You are on page 1of 16

KIỂM NGHIỆM

Câu 1. Khái niệm hiệu chuẩn thiết bị, mục đích và yêu cầu của hiệu chuẩn thiết
bị, nêu ví dụ một số thiết bị phân tích cần hiệu chuẩn?

Câu 2. Vẽ sơ đồ cấu tạo cơ bản của máy quang phổ UV-VIS? trình bày cách
kiểm tra độ hấp thụ và độ rộng khe phổ?

Câu 3. Đại cương về vi khuẩn, vi nấm ? trình bày quy trình nhuộm gram ?

Câu 4. Trình bày quy trình quy tắc an toàn trong phòng kiểm nghiệm vi sinh
vật? Tại sao kỹ thuật viên phải hạn chế tối đa sự di chuyển trong khi đang thao
tác trong phòng kiểm nghiệm vi sinh vật ?

Câu 5. Kể tên các thiết bị, dụng cụ thường dùng trong phòng kiểm nghiệm vi
sinh vật?

Câu 6. Kể tên các kỹ thuật khử trùng dụng cụ và môi trường ? trình bày phương
pháp khử trùng bằng màng lọc ? khi nào thì cần phải sử dụng phương pháp khử
trùng bằng hóa chất ? Tại sao tất cả các chất thải rắn, môi trường nhiễm vi sinh
vật phải hấp khử trùng trước khi đổ đi?

Câu 7. Trình bày mục đích, nguyên tắc thử vô trùng? Thử vô trùng là yêu cầu
chất lượng bắt buộc đối với các dạng bào chế nào ? Sự khác nhau cơ bản giữa hai
tiêu chí chất lượng độ vô trùng và giới hạn nhiễm khuẩn ?

Câu 8. Trình bày mục đích, nguyên tắc thử giới hạn vi sinh vật (giới hạn nhiễm
khuẩn) ? Thử giới hạn vi sinh vật và thử vô trùng, yêu cầu nào có mức chất
lượng đánh giá cao hơn ?

Câu 9. Trình bày mục đích, nguyên tắc chung của phương pháp thử chất gây
sốt ?

Câu 10. Yên cầu động vật thí nghiệm và cách tiến hành thử chất gây sốt ?

Câu 11. Trình bày định nghĩa về độ ổn định của thuốc ? nêu khái niệm thuật ngữ
‘Các phép độ ổn định’, ‘phép thử độ ổng định dài hạn’, ‘phép thử độ ổn định cấp
tốc’ ?

Câu 12. Trình bày mục tiêu đánh giá độ ổn định ?

Câu 13. Các yếu tố ảnh hưởng khi đánh giá độ ổn định của thuốc ?

Câu 14. Trình bày phương pháp thử nghiệm cấp tốc ? thử nghiệm dài hạn ?

Câu 15. Trình bày quy trình phân tích và đánh giá kết quả xác định độ ổn định
của thuốc ?

1
Câu 16. Trình bày cách đánh giá kết quả của tiêu chí thử vô trùng trong thuốc
tiêm ?

Câu 17. Thí nghiệm 3 thỏ được kết quả đáp ứng như sau:

• Nhiệt độ ban đầu

Thỏ 2: 38oC

Thỏ 2: 38,2oC

Thỏ 3: 38,4oC

• Nhiệt độ tối đa sau khi tiêm

Thỏ 1: 38,5oC

Thỏ 2: 38,7oC

Thỏ 3: 38,5oC

Hỏi thuốc đạt yêu cầu chất gây sốt hay không? Trình bày cách tính toán để đi
đến kết luận như vây.

Câu 18. Lấy 1 g chế phẩm cho vào một bát sứ, thêm 4 ml ethanol (TT) và 1 giọt
acid sulfuric đậm đặc (TT). Châm lửa đốt (vừa đốt vừa khuấy bằng một đũa
thủy tinh). Ngọn lửa có màu viền màu xanh nhạt, có thể kết luận chế phẩm chứa
thành phần hoạt chất gì?giải thích hiện tượng trên?

Câu 19. Hút chính xác 10,0 ml dung dịch chế phẩm có chứa acid boric cho vào
cốc có mỏ, thêm 20 ml glycerin (TT) đã được trung tính trước với dung dịch
phenolphtalein(TT) làm chỉ thị, lắc đều. Chuẩn độ bằng dung dịch natri
hydroxyd 0,1 N (CĐ) đến khi xuất hiện màu hồng bền vững [dung dịch
phenolphtalein (TT) làm chỉ thị].

Biết 1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 6,18 mg H3BO3.
Hãy tính hàm lượng phần trăm của acid boric có trong chế phẩm?

