhà nước hình thành dưới những hình thức sau đây:
72
+ Xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách.

+ Quốc hữu hoá các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại.

+ Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân.

+ Mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích luỹ của các DN tư nhân...

- Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện các chức năng rất quan trọng: Mở rộng sản xuất
TBCN bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của tư bản tư nhân; giải phóng tư bản của các
tư bản độc quyền từ những ngành ít lãi để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn; là
chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế TBCN theo những chương trình nhất định.

6.2.2.3. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản

- Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là một tổng thể những thiết chế và thể chế
kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả
năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội
theo hướng có lợi cho tầng lớp tư sản độc quyền.

- Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện bằng các công cụ: pháp luật, thuế, tài
chính - tiền tệ, các doanh nghiệp nhà nước...

- Sự điều tiết của nhà nước có những mặt tích cực và cả tiêu cực, sai lầm.

- Cơ chế điều tiết của CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp cả ba cơ chế: thị trường,
độc quyền tư nhân, điều tiết nhà nước...

6.3. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA NÓ

6.3.1. Những biểu hiện mới trong năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền

6.3.1.1. Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới: sự xuất hiện những công ty
độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ

Hiện tượng liên kết đa dạng tiếp tục phát triển, sức mạnh của các concern và conglomerate
ngày càng tăng cường. Do tác động của các đạo luật chống độc quyền hay luật hạn chế cạnh
tranh đã làm xuất hiện phổ biến các hình thức tổ chức độc quyền lớn hơn, cao hơn: oligopoly hay
polypoly. Cách mạng khoa học và công nghệ dường như biểu lộ thành hai xu hướng đối lập nhau
nhưng thực ra là thống nhất với nhau: xu hướng tập trung và xu hướng phi tập trung

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là do:

- Do ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ cho phép tiêu chuẩn háo
và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng

73
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ưu thế rất lớn trong cơ chế thị trường.

6.3.1.2. Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính

Phạm vi liên kết được mở rộng ra nhiều ngành, thường tồn tại dưới những tổ hợp đa dạng.
Nội dung liên kết cũng đa dạng, tinh vi và phức tạp hơn. Vai trò kinh tế chính trị của tư bản tài
chính ngày càng lớn, không chỉ trong khuôn khổ quốc gia mà còn ảnh hưởng tới các nước khác
trên thế giới. Trùm tài chính không chỉ tăng cường địa vị thống trị về kinh tế mà còn tăng cường
sự khống chế và lợi dụng chính quyền nhà nước

Các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia, xuyên quốc gia thâm
nhập vào các nước khác. Hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế đã dẩn đến sự ra đời của
các trung tâm tài chính thế giới

6.3.1.3. Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của độc quyền quốc tế sau chiến tranh, nhưng
quy mô, chiều hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước phát triển mới

Sau chiến tranh, xuất khẩu tư bản của các nước tư bản phát triển có sự tăng trưởng rất
nhanh do cuộc tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và do sự tan rã của hệ thống
thuộc địa cũ sau chiến tranh.

Chiều hướng xuất khẩu tư bản thay đổi, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt từ đầu
những năm 70 của thế kỷ XX, đại bộ phận dòng tư bản lại chảy trở lại giữa các nước tư bản chủ
nghĩa với nhau, do:

- Về phía các nước đang phát triển, phần lớn ở trong tình hình chính trị thiếu ổ định, thiếu
đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề, trình độ dân trí thấp, tích
lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân ít…

- Về phía các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, cuộc cách mạng và khoa học công nghệ
làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất và dịch vụ mới, đòi hỏi vốn lớn…

Tuy nhiên, vẫn tồn tại các công ty đầu tư vào các nước đang phát triển.

6.3.1.4. Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu hướng quốc
tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóa nền kinh tế

Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty độc quyền xuyên quốc gia tăng lên càng
thúc đẩy xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế , đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước quốc tế

Xu hướng khu vực hóa cũng hình thành, nhiều liên minh kinh tế khu vực ra đời: EU,
ASEAN, APEC… Ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào Liên minh mậu dịch tự do(FTA),
hoặc Liên minh thuế quan(CU) vì chúng có nhiều ưu thế hơn so với tiến trình tự do hóa thương
mại toàn cầu.

74
6.3.1.5. Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình thức
cạnh tranh và thống trị mới.

Các cường quốc tư bản vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện
“Chiến lược biên giới mềm”, ra sức bành trướng “biên giới kinh tế”, ràng buộc, chi phối các
nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ, đến sự lệ thuộc về chính trị vào các cường
quốc.

Các cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh thương mại, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo vẫn
diễn ra mà các cường quốc đế quốc đứng trong hoặc núp sau nó.

6.3.2. Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước

- Tỷ trọng của kinh tế thuộc nhà nước trong nền kinh tế quốc dân được nâng lên rõ rệt.

- Kinh tế thuộc nhà nước và tư nhân kết hợp tăng lên mạnh mẽ

- Chi tiêu tài chính của các nhà nước tư bản phát triển dùng để điều tiết quá trình tái sản
xuất xã hội tăng lên nhiều.

- Phương thức điều tiết của nhà nước linh hoạt, mềm dẻo hơn với phạm vi rộng hơn.

+ Điều tiết bằng chương trình và kế hoạch

+ Điều tiết cơ cấu kinh tế

+ Điều tiết tiến bộ khoa học và công nghệ

+ Điều tiết thị trường lao động.

+ Điều tiết thị trường tài chính, tiền tệ.

+ Điều tiết các quan hệ kinh tế đối ngoại…

6.3.3. Những nét mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại

6.3.3.1. Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất

Thứ nhất, cách mạng công nghệ thông tin (IT) và công nghệ cao phát triển mạnh mẽ mở ra
không gian rộng lớn cho sự phát triển của sức sản xuất.

Thứ hai, giáo dục được tăng cường và tố chất của người lao động được nâng cao rõ rệt, tạo
nền móng vững chắc cho việc nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh.

Thứ ba, kinh tế tăng trưởng nhanh, năng suất lao động được nâng cao hơn. Thành quả khoa
học kỹ thuật nhanh chóng chuyển vào sản xuất, kinh doanh.

75
6.3.3.2. Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri
thức

Cách mạng IT đang thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chuyển từ kinh tế công nghiệp
sang nền kinh tế tri thức. Trong đó, vai trò của tri thức và kỹ thuật đã cao hơn các yếu tố khác
như nguồn tài nguyên tự nhiên, vốn... và trở thành yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển.
Vận hành của nền kinh tế tri thức là những người lao động trí óc trong các ngành thiết kế, nghiên
cứu phát triển và truyền bá tri thức.

Sáng tạo kỹ thuật và sáng tạo cơ chế đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế tri thức.
Cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh, chuyển sang dịch vụ hóa và công nghệ cao hóa, vị trí của
ngành dịch vụ tăng lên.

6.3.3.3. Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp

- Thứ nhất, sự thay đổi quan hệ sở hữu, thể hiện ở sự phân tán quyền nắm cổ phiếu tăng,
cải thiện quan hệ giữa chủ xí nghiệp và công nhân.

- Thứ hai, kết cấu giai cấp có sự biến đổi, nổi bật là sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu
phần lớn trong số này là tri thức hoặc nhân viên chuyên ngành, có cổ phiếu hoặc một phần vốn,
có địa vị nghề nghiệp khá tốt.

- Thứ ba, thu nhập bằng tiền lương của người lao động có mức tăng trưởng khá lớn.

6.3.3.4. Thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi lớn

- Thứ nhất, thay thế hệ thống quản lý kiểu kim tự tháp bằng hệ thống quản lý hàng ngang
và mạng lưới nhằm giảm bớt khâu trung gian và đảm bảo phát huy dân chủ nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động.

- Thứ hai, dùng công nghệ cao cải cách cơ chế quản lý sản xuất, sử dụng hệ thống sản xuất
điều khiển tự động bằng hệ thống máy tính, sản xuất gần gũi với khách hàng hơn.

- Thứ ba, thực hiện cải cách quản lý lao động, lấy con người có kỹ năng tri thức cao là
trung tâm và là động lực của sự phát triển.

- Thứ tư, thay đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp, hai loại hình doanh nghiệp quy mô lớn
và nhỏ cùng tồn tại và hỗ trợ nhau.

6.3.3.5. Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường

- Thứ nhất, kịp thời điều chỉnh chiến lược tổng thể phát triển kinh tế nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế quốc gia.

- Thứ hai, lựa chọn chính sách thực dụng, dung hòa các giá trị truyền thống và chủ trương
chính trị của chủ nghĩa tự do mới với một số biện pháp của chủ nghĩa bảo thủ mới.
76
- Thứ ba, vận dụng linh hoạt chính sách tài chính và chính sách tiền tệ kịp thời điều chỉnh
mâu thuẫn cung cầu trong xã hội và mâu thuẫn giữa các giai cấp tầng lớp xã hội khác nhau.

6.3.3.6. Các công ty xuyên quốc gia (TNC) có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ
thống kinh tế TBCN, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế

Các TNC là các công ty tư bản độc quyền, bành trướng thế lực ra nước ngoài dưới hình
thức cài cắm nhanh.Nó được các nhà nước tư sản nâng đỡ thông qua đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài với quy mô lớn, TNC mua và thôn tính các tài sản ở nước ngoài, không ngừng tăng cường
thực lực, mở rộng thị phần. Do có thực lực kinh tế, chính trị hùng mạnh, hệ thống sản xuất, tiêu
thụ, dịch vụ, nghiên cứu khoa học, thông tin toàn cầu hóa, các TNC có tác động lớn đến các mặt
của đời sống xã hội trên toàn thế giới. Thể hiện:

- Các TNC thúc đẩy toàn cầu hóa SX, vốn, phân công lao động quốc tế, buôn bán quốc tế
phát triển nhanh.

- Truyền bá khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý trên phạm vi toàn cầu, phát triển lực
lượng sản xuất và điều chỉnh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên quy mô quốc tế.

- Chiếm đoạt thị trường toàn cầu, xuất khẩu vốn quy mô lớn, thu về nhiều ngoại tệ, phát
triển lực lượng sản xuất trong nước, tăng cường kiểm soát của tư bản độc quyền trên phạm vi
toàn cầu. Nhưng đồng thời làm cho mâu thuẫn của CNTB ngày càng gay gắt hơn.

- Tạo cơ hội và những thách thức to lớn cho các nước đang phát triển.

- Ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ổn định thị
trường tiền tệ và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

6.3.3.7. Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia tư bản ngày càng chú trọng phối hợp chính sách
vĩ mô. Việc giải quyết những mâu thuẫn giữa các nước phương Tây thường áp dụng hình thức
thương lượng thỏa hiệp.Phối hợp, hợp tác quốc tế được tăng cường và hiệu quả không ngừng
được nâng cao. Vai trò của các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế (IMF, WB,...) ngày càng phát
huy vai trò nổi bật trong điều tiết quan hệ kinh tế quốc tế và trở thành một chủ thể mới trong điều
tiết quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa.

6.4. VAI TRÒ, HẠN CHẾ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CNTB

6.4.1. Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội

* Những mặt tích cực đối với sản xuất:

- Chuyển SX nhỏ thành SX lớn hiện đại: dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và các
quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa, CNTB đã làm tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế

77
hàng hóa hình thành mô hình xã hội mới - xã hội hiện đại - khác về chất so với các xã hội trước
đây.

- Phát triển lực lượng sản xuất: dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và các quy luật
kinh tế của sản xuất hàng hóa, CNTB đã làm tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế hàng hóa
hình thành mô hình xã hội mới - xã hội hiện đại - khác về chất so với các xã hội trước đâyvới
trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao từ thủ công lên cơ khí và ngày nay đang lên tự
động hóa, tin học hóa, công nghệ hiện đại. Con người ngày càng được giải phóng, được tạo điều
kiện để phát triển, nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên của con người, tăng NSLĐ XH.

- Thực hiện xã hội hoá sản xuất: sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập
trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa SX và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên kết giữa các
đơn vị, các ngành, các vùng, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ ...

- Tổ chức lao động công xưởng xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động

- Thiết lập nên nền dân chủ tư sản: pháp luật và dân chủ tư sản tuy còn nhiều hạn chế
nhưng là một bước tiến bộ vượt bậc trong nấc thang phát triển của nhân loại nó đã giải phóng
con người với tư cách cá nhân, nó đã tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa, khoa học, công
nghệ...

6.4.2. Hạn chế của chủ nghĩa tư bản

- CNTB ra đời gắn liền với quá trình tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Thực chất
đó là quá trình tích lũy tiền tệ nhờ vào những biện pháp ăn cướp, tước đoạt đối với những người
sản xuất nhỏ và nông dân tự do; nhờ vào hoạt động buôn bán, trao đổi không ngang giá mà qua
đó thực hiện sự bóc lột, nô dịch đối với các nước lạc hậu.

- Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của CNTB là quan hệ bóc lột của các nhà tư bản đối với
công nhân làm thuê, chừng nào CNTB còn tồn tại thì chừng đó quan hệ bóc lột còn tồn tại và sự
bất bình đẳng, phân hóa xã hội vẫn là điều không tránh khỏi.

- Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường, thuộc địa và khu vực
ảnh hưởng đã khiến hàng triệu người vô tội đã bị giết hại, sức sản xuất của xã hội bị phá hủy, tốc
độ phát triển của thế giới bị kéo lùi hàng chục năm.

- Tạo ra hố ngăn cách giữa các nước gìau và các nước nghèo trên thế giới.

6.4.3. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

Giới hạn lịch sử của CNTB bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của CNTB: giữa tính chất và
trình độ XH hoá cao của LLSX với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX. Mâu thuẫn cơ
bản nói trên biểu hiện thành những mâu thuẫn cụ thể sau:

78
- Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn này thể hiện ở sự phân cực giàu - nghèo
và bất công xã hội tăng lên, sự bất bình đẳng và các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại một cách phổ biến,
sự suy đồi xã hội, văn hóa đạo đức ngày càng trầm trọng.

- Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn này
được thể hiện thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển bị lệ thuộc với các nước phát triển,
thành mâu thuẫn giữa các nước và tầng lớp thượng lưu giầu có ở phương Bắc với các nước và
tầng lớp nghèo khổ ở phương nam.

- Mâu thuẫn giữa các nước TBCN với nhau. Chủ yếu là giữa ba trung tâm KT, CT hàng
đầu của CNTB, giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia. Mâu thuẫn này hiện nay diễn ra ngày
càng phức tạp, một mặt do tác động của CM khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa làm
cho các nước phải liên kết với nhau. Mặt khác, do sự phát triển không đều và lợi ích cục bộ làm
cho các nước trở thành đối thủ cạnh tranh, tranh giành quyền lực và phạm vi ảnh hưởng trên thế
giới.

- Mâu thuẫn giữa CNTB và CNXH. Là mâu thuẫn xuyên suốt thời đại quá độ từ CNTB lên
CNXH trên phạm vi thế giới. Mâu thuẫn này thể hiện ở mưu đồ của CN đế quốc lợi dụng sự sụp
đổ của CNXH ở một số nước để đẩy mạnh cuộc phản kích quyết liệt bằng mọi thủ đoạn nhằm
xóa bỏ các nước XHCN còn lại.

Tuy nhiên, do điều kiện thay đổi, dưới tác động của CM khoa học - công nghệ và xu thế
toàn cầu hóa xu thế chung của thế giới là hợp tác phát triển trong môi trường cạnh tranh, vì thế
mâu thuẫn giữa CNTB và CNXH được biểu hiện bằng “diễn biến hòa bình” và chống “diễn biến
hòa bình”

Tóm lại, CNTB đã chuẩn bị đầy đủ những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời CNXH trên
phạm vi thế giới. Nhưng bước chuyển từ CNTB lên CNXH phải thông qua CMXH.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1.Nêu bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
2.Phân tích sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền?

3.Xuất khẩu TB là gì? Trình bày các hình thức xuất khẩu TB? Vận dụng vào thực tiễn Việt
Nam?

79
PHẦN THỨ BA:
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Bộ phận lý luận về chủ nghĩa xã hội nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân; tính tất yếu và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa; quá trình hình
thành và phát triển của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa; quy luật và con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

CHƯƠNG 7
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
VÀ CÁCH MẠNG XHCN
7.1. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
80
7.1.1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
7.1.1.1. Khái niệm giai cấp công nhân
Khi sử dụng khái niệm giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng một số thuật
ngữ khác nhau để biểuđạt khái niệm đó, như: giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp
công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp... Mặc dù vậy, về cơ bản những thuật
ngữ này trước hết đều biểu thị một khái niệm thống nhất, đó là chỉ giai cấp công nhân hiện đại,
con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản
xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.
Trong phạm vi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân có hai đặc trưng
cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phương thức lao động của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân là những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành
những công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, ngày càng có trình độ xã
hội hóa cao.
Trong xã hội tư bản, nền sản xuất đại công nghiệp ngày càng phát triển với quy mô, trình
độ, năng suất ngày càng cao, làm cho những thợ thủ công bị phá sản, những người nông dân mất
việc làm buộc phải gia nhập vào hàng ngũ công nhân. Theo sự phân tích của C.Mác và
Ph.Ăngghen: "Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng vớisự phát triển của đại
công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp".
Thứ hai, về địa vị của giai cấp công nhân trong hệ thống quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa
Trong hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa, người công nhân không có
tư liệu sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. C.Mác và
Ph.Ăngghen đặc biệt chú ý phân tích đặc trưng này, vì chính nó là đặc trưng khiến cho giai cấp
công nhân trở thành giai cấp vô sản, giai cấp lao động làm thuê cho giai cấp tư sản và trở thành
lực lượng đối kháng với giai cấp tư sản.
Qua thực tiễn cách mạng ở nước Nga, Lênin đã làm rõ hơn vai trò của giai cấp công nhân
trong quá trình lãnh đạo cách mạng XHCN, trong xây dựng XHCN. Trong các nước đi theo con
đường XHCN, về cơ bản giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động đã trở thành những
người làm chủ những tư liệu sản xuất của xã hội. Địa vị kinh tế và chính trị của họ có những thay
đổi căn bản.
Ngày nay với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, từ nửa sau thế kỷ XX,
giai cấp công nhân hiện đại đã có một số sự thay đổi nhất định so với trước đây.
Xét về phương diện lao động, nếu lao động của người công nhân trong thế kỷ XIX chủ yếu
là lao động cơ khí, lao động chân tay thì nay đã xuất hiện một bộ phận công nhân của những
ngành ứng dụng công nghệ ở trình độ phát triển cao, do vậy công nhân có trình độ tri thức ngày
càng cao.

81
Về phương diện đời sống, công nhân ở các nước tư bản phát triển đã có những thay đổi
quan trọng: một bộ phận công nhân đã có một số tư liệu sản xuất nhỏ để cùng với gia đình làm
thêm trong các công đoạn phụ cho các xí nghiệp chính; một bộ phận nhỏ công nhân đã có cổ
phần trong các xí nghiệp tư bản. Tuy nhiên, trong thực tế số cổ phần và tư liệu sản xuất của giai
cấp công nhân chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, còn đại bộ phận tư liệu sản xuất trong các nước tư bản
chủ nghĩa vẫn nằm trong tay các nhà tư bản lớn. Giai cấp công nhân về cơ bản vẫn không có tư
liệu sản xuất, vẫn phải bán sức lao động cho các nhà tư bản.
Xuất phát từ quan niệm của các nhà kinh điển của chủ ngĩa Mác - Lênin về giai cấp công
nhân, nghiên cứu những biến đổi của giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay, có thể nhận
định:
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với sự
phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính xã
hội hóa ngày càng cao; là lực lượng sản xuất cơ bản, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản
xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến
trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai
cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê
cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; Ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ
là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp
tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ.
7.1.1.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, lực lượng đại biểu cho sự
phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển của phương thức sản xuất
tương lai; Do vậy, về mặt khách quan họ là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao
động đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã
hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân cần phải trải qua hai bước. Bước thứ nhất "... giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống
trị. Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền nhà nước. Bước thứ hai giai cấp vô sản dùng sự thống
trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả
những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước” tiến hành tổ chức xây dựng xã hội mới - xã hội
chủ nghĩa.
Để hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân nhất định phải tập hợp
được các tầng lớp nhân lao động xung quanh mình. Tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng xóa bỏ
xã hội cũ và xây dựng xã hội mới về mọi mặt kinh tế, chính trị và văn hóa, tư tưởng. Đó là một
quá trình lịch sử hết sức lâu dài và khó khăn.
7.1.2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
7.1.2.1. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa
Trong nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp nhất, vừa
là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. Họ là một bộ phận và là bộ phận quan trọng nhất,

82
cách mạng nhất trong các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất của xã hội tư bản; họ đại diện
cho lực lượng sản xuất tiên tiến, có trình độ xã hội hóa ngày càng cao.
Với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa “… giai cấp công nhân hiện đại… chỉ có thể sống được
với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng
thêm tư bản”. Từ điều kiện làm việc như vậy đã buộc giai cấp công nhân phải không ngừng học
tập vươn lên sao cho đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất ngày càng hiện đại. Ngày nay, trong
các nước tư bản phát triển, tỉ lệ sản xuất tự động hóa ngày càng gia tăng với “văn minh tin học”,
“kinh tế tri thức”, do vậy đội ngũ công nhân được trí thức hóa cũng ngày càng gia tăng.
Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân hoàn toàn không có hoặc có rất ít tư
liệu sản xuất, là người lao động làm thuê. Họ bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, bị lệ
thuộc hoàn toàn trong quá trình phân phối các kết quả lao động.
Giai cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp, có quy mô sản xuất ngày
càng tăng, sự phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình sản xuất ngày càng nhiều, họ lại thường sống ở
những thành phố lớn, những khu công nghiệp tập trung. Điều kiện làm việc, điều kiện sống đã
tạo điều kiện cho họ có thể đoàn kết chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư
bản. Khả năng này giai cấp nông dân, thợ thủ công không thể có được.
Giai cấp công nhân có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần
chúng nhân dân lao động, do vậy tạo ra khả năng cho giai cấp này có thể đoàn kết với các giai
cấp, tầng lớp lao động khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng mình và
giải phóng toàn xã hội.
Tóm lại, giai cấp công nhân là một bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các bộ
phận lực lượng sản xuất của xã hội tư bản. Họ là con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại,
được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức thành một lực lượng
xã hội hùng mạnh, bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, là giai cấp trực tiếp đối kháng với
giai cấp tư sản.
7.1.2.2. Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
Địa vị kinh tế - xã hội đã tạo cho giai cấp công nhân có những đặc điểm chính trị - xã hội
mà những giai cấp khác không thể có được, đó là những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng vì họ là đại biểu cho phương thức sản
xuất tiên tiến, gắn liền với những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Đó là giai cấp được
trang bị bởi một lý luận khoa học, cách mạng và luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng
theo mục tiêu xóa bỏ xã hội cũ lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, nhờ đó có thể tập hợp được
đông đảo các giai cấp, tầng lớp khác vào phong trào cách mạng.
Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất thời đại ngày
nay.
Trong cuộc cách mạng tư sản, giai cấp tư sản chỉ có tinh thần cách mạng trong thời kỳ đấu
tranh chống chế độ phong kiến, còn khi giai cấp này đã giành được chính quyền thì họ quay trở

83
lại bóc lột giai cấp công nhân, những giai cấp đã từng kề vai sát cánh với giai cấp này trong cuộc
cách mạng dân chủ tư sản. Khác với giai cấp tư sản, giai cấp công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột,
có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Điều kiện sống, điều kiện lao
động trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách
giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa.
Các tầng lớp trung đẳng là những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông
dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống còn của họ với tính cách
những tầng lớp trung đẳng, họ không cách mạng mà bảo thủ.
Thứ ba, giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
Giai cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp, với hệ thống sản xuất
mang tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc khẩn trương buộc giai cấp này phải tuân thủ
nghiêm ngặt kỷ luật lao động cùng với cuộc sống đô thị tập trung đã tạo nên tính tổ chức, kỷ luât
chặt chẽ cho giai cấp công nhân.
Tính tổ chức và kỷ luật cao của giai cấp này được tăng cường khi nó phát triển thành một
lực lượng chính trị lớn mạnh, có tổ chức; được giác ngộ bởi một lý luận khoa hoc, cách mạng và
tổ chức ra được chính đảng của nó - Đảng cộng sản.
Thứ tư, giai cấp công nhân là giai cấp có bản chất quốc tế
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế. Giai cấp tư sản
không chỉ bóc lột giai cấp công nhân ở chính nước họ mà còn bóc lột giai cấp công nhân ở các
nước thuộc địa. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sản xuất mang tính
toàn cầu hóa. Tư bản của nước này có thể đầu tư sang nước khác là một xu hướng khách quan.
Nhiều sản phẩm không phải do một nước sản xuất ra mà là kết quả lao động của nhiều quốc gia.
Vì thế, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ ở từng doanh
nghiệp, ở mỗi quốc gia mà ngày càng phải có sự gắn bó giữa phong trào công nhân các nước.
7.1.3. Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân
7.1.3.1. Tính tất yếu của sự hình thành, phát triển chính đảng của giai cấp công nhân
Trong thực tế lịch sử, phong trao đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản
đã nổ ra ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển, theo quy luật có áp bức có đấu
tranh. Mặc dù phong trào công nhân có thể phát triển về số lượng, quy mô cuộc đấu tranh có thể
được mở rộng nhưng cuối cùng đều thất bại vì thiếu một lý luận khoa học và cách mạng soi
đường. Chỉ khi nào giai cấp công nhân đạt đến trình độ tự giác bằng cách tiếp thu lý luận khoa
học và cách mạng thì lúc đó phong trào đấu tranh của giai cấp này mới thật sự là phong trào
mang tính chất chính trị.
Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời đáp ứng được yêu cầu cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân, được giai cấp công nhân tiếp thu và nhanh chóng trở thành vũ khí lý luận của mình. Chủ
nghĩa Mác - Lênin sau một thời gian xâm nhập vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
đã dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản.

