You are on page 1of 3

Bánh mì kẹp

bánh mì kẹp thịt hay bánh mì thịt kiểu Việt Nam hoặc bánh mì Sài Gòn, là một loại
bánh mì ổ làm bằng bột mì thông thường (và có thể có bột gạo. Loại bánh mì này
xuất phát từ bánh mì Baguette do người Pháp đem vào Việt Nam. Trong quá trình
cải biên, người Sài Gòn đã chế biến Baguette lại thành bánh mì đặc trưng của Sài
Gòn với chiều dài ngắn hơn, chỉ khoảng 30–40 cm. Ổ bánh mì biến chế và thêm
nhân thịt, trở nên quen thuộc đến mức trở thành món ăn bình dân của người Sài
Gòn.Tùy thuộc vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà bánh mì kẹp có tên
gọi khác nhau. Đây là một loại thực phẩm lâu đời thông dụng trong miền Nam
Việt Nam, được phổ biến cả nước trong những năm gần đây

Bánh mì là món ăn nhanh buổi sáng (và tối) cho giới học sinh, sinh viên và người
lao động vì có giá thành phù hợp. Tuỳ từng địa phương ở Việt Nam mà bánh mì
kẹp có thể được sử dụng thay thế cho bữa sáng, hoặc như một món ăn nhanh vào
các thời điểm khác nhau trong ngày.

Sau năm 1975, bánh mì Sài Gòn theo chân người vượt biên tới Mỹ, Úc, Canada và
trở nên phổ biến tại những quốc gia đó. Người Mỹ gọi tắt là bánh mì. Vào tháng 3
năm 2012, chuyên trang du lịch của The Guardian, một tờ báo nổi tiếng của
Vương quốc Anh, đã bình chọn bánh mì Sài Gòn thuộc 10 món ăn đường phố
ngon và hấp dẫn du khách nhất thế giới.

Thành phần
Các thực phẩm bên trong tùy theo vùng miền, thường bao gồm 3 nhóm:

Nguyên liệu động vật: thịt lợn quay, thịt băm hầm với gia vị, thịt xíu mại, Pa tê gan,
lạp xường, xúc xích kiểu Việt Nam, thịt gà, cá mòi, phô mai, trứng rán, chả, thịt
nguội, bì, bơ, mỡ hành v.v.

Các loại rau: dưa chuột thái mỏng, rau mùi (ngò), đồ chua, dọc hành, hành tây,
húng thơm, v.v.

Nước sốt, gia vị: xì dầu, nước mắm, nước tương, tiêu, nước sốt, bột canh, tương
ớt v.v.
Các loại bánh mì
Tùy vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà tên gọi của bánh mì có khác
nhau:

· Bánh mì thịt: đây là loại món ăn (bánh mì) phổ biến nhất ở Sài Gòn, người
bán bánh mì xẻ dọc ổ bánh mì và nhét thịt (thường là thịt heo quay), trét
patê, một ít hành ngò, rau. Thông dụng nhất ở Sài Gòn vẫn là tên gọi "Bánh
mì heo quay", còn "Bánh mì thịt" thường đi liền với thịt nguội.

· Bánh mì bì: bánh mì kẹp thịt hoặc da heo cắt sợi nhỏ, người bán sẽ chan
thêm nước mắm vào bánh mì.

· Bánh mì chà bông: thức ăn đi kèm với bánh mì là thịt chà bông (ruốc) và xịt
thêm một ít nước tương.

· Bánh mì xíu mại: thịt xíu mại là thịt heo với sốt cà, bánh mì xíu mại Sài Gòn
thường có vị ngọt khác với bánh mì xíu mại Đà Lạt, có vị cay.

· Bánh mì cá mòi: Bánh mì ăn kèm với cá mòi, thường cá mòi là loại cá mòi
hộp sốt cà.

· Bánh mì bò kho: bánh mì không, chấm với thịt bò kho.

· Bánh mì patê: bánh mì kẹp patê

· Bánh mì xá xíu hay bánh mì thịt nướng: bánh mì kẹp xá xíu hay là thịt heo
quay, thịt heo nướng

· Bánh mì cóc: Là loại bánh mì có bề dài khoảng 1 gang tay, dài khoảng 60%
so với bánh mì thường. Kẹp thịt và patê như bánh mì thịt, hiện tại chỉ thấy
bán ở tiệm bánh Đức Phát.

· Bánh mì đậu hũ: cho người ăn chay.

· Bánh mì phá lấu: thành phần chính của nhân là phá lấu

· Bánh mì chả cá: bánh mì kẹp chả cá chiên, món này ngày càng phổ biến ở
Sài Gòn.

· Bánh mì bơ (margarine): bánh mì trét một ít bơ, một ít đường.

· Bánh mì ốp la: bánh mì kẹp ốp la trứng gà.

· Mì xíu hay bánh mì xíu là bánh mì ổ nhỏ chan nước xíu (nước thịt).

Chế biến
Các nguyên liệu nói trên được bày biện sẵn sàng phục vụ người ăn. Bánh thường
được nướng nóng giòn từ trước, được rạch một đường dọc theo thân bánh và
cho lần lượt theo thứ tự gia vị, bơ, thịt (hoặc trứng, chả, thịt xá xíu v.v.), gắp một
chút rau (dưa chuột, rau mùi, hành v.v.) để lên trên phần nhân thịt đã có và rưới
nước sốt (tương ớt, xì dầu v.v.).

You might also like