Câu 20. Xác định vi khuẩn hiếu khí và vi nấm trong siro bổ phế chỉ khái lộ thu
được kết quả như sau:

Tại các nồng độ 10-1, 10-2, 10-3 tương ứng có 50, 6, 1 khuẩn lạc vi khuẩn, 5, 1, 0
khuẩn lạc vi nấm. Hỏi chế phẩm trên có đạt yêu cầu về giới hạn vi sinh vật không

2
Câu 1. Khái niệm hiệu chuẩn thiết bị, mục đích và yêu cầu của hiệu chuẩn
thiết bị, nêu ví dụ một số thiết bị phân tích cần hiệu chuẩn?
 Khái niệm hiệu chuẩn thiết bị:
- Là thiết lập mối quan hệ giữa sự đo lường và phương tiện đo.
Hiệu chuẩn là quá trình xác định mức độ chính xác, sự sai số của một
phương tiện đo. Thực hiện thông qua việc so sánh trực tiếp phương tiện
đo với những chuẩn đo lường đã biết.
 Mục đích của việc hiệu chuẩn:
- Giúp người sử dụng xác định được giá trị chính xác của các đại lượng khi
được đo lường bằng phương tiện đó.
- Đảm bảo sự hiển thị số đo của một phương tiện đo phù hợp với các phép
đo khác; Xác định độ không đảm bảo đo của phương tiện đó; Thiết lập sự
tin cậy của phương tiện đo.
 Yêu cầu:
- Cả các thiết bị phân tích cần hiệu chuẩn phải đựơc đánh số, dán nhãn, ghi
tình trạng hiệu chuẩn và ngày hiệu chuẩn tiếp theo.
- Các thiết bị có dấu hiệu có thể dẫn đến kết quả thử nghiệm không chính
xác, cần phải hiệu chuẩn đạt yêu cầu mới được phép sử dụng.
 Ví dụ
Các thiết bị phân tích cần hiệu chuẩn là:
- Máy đo pH
- Máy sắc ký lỏng HPLC
- Máy quang phổ hồng ngoại
- Cân phân tích
- Máy đo điểm nóng chảy
- Thiết bị chuẩn độ điện thế
- Máy quang phổ hấp thu tử ngoại
- Thiết bị chuẩn độ điện thế
- Máy quang phổ UV-VIS
Câu 2. Vẽ sơ đồ cấu tạo cơ bản của máy quang phổ UV-VIS? trình bày
cách kiểm tra độ hấp thụ và độ rộng khe phổ?
 Sơ đồ cấu tạo cơ bản của máy quang phổ UV-VIS

3
 Cách kiểm tra độ hấp thụ
- Kiểm tra độ hấp thụ của dung dịch kali dicromat ở các độ dài sóng chỉ ra
ở bảng 1. Trong bảng mỗi độ dài sóng có một giá trị chính xác của độ hấp
thụ riêng A (1%, 1cm) và các giới hạn cho phép. Để kiểm tra độ hấp thụ,
dùng một dung dịch kali dicromat được chuẩn bị theo cách sau: hòa tan
57,0 mg đến 63,0 mg kali dicromat đã được sấy ở 130 oc đến khối lượng
không đổi trong một lượng vừa đủ dung dịch acid sulfuric 0,005 M để tạo
thành 1000 ml dung dịch.

- Độ hấp thụ của dung dịch kali dicromat chuẩn chứa đúng 60,06 mg
K2Cr2O7 trong 1000 ml acid sulfuric 0,005 M, đo trên máy với cốc đo có
quang trình dài 1cm .

Dung sai độ hấp thụ là ±0,01

 Độ rộng khe phổ ( cho phân tích định lượng).


- Để tránh sai số gây ra bởi độ rộng khe phổ, khi sử dụng một máy có độ
rộng khe phổ thay đổi ở độ dài sóng đã chọn thì độ rộng khe phổ phải nhỏ
so với nửa độ rộng của băng hấp thụ. Nhưng độ rộng này phải đủ lớn để
4
thu được giá trị cao của cường độ ánh sáng tới I o và việc thu hẹp độ rộng
khe phổ sau đó phải không làm cho độ hấp thụ đọc được tăng lên.
Câu 3. Đại cương về vi khuẩn, vi nấm ? trình bày quy trình nhuộm gram ?
 Vi khuẩn
Vi khuẩn là những vi sinh vật đơn bào có cấu tạo tế bào tiền nhân
(procaryote).
Kích thước rất nhỏ, đường kính tế bào 0,2-0,5µm, sinh sản vô tính.
Hình dạng: chia làm 3 nhóm: cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn.
- Cầu khuẩn
 Xếp thành chùm nho: tụ cầu (Staphylococcus aureus).
 Xếp thành từng đôi: song cầu khuẩn Diplococci, xếp thành từng
đôi hình hạt đậu (Neiseria).
 Xếp thành chuỗi: liên cầu – Streptococci
- Trực khuẩn: đầu vuông (Bacillus), đầu tròn (Salmonella).
- Xoắn khuẩn: xoắn lỏng ( Borelia), xoắn chặt (Tremonema).
 Vi nấm
Bao gồm nấm men và nấm mốc, có cấu tạo là tế bào nhân thật.
Mấn không cso chất diệp lục, sống hoại sinh hoặc ký sinh, sinh sản vô
tính, pH thích hợp để phát triển từ 4-6, nhiệt độ thích hợp để phát triển từ
25-28oC.
 Quy trình nhuộm gram
Phủ thuốc Rửa sạch
Cố định Phủ thuốc Rửa sạch nhuộm
phết nhuộm Gram bằng bằng nước
Lugol
nhuộm trong 1 phút
nước máy trong 1 máy
phút