84
Khi Đảng Cộng sản ra đời, thông qua sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân nhận thức
được vai trò, vị trí của mình trong xã hội, hiểu được con đường, biện pháp đấu tranh cách mạng,
từ đó tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân lao động, thực hiện việc lật đổ chủ nghĩa tư
bản, giải phóng giai cấp mình, giải phóng toàn xã hội và tổ chức xây dựng xã hội mới về mọi
mặt.
7.1.3.2. Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân
Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích và
trí tuệ của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động.
Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội của Đảng Cộng sản, là nguồn bổ sung lực lượng phong
phú cho Đảng Cộng sản.
Với một Đảng Cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng cũng chính là sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua Đảng
Cộng sản. Đảng là một tổ chức chính trị tập trung những công nhân tiên tiến, giác ngộ lý tưởng
cách mạng, được trang bị lý luận cách mạng, do vậy Đảng trở thành đội tiên phong chiến đấu,
lãnh tụ chính trị và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân.
Là đội tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng Cộng sản
có sự tiên phong về lý luận và hành động. Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, cãn cứ vào
thực tiễn của đất nước trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng Cộng sản phải đưa ra được cương
lĩnh, đường lối cách mạng phù hợp với mỗi giai đoạn cách mạng.
Đảng Cộng sản là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thông
qua cương lĩnh cách mạng, Đảng thể hiện thái độ chính trị, đường lối đấu tranh của mình. Cán bộ
đảng viên phải tuyên truyền phổ biến quan điểm, đường lối của Đảng tới các tầng lớp nhân dân
làm cho quần chúng nhân dân hiểu và phải bằng hành động gương mẫu của mình để tập hợp, lôi
cuốn quần chúng nhân dân vào các phong trào cách mạng.
Đảng Cộng sản có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân và
quần chúng nhân dân lao động, vì thế Đảng có thể thực hiện giác ngộ quần chúng nhân dân, đưa
họ tham gia các phong trào cách mạng.
Đảng Cộng sản là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và cả dân tộc. Khi nói tới
vai trò tham mưu chiến đấu của Đảng là muốn nói tới vai trò đưa ra những quyết định của Đảng,
nhất là trong những thời điểm lịch sử quan trọng. Những quyết định đúng đắn sẽ tạo điều kiện
đưa phong trào cách mạng tiến lên, ngược lại có thể gây ra những tổn thất cho cách mạng.
7.2. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
7.2.1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó
7.2.1.1. Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi
thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh
đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.

85
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, được kết
thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập
được nhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân
lao động.
Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính
trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp
công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội
mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
7.2.1.2. Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn gay gắt giữa
nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi
thời.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng có tính
xã hội hoá cao, mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa
về tư liệu sản xuất.
Biểu hiện mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế là tính tổ chức, tính kế hoạch cao trong từng
doanh nghiệp ngày càng tăng, với tính vô tổ chức của sản xuất toàn xã hội do sự cạnh tranh của
nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa tạo ra.
Quy luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ trong sản xuất dưới chế độ tư bản chủ nghĩa
dẫn tới khủng hoảng thừa, buộc một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Trong xã hội này, giai
cấp công nhân sống bằng việc bán sức lao động cho nhà tư bản, do vậy khi sản xuất đình trệ,
công nhân không có việc làm, họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Để khắc phục
tình trạng trên, giai cấp tư sản đã tổ chức ra các cácten, xanhđica, tờrớt, côngxoocxiom; nhà nước
tư sản ngày càng can thiệp sâu vào kinh tế bằng việc quốc hữu hoá một số ngành khi gặp khó
khăn, tư hữu hoá khi thuận lợi... Tuy nhiên mọi biện pháp đó đều không thể giải quyết được cãn
bản vấn đề khủng hoảng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Sự phù hợp thực sự với tính chất ngày càng xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất chỉ có
thể là sự thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất mới thông qua cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không tự diễn ra mà phải là kết quả giác ngộ của giai cấp
công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Giai cấp công nhân trên cơ sở tiếp nhận lý luận chủ
nghĩa xã hội khoa học, tự mình tổ chức ra chính đảng cách mạng, tiến hành tuyên truyền vận
động quần chúng nhân dân đứng lên thực hiện lật đổ chế độ xã hội cũ, chế độ áp bức bóc lột để
xây dựng xã hội mới.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra, nhưng có giành được thắng lợi hay không phải có thời
cơ cách mạng. Thời cơ cách mạng là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố bên trong và bên ngoài. Bên
trong mỗi quốc gia, giai cấp thống trị đã suy yếu tới tột độ, chúng xâu xé lẫn nhau; khi mà giai
cấp lãnh đạo cách mạng đã trưởng thành và đã đủ sức lãnh đạo cách mạng, đưa cách mạng đi đến
thắng lợi; khi mà tầng lớp trung gian đã giác ngộ cách mạng, đã sẵn sàng hy sinh cho cách mạng.

86
Điều kiện bên ngoài là phong trào cách mạng được sự đồng tình của giai cấp công nhân và
những lực lượng tiến bộ trên thế giới. Họ kiên quyết đấu tranh chống lại những âm mưu xâm
lược, can thiệp của những lực lượng phản động quốc tế.
7.2.2. Mục tiêu, động lực và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
7.2.2.1. Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Giải phóng xã hội, giải phóng con người là mục tiêu của giai cấp công nhân, của cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Cho nên có thể nói, chủ nghĩa xã hội mang tính nhân văn sâu sắc. Chủ
nghĩa xã hội không chỉ dừng lại ở ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người mà phải từng bước
hiện thực hoá qua thực tiễn sự nghiệp giải phóng con người khỏi chế độ áp bức, bóc lột giữa
người với người.
Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân
phải đoàn kết với những người lao động khác thực hiện lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị,
áp bức, bóc lột, “phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”. Mục tiêu
giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân phải tập hợp các
tầng lớp nhân dân lao động vào công cuộc tổ chức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xoá bỏ
tình trạng người bóc lột ngườiđể không còn tình trạng dân tộc này áp bức, bóc lột dân tộc khác.
Đến giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản, khi đó không còn giai cấp, không con nhà nước, giai
cấp vô sản tự xoá bỏ mình với tư cách là giai cấp thống trị.
7.2.2.2. Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao
động khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho họ, do vậy thu
hút được sự tham gia của quần chúng nhân dân lao động trong suốt quá trình cách mạng.
Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu trong cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, do vậy ngày
càng tăng lên về số lượng, nâng cao về chất lượng trong xã hội hiện đại. Họ là lực lượng lao
động chủ yếu tạo nên sự giàu có trong xã hội hiện đại, là lực lượng xã hội đi đầu trong cuộc đấu
tranh xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa cũng như trong công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Vì vậy có thể khẳng định, giai cấp công nhân là lực lượng hàng đầu bảo đảm cho sự thắng
lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân,
giai cấp này trở thành một động lực to lớn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong một xã hội
khi nông dân còn là lực lượngđông đảo thì trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp công
nhân chỉ có thể giành được thắng lợi khi lôi kéo được giai cấp nông dân đi theo mình.
Đứng về phương diện kinh tế, giai cấp nông dân là một lực lượng lao động quan trọng
trong xã hội. Đứng về phương diện chính trị - xã hội, giai cấp nông dân là một lực lượngcơ bản
tham gia bảo vệ chính quyền nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Trí thức là những người có vị trí quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong quá
trình đấu tranh giành chính quyền và xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Trí thức là những người có

87
đóng góp to lớn trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển dân trí, đào tạo nguồn nhân lực
cho phát triển đất nước.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là nguồn sức
mạnh và động lực chủ yếu bảo đảm thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

7.2.2.3. Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa


Cách mạng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Trên lĩnh vực chính trị: Nội dung trước tiên của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đập tan
nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động,
đưa những người lao động từ địa vị nô lệ làm thuê lên địa vị làm chủ xã hội. Bước tiếp theo là
tiếp tục phát triển sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thực chất của quá trình đó là ngày
càng thu hút đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia vào công việc quản lý xã hội,
quản lý nhà nước.
- Trên lĩnh vực kinh tế: Việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao
động mới chỉ là bướcđầu. Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của cách
mạng xã hội chủ nghĩa phải là phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải
thiện đời sống nhân dân.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế trước hết là phải thay đổi vị trí, vai trò
của người lao động đối với tư liệu sản xuất chủ yếu; thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất bằng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa với những hình thức thích
hợp; thực hiện những biện pháp cần thiết gắn người lao động với tư liệu sản xuất.
Cùng với cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, nhà
nước xã hội chủ nghĩa phải tìm mọi cách phát triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao
năng suất lao động, trên cơ sở đó, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, do vậy năng suất lao động,
hiệu quả công việc là thướcđo đánh giá hiệu quả của mỗi ngườiđóng góp cho xã hội.
- Trên lĩnh vực văn hoá: Trong điều kiện xã hội mới - xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân
cùng với nhân dân lao động là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hoá, tinh thần của xã hội.
Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hoá truyền thống của
dân tộc, tiếp thu các giá trị văn hoá tiên tiến của thời đại, cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh
vực tưtưởng - văn hoá thực hiện việc giải phóng những người lao động về mặt tinh thần thông
qua xây dựng từng bước thế giới quan và nhân sinh quan mới cho người lao động, hình thành
những con người mới xã hội chủ nghĩa, giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh chính trị, nhân văn, nhân
đạo, có hiểu biết, có khả năng giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình
và xã hội.
Như vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, có quan hệ gắn kết
với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.
7.1.2.4. Lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin

88
Sống trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khi giai cấp tư sản đã trở thành lực lượng phản
động trên thế giới, giai cấp công nhân đã trưởng thành ở nhiều nước, Lênin đã khẳng định những
nước lạc hậu về kinh tế, chủ nghĩa tư bản còn ở trình độ kém hoặc trung bình, giai cấp công nhân
phải thực hiện cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, sau đó đưađất nướcđi lên CNXH. Sau thắng
lợi Cách mạng tháng 10, Lênin cho rằng, những nước thuộc địa sau khi được giải phóng do giai
cấp công nhân lãnh đạo với sự giúp đỡ của những nước tiên tiến có thể quá độ đi lên CNXH
7.2.3. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao
động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
7.2.3.1. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp
lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Khi tổng kết kinh nghiệm thực tiễn lịch sử, trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”,
C.Mác đã chỉ ra rằng: Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đã bị thất bại, tổn thất chủ yếu là vì
không tổ chức liên minh với “người bạn đồng hành tự nhiên” của mình là nông dân. Do vậy các
cuộc cách mạng vô sản đã bị thất bại.
V.I.Lênin đã vận dụng và phát triển lý luận liên minh công - nông của C.Mác và
Ph.Ăngghen vào thực tiễn cách mạng tháng Mười Nga.
V.I.Lênin cho rằng, nếu không thực hiện liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các
tầng lớp lao động khác thì giai cấp công nhân không thể giữ vững được chính quyền nhà nước.
“Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông
dân để giai cấp vô sản có thể giữ được và trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”.
Qua mối liên minh này, lực lượng đông đảo nhất trong xã hội là nông dân, công nhân được
tập hợp về mục tiêu chung là xây dựng Chủ nghĩa xã hội vì lợi ích của toàn thể dân tộc. Đây
chính là tính tất yếu về mặt chính trị - xã hội, là yếu tố tiên quyết.
- Cơ sở khách quan của việc xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao
động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa có những cơ sở khách quan chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cũng như
nhiều tầng lớp lao động khác đều là những người lao động, đều bị áp bức bóc lột.
Thứ hai, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế quốc dân là một thể thống
nhất của nhiều ngành, nghề,... nhưng trong đó công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành sản xuất
chính trong xã hội. Nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì hai
ngành kinh tế này cũng như các ngành, nghề khác không thể phát triển được. Công nghiệp tạo ra
những sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp và các ngành nghề khác. Nông nghiệp tạo ra lương
thực, thực phẩm phục vụ cho toàn xã hội, tạo ra nông sản phục vụ cho công nghiệp.