Thấm Rửa Phủ thuốc Rửa Tẩy bằng


sạch nhuộm sạch alcol cho
khô giữa đến khi giọt
bằng Safranine bằng
2 lớp rời khỉ lame
nước trong 1 nước
giấy hết màu
máy phút máy
thấm .

Quan sát ở vật


kính dầu ( x1000)

5
Câu 4. Trình bày quy trình quy tắc an toàn trong phòng kiểm nghiệm vi
sinh vật? Tại sao kỹ thuật viên phải hạn chế tối đa sự di chuyển trong khi
đang thao tác trong phòng kiểm nghiệm vi sinh vật ?
 Quy tắc an toàn trong kiểm nghiệm vi sinh vật
 Kiểm nghiệm viên
- Có đủ kiến thức và kinh nghiệm về công tác kiểm nghiệm vi sinh và phải
tuân theo các quy tắc an toàn trong khi làm việc.
 Yêu cầu về phòng kiểm nghiệm vi sinh:
- Diện tích và các khu vực trong phòng được phân chia và bố trí phù hợp,
khoảng cách làm việc hợp lý để hạn chế tối đa sự di chuyển.
- Hệ thống chiếu sáng đầy đủ, có hệ thống không khí để tránh sự đóng bụi
và lan truyền vi sinh vật
- Khu vực thao tác, nuôi cấy vi sinh vật phải lắp đèn tử ngoại để tiệt trùng,
không được dùng quạt.
- Tránh đổ môi trường, hóa chất ra phòng.
 Các quy định cụ thể:
- Kiểm nghiệm viên không được sinh hoạt cá nhân trong phòng kiểm
nghiệm
- Trước khi thử nghiệm phải tiệt trùng không khí trong phòng bằng tia tử
ngoại, sát trùng bàn bằng cồn 70o hoặc các dung dịch chất diệt khuẩn
khác.
- Phải mặc áo blouse, đeo khẩu trang, đội mũ vô trùng, sát trùng bằng cồn
70o .
- Sau khi hoàn thành công việc phải sát trùng lại.
- Nếu bị đổ môi trường, hóa chất ra nơi làm việc phải dùng khăn, giấy tẩm
chất diệt khuẩn lau kỹ, sau đó khử trùng lại bàn làm việc.
- Phải ghi tên thử nghiệm, ngày tháng thí nghiệm lên tất cả các hộp petri,
ống nghiệm, môi trường nuôi cấy.
- Tất cả các chất thải rắn, môi trường nhiễm vi sinh vật phải hấp khử trùng
trước khi đổ đi.
- Các dụng cụ phải ngâm vào dung dịch chất diệt khuẩn trước khi đi rửa và
tái sử dụng.
 Kỹ thuật viên phải hạn chế tối đa sự di chuyển trong khi đang thao tác
trong phòng kiểm nghiệm vi sinh vật để tránh VSV di chuyển từ nơi này
qua nới khác gây ô nhiễm VSV
Câu 5. Kể tên các thiết bị, dụng cụ thường dùng trong phòng kiểm nghiệm
vi sinh vật?

6
 Các thiết bị, dụng cụ thường dùng trong phòng kiểm nghiệm vi sinh vật
là :
- Các dụng cụ bằng thủy tinh: ống nghiệm, đĩa petri, đèn cồn, cốc thủy
tinh, bình cầu đáy bằng và tròn, bình tam giác, các loại ống đong, ống
hút,...
- Que cấy: que cấy thẳng, que cấy vòng, que cấy móc.
- Màng lọc vô trùng: màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,2µm nhỏ hơn đường
kính vi khuẩn. VSV sẽ bị giữ lại trên màng lọc còn dung dịch đi qua sẽ vô
trùng. Màng lọc có thể bằng cellulose hay hỗn hợp cellulose và muối este
của cellulose.
- Thiết bị: nhiệt kế, máy đo pH, tủ sấy, tủ ấm, máy lắc, tủ điều nhiệt, tủ
lạnh, đèn tử ngoại (UV), nồi hấp, kính hiển vi, bình ủ kỵ khí,...
- Tủ cấy vô trùng: tủ cấy vô trùng được sử dụng để đảm bảo tính vô trùng
cao khi thao tác với vi sinh vật. Không khí trong tủ cấy vô trùng được
cung cấp qua hệ thống lọc không khí. Đèn tử ngoại có tác dụng khử trùng
bề mặt bàn thao tác trong tủ cấy và bề mặt các dụng cụ thiết bị khác.
Trước khi sử dụng tủ cấy vô trùng, cần bật đèn tử ngoại trước 30-60 phút.
Khi bắt đầu thao tác, đèn tử ngoại và bật đèn hệ thống lọc không khí.
Câu 6. Kể tên các kỹ thuật khử trùng dụng cụ và môi trường ? Trình bày
phương pháp khử trùng bằng màng lọc ? Khi nào thì cần phải sử dụng
phương pháp khử trùng bằng hóa chất ? Tại sao tất cả các chất thải rắn,
môi trường nhiễm vi sinh vật phải hấp khử trùng trước khi đổ đi?
- Có 4 kỹ thuật khử trùng dụng cụ và môi trường là: khử trùng bằng nhiệt, khử
trùng bằng màng lọc, khử trùng bằng bức xạ và khử trùng bằng hóa chất.
 Khử trùng bằng màng lọc
Sử dụng màng lọc có đường kính lỗ màng lọc là 0,22µm, cho dịch lỏng đi qua,
giữ lại các vi khuẩn và vi sinh vật có kích thước lớn hơn. Phần chảy qua phễu
được đựng trong các dụng cụ vô trùng. Trước khi dùng thiết bị lọc và màng lọc
phải được khử trùng. Phương pháp này thường được sử dụng để khử trùng trong
các trường hợp có các chất dễ bị oxy hóa hoặc không bền với nhiệt.
 Khử trùng bằng hóa chất
Nhiều hóa chất có thể kiểm soát sự tăng trưởng của vi sinh vật. Ethylen oxyd,
triethylen glycol... được sử dụng để khử trùng, ức chế sự phát triển của vi sinh
vật. Sử dụng dung dịch Cloramin B; Cloramin T 2% hoặc dung dịch phenol
0,5% để xử lý buồng vô khuẩn. Tiệt khuẩn không khí bằng dung dịch
formaldehyd (500ml cho 1 lít nước).
 Tất cả các chất thải rắn, môi trường nhiễm vi sinh vật phải hấp khử
trùng trước khi đổ đi vì tránh để VSV ra bên ngoài, phát triển gây ô
nhiễm không khí và môi trường

7
Câu 7. Trình bày mục đích, nguyên tắc thử vô trùng? Thử vô trùng là yêu
cầu chất lượng bắt buộc đối với các dạng bào chế nào ? Sự khác nhau cơ
bản giữa hai tiêu chí chất lượng độ vô trùng và giới hạn nhiễm khuẩn ?
 Mục đích
Mục đích của thử vô trùng nhằm phát triển sự có mặt của vi khuẩn, vi nấm
trong các chế phẩm như dịch tiêm truyền, một số loại thuốc tiêm, thuốc tra mắt
và các dụng cụ y tế ( dụng cụ phẫu thuật mà theo tiêu chuẩn riêng cần phải vô
trùng).
 Nguyên tắc
Vi sinh vật trong chế phẩm thử sẽ phát triển trên các môi trường dinh dưỡng
thích hợp; trong môi trường lỏng, vi sinh vật làm đục môi trường, tạo váng trên
bề mặt hoặc lắng cạn ở đáy ống nghiệm; trên môi trường đặc vi khuẩn, vi nấm
mọc thành các khuẩn lạc đặc trưng.
 Thử vô trùng là yêu cầu chất lượng bắt buộc đối với các dạng bào chế
như: Thuốc tiêm, thuốc tra mắt và dụng cụ phẫu thuật mà theo tiêu
chuẩn riêng cần phải vô trùng.

 Sự khác nhau

Độ vô khuẩn Thử giới hạn VSV


Đối - Thử nghiệm cho các dung dịch - Thử nghiệm cho các thuốc từ
tượng tiêm, tiêm truyền, thuốc tra mắt, nguyên liệu cho đến thành
dụng cụ phẫu thuật => Tiệt trùng phẩm không được tiệt trùng
cho cả quá trình. trong quá trình sản xuất ( siro,
viên hoàn) thường là chế
phẩm có nguồn gốc Đông
dược.
Mục - Phát hiện sự có mặt của vi - Xác định giới hạn tối đa số
đích khuẩn, vi nấm trong các dung dịch lượng vi sinh vật trong 1g
tiêm, tiêm truyền, thuốc tra mắt, (1ml) chế phẩm thử.
dụng cụ phẫu thuật. - Phát hiện các vi khuẩn chỉ
điểm Y tế quy định không
được có trong thuốc. Tụ cầu
( S.aureus) trực khuẩn mủ
xanh ( P.aeruginosa).
Nguyê - Vi sinh vật có trong chế phẩm - Đếm số khuẩn lạc vi sinh vật
n tắc (thuốc) đem thử sẽ phát triển trên đĩa thạch dinh dưỡng,
trong các môi trường dinh dưỡng thích hợp.
thích hợp. - Căn cứ vào hình thái, sinh
- Môi trường lỏng: vi sinh vật làm lý, sinh hóa của từng loại vi
đục môi trường, tạo váng trên bề khuẩn gây bệnh.
mặt hoặc lắng cặn ở đáy ống - Trên cơ sở kết quả thí
nghiệm. nghiệm đánh giá chất lượng
8
- Môi trường đặc: vi sinh vật mọc thuốc theo TCDĐ hoặc TCCS.
thành khuẩn lạc đặc trưng.
Phương - Cấy trực tiếp mẫu thử vào môi - Lấy mẫu thử pha loãng ra
pháp trường phát hiện vi khuẩn, vi nấm. các nồng độ khác nhau bằng
thử dung dịch NaCl 0,9% vô
trùng.
- Đếm số lượng VSV
=> Mức chất lượng cao hơn