89
Thứ ba, xét về mặt chính trị - xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp
lao động khác là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng, bảo vệ chính quyền nhà nước, trong
xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Do vậy, giai cấp nông dân và nhiều tầng lớp lao động khác trở
thành những người bạn “tự nhiên”, tất yếu của giai cấp công nhân.
7.2.3.2. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Nội dung của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao
động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa:
+ Liên minh về chính trị giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao
động khác trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền là nhằm giành lấy chính quyền về tay giai
cấp công nhân cùng với nhân dân lao động. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, liên
minh về chính trị giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là
cùng nhau tham gia vào chính quyền nhà nước từ cơ sở đến trung ương, cùng nhau bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa và mọi thành quả cách mạng, làm cho nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng
vững mạnh.
+ Liên minh về kinh tế giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao
động khác là một nội dung đặc biệt quan trọng.
Thực hiện liên minh về kinh tế giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải kết hợp đúng đắn lợi ích giữa các giai cấp. Hoạt động
kinh tế phải vừa bảo đảm lợi ích của nhà nước, của xã hội, đồng thời phải thường xuyên quan
tâm tới lợi ích của giai cấp nông dân. Nếu kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế của các giai cấp
trong xã hội, thì liên minh trở thành một động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển, ngược lại nó
trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội.
+ Nội dung tưtưởng - văn hoá của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và các tầng lớp lao động khác là một nội dung quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Điều đó được lý giải bởi các lý do sau đây:
Một là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên một nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
Những người mù chữ, những người có trình độ tưtưởng - văn hoá thấp không thể tạo ra được một
xã hội như vậy. Vì vậy công nhân, nông dân và những người lao động khác phải thường xuyên
học tập nâng cao trình độ tưtưởng - văn hoá.
Hai là, chủ nghĩa xã hội với mong muốn xây dựng một xã hội nhân văn, nhân đạo, quan hệ
giữa con người với con người, giữa dân tộc này với dân tộc khác là quan hệ hữu nghị, tương trợ,
giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó chỉ có thể có được trên cơ sở một nền văn hoá phát triển của nhân dân.
Ba là, chủ nghĩa xã hội tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân lao động tham gia quản lý
kinh tế, quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Nhân dân muốn thực hiện được công việc quản lý của
mình cần phải có trình độ tưtưởng - văn hoá, phải am hiểu chính sách, pháp luật.
- Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

90
Muốn xây dựng được khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và các tầng lớp lao động khác trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần phải bảo đảm
những nguyên tắc sau đây:
+ Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
V.I.Lênin cho rằng, xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
không có nghĩa là chia quyền lãnh đạo của giai cấp này mà phải đi theo đường lối của giai cấp
công nhân. Giai cấp nông dân là giai cấp gắn với phương thức sản xuất nhỏ, cục bộ, phân tán,
không có hệ tưtưởng độc lập. Do đó, chỉ có đi theo hệ tưtưởng của giai cấp công nhân mới có thể
tiến lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin khẳng định: “... chỉ có sự lãnh đạo của giai
cấp vô sản mới có thể giải phóng quần chúng tiểu nông thoát khỏi chế độ nô lệ tư bản và dẫn họ
tới chủ nghĩa xã hội”.
+ Phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện
V.I.Lênin đã nhiều lần nhắc nhở những người cộng sản ở Nga là phải bằng những việc làm
cụ thể để cho giai cấp nông dân thấy rằng, đi với giai cấp vô sản có lợi hơnđi với giai cấp tư sản,
từ đó họ tự nguyện đi với giai cấp công nhân. Có thực hiện trên tinh thần tự nguyện thì khối liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân mới có thể bền vững, lâu dài.
+ Kết hợp đúng đắn các lợi ích
Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân có những lợi ích cơ bản là thống nhất, bởi vì họ
đều là những người lao động, đều bị bóc lột dưới chủ nghĩa tư bản. Sự thống nhất lợi ích này tạo
điều kiện thực hiện sự liên minh giữa họ.
7.3. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
7.3.1. Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Vận dụng quan điểm duy vật về lịch sử trong nghiên cứu xã hội loài người, chủ nghĩa Mác
- Lênin xem sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao
hơn là một quá trình lịch sử tự nhiên.
- Trong CNTB:
+ Lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ xã hội hóa cao sẽ càng làm cho mâu thuẫn
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất TBCN thêm sâu sắc.

+ Mâu thuẫn trên biểu hiện trong lĩnh vực chính trị - xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp
công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản ngày càng trở nên quyết liệt.

+ Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ khi CNTB
hình thành, ngày càng trở nên căng thẳng. Qua thực tiễn cuộc đấu tranh đã khiến cho giai cấp
công nhân nhận thức được rằng, muốn giành thắng lợi phải tiếp thu CNXH khoa học, hình thành
chính đảng của giai cấp mình. Khi Đảng Cộng sản ra đời, toàn bộ hoạt động của Đảng đều
hướng vào lật đổ Nhà nước của giai cấp tư sản, xác lập nhà nước của giai cấp công nhân và giai
cấp nông dân. Việc thiết lập Nhà nước của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là sự mở đầu
của hình thái kinh tế - xã hội CSCN.

91
- Khi CNTB chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã dự báo sự xuất hiện của
hình thái kinh tế - xã hội CSCN ở các nước tiền tư bản, song nó cần có những điều kiện nhất
định:

+ Những mâu thuẫn mới của thời đại xuất hiện (giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc
thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa đế quốc…) đòi hỏi được giải quyết.

+ Sự phát triển và tác động mạnh mẽ của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, làm thức tỉnh
tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc…, cổ vũ các dân tộc theo con đường của giai cấp công
nhân.

Như vậy, sự xuất hiện của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa cần phải có những
điều kiện nhất định chứ không thể ra đời một cách tùy tiện theo ý muốn chủ quan.

7.3.2. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăng ghen, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
phát triển từ thấp lên cao, từ giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa (chủ nghĩa xã hội) lên xã hội cộng
sản chủ nghĩa.

C.Mác còn khẳng định, giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa có một
thời kỳ quá độ từ xã hội nọ sang xã hội kia, là thời kỳ cải biến cách mạng một cách toàn diện trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

7.3.2.1. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

- Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Để chuyển từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa - xã hội mà chủ nghĩa xã hội
phát triển trên chính cơ sở vật chất - kỹ thuật của nó, cần phải trải qua một thời kỳ quá độ nhất
định.

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căn cứ sau đây:

Một là, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất. Chủ nghĩa tư bản
được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, dựa trên chế độ áp
bức và bóc lột. Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
chủ yếu, tồn tại dưới hai hình thức là nhà nước và tập thể, không còn các giai cấp đối kháng,
không còn tình trạng áp bức, bóc lột. Muốn có xã hội như vậy cần phải có một thời kỳ lịch sử
nhất định.

Hai là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao.
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra tiền đề vật chất - kỹ thuật nhất định cho chủ
nghĩa xã hội, nhưng muốn cho tiền đề vật chất - kỹ thuật đó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần có
thời gian tổ chức, sắp xếp lại.

92
Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng chủ nghĩa
tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản. Dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình
thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa, do vậy cũng cần phải có thời gian nhất định để
xây dựng và phát triển những quan hệ đó.

Bốn là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, phải
cần có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc đó.

- Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại
những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ
vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Trên lĩnh vực kinh tế: Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế nhiều
thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất. Đó là bước quá độ trung gian tất yếu
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể dùng ý chí để xoá bỏ ngay kết cấu nhiều
thành phần của nền kinh tế, nhất là đối với những nước còn ở trình độ chưa trải qua sự phát triển
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác lập trên
cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ
chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác
nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân
phối chủ đạo.

Trên lĩnh vực chính trị: Thời kỳ này có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí
thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản. Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu
tranh với nhau. Trong một giai cấp, tầng lớp cũng có nhiều bộ phận có trình độ, có ý thức khác
nhau.
Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại
nhiều yếu tố tư tưởng và văn hoá khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư
tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông,...
Thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn ra
cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại, không còn là giai cấp thống trị và
những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao
động. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã nắm được
chính quyền nhà nước, quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Cuộc đấu tranh giai cấp với
những nội dung, hình thức mới, diễn ra trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế và tư tưởng - văn
hoá.
- Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

93
Trong lĩnh vực kinh tế: Nội dung cơ bản trên lĩnh vực kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội, cải tạo
quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của
nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống của nhân dân lao động.
Trong lĩnh vực chính trị: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực chính trị của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội là tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch, chống phá sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành xây dựng củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, bảo đảm quyền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội của nhân dân lao động, xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là nơi thực
hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, xây dựng Đảng cộng sản ngày càng trong sạch, vững
mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử.
Trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện tuyên truyền, phổ biến những tư tưởng khoa học
và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội, khắc phục những tư tưởng và tâm lý có
ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền văn hoá mới xã
hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hoá trên thế giới.
Trong lĩnh vực xã hội: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là phải thực hiện việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại, từng bước
khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm
thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo
mục tiêu lý tưởng là tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác.
Tóm lại, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lịch sử tất yếu trên con đường
phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa... Đó là thời kỳ lịch sử có đặc điểm
riêng với những nội dung kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội đặc thù mà giai đoạn xã hội xã hội
chủ nghĩa trên con đường phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể
có được trên cơ sở hoàn thành các nội dung đó.
7.3.2.2. Xã hội xã hội chủ nghĩa
Xã hội XHCN có những đặc trưng cơ bản sau:

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH là nền sản xuất công nghiệp hiện đại.

Mỗi chế độ xã hội đều có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng của nó, phản ánh trình độ
phát triển kinh tế - kỹ thuật của chế độ đó. CNXH nảy sinh với tính cách là một chế độ xã hội
phủ định chế độ TBCN, do vậy cơ sở vật chất - kỹ thuật của nó phải là nền sản xuất đại công
nghiệp có trình độ cao hơn so với trình độ của xã hội TBCN.

- Xã hội XHCN đã xoá bỏ chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu
sản xuất chủ yếu.

94
Trong chế độ XHCN, tư liệu sản xuất còn tồn tại dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và
sở hữu tập thể; người lao động làm chủ các tư liệu sản xuất của xã hội, do đó không còn tình
trạng người bóc lột người.

- Xã hội XHCN tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới.

Trong chế độ XHCN, không còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, do vậy đã tạo điều kiện
cho người lao động kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội.
Thời kỳ này, CNXH cũng tạo ra được cách tổ chức lao động mới dựa trên tinh thần tự giác của
nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và quản lý thống nhất của Nhà nước XHCN.

- Xã hội XHCN thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động - nguyên tắc phân phối cơ
bản nhất.

Trong XHCN, mỗi người lao động sẽ nhận được từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu
dùng có giá trị tương đương với số lượng, chất lượng, hiệu quả lao động mà họ tạo ra cho xã hội,
sau khi đã trừ đi một số khoản đóng góp chung cho xã hội. Ngoài phương thức phân phối theo
lao động là phương thức cơ bản nhất, người lao động còn được phân phối theo phúc lợi xã hội.
Bằng thu thuế, những đóng góp khác của xã hội, Nhà nước XHCN xây dựng trường học, bệnh
viện, công viên, đường giao thông... Đó là những công trình phúc lợi, phục vụ cho mọi người
trong xã hội.

- Nhà nước XHCN mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân
tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.

Nhà nước XHCN là cơ quan quyền lực tập trung của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động; thực hiện trấn áp những thế lực phản động, những lực lượng chống đối
CNXH.

Nhà nước XHCN mang tính nhân dân rộng rãi. Nhà nước này tập hợp đại biểu các tầng lớp
nhân dân, nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham
gia ngày càng nhiều vào công việc của nhà nước với tinh thần tự giác, tự quản.

- Xã hội XHCN là chế độ đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện
công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn
diện.

Xã hội XHCN đã thực hiện xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, cùng
với sự phát triển của lực lượng sản xuất đã thực hiện việc xóa bỏ đối kháng giai cấp, xóa bỏ bóc
lột, con người có điều kiện phát triển tài năng cá nhân, mang tài năng đó đóng góp cho xã hội,
trước hết là bình đẳng về địa vị xã hội của con người.