Câu 8. Trình bày mục đích, nguyên tắc thử giới hạn vi sinh vật (giới hạn
nhiễm khuẩn) ? Thử giới hạn vi sinh vật và thử vô trùng, yêu cầu nào có
mức chất lượng đánh giá cao hơn ?
 Mục đích
- Nhằm xác định giới hạn tối đa số lượng VSV có trong 1g (1ml) chế phẩm
thử.
- Phát hiện các vi khuẩn chỉ điểm y tế quy định không được có trong thuốc lá.
+ Tụ cầu ( S.aureus) trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), trực khuẩn gây ỉa
chảy (E.coli), trực khuẩn gây thương hàn (Salmonella) vi khuẩn kị khí
(Clostridia)
 Nguyên tắc
- Đếm số khuẩn lạc VSV trên đĩa thạch dinh dưỡng thích hợp.
- Căn cứ vào hình thái, sinh lý, sinh hóa của từng loại vi khuẩn gây bệnh.
- Trên cơ sở kết quả thí nghiệm, đánh giá chất lượng của thuốc theo TCDĐ
hoặc TCCS.
 Thử giới hạn vi sinh vật và thử vô trùng, yêu cầu độ vô trùng có mức
chất lượng cao hơn
Câu 9. Trình bày mục đích, nguyên tắc chung của phương pháp thử chất
gây sốt ?
 Mục đích : Định tính sự có mặt của VSV trong chế phẩm
 Nguyên tắc chung : dùng để đánh giá chất lượng mẫu thử dựa trên sự
tăng thân nhiệt của thỏ sau khi tiêm vào tĩnh mạch thỏ dung dịch của
mẫu thử. Đây là phương pháp thử CGS hiện nay được DĐVN quy định.
Câu 10. Yêu cầu động vật thí nghiệm và cách tiến hành thử chất gây sốt ?
 Yêu cầu động vật thí nghiệm

Dùng thỏ khỏe mạnh Có thể dùng lại những Chế độ môi trường
trưởng thành thỏ đã thử CGS
- Đực hoặc cái (không - Phải cho nghỉ 2 ngày, - Chuồng riêng biệt.
có chửa) cân nặng nếu lần thử trước (-) - Thức ăn tổng hợp,
1,5kg trở lên chưa - Hoặc 2 tuần lễ, nếu lần không có chất kháng
dùng vào TN khác. thử trước (+) sinh.
- Phải sạch sẽ, thoáng,
yên tĩnh và có nhiệt độ
9
ổn định.
- Chênh lệch với nhiệt
độ phòng thí nghiệm
không quá ±30C.

 Cách tiến hành thử chất gây sốt 


Nơi thí nghiệm Điều kiện thỏ
- Yên tĩnh - Thỏ phải đảm bảo yêu cầu cho
- Nhiệt độ và độ ẩm ổn định động vật thí nghiệm .
- Nhiệt độ chênh lệch giữa các thỏ
<0,60C
- Thỏ có nhiệt độ chênh lệch giữa 2
lần đo không quá 0,2oC và nhiệt độ
bạn đầu trong khoảng 38 – 39oC
Cách tiến hành:
- Thỏ ổn định trong phòng thí nghiệm ít nhất 90 phút trứơc khi tiêm.
- Trước khi tiêm 40 phút, đo nhiệt độ thỏ 2 lần 30p/lần. Nhiệt độ ban đầu là
nhiệt độ trung bình của 2 lần đo này.
- Mỗi lần thử được tiêm cho 1 nhóm 3 thỏ có nhiệt độ khác nhau không quá
1oC
- Cứ 30 phút đo nhiệt độ thỏ, trong 3 giờ sau khi tiêm.
- Nhiệt độ tối đa sau khi tiêm là nhiệt độ cao nhất đo được trong khoảng thời
gian này.
Đáp ứng của mỗi thỏ = nhiệt độ tối đa sau khi tiêm mẫu thử - nhiệt độ ban đầu.