7.3.2.3. Giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

95
Trên cơ sở nghiên cứu quá trình phát triển lực lượng sản xuất của xã hội loài người, C.Mác
đã có những dự báo về sự xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa (giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản).
Về mặt kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển vô cùng mạnh mẽ, của cải xã hội đã trở nên
dồi dào, ý thức con người được nâng nên, khoa học phát triển, lao động của con người được
giảm nhẹ, lúc đó nhân loại mới có thể thực hiện được nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo
nhu cầu”.
Về mặt xã hội: Trình độ xã hội ngày càng phát triển, con người có điều kiện phát triển
năng lực của mình, tri thức con người được nâng cao, không còn có sự khác biệt giữa thành thị
và nông thôn. Theo V.I.Lênin, “khi bọn tư bản đã tiêu tan đi rồi và không còn có giai cấp nào
nữa (nghĩa là giữa các thành viên trong xã hội không còn có sự phân biệt nào nữa về quan hệ của
họ đối với những tư liệu sản xuất xã hội), chỉ lúc đó “nhà nước mới không còn nữa và mới có thể
nói đến tự do”. Chỉ lúc đó, một nền dân chủ thực sự hoàn bị, thật sự không hạn chế mới có thể có
được và được thực hiện. Chỉ lúc đó, chế độ dân chủ mới bắt đầu tiêu vong vì lý do đơn giản là
một khi thoát khỏi chế độ nô lệ tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi những sự khủng khiếp, những sự dã
man... thì người ta sẽ dần dần quen với việc tôn trọng các quy tắc sơ thiểu của đời sống chung
trong xã hội”.
Đến giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, nhà nước trở thành không cần thiết, nó tự
tiêu vong.
Như vậy, tới giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, con người sẽ
được giải phóng hoàn toàn và được phát triển một cách thực sự toàn diện. Khi đó, nhân loại có
thể chuyển từ “vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do”, có điều kiện phát triển toàn
diện năng lực mang hết tài năng và trí tuệ cống hiến cho xã hội.
Để có giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản, đòi hỏi giai cấp công nhân và nhân dân lao
động phải nỗ lực phấn đấu, phải không ngừng nâng cao năng suất lao động, phát triển lực lượng
sản xuất, cải tạo quan hệ sản xuất theo chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao ý thức của con
người, phải kiểm soát thật nghiêm ngặt mức độ lao động và tiêu dùng. Có thực hiện như vậy mới
từng bước xây dựng được kỷ luật tự giác trong xã hội, từng bước xây dựng được thói quen tự
nguyện tuân thủ những quy định trong dân cư.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1.Trình bày hai đặc trưng của giai cấp công nhân và nêu nội dung sứ mệnh sử của giai cấp
công nhân?

2.Trình bày nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa?

3.Phân tích vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân? Liên hệ với vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam?

96
4.Phân tích tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội? Liên
hệ với việc quá độ lên CNXH ở Việt Nam?

CHƯƠNG 8

NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT

TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

8.1. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA

8.1.1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

8.1.1.1. Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ

97
Dân chủ theo tiếng Hy Lạp cổ đại là “Demos Kratos” có nghĩa “quyền lực của dân” và
xuất hiện lần đầu tiên trong xã hội cộng sản nguyên thủy. Ở thời kỳ này, để duy trì sự tồn tại của
mình, con người đã biết tự tổ chức ra những hoạt động có tính cộng đồng, các thành viên trong
công xã đều được bình đẳng tham gia vào các công việc của xã hội. Đây được coi là hình thức
dân chủ sơ khai của những cộng đồng tự quản trong xã hội chưa có giai cấp.

Khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ra đời, giai cấp và bất bình đẳng xuất
hiện, các hình thức tự quản trước đây không còn phù hợp mà thay bằng nhà nước. Từ khi nhà
nước xuất hiện, giai cấp tư hữu đã sử dụng pháp luật và bộ máy thống trị của mình để chiếm mất
quyền lực của đông đảo quần chúng nhân dân lao động.

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân
lao động đã giành lại được quyền lực thực sự của mình. Từ thực tiễn lịch sử ra đời và phát triển
của dân chủ, chủ nghĩa Mác - Lênin đã nêu ra những quan niệm cơ bản về dân chủ.

Quan niệm về dân chủ:

- Dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là quyền lực của nhân dân - là nhu cầu khách
quan của con người, nó phản ánh giá trị nhân văn và là kết quả đấu tranh lâu dài chống áp bức
của nhân dân lao động.

- Dân chủ là một phạm trù chính trị, gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền
thì sẽ không có “dân chủ phi giai cấp”, “dân chủ chung chung”. Trong xã hội có giai cấp, việc
thực hiện dân chủ cho những tập đoàn người này là đã loại trừ hay hạn chế dân chủ của tập đoàn
người khác. Mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị.

- Dân chủ là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội
trong quá trình chống áp bức bóc lột, tiến tới tự do, bình đẳng, giải phóng con người.

Quan niệm về nền dân chủ:

Nền dân chủ (hay chế độ dân chủ) là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà
nước, là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp.
Nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra được thể chế hóa bằng pháp luật.

8.1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Được sáng tạo bởi nhân dân lao động và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dân chủ
XHCN đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân lao động. Vì vậy, dân chủ XHCN vừa mang
bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

- Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ
yếu của toàn xã hội, phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất với khoa
học công nghệ hiện đại, nhằm thoả mãn ngày một tốt hơn, đầy đủ hơn những nhu cầu vật chất và
tinh thần của nhân dân.
98
- Trên cơ sở của sự kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội,
nền dân chủ XHCN có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của
nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

- Dân chủ XHCN cần phải có những điều kiện tồn tại với tư cách là một nền dân chủ rộng
rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp. Trong nền dân chủ XHCN,
chuyên chính và dân chủ là hai mặt, hai yếu tố quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau - đó là
chuyên chính và dân chủ kiểu mới trong lịch sử.

8.1.1.3. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Dân chủ là yêu cầu khách quan và là động lực của quá trình xây dựng CNXH, nó phát
huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào công việc quản
lý nhà nước, quản lý và phát triển xã hội. Xây dựng nền dân chủ XHCN là quy luật của sự hình
thành và tự hoàn thiện của hệ thống chuyên chính vô sản hệ thống chính trị XHCN.

- Xây dựng nền dân chủ XHCN là một cuộc cách mạng của đông đảo quần chúng nhân dân
lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đó là quá trình đưa các giá trị, chuẩn mực,
nguyên tắc của dân chủ vào thực tiễn xây dựng cuộc sống mới, là cuộc cách mạng thực hiện
chuyển giao quyền lực thực sự về cho nhân dân.

- Xây dựng nền dân chủ XHCN nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, trở thành tiền đề
thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

- Xây dựng nền dân chủ XHCN cũng là quá trình thực hiện dân chủ hóa trong đời sống xã
hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản, là nhân tố quan trọng
chống những biểu hiện của dân chủ cực đoan, ngăn ngừa hành vi coi thường kỷ cương, pháp
luật.

8.1.2. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

8.1.2.1. Khái niệm “nhà nước xã hội chủ nghĩa”

Nhà nước XHCN là một trong những tổ chức chính trị cơ bản nhất của hệ thống chính trị
XHCN, một công cụ quản lý mà đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra để
qua đó nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình; cũng qua đó, giai cấp công
nhân và đảng của nó lãnh đạo xã hội về mọi mặt trong quá trình xây dựng và bảo vệ CNXH.

8.1.2.2. Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Những đặc trưng cơ bản của nhà nước XHCN:

- Nhà nước XHCN thực hiện một chính sách giai cấp vì lợi ích của người lao động, đồng
thời đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.

99
- Nhà nước XHCN là công cụ chuyên chính giai cấp vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao
động, thực hiện sự trấn áp những lực lượng chống phá sự nghiệp cách mạng XHCN.

- Bạo lực, trấn áp là cần thiết, song việc tổ chức xây dựng toàn diện xã hội mới là đặc trưng
cơ bản của nhà nước XHCN.

- Nhà nước XHCN ngày càng mở rộng dân chủ, lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân
tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

- Nhà nước XHCN không còn là “nhà nước theo nguyên nghĩa” mà là “nhànước nửa nhà
nước”, nó tự tiêu vong khi không còn cơ sở kinh tế xã hội.

Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước XHCN:

- Quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội chủ yếu bằng pháp luật, chính
sách, pháp chế XHCN và hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở (Hiến pháp,
pháp luật, pháp chế, chính sách... của nhà nước XHCN là sự quán triệt và thể chế hoá quan điểm,
đường lối cách mạng, chủ trương lãnh đạo của Đảng Cộng sản).

- Chuyên chính với mọi tội phạm, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, giữ vững ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng và chế độ XHCN, tạo điều kiện để ngày càng
mở rộng dân chủ trong nhân dân.

- Mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với nhân dân tất cả các nước trên thế giới vì sự phát
triển và tiến bộ xã hội.

- Gắn với các chức năng chung nhất trên, nhà nước XHCN có những nhiệm vụ cụ thể hơn:

+ Quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế, cải thiện không ngừng đời sống của nhân
dân, tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cao của CNXH.

+ Quản lý văn hoá - xã hội, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân... để hình thành con người lao động
mới của CNXH.

8.1.2.3. Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước XHCN:

- Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân phải xây dựng nhà nước vững mạnh,
trở thành công cụ trấn áp các thế lực đi ngược lại lợi ích của nhân dân lao động, bảo vệ thành quả
cách mạng.

- Sự cần thiết tất yếu phải xác lập chuyên chính vô sản, xây dựng nhà nước XHCN vững
mạnh còn xuất phát từ thực tiễn của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ còn tồn tại các giai cấp
bóc lột, chúng hoạt động chống lại sự nghiệp xây dựng CNXH. Bên cạnh đó còn có các giai cấp,
tầng lớp trung gian khác do địa vị KT - XH vốn có, các giai cấp này thường dao động, ngả
100
nghiêng về lập trường, tư tưởng. Điều đó khiến cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động
thông qua nhà nước phải tuyên truyền, thuyết phục họ hoặc trấn áp bằng bạo lực khi cần thiết.

- Để mở rộng dân chủ, thực hiện các quyền của nhân dân đòi hỏi phải được thể chế hóa
trong hiến pháp, pháp luật và được thực hiện bằng những thiết chế tương ứng của nhà nước
XHCN. Do đó, xây dựng nhà nước XHCN là quá trình tất yếu gắn với quá trình xây dựng nền
dân chủ XHCN.

- Xây dựng CNXH là quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh
vực, trong đó nhà nước là công cụ chủ yếu của nhân dân. Do đó, xây dựng và không ngừng hoàn
thiện nhà nước XHCN là một yêu cầu khách quan.

8.2. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

8.2.1. Khái niệm văn hóa, nền văn hóa và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

8.2.1.1 Khái niệm văn hóa và nền văn hóa

Văn hóa:

- Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và
hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình; biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong
từng thời kỳ lịch sử nhất định.

- Theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần.

- Theo nghĩa hẹp, văn hóa được hiểu chủ yếu là văn hóa tinh thần.

+ Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinh trong sản
phẩm vật chất.

+ Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời
sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người

Như vậy nói văn hóa là nói tới con người, là nói tới việc phát huy những năng lực thuộc
bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Do đó, văn hóa có mặt
trong mọi hoạt động của con người, trên mọi lĩnh vực hoạt động thực tiễn và sinh hoạt tinh thần
của xã hội.

Nền văn hóa:

Nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình thành và
phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử, trong đó ý thức hệ của giai cấp
thống trị chi phối phương hướng phát triển và quyết định hệ thống các chính sách, pháp luật
quản lý các hoạt động văn hóa. Vì thế, trong xã hội có giai cấp, văn hóa bao giờ cũng có tính
giai cấp và gắn với bản chất của giai cấp cầm quyền.
101
8.2.1.2. Khái niệm nền văn hóa XHCN

Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng
của giai cấp công nhân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng
lên về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể
sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.

Nền văn hóa XHCN có những đặc trưng sau:

- Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân (chủ nghĩa Mác - Lênin) giữ vai trò chủ đạo và là nền
tảng tư tưởng, quyết định phương hướng phát triển nội dung của nền văn hóa XHCN.

- Nền văn hóa XHCN có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Trong tiến trình
cách mạng XHCN, hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa không còn là đặc quyền đặc lợi của
thiểu số giai cấp bóc lột, mọi thành tựu văn hóa trở thành tài sản của nhân dân.

- Nền văn hóa XHCN được hình thành và phát triển một cách tự giác dưới sự lãnh đạo của
giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản, có sự quản lý của nhà nước XHCN.

8.2.2. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa XHCN

- Cuộc cách mạng XHCN thay thế phương thức sản xuất vật chất cũ bằng phương thức sản
xuất vật chất mới, do đó nó cũng đòi hỏi phải thay đổi phương thức sản xuất tinh thần, làm cho
phương thức sản xuất tinh thần phù hợp với phương thức sản xuất vật chất mới của xã hội
XHCN.