Câu 11:Trình bày định nghĩa về độ ổn định của thuốc? Nêu khái niệm
thuật ngữ “ các phép độ ổn định”, “phép thử độ ổn định dài hạn”, “phép
thử độ ổn định cấp tốc” ?

 Khái niệm: Độ ổn định của thuốc là khả năng của nguyên liệu hoặc chế
phẩm được bảo quản trong điều kiện xác định có thể giữ được những đặc
tính vốn có về hóa lý, vi sinh, sinh dược học... trong những giới hạn nhất
định .
- Yếu tố này chia thành 2 nhóm:

+ Các yếu tố liên quan đến môi trường: Nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng,....

+ Các yếu tố liên quan đến thuốc:

 Tính chất lý, hóa của các hoạt chất và tá dược dùng để bào chế thuốc
 Dạng bào chế của thuốc
 Quy trình sản xuất thuốc

10
 Nguyên liệu cho đồ đựng bao bì, đóng gói .
 Các phép thử độ ổn định :
- Là tập hợp các phép thử được thiết kế nhằm thu được những thông tin
về độ ổn định của chế phẩm .
 Phép thử độ ổn định dài hạn :
- Là những nghiên cứu thực nghiệm đánh giá sự thay đổi các tính chất
hóa lý, sinh học, sinh dược học…của một chế phẩm thuốc trong quá trình
bảo quản ở điều kiện xác định .
 Phép thử độ ổn định cấp tốc
- Là nghiên cứu thực nghiệm được bố trí để làm tăng độ phân hủy hóa
học và thay đổi trạng thái vật lý của thuốc nhờ sự thay đổi của nhiệt độ,
độ ẩm, độ chiếu sáng…
Câu 12: Trình bày mục tiêu đánh giá độ ổn định?

TT Mục tiêu Phương pháp nghiên Giai đoạn áp dụng


cứu
1 Xây dựng công thức, kỹ Thử nghiệm cấp tốc Phát triển sản phẩm
thuật pha chế và bao gói
2 Xác định tuổi thọ và Thử cấp tốc và dài Phát triển sản phẩm và
điều kiện bảo quản hạn lập hồ sơ đăng ký
3 Khẳng định bằng thực Thử dài hạn Lập hồ sơ đăng ký
nghiệm
Tuổi thọ thuốc
4 Thẩm định độ ổn định Thử cấp tốc và dài Thuốc lưu hành trên
liên quan đến công thức hạn thị trường
và quy trình sản xuất

- Giai đoạn phát triển sản phẩm:


Ở giai đoạn này, các phép thử cấp tốc đc thực hiện nhầm lựa chọn công thức
bào chế thuốc, quy trình sản xuất và đồ bao gói thich hợp. Sau khi có sản phẩm,
nhà sản xuất tiếp tục dùng các thử nghiệm cấp tốc để dự báo độ ổn định , sơ bộ
đánh giá tuổi thọ trong điều kiện bảo quản đã định. Mặt khác, các thử nghiệm
dài hạn cũng bắt đầu đươc triển khai để phục vụ cho giai đoạn tiếp theo

- Giao đoạn lập hồ sơ đăng kí:


Theo cơ sở kết quả thực hiện cấp tốc và dài hạn, nhà sản xuất xác định tuổi thọ
và hạn dùng của thuốc ở điều kiện bảo quản và bao gói thích hợp. Các thông tin
này được ghi rõ trên nhãn thuốc và đồ bao gói. Nhà sản xuất đệ trình với cơ
quan quản lý thuốc toàn bộ hồ sơ khác xin phép lưu hành thuốc trên thị trường

11
- Giai đoạn thuốc lưu hành trên thị trường:
Khi thuốc đã lưu hành trên thị trường, nhà sản xuất tiếp tục theo dõi độ ổn
định để khẳng định tuổi thọ của thuốc trong điều kiện bảo quản đã đề xuất

Để đảm bảo an toàn về chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường, các cơ quan
quản lý cũng theo dõi độ ổn định của thuốc thông qua việc thanh tra, kiểm tra,
kiểm tra quy trình sản xuất, lấy mẫu thuốc kiểm nghiệm

Đối với một chế phẩm đã được cấp phép lưu hành, nếu có sự thay đổi về công
thức, về quy trình sản xuất hoặc quy cách đóng gói … nhà sản xuất phải nghiên
cứu bổ sung về độ ổn định và báo cáo với cơ quan quản lý thuốc.

Câu 13: Các yếu tố ảnh hưởng khi đánh giá độ ổn định của thuốc?

Khi đánh giá sự ổn định của thuốc cần xem xét đến các yếu tố:

- Tính chất và đặc điểm của dược chất trong chế phẩm
- Vùng khí hậu cho thuốc lưu hành
- Tài liệu đã công bố liên quan đến độ ổn định của thuốc cần nghiên cứu
Những yếu tố này sẽ quyết định số mẫu thử , thời gian và tần số thử nghiệm

Câu 14: Trình bày phương pháp thử nghiệm cấp tốc? thử nghiệm dài hạn?

 Phương pháp thử cấp tốc


Điều kiện thử :
Vùng Nhiệt độ (ºC) Độ ẩm(%) Thời gian thử ( tháng )
II 40± 2 75±5 3
III 40± 2 75±5 6
- Với các chế phẩm có hoạt chất kém bền, hoặc có ít tài liệu nghiên cứu
được công bố, thời gian thử kéo dài hơn 3 tháng so với quy định
- Người nghiên cứu có thể lựa chọn nhiệt độ cao hơn trong thời gian ngắn
hơn .VD 40-50oC trong 3 tháng với độ ẩm 75%
- Nếu trong quá trình nghiên cứu, chế phẩm có những thay đổi quan trọng
thì cần thực hiện các phép thử nghiệm bổ sung ở điều kiện ôn hòa
hơn.VD ở 30 ± 2ºC, độ ẩm 60 ± 5%. Những dấu hiệu thay đổi sự quan
trọng là:
 Giảm hàm lượng hoạt chất từ 5% trở lên so với trị số ban đầu
 Có sản phẩm phân hủy với lượng cao hơn trị số cho phép
 pH nằm ngoài giới hạn quy định
 Tốc độ hòa tan của 12 viên nén hoặc viên nang thấp hơn giá trị của
tiêu chuẩn
12
 Thay đổi đặc tính vật lý của thuốc như : biến màu, tích pha, khó
rã...
- Việc thử cấp tốc thường được tiến hành trong buồng vì khí hậu có thể
kiểm soát được nhiệt độ ( ± 2ºC) và độ ẩm (± 5%). Một số chế phẩm
không thích hợp với thử nghiệm cấp tốc như: chế phẩm sinh học, thuốc
đạn, thuốc trứng …
 Phương pháp thử dài hạn
Theo hướng dẫn WHO thì điều kiện thực nghiệm trong phương pháp thử dài
hạn phải gần với điều kiện bảo quản thực tế của thuốc, tức là vùng khí hậu mà
thuốc dự kiến được lưu hành. Tuy nhiên một số tác giả đề xuất điều kiện thử dài
hạn là nhiệt độ 25 ± 2ºC, độ ẩm tương đối 60 ± 5%

Nghiên cứu độ ổn định dài hạn cần được tiến hành trong suốt thời gian bảo
quản thuốc .

- Thời gian kiểm tra hàm lượng trong mẫu :


+ Năm đầu ở 3 thời điểm 06 và 12 tháng, từ năm thứ 2: một lần cho một
năm .
+ Với công thức rất ổn định chỉ cần kiểm tra 2 lần: lần đầu sau 1 năm, lần
2 ở cuối hạn dùng .
- Với chế phẩm kém ổn định, số lần kiểm tra nhiều hơn :
+ Năm thứ nhất: 3 tháng/ lần
+ Năm thứ 2: 6 tháng/ lần
+ Năm thứ 3: 12 tháng/ lần
- Đối với chế phẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt như: chế phẩm vaccin,
hormon, thuốc có hoạt chất rất không ổn định… người nghiên cứu cần
chọn điều kiện thích hợp.
- Kết quả thực nghiệm được chấp nhận nếu:
+ Không có sự thay đổi của các tính chất vật lý, hóa học, sinh học.
+ Chế phẩm vẫn đáp ứng đúng yêu cầu của tiêu chuẩn .
Phương pháp thử dài hạn mất nhiều thời gian, nhưng cho kết quả tin cậy. Phép
thử này giúp người nghiên cứu khẳng định tuổi thọ đã dự báo theo phép thử cấp
tôc

Câu 15:Trình bày quy trình phân tích và đánh giá kết quả xác định độ ổn
định của thuốc ?

- Lựa chọn phương pháp phân tích: việc lựa chọn phương pháp định lượng
hoạt chất và (hoặc) tạp chất phân hủy phụ thuộc vào:

13
 Tính chất lý hóa của hoạt chất, tạp chất.
 Hàm lượng của chúng trong chế phẩm
Yêu cầu của thử nghiệm .
Các phương pháp phân tích cần được thẩm định: Kiểm tra độ đúng, độ
lặp lại, độ tái hiện, giới hạn định lượng. Riêng phương pháp xác định tạp
chất liên quan, tạp chất phân hủy cần được kiểm tra tính đặc hiệu và độ
nhạy.
- Xử lý số liệu: số liệu nghiên cứu cần được xử lý thống kê để thu được thời
hạn bảo quản tạm thời. Thời hạn này được ngoại suy trên cơ sở thử ổn
định cấp tốc. Một thời hạn bảo quản tạm thời 12 tháng được chấp nhận
khi:
 Hoạt chất được coi là ổn định .
 Thử nghiệm cấp tốc không có thay đổi rõ dệt .
 Số liệu hiện có chứng minh rằng những công thức tương tự có thời
hạn bảo quản 24 tháng hoặc hơn .
Nhà sản xuất sẽ tiến hành thử độ ổn định dài hạn trong quá trình bảo
quản đã đề xuất.
Sau khi đánh giá độ ổn định, nhà sản xuất cần ghi rõ điều kiện bảo quản
trên nhãn thuốc :
 Bảo quản ở nhiệt độ thường
 Bảo quản trong khoảng 2 ºC - 8 ºC ( tủ lạnh)
 Bảo quản dưới 8 ºC ( tủ lạnh)
 Bảo quản trong khoảng -5 ºC - 20 ºC ( tủ đá)
 Bảo quản dưới - 18 ºC ( tủ đá)
Điều kiện thường nhiệt độ 15-20 ºC, có thể đến 30 ºC, khô ráo, không có
ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Điều kiện thường có thể được quy định theo
từng quốc gia.
Điều lưu ý là những lời chú giải như: “ bảo quản nơi khô ráo”, “ bảo quản
tránh ánh sáng”, không được sử dụng nhằm mục đích che giấu sự ổn định
của thuốc.
Câu 16: Trình bày cách đánh giá kết quả của tiêu chí thử vô trùng trong
thuốc tiêm?

- Trong suôt thời gian ủ, hàng ngày phải kiểm tra các ống nuôi cấy.
- Nếu sau thời gian nuôi cấy không có sự xuất hiện của VSV, mẫu thử đạt
yêu cầu về độ vô trùng .
- Nếu có 1 hoặc nhiều ống có VSV phải làm lần 2.

14
- Ở lần 2: Nếu không có VSV, chế phẩm vô trùng. Nếu có VSV phải tiến
hành phân lập so sánh với VSV đã bị nhiễm ở lần 1 .

+ Nếu có VSV giống lần 1 thì mẫu thử không vô trùng


+ Nếu có VSV khác lần 1phải làm lại lần 3 với số mẫu gấp đôi .
- Trong lần 3:

+ Nếu không có VSV thì mẫu thử vô trùng,

+ Nếu có VSV thì mẫu thử không đạt yêu cầu về độ vô trùng .

Câu 17:
Ta có:
Đáp ứng của thỏ 1 = nhiệt độ tối đa sau khi tiêm mẫu thử của thỏ 1 - nhiệt độ
ban đầu của thỏ 1 = 38,5o C - 38o C = 0,5o C
Đáp ứng của thỏ 2 = = 38,7o C - 38,2o C = 0,5o C
Đáp ứng của thỏ 3 = = 38,5o C - 38,4o C = 0,1o C
Tổng đáp ứng của 3 thỏ = 0,5o C + 0,5o C +0,1o C = 1,1o C
Ta thấy không có thỏ nào có đáp ứng ≥ 0,6o C và tổng đáp ứng của 3 thỏ <1,4o
C
Vậy thuốc đạt yêu cầu chất gây sốt.

Câu 17:
Lấy 1 g chế phẩm cho vào một bát sứ, thêm 4 ml ethanol (TT) và 1 giọt acid
sulfuric đậm đặc (TT). Châm lửa đốt (vừa đốt vừa khuấy bằng một đũa thủy
tinh). Ngọn lửa có màu viền màu xanh nhạt Chế phẩm có thể chứa hoạt
chất acid boric do trong acid boric có chứa nguyên tố Bo, khi đốt nguyên tố Bo
sẽ xuất hiện ngọn lửa có viền xanh nhạt.

Câu 18
Ta có hàm lượng phần trăm của acid boric có trong chế phẩm được tính theo
công thức:
VNaOH chuẩn độ . 6,18
H%acid boric = . 100 = ........(%)
1000. x%. 10
Trong đó VNaOH là thể tích dung dịch NaOH chuẩn độ
x% : nồng độ acid boric trong chế phẩm
10: thể tích chế phẩm đem chuẩn độ
Thay số vào PT (1) ta được:
...................................................................................
Vậy.....................................

Câu 20:

15
Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1g (1ml) chế phẩm là:
50.10 + 6.100 + 1.1000
XVK= = 700 ( khuẩn lạc)
3

Tổng số vi nấm trong 1g( 1ml) chế phẩm là:


5.10 + 1.100 + 0.1000
XVN = = 50 ( khuẩn lạc )
3
So sánh tổng số vi khuẩn hiếu khí và vi nấm tính được ở trên với giới hạn nhiễm
khuẩn cho phép của các chế phẩm dùng uống ta thấy tổng số vi khuẩn hiếu khí
trong chế phẩm siro bổ phế không vượt quá 104 và tống số vi nấm không quá
100 trong 1g( 1ml) siro bổ phế chỉ khái lộ
Vậy chế phẩm siro bổ phế chỉ khái lộ đạt yêu cầu về giới hạn vi sinh vật .

16

You might also like