- Quá trình xây dựng xã hội mới đòi hỏi phải cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần
của chế độ cũ để lại nhằm giải phóng nhân dân lao động về mặt tinh thần, đưa quần chúng nhân
dân trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần xã hội.

- Để nâng cao trình độ và nhu cầu văn hóa của quần chúng, tạo điều kiện cần thiết để đông
đảo nhân dân lao động chiến thắng nghèo nàn lạc hậu thì không thể không xây dựng một nền văn
hóa mới.

- Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng CNXH. Trong CNXH,
xây dựng và phát triển kinh tế xã hội phải nhằm mục tiêu văn hóa (vì xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh, con người phát triển toàn diện…); mặt khác, các nhân tố văn hóa cũng luôn gắn bó với
đời sống kinh tế xã hội, trở thành động lực của sự phát triển kinh tế xã hội.

Nền văn hóa mới XHCN tạo những tiền đề quan trọng nâng cao phẩm chất, năng lực, học
vấn, giác ngộ chính trị cho quần chúng nhân dân lao động, tạo cơ sở nâng cao năng suất lao
động... Văn hóa XHCN với nền tảng là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trở thành điều kiện
tinh thần của quá trình xây dựng CNXH và là động lực, mục tiêu của CNXH.

8.2.3. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

102
8.2.3.1. Những nội dung cơ bản của quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

- Nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới.

Trí tuệ khoa học và cách mạng là yếu tố quan trọng đối với công cuộc xây dựng CNXH.
Do đó, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lao động có chất lượng và bồi dưỡng nhân tài, hình thành
và phát triển ðội ngũ trí thức XHCN vừa là nhu cầu cấp bách, vừa là nhu cầu lâu dài của sự
nghiệp xây dựng CNXH và CNCS.

- Xây dựng con người mới phát triển toàn diện.

Con người mới XHCN được xây dựng là con người phát triển toàn diện. Đó là con người
có tinh thần và năng lực xây dựng thành công CNXH; là con người lao động mới; là con người
có tinh thần yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế trong sáng; là con người có lối sống tình
nghĩa, có tính cộng đồng cao.

- Xây dựng lối sống mới XHCN.

Lối sống mới XHCN là một đặc trưng có tính nguyên tắc của xã hội XHCN và việc xây
dựng lối sống mới tất yếu trở thành một nội dung của nền văn hóa XHCN.

Lối sống mới XHCN được xây dựng, hình thành trên những điều kiện cơ bản của nó. Đó
là: chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, trong đó sở hữu toàn dân giữ vai trò chủ đạo; nguyên tắc
phân phối theo lao động; quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; hệ tư tưởng khoa học và cách
mạng của giai cấp công nhân giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội; xóa bỏ tình
trạng bất bình đẳng dân tộc, giới tính, thể hiện công bằng, mở rộng dân chủ...

- Xây dựng gia đình văn hóa XHCN.

Gia đình là một giá trị văn hóa của xã hội. Văn hóa gia đình luôn gắn bó, tương tác với văn
hóa cộng đồng dân tộc, giai cấp và tầng lớp xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định của mỗi
quốc gia dân tộc nhất định.

Gia đình văn hóa mới XHCN là gia đình được xây dựng, tồn tại và phát triển trên cơ sở giữ
gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những yếu tố lạc hậu, những tàn tích
của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, TBCN, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của
nhân loại về gia đình.

Gia đình văn hóa mới XHCN là gia đình tiến bộ, đánh dấu bước phát triển của các hình
thức gia đình trong lịch sử nhân loại. Việc xây dựng gia đình văn hóa XHCN trở thành một nội
dung quan trọng, thể hiện tính ưu việt của nền văn hóa XHCN.

8.2.3.2. Phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

103
- Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong đời
sống tinh thần xã hội.

Xây dựng nền văn hóa XHCN là hoạt động có mục đích của giai cấp công nhân thông qua
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và quản lý của Nhà nước XHCN, nhằm xây dựng và phát triển
hệ tư tưởng XHCN, làm cho hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trở thành hệ tư tưởng chủ đạo
trong xã hội. Do đó, giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân
trong đời sống tinh thần xã hội là phương thức quan trọng để xây dựng nền văn hóa XHCN. Đây
là phương thức cơ bản để giữ vững đặc trưng, bản chất của nền văn hóa đó. Phương thức này
được tiến hành thông qua việc truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trong các tầng lớp
nhân dân bằng những phương pháp và hình thức thích hợp.

- Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò quản lý của nhà
nước XHCN đối với hoạt động văn hóa.

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và quản lý của nhà nước XHCN đối với mọi hoạt động
văn hóa là phương thức có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng
nền văn hóa XHCN. Phương thức này được coi là sự bảo đảm về chính trị, tư tưởng để nền văn
hóa xây dựng trên nền tảng của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân đi đúng quỹ đạo và mục tiêu
xác định.

Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa bằng cương lĩnh, đường lối, chính sách văn hóa của
mình và sự lãnh đạo của Đảng phải được thể chế hóa trong hiến pháp, pháp luật, chính sách. Nhà
nước thực hiện quản lý văn hóa theo đúng các nguyên tắc, quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản.

- Kết hợp việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc
những tinh hoa của văn hóa nhân loại.

Nền văn hóa XHCN không hình thành từ hư vô, trái lại nó được hình thành trên cơ sở kế
thừa những giá trị văn hóa của dân tộc. Văn hóa dân tộc là nền móng và trên cơ sở đó tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại.

Sự gắn kết giữa giữ gìn, kế thừa văn hóa dân tộc, tiếp thu giá trị văn hóa nhân loại với quá
trình sản sinh giá trị mới tạo nên sự thống nhất biện chứng của hai mặt giữ gìn và sáng tạo văn
hóa. Đây được coi là phương thức nhằm xây dựng nền văn hóa XHCN phong phú, đa dạng.

- Tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa.

Trong tiến trình cách mạng XHCN, trong sự nghiệp xây dựng CNXH, nhân dân lao động
đã trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Tuy nhiên để phát huy tối đa tính chủ động,
sáng tạo của quần chúng, Đảng Cộng sản và nhà nước XHCN cần phải tổ chức nhiều phong trào
nhằm lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa.

8.3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

104
8.3.1. Vấn đề dân tộc và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong
việc giải quyết vấn đề dân tộc

8.3.1.1. Khái niệm dân tộc

Hiện nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo hai nghĩa phổ biến:

- Là khái niệm chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh
tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hoá đặc thù, xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kế thừa,
phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác của
các thành viên trong cộng đồng đó.

- Khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân
dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền
thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Với nghĩa như vậy, khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ với
nhau. Dân tộc bao giờ cũng ra đời trong một quốc gia nhất định và thực tiễn lịch sử chứng minh
những nhân tố hình thành dân tộc thường không tách rời với những nhân tố hình thành quốc gia,
chúng luôn bổ sung, thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển.

8.3.1.2. Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng CNXH

- Xu hướng thứ nhất: Do sự thức tỉnh của ý thức dân tộc mà các cộng đồng dân cư muốn
tách ra để xác lập các cộng đồng dân tộc độc lập.

Thực tế này diễn ra ở những nơi có nhiều cộng đồng dân cư với nhiều tộc người khác nhau.
Xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc để tiến tới thành lập
các quốc gia dân tộc độc lập và có tác động nổi bật trong giai đoạn đầu của CNTB.

- Xu hướng thứ hai: Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc
gia muốn liên hiệp lại với nhau, xoá bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên hệ
quốc gia và quốc tế rộng lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau. Trong điều
kiện chủ nghĩa đế quốc sự vận động của xu hướng này gặp nhiều trở ngại.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một trang mới trong quá trình vận
động, phát triển của các dân tộc trên thế giới. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc
diễn ra theo xu hướng bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong mỗi quốc gia, dân tộc, tạo điều kiện thuận
lợi để xây dựng quan hệ dân tộc bình đẳng hướng đến phồn vinh, hạnh phúc.

Tóm lại, dân tộc và quan hệ dân tộc trong tiến trình xây dựng xã hội XHCN là một nội
dung quan trọng trong toàn bộ nội dung của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Sự phát triển mọi
mặt của từng dân tộc gắn với sự phát triển của cả cộng đồng các dân tộc. Sự tăng cường tính
thống nhất các dân tộc trở thành một quá trình hợp quy luật. Tuy nhiên, tính cộng đồng chung,
tính thống nhất vẫn trên cơ sở giữ gìn và phát huy tinh hoa, bản sắc của từng dân tộc.
105
8.3.1.3. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn
đề dân tộc (Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin)

- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:

+ Quyền bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng của mỗi dân tộc trong mối quan hệ với
các dân tộc khác.

+ Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, nghĩa là: các dân tộc lớn hay nhỏ, có trình độ phát triển
cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trước luật pháp mỗi nước và luật pháp
quốc tế, không một dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi và đi áp bức bóc lột dân tộc khác.

+ Đấu tranh cho quyền bình đẳng xét ở phạm vi một quốc gia đa dân tộc cần thể hiện ở
việc thể chế hóa bằng luật pháp, khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa,
giáo dục... do lịch sử để lại.

+ Đấu tranh cho quyền bình đẳng dân tộc xét trên phạm vi thế giới thể hiện thông qua cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc thượng đẳng, chủ nghĩa bá quyền nước lớn, chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc... chống sự áp bức bóc lột của các nước phát triển đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển.

- Các dân tộc được quyền tự quyết:

+ Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh dân tộc
mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị - xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình.

+ Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị - tách ra thành lập một
quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc, đồng thời bao gồm quyền tự nguyện liên hiệp
với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi để phát triển quốc gia - dân tộc.

Quyền tự quyết dân tộc cần được thực hiện trên lập trường của giai cấp công nhân, kiên
quyết đấu tranh chống lại những âm mưu lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can
thiệp vào công việc nội bộ các nước, đòi ly khai, chia rẽ dân tộc.

- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc:

+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc tạo nên sức mạnh để giai cấp công nhân và phong
trào dân tộc có thể giành thắng lợi.

+ Liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân
thuộc các dân tộc khác nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Liên hiệp công nhân các dân tộc thể hiên bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, là điều
kiện tiên quyết để thực hiện thành công quyền bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc.

8.3.2. Tôn giáo và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải
quyết vấn đề tôn giáo
106
8.3.2.1. Khái niệm tôn giáo

- Khái niệm: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư
ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên
và xã hội đều trở thành thần bí.

- Tôn giáo là sản phẩm của con người gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội
nhất định. Về bản chất, nó phản ánh sự bất lực, sự bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội.
Dĩ nhiên, trong tôn giáo cũng chứa đựng những yếu tố có giá trị về văn hóa, đạo đức...

- Tôn giáo ra đời từ rất sớm với những nguồn gốc về KTXH, nguồn gốc nhận thức, nguồn
gốc tâm lý và luôn biến đổi không ngừng cùng sự biến động của những điều kiện KTXH, văn
hóa, chính trị...

8.3.2.2. Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH

Trong tiến trình xây dựng CNXH, tôn giáo còn tồn tại do những nguyên nhân cơ bản sau:

- Nguyên nhân nhận thức: Trong quá trình xây dựng CNXH và trong chế độ XHCN, mặc
dù nhân loại đã đạt được nhiều thành tựu to lớn với những tiến bộ vượt bậc về khoa học công
nghệ song thế giới còn nhiều vấn đề mà khoa học chưa thể làm rõ, những sức mạnh tự phát của
tự nhiên và xã hội còn tác động, chi phối đời sống con người. Vì thế, tâm lý sợ hãi, trông chờ và
tin tưởng vào những thế lực siêu nhiên chưa bị gạt bỏ khỏi ý thức của một bộ phận nhân dân.

- Nguyên nhân tâm lý: Tín ngưỡng, tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn
sâu vào tiềm thức, ảnh hưởng sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua
nhiều thế hệ và trở thành một kiểu sinh hoạt văn hoá tinh thần trong cuộc sống của họ. Vì vậy,
trong CNXH, tồn tại xã hội đã có nhiều biến đổi lớn lao nhưng tín ngưỡng, tôn giáo không mất
đi ngay.

- Nguyên nhân chính trị - xã hội:

Trong tôn giáo có chứa đựng những giá trị đạo đức văn hoá phù hợp với đường lối, chính
sách của nhà nước XHCN, đáp ứng những nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân nên có
thể tự biến đổi để thích nghi theo xu hướng “đồng hành với dân tộc”, “sống phúc âm giữa lòng
dân tộc”.

Trong cuộc đấu tranh giai cấp phức tạp diễn ra dưới nhiều hình thức, các thế lực chính trị
vẫn lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình. Mặt khác, nhiều mối đe dọa:
chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo... là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại.

- Nguyên nhân kinh tế: Trong CNXH, nhất là ở thời kỳ quá độ vẫn tồn tại nhiều thành phần
kinh tế, nhiều giai tầng xã hội với lợi ích khác nhau, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội... vẫn là một thực tế; con người vẫn chịu sự tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu
107
nhiên, may rủi... Khi gặp phải khó khăn, bất hạnh, bế tắc trong cuộc sống, người ta dễ tìm đến
với tôn giáo bởi tôn giáo có chức năng “đền bù hư ảo”.

- Nguyên nhân về văn hoá: Tôn giáo có tính nhân đạo, nhân văn, hướng thiện; sinh hoạt tín
ngưỡng tôn giáo có khả năng đáp ứng ở một mức độ nào đó nhu cầu văn hoá tinh thần của một
bộ phận nhân dân, có ý nghĩa nhất định về giáo dục đạo đức, phong cách, lối sống... Vì vậy,
trong quá trình xây dựng CNXH, việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp
trong tôn giáo vẫn là điều cần thiết.

8.3.2.3. Các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề
tôn giáo

- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn
liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là yêu cầu khách quan của sự nghiệp
xây dựng CNXH.

- Khi tín ngưỡng, tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân
thì chính sách nhất quán của nhà nước XHCN là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và
quyền tự do không tín ngưỡng của công dân. Công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo đều
bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.

- Thực hiện đoàn kết giữa những người theo tôn giáo với những người không theo một tôn
giáo nào, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiêm
cấm mọi hành vi chia rẽ vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.

- Phân biệt rõ hai mặt - chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Mặt tư
tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Trong quá trình xây dựng CNXH khắc phục mặt
này là việc làm thường xuyên, lâu dài. Mặt chính trị là sự lợi dụng tôn giáo của những phần tử
phản động nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng CNXH. Đấu tranh loại bỏ
mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, vừa phải khẩn
trương, kiên quyết, vừa phải thận trọng và phải có sách lược phù hợp với thực tế.

- Phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Trong mỗi thời kỳ lịch
sử khác nhau, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội cũng khác nhau.
Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực, các vấn đề của xã hội có
sự khác biệt. Do đó, cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và giải quyết
những vấn đề liên quan đến tôn giáo.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1.Trình bày những đặc trưng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa?

2.Phân tích những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?

108
3.Phân tích những nội dung cơ bản của quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa?

4.Phân tích những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề
dân tộc? Liên hệ với việc giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay?

CHƯƠNG 9
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
9.1. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC
9.1.1. Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình CNXH hiện thực đầu tiên trên thế giới
9.1.1.1. Cách mạng Tháng Mười Nga
Ngày 7/11/1979, Đảng Công nhân dân chủ xã hội (Bônsêvích) Nga, đứng đầu là V.I.Lênin
đã lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa phá tan dinh luỹ cuối cùng của Chính phủ lâm thời
tư sản, báo hiệu sự toàn thắng của cuộc khởi nghĩa vũ trang giành “Toàn bộ chính quyền về tay
Xôviết”. Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhà nước Xôviết do V.I.Lênin đứng đầu đã ra đời trong
“Mười ngày rung chuyển thế giới”.
Cách mạng Tháng Mười Nga là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và các dân tộc bị áp bức do giai cấp công nhân và đội tiên phong của họ là Đảng Bônsêvích
lãnh đạo. Cách mạng Tháng Mười đã dùng bạo lực đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong
kiến địa chủ, lập nên chính quyền của những người lao động, xây dựng một xã hội hoàn toàn
mới, một xã hội không có tình trạng người bóc lột người.

109
Với sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, lịch sử đã mở ra một con đường mới
cho sự giải phóng các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức. Nó đã mở đầu một thời đại mới
trong lịch sử - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.
9.1.1.2. Mô h́ nh chủ nghĩa xă hội đầu tiên trên thế giới
Liên Xô là nước đầu tiên xây dựng CNXH trong điều kiện hết sức khó khăn và phức tạp.
Nền kinh tế vốn lạc hậu lại bị tàn phá nặng nền trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau đó nội
chiến, tiếp đó là chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc và bị bao vây cấm vận về kinh tế.

Do điều kiện của chiến tranh từ năm 1918 đến mùa xuân 1921, Đảng Cộng sản Nga, đứng
đầu là V.I.Lênin đã đề ra Chính sách Cộng sản thời chiến, tiến hành quốc hữu hóa tài sản, tư liệu
sản xuất quan trọng nhất của bọn tư bản độc quyền, đại địa chủ và các thế lực chống phá cách
mạng khác.

Sau khi nội chiến kết thúc, Chính sách Cộng sản thời chiến tỏ ra không còn thích hợp nữa.
Tại Đại hội X Đảng Cộng sản Nga (3/1921), V.I.Lênin đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP). Tuy
nhiên, Chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I.Lênin đã không được tiếp tục thực hiện sau khi
Người qua đời.

Từ cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX, để đối phó với nguy cơ của
cuộc chiến tranh thế giới mới và với yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, xóa
bỏ nghèo nàn lạc hậu, Nhà nước Xôviết áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao hay nói cách
khác thực hiện mô hình kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, kế hoạch hóa tập
trung cao độ; phân phối thu nhập mang tính bình quân; kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường bị
loại bỏ. Thực tế, Liên Xô đã thành công rực rỡ trong sự nghiệp công nghiệp hóa với thời gian
chưa đầy 20 năm. Do đó, không thể phủ nhận vai trò to lớn có ý nghĩa lịch sử của mô hình đầu
tiên này của CNXH.

9.1.2. Sự ra đời, phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của CNXH
hiện thực
9.1.2.1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ
thống thế giới. Nó trở thành hiện thực sinh động trên những khu vực rộng lớn. Năm 1960 tại
Matxcơva, Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân của các nước trên thế giới đã ra tuyên bố
và khẳng định: “Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới
đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loại người”.
Sự ra đời và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã đưa đến những thay đổi căn bản
trong tương quan lực lượng cách mạng và phản cách mạng trên phạm vi quốc tế, ngày càng có
lợi cho lực lượng đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì mục tiêu cao cả của thời đại, đây
cũng là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của phong trào hòa bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội.

9.1.2.2. Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực

110
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã có một thời phát triển rực rỡ và đạt được
những thành tựu to lớn sau đây:
- Chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bướcđưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội, thúc đẩy
trào lưuđấu tranh cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới.
Sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa cũng có nghĩa là chế độ dân chủ được thiết lập. Bắt
nguồn từ bản chất giai cấp của nó, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, chế độ dân chủ cho tuyệt đại
đa số nhân dân lao động, thực hiện ngày càng đầy đủ những quyền dân chủ, ngãn ngừa và trấn áp
những hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Chế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ bảo đảm quyền làm chủ trên thực tế cho nhân dân lao
động ở các nước xã hội chủ nghĩa, mà hơn thế nữa nó còn thúc đẩy trào lưuđấu tranh cho quyền
tự do dân chủ ở các nướctư bản chủ nghĩa và toàn thế giới.
- Trong hơn bảy mườinăm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa khác đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của
chủ nghĩa xã hội trên quy mô lớn với trình độ hiện đại, bảo đảm ngày càng tốt hơnđời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân.
- Với sự lớn mạnh toàn diện, chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống chính
trị thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc,
mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi toàn thế giới.
Chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập không chỉ mở ra một xu thế phát triển tất yếu cho
các dân tộc là con đường xã hội chủ nghĩa mà bằng sự giúp đỡ tích cực, có hiệu quả về nhiều
mặt, các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần làm phát triển mạnh mẽ phong trào giải phóng dân
tộc. Năm 1919, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa chiếm 72% diện tích và 70% dân số thế giới,
tới nay chỉ còn 0,7% diện tích và 5,3 dân số thế giới. Tính đến nay hàng trãm nướcđã giành
đượcđộc lập, trên một trãm nước tham gia vào Phong trào không liên kết.
- Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai trò quyết định đẩy lùi nguy cơ chiến
tranh huỷ diệt, bảo vệ hoà bình thế giới.
- Ngay tại các nướcphương Tây, nhân dân lao động được sức hấp dẫn thực tế của chủ
nghĩa xã hội đã đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, các phúc lợi xã hội... Với sức ép của
các nước xã hội chủ nghĩa, các nướcphương Tây đã phải nhượng bộ và chấp nhận thực tế rất
nhiều yêu sách đó.
Tóm lại, từ tháng 11/1917 cho đến sự kiện tháng 8/1991, chủ nghĩa xã hội đã tồn tại hơn 70
năm ở Liên Xô, hơn 40 năm ở các nướcĐông Âu (kể từ năm 1945). Chủ nghĩa xã hội hiện thực
đã trải qua một thời kỳ phát triển rực rỡ, có những thành tựu to lớn và đã phát huy tác dụng mạnh
mẽ trong tiến trình phát triển lịch sử của loài người.
9.2. SỰ KHỦNG HOẢNG, SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI XÔVIẾT
VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ
9.2.1. Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết

111
Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX do duy trì quá lâu mô hình cũ của chủ nghĩa xã
hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ nên Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
khác ở Đông Âu đã không phát huy được đầy đủ tác dụng của mũi đột phá Tháng 10 Nga năm
1917 và thành quả của nó nên đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Từ tháng 4 năm 1989 trở đi,
sự đổ vỡ diễn ra liên tiếp ở các nước Đông Âu. Chỉ trong vòng hai năm, đến tháng 9 năm 1991
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và 6 nước Đông Âu đã sụp đổ hoàn toàn, sự đổ vỡ cũng diễn
ra ở Mông Cổ và Anbani.
9.2.2. Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô
viết
9.2.2.1. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã
hội Xôviết
Sau khi V.I.Lênin qua đời, ở Liên Xô, Chính sách kinh tế mới không được tiếp tục thực
hiện mà chuyển sang kế hoạch hoá tập trung cao độ. Thời gian đầu, kế hoạch hoá tập trung đã
phát huy tác dụng mạnh mẽ song đã biến dạng thành kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Trong mô hình này đã
tuyệt đối hoá cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao, từ bỏ hay gần như từ bỏ một cách chủ quan duy
ý chí nền kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ
động, sáng tạo của người lao động.
Do chậm đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống quản lý, nói chung là chậm đổi mới mô hình chủ
nghĩa xã hội, nên hậu quả là Liên Xô đang rút ngắn dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh
tế so với các nướctư bản phát triển thì từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX tình hình diễn ra
theo chiều hướngngược lại. Sự thua kém rõ rệt của Liên Xô thể hiện trong lĩnh vực công nghệ và
năng suất lao động. Mà đây lại là yếu tố, như Lênin nói, xét đến cùng, quyết định thắng lợi hoàn
toàn của chế độ mới.
Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài đã nói ở trên cản trở sự đổi mới đúng đắn là
nguyên nhân sâu xa làm chế độ xã hội chủ nghĩa suy yếu, rõi vào khủng hoảng. Đó không phải là
những sai lầm khuyết tật do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà do quan niệm giáo điều về
chủ nghĩa xã hội.
9.2.2.2. Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội
Xôviết
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu có hai nguyên nhân chủ yếu và trực
tiếp sau đây:
Một là, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc những sai lầm nghiêm trọng về đường
lối chính trị, tưtưởng và tổ chức. Đó là đường lối hữu huynh, cơ hội và xét lại, xa rời những
nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà nguy hiểm hơn lại ở một bộ phận lớn những người
lãnh đạo cao nhất trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu từ năm 1986 đã kết thúc trong sự đổ vỡ hoàn toàn vào năm
1991. Đường lối cải tổ ở Liên Xô thực chất là đường lối trýợt dài từ cơ hội hữu khuynh đến xét
lại, đến từ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác - Lênin. Những tuyên bố ban đầu: “Cải tổ để có nhiều

112
dân chủ hơn, nhiều chủ nghĩa xã hội hơn”, “Chúng ta sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội tốt đẹp hơn chứ
không đi ra ngoài nó”, “Chúng ta tìm trong khuôn khổ của chủ nghĩa xã hội chứ không phải ở
ngoài giới hạn của nó những câu trả lời cho các vấn đề do cuộc sống đặt ra”,... rốt cuộc chỉ là
những tuyên bố suông nhằm ngụy trang cho ý đồ phản bội.
Những người lãnh đạo cải tổ lùi dần từng bước, từng bước, thậm chí ngày càng công khai
tuyên bố từ bỏ những mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà họ từng hứa hẹn, từ bỏ chủ nghĩa Mác -
Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Hội nghị Đảng Toàn quốc lần thứ 19 (năm 1988) chủ trương chuyển trọng tâm sang cải tổ
hệ thống chính trị trên cơ sở cái gọi là “tư duy chính trị mới”. Thực chất đó là sự thoả hiệp vô
nguyên tắc, là sự đầu hàng, là từ bỏ lập trường giai cấp, là sự phản bội chủ nghĩa Mác - Lênin,
phản bội sự nghiệp xã hội chủ nghĩa. Cuộc cải tổ chính trị đánh thẳng vào hệ thống chính trị của
chủ nghĩa xã hội, trước hết là vào tổ chức Đảng. Nhóm lãnh đạo cải tổ tìm cách loại bỏ khỏi Ủy
ban Trung ươngĐảng hàng loạt những người không tán thành đường lối sai lầm của cải tổ, kiên
trì đường lối chủ nghĩa Mác - Lênin. Những người ngấm ngầm hoặc công khai thù địch với chủ
nghĩa Mác - Lênin chiếm các vị trí chủ chốt trong bộ máy Đảng và Nhà nước.
Bằng phát súng lệnh “công khai”, “dân chủ”, “không có vùng cấm”, cải tổ đã nhanh chóng
tạo ra làn sóng phê phán, công kích, bôi đen tất cả những gì gắn với lịch sử 70 năm xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Nó gây hoang mang, xáo động đến cực độ trong tưtưởng xã hội, phá vỡ niềm tin
của quần chúng đối với những giá trị của chủ nghĩa xã hội. Người ta sử dụng toàn bộ phương
tiện thông tin đại chúng để làm việc này và chiến dịch tuyên truyền, đào bới, phủ định quá khứ
được các đài, báo phương Tây tiếp sức mạnh mẽ và lái theo những ý đồ, mục đích đen tối của
chúng.
Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện
được “diễn biến hoà bình” trong nội bộ Liên Xô và các nướcĐông Âu.
Chủ nghĩa đế quốc thường xuyên tiến hành một cuộc chiến tranh khi bằng súng đen, khi
bằng “diễn biến hoà bình” chống chủ nghĩa xã hội, chống Liên Xô. Chủ nghĩa đế quốc đã rây ra
cuộc chiến tranh lạnh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Các chiến lýợc gia phương Tây sớm
nhận ra “gót chân Asin” của cải tổ: đó là đường lối xét lại, là hệ tưtưởng tư sản, là chính sách
thoả hiệp, nhân nhượng vô nguyên tắc với Mỹ và phương Tây thể hiện tập trung ở “tư duy chính
trị mới”. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ở bên ngoài theo sát quá trình cải tổ, tìm mọi cách
để lái nó đi theo ý đồ của chúng. Các thế lực bên ngoài tác động vào cải tổ cả về tưtưởng chính
trị và tổ chức. Việc hứa hẹn viện trợ kinh tế được dùng làm một thứ vũ khí rất lợi hại để lái cuộc
cải tổ theo quỹ đạo mà phương Tây mong muốn. Chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh thực hiện
“diễn biến hoà bình” trong nội bộ Liên Xô và Đông Âu.
Tóm lại, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong và trên chóp
bu của cơ quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân trực tiếp làm cho Liên Xô sụp đổ. Hai nguyên
nhân này quyện chặt vào nhau, tác động cùng chiều, tạo nên một lực cộng hưởng rất mạnh và
nhanh như một cơn lốc chính trị trực tiếp phá sập ngôi nhà xã hội chủ nghĩa.
9.3. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

113
9.3.1. Chủ nghĩa tư bản - không phải là tương lai của xã hội loài người
Chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Trong mấy thập
kỷ qua, do biết “tự điều chỉnh và thích ứng” đồng thời sử dụng triệt để những thành tựu của cách
mạng khoa học và công nghệ, các nướctư bản chủ nghĩa đã výợt qua một số cuộc khủng hoảng
và vẫn còn khả năng phát triển. Nhưng đó không phải là chế độ xã hội tương lai của nhân loại
bởi bản chất bóc lột, phản dân chủ, vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản không thay đổi. Chính
phương thức sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa gây ra những ung
nhọt không thể chữa khỏi.
Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, dù là chủ nghĩa tư bản hiện đại, trên thế giới ngày
nay vẫn có đến 1,2 tỷ người phải tiếp tục chịu nghèo đói, bệnh tật, mù chữ, chiến tranh, hưởng
mức thu nhập dưới 1 USD/ngày; 2,5 tỷ người nghèo có tổng thu nhập chỉ bằng thu nhập của 250
tỷ phú, triệu phú lớn nhất thế giới gộp lại, 1/3 lực lượng lao động toàn thế giới, tức là khoảng 1
tỷ người bị thất nghiệp ở các mức khác nhau; tại hơn 100 nướcđang hoặc kém phát triển, mức
thu nhập bình quân đầu người giảm đi so với thập niên trước, hàng ngày có đến 30.000 trẻ em
chết bệnh mà lẽ ra có thể được cứu sống, số người lớn mù chữ lên đến hơn 800 triệu người.
Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã
hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa,
chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Xã hội tư bản không thể thay
đổi bản chất của mình chỉ bằng lối xýng danh mới: “phi hệ tưtưởng hoá”, “xã hội hậu công
nghiệp”, “xã hội tin hoá”, “xã hội kinh tế tri thức hoá”,...
9.3.2. Chủ nghĩa xã hội - tương lai của xã hội loài người
9.3.2.1. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo
chung của chủ nghĩa xã hội
Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình của chủ nghĩa xã hội với
tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội mà loài ngườiđang vươn tới. Tương lai của xã hội loài
người vẫn là chủ nghĩa xã hội, đó là quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử. Tính chất của
thời đại hoàn toàn không thay đổi, loài người vẫn trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mýời Nga vĩ đại.
Các mâu thuẫn của thời đại vẫn tồn tại, chỉ thay đổi hình thức biểu hiện và đặt ra yêu cầu mới
phải giải quyết.
9.3.2.2. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách, đổi mới và ngày càng đạt
được những thành tựu to lớn
Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới một cách
toàn diện, nhờ đó chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước này không chỉ đứng vững mà còn tiếp
tục đượcđổi mới và phát triển. Trong đó, Trung Quốc và Việt Nam là hai nướcđã tiến hành công
cuộc cải cách, đổi mới tươngđối thành công nhất. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, Trung Quốc và Việt Nam đã tìm ra mô
hình và con đườngđi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện lịch sử mới.
Thế và lực của các nước xã hội chủ nghĩa không ngừng tăng lên.

114
Bất chấp sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, các nước xã hội chủ
nghĩa đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Theo các số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế công bố tháng 4 - 2008 (không có số liệu của Cu
Ba và Triều Tiên), tỷ trọng GDP của ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Lào trong GDP toàn thế
giới đã tăng từ hơn 1,72% năm 1991 lên 6,12% năm 2007. GDP của Trung Quốc năm 2007 đã
tăng gấp hơn 2,7 lần so với năm 2000 và gấp hơn 8,38 lần so với năm 1990. Các số liệu tương
ứng của Việt Nam là 2,25 và 10,2 lần của Lào là 2,35 và 4,68 lần.
9.3.2.3. Đã xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số
quốc gia trong thế giới đương đại
Trong tình hình chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, ở nhiều nõi trên thế giới hiện
nay, đặc biệt là ở Mỹ Latinh, từ những năm 1990 đã xuất hiện xu thế thiên tả và ngày càng phát
triển mạnh lên thành một trào lưu vào đầu thế kỷ XXI. Từ 1998 đến nay, thông qua bầu cử dân
chủ, các chính phủ cánh tả, tiến bộ đã lên cầm quyền ở 11 nước Mỹ Latinh.
Trong số các nước Mỹ Latinh do cánh tả cầm quyền hiện nay, từ nhiều nước tuyên bố đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Từ năm 2005, tổng thống Vênêzuêla - Hugo Chavez nhiều lần công khai tuyên bố mục tiêu
của cuộc cách mạng ở Vênêzuêla là đưađất nướcđi lên “chủ nghĩa xã hội”.
“Sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội Mỹ Latinh thế kỷ XXI” còn điểm này, điểm khác phải
tiếp tục nghiên cứu và theo dõi, nhưng rõ ràng những biểu hiện đó đã và đang thể hiện sự tác
động sâu xa và sức sống mănh liệt của chủ nghĩa xă hội hiện thực đối với các dân tộc Mỹ Latinh,
thể hiện bước tiến mới của chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Đó là một thực tế lịch sử chứng minh
cho sức sống và khả năng phát triển của chủ nghĩa xã hội, củng cố niềm tin vào lý tưởng cộng
sản chủ nghĩa.
Tóm lại, từ diễn biến của tình hình thế giới từ Cách mạng Tháng Mười Nga đến nay, có thể
khẳng định rằng chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại và sự
thức tỉnh của các dân tộc, nhất định sẽ có bước phát triển mới, theo quy luật khách quan của lịch
sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội nhất định là tương lai của
xã hội loài người.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Cách mạng tháng Mười Nga và ý nghĩa lịch sử của nó đối với việc xây dựng CNXH trên
toàn thế giới?

2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ mô hình CNXH Xôviết?

3. Trình bày những triển vọng của CNXH?

115
PHẦN III:

MỘT SỐ ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MẪU

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ


BẢN CỦA CN MÁC-LÊNIN ĐỀ THI HỌC KỲ

HỆ ĐH, CĐ CHÍNH QUY


Học phần: Những nguyên lý cơ bản của Trưởng bộ môn
CN Mác – Lênin II (Dành cho sinh vên đại
(Ký, ghi rõ họ tên)
học, cao đẳng khối không
PHIẾU THI SỐ: 21
chuyên ngành Mác – Lênin,
Thời gian làm bài: 75 phút tư tưởng Hồ Chí Minh)

Bùi Quốc Hưng

Câu 1(30 điểm) Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa?

Câu 2 (30 điểm): Phân tích tuần hoàn của tư bản?

Câu 3 (40 điểm): Vì sao nói: Việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu
của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

Sinh viên không được tẩy xóa hoặc viết vào phiếu thi

ĐÁP ÁN ĐIỂM

Câu 1: Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa 30đ

- Giá trị sử dụng 3đ


+ Khái niệm
12đ
+ Đặc điểm

- Giá trị

+ Giá trị trao đổi

+ Khái niệm giá trị

+ Đặc điểm

116
Câu 2: Phân tích tuần hoàn của tư bản 30đ
- Phân tích 3 giai đoạn 8đ
+ Giai đoạn 1

+ Giai đoạn 2

+ Giai đoạn 3

- Định nghĩa tuần hoàn tư bản
Câu 3: Vì sao nói: Việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là một quá
trình tất yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
40đ
- Thứ nhất: Tính triệt để, toàn diện của CMXHCN đòi hỏi phải thay đổi
10đ
phương thức sản xuất tinh thần…

- Thứ hai: Nhằm giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi ảnh hưởng tư
tưởng, ý thức của xã hội cũ, lạc hậu… 10đ

- Thứ ba: là tất yếu trong quá trình nâng cao trình độ văn hóa cho quần
chúng nhân dân lao đông, là điều kiện cần thiết để nâng cao trình độ, nhu cầu
văn hóa… 10đ

- Thứ tư: Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực… 10đ

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ


CƠ BẢN CỦA CN MÁC-LÊNIN ĐỀ THI HỌC KỲ

HỆ ĐH, CĐ CHÍNH QUY


Học phần: Những nguyên lý cơ bản Trưởng bộ môn
của CN Mác - Lênin II (Dành cho sinh vên đại học, cao
(Ký, ghi rõ họ tên)
đẳng khối không chuyên ngành
PHIẾU THI SỐ: 22
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Thời gian làm bài: 75 phút Minh)
Bùi Quốc Hưng

Câu 1(30 điểm): Phân tích nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền?

Câu 2 (30 điểm): Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước?

117
Câu 3 (40 điểm): Trình bày mục tiêu và động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa?

Sinh viên không được tẩy xóa hoặc viết vào phiếu thi

ĐÁP ÁN ĐIỂM

Câu 1: Phân tích nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền

- Nguồn gốc ra đời 30đ


+ Hình thái giản đơn

+ Hình thái mở rộng

+ Hình thái chung

+ Hình thái tiền tệ

- Bản chất

Câu 2: Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước

- Nguyên nhân ra đời 30đ


+ Do tích tụ và tập trung tư bản…

+ Do sự phát triển của PCLĐXH làm xuất hiện một số ngành.,.

+ Mâu thuẫn giữa GCTS và GCCN…

+ Sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải hàng rào

quốc gia, dân tộc…

- Bản chất
Câu 3: Trình bày mục tiêu và động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa

- Mục tiêu: Giải phóng xã hội, giải phóng con người 40đ
- Động lực 4đ
+ Giai cấp công nhân… 36đ
+ Giai cấp nông dân…

+ Tầng lớp trí thức…

118

You might also like